Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

XÁC ĐỊNH tỷ lệ NHIỄM ký SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT ở BỆNH NHÂN VIÊM mũi dị ỨNG DAI DẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=====

NGUYỄN HỮU PHÚC

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
ĐƯỜNG RUỘT Ở BỆNH NHÂN
VIÊM MŨI DỊ ỨNG DAI DẲNG
Chuyên ngành

: Tai mũi họng

Mã số

: 60720155

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Đào


HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1:TỔNG QUAN................................................................................3
1.1. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................3


1.1.1. Thế giới...........................................................................................3
1.1.2. Việt Nam.........................................................................................4
1.2. Giải phẫu mũi.........................................................................................4
1.3. Sinh lý mũi.............................................................................................5
1.4. Viêm mũi dị ứng.....................................................................................6
1.5. Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng........................................................7
1.6. Đặc điểm sinh học của một số ký sinh trùng đường ruột hay gặp.........8
1.6.1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của Sán lá gan lớn................................8
1.6.2. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun móc/mỏ..............................9
1.6.3. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun tóc....................................10
1.6.4. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun lươn.....................................11
1.6.5. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun đũa...................................12
1.6.6. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của Sán lợn ....................................13
1.3. Tình hình nhiễm giun sán đường ruột trên Thế giới và ở Việt Nam....14
1.3.1. Tình hình nhiễm giun sán đường ruột trên Thế giới.....................14
1.7. Tình hình nhiễm giun sán đường ruột ở Việt Nam...............................15
1.8. Cơ chế bệnh sinh..................................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........18
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................19
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................19


2.2.2. Mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu và cách chọn mẫu................................19
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................19
2.3. Xử lý số liệu.........................................................................................25
2.4. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................26

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................26
3.1.1. Giới................................................................................................26
3.1.2. Tuổi...............................................................................................27
3.1.3. Lý do vào viện...............................................................................28
3.1.4. Tần suất biểu hiện bệnh/năm.........................................................28
3.1.5. Tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình........................................29
3.1.6. Triệu chứng lâm sàng....................................................................29
3.2. Xác định ký sinh trùng đường ruột trong phân....................................30
3.2.1. Xác định tỷ lệ ký sinh trùng đường ruột có trong phân................30
3.2.2. So sánh tỷ lệ các loại dịch mũi trong nhóm tìm thấy KST và nhóm
không thấy KST đường ruột trong phân.......................................31
3.2.3 So sánh tính chất niêm mạc mũi giữa nhóm có KST và nhóm
không có KST...............................................................................32
3.2.4. So sánh tần suất mắc bệnh giữa nhóm có KST và nhóm không có
KST...............................................................................................33
3.2.5. Định danh ký sinh trùng đường ruột.............................................34
3.2.6. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng ở các loại ký sinh trùng tìm được. 35
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................43
KẾT LUẬN....................................................................................................48
KIẾN NGHỊ...................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Lý do vào viện................................................................................28
Bảng 3.2. Tần suất biểu hiện bệnh/năm..........................................................28
Bảng 3.3. Tiền sử dị ứng của bản thân đối tượng nghiên cứu.........................29
Bảng 3.4. Tiền sử dị ứng của gia đình đối tượng nghiên cứu.........................29

Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng xuất hiện ở nhóm đối tượng nghiên cứu.......29
Bảng 3.6. Triệu chứng thực thể của nhóm đối tượng nghiên cứu...................30
Bảng 3.7. Định danh KST đường ruột............................................................34


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nam nữ trong nhóm nghiên cứu.........................................26
Biểu đồ 3.2. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu..............................................27
Biểu đồ 3.3. Xác định ký sinh trùng đường ruột trong phân...........................30
Biểu đồ 3.4. So sánh tỷ lệ dịch mũi giữa 2 nhóm............................................31
Biểu đồ 3.5. Tình trạng niêm mạc mũi giữa nhóm có KST và nhóm không có
KST.............................................................................................32
Biểu đồ 3.6. Tần suất biểu hiện bệnh trong một năm giữa nhóm có KST và
nhóm không có KST đường ruột trong phân..............................33
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm giun đũa.......35
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm ấu trùng giun
lươn.............................................................................................36
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm giun móc......37
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm giun tóc......38
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm sán lá gan lớn.....39
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm sán lợn........40
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm giun chỉ......41
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng trong nhóm nhiễm sán máng....42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý dị ứng đường hô hấp phổ

biến. Bệnh có chiều hướng gia tăng vì mức độ ô nhiễm môi trường ngày một
tăng, khí hậu ngày càng bất ổn định, việc sử dụng thuốc và hóa chất bừa bãi,
stress trong cuộc sống công nghiệp…. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở Mỹ: 20%, Hồng
Công 43%, Ấn Độ 26%, Autralia 41-47%, Nhật Bản 13-20%, Thái Lan 20%,
Pháp 20-25%, Anh – Đức 21-24% [1],[2]. Ở Việt Nam, ước tính có 12,3% bị dị
ứng mũi. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng cộng đồng dân cư Hà Nội là 29,05 -32% [3].
Theo Nguyễn Năng An và các tác giả khác, tỉ lệ các bệnh dị ứng tăng từ 3-5 lần
trong vòng 30 năm vừa qua [3[,[4]. Viêm mũi dị ứng tuy không phải là một
bệnh lý nguy hiểm nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống, hiệu quả lao động
giảm, mất khả năng tập trung trong học tập, chi phí điều trị tốn kém và là
nguyên nhân gây giãn phế nang không hồi phục [4]. Ở Mỹ viêm mũi dị ứng gây
lãng phí 3,5 triệu ngày công/năm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hơn
50 triệu người, tiêu phí 7 tỉ USD, riêng tiền thuốc năm 2000 là 6 tỉ USD/năm.
Tổng chi phí tính trung bình cho các nước là 484 USD/người bệnh/năm. Ở Việt
Nam viêm mũi dị ứng chi phí 301 USD/người bệnh/năm [3].
Viêm mũi dị ứng được chia ra thành hai nhóm: viêm mũi dị ứng không
liên tục và viêm mũi dị ứng dai dẳng. Theo báo cáo ARIA 2008, sự khác nhau
của hai nhóm này dựa trên thời gian và tần suất xuất hiện các triệu chứng của
viêm mũi dị ứng [5]. Việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiện nay mới chủ
yếu dừng lại ở điều trị dự phòng và điều trị triệu chứng chứ chưa đi sâu vào
tìm hiểu nguyên nhân. Đặc biệt trên những bệnh nhân viêm mũi dị ứng dai


2

dẳng, điều trị thuốc nhiều đợt không tiến triển thì việc tìm hiểu nguyên nhân
gây bệnh là rất quan trọng.
Viêm mũi dị ứng có rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do
nhiễm ký sinh trùng [4],[5]. Ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể, kích
thích cơ thể tăng sản sinh bạch cầu ưa acid, triệu chứng tăng bạch cầu ưa acid

tấn công vào các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là đường hô hấp và gây ra các
triệu chứng bệnh lý. Việt Nam là đất nước có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đứng
thứ 10 trên thế giới vì thế đây cũng là một trong những nguyên nhân cần được
quan tâm nghiên cứu [6].
Trước thực tế đó, mục tiêu tiến hành nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm mũi dị ứng dai dẳng.

2.

Xác định tỷ lệ và định danh các loại ký sinh trùng đường ruột ở bệnh
nhân viêm mũi dị ứng dai dẳng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Thế giới
4000 BC, người ta đã mô tả tình trạng dị ứng do ký sinh trùng nhưng
chưa chỉ dừng lại ở mô tả [7].
1700 BC, việc dùng sữa bò chữa bệnh dị ứng do nhiễm giun được áp
dụng nhưng kết quả không được khả quan, chỉ 30% đáp ứng [7].
Thời Ai Cập cổ đại, các nhà nghiên cứu người Ấn đã dành được giải
thưởng trong chẩn đoán viêm mũi phì đại có tăng bạch cầu ái toan nhưng
chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể [8].
Aretéus A. (87 – 130) đã phân biệt các nguyên nhân gây ra dị ứng là do
nhiễm ký sinh trùng [9].

Năm 1258, người ta đưa ra nhận xét là độc tố của ký sinh trùng mới là
nguồn căn của viêm mũi dị ứng [10].
1577 – 1644) Van Helmont ở Bỉ và Botalius J. (1530 – 1582) ở Ý,
Bostock J. (1773 – 1846) ở Anh đã nghiên cứu ảnh hưởng của ký sinh trùng
trong cơ chế sinh bệnh của các bệnh dị ứng [11].
Năm 1895, phản ứng kháng nguyên, kháng thể được đưa vào giải thích
cơ chế viêm mũi dị ứng do ký sinh trùng kèm theo bạch cầu ái toan tăng chỉ
điểm [12].
Tại báo cáo bổ sung của ARIA (Allergic Rhinitis and its Impact on
Asthma) 2008, người ta phân chia viêm mũi dị ứng thành 2 nhóm dựa trên
tần suất và thời gian xuất hiện các triệu chứng, là viêm mũi dị ứng không
liên tục và viêm mũi dị ứng dai dẳng. [12’]


4

1.1.2. Việt Nam
Năm 2015 Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung nêu lên cơ chế gây
ra các bệnh dị ứng do kí sinh trùng [13].
1.2. Giải phẫu mũi
Hốc mũi hình thành một hệ thống đường hầm có nhiều ngách, nằm ở
phần trung tâm của khối xương mặt, và được phân thành hai nửa bởi một vách
ở chính giũa. Hốc mũi thông với các xoang cạnh mũi là xoang trán, xoang
hàm, xoang bướm, và xoang sàng.
Thành mũi xoang được phủ lớp niêm mạc dễ tách khỏi nền xương-sụn,
trần hốc mũi ngăn cách hốc mũi với hộp sọ bởi mảnh sàng. Sàn hốc mũi ngăn
cách các hốc mũi với khoang miệng [22],[23].
Niêm mạc mũi: Niêm mạc phủ thành bên ngoài của hốc mũi dính chặt
với lốp ngoại cốt của các xương, và được gọi là niêm mạc ngoại cốt. Niêm
mạc này phủ bề mặt các xương và lồi ra để luồn sâu vào trong những xoang

cạnh hốc mũi và những tế bào sàng (gọi chung là các xoang hơi). Riêng
xoang hàm thì không như vậy, vì niêm mạc mũi che lấp hai lỗ của xoang, và
chỉ để cho xoang thông với hốc mũi ở phía sau và phía trên bởi một lỗ nằm ở
phía trên mỏm móc. Niêm mạc mũi là nơi tác tác nhân gây bệnh tác động tạo
nên các triệu chứng lâm sang của viêm mũi dị ứng[22],[23],[24].


5

Hình 1.1: Hệ thống niêm mạc, mạch máu và dây thần kinh của mũi [22],
[23],[24].
Dây thần kinh mũi trong hoặc dây thần kinh sàng trước, là nhánh của
dây thần kinh mắt chi phối cảm giác ở vùng lỗ mũi và phần trước của mũi
[22],[23],[24].
1.3. Sinh lý mũi
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm, làm ẩm
và lọc sạch nguồn không khí qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác.
Niêm mạc hô hấp gồm lớp biểu mô và lớp đệm
Lớp đệm: mạng lưới các sợi mô liên kết thưa, có đủ các loại sợi, ít tế
bào lympho.
Biểu mô hô hấp tựa trên màng đáy, loại biểu mô trụ giả tầng, có lông
chuyển [25],[26].


6

Hình 1.2: MĐ: màng đáy; MM: mao mạch; NM: nhung mao;
TBC: tế bào hình chén; TBĐ: tế bào đáy [25],[26]
1.4. Viêm mũi dị ứng
Phân loại VMDƯ theo hướng dẫn của ARIA 2010 [26']

Phân loại VMDƯ dựa vào thời gian xuất hiện, diễn biến của các triệu
chứng được chia làm 2 loại:
 Gián đoạn (Intermittent allergic rhinitis): triệu chứng
- 4 ngày/ tuần
- Hoặc 4 tuần/ năm
 Dai dẳng (Persistent allergic rhinitis): triệu chứng
- >4 ngày/ tuần
- Hoặc >4 tuần/ năm
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Theo ARIA 2010, chẩn đoán VMDƯ chủ yếu dựa vào tiền sử và các
triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm chỉ có vai trò hỗ trợ chẩn đoán [26'].


7

- Lâm sàng
+ Cơ năng:
 Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi xuất hiện thành từng
lúc.
 Tại mắt: chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa mắt và nề quanh mắt.
 Ngứa miệng, họng, da và một số vùng khác.
+ Thực thể
 Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt.
 Cuốn mũi phù nề, nhất là cuốn dưới. Đây là nguyên nhân gây tắc mũi.
 Nhiều dịch xuất tiết nhầy trong.
 Ngoài ra có thể có polyp.
+ Tiền sử gia đình và bản thân: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da dị ứng.
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng dai dẳng chủ yếu qua thăm khám hỏi bệnh khai
thác triệu chứng.
- Khai thác tiền sử dị ứng. Trước hết cần biết tên, tuổi, nơi sinh, nghề

nghiệp của người bệnh, xem mối liên quan đến quá trình bệnh lí.
- Triệu chứng tại mũi: Hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi
- Niêm mạc mũi nhợt màu. Cuốn dưới quá phát.
- Sàn mũi có dịch, niêm mạc mũi có thể thoái hóa.
- Các triệu chứng xuất hiện ít nhất 4 ngày/tuần và tối thiểu trong 4 tuần
liên tiếp.
1.5. Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng bởi các dị nguyên là phấn
hoa, bụi, thời tiết, côn trùng, ký sinh trùng…[].


8

1.6. Đặc điểm sinh học của một số ký sinh trùng đường ruột hay gặp.
1.6.1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica được biết từ thế kỷ XIII. Sán này
thường ký sinh trong các ống mật và gây bệnh lý chủ yếu về gan ở các động
vật nhai lại như trâu, bò…, ít ký sinh và gây bệnh ở người. Sán lá gan lớn còn
có thể di chuyển lạc chỗ tới ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể vật
chủ như phúc mạc, tĩnh mạch hay tổ chức dưới da… Ngoài Fasciola hepatica
còn có Fascioia gigantica gây bệnh cho người [14],[15].
Hình thể: Sán lá gan lớn Fasciola hepatica
Chu kỳ

Hình 1.3: Chu kỳ sinh sản của sán lá gan lớn [14],[15]
Tác hại và khả năng gây bệnh: Trước khi vào đường mật sán lá gan lớn ký
sinh trong nhu mô gan và phá huỷ tổ chức gan gây những ổ tổn thương với tổ
chức hoại tử không đồng nhất dễ nhầm với u gan. Khi xâm nhập đường mật
gây giãn đường mật, dày thành ống mật, gây sỏi ống mật. Tĩnh mạch cửa
phồng lên và phù nề với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu ái



9

toan, kích thích cơ thể tăng sản sinh bạch cầu ưa ái toan, triệu chứng tăng
bạch cầu ái toan tấn công vào các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là đường hô
hấp gây ra các phản ứng dị ứng trong đó có mũi [14],[15],[16].
1.6.2. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun móc/mỏ (Ancylostoma
duodenale/Necator americanus)
Hình thể
Giun mỏ (Necator americanus): Nhìn đại thể bằng mắt thường khó phân biệt
với giun móc.

Hình 1.4: Chu kỳ sinh sản của giun mỏ [14],[15]
Chu kỳ: Chu kỳ giun móc và giun mỏ giống nhau.
Tác hại và khả năng gây bệnh: Khi ấu trùng giun móc/mỏ xuyên qua da,
chúng có thể gây hiện tượng viêm da tại nơi chúng xâm nhập với các triệu
chứng chính như ngứa, nổi nhiều nốt đỏ…Giai đoạn ký sinh tại ruột gây mất
máu nhiều, xét nghiệm thấy tình trạng thiếu máu nhược sắc, bạch cầu ái toan
tăng từ 5-12% kích thích giải phóng histamin, prostaglandin D2, E2, I2, các


10

leukotrien C4, P4, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu PAF... Đặc biệt nhiều tác giả đã
nhấn mạnh vai trò của các neuropeptid gây viêm từ giun móc/mỏ: chất P
(substance P), tachykinin, NKA (neurokinin A), GRP (Gastrin Releasing
Peptid), VIP (Vasoactive Intestinal Polypeptid)… Các neuropeptid này ngoài
tác dụng gây viêm, co cơ trơn, giãn mạch, tăng tiết dịch nhầy chúng còn là
các chất dẫn truyền thần kinh cảm thụ niêm mạc mũi (bắt nguồn từ dây thần

kinh hàm trên, nhánh sinh ba sinh ra từ phần giữa hạch Gasser [14],[15],[16].
1.6.3. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun tóc (Trichuris trichiura)

Hình 1.5: Chu kỳ sinh sản của giun tóc [14],[15]


11

Tác hại và khả năng gây bệnh
- Các chất ngoại tiết và nội tiết của giun tóc gây dị ứng cho cơ thể:
Phần đầu của giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột gây kích thích hàng loạt
các cơ quan khác, đầu tiên là dạ dày và ruột. Vai trò của giun tóc trong việc
gây nhiễm trùng thứ phát đã được nêu bởi nhiều tác giả. Các bệnh thương
hàn, tả thường phối hợp với giun tóc trong đa số các trường hợp, bệnh thường
tiến triển nặng và gây tử vong.
- Những người có giun tóc còn có thể bị nổi mẩn dị ứng. Số lượng
giun tóc nhiều có thể gây thiếu máu nhược sắc, tim có tiếng thổi tâm thu và
phù nhẹ.
Các receptor của chất NK1, NK2 do giun tóc khi cắm sâu vào niêm mạc
ruột tiết ra tác động lên hệ cơ trơn động mạch, tĩnh mạch, tuyến dưới niêm mạc và
biểu mô ở mũi của người, đó là các receptor NK1, NK2 của mạch máu kích thích
gây ra các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi dị ứng [14],[15].
1.6.4. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun lươn (Strongyloides stercoralis)
Năm 1876, Normana phát hiện thấy ở một lính viễn chinh Pháp cư trú
tại miền Nam Việt Nam có giun lươn, Giun lươn có phân bố rộng khắp nhưng
tỷ lệ nhiễm không cao.

Hình 1.6: Chu kỳ sinh sản của giun lươn [14],[15]



12

Tác hại và biểu hiện bệnh lý: Khi ở trong ruột giun lươn có thể gây
những tổn thương, loét niêm mạc ruột, tá tràng, làm rối loạn tiêu hoá hoặc gây
tình trạng viêm ruột mạn tính, có thể gây vêm tá tràng hoặc gây lỵ. Bạch cầu
ái toan tăng cao. Bất thường giun lươn lên phổi gây viêm phổi và có thể lên
não. Giun lươn có thể gây dị ứng nghiêm trọng [14],[15],[16].
1.6.5. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Giun đũa sống ở trong ruột non của người là phần đầu và phần giữa của
ruột non.

Hình 1.7: Chu kỳ sinh sản của giun đũa [14],[15]
Tác hại và khả năng gây bệnh: Giun đũa là loài giun ký sinh ở ruột, thường
với số lượng rất lớn, kèm theo vị trí ký sinh giúp chúng chiếm được lượng
sinh chất đáng kể từ người, đặc biệt đưa đến tình trạng suy sinh dưỡng đáng
kể ở trẻ em. Giun đũa tiết ra các neuropeptid có tác dụng như những yếu tố
hóa ứng động dưỡng bào, bạch cầu đa nhân làm phân hủy những tế bào này,
giải phóng ra các chất trung gian hóa học (chủ yếu histamin) và gây nên các


13

biểu hiện lâm sàng của viêm mũi như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi và
tắc nghẽn mũi, từ đây các kích thích lan truyền chủ yếu theo niêm mạc của
ống lệ tỵ và hệ thống thảm nhầy trên bề mặt để kích thích gây các biểu hiện
mắt như: ngứa mắt, cay mắt, chảy nước mắt, sưng góc trong ổ mắt, rỉ mắt…
1.6.6. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của Sán lợn (Taenia solium)
Sán lợn (Taenia solium) là loại sán dây phổ biến, có tỷ lệ cao ở các
vùng núi, vùng liên quan tới phong tục tập quán nuôi lợn thả rông đồng thời
có thói quen ăn các món thịt lợn chưa được nấu chín (nem, chạo tiết canh …).


Hình 1.7: Chu kỳ sinh sản cuả sán lợn [14],[15]
Tác hại và khả năng gây bệnh
- Tuỳ từng vị trí ấu trùng sán lợn cư trú mà gây các thể bệnh khác
nhau: thể ấu trùng sán lợn dưới da, bắp cơ, thể bệnh ấu trùng sán lợn tại các
cơ quan như mắt, tim và thường gặp nhất và nặng nề nhất là thể ấu trùng sán


14

lợn ở não. Gây các tổn thương như đau mỏi cơ, lồi nhãn cầu, lệch trục nhãn
cầu, bong võng mạc, rối loạn nhịp tim, suy tim, gây nhức đầu, động kinh, rối
loạn ý thức.
- Bạch cầu ái toan tăng ở 10,8% trường hợp nhiễm sán lợn đồng thời
tiết ra các tachykinin, NKA (neurokinin A) gây mẫn cảm → sinh hóa bệnh →
sinh lý bệnh [6], [8], [18] qua ba quá trình bệnh lý chủ yếu: viêm, co thắt, gia
tăng tính phản ứng niêm mạc mũi, do rất nhiều nguyên nhân và cơ chế khác
nhau. Trong cả ba quá trình này người ta thấy có mặt của nhiều tế bào viêm,
đặc biệt là tế bào mast, bạch cầu ưa base, bạch cầu ưa acid và bạch cầu trung
tính [14],[15],[16].
1.3. Tình hình nhiễm giun sán đường ruột trên Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nhiễm giun sán đường ruột trên Thế giới
Hơn 270 triệu trẻ em mầm non và hơn 600 triệu học sinh đang sống ở
những nơi có tỷ lệ nhiễm giun cao cần được điều trị và can thiệp phòng ngừa.
Theo ước tính trên thế giới có khoảng 807 triệu người nhiễm giun đũa và số
chết do giun đũa gây nên là 60.000 người. Số nhiễm giun tóc là 604 triệu
người trong đó có khoảng 10.000 người chết hằng năm [18].
Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới về thực trạng nhiễm giun trên toàn
cầu [19].



15

Hình 1.8: Thực trạng nhiễm giun đường ruột trên toàn cầu [19]
1.7. Tình hình nhiễm giun sán đường ruột ở Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam là
khá cao và phân bố trên nhiều vùng của cả nước. Tổng hợp số liệu điều tra của
Viện SR – KST – CT Trung ương cho thấy tỷ lệ nhiễm chung của các bệnh giun
đường ruột ở cộng đồng tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc khoảng 65,3%,
Đồng bằng sông Hồng là 58,2%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là
42,2%, Tây Nguyên là 30,2%, Đông Nam Bộ là 29% và Đồng bằng sông Cửu
Long khoảng 12-14% [20]. Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm chung tương đối cao
như Thanh Hoá năm 2009 là 75%. Trong số đó, nhóm đối tượng có nguy cơ
nhiễm bệnh giun sán đường ruột cao như trẻ em từ 2-5 tuổi và phụ nữ độ tuổi
sinh sản có tỷ lệ cao. Tỷ lệ nhiễm giun sán đường ruột ở trẻ 2-5 tuổi tại Nghệ
An là 77,9%, Thanh Hoá 76,4%, Điện Biên 54%, Lạng Sơn 63%, Kon Tum
37%..., tỷ lệ nhiễm chung ở các tỉnh điều tra là 34% [20]


16

Điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới về tình hình nhiễm giun đường ruột
ở Việt Nam [21].

Hình 1.9: Mức độ nhiễm giun đường ruột theo vùng ở Việt Nam [21]
1.8. Cơ chế bệnh sinh
Viêm mũi dị ứng dai dẳng có tăng bạch cầu ái toan do dị nguyên là ký
sinh trùng theo cơ chế dị ứng muộn có những đặc điểm sau:



17

Thời gian xuất hiện phản ứng (tại chỗ; toàn thân) sớm nhất sau 5 – 6 giờ,
trung bình 24 – 48 – 72 giờ, đôi khi nhiều ngày, kể từ lúc tiếp xúc với dị
nguyên gây bệnh [5].
Trong huyết thanh, không có kháng thể dị ứng lưu động, nếu có, chúng
không có vai trò quan trọng trong cơ chế dị ứng muộn, mà chức năng kháng
thể dị ứng do lympho bào mẫn cảm đảm nhận [28].
Bệnh cảnh lâm sàng của dị ứng muộn hết sức phong phú và đa dạng,
nhiều bệnh do nấm và kí sinh trùng, côn trùng (giun đũa, giun chỉ, vv.) [5].


18

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm mũi
dị ứng dai dẳng. Những bệnh nhân này được làm xét nghiệm máu đánh giá
lượng bạch cầu ái toan, sau đó xét nghiệm phân tìm và định danh kí sinh trùng
tại khoa khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bộ môn Kí sinh trùng
trường Đại học Y Hà Nội, thời gian tiến hành từ tháng 09/2016 đến 10/2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Chẩn đoán là viêm mũi dị ứng Theo ARIA 2010
- Được phân loại là nhóm viêm mũi dị ứng dai dẳng:
+ Tiền sử gia đình và bản thân người bệnh (có một số bệnh như mày đay
mạn, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, hen phế quản...).
+ Triệu chứng lâm sàng: ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi
trong, ngạt tắc mũi, ngứa mắt, niêm mạc mũi nề, nhợt màu, tím nhạt.
+ Các triệu chứng xuất hiện trên 4 ngày/tuần và trong ít nhất 4 tuần liên tiếp.

- Bệnh nhân được lấy máu tìm tế bào ái toan trong máu
- Bệnh nhân được lấy phân xác định và định danh ký sinh trùng có trong phân.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Viêm mũi dị ứng gián đoạn.
- Không tuân thủ các bước của quy trình nghiên cứu mẫu
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu


19

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả tiến cứu từng ca
2.2.2. Mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Mẫu nghiên cứu theo công thức tính của WHO ước tính 200 bệnh nhân
Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo các tiêu chuẩn lựa chọn và loại
trừ, chọn mẫu chủ đích.
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.2.3.1. Các thông số nghiên cứu và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu:
Kỹ thuật thu thập số liệu
 Mục tiêu 1:
+ Phỏng vấn bệnh nhân.
+ Hỏi tiền sử gia đình và bản thân đối tượng nghiên cứu
+ Hỏi triệu chứng cơ năng: ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, ngạt tắc mũi,
chảy nước mũi trong.
+ Thăm khám niêm mạc mũi: nề, nhợt màu
+ Thời gian và tần suất xuất hiện các triệu chứng: Trên 4 ngày/tuần và ít
nhất trong 4 tuần liên tiếp.
+ Được phân loại là viêm mũi dị ứng dai dẳng

+ Lập hồ sơ theo dõi cho từng đối tượng qua bệnh án mẫu (xem phụ lục 1)
Xét nghiệm máu
 Mục tiêu 2:
+ Xét nghiệm phân theo phương pháp Kato định danh kí sinh trùng (xem
phụ lục 2)


×