Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

MỘT số KÍCH THƯỚC, CHỈ số sọ mặt ở một NHÓM TRẺ EM 12 TUỔI tại hà nội TRÊN PHIM sọ mặt THẲNG từ XA kỹ THUẬT số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ VĂN TÀI

MỘT SỐ KÍCH THƯỚC, CHỈ SỐ SỌ MẶT
Ở MỘT NHÓM TRẺ EM 12 TUỔI TẠI
HÀ NỘI TRÊN PHIM SỌ MẶT
THẲNG TỪ XA KỸ THUẬT SỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ VĂN TÀI

MỘT SỐ KÍCH THƯỚC, CHỈ SỐ SỌ MẶT
Ở MỘT NHÓM TRẺ EM 12 TUỔI TẠI
HÀ NỘI TRÊN PHIM SỌ MẶT
THẲNGTỪ XA KỸ THUẬT SỐ
Chuyên ngành : Răng hàm mặt


Mã số

: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VÕ TRƯƠNG NHƯ NGỌC

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học
trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám hiệu, phòng đào tạo Viện đào tạo Răng
Hàm Mặt, Bộ môn Răng Trẻ Em đã tạo điều kiện cho tôi được học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Võ Trương Như Ngọc trưởng Bộ môn Răng Trẻ Em, người thầy mẫu
mực luôn giúp đỡ tôi, cho tôi những kiến thức, ý kiến quý báu, luôn tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn này.
Để có được kết quả học tập và nghiên cứu như hôm nay, tôi xin trân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn cùng các anh chị và các
bạn đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi trong quá trinh học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp cao học 24 chuyên ngành Răng
Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội về sự gắn bó, chia sẻ những khó khăn,
vất vả và những thành quả đạt được trong học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi đã
luôn động viên, tạo mọi điều kiện để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành

luận văn này.
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2017

Vũ Văn Tài


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Vũ Văn Tài, học viên cao học khóa 24 Trường Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc Trưởng bộ môn Răng Trẻ Em Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2017
Người viết cam đoan

Vũ Văn Tài


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSHD
HH
KC
KTN

SD
XHD
XHT

:
:
:
:
:
:
:
:

Chỉ số hàm dưới
Hỗn hợp
Khớp cắn
Kích thước ngang
Độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình
Xương hàm dưới
Xương hàm trên

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1


Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................3
1.1. Đại cương...............................................................................................3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt...................................3
1.1.2. Phim sọ mặt thẳng từ xa..................................................................4

1.1.3. Sự tăng trưởng theo chiều ngang của xương hàm...........................8
1.1.4. Phân loại khớp cắn theo Angle......................................................11
1.2. Phân tích, đánh giá phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số.....................14
1.2.1. Phân tích trên phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số......................14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu các kích thước sọ mặt trên phim sọ mặt
thẳng ở thế giới.............................................................................23
1.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá sự cân đối của khuôn mặt trên phim sọ mặt
thẳng từ xa kỹ thuật số..................................................................28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............30
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả........................31
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................31
2.2.3. Cách chọn mẫu..............................................................................32
2.3. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu....................................................32
2.4. Kỹ thuật chụp phim sọ mặt từ xa thẳng...............................................33
2.5. Các biến số nghiên cứu........................................................................36
2.5.1. Các biến số là các kích thước ngang.............................................36
2.5.2. Các biến số là các kích thước dọc.................................................38
2.5.3. Các biến số là các kích thước so sánh hai bên phải-trái................38
2.5.4. Chỉ số hàm dưới............................................................................39
2.6. Sai số và cách khống chế sai số...........................................................39
2.7. Thu thập và xử lý số liệu......................................................................41


2.7.1. Thu thập số liệu.............................................................................41
2.7.2. Xử lý số liệu..................................................................................46
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................46

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................48
3.1. Đặc điểm chung....................................................................................48
3.1.1. Sự phân bố theo giới.....................................................................48
3.1.2. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và khớp cắn............49
3.2. Một số chỉ số sọ mặt ở một nhóm trẻ em 12 tuổi tại Hà Nội năm 2017....49
3.2.1. Các kích thước ngang....................................................................49
3.2.2. Các kích thước dọc........................................................................52
3.2.3. Kích thước so sánh hai bên: là 14 kích thước đo hai bên phải trái.. . .53
3.3. Sự cân đối của khuôn mặt trên phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số...57
3.3.1. Sự cân đối của xương hàm trên và xương hàm dưới....................57
3.3.2. Sự cân đối giữa các kích thước ở hai bên phải-trái của khuôn mặt....58
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................63
4.1. Các chỉ số, kích thước sọ mặt của một nhóm trẻ em 12 tuổi tại Hà
Nội năm 2016-2017 trên phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số..........63
4.2. Sự cân đối của khuôn mặt trên phim sọ mặt thẳng từ xa của nhóm đối
tượng nghiên cứu trên.........................................................................73
KẾT LUẬN....................................................................................................75
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các mốc giải phẫu trên phim mặt thẳng.........................................15
Bảng 1.2. Giá trị kích thước ngang xương hàm bình thường của người da
trắng...........................................................................................19
Bảng 2.1. Các biến số theo chiều ngang..........................................................36
Bảng 2.2. Các biến số theo chiều dọc..............................................................38
Bảng 3.1. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới....................................48
Bảng 3.2. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và khớp cắn ..............49

Bảng 3.3. Các kích thước ngang theo giới......................................................49
Bảng 3.4. Chiều rộng bờ ngoài ổ mắt..............................................................50
Bảng 3.5. Chiều rộng mũi................................................................................50
Bảng 3.6. Chiều rộng xương hàm trên............................................................50
Bảng 3.7. Chiều rộng xương hàm dưới...........................................................51
Bảng 3.8. Chiều rộng đầu................................................................................51
Bảng 3.9. Chiều rộng hai tâm mắt...................................................................51
Bảng 3.10. Chiều rộng mặt..............................................................................52
Bảng 3.11. Chiều rộng hai chẩm.....................................................................52
Bảng 3.12. Khoảng cách A1-Cg......................................................................52
Bảng 3.13. Khoảng cách B1-Cg......................................................................53
Bảng 3.14. Chiều cao tầng mặt trước..............................................................53
Bảng 3.15. Các kích thước so sánh hai bên.....................................................53
Bảng 3.16. Các kích thước so sánh hai bên với khớp cắn loại I......................54
Bảng 3.17. Các kích thước so sánh hai bên với khớp cắn loại II....................55
Bảng 3.18. Các kích thước so sánh hai bên với khớp cắn loại III...................55
Bảng 3.19. Các kích thước so sánh hai bên với khớp cắn loại hỗn hợp..........56
Bảng 3.20. Chỉ số hàm dưới............................................................................57


Bảng 3.21. Sự chênh lệch kích thước ngang giữa xương hàm trên và xương
hàm dưới chung của nhóm nghiên cứu.....................................57
Bảng 3.22. Sự chênh lệch kích thước ngang giữa xương hàm trên và xương
hàm dưới của từng loại khớp cắn ở nhóm trẻ nam ...................57
Bảng 3.23. Sự chênh lệch kích thước ngang giữa xương hàm trên và xương
hàm dưới của từng loại khớp cắn ở nhóm trẻ nữ......................58
Bảng 3.24. Sự cân đối giữa các kích thước hai bên phải-trái..........................58
Bảng 3.25. Sự cân đối của các kích thước hai bên phải-trái ở khớp cắn loại I.....59
Bảng 3.26. Sự cân đối của các kích thước hai bên phải-trái ở khớp cắn loại II....60
Bảng 3.27. Sự cân đối của các kích thước hai bên phải-trái ở khớp cắn loại III...61

Bảng 3.28. Sự cân đối của các kích thước hai bên phải trái ở khớp cắn hỗn
hợp.............................................................................................62
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu của Richard M.Hesby 2006............................65
Bảng 4.2. Bảng so sánh với nghiên cứu của Stephen F. Snodell 1993............65
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu của Fabiana Ballantia và cộng sự...................67
Bảng 4.4. kết quả nghiên cứu của Christopher J.Lux và cộng sự...................68
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu của Athanasios E. Athanasiou và Caries Bosch
năm 1992...................................................................................69
Bảng 4.6. Bảng so sánh với nghiên cứu của A.T. Altug-Atac và sộng sự.......70
Bảng 4.7. Bảng so sánh với nghiên cứu của Lim Kwong Cheung và cộng sự
năm 2011...................................................................................70
Bảng 4.8. Bảng so sánh với kết quả nghiên cứu của Fengshan Chen và
cộng sự.....................................................................................71


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới........................................................................48

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Góc mặt theo Camper........................................................................3
Hình 1.2. Phim sọ mặt thẳng chụp theo kỹ thuật từ xa ....................................5
Hình 1.3. Sự tăng trưởng của xương mặt và xương hàm trên\(+) chỉ vùng đắp
xương, (-) chỉ vùng tiêu xương.......................................................9
Hình 1.4. Hướng phát triển xương hàm dưới..................................................11
Hình 1.5. Khớp cắn bình thường.....................................................................12
Hình 1.6. Sai khớp cắn loại I...........................................................................12
Hình 1.7. Sai khớp cắn loại II..........................................................................13
Hình 1.8. Sai khớp cắn loại III........................................................................13
Hình 1.9. Một số mốc giải phẫu thường được sử dụng trên phim sọ mặt thẳng....14
Hình 1.10. Một số mốc giải phẫu trên phim sọ mặt thẳng..............................16

Hình 1.11. Các tham số sử dụng trong phân tích của Ricketts........................20
Hình 1.12. Các điểm chuẩn, đường và góc thường dùng trong phân tích của
Svanholt và Solow.........................................................................20
Hình 1.13. Các điểm chuẩn và mặt phẳng sử dụng trong phân tích của
Grummons.....................................................................................21
Hình 1.14. Các mặt phẳng sử dụng trong phân tích của Grayson........................22
Hình 1.15. Các tam giác ở vùng mặt trong phân tích của Hewitt.......................22
Hình 1.16. nghiên cứu của Ayse T và cộng sự................................................26
Chiều rộng XHT là: 66,79 ± 2,16 mm.............................................................26
Hình 1.17. Các điểm mốc trong nghiên cứu của Rashed Al-Azemi and Jon
Årtun năm 2012.............................................................................27


Hình 2.1. Máy chụp phim X quang ORTHOPHOS XG5................................34
Hình 2.2. Phim chụp sọ mặt thẳng với thước chuẩn hóa.................................35
Hình 2.3. Các kích thước theo chiều ngang....................................................37
Hình 2.4. Các kích thước so sánh hai bên.......................................................39
Hình 2.5. Hình mô phỏng quá trình nhập thông tin bệnh nhân trên phần mềm
VNCeph.........................................................................................42
Hình 2.6. Hình mô tả cách chọn phim đúng với mã số đối tượng nghiên cứu.....43
Hình 2.7. Hình mô tả cách chuẩn hóa khoảng cách trên phần mềm VNCeph.....44
Hình 2.8. Hình mô tả cách đặt các điểm mốc trên phim sọ mặt thẳng từ xa
bằng phần mềm VNCeph...............................................................44
Hình 2.9. Hình mô tả cách xuất dữ liệu ra file Excel từ phần mềm VNCeph......45
Hình 2.10. Hình mô tả cách mở file dữ liệu nghiên cứu từ định dạng Excel
trong phần mềm SPSS 20.0...........................................................46


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi dân tộc, mỗi chủng tộc đều có những đặc điểm giải phẫu và sinh lý
khác nhau nên các chỉ số đầu mặt chuẩn cũng như mức độ tăng trưởng của
các chỉ số đó cũng khác nhau. Các số đo chuẩn ở chủng tộc này lại không thể
áp dụng chung cho chủng tộc khác.
Các số liệu thu được trên thế giới cho thấy có sự khác biệt khá rõ về các
chỉ số đầu mặt cũng như sự phát triển của các chỉ số đó [1].
Trên thế giới có hai khu vực có nhiều công trình nghiên cứu đo đạc sự
tăng trưởng đầu - mặt và đánh giá về hình thái sự tăng trưởng đó là Mỹ,
Canada và nước cộng hòa Séc [2].
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hình thái đầu - mặt như nghiên
cứu của Nguyễn Quang Quyền (1968, 1969) [3], Hoàng Tử Hùng (1991) [4],
là những nghiên cứu cắt ngang. Nhưng chưa có một công trình nào nghiên
cứu nào xác định các chỉ số sọ mặt một cách đầy đủ và quy mô về các kích
thước sọ mặt trên phim mặt thẳng từ xa kỹ thuật số ở trẻ 12 tuổi.
Lứa tuổi 12 là lứa tuổi có sự phát triển rất nhanh về đầu mặt. Các bác sỹ
chỉnh hình răng thường bắt đầu can thiệp chỉnh hình ở lứa tuổi này. Hiện nay,
để chuẩn đoán, lập kế họach, tiên lượng đều phải sử dụng các chỉ số sọ mặt
của các chủng tộc khác trên thế giới, đây thực sự là điều bất cập trong chuyên
nghành răng hàm mặt của Việt Nam.
Vì vậy nghiên cứu các chỉ số đầu mặt bằng chụp phim mặt thẳng từ xa
kỹ thuật số ở trẻ 12 tuổi là một nghiên cứu rất cấp thiết. Kết quả của nghiên
cứu sẽ là cơ sở để các bác sỹ chỉnh nha cũng như các bác sỹ phẫu thuật hàm
mặt có được chẩn đoán chính xác, tiên lượng và lập kế hoạch điều trị để có
được kết quả tốt và duy trì ổn định lâu dài.


2
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Một số kích thước, chỉ số sọ mặt ở một
nhóm trẻ em 12 tuổi tại Hà Nội trên phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số”.

Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Xác định một số kích thước, chỉ số sọ mặt ở một nhóm học sinh 12 tuổi
tại Hà Nội năm 2016-2017 trên phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số.

2.

Nhận xét sự cân đối của khuôn mặt trên phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật
số của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt
Petrus Camper, nhà sinh học và tự nhiên học người Hà Lan, năm 1760
Camper đã đề nghị sử dụng “góc mặt”. Phát hiện này đã đặt nền móng cho
phép đo đầu mặt hiện đại [5].

Hình 1.1. Góc mặt theo Camper [5]
Năm 1842 Retzius, nhà giải phẫu học người Thụy Điển, lần đầu tiên đã
đưa ra chỉ số đầu. Chỉ số đầu cho tới nay vẫn là một cứ liệu cơ bản để so sánh
hình dạng đầu của các chủng tộc loài người.
Broca (1879) đã xem xét lại toàn bộ phép đo sọ và thiết lập những chỉ số
cho sọ, chuyển từ việc đo đạc trên xương sang đo đạc trên cơ thể người sống [6].
Cùng với nhân trắc vùng đầu mặt, những thay đổi theo tuổi của cung
răng đã được nghiên cứu rộng rãi, vì những hiểu biết về sự tăng trưởng của

cung răng rõ ràng có vai trò quan trọng trong lập kế hoạch điều trị chỉnh hình
và tạo hình. Cung răng được đo đạc và đánh giá những thay đổi trên mẫu
hàm, thông qua quy trình lấy dấu và đổ mẫu.


4
Theo Van Der Linden (1989), hình thái sự phát triển của tầng dưới mặt
chịu ảnh hưởng và chịu sự hướng dẫn của bộ răng. Hơn nữa, bộ răng vĩnh viễn
(không kể răng khôn) mọc đầy đủ lúc trẻ khoảng 12-13 tuổi, ở lứa tuổi này, mặt
trẻ chưa đạt đến kích thước và đặc trưng khác của tuổi trưởng thành [7].
1.1.2. Phim sọ mặt thẳng từ xa
1.1.2.1. Lịch sử phim sọ mặt thẳng
Sau khi được Broadbent giới thiệu vào năm 1931, phim sọ mặt chuẩn
hoá được sử dụng một cách rộng rãi trong lâm sàng và nghiên cứu. Với số
lượng ngày càng nhiều, càng chi tiết, con người không thể đủ thời gian để
khai thác hết toàn bộ một lượng thông tin khổng lồ trên phim sọ mặt, chỉ có
một phương tiện duy nhất có thể giúp chúng ta ghi nhận nhanh nhiều thông
tin, bảo quản, phân loại và phân tích thông tin vừa nhanh chóng vừa hiệu quả
đó là máy tính [8].
Năm 1951, máy tính được đưa vào sử dụng trong sinh học, đến năm
1963 bắt đầu được sử dụng trong ngành chỉnh hình răng-mặt với các cụng
trình nghiên cứu của Krogman, Walker ở Philadelphia. Sau Krogman,
Sassouni, Ricketts ở Hoa Kỳ, Danry và Charron ở Pháp đã quan tâm đến vấn
đề tạo ra ngân hàng dữ liệu. Tập đoàn Rocky Mountain Data Systems
(RMDS) đã lập ra phần mềm để phân tích phim, thiết lập chẩn đoán, dự kiến
sự phát triển và lập ra mục tiêu điều trị. Năm 1969, Ricketts và công ty
RMDS đã tung ra thị trường phần mềm đầu tiên (đến năm 1981 thì ngân hàng
dữ liệu này có khoảng 60.000 hồ sơ).
Năm 1970, Sassouni cùng với công ty thương mại Computorized
Orthodontic Treatment Planning Services, Inc. (COT) thiết lập một hệ thống

chẩn đoán toàn phần và tổng hợp, phần mềm này được Sassouni báo cáo vào
năm 1973 tại hội nghị chỉnh hình răng-mặt, vào thời điểm này, ngân hàng dữ
liệu của ông đã có khoảng 2000 ca, sau đó được tiếp tục phát triển.


5
Ngày nay, việc sử dụng phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số đã ngày càng phổ
biến hơn. Với bác sĩ, công việc phân tích phim, lập chẩn đoán và quản lý hồ
sơ bệnh nhân trở nên nhẹ nhàng hơn và nhanh chóng với một máy tính cá
nhân và một bàn phím. Trên màn hình thông thường sẽ có đầy đủ các phân
tích cơ bản của Tweed, Steiner và Ricketts..., sau khi đã lựa chọn các mốc giải
phẫu thích hợp chúng ta có thể lựa chọn các phân tích thích hợp để sử dụng.
Chất lượng hình ảnh khi chụp bằng máy kỹ thuật số cũng tốt hơn, sự tương
phản màu sắc giữa đen và trắng rõ ràng hơn. Trên màn hình vi tính, sau khi đã
lựa chọn các điểm mốc giải phẫu, chúng ta có thể làm nhiều phép đo khác
nhau cùng một cự ly. Một số phần mềm trước đây như: Dento Facial
PlannerTM, Quick CephTM, Quick Ceph Image Pro

TM

được thay thế bằng

những phần mềm tốt hơn. Có những phần mềm như Cepha 3DT có thể giúp
chúng ta vừa phân tích hai chiều (2D), vừa phân tích ba chiều (3D) khi cần tái
tạo lại hình ảnh theo không gian ba chiều [9].

Hình 1.2. Phim sọ mặt thẳng chụp theo kỹ thuật từ xa [10]


6

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, một số bệnh nhân có xu
hướng sợ tiếp xúc với tia X, đòi hỏi phải có một phương tiện khác có chất lượng
hơn không phải là tia X. Để đáp ứng nhu cầu này, Marc Lemchen nghiên cứu ra
một hệ thống chẩn đoán không dùng tia X vào đầu những năm 80, gọi là hệ
thống Dolphin Imaging, hệ thống này có sản phẩm thương mại là Digi-Graph.
Hệ thống này giúp chúng ta tránh được tia X, bác sĩ và bệnh nhân trao đổi thông
tin qua hệ thống Video có độ phân giải cao, lưu trữ được thông tin, mẫu hàm,
ảnh bệnh nhân và đặc biệt là tăng tính Makerting. Tuy nhiên chi phí cho mỗi lần
sử dụng rất cao do đó không thể phổ biến được rộng rãi được.
Phim sọ mặt thẳng từ xa cho chúng ta cơ sở để đánh giá sự cân xứng
theo chiều ngang và chiều dọc của các cấu trúc xương sọ mặt. Mặt thẳng được
xác định bởi chiều dài (đo từ chân tóc đến bờ dưới của cằm), độ rộng (đo giữa
hai gò má). Khái niệm này rất quan trọng dùng để phân loại túy mặt. Một khuôn
mặt cân xứng, mặt có thể dài và hẹp, ngắn và rộng, hoặc trung gian giữa các xu
hướng trên.
Bên cạnh các ứng dụng kinh điển để xác định các bất cân xứng về chiều
ngang, phim sọ mặt thẳng từ xa còn có giá trị cung cấp những thông tin liên
quan về hình thái học như hình dạng, kích thước sọ mặt, mật độ của xương,
hình thái học của các đường khớp trong quá trình tăng trưởng, phát triển.
Ngoài ra có thể góp phần vào việc phát hiện bệnh lý của mô cứng và mô
mềm, so sánh, đối chiếu, lập kế hoạch điều trị.
Trải qua một thời gian dài, phim sọ thẳng ít được sử dụng vì khó lập
được tư thế đầu, khó xác định các mốc giải phẫu và trùng lặp các cấu trúc giải
phẫu. Ngày nay với các yêu cầu cao hơn trong chẩn đoán và điều trị phim sọ
mặt thẳng lại được chú ý đến nhiều hơn. Phim sọ thẳng có các giá trị đặc biệt
trong các trường hợp có bất đối xứng các mốc giải phẫu giữa bên trái và bên


7
phải. Các biểu hiện phát triển quá mức và kém phát triển của một thành phần

vùng sọ mặt, các biểu hiện không cân xứng giữa hai bên chỉ có thể phát hiện
được trên phim sọ thẳng.
1.1.2.2. Ưu, nhược điểm của phim sọ mặt thẳng từ xa
Phim sọ mặt thẳng đem lại nhiều thông tin hữu ích cho việc chẩn đoán
và điều trị mà không thể thu thập được từ những nguồn tư liệu khác. Ngoài
các ứng dụng kinh điển là xác định kích thước ngang và sự cân xứng nó còn
được chỉ định trong các trường hợp so sánh, đánh giá, xác định các tương
quan răng, xương trong chỉnh hình và phẫu thuật, như:
+ Khảo sát toàn diện: phim sọ mặt thẳng cung cấp những thông tin liên
quan về hình thái học như hình dạng, kích thước của sọ mặt; mật độ xương,
hình thái học các đường khớp trong quá trình tăng trưởng và phát triển.
Ngoài ra nó có thể góp phần vào việc phát hiện bệnh lý của mô cứng.
+ Mô tả và so sánh: Phim sọ mặt thẳng được dùng để so sánh giữa
những đối tượng khác nhau hoặc với những chỉ số bình thường đã được
nghiên cứu.
+ Chẩn đoán: Phim sọ mặt thẳng với các phép phân tích đo sọ trên
phim đã cung cấp thông tin chẩn đoán, giúp xác định bản chất và nguyên
nhân của sai lệch.
+ Lập kế hoạch điều trị: Phim sọ mặt thẳng góp phần đưa ra một kế
hoạch điều trị hoàn chỉnh và toàn diện về chỉnh hình hoặc phẫu thuật cho
từng bệnh nhân cụ thể.
+ Đánh giá sự tăng trưởng và kết quả điều trị: Để đánh giá sự tăng
trưởng cũng như so sánh kết quả điều trị có thể chồng phim theo đường viền
ngoài cùng của xương sọ hoặc theo các mặt phẳng tham chiếu dựa trên các
cấu trúc tương đối ổn định trong quá trình tăng trưởng. Những phim sọ mặt
thẳng sử dụng để so sánh được chụp ở những thời điểm khác nhau nhưng


8
phải theo cùng một cách chuẩn hóa. Cũng có thể đánh giá sự tăng trưởng và

kết quả điều trị bằng cách theo dõi và so sánh các đặc điểm qua các số đo
thành phần cấu trúc khác nhau trong khoảng thời gian tăng trưởng hay
khoảng thời gian điều trị.
Mặc dù có nhiều ưu điểm và ứng dụng song phim sọ mặt thẳng cũng có
nhiều hạn chế như: Các số đo trên phim sọ mặt thẳng bị ảnh hưởng bởi
những sai lầm liên quan đến sự phóng đại hình ảnh, việc xác định các điểm
mốc khó do sự trùng lặp nhiều cấu trúc… Các số đo khoảng cách, số đo góc
có thể sai do khoảng cách bị ảnh hưởng bởi độ nghiêng đầu trong giá đỡ…
Tuy nhiên, những đặc điểm mô tả chiều rộng ít bị ảnh hưởng bởi sự
thay đổi của tư thế đầu. Nghiên cứu về những thay đổi hình học trên phim sọ
mặt thẳng do vị trí đầu khác nhau cho thấy đầu di chuyển lên, xuống hoặc
xoay phải xoay trái ± 10 độ sẽ ảnh hưởng không đáng kể lên các số đo chiều
rộng. Do vậy, phim sọ mặt thẳng vẫn là phim có giá trị nhất để đánh giá
những rối loạn sọ mặt theo chiều ngang.
1.1.3. Sự tăng trưởng theo chiều ngang của xương hàm
Xương hàm trên:
Sau khi sinh, XHT phát triển bằng sự hình thành từ xương màng. Do
không có sự thay thế sụn, sự phát triển của XHT diễn ra theo hai cơ chế: một
là bồi đắp xương ở đường khớp nối XHT với xương sọ và nền sọ; hai là bằng
sự bồi đắp xương, tiêu xương ở bề mặt. Tuy nhiên, trái với vòm sọ, bề mặt
XHT có những thay đổi đáng kể và do đó, những thay đổi ở bề mặt này cũng
không kém phần quan trọng so với những thay đổi ở đường khớp [11].


9

Hình 1.3. Sự tăng trưởng của xương mặt và xương hàm trên\(+) chỉ vùng
đắp xương, (-) chỉ vùng tiêu xương [11].
XHT hình thành là do hai xương bên phải và bên trái, mỗi bên có:
Xương tiền hàm (hai xương tiền hàm phải và trái nối với nhau bởi đường

khớp giữa), xương hàm trên (xương này khớp với xương tiền hàm bởi đường
khớp cửa-nanh).
Sự tăng trưởng của XHT ảnh hưởng lớn đến tầng giữa mặt. XHT tăng
trưởng theo cả ba chiều trong không gian: chiều rộng, chiều cao, chiều trước
sau. Trong đó, sự tăng trưởng theo chiều rộng của XHT là do:
- Đường khớp xương:
 Sự đắp thêm xương mới ở hai bên đường dọc giữa, đó là đường khớp
giữa hai mấu khẩu cái XHT, hai mấu ngang xương khẩu cái. Chưa xác định
chính xác khi nào xương vòm miệng ngừng phát triển, nhưng có tác giả cho
rằng sự tăng trưởng theo chiều rộng này hoàn tất khoảng 5/6 ở 4 tuổi, vùng
răng hàm nhỏ hoàn tất lúc 7 tuổi và vùng răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất lúc
9 tuổi, tối đa là 10 tuổi.


10
 Đường khớp chân bướm và xương khẩu cái.
 Đường khớp xương sàng, xương mũi, xương lệ.
- Đắp xương ở mặt ngoài thân xương hàm và sự tạo xương ổ cho răng
mọc. Trong sự phát triển, xương ổ răng ngày hôm nay có thể trở thành một
phần của nền xương hàm sau này. Cùng với sự đắp xương mặt ngoài là sự tiêu
xương mặt trong và ở giữa xương hàm để tạo nên xoang hàm. Khi mới sinh
ra, kích thước mặt theo chiều rộng lớn nhất và sau đó sự tăng trưởng theo
chiều này ít nhất và kết thúc sớm hơn sự tăng trưởng theo chiều cao và chiều
trước sau.
 Xương hàm dưới:
Xương hàm dưới tăng trưởng từ xương màng và xương sụn. Sau khi
xương đã hình thành, tế bào sụn xuất hiện thành những vùng riêng biệt (lồi cầu,
mỏm vẹt, góc hàm). Sau khi sinh chỉ có sụn lồi cầu là còn tồn tại và hoạt động
cho tới 16 tuổi. Mặc dù sụn lồi cầu không giống bản sụn ở đầu chi hay đường
khớp sụn, sự tăng sản, sự tăng dưỡng và sự hình thành xương từ sụn đều xảy ra

ở nơi này. Tất cả những vùng khác của xương hàm dưới đều được hình thành
và tăng trưởng bằng sự bồi đắp xương, tiêu xương trực tiếp ở bề mặt.
Sự tăng trưởng của XHD ảnh hưởng đến tầng dưới của mặt. XHD cũng
phát triển theo ba chiều không gian. Nhưng khác với XHT, sự tăng trưởng của
XHD theo chiều rộng chủ yếu là do sự đắp thêm xương ở mặt ngoài. Sự tăng
trưởng của đường khớp giữa cằm không đáng kể vì sụn này cốt hóa từ tháng thứ
4 đến tháng thứ 12. Sự tăng trưởng của XHD theo chiều rộng là kết quả của hai
quá trình tiêu xương ở mặt trong và bồi đắp xương ở mặt ngoài. Khi so sánh
XHD ở trẻ và người lớn theo chiều rộng chúng ta thấy XHD ở người trưởng
thành lớn hơn nhiều so với trẻ sơ sinh, đó là do góc tạo bởi chỗ gặp nhau của hai
nhánh ngang bên phải và bên trái giữ cố định từ nhỏ tới khi trưởng thành; chỉ có
sự đắp thêm xương ở bờ sau nhánh đứng XHD và sự tiêu xương ở bờ trước
nhưng với tốc độ chậm hơn, và do độ nghiêng của nhánh đứng từ trong ra ngoài


11
làm XHD phát triển theo chiều rộng nhiều hơn là về phía sau.

Hình 1.4. Hướng phát triển xương hàm dưới [11].
(Mũi tên màu đỏ chỉ hướng bồi xương, mũi tên màu xanh chỉ hướng tiêu xương)

Sự tăng trưởng của cả hai xương hàm theo ba chiều không gian hoàn tất
theo một thứ tự nhất định. Sự tăng trưởng theo chiều rộng hoàn tất trước, đến
sự tăng trưởng theo chiều trước sau và cuối cùng là theo chiều cao. Sự tăng
trưởng theo chiều rộng cả hai xương hàm, bao gồm chiều rộng của hai cung
răng, có khuynh hướng chấm dứt trước đỉnh tăng trưởng dậy thì và chỉ bị ảnh
hưởng rất ít (nếu có) bởi những thay đổi do sự tăng trưởng dậy thì [11].
1.1.4. Phân loại khớp cắn theo Angle
Angle phân loại khớp cắn thành bốn nhóm như sau:
1.1.4.1. Khớp cắn bình thường

Khớp cắn bình thường (Cl0) là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Và các răng trên cung hàm sắp xếp theo
một đường cắn khớp đều đặn (đường cắn đúng) [12].


12

Hình 1.5. Khớp cắn bình thường [12].
1.1.4.2. Sai khớp cắn loại I
Sai khớp cắn loại I (ClI) là khớp cắn có mối tương quan của răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và hàm dưới bình thường, nhưng đường cắn
sai do lệch lạc các răng ở phía trước (răng sai vị trí, răng xoay trục, khấp
khểnh…) [12].

Hình 1.6. Sai khớp cắn loại I [12].
1.1.4.3. Sai khớp cắn loại II
Sai khớp cắn loại II (CL II) là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh
ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [8]. Sai khớp cắn
loại II có hai tiểu loại:


13
+ Tiểu loại 1 (CLII/1): Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước
với các răng cửa trên nghiêng về phía môi (ngả môi), độ cắn chìa tăng, môi
dưới thường chạm mặt trong các răng cửa trên.
+ Tiểu loại 2 (CLII/2): Các răng cửa giữa hàm trên ngả phía lưỡi, trong
khi các răng cửa bên hàm trên ngả môi tách khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ
tăng, cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn bình thường. Sai

khớp cắn loại II tiểu loại 2 thường do di truyền.

Hình 1.7. Sai khớp cắn loại II [12].
1.1.4.4. Sai khớp cắn loại III
Sai khớp cắn loại III (ClIII) là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [8]. Các răng cửa dưới có thể ở
phía trước các răng cửa trên.

Hình 1.8. Sai khớp cắn loại III [12].


14
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phân loại khớp cắn theo tương
quan răng của Angle và chia thành các loại như sau:
KC loại I: tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai bên loại I theo Angle.
KC loại II : tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai bên loại II theo Angle.
KC loại III: tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai bên loại III theo Angle.
KC HH: tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai bên không giống nhau.
1.2. Phân tích, đánh giá phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số
1.2.1. Phân tích trên phim sọ mặt thẳng từ xa kỹ thuật số.
1.2.1.1. Các mốc giải phẫu trên phim sọ mặt thẳng

Hình 1.9. Một số mốc giải phẫu thường được sử dụng trên phim


×