Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Đánh giá mức độ hoạt động bệnh ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp theo thang điểm SASDAS CRP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 89 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh khớp viêm mạn tính
chưa rõ nguyên nhân và chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết
thanh âm tính. Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi tình trạng viêm và calci
hóa tại các điểm bám gân, dây chằng trên xương, đặc biệt tại cột sống. Biểu hiện
trên lâm sàng của bệnh là sự kết hợp giữa hội chứng cùng chậu – cột sống, hội
chứng bám tận (viêm tại các điểm bám gân). Ngoài ra bệnh còn có thể gây ra
những tổn thương khác ở mắt, da, van động mạch chủ, ruột… [1].
Trong những quần thể nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ mắc VCSDK dao
động trong khoảng từ 0,01% đến 1,8% dân số thế giới [2]. VCSDK thường
khởi phát ở người trẻ tuổi, trong đó 80% xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở tuổi
trước 30, chỉ 5% bệnh nhân khởi phát bệnh trên 45 tuổi [3]. Tiến triển của
bệnh VCSDK gây biến dạng giải phẫu cột sống, giảm khả năng vận động cột
sống, viêm khớp cùng chậu, viêm khớp háng 2 bên, làm ảnh hưởng đến chức
năng lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy,
việc chẩn đoán sớm và đánh giá đúng mức độ hoạt động của bệnh để đưa ra
một phác đồ điều trị phù hợp, sẽ làm giảm sự tiến triển của bệnh, cũng như
giảm thiểu nguy cơ tàn phế cho bệnh nhân. Trên thế giới đã có nhiều thang
điểm được đưa ra nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng hoạt động của VCSDK,
trong đó được sử dụng nhiều nhất là chỉ số BASDAI (Bath ankylosing
spondylitis disease activity index – chỉ số đánh giá mức độ hoạt động bệnh
VCSDK) và thang điểm ASDAS (Ankylosing spondylitis disease activity
score – thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh VCSKD). Chỉ số
BASDAI gồm 6 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi, bệnh nhân tự đánh giá mức độ
đau của mình theo thang điểm VAS (Visual analog scales - Cường độ đau
dạng nhìn). Kết quả thu được phụ thuộc rất nhiều vào nghề nghiệp, trình độ
học vấn, trạng thái tâm lý của từng người, dẫn đến nhiều sai số [4]. Thang



2

điểm ASDAS kết hợp việc tự đánh giá của bệnh nhân với các chỉ số đánh giá
mức độ viêm (tốc độ máu lắng giờ thứ nhất hoặc protein phản ứng C), do đó
có độ tin cậy và chính xác cao, ít phụ thuộc vào yếu tố chủ quan hơn so với
chỉ số BASDAI. Đây là thang điểm được nhiều tác giả ủng hộ trong thực hành
lâm sàng và nghiên cứu [5]. Tuy nhiên thang điểm này có công thức phức tạp
và khó tính toán, do vậy khó áp dụng khi muốn đánh giá nhanh tình trạng
bệnh nhân trên lâm sàng. Từ năm 2012 đến năm 2016, Schneeberger và cộng
sự đã đưa ra thang điểm mới dựa trên thang điểm ASDAS đó là thang điểm
SASDAS-ML và SASDAS-CRP (Simplified version of Ankylosing
Spondylitis Disease Activity Score) để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh
VCSDK [6], [7]. So với thang điểm ASDAS, thang điểm SASDAS đơn giản
hơn và dễ dàng áp dụng trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Thang điểm
SASDAS-ML và SASDAS-CRP được tính toán bằng cách cộng tổng các giá
trị trong thang điểm ASDAS, nên đánh giá chính xác mức độ hoạt động của
bệnh VCSDK [6]. Trên thế giới những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu
ứng dụng thang điểm SASDAS trong đánh giá bệnh VCSDK và cho thấy có
mối tương quan chặt chẽ với các chỉ số trước đây như BASDAI, BASFI hay
thang điểm ASDAS trong việc đánh giá mức độ tiến triển của bệnh nhân
VCSDK [6], [8]. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về bệnh VCSDK chủ
yếu sử dụng các chỉ số BASDAI, ASDAS để đánh giá mức độ tiến triển của
bệnh cũng như hiệu quả điều trị. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu: “Đánh giá mức độ hoạt động bệnh ở bệnh nhân viêm cột sống dính
khớp theo thang điểm SASDAS-CRP” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ hoạt động bệnh ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp
theo thang điểm SASDAS-CRP.
2. Đánh giá mối tương quan giữa thang điểm SASDAS-CRP với chỉ số
BASDAI và thang điểm ASDAS-CRP



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh viêm cột sống dính khớp
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và đặc điểm dịch tễ học
Viêm cột sống dính khớp lần đầu tiên được Galen ghi nhận và phân biệt
với viêm khớp dạng thấp vào thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên [9]. Đặc điểm
tổn thương xương cột sống của bệnh (“cột sống hình cây tre”) được các nhà
khảo cổ học mô tả khi khai quật mộ xác ướp Ai Cập 5000 năm tuổi [10]. Năm
1559, nhà giải phẫu học và phẫu thuật Realdo Colombo đã có những mô tả về
đặc điểm của VCSDK [11]. Tài liệu đầu tiên về những thay đổi bệnh lý của bộ
xương liên quan với VCSDK đã được Bernard Connor xuất bản năm 1691
[12]. Năm 1818, Benjamin Brodie lần đầu tiên ghi nhận một trường hợp
VCSDK có tổn thương viêm mống mắt kèm theo [13].
Năm 1858, David Tucker xuất bản một cuốn sách nhỏ mô tả trường hợp
của Leonard Trask với những biến dạng cột sống nghiêm trọng do bệnh
VCSDK. Đây là trường hợp VCSDK đầu tiên được ghi nhận tại Hoa Kỳ [14].
Vào cuối thế kỷ XIX, nhà thần kinh học người Nga Vladimir Bekhterev năm
1893, nhà bác học Đức Adolph Strümpell năm 1897 và Pierre Marie của Pháp
năm 1898 là những người đầu tiên đưa ra những mô tả đầy đủ cho phép chẩn
đoán chính xác bệnh VCSDK từ trước khi có những biến dạng cột sống nặng
[15], [16], [17]. Vì thế, VCSDK còn được gọi là bệnh Bekhterev hoặc bệnh
Marie-Strümpell.
Bệnh VCSDK chiếm tỷ lệ 0,28% trong cộng đồng dân cư miền Bắc
Việt Nam trên 16 tuổi, chủ yếu là nam giới (90%) [1]. Bệnh thường thường
gặp ở người trẻ, khoảng 80% bệnh nhân dưới 30 tuổi và 58% trường hợp khởi
phát bệnh trước 19 tuổi [18].



4

Ở những khu vực và chủng tộc khác nhau, tỷ lệ người mắc VCSDK
cũng khác nhau. Theo thống kê của Linda E. Dean cho thấy, tỷ lệ mắc
VCSDK trong dân số châu Âu là 0,24%, ở châu Á là 0,17%, ở bắc Mỹ là
0,32%, châu Mỹ Latinh là 0,1% và thấp nhất ở châu Phi với 0,7% [19].
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp đến nay
vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, nhiều tác giả ủng hộ giả thuyết về
sự kết hợp giữa yếu tố nhiễm khuẩn (Chlamydia Trachomatis, Klebsiella hoặc
Salmonella …) và một cơ địa di truyền (sự có mặt của kháng nguyên bạch cầu
người HLA-B27, tiền sử gia đình có người mắc bệnh trong nhóm bệnh lý
huyết thanh âm tính) là tác nhân quan trọng làm khởi phát bệnh VCSDK [20].
Có sự liên quan chặt chẽ giữa sự có mặt của kháng nguyên HLA-B27
với bệnh nhân mắc VCSDK. Kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA)
B27 là một loại kháng nguyên bề mặt lớp I được mã hoá bởi một gen nằm
trong cụm gen có tên là phức hợp hòa hợp mô chủ yếu (MHC) trên nhánh
ngắn của nhiễm sắc thể 6. Chúng có vai trò trình diện các peptid kháng
nguyên nội sinh và ngoại sinh cho tế bào TCD8 [21]. HLA-B27 được tìm thấy
ở hơn 90% bệnh nhân bị bệnh [22], tuy nhiên chỉ dưới 5% bệnh nhân mang
gen HLA-B27 sẽ phát triển thành VCSDK [23]. Có nhiều giả thuyết được đưa
ra về cơ chế gây bệnh VCSDK liên quan đến HLA-B27. Giả thuyết về
“Peptid gây viêm khớp” cho rằng HLA-B27 có khả năng liên kết các peptid
kháng nguyên đặc hiệu, dẫn đến phản ứng của tế bào TCD8 đối với những
trình tự hoặc các chuỗi vi khuẩn nào đó. Sau đó phản ứng ly giải tế bào gây
tổn thương mô và làm cho quá trình viêm khuếch tán. Bên cạnh đó theo giả
thuyết về “ bất thường bề mặt chuỗi nặng”, sự gấp nếp bất thường của các
phân tử HLA-B27 có thể dẫn đến sự biến dạng của phân tử, và những dạng
bất thường này có thể gây hoạt hóa quá trình viêm. Theo giả thuyết về



5

“protein không gấp nếp”, những protein không gấp nếp sẽ bị phân hủy bởi
quá trình giáng hóa nội bào. Nếu quá trình này diễn ra quá mức, các sản phẩm
giáng hóa sẽ tích tụ lại trong và ngoài tế bào, gây độc và gây ra các phản ứng
viêm…[20].
Nhiều tác giả ủng hộ quan điểm có sự liên quan giữa tình trạng nhiễm
khuẩn như E. coli, Salmonella và đặc biệt là Klebsiella pneumonie với sự xuất
hiện bệnh VCSDK[24], [25]. Theo Taurog và cộng sự, những con chuột
chuyển gen HLA-B27 nếu chỉ nuôi trong môi trường vô khuẩn sẽ không xuất
hiện biểu hiện của viêm khớp [26]. Nghiên cứu trên bệnh nhân VCSDK cũng
cho thấy có sự tăng nồng độ kháng thể Ig A đối với một số loại vi khuẩn như
E.Coli, Klebsiella pneumonia. Ngoài ra, kháng nguyên lipopolysaccharide của
vi khuẩn đường ruột, gây đáp ứng miễn dịch làm đại thực bào tăng bài tiết
TNF-α và IL-1 cũng được tìm thấy trên màng hoạt dịch của bệnh nhân
VCSDK [27].
Sự xuất hiện VCSDK còn có liên quan đến sự gia tăng nồng độ các
cytokin trong máu. Yếu tố hoại tử u TNF-α thường tăng cao ở bệnh nhân
VCSDK [28]. Nghiên cứu của Mai Thị Minh Tâm năm 2008 tiến hành định
lượng nồng độ TNF-α của 34 bệnh nhân VCSDK và 10 bệnh nhân khỏe mạnh
nhận thấy nồng độ TNF-α trong nhóm bệnh nhân cao hơn hẳn nhóm chứng,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [29]. Những nghiên cứu và
khuyến cáo về sử dụng liệu pháp chống TNF-α đã đem lại hiệu quả cải thiện
về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng cho những bệnh nhân VCSDK
[30], [31], [32]. Điều này cho thấy yếu tố hoại tử u TNF-α có liên quan với
cơ chế bệnh sinh của VCSDK. Ngoài ra nồng độ các cytokin khác như IL17 và IL-23 … ở những bệnh nhân mắc VCSDK cao hơn so với những
người bình thường, từ đây suy ra IL-17 và IL-23 cũng đóng một vai trò
nhất định trong sinh bệnh học bệnh VCSDK [33].



6

1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh VCSDK
1.1.3.1. Lâm sàng
VCSDK là bệnh lý viêm khớp mạn tính, biểu hiện bằng các đợt viêm
cấp tính. Bệnh không chỉ gây tổn thương các khớp cùng chậu, cột sống mà
còn ảnh hưởng các những khớp ngoại vi, thường gặp các khớp chi dưới như
khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Đợt cấp của VCSDK thường biểu hiện
bằng đau khớp kiểu viêm, sưng đau, ít nóng đỏ, đau cả 2 bên, kèm theo cứng
khớp buổi sáng, tăng nhạy cảm tại vùng đau khi bị va chạm hoặc tì đè.
Triệu chứng tại khớp trung tâm:
Tổn thương khớp cùng chậu xuất hiện sớm nhất, thường cả 2 bên, biểu hiện
bằng đau vùng mông không xác định, lúc bên phải, lúc bên trái. Một số trường
hợp lâm sàng có thể không rõ ràng và được phát hiện trên phim X-quang.
Tại cột sống, có 3 vị trí thường bị tổn thương trong bệnh VCSDK là:
đĩa liên đốt sống, dây chằng quanh đốt sống, các khớp liên mỏm gai sau.
Vùng cột sống bị ảnh hưởng sớm nhất là cột sống thắt lưng, tiếp đó là cột
sống ngực và biểu hiện tại cột sống cổ thường là muộn nhất. Người bệnh
thường cảm thấy đau cột sống âm ỉ, dai dẳng tăng dần, đau tăng về đêm gần
sáng, kèm theo cứng cột sống buổi sáng, đau giảm khi vận động và sau khi
dùng thuốc chống viêm không steroid khoảng 48 giờ.
Dấu hiệu thực thể chính phát hiện được trên bệnh nhân VCSDK là tình
trạng hạn chế vận động cột sống và biến dạng cột sống. Cụ thể, ở cột sống
thắt lưng, hạn chế chủ yếu động tác cúi, biểu hiện bằng giảm chỉ số Schober
và tăng khoảng cách tay đất, giai đoạn muộn là teo cơ cạnh cột sống và mất
đường cong sinh lý cột sống. Tổn thương các khớp sườn – đốt sống ngực
cũng làm giảm độ giãn lồng ngực, giai đoạn muộn có thể dẫn đến suy hô hấp.
Tổn thương tại cột sống cổ cũng làm hạn chế động tác cúi trước, sau đó mới

ảnh hưởng tới động tác xoay, giai đoạn muộn sẽ gây hạn chế vận động cột
sống ở mọi tư thế.


7

Ở bệnh nhân VCSDK cũng thường xuất hiện tình trạng giảm mật độ
xương, kể cả các bệnh nhân nam giới trẻ tuổi, gây hậu quả xẹp lún đốt sống,
gãy xương đốt sống. Cơ chế của loãng xương là do tình trạng viêm, liên quan
tới sự có mặt của TNF-α, IL-6 trong quá trình viêm, đồng thời có sự giảm vận
động cột sống ở bệnh nhân, ngoài ra còn do sử dụng corticoid bừa bãi ở nước
ta hiện nay [1].
Triệu chứng tại khớp ngoại vi:
Trong VCSDK, không chỉ tổn thương khớp trung tâm, tình trạng tổn
thương các khớp ngoại vi cũng diễn ra phổ biến. Tại đây thường gặp tổn
thương các khớp chi dưới: khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Các khớp
sưng đau, ít nóng đỏ, khớp gối, khớp cổ chân thường kèm tràn dịch khớp.
Bệnh gây hậu quả tàn phế do dính khớp nhanh chóng, teo cơ tùy hành.
Minh họa quá trình biến đổi hình dáng theo thời gian ở bệnh nhân
VCSDK được thể hiện như hình sau:

Hình 1.1: Quá trình biến đổi hình dáng theo thời gian ở bệnh nhân VCSDK [34]


8

Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp:
- Toàn thân: Bệnh nhân thường sốt nhẹ, gầy sút cân, mệt mỏi, thiếu máu
nhược sắc sau các đợt viêm nhiễm kéo dài.
- Hội chứng bám tận: thường rất đau gót do viêm điểm bám tận của gân

Achilles hoặc gân gan chân, các gân khác hiếm gặp hơn.
- Tổn thương mắt: chiếm khoảng 25% (5 – 33% tùy nghiên cứu), bệnh
nhân thường gặp viêm mống mắt hoặc viêm màng bồ đào trước không có u
hạt, biểu hiện bằng mắt một bên đỏ, nhìn mờ, có thể để lại di chứng là dính
mống mắt, glaucome… gây giảm thị lực.
- Tổn thương tim: thường gặp các rối loạn về dẫn truyền, tổn thương van
tim, rối loạn co bóp cơ tim, suy tim do hạn chế dung tích lồng ngực, viêm
màng ngoài tim.
- Tổn thương phổi: do xơ – bọng nước phổi và do hạn chế độ giãn của
lồng ngực [1].
1.1.3.2. Cận lâm sàng
 Xét nghiệm máu:
- Hội chứng viêm sinh học: tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng.
- Xét nghiệm HLA-B27 huyết thanh, có thể có bằng chứng của nhiễm
Chlamydia.
 Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang quy ước: Từ những năm 1930, chụp X – quang khớp
cùng chậu và cột sống đã được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán và phân
loại giai đoạn bệnh trong VCSDK, giúp phát hiện được những tổn thương
mạn tính tại các khớp trong quá trình viêm [35].
X-quang quy ước khớp cùng chậu: Là phương pháp có ý nghĩa quan
trọng trong chẩn đoán xác định và phân loại giai đoạn bệnh của VCSDK:


9

- Giai đoạn 1: Nghi ngờ viêm khớp cùng chậu, biểu hiện bằng hình ảnh
khớp cùng chậu dường như rộng ra (rộng và mờ khe khớp).
- Giai đoạn 2: Bờ khớp không đều, hình ảnh bào mòn ở cả 2 diện khớp
(hình ảnh tem thư).

- Giai đoạn 3: Đặc xương dưới sụn 2 bên, dính khớp một phần.
- Giai đoạn 4: Dính toàn bộ khớp cùng chậu.
Viêm khớp cùng chậu 2 bên ở giai đoạn 2 trở lên hoặc 1 bên ở giai đoạn
3 trở lên mới có giá trị chẩn đoán.

Hình 1.2: Hình ảnh viêm khớp cùng chậu.
Hình A: Khớp cùng chậu bình thường. Hình B: Viêm khớp cùng chậu giai đoạn I
và giai đoạn II. Hình C: Viêm khớp cùng chậu giai đoạn III. Hình D: Viêm khớp
cùng chậu giai đoạn 4 [36].


10

X-quang cột sống:

Hình 1.3: Hình ảnh cầu xương và đốt sống hình cây tre [37].
- Trên phim chụp thẳng: VCSDK điển hình với hình ảnh cột sống hình
cây tre do xơ hóa dây chằng bên, hình ảnh đường ray tàu hỏa do xơ hóa dây
chằng liên gai ở giai đoạn muộn.
- Trên phim chụp nghiêng: có thể thấy hình ảnh cầu xương ở phía trước
X-quang khớp tổn thương: Thường các khớp tổn thương là khớp háng,
khớp gối, hay gặp hình ảnh hẹp khe khớp nhưng hiếm khi có bào mòn xương.
Tại khớp háng đôi khi thấy hình ảnh xơ hóa bao khớp biểu hiện bằng các dải
xơ hình rẻ quạt.
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ khớp cùng chậu: Chụp cộng hưởng từ có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát hiện sớm tình trạng viêm khớp cùng chậu, ngay từ khi
chưa có những biến đổi trên X-quang. Hình ảnh cộng hưởng từ khớp cùng chậu
cho thấy tình trạng hủy xương tại khớp biểu hiện bằng giảm tín hiệu trên T1,



11

tăng tín hiệu trên T2. Ngoài ra còn có thể thấy hình ảnh bào mòn khớp ở 2 bờ
khớp.
Chụp cắt lớp vi tính khớp cùng chậu: Phát hiện được các tổn thương xơ
xương dưới sụn, hình bào mòn khớp và dính khớp.
Đo mật độ xương: Có thể gặp tình trạng giảm mật độ xương hoặc loãng xương.
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm cột sống dính khớp.
Việc chẩn đoán sớm VCSDK có ý nghĩa quan trọng do bệnh có thể dẫn
đến tình trạng biến dạng khớp, gây hậu quả tàn tật vĩnh viễn. Bệnh được chẩn
đoán theo tiêu chuẩn New York sửa đổi 1984 [38], dựa trên các triệu chứng
lâm sàng và X-quang khớp cùng chậu như sau:
- Đau thắt lưng từ 3 tháng trở lên, cải thiện khi luyện tập, không giảm
khi nghỉ.
- Hạn chế vận động cột sống thắt lưng ở 4 tư thế: cúi, ngửa, nghiêng, xoay.
- Giảm độ giãn lồng ngực (dưới hoặc bằng 2,5 cm).
- Tổn thương khớp cùng chậu trên X-quang: khi viêm giai đoạn 2 trở lên
cả 2 bên hoặc viêm giai đoạn 3 – 4 ở 1 bên.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn trên X-quang và có ít nhất 1 tiêu
chuẩn về lâm sàng.
1.1.5. Điều trị viêm cột sống dính khớp
1.1.5.1 Mục tiêu điều trị theo ASAS/EULAR 2016
Theo ASAS/EULAR 2016, mục tiêu điều trị đối với bệnh nhân
VCSDK là:
- Kiểm soát quá trình viêm và đau khớp.
- Ngăn ngừa tổn thương các cơ quan tiến triển nhằm bảo tồn chức năng vận
động của cơ thể và tham gia các hoạt động xã hội
Việc đưa ra quyết định điều trị phải dựa trên từng cá thể người bệnh,
tùy theo các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân (đau cột sống, đau khớp ngoại



12

biên, đau điểm bám gân, và các biểu hiện ngoài khớp), các bệnh kèm theo,
đồng thời phải cân nhắc cả các yếu tố về tâm lý xã hội[39] .
1.1.5.2. Điều trị nội khoa
• Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):
NSAIDs là nhóm thuốc được lựa chọn điều trị đầu tiên với liều tối đa
đối với bệnh nhân VCSDK theo khuyến cáo của ASAS/EULAR 2016. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy các thuốc NSAIDs có tác dụng làm giảm
nhanh các triệu chứng của bệnh VCSDK [40], [41]. Tất cả các NSAIDs đều có
thể chỉ định, không có bằng chứng cho thấy có một loại thuốc nào có hiệu quả
hơn các thuốc khác [40]. Tuy nhiên để giảm tác dụng phụ xảy ra trên đường tiêu
hóa, nên chọn nhóm ức chế chọn lọc COX-2 và chọn những loại thuốc có thời
gian bán thải kéo dài để giúp giảm triệu chứng đau vào ban đêm.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc sử dụng liên tục
NSAIDs ở những bệnh nhân có CRP cao làm giảm sự gia tăng tổn thương cấu
trúc ở cột sống so với việc chỉ sử dụng theo yêu cầu [42], [43]. Tuy nhiên
trong một thử nghiệm ngẫu nhiên khác lại không xác nhận kết quả này, nghi
ngờ về tác dụng đối với tổn thương cấu trúc của NSAIDs [44]. Do vậy cho
đến nay, việc sử dụng kéo dài các thuốc NSAIDs vẫn nhằm mục đích điều trị
triệu chứng hơn là tác dụng bảo vệ liên quan đến tiến triển cấu trúc. Hiệu quả
điều trị của thuốc thường đạt được tối đa sau 2 tuần điều trị, vì vậy sau 2 tuần
nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm thì nên thay đổi sang một
loại thuốc NSAIDs khác. Khi thất bại điều trị với hai loại thuốc NSAIDs, nên
tìm một biện pháp điều trị khác [39].
• Thuốc giảm đau



13

Thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol và các thuốc giống opioid có
thể cân nhắc để giảm triệu chứng đau khi thất bại, chống chỉ định và/hoặc được
dung nạp kém với các phương pháp điều trị khác [39].
• Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)
Bệnh nhân VCSDK nếu chỉ mắc thể cột sống đơn thuần thường không
đáp ứng với các thuốc DMARDs kinh điển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
sulfasalazine, methotrexat và leflunomide thường không đem lại hiệu quả đối
với các triệu chứng tại khớp trục. Đôi khi có thể có những trường hợp ngoại lệ
mà bệnh nhân không có lựa chọn điều trị dược lý nào khác vì lý do độc tính,
chống chỉ định hoặc do chi phí [45], [46], [47]. Tuy nhiên đối với các tổn
thương khớp ngoại vi, sulfasalzine đem lại hiệu quả điều trị tích cực, do đó có
thể được lựa chọn đối với ở những bệnh nhân VCSDK thể ngoại vi hoặc thể
hỗn hợp [45], [48]. Methotrexat cũng thường được chỉ định nhằm kiểm soát
tình trạng đau khớp ngoại vi trong bệnh viêm cột sống dính khớp.
• Điều trị bằng các thuốc nhóm corticoid
Các thuốc corticoid được khuyến cáo trong điều trị tại chỗ đối với bệnh
nhân VCSDK. Việc tiêm corticoid nội khớp hoặc tại các điểm bám tận của gân
đem lại kết quả tốt. Chỉ định tiêm corticoid tại các vị trí: viêm khớp cùng chậu,
khớp khớp sườn cột sống, khớp ức đòn, ức sườn, khớp ngoại vi như khớp gối,
khớp háng, gân gót. Tuy nhiên chưa có đủ dữ liệu chứng minh hiệu quả của việc
sử dụng corticoid đường toàn thân. Do đó, dùng các thuốc corticoid đường toàn
thân không được khuyến cáo trong điều trị VCSDK [39].
• Các thuốc DMARDs sinh học:
Các DMARDs sinh học được sử dụng trong bệnh VCSDK ngày nay bao
gồm các thuốc kháng TNF-α và kháng IL-17. Các thuốc này ra đời dựa trên
vai trò của các cytokin trong cơ chế bệnh sinh của bệnh VCSDK. Sự ra đời



14

của thuốc DMARDs sinh học đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong điều trị
VCSDK. Hiện nay, có 3 loại thuốc kháng TNF–α đã được chứng minh hiệu
quả và tính an toàn trong điều trị VCSDK dựa trên các thử nghiệm lâm sàng
pha III là: Infliximab, Etanercept, Adalimumab. Các nghiên cứu về hiệu quả
điều trị và tính an toàn của thuốc ức chế TNF-α cho thấy tất cả các thuốc này
đều có tác dụng tốt dựa trên các thông số nghiên cứu: BASDAI, BASFI, thời
gian cứng khớp buổi sáng, chức năng vận động của cột sống, số khớp sưng,
máu lắng, CRP so với nhóm chứng điều trị bằng NSAIDs có hoặc không kết
hợp với DMARDs kinh điển và giả dược [49], [50]. Sử dụng thuốc kháng IL17 đã chứng minh hiệu quả ở những bệnh nhân thất bại với thuốc kháng TNFα, nhưng kết quả mang lại thường thấp hơn ở những bệnh nhân chưa từng
điều trị thuốc kháng TNF-α [51], [52].
1.1.5.3. Điều trị ngoại khoa.
- Thay khớp háng toàn phần được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đau
khớp háng dai dẳng hoặc có khuyết tật khớp háng với bằng chứng trên
xquang về tổn thương khớp háng.
- Phẫu thuật chỉnh hình cột sống được chỉ định khi bệnh nhân có những biến
dạng cột sống nghiêm trọng [39].
1.1.5.4. Điều trị không dùng thuốc
Trong bệnh VCSDK, ngoài các biện pháp điều trị dùng thuốc, việc thực
hiện các bài tập ở nhà và vật lý trị liệu được chứng minh là đem lại hiệu quả,
góp một phần quan trọng trong việc kiểm soát phòng ngừa di chứng cứng
khớp cho bệnh nhân VCSDK [53].
1.2. Các thang điểm để đánh giá mức độ hoạt động bệnh của viêm cột
sống dính khớp
Đánh giá mức độ hoạt động bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc theo
dõi và quyết định điều trị đối với bệnh nhân VCSDK. Nhiều nghiên cứu trên


15


thế giới đã đưa ra các thang điểm nhằm hỗ trợ bác sỹ lâm sàng trong việc
đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân VCSDK, trong đó có 2 thang điểm
được sử dụng nhiều nhất là BASDAI và ASDAS.


16

1.2.1. Chỉ số BASDAI
Việc đánh giá được mức độ hoạt động của bệnh VCSDK có ý nghĩa quan
trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Từ lâu đã có nhiều
thang điểm được đưa ra nhằm lượng giá mức độ hoạt động của bệnh VCSDK.
Chỉ số BASDAI được Garrett và cộng sự đưa ra năm 1994 gồm 6 câu hỏi
[54]:
1. Mức độ mệt mỏi? (BASDAI 1)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
2. Mức độ đau ở cột sống cổ, lưng và khớp háng? (BASDAI 2)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
3. Mức độ sưng/đau của các khớp ngoài cột sống cổ, lưng và khớp háng?
(BASDAI 3)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
4. Mức độ khó chịu của những vùng bị đau khi chạm hoặc tỳ đè?
(BASDAI 4)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
5. Mức độ cứng khớp buổi sáng từ lúc thức dậy? (BASDAI 5)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
6. Thời gian cứng khớp buổi sáng? (BASDAI 6)
Không cứng khớp: 0 điểm.
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 30 phút: 2,5 điểm.
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 60 phút: 5 điểm.

Cứng khớp buổi sáng kéo dài 90 phút: 7,5 điểm.
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 120 phút: 10 điểm.
Bộ 6 câu hỏi của chỉ số BASDAI được đưa ra cho bệnh nhân tự trả lời và
đánh giá dựa theo thang công cụ VAS. Trong 5 câu hỏi đầu tiên, điểm mỗi câu
thể hiện mức độ ảnh hưởng của bệnh, trong đó 0 điểm tương ứng với không


17

ảnh hưởng gì và 10 điểm có nghĩa là ảnh hưởng trầm trọng làm bệnh nhân
không chịu đựng được. Điểm câu 6 phụ thuộc vào thời gian cứng khớp buổi
sáng của mỗi người. Câu 5 và 6 đánh giá về tình trạng cứng khớp buổi sáng
và được gộp chung thành 1 chỉ số, có giá trị bằng trung bình cộng điểm 2 câu
này. Sau đó, chỉ số BASDAI được tính bằng tổng của câu hỏi từ 1 đến 4 và
điểm cứng khớp buổi sáng, rồi chia cho 5 [54]. Ứng dụng chỉ số BASDAI
trong đánh giá mức độ hoạt động bệnh trên 473 bệnh nhân VCSDK trong thời
gian 6 tuần, Calin và cộng sự đã khẳng định BASDAI là một công cụ có độ
tin cậy cao, đáp ứng với sự thay đổi của bệnh, thích hợp để xác định mức độ
hoạt động bệnh trong VCSDK [55]. Các nghiên cứu của Hiệp hội viêm cột sống
dính khớp quốc tế (ASAS) đều thống nhất sử dụng giá trị cut – off cho chỉ số
BASDAI là 4 điểm. Khi đó BASDAI từ 4 điểm trở lên tương ứng với tình trạng
bệnh đang trong giai đoạn hoạt động và BASDAI dưới 4 điểm được cho là bệnh
không hoạt động. Đây cũng là mốc lượng giá quan trọng quyết định việc sử
dụng các thuốc DMARDs sinh học cho bệnh nhân VCSDK [30],[56],[57].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng sử dụng chỉ số BASDAI cho việc theo dõi
đáp ứng của bệnh nhân đối với các phương pháp điều trị [41], [47].
Chỉ số này có ưu điểm nổi bật là ngắn gọn, đơn giản, dễ áp dụng trong
các nghiên cứu, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cảm giác của từng bệnh nhân,
kết quả sẽ bị ảnh hưởng bởi trạng thái tâm lý, cảm xúc, trình độ … của mỗi
người. Do vậy, cần có những công cụ mang tính khách quan cao hơn nhằm

đánh giá được chính xác hơn mức độ hoạt động bệnh của bệnh nhân VCSDK.
1.2.2. Thang điểm ASDAS
Nhằm khắc phục những hạn chế của các chỉ số BASDAI, năm 2010,
ASAS đã đưa ra thang điểm ASDAS

(Ankylosing Spondylitis Disease

Activity Score – thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh VCSDK), là
công cụ mới trong đánh giá mức độ hoạt động bệnh VCSDK. Thang điểm này


18

được xây dựng gồm bộ 4 câu hỏi do bệnh nhân tự trả lời, kết hợp với xét
nghiệm đánh giá tình trạng viêm khớp (theo giá trị CRP hoặc ML), từ đó áp
dụng công thức có sẵn để tính toán ra điểm ASDAS của mỗi bệnh nhân. Có 2
công thức tính thang điểm ASDAS là ASDAS-CRP và ASDAS-ML. Nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng ASDAS-CRP có độ nhạy cao hơn ASDAS-ML trong việc
phân loại mức độ hoạt động bệnh của bệnh nhân VCSDK [58] . Thang điểm
ASDAS cụ thể là [5]:
1. Mức độ đau tại cột sống cổ, lưng và khớp háng? (ASDAS 1 tương ứng với
BASDAI câu hỏi 2).
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
2. Thời gian cứng khớp buổi sáng? (ASDAS 2 tương ứng với BASDAI câu hỏi 6)
Không cứng khớp: 0 điểm
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 30 phút: 2,5 điểm
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 60 phút: 5 điểm
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 90 phút: 7,5 điểm
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 120 phút: 10 điểm
3. Tình trạng bệnh do bệnh nhân tự đánh giá? (ASDAS 3)

Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
4. Mức độ sưng đau khớp ngoại vi? (ASDAS 4 tương ứng với BASDAI câu hỏi 3)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
Công thức tính ASDAS
ASDAS-CRP = 0,12 x mức độ đau tại cột sống cổ, lưng và khớp háng +
0,06 x thời gian cứng khớp buổi sáng + 0,11 x tình trạng bệnh do bệnh nhân
tự đánh giá + 0,07 x mức độ sưng đau khớp ngoại vi + 0,58 x ln (CRP + 1)
Đơn vị của CRPhs là mg/L.


19

ASDAS-ML = 0,08 x mức độ đau tại cột sống cổ, lưng và khớp háng +
0,07 x thời gian cứng khớp buổi sáng + 0,11 x tình trạng bệnh do bệnh nhân
tự đánh giá + 0,09 x mức độ sưng đau khớp ngoại vi + 0,29 x ML
Đơn vị của ML là mm/h.
Hội nghị của ASAS năm 2010 cũng đưa ra các giá trị cut – off của thang
điểm ASDAS như sau[59]:
- ASDAS < 1,3: bệnh không hoạt động.
- 1,3 ≤ ASDAS < 2,1: bệnh hoạt động trung bình.
- 2,1 ≤ ASDAS < 3,5: bệnh hoạt động mạnh.
- ASDAS ≥ 3,5: bệnh hoạt động rất mạnh.
Nhằm đánh giá sự tiến triển của bệnh trước và sau điều trị, các nhà khoa
học đã thống nhất đưa ra giá trị thay đổi của thang điểm ASDAS được tính
bằng hiệu số của điểm ASDAS trước và sau điều trị (gọi là Δ):
Trong đó: Δ ≥ 1,1: có cải thiện lâm sàng.
Δ ≥ 2,0: cải thiện lớn về lâm sàng [59].
Theo nghiên cứu của Van der Heijde và cộng sự năm 2008 cho thấy
thang điểm ASDAS có tính phân loại cao đối với bệnh nhân ở các mức độ
hoạt động bệnh khác nhau và nhạy cảm với sự thay đổi của bệnh, điều này có

ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đáp ứng với điều trị trong các thử
nghiệm lâm sàng. Cân nhắc vấn đề về tính khả thi và chi phí, người ta thấy
xét nghiệm tốc độ máu lắng giờ đầu có thể được thực hiện dễ dàng hơn so với
xét nghiệm CRP, nhưng khó đạt chuẩn trong các nghiên cứu đa trung tâm.
Thay vào đó xét nghiệm CRP được chuẩn hóa và đo lường được trong các
phòng thí nghiệm. Do đó ASAS lựa chọn phiên bản ASDAS-CRP là phiên
bản được ưu tiên trong đánh giá mức độ hoạt động bệnh ở bệnh nhân
VCSDK, còn thang điểm ASDAS-ML được lựa chọn thứ hai, áp dụng ở
những cơ sở không tiến hành được xét nghiệm CRP [60].


20

Nghiên cứu trên 150 bệnh nhân của Malong Xu chỉ ra rằng ASDASCRP và ASDAS-ML có mối tương quan tốt với tình trạng bệnh do bệnh nhân
tự đánh giá (r=0,65 và r=0,72), với tốc độ máu lắng giờ đầu (r= 0,57 và
r=0,81) và với CRP (r=0,51 và r=0,70), được tính ở thời điểm ban đầu và sau
6 tuần dùng thuốc kháng TNF-α. Nghiên cứu này khẳng định ASDAS là thang
điểm tốt để đánh giá mức độ hoạt động bệnh ở bệnh nhân VCSDK. Đây cũng
là thước đo có giá trị trong việc lựa chọn bệnh nhân và đánh giá hiệu quả sau
dùng thuốc kháng TNF-α [61].
Nghiên cứu năm 2014 của Ramiro và cộng sự trên 184 bệnh nhân cho
thấy có mối liên hệ theo chiều dọc giữa mức độ tiến triển của bệnh với sự
phát triển của tổn thương trên x-quang, trong đó ASDAS là chỉ số đánh giá
phù hợp hơn so với BASDAI [62].
Thang điểm ASDAS ra đời là một bước tiến lớn trong việc đánh giá một
cách toàn diện và cụ thể hơn tình trạng hoạt động bệnh ở bệnh nhân. Đồng thời
thang điểm này cũng là công cụ thích hợp cho việc lựa chọn phương pháp điều
trị và đánh giá đáp ứng của bệnh nhân sau quá trình điều trị [39].
1.2.3. Thang điểm SASDAS
Tuy thang điểm ASDAS có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng lại tương

đối phức tạp, khó áp dụng trong thực hành lâm sàng, khi cần đánh giá bệnh
một cách nhanh chóng. Do vậy năm 2012, Schneeberger và cộng sự đã đề
xuất thang điểm SASDAS-ML, được tính toán bằng việc tính tổng các chỉ số
trong thang điểm ASDAS. Thang điểm SASDAS-ML bao gồm năm thành
phần: Tình trạng bệnh do bệnh nhân tự đánh giá, mức độ đau cột sống cổ,
lưng, khớp háng (BASDAI câu hỏi 2), sưng đau các khớp ngoại biên
(BASDAI câu hỏi 3), thời gian cứng khớp buổi sáng (BASDAI câu hỏi 6) và
tốc độ máu lắng giờ đầu chia cho 10 [6]. Đến năm 2016, Schneeberger dựa
trên thang điểm ASDAS và SASDAS-ML, đã đưa ra thang điểm SASDAS-


21

CRP, trong đó, thay thông số tốc độ máu lắng giờ đầu chia 10 bởi CRPhs
(mg/dl). Nội dung thang điểm SASDAS-ML và SASDAS-CRP bao gồm:
1. Mức độ đau tại cột sống cổ, lưng và khớp háng? (tương ứng với ASDAS
câu hỏi 1 và BASDAI câu hỏi 2)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
2. Thời gian cứng khớp buổi sáng? (tương ứng với ASDAS câu hỏi 2 BASDAI câu hỏi 6)
Không cứng khớp: 0 điểm.
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 30 phút: 2,5 điểm.
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 60 phút: 5 điểm.
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 90 phút: 7,5 điểm.
Cứng khớp buổi sáng kéo dài 120 phút: 10 điểm.
3. Tình trạng bệnh do bệnh nhân tự đánh giá? (tương ứng với ASDAS câu hỏi 3)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
4. Mức độ sưng đau khớp ngoại vi? (tương ứng với ASDAS câu hỏi 4 –
BASDAI câu hỏi 3)
Không 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trầm trọng
Các giá trị cut - off cho SASDAS-ML như sau:

- SASDAS-ML < 7,9: bệnh không hoạt động.
- 7,9 ≤ SASDAS-ML < 13,9: bệnh hoạt động trung bình.
- 13,9 ≤ SASDAS-ML < 27,7: bệnh hoạt động mạnh.
- SASDAS ≥ 27,7: bệnh hoạt động rất mạnh.
Các giá trị cut-off cho SASDAS-CRP như sau:
- SASDAS-CRP< 10,5: bệnh không hoạt động.
- 10,5 ≤ SASDAS-CRP < 19: bệnh hoạt động trung bình.
- 19 ≤ SASDAS-CRP < 36: bệnh hoạt động mạnh.
- SASDAS-CRP ≥ 36: bệnh hoạt động rất mạnh.


22

Thang điểm SASDAS thể hiện được tính khách quan tương tự như thang
điểm ASDAS, nhưng có công thức tính toán đơn giản hơn, dễ dàng áp dụng
trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Do vậy, SASDAS là công cụ đơn giản
và thiết thực để đánh giá được tình trạng hoạt động bệnh của VCSDK [8].
1.3. Tình hình nghiên cứu về thang điểm SASDAS
Đánh giá mức độ hoạt động bệnh của bệnh nhân VCSDK có ý nghĩa
quan trọng trong việc theo dõi và đưa ra quyết định điều trị bệnh. Chỉ số
BASDAI và thang điểm ASDAS là những công cụ đánh giá mức độ hoạt
động bệnh được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nghiên cứu năm 2014 của
Nguyễn Thị Thu Hằng áp dụng thang điểm BASDAI trong đánh giá đáp ứng
điều trị của bệnh nhân VCSDK với thuốc infliximab. Nghiên cứu này cho
thấy sau 14 tuần điều trị, chỉ số BASDAI có sự cải thiện rõ rệt với p< 0,001,
điều này cho thấy có sự giảm mức độ hoạt động bệnh ở những bệnh nhân
được dùng infliximab[63]. Nghiên cứu của Mai Thị Minh Tâm năm 2008 chỉ
ra rằng, các bệnh nhân VCSDK có mật độ xương thấp hơn so với nhóm chứng
và chỉ số BASDAI là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến mật độ
xương ở bệnh nhân VCSDK [29] Nghiên cứu trong nước của Hoàng Thị

Phương Thảo cho thấy thang điểm ASDAS-CRP và ASDAS-ML có mối
tương quan đồng biến với chỉ số BASDAI (r=0,81 và r=0,80; p<0,05) và nhận
thấy đây là một thang điểm có giá trị trong việc đánh giá mức độ hoạt động
bệnh ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp [64].
Thang điểm SASDAS được đưa ra từ năm 2012 bởi Schneeberger và
cộng sự. Từ đó đến nay, thang điểm này đã được nhiều tác giả nghiên cứu
nhằm so sánh khả năng phản ánh mức độ hoạt động bệnh VCSDK với những
thang điểm đã được biết đến trước đây. Trong nghiên cứu của mình,
Schneeberger đã cho thấy, thang điểm SASDAS-ML có mối tương quan chặt
chẽ với thang điểm ASDAS (r = 0,93), với chỉ số BASDAI (r = 0,96) và với
chỉ số BASFI (r = 0,75)[6].


23

Nghiên cứu năm 2015 của Dilek Solmaz và cộng sự cũng chỉ ra mối
tương quan giữa chỉ số SASDAS-ML so với ASDAS-ML (r = 0.942, p < 0,001)
ASDAS-CRP (r = 0.847, p <0.001) và BASDAI (r = 0.916, p <0.001) [65].
Theo Fausto Salaffi và cộng sự, khi nghiên cứu trên 397 bệnh nhân
cũng khẳng định có sự tương quan mạnh giữa thang điểm SASDAS-ML với
các thang điểm ASDAS-CRP, ASDAS-ML và chỉ số BASDAI với hệ số
tương quan r lần lượt là 0,805, 0,835 và -0,886. Đánh giá về khả năng phản
ánh sự thay đổi của bệnh, thang điểm SASDAS kém nhạy hơn so với
ASDAS-CRP nhưng lại nhạy hơn so với chỉ số ASDAS-ML và BASDAI.
Điều này cho thấy SASDAS là một công cụ hiệu quả cao trong việc đánh giá
hoạt động của bệnh, đồng thời thang điểm này rất dễ tính toán, phù hợp cho
theo dõi bệnh nhân trên lâm sàng hằng ngày, nghiên cứu dịch tễ, và các thử
nghiệm lâm sàng [8].
Năm 2016, tác giả Schneeberger và cộng sự phát triển từ thang điểm
SASDAS-ML, đưa ra thang điểm SASDAS-CRP đánh giá mức độ hoạt động

bệnh trong bệnh VCSDK. Thang điểm này cũng sử dụng bộ câu hỏi về triệu
chứng lâm sàng như thang điểm SASDAS-ML, nhưng thay giá trị máu lắng
chia 10 bởi chỉ số CRPhs (mg/dl). Nghiên cứu của Schneeberger chỉ ra rằng
thang điểm SASDAS-CRP có mối tương quan rất cao với ASDAS-CRP (r=
0,93) và SASDAS-ML (r =0,96), tương quan cao với ASDAS-ML (r = 0,89)
và BASDAI (r= 0,88). Sử dụng các giá trị ngưỡng phân loại ASDAS-CRP đã
đề xuất trước đây [59], các giá trị cut-off tương ứng cho SASDAS-CRP như
sau: 0 đến <10,5 (bệnh không hoạt động), từ 10,5 đến 19 (bệnh hoạt động
trung bình),từ 19 đến 36 (hoạt động mạnh) và từ 36 trở lên (hoạt động bệnh


24

rất mạnh). Diện tích dưới đường cong (AUC) cho các giá trị ngưỡng này dao
động từ 0,96 đến 100 với độ nhạy 87-100% và độ đặc hiệu 99-100%. Hệ số
tương đồng giữa SASDAS-CRP và ASDAS-CRP là 0,70, giữa SASDAS-CRP
và SASDAS-ML là 0,74, tuy nhiên giữa SASDAS-CRP và ASDAS-ML thì
khá thấp (0,15).
Đối với hầu hết các bác sĩ lâm sàng, sử dụng các công cụ đơn giản và
nhanh nhất trong chẩn đoán và đánh giá bệnh nhân hàng ngày có ý nghĩa
quan trọng. Do đó, SASDAS là thang điểm hoàn toàn phù hợp trong thực
hành lâm sàng.


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: Khoa Cơ – xương – khớp bệnh viện Bạch Mai.

- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
 Nghiên cứu gồm 61 bệnh nhân được chẩn đoán là VCSDK theo tiêu chuẩn
New York sửa đổi năm 1984 [38], đang điều trị nội trú tại khoa Cơ xương

-

khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.
 Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
• Tiêu chuẩn New York sửa đổi năm 1984 bao gồm:
Đau thắt lưng từ 3 tháng trở lên, cải thiện khi luyện tập, không giảm khi nghỉ.
Hạn chế vận động cột sống thắt lưng ở 4 tư thế: cúi, ngửa, nghiêng, xoay.
Giảm độ giãn lồng ngực (dưới hoặc bằng 2,5 cm).
Tổn thương khớp cùng chậu trên X-quang: khi viêm giai đoạn 2 trở lên cả 2
bên hoặc viêm giai đoạn 3 – 4 ở 1 bên.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn trên X-quang và có ít nhất 1 tiêu
chuẩn về lâm sàng.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn: viêm phổi, viêm khớp
nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm hệ tiết niệu, sinh dục …
+ Bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn tâm thần.
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Cỡ mẫu nghiên cứu: Mẫu thuận tiện.


×