Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÔNG tác xã hội NHÓM NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH kỹ NĂNG AN TOÀN về sức KHỎE SINH sản CHO học SINH TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGUYỄN tất THÀNH – QUẬN cầu GIẤY – THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.32 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
------

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH
KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TẤT THÀNH –
QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp

: K65B

Mã sinh viên

: 655609061

Hà Nội, năm 2019


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Các nạn hiếp dâm, quan hệ tình dục với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên, nạo thai
ngoài ý muốn, nạo phá thai trẻ hóa, làm bố mẹ trẻ khi chưa sẵn sàng,… khơng phải
là mới nhưng vẫn đang gây nhức nhối ở Việt Nam. Cụ thể thể hiện thông qua
những kết quả nghiên cứu sau:
Theo kết quả nghiên cứu của Ủy Ban dân số gia đình và trẻ em cơng bố năm
2007 thì tỷ lệ phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai là 5,26%. Hiện tượng nạo phá thai
gặp cả ở học sinh-sinh viên, tỷ lệ học sinh-sinh viên chiếm 20,53% số phụ nữ nạo
phá thai.[24]
Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Tâm lý học Trần Thành Nam (Đại học
Quốc gia Hà Nội) cho thấy đến hết lớp 12 có 39% học sinh được hỏi cho biết mình
đã quan hệ tình dục, trong đó 10% nói đã từng quan hệ tình dục với 3 người trở
lên. Đặc biệt, có 29,5% học sinh nam không sử dụng bao cao su trong quan hệ gần
nhất, chỉ 8% học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một cách phịng tránh
thai, bao gồm nhiều hình thức khơng khoa học như: uống nước chanh, quan hệ
đứng và vệ sinh vùng kín bằng chanh sau khi quan hệ.[25]
Tuy đã có nhiều biện pháp và sự quan tâm bằng những hành động thiết thực từ
Đảng, Nhà nước cũng như các ban, ngành liên quan nhưng những vấn đề này chưa
được giải quyết triệt để. Những ngun nhân có thể kể đến như là vai trị chăm sóc,
dạy dỗ con cái của gia đình chưa được phát huy, vai trò giáo dục của nhà trường
chưa đạt hiệu quả, tác động tiêu cực của thời kỳ đổi mới sang nền kinh tế thị
trường của xã hội ta,…Mà nguyên nhân chính là việc nhận thức, thực hành các kỹ
năng như: kỹ năng sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, kỹ năng kiên định,…
về sức khỏe sinh sản chưa được chú trọng quan tâm, đặc biệt là việc thực hành các
kỹ năng này.
Trước những vấn đề nhức nhối này, vai trị của cơng tác xã hội cần thiết hơn bao
giờ hết. Cơng tác xã hội với mục đích ngành nghề là góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống, giảm thiểu các vấn đề xã hội, đem lại bình đẳng, bác ái, cơng minh. Để
đạt tới mục đích đó, công tác xã hội vận dụng các phương pháp công tác xã hội cá
2



nhân, nhóm, phát triển cộng đồng để giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội. Cụ thể,
áp dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an tồn về sức
khỏe sinh sản cho một nhóm đối tượng là học sinh THPT Nguyễn Tất Thành sẽ
bước đầu góp phần giảm thiểu những vấn đề nhức nhối nêu trên.
Học sinh THPT Nguyễn Tất Thành là những học sinh đang học tập tại trường
THCS&THPT Nguyễn Tất Thành. Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành được
thành lập vào ngày 04/07/1998, bao gồm hai cấp THCS và THPT. Nhà trường đặt
dưới sự quản lý trực tiếp của trường ĐHSP Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà
Nội. Trường với cơ sở vật chất đầu tư hiện đại, đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ
cao về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục đã được công nhận là cơ sở uy tín để
phụ huynh gửi gắm con em tới học. Được học tập ở một môi trường trường học
hiện đại, tiên tiến nên học sinh THPT Nguyễn Tất Thành cũng rất năng động, tự
tin, tài giỏi và ham hiểu biết. Ở độ tuổi THPT này, các vấn đề về sức khỏe sinh sản
thu hút các em hơn bao giờ hết và các em là học sinh THPT Nguyễn Tất Thành
khơng phải là ngoại lệ. Các em có thể đã biết một số kiến thức nhất định nhưng
vẫn là những kiến thức chưa đầy đủ, chính xác do tìm kiếm từ những nguồn thơng
tin khơng chính thống (các trang web đen, hỏi bạn bè,…). Từ những thuận lợi to
lớn là sự hỗ trợ tạo điều kiện của phía nhà trường, cơ sở vật chất hiện đại và học
sinh năng động, ham hiểu biết thì học sinh THPT Nguyễn Tất Thành là đối tượng
phù hợp để áp dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an
tồn về sức khỏe sinh sản, góp phần giảm thiểu các vấn đề nhức nhối (nạn hiếp
dâm,…).
Chính vì vậy, tơi lựa chọn đề tài : “Cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực
hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT Nguyễn Tất
Thành – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội “ để muốn việc thực hành kỹ năng
được bắt đầu chú trọng từ trong giáo dục, đặc biệt là độ tuổi cấp ba – độ tuổi đã đủ
sự nhận thức và hiểu biết về vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của
vai trị cơng tác xã hội với việc áp dụng cơng tác xã hội nhóm của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
3


Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD – Internation
Conference on Population Development) tại Cairo, Ai Cập đã đánh dấu mốc quan
trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia, chương trình dân số
chuyển hướng sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dân số, trong đó trọng tâm
là nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản. [12; 5].
Tại hội nghị Dân số Cấp cao của ủy ban Kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình
Dương (ESCAP) và Quỹ dân số LHQ (UNFPA) – Băng Cốc, từ ngày 24 đến ngày
27 tháng 3 năm 1998, trong các nội dung của hội nghị có đề cập đến vấn đề sức
khỏe sinh sản thanh thiếu niên/ vị thành niên : “Hội nghị giục giã các Chính phủ
lưu ý đến các vấn đề sức khỏe sinh sản thanh niên/ vị thành niên…”. [12; 6].
Ở châu Á khi mới bắt đầu, chương trình Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
được coi là một bộ phận của chương trình kế hoạch hóa gia đình và chỉ có giáo dục
giới tính. Do đó, nhiều nước còn phản đối đưa Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
vào trong các trường học. [12; 7].
Tại Châu Phi: giáo dục sức khỏe sinh sản ở châu lục này tập trung chủ yếu vào
đẩy lùi dịch HIV/AIDS và cố gắng thiết lập các chương trình về AIDS phối hợp
với tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Những
chương trình này dạy cho họ và con em của họ các cách ABC, với A- phòng chống
AIDS, B- chung thủy và C- dùng bao cao su. Ở Ai Cập, trẻ từ 12 – 14 tuổi được
giáo viên giảng dạy những kiến thức giải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh
dục nam nữ, cơ chế hoạt động, quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai, các bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục. [20]
Đối với các quốc gia châu Âu: Tại Anh, các chương trình về giáo dục giới tính là
bắt buộc đối với học sinh. Họ cung cấp các kiến thức chung về giới tính như tại các
nước châu Âu khác nhưng lại tập trung vào khía cạnh làm thế nào để có quan hệ

tình dục an tồn.
Ở Đức, chương trình giáo dục giới tính trong trường học có từ sớm, bao gồm
các vấn đề như dậy thì, sự thay đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn, hoạt động tình
dục, phịng tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,…[20]

4


Tại các quốc gia Châu Mỹ: Ở Mỹ, hầu hết các trường học đều đưa giáo dục giới
tính vào chương trình học của học sinh lớp 7-12, nhiều nơi bắt đầu từ lớp 5, lớp 6.
Tuy nhiên, chương trình học là rất lớn vì giới tính có nhiều mảng khác nhau. Do đó
nhiều bang tại Mỹ có những qui định riêng cho phép học sinh được tham gia vào
bất kỳ khóa học nào mà chúng u thích hoặc chính quyền mỗi bang để cho các
trường học tự quyết định. [20]
Tóm lại, vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được quan tâm từ rất sớm tại
nhiều nước, các quốc gia đều cố gắng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề sức
khỏe sinh sản vị thành niên và có những giải pháp để giảm nhẹ, khắc phục vấn đề.
2.2. Ở Việt Nam
Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề sức khỏe sinh sản theo các
góc độ tiếp cận khác nhau ở Việt Nam:
 “Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học
phổ thông hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường phổ thơng trung học
n Hịa, quận Cầu Giấy và trường phổ thông trung học Nguyễn Văn Cừ,
huyện Gia Lâm, Hà Nội)” – Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hoàng Anh.
 “Khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của vị
thành niên – thanh niên 15 – 24 tuổi vùng ven biển, đầm phá, vạn đò tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2010”, nghiên cứu của tác giả Tôn Thất Chiểu tiến
hành khảo sát 1000 vị thành niên, thanh thiếu niên.
 “Thực trạng nhu cầu chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh
trung học phổ thông tại trường trung học phổ thơng Trương Định –

Hồng Mai – Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Hồng.
 “Thực trạng công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu
niên tại phường Thanh Lương – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội” của sinh
viên Hồng Phương Anh.
Riêng khoa cơng tác xã hội của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cũng có một
số đề tài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu vấn đề sức khỏe sinh sản, cụ thể:

 “Vận dụng cơng tác xã hội nhóm trong nâng cao nhận thức về sức khỏe
sinh sản vị thành niên cho học sinh trường trung học phổ thông Hàm
5


Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” của sinh viên Nguyễn Thị Thủy
– K64B khoa công tác xã hội, trường đại học sư phạm Hà Nội.

 “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về
sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường trung học cơ sở Hà
Thạch – thị xã Phú Thọ” của sinh viên Lê Thị Ngân – K60 khoa công tác
xã hội, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
 “Vận dụng mơ hình cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao nhận thức về
sức khỏe sinh sản của sinh viên khoa công tác xã hội – trường ĐH sư
phạm Hà Nội” của sinh viên Trần Thị Bích Thủy –K62 khoa công tác xã
hội, trường đại học sư phạm Hà Nội .
 “Vận dụng mơ hình cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao nhận thức về
sức khỏe sinh sản của nữ công nhân tại khu công nghiệp Quế Võ – Bắc
Ninh” của sinh viên Nguyễn Thị Lan – K62A khoa công tác xã hội, trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Ngồi ra, cịn có một số đề tài khác như:
 Nghiên cứu sự hiểu biết một số kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
ở thành phố Hải Phòng – Luận án thạc sỹ Sinh học – giáo dục dân số của

Phạm Quang Ngọc
 Nghiên cứu sự hiểu biết một số kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên ở
một số địa phương thuộc tỉnh Thái Bình – khóa luận tốt nghiệp 1999 của
sinh viên Phí Thị Hoa
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu, các đề tài đã phản ánh được thực
trạng mức độ nhận biết của vị thành niên, thanh niên về những vấn đề cốt lõi
của sức khỏe sinh sản, các biện pháp nâng cao nhận thức về các vấn đề của sức
khỏe sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục,… và việc vận dụng cơng tác xã
hội nhóm, mơ hình cơng tác xã hội nhóm, phương pháp cơng tác xã hội nhóm
vào việc nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở,
trung học phổ thông, sinh viên đại học, người lao động,… Tuy nhiên, việc
nghiên cứu hầu như dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng nhận thức, thực trạng,
nhu cầu, tìm hiểu sự hiểu biết các đối tượng và đề xuất giải pháp chứ chưa thấy
6


đề tài hay cơng trình nghiên cứu đề cập đến triển khai các giải pháp, kết quả
thực hiện các giải pháp.
Chính vì vậy, cần thiết có những đề tài thực hiện nội dung mới này: kiến
thức đã có đầy đủ thì việc thực hành các kiến thức đó sẽ ra sao?.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên 100 em học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Tất
Thành.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe
sinh sản cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành – quận Cầu
Giấy – Thành phố Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 100 học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành.

- Địa bàn nghiên cứu: được nghiên cứu trên 100 học sinh của trường THPT
Nguyễn Tất Thành.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 07/01/2019 đến 07/04/2019.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thực hành kỹ năng
an toàn về sức khỏe sinh sản và thực trạng hoạt động trợ giúp nâng cao thực hành
kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của 100 em học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Tất Thành, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Từ đó, vận dụng cơng tác
xã hội nhóm, cụ thể là tiến trình cơng tác xã hội nhóm để chứng minh vai trò của
CTXH trong việc nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho
học sinh THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1.Phương pháp khảo cứu tài liệu
4.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4.3.Phương pháp quan sát
4.4.Phương pháp thống kê toán học
5. Kết cấu của đề tài
7


Kết cấu của khóa luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Trong phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thực trạng thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản và thực
trạng hoạt động trợ giúp nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản
của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành – quận Cầu Giấy – thành
phố Hà Nội.
Chương 3: Vận dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành
kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn
Tất Thành – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội.


8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.2. Những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu, các khái niệm công cụ nghiên
cứu như: công tác xã hội nhóm, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thực hành kỹ năng
an toàn về sức khỏe sinh sản, học sinh trung học phổ thông và các lý thuyết có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu : lý thuyết nhận thức – hành vi, lý thuyết học tập xã
hội, lý thuyết hệ thống; tác giả đã làm rõ công tác xã hội nhóm, thực hành kỹ năng
an tồn về sức khỏe sinh sản, học sinh trung học phổ thông. Bên cạnh đó, tác giả
cũng làm rõ cơ sở thực tiễn là địa bàn sẽ triển khai thực hiện đề tài.Từ đây, giải
quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đầu tiên là: tìm hiểu một số vấn đề lý luận, những
lý thuyết có liên quan đến thực hành kỹ an tồn về sức khỏe sinh sản của học sinh
và tạo cơ sở khoa học để tác giả khảo sát thực trạng và vận dụng tiến trình cơng tác
xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho
học sinh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ
SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP NÂNG CAO THỰC
HÀNH KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH
KHỐI 10 THPT NGUYỄN TẤT THÀNH – QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.
2.1. Thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10
trường THPT Nguyễn Tất Thành
2.1.1. Thực hành kỹ năng an toàn về phương diện thể chất, tinh thần được

đảm bảo trong sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn
Tất Thành.

9


2.1.2. Thực hành kỹ năng an toàn về phương diện xã hội được đảm bảo
trong sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành.
2.2. Thực trạng hoạt động trợ giúp việc thực hành kỹ năng an toàn về sức
khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành
2.2.1. Thực trạng hoạt động trợ giúp việc thực hành kỹ năng an toàn về sức
khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành
2.2.2. Thực trạng tính cần thiết và hiệu quả của vận dụng cơng tác xã hội
nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học
sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản và
hoạt động trợ giúp nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của
học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành, ta nhận thấy:
Nhìn chung đa số các em học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của
việc thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản như thực hành kỹ năng vệ
sinh cá nhân, thực hành kỹ năng sử dụng các biện pháp phịng tránh thai, thực hành
kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ các kênh thông tin trong đảm bảo an toàn sức khỏe
sinh sản của bản thân. Tuy nhiên, việc thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh
sản này của các em học sinh chưa được tạo điều kiện hướng dẫn, giảng dạy nên các
em không rõ và không biết cách thực hành chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Bên cạnh đó, thơng qua nghiên cứu thực trạng hoạt động trợ giúp việc thực
hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Tất Thành thì có thể thấy nhà trường và địa phương đã có sự quan tâm
bằng tổ chức các hình thức như phịng tư vấn tâm lý, sức khỏe sinh sản, các buổi

ngoại khóa, các cuộc thi về sức khỏe sinh sản, thực hành kỹ năng an toàn về sức
khỏe sinh sản, hoạt động tuyên truyền, các mục giải đáp thắc mắc trên báo,
internet,…Tuy nhiên, việc tổ chức các hình thức này mới dùng lại ở mức độ bình
thường, thi thoảng và chưa đa dạng, gần gũi với học sinh. Chính vì vậy, cần có sự
can thiệp của ngành nghề với các hoạt động, phương pháp chuyên nghiệp để mang
lại hiệu quả. Cụ thể ở đây là vận dụng cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực
10


hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Tất Thành với mục đích mang phương pháp tác nghiệp chuyên nghiệp giải
quyết vấn đề hiệu quả cao.
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH –
QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
3.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
3.2. Giai đoạn khởi động và bắt đầu hoạt động
3.3. Giai đoạn tập trung hoạt động – giai đoạn trọng tâm
3.4. Giai đoạn kết thúc và lượng giá
Tiểu kết chương 3
Qua vận dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ
năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành,
tác giả nhận thấy vận dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm có kết quả khả quan,
hữu ích đối với học sinh THPT. Đồng thời để vận dụng tiến trình cơng tác xã hội
nhóm có kết quả khả quan thì khơng thể thiếu sự đóng góp của nhân viên cơng tác
xã hội. Như vậy, vai trị của nhân viên công tác xã hội là rất lớn và quan trọng,
giúp cho tiến trình cơng tác xã hội nhóm được vận dụng và mang lại kết quả hữu
ích đối với học sinh THPT.
Sau đây, tác giả mạnh dạn đưa ra các khuyến nghị đối với vấn đề xây dựng các

mơ hình câu lạc bộ kỹ năng, ….để tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận, trang
bị kiến thức và đặc biệt là thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản.

11


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài đã nêu lên những vấn đề sau:
- Qua kết quả khảo sát tìm hiểu thực trạng nhận thức tầm quan trọng của thực
hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT cho thấy bước đầu
học sinh THPT đã có nhận thức tầm quan trọng của thực hành kỹ năng an toàn về
sức khỏe sinh sản.
- Tác giả có nhận xét kết quả khảo sát tìm hiểu thực trạng thực hành kỹ năng an
toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT: nhìn chung hiện nay, học sinh THPT
đã phần nào biết rõ thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản, tuy nhiên, vẫn
có một số lượng khơng nhỏ các em học sinh nắm chưa vững và không rõ thực hành
kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng thực hành kỹ năng an toàn về sức
khỏe sinh sản của học sinh THPT nêu trên là do hoạt động trợ giúp thực hành kỹ
năng an toàn về sức khỏe sinh sản chưa được chú trọng, quan tâm đúng mực ở nhà
trường cũng như ngoài xã hội. Đồng thời, qua kết quả khảo sát tìm hiểu thực trạng
tính cần thiết và hiệu quả vận dụng cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành
kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT, bước đầu các em học
sinh nhận thấy vận dụng cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng
an toàn về sức khỏe sinh sản là cần thiết và mang lại hiệu quả.
- Để nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh
THPT, tác giả tiến hành vận dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm và đã đem lại kết
quả khả quan. Bên cạnh đó, để vận dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm đem lại
kết quả khả quan như trên thì vai trị của nhân viên cơng tác xã hội đã được phát

huy, cho thấy vai trị của nhân viên cơng tác xã hội là tích cực và hiệu quả.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài rất phù hợp với câu hỏi nghiên cứu đã
đặt ra của đề tài.

12


2. Kiến nghị
2.1 Về phía nhà trường
- Xây dựng và củng cố các mơ hình câu lạc bộ kỹ năng, mơ hình phịng tham
vấn học đường,… cho học sinh nhằm nâng cao nhận thức và đặc biệt là thực hành
kỹ năng an tồn về sức khỏe sinh sản và khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
của các mơ hình này.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học
sinh, phụ huynh và các lớp tập huấn cho giáo viên các bộ môn liên quan (như sinh
học, giáo dục công dân,..) về tầm quan trọng của thực hành kỹ năng nhằm đảm bảo
an toàn sức khỏe sinh sản.
- Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm với giáo viên và cán bộ chuyên trách tư
vấn tâm lý từ phòng tham vấn học đường của nhà trường để giúp các em chia sẻ
các khó khăn, vướng mắc về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
- Lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản, thực hành kỹ năng đảm bảo an
toàn sức khỏe sinh sản vào các môn học như sinh học, giáo dục cơng dân,…để các em
có cơ hội tiếp cận cũng như tạo điều kiện thực hành kiến thức mà các em đã được trang
bị.
2.2 Về phía gia đình
- Gia đình nên đồng hành, theo sát và có giảng giải phù hợp cho con em
mình trong các vấn đề sức khỏe sinh sản – vấn đề sẽ được nhắc nhiều trong giai
đoạn vị thành niên này.
- Gia đình nên cập nhật và củng cố các kiến thức về sức khỏe sinh sản, nhất
là sức khỏe sinh sản vị thành niên để có thể chia sẻ và giải thích cho con em mình

một cách gần gũi và phù hợp.
2.3 Về phía bản thân học sinh
- Học sinh cần phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận các kiến
thức về sức khỏe sinh sản và các hoạt động rèn luyện kỹ năng tránh tâm lý ỷ lại,
trông chờ.
- Học sinh cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực, hạn chế
những thói quen xấu như lạm dụng hoặc tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe sinh
sản từ các kênh thơng tin khơng chính thống, sai lệch.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản
2. Đặng Thị Phương Hoa (2013), “Vận dụng cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao
nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu
– Nghệ An”
3. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng, “Tâm lý học lứa tuổi và tâm
lý học sư phạm”, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
4. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009.
5. Trần Văn Kham, “Lý thuyết công tác xã hội”.
6. Nguyễn Quang Mai và cộng sự (1997), “Sức khỏe sinh sản vị thành niên”.
7. Nguyễn Duy Nhiên, “Giáo trình cơng tác xã hội nhóm”, NXB Đại Học Sư
Phạm Hà Nội.
8. UNFPA, VINAFPA, 2002, “Sức khỏe sinh sản vị thành niên”, Dự án
RAS/98/P1
9. Ths. Đỗ Nghiêm Thanh Phương, “Giáo trình cơng tác xã hội trường học”.
10. Sở y tế và Sở Giáo dục&Đào tạo của UBND tỉnh Cao Bằng, “Bộ tài liệu
hướng dẫn: Giáo dục và Truyền thông trong trường học về Sức khỏe Sinh sản và
Tình dục Vị thành niên”.

11. Tài liệu giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng HIV (dùng cho
học viên sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng tại các cơ sở dạy nghề).
12. PGS.TS. Trần Quốc Thành, TS. Nguyễn Thị Mùi, Ths. Lê Thị Hồng Ân, “Giáo
trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản”
13. Nguyễn Thị Thủy (2018), “Vận dụng cơng tác xã hội nhóm trong nâng cao
nhận thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường trung học phổ
thông Hàm Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.
14. Ths. Phạm Văn Tư, “Tâm lý học phát triển”.
15. Ths. Phạm Văn Tư, Ths. Nguyễn Thu Trang, CN. Trịnh Phương Thảo (2012),
“Tập bài giảng môn: Lý thuyết công tác xã hội”
16. Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (2017), Tài liệu tư vấn về các phương
tiện tránh thai.
14


17. Nguyễn Thị Trang (2016), “Vận dụng công tác xã hội nhóm với việc nâng cao
nhận thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường THCS Hội Hợp – thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
18. Nguyễn Thiện Trưởng, Hội nghị quốc tế dân số và phát triển Cairo và chương
trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam với vấn đề sức khỏe sinh sản vị
thành niên.
19. Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, />20. Nguyễn Liên, “Giáo dục giới tính tồn cầu”, />21. Nguyễn Hồng Anh, “Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của
học sinh phổ thông trung học hiện nay (nghiên cứu trường hợp trường phổ thơng
trung

học

n

Hịa,


quận

Cầu

Giấy,

thành

phố



Nội”,

/>22. Trần Thị Loan (2014), “Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản của học
sinh trung học phổ thông (nghiên cứu trường hợp trường THPT Hoằng Hóa II –
Hoằng Kim – Hoằng Hóa – Thanh Hóa),
/>23. TS. Thái Lâm Tồn, “Chun đề: kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
phổ thông”, />24. Khoa Nghiên cứu chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản (2011),
“Nạo phá thai ở Việt Nam với cơng tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình”,
/>25. Thúy Quỳnh, “Quan hệ tình dục sớm tuổi vị thành niên ảnh hưởng sức khỏe
tâm sinh lý”, />
15


Tóm tắt: Vấn đề nạo phá thai trẻ hóa, làm bố mẹ trẻ khi chưa sẵn sàng,…luôn là
vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Đề tài “Công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực
hành kỹ năng an tồn về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường Trung học phổ
thông Nguyễn Tất Thành – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội” nghiên cứu thực

trạng thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản và thực trạng hoạt động trợ
giúp nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh trường
THPT Nguyễn Tất Thành. Từ đó, vận dụng cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao
thực hành kỹ năng an tồn về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT, giảm thiểu các
vấn đề nhức nhối nêu trên.
Summary: The teenager’s abortion, be parents when is still teenager,…is always a
concerning one. The thesis “Social work with groups to improve practicing
reproductive health’s safe skill for Nguyen Tat Thanh high school’s students”
studies the actual situation of practice and support activities to improve
reproductive health’s safe skill for Nguyen Tat Thanh high school’s students. From
there, the author uses social work with groups to improve practicing reproductive
health’s safe skill for high school’s students, decrease issues above.

16



×