Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quyền nhân thân về hình ảnh trong luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
(MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG)
ĐỀ TÀI

QUYỀN NHÂN THÂN VỀ HÌNH ẢNH
TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự
VHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
5. Bố cục ........................................................................................................................... 2

PHẦN 2: NỘI DUNG ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VỀ
HÌNH ẢNH ...................................................................................................................... 3
1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân về hình ảnh ................................................. 3


1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân ............................................................................. 3
1.1.2. Quyền nhân thân về hình ảnh .......................................................................... 3
1.2. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và các quyền khác ............................................. 5
1.2.1. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về bí mật đời tư ........................... 5
1.2.2. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về danh dự nhân phẩm, uy tín ..... 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN
CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH ........................................................................ 7
2.1. Các hình thức xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh ................................. 7
2.1.1. Hành vi sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại không được sự đồng ý
của chủ thể hình ảnh ................................................................................................. 7
2.1.2. Hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại tới danh dự
nhân phẩm uy tín của người đó ............................................................................... 10
2.1.3. Hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư ............................... 11
2.1.4. Hoạt động báo chí xâm phạm quyền nhân thân về hình ảnh trong một số
trường hợp ............................................................................................................... 12
2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân................. 14
2.2.1. Tự mình bảo vệ .............................................................................................. 14


2.2.2. Yêu cầu người có hành vi vi phạm châm dứt hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm ............ 15
2.3. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối với
hình ảnh. ...................................................................................................................... 16

PHẦN 3: KẾT LUẬN .................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 20


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không
bị tước bỏ bởi ai hay bất cứ chính thể nào. Nhân quyền là một giá trị văn hoá quan trọng
của cuộc sống con người Việt Nam. Nhân quyền được thực thi cụ thể trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, được luật hoá trong Hiến pháp của Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Cụ thể là điều 50 của Hiến pháp năm 1992 xác
định: "Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân
sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy
định trong Hiến pháp và luật". Điều đó thể hiện Nhà nước ta luôn coi trọng nhân quyền hay
quyền con người trong đó có quyền nhân thân là một phần vô cùng quan trọng. Cùng với
sự đi lên, tiến bộ của đất nước, nền tự do dân chủ ngày càng được mở rộng bao nhiêu thì
con người ngày càng được tôn trọng hơn bấy nhiêu do đó quyền nhân thân cũng ngày càng
được quan tâm, chú ý nhiều hơn.. Trong các quyền của công dân thì không thể không nhắc
đến “Quyền cá nhân về hình ảnh”.
Nhưng có một vấn đề đặt ra hiện nay là việc sử dụng hình ảnh như thế nào? Bên
cạnh vấn đề về đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay thì câu hỏi về quyền nhân thân
của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam cũng đang được đặt ra. Đối với vấn
đề quyền cá nhân đối với hình ảnh của mình thì Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã quy định
khá cụ thể. Trước thực tế trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Quyền nhân thân về hình
ảnh trong luật dân sự Việt Nam” để nghiên cứu, tìm hiểu, với mong muốn làm rõ thêm về
quyền cá nhân về hình ảnh, cũng như thực trạng phương pháp bảo vệ quyền nhân thân về
hình ảnh trong xu thế phát triển hội nhập ở Việt Nam hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

1


Đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ các vấn đề về: khái niệm quyền nhân thân, quy định của
pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh. Từ đó nêu lên thực trạng quyền nhân
thân về hình ảnh và đưa ra một số giải pháp để bảo vệ quyền này.


3. Đối tượng nghiên cứu
 Quy định của pháp luật về quyền nhân thân về hình ảnh
 Thực trạng quy định của quyền cá nhân về hình ảnh
 Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh và những quy định
của pháp luật nói chung là pháp luật dân sự nói riêng về quyền nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: thông qua các giáo trình, sách
tham khảo và các bài báo khoa học để làm rõ nội dung của mục tiêu nghiên cứu.
 Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức: thông qua các tài liệu thu thập được
hệ thống và sắp xếp các tài liệu khoa học để nội dung của bài tiểu luận dễ nhận biết
và nghiên cứu.
 Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, phân tích và tổng hợp. Đồng thời dựa
trên những ví dụ để phân tích, nghiên cứu để làm rõ những lập luận.

5. Bố cục
Tiểu luận được trình bày theo 03 phần:
 Phần mở đầu
 Phần nội dung
 Phần kết luận
Trong đó nội dung gồm 02 chương:
Chương 1: Quy định của pháp luật về quyền nhân thân về hình ảnh
Chương 2: Thực trạng và giải pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình
ảnh

2


PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NHÂN
THÂN VỀ HÌNH ẢNH
1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân về hình ảnh
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao
gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ
thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của
mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình.
Nó thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và
như vậy, hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp
nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật
pháp của mỗi quốc gia). Theo Luật dân sự Việt Nam, Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn
liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác
1.1.2. Quyền nhân thân về hình ảnh
Khái niệm về hình ảnh: Hình ảnh là sự sao chép lại những hình ảnh biểu tượng có
thể được nhận thức bằng chính tư duy của con người hoặc bằng các cách thức sao chụp
nguyên mẫu. Một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh là thứ ghi lại hay thể hiện, tái tạo được
cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể có thật, do đó mô tả được
những vật thể đó.
Nội dung quyền nhân thân về hình ảnh:
 Quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Đây là đặc tính cơ bản để phân biệt quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân
thân không gắn liền với tài sản.Về bản chất quyền nhân thân đối với hình ảnh chỉ mang lại
giá trị tinh thần cho mối cá nhân có hình ảnh.Mỗi chủ thể được công nhân một cách vô điều
3


kiện với quyền nhân thân gắn với hình ảnh, quyền này không phải là tài sản để có thể đem
ra giao dịch.Tuy nhiên hiện nay trên thực tế thì nhiều cá nhân đang sử dụng hình ảnh của

mình để định giá bằng tài sản.Như hiện nay có rất nhiều người mẫu, diễn viên…có sức ảnh
hưởng đối với công chúng được các công ty sử dụng hình ảnh của họ để làm người mẫu
độc quyền cho một nhãn hàng, một sản phẩm nào đó và được công ty trả một khoản tiền
nhất định. Mặc dù như vậy nhưng xét về mặt pháp lí thì quyền cá nhân đối với hình ảnh là
quyền nhân thân không gắn liền với tài sản. Quyền nhân thân đối với hình ảnh được công
nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào hoàn cảnh
kinh tế, địa vị xã hội hay mức đọ tài sản của người đó.
 Quyền cá biệt hóa chủ thể.
Đây là những quyền nhân thân ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân trong quan
hệ xã hội nói chung và trong quan hệ dân sự nói riêng. Quyền cá biệt hóa chủ thể được thể
hiện dưới hình thức các công cụ cá biệt hóa khác nhau ở mỗi chủ thể. Tập hợp các công cụ
cá biệt hóa đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ra sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác biệt với
các chủ thể khác.
 Quyền được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ
vĩnh viễn. Khi chủ thể không còn nữa thì những người có liên quan được quyền yêu cầu
bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Như vậy khi còn sống nếu như việc công bố hình ảnh mà
không được sự đồng ý của họ vì sẽ ảnh hưởng trức tiếp đến lợi ích của họ thì pháp luật vẫn
bảo vệ quyền đối với hình ảnh cho cá nhân đã chết. Tuy nhiên trường hợp nếu muốn thu
thập, công bố hình ảnh của cá nhân khi cá nhân đó đã chết thì phải được sự đồng ý cha, me,
vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện.
 Quyền được bảo vệ khi có yêu cầu.
Có nghĩa là pháp luật chỉ bảo vệ quyền nhan thân đối với hình ảnh của cá nhân khi
quyền đó bị xâm phạm và có yêu cầu của người bị ảnh hưởng về quyền và lợi ích hợp pháp.
 Thuộc nhóm các hành vi tác động vật phẩm liên quan đến quyền.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân một cách gián tiếp đã xâm phạm quyền của cá
nhân đó đối với hình ảnh. Khi quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm pham dẫn đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người có hình ảnh bị xâm phạm. Thì cá nhân sử dụng hình
4



ảnh trái pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để khắc phục những hậu quả này
thì chủ thể có hành vi xâm pham buộc phải dừng ngay hành vi xâm phạm, buộc phải xin
lỗi, cải chính công khai và được bồi thường một khoản tiền nhằm bù đắp một phần nào đó
thiệt hại do hành vi của chủ thể này gây ra.

1.2. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và các quyền khác
1.2.1. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về bí mật đời tư
Tại Điều 38 BLDS 2005 có qui định về Quyền bí mật đời tư, quy định giải thích,
định nghĩa cụ thể. Có thể hiểu:
“Quyền bí mật đời tư là thông tin, tư liệu về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội và những
thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật
bảo vệ và thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”
Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân có liên quan đến bí mật đời tư như:
trường hợp hình ảnh của cá nhân là hình ảnh riêng tư, cá nhân không muốn tiết lộ thì việc
công bố hình ảnh của cá nhân đó là xâm phạm tới bí mật đời tư, hoặc là hình ảnh của cá
nhân giữ kín và việc giữ kín được pháp luật tôn trọng và bảo vệ hơn thế nữa những hình
ảnh đó bị tiết lộ có thể gây hậu quả về vật chất, tinh thần cho chủ thể của hình ảnh thì cũng
được coi là “bí mật đời tư của cá nhân”.
Như vậy cá nhân có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư nếu một
chủ thể nào đó công bố những hình ảnh của cá nhân mà cá nhân đã, đang và vẫn sẽ thực
hiện việc giữ bí mật hình ảnh đó. Trong trường hợp này thì quyền bí mật đời tư có liên hệ
với quyền đối với hình ảnh của cá nhân, hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của cá nhân ở
một góc độ nào đó được xác định là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư. Trên thực tế
hiện nay có nhiều những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân đã xâm phạm đến quyền bí
mật đời tư như: hành vi quay phim, chụp ảnh, công bố những hình ảnh, video về đời sống
riêng tư của một người mà chưa được sự đồng ý của người được quay phim chụp ảnh, hay
hành vi công bố những hình ảnh trong quá khứ về một mối quan hệ mà cá nhân có hình ảnh
đó muốn giữ kín, không muốn công khai thì đó đã là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời
tư.

5


1.2.2. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về danh dự nhân phẩm, uy tín
Hình ảnh của cá nhân cũng là một yếu tố gắn liền với danh dự, nhân phẩm, uy tín,
nó là một trong những yếu tố để nhận diện, xác định danh dự, uy tín. Sự liên hệ đó thể hiện
ở chỗ hình ảnh của cá nhân có thể làm tăng giá trị của cá nhân đó, cũng có thể làm giảm
sút, ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó.
Trên thực tế, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín diễn ra dưới nhiều hành
vi, trong đó có hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân như: phát tán những hình ảnh nhạy
cảm hay những hình ảnh vô ý bị bắt gặp ở đời thường, nhằm bôi nhọ danh dự một người,
hình ảnh của một người. Những hành vi này có thể dễ dàng thực hiện với sự trợ giúp của
các phương tiện thông tin đại chúng, do đó bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng
góp phần không nhỏ, hạn chế những hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của
chủ thể.
Như vậy, quyền đối với hình ảnh của cá nhân có quan hệ đối với quyền được bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín bởi thông qua hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân có thể xâm
phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người. Chính vì thế, BLDS năm 2005 đã bổ
sung thêm quy định mới so với BLDS năm 1995 về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại
khoản 3 Điều 31 như sau:
“Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người có hình ảnh.”.
Như vậy, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân dù có sự đồng ý của cá nhân nhưng nếu
xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì là vi phạm pháp luật.

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN
NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH

2.1. Các hình thức xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh
2.1.1. Hành vi sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại không được sự đồng ý của
chủ thể hình ảnh
Xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu tiếp cận thông tin và trao đổi thông tin ngày
càng diễn ra rầm rộ hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ vấn đề quyền nhân thân đối với hình ảnh
lại dễ dàng bị xâm phạm như hiện nay. Chúng ta có thể kể đến một số dạng hành vi xâm
phạm tới quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân điển hình:
Vấn đề xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân diễn ra chủ yếu, rầm rộ nhất trong
lĩnh vực cá hát, điện ảnh, với những tên tuổi nổi tiếng. Sử dụng hình ảnh với mục đích
thương mại không được sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh để kinh doanh thương mại,
thường dưới hình thức sử dụng hình ảnh của những người nôi tiếng để quảng cáo sản phẩm
hàng hóa của họ, tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh của họ lại không xin phép người có ảnh
.
Điều 32, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
nêu rõ: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của người
khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định thì người có hình ảnh
bị lạm dụng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường
thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Điều này có
nghĩa, việc tự ý sử dụng hình ảnh của người khác mà không có sự cho phép là vi phạm pháp
luật. Và những người bị sử dụng hình ảnh cá nhân cho việc quảng cáo mà không có sự đồng
ý của họ, hoàn toàn có quyền kiện các cá nhân, đơn vị có hành vi xâm phạm hình ảnh, đồng
thời buộc phải bồi thường thiệt hại. Cho dù điều luật rõ ràng như vậy, nhưng thời gian qua,
dường như giới văn nghệ sĩ không mấy ai tìm đến pháp luật để bảo vệ hình ảnh cho mình.
Còn những cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép lâu nay khi bị “đánh động” cũng chỉ cần gỡ

7



bỏ hình ảnh là xong, ít khi bị cơ quan chức năng xử lý. Thực tế này càng khiến tình trạng
lạm dụng, khai thác hình ảnh cá nhân của nghệ sĩ, người nổi tiếng càng trở nên “loạn”.
+ Tháng 11/2008, người mẫu Nguyễn Kim Tiên tiên hành khởi kiện công ty Organon
về việc sử dụng hình ảnh của cô mà chưa được phép để quảng cáo thuôc ngừa thai Meralon.
Cô yêu câu công ty Organon phải ngưng ngay việc quảng cáo trên, xin lỗi cô trên ba số báo
liên tiếp và bôi thường 20.000.000 đồng.
+ Ngay sau khi Trần Nguyễn Uyên Linh đạt giải nhất cuộc thi Việt Nam Idol 2010,
các phương tiện truyền thông ca ngợi cô như là hiện tượng hiếm có trong làng ca nhạc. Trên
các diễn đàn, các trang mạng xã hội, đều bắt gặp những lời yêu mến, hâm mộ dành cho
Uyên Linh. Phải công nhận rằng, sự biến hóa trong âm nhạc của giọng ca giàu nội lực này
đã truyền lửa mạnh mẽ tới người nghe. Tiếng hát của Uyên Linh như một hiệu ứng, được
lan truyền với một tốc độ rất cao trong cộng đồng mạng. Uyên Linh năm nay 22 tuổi, mặc
dù không được đào tạo bài bản về kỹ thuật thanh nhạc nhưng đã chinh phục được đông đảo
khán giả. Trong lúc cơn sốt Uyên Linh còn chưa hạ nhiệt, Công ty Cổ phần dịch vụ phần
mềm Trò chơi Việt (Cty Trò chơi Việt) lại tung ngay một game online đã được tung ra với
cái tên vô cùng câu khách: "Em muốn làm Uyên Linh" để thu lợi nhuận. Điều đáng nói,
cách thức của trò chơi này lại là một sự bôi nhọ chính Uyên Linh và các thành viên của
Vietnam Idol 2010 như nhạc sĩ Quốc Trung, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhà báo Diễm
Quỳnh, ca sĩ Siu Black, MC Phan Anh, Văn Mai Hương, Lều Phương Anh... Theo mặc
định của trò chơi, người chơi sẽ phải chọn ra 5 đối thủ để thi đấu bằng cách ném trứng vào
mặt. Các "đối thủ" bị ném trứng chính là những cái tên nêu trên. Trò chơi ăn theo hiện
tượng Uyên Linh và cuộc thi Vietnam Idol 2010, nhiều người cho rằng, đây là sự bôi nhọ
hình ảnh của cả Uyên Linh và các thành viên khác của Vietnam Idol.
Căn cứ vào quy định tại Điều 25 Bộ Luật dân sự (BLDS) về quyền nhân thân thì
Uyên Linh cũng như những người trong cuộc hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty Trò chơi
Việt hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công
khai và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 31 BLDS đã quy định về quyền của cá nhân với
hình ảnh như sau: Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Nghiêm
cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người có hình ảnh. Căn cứ vào Điều 611 BLDS Uyên Linh hoàn toàn có quyền khởi kiện

8


đòi bồi thường bằng tiền. Số tiền đó được tính từ những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Mức bồi thường bù đắp tổn thất
về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá
mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
+ Mới đây, diva Mỹ Linh đã lên tiếng bức xúc về việc một website mạo danh vợ
chồng cô để quảng cáo thuốc chống ngáy ngủ. Tệ hại hơn, bài viết mượn lời ca sĩ Mỹ Linh
còn vô tư xuyên tạc: “Cha anh ý (bố của nhạc sĩ Anh Quân) cũng ngáy khi ngủ”. Ngay khi
biết được thông tin về bài quảng cáo này, ca sĩ Mỹ Linh vô cùng bức xúc và nhờ đến sự
giúp đỡ của bạn bè để giới thiệu cho mình một văn phòng luật sư giải quyết việc này. Về
phía nhạc sĩ Anh Quân, anh khẳng định toàn bộ thông tin về cuộc hành trình chữa chứng
ngáy ngủ của hai vợ chồng đăng tại địa chỉ website nêu trong bài viết là hoàn toàn bịa đặt.
Sau khi nhờ sự hỗ trợ từ một vài người bạn có chuyên môn về công nghệ, nhạc sĩ Anh Quân
đã truy tìm được nguồn gốc bài quảng cáo này cũng như địa chỉ liên lạc và số điện thoại
của kẻ tung ra bài quảng cáo. Nhạc sĩ Anh Quân sẽ nhờ cơ quan pháp luật can thiệp xử lý
đến cùng vụ việc này.
+ Năm 2016, Thanh tra Bộ VHTTDL đã ký quyết định xử phạt một công ty cổ phần
chăm sóc sắc đẹp tại phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội 50 triệu đồng vì đã sử dụng hình
ảnh bà Nguyễn Đan Lê (tức diễn viên Đan Lê) trên website của mình khi chưa được sự
đồng ý của nữ diễn viên, MC. Đan Lê nhấn mạnh rằng, việc khiếu nại của cô đơn thuần chỉ
là vì cô hiểu quyền lợi hợp pháp của mình và muốn được luật pháp bảo vệ theo đúng luật
đã quy định. Đan Lê cho biết, cũng giống nhiều nghệ sĩ khác, đây không phải là lần đầu
tiên cô bị các website của các công ty tư nhân sử dụng hình ảnh vào mục đích thương mại
khi chưa được sự đồng ý của cô. Một số trường hợp sau khi phát hiện ra sự việc, Đan Lê
phản hồi với công ty thì họ đã nói lời xin lỗi và gỡ bỏ mọi hình ảnh cá nhân của cô khỏi
website. Riêng trường hợp này, dù đã rất nhiều lần nhắc nhở nhưng công ty không những
không gỡ bỏ hình ảnh lại còn tỏ thái độ thách thức đối với cô nên cô phải dứt khoát xử lý
vụ việc tới cùng.


9


2.1.2. Hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại tới danh dự nhân
phẩm uy tín của người đó
Hành vi này thực hiện băng cách là khi có được hình ảnh của một người, mà hình
ảnh đó thuộc đời sông riêng tư của cá nhân, hình ảnh thuộc loại “nhạy cảm có thê là do tư
thù hoặc bât kỳ lí do nào họ đã tung lên mạng hoặc những phương tiện thông tin khác những
hình ảnh bị pháp luật nghiên câm lan truyên, nhằm mục đích bôi xấu danh dự, nhân phẩm,
uy tín của một người những hành vi này cũng thường xảy ra đối với những người nôi tiếng.
Người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường cho người đó những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại do
thu nhập thực tế bị mất, công việc bị ảnh hưởng hoặc thu nhập bị giảm sút và một khoản
tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu. Một số vụ thực
tiễn như:
+ Tháng 11/2011, hàng loạt các hình ảnh khỏa thân của hoa hậu Ngọc Trinh được
phát tán trên mạng.
+ Tháng 5/2004 Ca sĩ Hồng Nhung bị người tình cũ mang một số hình ảnh khỏa thân
của cô tới cơ quan báo chí.
+ Tháng 10/2004 Hà Kiêu Anh cùng diễn viên Mỹ Uyên tắm dưới suỗi đề lộ bộ ngực
trân trên mạng Iternet.
+ Tháng 1/2005 Những tâm ảnh khỏa thân của người mẫu, diễn viên Bảo Hòa bị
phát tán.
+ Chiều 12/4, khán giả quan tâm đến showbiz Việt xôn xao trước thông tin hot
girl nổi tiếng Trâm Anh bị lộ clip "nóng" dài gần 5 phút. Hiện tại, những hình ảnh và clip
này vẫn đang được lan truyền một cách chóng mặt trên mạng xã hội. Khi yêu nhau, những
người trẻ gửi hình ảnh, video yêu đương riêng tư của họ cho nhau là bình thường. Nhưng
không may, những hình ảnh đó lại bị rò rỉ ra ngoài, rồi có thể bị người khác đem phát tán
lên mạng xã hội. Việc này chắc chắn sẽ khiến người trong cuộc mệt mỏi khi đối mặt với dư

luận vốn ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ không gian mạng. Chuyện tương tự đã xảy ra
với không ít hot girl, diễn viên, người nổi tiếng ở Việt Nam. Và phải khó khăn lắm, những
người bị lộ clip nóng mới có thể trở lại cuộc sống bình thường. “Việc đăng tải, sử dụng
hình ảnh của người khác trên mạng xã hội mà không tuân thủ các quy định trên là hành vi
10


vi phạm pháp luật. Trường hợp hành vi này xâm phạm, gây ra thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín, thì người vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có hình ảnh
theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, tùy theo tính chất, mức độ hành vi, người
thực hiện một trong những hành vi nêu trên, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với
mỗi hành vi (Căn cứ Điểm e, Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP)” Vì
vậy những người tung clip và phát tán nó sẽ có thể bị phạt tù đồng thời phạt tiền theo qui
định.
Về mặt dân sự, người bị hại có thể yêu cầu gỡ hình ảnh đó xuống, buộc người đăng
tải phải xin lỗi, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần.
2.1.3. Hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư
Với sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các thiết bị ghi âm, ghi hình cùng với
các phương tiện để công bố các âm thanh, hình ảnh, những hoạt động riêng tư hoặc hoạt
động không riêng tư đáng lẽ ra không được công bố rộng rãi thì bây giờ hoàn toàn có thể
bị “lộ”.
Một hoa hậu có giấc ngủ “hớ hênh” trên máy bay đã bị chụp lại, xuất hiện trên
facebook, rồi lan nhanh trên mạng internet, nhất là sau khi được báo chí nhắc đến, đưa
thông tin, dù bằng thái độ tiêu cực hay tích cực. Một bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đã
đặt chân lên giường và thế là bị lưu lại hình ảnh đó, sau đó bị phê phán không thương tiếc
với những quy chụp nặng nề về tư cách, thái độ, y đức của người thầy thuốc đối với bệnh
nhân, dù thực tế câu chuyện đó ra sao có thể người ghi hình hoàn toàn không biết. Một đoạn
phim ghi lại cảnh thân mật giữa hai bạn trẻ được tung lên mạng khiến thiếu nữ - là nhân vật
chính trong clip - bị sốc nặng nề và cuối cùng đã tìm đến cái chết… Đó chỉ vài trong số
hàng loạt trường hợp những thông tin, hình ảnh hoàn toàn riêng tư “bị” công khai mà người

trong cuộc hoàn toàn không muốn.
Việc sử dụng hình ảnh người khác mà không có sự cho phép của người đó trên mạng
xã hội gây ảnh hưởng trực tiếp đến bí mật riêng tư là một hình thức vi phạm về quyền nhân
thân đối với hình ảnh mà không phải ai cũng chú ý. Các trường hợp hình ảnh của cá nhân
là hình ảnh riêng tư, cá nhân không muốn tiết lộ thì việc công bố hình ảnh của cá nhân đó
11


là xâm phạm tới bí mật đời tư, hoặc là hình ảnh của cá nhân giữ kín và việc giữ kín được
pháp luật tôn trọng và bảo vệ hơn thế nữa những hình ảnh đó bị tiết lộ có thể gây hậu quả
về vật chất, tinh thần cho chủ thể của hình ảnh thì cũng được coi là “bí mật đời tư của cá
nhân”.
Mỗi cá nhân đều có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư nếu một
chủ thể nào đó công bố những hình ảnh của cá nhân mà cá nhân đã, đang và vẫn sẽ thực
hiện việc giữ bí mật hình ảnh đó. Trong các trường hợp này thì quyền bí mật đời tư có liên
hệ với quyền đối với hình ảnh của cá nhân, hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của cá nhân
ở một góc độ nào đó được xác định là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư. Như các ví
dụ ở trên thì thực tế hiện nay có nhiều những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân đã xâm
phạm đến quyền bí mật đời tư như: hành vi quay phim, chụp ảnh, công bố những hình ảnh,
video về đời sống riêng tư của một người mà chưa được sự đồng ý của người được quay
phim chụp ảnh, hay hành vi công bố những hình ảnh trong quá khứ về một mối quan hệ mà
cá nhân có hình ảnh đó muốn giữ kín, không muốn công khai thì đó đã là hành vi "xâm
phạm quyền bí mật đời tư".
2.1.4. Hoạt động báo chí xâm phạm quyền nhân thân về hình ảnh trong một số trường
hợp
Ngày 19/11/2018, khi nghe một học sinh báo cáo bạn H.L.N nói tục, cô giáo chủ
nhiệm Phạm Thị Phương Thủy - giáo viên Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình bắt mỗi em học sinh trong lớp 6/2 phải tát vào má N 10 cái. Ngoài 23 học
sinh tát tổng cộng 230 cái, cô giáo Phương Thủy còn "chốt" hình phạt bằng cái tát thứ 231
(bà Thủy còn quy định nếu bạn nào tát nhẹ thì phải tát lại). Em N nhập viện sau đó vì má

sưng. Khi sự việc ồn ào trên báo chí, ngành giáo dục đã đình chỉ công tác bà Thủy, công an
địa phương đã khởi tố vụ án.
Vụ việc gây bão dư luận, được bàn tán quá nhiều, bài viết này chỉ bàn đến một khía
cạnh khác, liên quan đến nghiệp vụ làm báo. Trong quá trình tìm hiểu “scandal giáo dục”
ấy, nhiều nhà báo đã đến bệnh viện gặp N và người thân, rồi gặp bạn học cùng lớp với N.
Đó là một thao tác nghiệp vụ bình thường và cần thiết, nhưng điều không bình thường là
khi sử dụng hình ảnh N nằm trên giường bệnh hoặc khi phỏng vấn bạn cùng lớp với N,
12


nhiều báo không làm mờ hoặc xóa mặt các đối tượng ấy.
Hay một số trường hợp khác là trong một đám tang của nghệ sĩ rock nổi tiếng, nhiều
tờ báo đã khai thác hình ảnh đứa con trai anh một cách vô tư mà không xin ý kiến gia đình.
Trong một phiên tòa xử cô hoa hậu bị cáo buộc lừa đảo tiền bạc của đại gia, ống kính nhiều
phóng viên chĩa thẳng vào hình ảnh người mẹ tiều tụy của cô hoa hậu ấy mà không có bất
cứ một lời xin phép nào. (Xin được nói thêm: ở một số nền báo chí trên thế giới, luật pháp
cấm không cho phép phóng viên chụp ảnh tại tòa, họ chỉ có thể vẽ ký họa).
Những tình huống nêu trên có thể xem là những biểu hiện vi phạm quyền nhân thân
về hình ảnh trên truyền thông đại chúng. Trong thời buổi hiện nay, khi internet là nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, khi điện thoại di động có kết nối wifi, 3G, 4G trở
nên phổ biến và mạng xã hội phát triển, tình trạng vi phạm quyền nhân thân trên truyền
thông ngày càng trầm trọng. Điều đáng nói hơn là chính báo chí – chứ không chỉ mạng xã
hội - đôi lúc đôi chỗ cũng bị vướng vào tình trạng này. Những ví dụ như thế rất nhiều vì
trong đời sống truyền thông hiện nay, các vi phạm ấy xuất hiện thường xuyên. Vì sao như
vậy? Lý do của tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là
ý thức pháp luật về quyền nhân thân ở một bộ phận không nhỏ hiện nay còn kém và trong
một số tình huống, quy phạm pháp luật ở Việt Nam chưa điều chỉnh đầy đủ các hình thức
vi phạm.
Luật pháp chúng ta không chỉ bảo vệ tính mạng, quyền sống của con người mà còn
bảo vệ các giá trị trừu tượng như danh dự, nhân phẩm, quan hệ gia đình. Quyền sống của

con người được hiểu theo nghĩa rộng: quyền không bị quấy rầy. Hình ảnh cá nhân vì thế
được pháp luật bảo vệ trước các tác động từ bên ngoài, kể cả dưới hình thức quay phim,
chụp ảnh, đều không được phép, trừ trường hợp vì lợi ích chung.
Bên cạnh đó, khoản 5 và khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định những hành vi
bị nghiêm cấm như tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá
nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh
khi chưa có bản án của tòa án.
13


Luật cho phép chụp ảnh các hoạt động công cộng như hội nghị, hội thảo, hoạt động
thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật nhưng được không làm tổn hại đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân có hình ảnh.
Với báo chí, đôi lúc việc xâm phạm hình ảnh cá nhân có thể xuất phát từ xung đột
với quyền tự do báo chí. Nhà báo được phép chụp hình để đưa tin về các hoạt động chính
thức của các cơ quan nhà nước, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cũng như các sự kiện
công chúng quan tâm như thiên tai, lũ lụt, tai nạn... Trong trường hợp này, báo chí không
cần sự đồng ý của người có hình ảnh trong sự kiện. Nhưng ranh giới trong vi phạm quyền
nhân thân về hình ảnh trên báo chí nhiều trường hợp rất mỏng manh. Ví dụ: nhà báo có thể
chụp hình một diễn viên trên sân khấu công cộng, nhưng nếu đó là một bức ảnh chĩa ống
kính vào chỗ cái quần bị rách do sơ sẩy của diễn viên ấy, thì có thể bị cho là xâm phạm
hình ảnh cá nhân. Ðể dung hòa giữa nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời là sự tôn
trọng quyền cá nhân đối với hình ảnh, báo chí và truyền hình lâu nay vẫn sử dụng hình ảnh
nhưng chọn cách che mặt, làm “méo” giọng nói (với video) của nhân vật, chụp quay cảnh
rộng để người xem không nhận rõ v.v...

2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân
Theo quy định tại Điều 25 BLDS năm 2005 thì cá nhân có quyền nhân thân đối với
hình ảnh nói riêng và quyền nhân thân nói chung bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân

thân của mình theo các phương thức khác nhau như tự mình bảo vệ, yêu cầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc người khác bảo vệ hoặc buộc người vi phạm bồi
thường thiệt hại.
2.2.1. Tự mình bảo vệ
Về biện pháp tự bảo vệ, đây là biện pháp tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể
trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi
vi phạm. các biện pháp cụ thể mà chủ thể bị xâm phạm quyền nhân thân có thể lựa chọn áp
dụng gồm : Yêu cầu cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công
khai, yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại ..Cá nhân bị xâm phạm
quyền nhân thân với hình ảnh của mình có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách gọi
14


trực tiếp gặp chủ thể có hành vi xâm phạm hoặc sử dụng các phương thức khác nhau như:
gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, fax… Người bị xâm phạm quyền nhân thân đối với
hình ảnh có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo về quyền
của mình. Ngoài ra người bị xâm phạm có thể sử dụng biện pháp tự mình cải chính bằng
cách trực tiếp trình bày trước đám đông hoặc cải chính thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, báo chí...
2.2.2. Yêu cầu người có hành vi vi phạm châm dứt hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm
Yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm là biện pháp bảo vệ
quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân được áp dụng trong trường hợp quyền nhân
thân đối với hình ảnh bị xâm phạm. Khi một người biết được hình ảnh của mình sử dụng
mà không được xin phép, ví dụ như trên báo, website… Việc làm này hiện nay rất phổ biến
tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể tìm ra thủ phạm đểu yêu cầu chấm dứt hành vi.
Vì vậy cần áp dụng các biện pháp khác để bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của
mình khi bị xâm phạm.
Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nói chung và quyền của cá nhân đối với
hình ảnh nói riêng, đây là một trong những biện pháp quan trọng và được sử dụng nhiều

nhất trong quan hệ dân sự. Căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với hình ảnh của cá nhân gồm hai loại:
Một là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Đây là hành vi vi phạm hợp đồng của người
có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng như đã cam kết, gây thiệt hại cho bên cùng giao kết
hợp đồng thì có nghĩa vụ phải bồi thường. Ví dụ hợp đồng kí kết thỏa thuận công ty nhiếp
ảnh A được quyền chụp ảnh cô B để đăng trên tạp chí Đẹp nhưng công ty A đã đăng ảnh
của cô B trên trang Web mang nội dung đồi trụy. Do đó công ty A phải bồi thường thiệt hại
cho cô B như điều khoản đã thỏa thuận.
Hai là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm
gây thiệt hại tới quyền của cá nhân đối với hình ảnh mà trước đó người vi phạm và người
bị vi phạm không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có nhưng hành vi xâm phạm không
thuộc hành vi vi phạm hợp đồng. Dựa trên những quy định của pháp luật về bồi thường
15


thiệt hại ngoài hợp đồng đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải
có bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với quyền nhân thân của cá nhân đối
với hình ảnh gồm: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật, mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại và yếu tố lỗi.

2.3. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân
đối với hình ảnh.
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm
2013 về quyền con người, quyền công dân,… bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên. Đây là Bộ luật được đánh giá có tính đột phá, thể hiện được
đầy đủ vai trò là luật chung của hệ thống luật tư; xác lập, bảo vệ quyền dân sự, trong đó có
quyền nhân thân đối với hình ảnh cá nhân. Quyền cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật
ghi nhận và bảo vệ có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân, đây là yếu tố tinh thần gắn liền
với mỗi cá nhân, hình ảnh của mỗi cá nhân bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh
thần mà còn ảnh hưởng đên danh dự, nhân phẩm…Vì vậy, việc pháp luật dân sự ghi nhận

và bảo vệ cho mỗi cá nhân quyền đối với hình ảnh đảm bảo quyền nhân thân, hạn chế một
cách tối đa nhất hành vi xâm phạm. Ngoài ra, còn góp phần đảm bảo trật tự xã hội và giáo
dục ý thức pháp luật cho mọi người tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân, khi có
hành vi xâm phạm, tùy theo tính chất mức độ, hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của
pháp luật tương ứng. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về tiêu
chí phân biệt hình ảnh cá nhân với hình ảnh sinh hoạt tập thể; quyền của cá nhân đối với
hình ảnh bị giới hạn trong trường hợp xung đột với quyền lợi chung, quyền lợi của bên thứ
ba hoặc với trường hợp đương sự từ bỏ quyền của mình đối với hình ảnh;… Do vậy, việc
hiểu và áp dụng trong thực tiễn chưa có sự thống nhất.
Để tránh việc hiểu và áp dụng sai thì thiết nghĩ hệ thống pháp luật hiện hành cần ban
hành các văn bản hướng dẫn thống nhất chung đối với các trường hợp sau:
 Trường hợp xung đột với quyền lợi chung, quyền lợi của bên thứ ba: Chúng ta đề
cập đến khía cạnh đối với những bức ảnh chụp chung với mọi người như chụp với bạn bè,
gia đình, hoặc với những người nổi tiếng...... Theo luật, việc đăng ảnh cần phải xin phép
những người có mặt trong bức hình đó. Tuy nhiên, điều luật nào cũng có những giới hạn
16


và ngoại lệ. Trong trường hợp này quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh cũng đã
bị giới hạn. Khi chúng ta đứng vào bức ảnh đó, chụp chung với mọi người thì mặc nhiên
thừa nhận là chúng ta đã chấp nhận là người đó được phép đăng ảnh của mình. Việc này
không gây thiệt hại gì cho người có mặt trong bức ảnh. Tuy nhiên đối với những bức ảnh
chụp lén lút thì ta vẫn hoàn toàn có quyền không cho phép đăng tải lên. Tại Việt Nam
không có quy định cụ thể nào phân biệt rõ hình ảnh bắt buộc xin phép cá nhân và hình ảnh
được phép chụp hình. Ví dụ, đối với hình ảnh được công bố nhằm mục đích truy nã, cơ
quan hành pháp được quyền đăng hình tội phạm bị truy nã giúp người dân nhận biết được
kẻ nguy hiểm đồng thời giúp trong việc phát hiện tội phạm này. Cũng nên hiểu một cách
đúng đắn về vấn đề này, tránh cách hiểu cứ có hành vi phạm tội là cơ quan nào cũng được
phép đăng hình. Như vụ dán ảnh 5 người lấy trộm hàng hóa của Siêu thị Intimex Nghệ An
(thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam tại Nghệ An) đóng trên địa bàn

phường Trung Đô, TP Vinh (Nghệ An) vào một tấm bảng lớn có nội dung là dòng chữ:
"Các đối tượng lấy cắp hàng hóa tại Siêu thị Intimex Nghệ An. Việc làm của Siêu thị
Intimex là hoàn toàn không đúng, dán ảnh như thế không khác là truy nã. Quy định đăng
hình truy nã tội phạm chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được ra quyết định đối với những tội
phạm gây nguy hiểm cho xã hội.
 Trường hợp đương sự từ bỏ quyền của mình đối với hình ảnh: Thực tế, chúng ta
chưa xử lý tốt việc truy xét hay tìm ra manh mối kẻ phát tán hình ảnh (đặc biệt là hình ảnh
khoả thân) lên mạng và cũng như không thấy người gây ra hành vi nhận trách nhiệm. Điều
này đã gây ra tâm lý ngại không muốn khơi ra của chính người bị hại. Nạn nhân không tự
mình viết đơn tố cáo, đề nghị cơ quan điều tra, xử lý thì những vụ việc trên chỉ dừng lại ở
quan hệ dân sự, các bên tự thoả thuận và giải quyết. Nếu chủ thể nào cần sự phân xử của
Tòa án thì buộc phải có yêu cầu thì Tòa mới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Hiện
nay, xã hội có quá nhiều vụ xâm phạm hình ảnh của cá nhân như chụp ảnh lén lút, quay lén
đời sống riêng tư .....và đăng tải lên Internet với phản ứng dây chuyền cực nhanh và không
thể kiểm soát nổi thì việc tìm ra kẻ phát tán hình ảnh cũng khó xác định. Những hành vi
phát tán này đã làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá nói chung. Các văn bản pháp luật
đã quy định rõ việc xử lý những người xâm phậm quyền nhân thân đối với hình ảnh dẫn tới
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân như Điều 31 BLDS 2005 quy
17


định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải đuợc
người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý nếu người đó đã chết. Nếu vi phạm
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự
hiện hành và có thể bị truy cứu về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ với các chế tài
nghiêm khắc. Do đó, không thể nói pháp luật không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân mà do chính đương sự từ bỏ quyền này của mình. Quyền nhân thân đối với hình
ảnh là một quyền cơ bản của con người nên cá nhân có toàn quyền xử sự đối với hành vi
xâm phạm tới hình ảnh của mình. Nhưng một khi đương sự từ bỏ quyền này của mình thì
mặc nhiên quyền nhân thân đối với hình ảnh đó của họ cũng bị từ bỏ. Vì chủ thể tự nguyện

từ bỏ thì hình ảnh cũng được từ bỏ.
 Phân biệt quyền nhân thân đối với hình ảnh và quyền đối với từng hình ảnh cụ thể:
Điểm khác nhau cơ bản giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh và quyền đối với từng hình
ảnh cụ thể là quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân tồn tại vô thời hạn còn quyền
đối với từng hình ảnh cụ thể sẽ chấm dứt khi hình ảnh đó được sử dụng đúng mục đích mà
người có quyền đối với hình ảnh đó đã đồng ý. Hình ảnh cụ thể là hình ảnh được chụp và
trở thành một sản phẩm vật chất. Quyền đối với từng hình ảnh cụ thể là việc cá nhân có
quyền tự do định đoạt đối với từng bức ảnh phản chiếu lại hình ảnh của mình. Thường mọi
người vẫn nhầm lẫn quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh có thể đem ra trao đổi
được. Thực chất thì hình ảnh mà cá nhân đem ra giao dịch là quyền tài sản đối với hình
ảnh. Hình ảnh sau khi được chụp, vẽ, .... trở thành một tài sản và cá nhân được phép bán
quyền đối với hình ảnh cụ thể đó. Còn ngược lại, quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân không phải là một loại tài sản nên không thể định đoạt được, không được phép chuyển
giao.

18


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Như vậy, vấn đề quyền hình ảnh của cá nhân cũng như trách nhiệm dân sự của cá
nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác gây thiệt hại đến hình ảnh của người khác là một nội
dung hết sức cần thiết cần được quan tâm trong thực tế xã hội của nước ta hiện nay. Chỉ khi
nào nhận định rõ quyền hình ảnh của cá nhân và hậu quả của những hành vi xâm phạm tới
hình ảnh của cá nhân đó cùng với mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và hậu
quả xảy ra thì mới có cơ sở pháp lý để xác định chủ thể vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Việc giải quyết triệt để những sai phạm trong quyền hình ảnh cũng như vấn đề bảo vệ quyền
hình ảnh của cá nhân không những bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản liên quan mà
còn ngăn chặn kịp thời những hành vi cố ý xâm phạm hình ảnh người khác để đảm bảo cho
những quy định của pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội hiện đại.


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư phạm, nơi
xuất bản, năm xuất bản.
2. Luật Dương Gia, Đặc điểm quyền nhân thân đối với hình ảnh, Luật Dương Gia,
07/05/2019.
3. Phan Văn Tú, Quyền nhân thân về hình ảnh trên báo chí, Người làm báo,
/>06/05/2019.
4. Ths. LS Lê Văn Sua, Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, Luật sư Việt Nam,
08/05/2019.
5. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luận bàn về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, Thông tin khoa học, 09/05/2019.

20



×