Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

THỰC TRẠNG sử DỤNG CÔNG TRÌNH vệ SINH PHÚC lợi tại nơi làm VIỆC ở một số LÀNG NGHỀ MIỀN bắc VIỆT NAM năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

THùC TR¹NG Sö DôNG C¤NG TR×NH VÖ SINH
PHóC LîI
T¹I N¥I LµM VIÖC ë MéT Sè LµNG NGHÒ MIÒN
B¾C
VIÖT NAM N¡M 2018 Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N
QUAN

Chuyên ngành

: Y học dự phòng

Mã số

: 60720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Ngọc Anh


HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của một người học trò, em xin gửi


lời cảm ơn chân thành nhất tới:
TS. Nguyễn Ngọc Anh – Phó trưởng Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp - Viện
đào tạo y học dự phòng & y tế cộng đồng - Trường Đại học Y Hà Nội. Cô đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành luận
văn này. Sự tận tâm và kiến thức uyên bác của Cô luôn là tấm gương sáng cho em
noi theo trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu trong hiện tại và tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Toàn thể các thầy cô của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp - Viện đào tạo y học
dự phòng & y tế cộng đồng - Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Các Thầy Cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo cùng toàn thể Thầy Cô
của các Bộ môn và cán bộ các Phòng, Ban trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình dạy
dỗ và giúp đỡ em trong những năm tháng học tập tại trường.
Xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Y học dự phòng khóa 26 đã chia
sẻ, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp
đỡ con trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Phương Thảo



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Thị Phương Thảo, học viên cao học khóa 26, Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Y học dự phòng, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

TS. Nguyễn Ngọc Anh, Phó trưởng Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp - Trường Đại
học Y Hà Nội.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2018

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Phương Thảo


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNN
BYT
CP
ĐTNC

SKNN
TT
VSKN
VSPL
WHO
YTLĐ


Bệnh nghề nghiệp
Bộ Y tế
Chính Phủ
Đối tượng nghiên cứu
Quyết định
Sức khỏe nghề nghiệp
Thông tư
Vệ sinh kinh nguyệt
Vệ sinh phúc lợi
Tổ chức Y tế thế giới
Y tế lao động


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Thông tin chung về các làng nghề miền Bắc Việt Nam.........................3
1.2. Các khái niệm chung..............................................................................4
1.2.1. Khái niệm cơ sở vệ sinh phúc lợi....................................................4
1.2.2. Khái niệm làng nghề........................................................................4
1.2.3. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền
thống................................................................................................5
1.2.4. Phân loại làng nghề.........................................................................6

1.3. Văn bản quy định về công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc.........7
1.3.1. Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về việc
“Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động”.. .7
1.3.2. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002,
“Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc
và 07 thông số vệ sinh lao động”....................................................8
1.3.3. Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 quy
định chi tiết một số điều của bộ Luật Lao động về chính sách đối
với lao động nữ................................................................................9
1.3.4. Tài liệu Hướng dẫn về chỗ ở cho người lao động (Guidance on
Workers’ Accommodation)..............................................................9
1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam...........................................11
1.4.1. Trên thế giới..................................................................................11
1.4.2. Tại Việt Nam.................................................................................13
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu.................................................................15


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................16
2.1.1. Thời gian.......................................................................................16
2.1.2. Địa điểm........................................................................................16
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................17
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................17
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu...................................17
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu:......................................................................17
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:................................................................18
2.5. Biến số, chỉ số và kỹ thuật thu thập thông tin......................................19
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin................................................22

2.6.1. Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu tại nơi làm việc.........................22
2.6.2. Quy trình thu thập thông tin..........................................................22
2.7. Sai số và cách khắc phục......................................................................22
2.8. Quản lý và phân tích số liệu.................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Thực trạng sử dụng công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc ở một
số làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018.......................................25
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các công trình vệ sinh phúc lợi
của người lao động tại một số làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018.37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

53

4.1. Thực trạng sử dụng công trình vệ sinh phúc lợi của người lao động tại
một số làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018................................53
4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các công trình vệ sinh phúc lợi
của người lao động tại một số làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018.58


4.2.1. Sự hài lòng việc sử dụng các công trình vệ sinh phúc lợi của người
lao động tại một số làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018......58
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người lao động khi sử
dụng các công trình vệ sinh phúc lợi của người lao động tại một số
làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018......................................60
KẾT LUẬN

67

KHUYẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Quy định về công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc theo Thông tư số
19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016...........................................7
Bảng 1.2: Quy định Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh phúc lợi theo Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002....................................8
Bảng 2.1: Địa bản khảo sát trực tiếp........................................................................19
Bảng 2.2: Biến số, chỉ số kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin............................20
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu.......................................25
Bảng 3.2: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...................................26
Bảng 3.3: Tỷ lệ người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất có các công trình vệ sinh
phúc lợi..................................................................................................27
Bảng 3.4: Tỷ lệ người lao động làm việc trong cơ sở sản xuất có công trình vệ sinh
phúc lợi theo ngành nghề.......................................................................28
Bảng 3.5: Tần suất sử dụng các loại công trình VSPL tại nơi làm việc của người lao
động........................................................................................................29
Bảng 3.6: Điểm hài lòng chung về việc sử dụng các công trình vệ sinh phúc lợi của
người lao động.......................................................................................37
Bảng 3.7: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng sử dụng hố tiểu............38
Bảng 3.8: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới tần suất sử dụng hố tiểu..........39
Bảng 3.9: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng sử dụng hố tiêu.............41
Bảng 3.10: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới tần suất sử dụng hố tiêu..........42
Bảng 3.11: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng sử dụng buồng tắm..................43
Bảng 3.12: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới tần suất sử dụng buồng tắm....................45
Bảng 3.13: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng sử dụng vòi nước
rửa tay....................................................................................................47
Bảng 3.14: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới tần suất sử dụng vòi nước rửa
tay........................................................................................................... 49

Bảng 3.15: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng sử dụng nước uống.................50
Bảng 3.16: Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới tần suất sử dụng nước uống......................51


DANH MỤC HÌNH/ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình vệ sinh phúc lợi
của người lao động 15
Hình 2.1:

Bản đồ khu vực tiến hành nghiên cứu

16

Biểu đồ 3.1: Số lượng người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất có hố tiêu
dùng chung với hố tiểu

30

Biểu đồ 3.2: Loại hố tiêu được sử dụng tại các cơ sở sản xuất

31

Biểu đồ 3.3: Loại buồng tắm được sử dụng tại các cơ sở sản xuất 31
Biểu đồ 3.4: Các trang thiết bị vật dụng có trong buồng tắm tại các cơ sở sản xuất theo phân loại
buồng tắm.

32

Biểu đồ 3.5: Phân loại chất vệ sinh tay được sử dụng tại các cơ sở sản xuất

33
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ vòi nước rửa tay được sử dụng tại các cơ sở sản xuất làng nghề
34
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các loại nước uống được sử dụng tại nơi làm việc của các lao
động làng nghề

35

Biểu đồ 3.8: Đánh giá của người lao động về sự cần thiết của các công trình vệ sinh
phúc lợi nơi làm việc 36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kinh tế
nông nghiệp và cuộc sống nông thôn cũng có những bước phát triển đáng kể. Nhiều
ngành nghề sản xuất quy mô nhỏ và vừa đang được khôi phục và phát triển, đã có
tác dụng to lớn trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vừa lưu giữ truyền
thống và bản sắc văn hóa, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Các
làng nghề đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia như kinh tế cá thể (72%),
tập thể (18%), doanh nghiệp tư nhân (10%), thu hút tới 11 triệu lao động, chiếm
khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng
lao động trong độ tuổi của khu vực nông thôn là 80% . Tuy nhiên, bên cạnh những
lợi ích mà các làng nghề mang lại thì hoạt động của một số làng nghề cũng đã gây
ra nhiều tác động bất lợi cho môi trường, cảnh quan và đặc biệt là ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư .
Trong công trình Làng nghề Việt Nam và môi trường, các tác giả có đưa ra
con số thống kê về số lượng làng nghề năm 2005 như sau: Việt Nam có 1450 làng
nghề với miền Bắc là 976 (làng nghề thuộc châu thổ Sông Hồng là 856), miền

Trung là 297 và miền Nam là 177 . Số liệu trên cho thấy, làng nghề ở miền Bắc
nhiều gấp 3 lần so với miền Trung và gấp 5 lần so với miền Nam. Cùng với sự phát
triển kinh tế, sức khỏe người lao động trong môi trường làng nghề cũng đang bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là với khu vực tập trung đông lao động tại các làng
nghề như miền Bắc, mà nguyên nhân chính gây ra tình trạng này do chưa có sự đầu
tư về các công trình vệ sinh phúc lợi, điều kiện làm việc cho lao động. Kết quả điều
tra sơ bộ cho thấy, tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh da do tiếp xúc
nghề nghiệp... cũng như tỷ lệ ốm, nghỉ việc của người lao động tại một số làng nghề
trực tiếp tái chế kim loại cao hơn so với cộng đồng dân cư chung .
Hiện nay, Việt Nam đã một số công trình nghiên cứu về môi trường và sức
khỏe lao động tại các làng nghề nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ mô tả thực
trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện


2

làm việc và vệ sinh phúc lợi ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Năm 2017,
Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá công trình vệ sinh
phúc lợi tại nơi làm việc ở một số tỉnh công nghiệp trọng điểm miền Bắc, đã đưa ra
đánh giá thực trạng, việc sử dụng các công trình vệ sinh phúc lợi của người lao
động và phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, quản lý
công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc . Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập
trung vào các đối tượng làm việc tại các khu công nghiệp trọng điểm miền Bắc tại
Việt Nam. Vì vậy, nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các
làng nghề, và cũng là cơ sở để các cấp, các ngành xây dựng những quy định, hướng
dẫn phù hợp với thực tế lao động, sản xuất tại làng nghề, đề tài “Thực trạng sử
dụng công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc ở một số làng nghề miền Bắc
Việt Nam năm 2018 và một số yếu tố liên quan” nhằm 02 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc ở một
số làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng công trình vệ sinh phúc
lợi tại nơi làm việc ở một số làng nghề miền Bắc Việt Nam năm 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thông tin chung về các làng nghề miền Bắc Việt Nam.
Trong quá trình hình thành và phát triển, các làng nghề truyền thống Việt
Nam sau một thời gian bị lãng quên, nay đã ngày càng phát triển và khẳng định vai
trò lớn trong nền kinh tế đất nước. Bên cạnh những làng nghề truyền thống đó,
trong vài chục năm gần đây nhiều làng nghề mới đã được hình thành và phát triển.
Các làng nghề mới này có thể được tái lập từ các nghề truyền thống lâu đời nhưng
đã bị mai một hoặc được xây dựng và phát triển từ các nghề truyền thống của vùng,
địa phương khác. Theo số liệu thống kê, cho đên năm 2005, Việt Nam có 1450 làng
nghề với miền Bắc là 976 (làng nghề thuộc châu thổ Sông Hồng là 856), miền
Trung là 297 và miền Nam là 177 . Số liệu trên cho thấy, làng nghề ở miền Bắc
nhiều gấp 3 lần so với miền Trung và gấp 5 lần so với miền Nam. Như vậy, có thể
thấy các làng nghề chủ yếu tập trung nhiều ở miền Bắc, các tỉnh xung quanh đồng
bằng Châu thổ Sông Hồng (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh
Bình…).
Trong những năm gần đây, do được sự hỗ trợ của Nhà nước mà cơ sở hạ tầng
ở các làng nghề có nhiều cải thiện, vì vậy các làng nghề đặc biệt là các làng nghề tại
miền Bắc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, số hộ gia đình tham gia sản xuất
ngày càng tăng, các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài
nước. Điển hình cho loại hình này là làng nghề sắt thép Đa Hội (Bắc Ninh) là làng
nghề có truyền thống sản xuất sắt thép từ hơn 400 năm . Làng nghề tái chế chì Đông
Mai (Hưng Yên) có nghề đúc đồng truyền thống .
Tuy nhiên, phần lớn làng nghề Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng

đều áp dụng các công nghệ truyền thống và chủ yếu là lao động thủ công được
truyền từ đời này qua đời khác thông qua các thế hệ con cháu. Trình độ kỹ thuật ở
các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơ khí. Hoàn toàn chưa có nghề nào áp dụng


4

tự động hóa. Theo điều tra của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, hầu hết
các thiết bị để sản xuất của các làng nghề đều được chế tạo từ những năm 1950 –
1960 và chủ yếu được mua lại từ các doanh nghiệp nhà nước đã thanh lý, thải loại
hoặc máy móc thiết bị cũ chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau .
Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì mặt
bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Phần lớn các hoạt động kinh tế
nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề nói riêng được tổ chức bởi
các hộ gia đình; do các hộ, lao động và thành viên trong hộ thực hiện. Mặc dù ở
nhiều làng nghề đã xuất hiện cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làng nghề
dưới nhiều hình thức khác nhau (tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, trách
nhiệm hữu hạn…), song hộ gia đình vẫn là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
chủ yếu, chiếm 70% tổng số cơ sở sản xuất .
Hơn nữa, các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt bằng
cho sản xuất. Tại các làng nghề miền Bắc, diện tích đất ở bình quân mỗi hộ chỉ
khoảng 150 – 200 m2, nhà ở và nhà xưởng liền kề nhau với mật độ dày đặc. Đa số
các hộ sản xuất kinh doanh ngay trên diện tích đất nhà ở, mặt bằng sản xuất chật
hẹp. Ở những làng nghề phát triển như Mẫn Xá, Đa Hội (Bắc Ninh); Vân Chàng
(Nam Định); Vũ Hội, Nguyên Xá (Thái Bình) gần 100% số hộ ngành nghề sử dụng
nhà ở, sân, vườn làm nơi sản xuất hoặc chứa vật tư, nguyên nhiên liệu, sản phẩm,
thậm chí cả chất thải .
1.2. Các khái niệm chung
1.2.1. Khái niệm cơ sở vệ sinh phúc lợi
Các công trình vệ sinh và các cơ sở dịch vụ chung phục vụ người lao động

tại các cơ sở có sử dụng lao động (Theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày
10 tháng 10 năm 2002, “Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”) .
1.2.2. Khái niệm làng nghề
Lâu nay khái niệm làng nghề thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Có nhà nghiên cứu cho rằng "Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa


5

lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là
chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa" (Trần Minh Yến, 2004)
. Có nhà nghiên cứu khác định nghĩa "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ
truyền làm nghề thủ công. Ở đó không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng
thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông.
Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất
hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình" (Bùi Văn Vượng, 2002) .
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số
116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí
công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống . Theo đó:
- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc
có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm
độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy
cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời.
1.2.3. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định
nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống :
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Tiêu chí công nhận làng nghề phải đạt 03 tiêu chí sau:


6

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống phải
đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông
tư 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 .
1.2.4. Phân loại làng nghề
1.2.4.0. Phân loại theo tính chất sản xuất
-

Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, dệt

tơ tằm, trạm khắc…
-


Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống

như rèn, mộc, đúc, hàn, gang…
-

Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng thông

thường như dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón…
-

Làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm như xay xát, làm bún

bánh, chế biến hải sản…
-

Làng nghề chuyên làm các nghề như xây dựng, trồng hoa, cây cảnh…

1.2.4.0. Phân loại theo lịch sử phát triển
Làng nghề truyền thống: là làng nghề đã được tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi
quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên
làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn có ý thức
tuân thủ những chế ước xã hội, dân tộc .
Làng nghề mới được hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống
của nhân dân địa phương, ảnh hưởng lan tỏa từ các làng nghề truyền thống. Một số
làng nghề mới được hình thành do chủ trương của địa phương nhằm tạo công ăn


7


việc làm cho người dân, cho thợ đi học nghề ở nơi khác rồi về dạy cho người dân ở
địa phương mình .
1.3. Văn bản quy định về công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc.
1.3.0. Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về việc “Hướng
dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động”.
Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về việc ‘Hướng
dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động” quy định về công trình
vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Quy định về công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc theo Thông
tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016
Cơ sở VS phúc lợi
Hố tiêu

Hố tiểu

Buồng tắm

Buồng vệ sinh kinh
nguyệt
Vòi nước rửa tay

Nơi để quần áo

Nước uống

Tiêu chuẩn
Theo ca sản xuất:
11- 20 người/hố
21- 35 người/hố

Theo ca sản xuất
11- 20 người/hố
21- 35 người/hố
Theo ca sản xuất:
1- 20 người/buồng
21- 30 người/buồng
Trên 30 người/buồng
Theo ca sản xuất:
1- 30 nữ/buồng
Trên 30 nữ/buồng
Theo ca sản xuất:
15 - 20 người/vòi
35 người/vòi
1 người/ô kéo, hoặc
móc treo, hoặc tủ nhỏ.

1,5 lít/người/ca sản
xuất

Quy mô, phạm vi áp dụng
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
Dưới 300 người
Trên 300 người
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
Dưới 300 người
Trên 300 người
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
1- 300 người
301 - 600 người
Trên 600 người

Cơ sở có sử dụng lao động từ:
1 - 300 người
Trên 300 người
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
Dưới 300 người
Trên 300 người
Áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh
doanh và cơ sở có tiếp xúc với các
yếu tố có hại, nhiễm trùng, nhiễm
độc gây bệnh nghề nghiệp
Các loại cơ sở có thuê lao động (cơ sở
sản xuất, kinh doanh, văn phòng...).


8

1.3.0. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002, “Về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh
lao động”
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002, “Về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động” quy định Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh phúc lợi cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Quy định Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh phúc lợi theo Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002
Cơ sở
vệ sinh phúc lợi
Hố tiêu

Hố tiểu


Buồng tắm

Buồng vệ sinh kinh
nguyệt
Vòi nước rửa tay

Nơi để quần áo

Nước uống

Tiêu chuẩn
Theo ca sản xuất:
1- 10 người/hố
11- 20 người/hố
21 - 30 người/hố
Theo ca sản xuất
1- 10 người/hố
11- 20 người/hố
21 - 30 người/hố
Theo ca sản xuất:
1- 20 người/buồng
21- 30 người/buồng
Trên 30
người/buồng
Theo ca sản xuất:
1- 30 nữ/buồng
Trên 30 nữ/buồng
Theo ca sản xuất:
1 - 20 người/vòi
21 - 30 người/vòi

Trên 30 người/vòi
1 người/ô kéo, hoặc
móc treo, hoặc tủ
nhỏ.
1,5 lít/người/ca sản
xuất

Phạm vi áp dụng
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
1- 100 người
101 - 500 người
Trên 500 người
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
1- 100 người
101 - 500 người
Trên 500 người
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
1- 300 người
301 - 600 người
Trên 600 người
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
1 - 300 người
Trên 300 người
Cơ sở có sử dụng lao động từ:
1 - 100 người
101 - 500 người
Trên 500 người
Các loại cơ sở có sử dụng lao
động (cơ sở, sản xuất, kinh doanh,
văn phòng...).

Các loại cơ sở có thuê lao động
(cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn
phòng...).


9

1.3.0. Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết
một số điều của bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ
Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết
một số điều của bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ , quy
định: “Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện
thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao
động”. Theo đó, phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng biệt rộng tối thiểu
6m, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh,
ghế, bàn, khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).
1.3.0. Tài liệu Hướng dẫn về chỗ ở cho người lao động (Guidance on Workers’
Accommodation)
Theo tài liệu Hướng dẫn về chỗ ở cho người lao động (Guidance on
Workers’ Accommodation), các công trình, trang thiết bị vệ sinh cần đạt những
tiêu chuẩn như sau :
Công trình vệ sinh và nhà vệ sinh: Việc cho phép người lao động duy trì tiêu
chuẩn vệ sinh cá nhân tốt, đồng thời ngăn ngừa ô nhiễm và lây lan bệnh tật do các
thiết bị vệ sinh không đủ thật sự là một điều thiết yếu. Các thiết bị vệ sinh và nhà vệ
sinh bao gồm tất cả những thứ sau: nhà vệ sinh, bệ đi tiểu, bồn rửa và vòi hoa sen.
Các thiết bị vệ sinh và nhà vệ sinh phải được giữ trong điều kiện làm việc sạch sẽ
và đầy đủ. Các cơ sở cũng phải được xây dựng bằng các vật liệu có thể dễ dàng làm
sạch và đảm bảo sự riêng tư. Công trình vệ sinh và nhà vệ sinh không bao giờ được
chia sẻ giữa nam giới và nữ giới, ngoại trừ chỗ ở của gia đình. Khi cần thiết, phụ nữ
được cung cấp các cơ sở vệ sinh bổ sung.

1. Các thiết bị vệ sinh và nhà vệ sinh được làm bằng vật liệu dễ dàng làm sạch.
2. Các thiết bị vệ sinh và nhà vệ sinh được làm sạch thường xuyên và giữ
trong điều kiện sạch sẽ.
3. Các thiết bị vệ sinh và nhà vệ sinh được thiết kế để cung cấp cho người lao
động sự riêng tư đầy đủ, bao gồm trần nhà để phân tầng và cửa khóa.


10

4. Các thiết bị vệ sinh và nhà vệ sinh không được chia sẻ giữa nam giới và
nữ giới, ngoại trừ nhà ở.
Các thiết bị vệ sinh: Việc bố trí nhà vệ sinh để tránh sự nhiễm bẩn và ngăn
ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm là thực sự cần thiết.
1. Công nhân cần được cung cấp đầy đủ nhà vệ sinh. Các tiêu chuẩn bao gồm
từ 1 - 15 người/1 nhà vệ sinh đến 1 - 6 người/1 nhà vệ sinh. Đối với bệ đi tiểu, các
tiêu chuẩn thông thường là 1 đến 15 người/1 bệ.
2. Các cơ sở vệ sinh nằm ở nơi thuận tiện và dễ tiếp cận. Tiêu chuẩn cách từ
30 - 60 mét từ phòng ngủ/phòng ngủ tập thể. Phòng vệ sinh cần thiết kế ở nơi mà
mọi người có thể tiếp cận được, không bị bất cứ cá nhân nào đi qua phòng ngủ cá
nhân. Ngoài ra, tất cả các phòng vệ sinh phải có đủ ánh sáng (được thắp sáng), có
quạt thông gió chất lượng tốt hoặc cửa sổ bên ngoài, có đủ khu vực rửa tay và vị trí
thuận tiện. Nhà vệ sinh và các phương tiện vệ sinh khác nên trong cùng tòa nhà như
phòng ngủ và ký túc xá.
Buồng tắm (vòi hoa sen)/phòng tắm và các phương tiện vệ sinh khác: Các
phòng/phòng tập thể cần được cung cấp chậu rửa tay và vòi hoa sen. Các cơ sở này
phải được giữ trong điều kiện sạch sẽ (tốt) và được làm sạch thường xuyên. Ván sàn
tắm vòi hoa sen phải là vật liệu có thể làm sạch được, chống ẩm và thoát nước đúng
cách. Phải có đủ không gian để treo, hong khô quần áo. Phải có đủ ánh sáng, chỗ
thông gió và xà phòng thích hợp. Chỗ rửa tay, vòi hoa sen và các thiết bị vệ sinh
khác nên được đặt tại nơi có khoảng cách hợp lý (tính từ các địa điểm khác nói

chung và tính từ chỗ ngủ nói riêng).
1. Vách tắm/phòng tắm được làm bằng vật liệu chống trơn trượt.
2. Công nhân cần được cung cấp đầy đủ chỗ rửa tay tiện nghi. Tiêu chuẩn: 1
– 15 người/1 chỗ rửa đến 1 – 6 người/1 chỗ. Chỗ rửa tay phải bao gồm một vòi
nước và một chậu rửa, xà phòng và các phương tiện làm vệ sinh tay.
3. Công nhân cần được cung cấp đầy đủ buồng tắm/phòng tắm. Tiêu chuẩn 1
– 15 người/1 buồng tắm đến 1 – 6 người/1 buồng tắm.
4. Buồng tắm/phòng tắm đặt ở chỗ thuận tiện.
5. Buồng tắm/cơ sở vệ sinh được cung cấp đầy đủ nước nóng lạnh và nước nóng.


11

1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.
1.4.0. Trên thế giới
Theo báo cáo “Sức khỏe môi trường” của WHO công bố ngày 15 tháng 3
năm 2012, trong năm 2012 ước tính có khoảng 12,6 triệu người tử vong do sống
hoặc làm việc trong môi trường không lành mạnh – gần 1/4 trên tổng số người chết
trên toàn cầu .
Năm 2015, chỉ có 68% dân số thế giới được sử dụng nhà vệ sinh cải tiến
(flush toilets and covered latrines) (năm 1990, con số này là 54%).
Gần một phần ba dân số thế giới hiện nay đã được sử dụng (tiếp cận) cơ sở
vệ sinh được cải thiện từ năm 1990, với tổng cộng là 2,1 tỷ người.
Thực tế là: 2,4 tỷ người vẫn không có các phương tiện vệ sinh cơ bản như
nhà vệ sinh hoặc thiết bị vệ sinh. Trong số này, 946 triệu người vẫn đi vệ sinh bừa
bãi, ví dụ ở các đường phố, sau những cây bụi hoặc vào các vùng nước.
Ít nhất 10% dân số thế giới được cho là ăn thực phẩm được tưới bằng nước thải.
Vệ sinh không đầy đủ ước tính gây ra 280.000 ca tử vong do bệnh tiêu chảy
hàng năm và là một nhân tố chính trong một số bệnh nhiệt đới bị lãng quên, bao
gồm giun đường ruột, bệnh sán máng và bệnh mắt hột. Vệ sinh kém cũng góp phần

làm suy dinh dưỡng .
Tình hình phát triển và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh của nước ta theo đánh
giá của WHO/UNICEF (1993) là 17,4% dân số. Tỷ lệ này xấp xỉ với Ấn Độ: 16,2%,
thấp hơn so với Lào: 20,9%. Tuy nhiên nếu chỉ tính riêng cho nông thôn, tỷ lệ này
mới chỉ đạt được 13,2% và cũng còn cao hơn một số nước khác. Sự phấn đấu của
mỗi nước có khác nhau, tại Bangladesh năm 1975 là 1,7%, sau 13 năm tăng lên là
23% dân số sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. .
Theo nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 312 đối tượng nữ công nhân thuộc
03 lĩnh vực nghề nghiệp trong năm 2014 – 2015 tại Ấn Độ cho thấy có tới 64% (n =
200) những người tham gia nghiên cứu không có cơ sở vệ sinh tại nơi làm việc của
họ. Nghiên cứu này cũng phát hiện có mối liên quan giữa phụ nữ không có điều
kiện tiếp xúc với nhà vệ sinh và mắc một số bệnh liên quan, hành vi uống nước.


12

Trong đó, mối liên quan giữa phụ nữ báo cáo các triệu chứng sức nóng liên quan
đến nhiệt và thiếu tiếp cận với nhà vệ sinh tại nơi làm việc là rất lớn (χ 2 = 4.0397 ,
P = 0,0444). Trong số phụ nữ không được tiếp cận nhà vệ sinh, 174 phụ nữ (87%)
cho biết đã từng phải trải qua sự bất tiện trong việc vệ sinh kinh nguyệt định kỳ,
cũng có liên quan đáng kể (χ 2 = 42.92, p = 0.0005 * 10-7). Phụ nữ không có điều
kiện tiếp xúc với nhà vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục
cao gấp 6 lần so với phụ nữ có tiếp xúc với nhà vệ sinh, như trong ngành công
nghiệp luyện thép (OR = 6.01, KTC 95%: 3.45-10.47 p <0.0001). Phụ nữ không
được tiếp cận nhà vệ sinh tại nơi làm việc cũng cho biết uống ít nước hơn (5%, n =
17) để tránh phải dùng nhà vệ sinh thường xuyên (χ 2 = 4.76, p = 0.0290) (N = 17)
(χ 2 = 20.03, p = 0,0076 * 10-04) "Không phải nước uống" (<1 L/ca) và tỷ lệ hiện
mắc các vấn đề di truyền học (n = 17). Người ta cũng quan sát thấy phụ nữ "không
uống đủ nước" có nguy cơ cao hơn 4 lần phát triển các vấn đề di truyền học so với
phụ nữ uống đủ nước (OR 4.01, KTC 95%: 2.16-7.45, p <0.0001) . Tuy nhiên,

nghiên cứu này chưa mang tính chuyên sâu và chưa đưa ra các yếu tố liên quan đến
vấn đề sức khỏe gặp phải của nữ công nhân khi không được tiếp xúc với các công
trình vệ sinh, chủ yếu nghiên cứu trên chỉ tập trung vào việc mô tả.
Phụ nữ không được tiếp cận sử dụng nhà vệ sinh (n=200) được nghiên cứu
có sự thay đổi nồng độ nước tiểu (44%), màu da (39%), cảm giác nóng rát thường
xuyên và nhiễm trùng đường tiểu (11%). Phụ nữ nghiên cứu (n=24) đã chấp nhận
thay đổi hành vi nhịn đi tiểu (khoảng 2 - 4 giờ), có liên quan đáng kể đến việc
không tiếp cận được nhà vệ sinh (χ 2 = 12.2, p = 0.0003). Khoảng 2% lao động nữ
cũng được chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi thận. 10% báo cáo là xin nghỉ việc ở nhà
trong thời gian kinh nguyệt cho mục đích vệ sinh, kết quả là số lao động nữ này
không được nhận tiền lương trong ngày kinh nguyệt và căng thăng tâm lý bởi sự
không hài lòng của người quản lý .
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được tiến hành với 118 phụ nữ làm việc
tại hai mỏ vàng và bạch kim của Nam Phi nhằm tìm hiểu về vấn đề sức khỏe và an
toàn lao động cho thấy sự thiếu thốn các phương tiện vệ sinh và công trình vệ sinh


13

phúc lợi trong điều kiện làm việc dưới mặt đất. Hơn một nửa số công nhân tham gia
phỏng vấn (52,5%) phàn nàn về vấn đề này ở các trạm làm việc của họ. Kết quả
cũng cho thấy hầu hết người tham gia (99,8%) phàn nàn về tình trạng không có nhà
vệ sinh tại các khu vực làm việc dưới lòng đất: 31,4% xếp loại “điều kiện vệ sinh
nghèo nàn”, trong khi 67,8% đánh giá là “không thể chấp nhận”. Tất cả người tham
gia phàn nàn về việc thiếu các phương tiện rửa tay sau khi sử dụng thiết bị vệ sinh.
Hơn nữa, phần lớn người được phỏng vấn (90,6%) cho biết các thiết bị vệ sinh
ngầm dưới mặt đất không được phân loại theo giới tính, trong khi 95,7% báo cáo
thiếu các thùng vệ sinh để xử lý các khăn giấy vệ sinh đã sử dụng. Kết quả là gần
như tất cả những người tham gia (96,4%) báo cáo rằng họ không thể vứt bỏ đúng
cách những khăn/miếng vệ sinh bẩn trong các thiết bị vệ sinh dưới lòng đất và buộc

phải bỏ chúng khi kết thúc ca làm việc và quay trở lại bề mặt mỏ vàng, (58,4%)
được chẩn đoán các điện kiện da khác nhau (p<0,001). Điều kiện vệ sinh cho các cơ
sở vệ sinh cũng liên quan đến loại mỏ (p=0,004) và nhiều phụ nữ (38,1%) từ mỏ
bạch kim phàn nàn về các điều kiện vệ sinh không thể chấp nhận. Phân tích sâu hơn
cho thấy các bệnh phụ khoa đã được báo cáo có liên quan một các đáng kể
(p<0,005) với tình trạng tiếp cận và vệ sinh của nhà vệ sinh cũng như sự sẵn có của
các phương tiện rửa tay và thùng chứa vệ sinh . Nghiên cứu này đã đưa ra được sự
thiếu thốn các phương tiện vệ sinh và công trình vệ sinh phúc lợi trong điều kiện
làm việc dưới mặt đất, nhất là mô tả được tình trạng và việc sử dụng (tính chấp
nhận) của người lao động về các công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc của
người lao động. Đồng thời, các yếu tố liên quan đến việc hạn chế sử dụng các công
trình vệ sinh dưới lòng đất.
1.4.0. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về công trình vệ sinh
phúc lợi tại các làng nghề tại Việt Nam. Trong khi đó, các làng nghề được mở rộng
và phát triển. Hiện tại, đa phần các nghiên cứu đều tập trung vào vấn đề ô nhiễm
môi trường tại các làng nghề truyền thống.


14

Trong một nghiên cứu về “Môi trường làng nghề thực trạng và giải pháp,
trường hợp nghiên cứu tại làng nghề Nha Xá, Hà Nam” của Nguyễn Thanh Lâm
cho thấy một số lượng tương đối người dân hoặc người lao động tại các làng nghề
mắc một số bệnh. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cho thấy có 8%30% người dân mắc bệnh về đường tiêu hóa, 4,5%-23% bệnh viêm da, 6%-18%
bệnh đường hô hấp, 13%-38% phụ nữ mắt bệnh phụ khoa… Tỷ lệ mắc bệnh liên
quan đến nghề sản xuất tại Dương Liễu – Hà Nội là 70%, làng bún bánh Vũ Hội –
Thái Bình là 70%, làng bún Phú Đô, làng rượu Tân Đô là 50% .
Theo báo cáo môi trường quốc gia 2008 về môi trường làng nghề Việt Nam
của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008) tại Làng nghề tái chế kim loại Văn Môn,

Yên Phong, Bắc Ninh đã đưa ra số liệu tại trạm y tế xã Yên Xá, từ năm 2000-2006
tổng số người dân ở làng Tống Xá đã tử vong là 102 người. Ngoài 27,4% người
chết do suy kiệt tuổi già theo quy luật tự nhiên, tỷ lệ người chết do ung thư phổi,
gan, dạ dày chiếm cao nhất (25,5%), tiếp đến là tai biến mạch máu não (19,6%).
Hầu như năm nào cũng có người chết vì tai nạn lao động và đa số các ca trẻ chết sơ
sinh đều do bị dị tật bẩm sinh hoặc đẻ non. Đây có thể là hậu quả do ô nhiễm môi
trường của sản xuất làng nghề gây ra .
Ô nhiễm đất, nước và không khí tại làng nghề cơ khí Vân Chàng (Nam Định)
đã làm cho phần lớn dân cư trong làng mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài
da và phụ khoa. Có tới 4,7% số người trong làng bị mắc bệnh lao phổi, 8,3% mắc
bệnh viêm phế quản, đặc biệt số người chết vì ung thư ngày càng tăng. Làng có trên
50% người lao động mắc các bệnh liên quan tới thần kinh. Tính đến năm 2011, tại
Vân Chàng có 150 người bị bệnh lao phổi, 240 người bị bệnh phế quản, hơn 90%
dân số mắc các bệnh ngoài da, viêm ngứa, đau mắt hột và gần 10 người chết vì bệnh
ung thư. Rất nhiều chị em phụ nữ đẻ non hoặc con chết yểu, đặc biệt thời gian gần
đây các ca quái thai có chiều hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân
Vân Chàng là 55, thấp hơn nhiều so với tuổi trung bình của cả nước. Bên cạnh
những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường làng nghề, các nguy cơ tai nạn
thương tích đối với người lao động tại các làng nghề cũng rất cần được quan tâm.


15

Những tai nạn lao động như nổ lò, điện giật, bỏng, ngã, gãy tay, vật nặng đè cũng
đáng báo động, tỷ lệ tai nạn lao động tại nhóm làng nghề này chiếm khoảng 33,4%
mỗi năm. Theo nghiên cứu tại Tống Xá (Nam Định) năm 2007, tỷ lệ tai nạn thương
tích (bỏng, điện giật, gãy chân tay...) của làng nghề cao hơn so với khu vực đối
chứng là làng An Thái và Ba Khu (Yên Phong, Nam Định) .
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu


Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình vệ sinh phúc lợi
của người lao động


×