Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH lâm sản giang hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 51 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Cẩm Loan
Lớp: K18TCD
Niên khóa: 2015 – 2019
Mã sinh viên: 18A4010315
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Cẩm Giang

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
1


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Cẩm Loan
Lớp: K18TCD
Niên khóa: 2015 – 2019
Mã sinh viên: 18A4010315
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Cẩm Giang

Hà Nội, tháng 5 năm 2019


2


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, không chỉ bản thân em bỏ ra công
sức, mà còn có sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài học viện.
Trước hết, em muốn gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Cẩm Giang và các
thầy cô trong học viện. Trong quá trình nghiên cứu viết bài, em đã nhận được sự hướng
dẫn chân thành của cô, điều đó đã giúp đỡ em rất nhiều để có thể hoàn thiện chuyên đề
này.
Tiếp đó, em xin cảm ơn ban giám đốc Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà và các
anh chị trong phòng Kinh doanh, cũng như các phòng ban khác đã tạo điều kiện và hướng
dẫn em trong quá trình thực tập.
Dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất có thể, nhưng có những
sai sót là không thể tránh khỏi. Em rất mong có thể nhận được những góp ý sửa đổi để
ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Cẩm Loan

3


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân
em, được thực hiện trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Lâm sản Giang Hà, cùng
với những góp ý sửa đổi từ giáo viên hướng dẫn là Th.S Nguyễn Thị Cẩm Giang.
Mọi số liệu, tài liệu được sử dụng trong bài hoàn toàn trung thực, rõ ràng, được

cung cấp bởi đơn vị thực tập. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước các thầy cô và
nhà trường nếu có bất kỳ sai phạm nào phát sinh.

4


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ 7
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................................ 8
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 9
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: .............................................................. 9
2. Mục đích nghiên cứu đề tài: ........................................................................... 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 10
4. Kết cấu chuyên đề: ......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: ............................................................................................................. 11
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH LÂM SẢN GIANG HÀ. ..................................... 11
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà: ....................... 11
1.1.1. Thông tin tổng quan: ............................................................................... 11
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: ....................................................... 12
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh: ........................................... 12
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty:..................................................................... 13
1.4. Một số chỉ tiêu hoạt động:.............................................................................. 14
1.5. Vị trí thực tập: ................................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: ............................................................................................................. 18
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY LÂM
SẢN GIANG HÀ GIAI ĐOẠN 2016 – 2018. ........................................................... 18
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh: ....................... 18
2.1.1. Các nhân tố khách quan: ........................................................................ 18

2.1.2. Các nhân tố chủ quan:............................................................................. 20
2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018: .. 21
2.2.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty: ............................................ 24
2.2.2. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận: ............................................ 28
2.2.3. Thực trạng khả năng sinh lời: .............................................................. 33
2.2.4. Một số chỉ tiêu khác: ............................................................................. 35
5


2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: .............. 37
2.3.1. Thành tựu đạt được:................................................................................ 37
2.3.2. Một số hạn chế: ........................................................................................ 38
2.3.3. Nguyên nhân: ........................................................................................ 39
CHƯƠNG 3: ............................................................................................................. 42
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LÂM SẢN GIANG HÀ. ............ 42
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty thời gian tới: .................................... 42
3.2. Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh: .................................................................................................................... 43
3.2.1. Cân đối lại cơ cấu tài chính: .................................................................... 44
3.2.2. Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: ......................................... 45
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý chi phí: ..................................................... 46
3.3. Một số kiến nghị: ............................................................................................ 47
3.3.1. Đối với chính phủ: ................................................................................... 47
3.3.2. Đối với bản thân doanh nghiệp: .............................................................. 47
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 49
TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 50
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 51

6



DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BH và CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTT

Doanh thu thuần

GVHB

Giá vốn hàng bán

HĐTC

Hoạt động tài chính

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

LNCPP

Lợi nhuận chưa phân phối


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VSCH

Vốn chủ sở hữu

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng


Trang

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Lâm sản Giang

21

Hà (2016 - 2018)
Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà

25

(2016 - 2018)
Bảng 2.3. Hệ số nợ và hệ số VCSH của Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà

27

(2016 – 2018)
Bảng 2.4. Tổng chi phí Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà (2016 - 2018)

31

Bảng 2.5. Chỉ số sinh lời của công ty (2016 - 2018)

33

Bảng 2.6. Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà

35


(2016 - 2018)
Bảng 2.7. Thu nhập bình quân lao động công ty (2016 - 2018)

36

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1. DTT BH&CCDV Công ty Lâm sản Giang Hà (2016 - 2018)

29

Biểu đồ 2.2. Gia tăng GVHB Công ty Lâm sản Giang Hà (2016 - 2018)

30

Biểu đồ 2.3. LNTT của Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà (2016 - 2018)

32

Sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà.

8


13


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong bối cảnh hiện nay, khi tính cạnh tranh và sự thay đổi của nền kinh tế thị
trường luôn hiện hữu, thì mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ những khó khăn và thử thách
đang phải đương đầu. Vậy làm sao để có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp? Đây đã và vẫn luôn là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các
nhà quản trị. Các khía cạnh cần quan tâm có thể kể đến vốn, nhân sự, đầu vào, đầu ra,
marketing... nhưng tình hình tài chính không chỉ có vậy, nó là một chủ đề lớn hơn mà
hầu hết các công ty cũng như đối tác kinh doanh của họ đều đặt vào sự quan tâm to lớn.
Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá tổng quan
tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể so sánh về rủi ro, khả năng sinh lời
và đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp,
từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.
Chính vì vậy, để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của
doanh nghiệp, ta cần có sự tìm hiểu chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua các tài liệu dùng để phân tích là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ta
có thể xác định vị trí của doanh nghiệp trong môi trường ngành, cũng như trong bối cảnh
kinh tế thị trường hiện nay, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, cũng như các giải pháp
để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đưa ra các giải pháp tài chính trong việc
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải
pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Lâm sản Giang Hà” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

9



2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Xem xét và đánh giá thực trạng cũng như khả năng tài chính chính của Công ty
TNHH Lâm sản Giang Hà, chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Đưa ra những giải pháp tài chính cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xuất phát từ tình hình thực tế đã nhận định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà.

-

Phạm vi nghiên cứu: chuyền đề nghiên cứu khái quát tình hình tài chính cũng như
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2018, qua đó
đưa ra các giải pháp tài chính thỏa đáng nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh của công ty.

4. Kết cấu chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục có trong bài, nội dung chuyên
đề được trình bày trong 3 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu Công ty Lâm sản Giang Hà và vị trí thực tập.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm sản Giang
Hà giai đoạn 2016 – 2018.
Chương 3: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Lâm sản Giang Hà.

10



CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH LÂM SẢN GIANG HÀ.
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà:
1.1.1. Thông tin tổng quan:
Tên chính thức: CÔNG TY TNHH LÂM SẢN GIANG HÀ
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH LÂM SẢN GIANG HÀ
Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
Mã số thuế: 2300218787
Ngày cấp: 02/11/2001
Điện thoại/fax: 02413744397
Email:
Địa chỉ trụ sở: số 203 phố Minh Khai, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
Giấy phép kinh doanh số: 2300218787

Ngày cấp: 02/11/2001

Chủ sở hữu: (Ông) TRẦN VĂN NGỌC
Địa chỉ: số 203 phố Minh Khai, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh.
Giám đốc: (Ông) TRẦN VĂN NGỌC
Kế toán trưởng: (Bà) TRẦN THỊ HỒNG GIANG
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.

11


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà được thành lập ngày 02 tháng 11 năm 2001,
trụ sở chính đặt tại số 203 phố Minh Khai, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc

Ninh. Giấy phép kinh doanh số 2300218787 do Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trực tiếp quản
lý.
Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà được thành lập đã nhằm đóng vai trò cung cấp
nguyên vật liệu gỗ cho xây dựng cũng như cho ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trong địa
bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Công ty là tổ chức có tư cách pháp nhận đầy
đủ; có trụ sở riêng đặt tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; có con dấu riêng thuộc về doanh
nghiệp và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với các khoản nợ cũng như có nghĩa vụ đối
với Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong phạm vi vốn điều lệ và hoạt
động kinh doanh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh:
Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà được thành lập với chức năng sản xuất và
phân phối nguyên vật liệu lâm sản phục vụ cho xây dựng và chế tác đồ gỗ mỹ nghệ.
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm những hoạt động được quy định
trong giấy phép hoạt dộng sản xuất kinh doanh, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và đăng ký thuế Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà, bản sửa đổi mới nhất ngày
22 tháng 5 năm 2009:
 Sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm bằng gỗ;
 Kinh doanh vật liệu xây dựng;
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
 San lấp mặt bằng, trang trí nội ngoại thất.
Trong 18 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dù gặt hái được nhiều thành
công hay đối mặt với những hạn chế thì Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà đã và vẫn
12


luôn được đánh giá là đơn vị đi đầu trong địa bàn thị xã Từ Sơn ở lĩnh vực cung cấp
nguyên vật liệu gỗ cho các ngành nghề sản xuất và xây dựng. Tại thời điểm tháng 4 năm
2019, doanh nghiệp cũng là đơn vị có đóng góp trong việc phát triển ngành công nghiệp
chế biến và thương mại gỗ địa bàn tỉnh nói riêng và xa hơn nữa là góp phần nâng cao
danh tiếng của mặt hàng lâm sản Việt Nam trên thế giới.

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty:
 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng hành
chính - nhân sự

Phòng kế toán

Phòng kinh
doanh

Tổ kinh doanh
phân phối

Tổ kinh doanh
bán lẻ

 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
-

Giám đốc: là người trực tiếp chỉ đạo và quản lý các hoạt động của các bộ phận
trpng công ty, là người đại diện và chịu trách nhiệm trước các cơ quan giám
sát, tổ chức tín dụng... Giám đốc có quyền ban hành các quy chế quản lý nội
bộ, bổ nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.

-


Phó giám đốc: dưới quyền giám đốc, phó giám đốc quản lý các công việc nội
bộ cũng như công việc liên quan nghiệp vụ mua bán hàng hóa.
13


-

Phòng hành chính - nhân sự: là phòng ban có trách nhiệm xây dựng chiến
lược phát triển nguồn lực công ty; quản lý tài sản thuộc công ty; thiết lập và
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty.

-

Phòng kế toán: là phòng ban có chắc năng thiết lập các chứng từ và ghi nhận
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lập kế hoạch thu chi, báo cáo tài chính; phân
tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn; tổ chức và theo dõi nguồn vốn,
công nợ của doanh nghiệp.

-

Phòng kinh doanh: là phòng ban có nhiệm vụ đề ra các chiến lược kinh doanh
và thiết lập tiến trình để đạt được các mục tiêu chiến lược; tham mưu xây dựng
kế hoạch đầu tư và chịu trách nhiệm phát triển thị trường.

1.4. Một số chỉ tiêu hoạt động:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề phức tạp có quan hệ đến toàn bộ
các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh
doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra

Một số chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ℎ𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛ℎ (𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜) =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được
thanh toán kịp thời.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn <1 thể hiện tài sản ngắn hạn không đủ bù
đắp cho nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1 thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù
đắp các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp hay doanh nghiệp có khả năng thanh toán

14


nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức 1 thì khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng vẫn rất mong manh.
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ (𝑄𝑢𝑖𝑐𝑘 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜) =

𝑇𝑆𝑁𝐻 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có thể
chuyển đổi nhanh thành tiền.
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 (𝐶𝑎𝑠ℎ 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜) =

𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛


Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương
tiền của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác chỉ số thanh
toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản
tương đương tiền đảm bảo chi trả.
Nếu chỉ số này ≥ 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, nhưng nếu
quá lớn: Khả năng sinh lời kém.
 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động:
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của
doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao,
điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc
tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền
của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm,
làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản
xuất.

15


𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜


Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số
vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng
tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục
hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên nếu hệ số
này quá thấp thì lượng hàng tồn kho có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu của thị
trường.
 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Tỷ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
𝑅𝑂𝐴 (𝑡ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh
nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao
cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ.
𝑅𝑂𝐸 (𝑡ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉𝐶𝑆𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả.
1.5. Vị trí thực tập:

Bộ phận: Tổ kinh doanh bán lẻ thuộc Phòng kinh doanh Công ty TNHH Lâm sản
Giang Hà.
Chức danh: Nhân viên kinh doanh.
16


Mã công việc: BH-KD-NVKD
Cán bộ quản lý trực tiếp: Tổ trưởng tổ kinh doanh bán lẻ.
Mô tả công việc: Cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách
hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các công việc chính:
 Nhận và phối hợp với các phòng ban trong công ty thực hiện các yêu cầu cung
cấp dịch vụ khách hàng;
 Thu thập và tổng hợp thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu
và bán dịch vụ;
 Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, thiết lập những mối quan hệ kinh
doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lịch làm việc hàng ngày
đối với những quan hệ kinh doanh hiện có và khách hàng tiềm năng tương lai;
 Phối hợp bộ phận kỹ thuật - sản xuất thực hiện các dịch vụ dựa trên các nội dung,
điều khoản hợp đồng đã ký kết với khách hàng, quản lý và thu hồi công nợ khách
hàng;
 Đề xuất các chính sách bán hàng, chương trình hậu mãi;
 Thực hiện chế độ lập kế hoạch và báo cáo công việc định kỳ với quản lý trực tiếp;
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, yêu cầu của quản lý trực tiếp.

17


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY LÂM

SẢN GIANG HÀ GIAI ĐOẠN 2016 – 2018.
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh:
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan.
2.1.1. Các nhân tố khách quan:
Môi trường chính trị, luật pháp:
Môi trường chính trị và pháp luật Việt Nam đã và đang tạo điều kiện thuận lợi
cho sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng như kinh doanh
các mặt hàng lâm sản.
Quan điểm, mục tiêu đặt ra bao gồm: gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở
hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp; ứng
dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong
sản xuất.
Môi trường kinh tế:
Với các chỉ số kinh tế nước ta đạt được trong năm 2018, cùng với chính phủ tạo
điều kiện bằng các chính sách đối với ngành lâm sản, các doanh nghiệp trong ngành hoàn
toàn có thể yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đạt
được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2019 này.
Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng:
Các điều kiện tự nhiên của Việt Nam: tài nguyên khoáng sản dồi dào, vị trí địa lý
thuộc khu vực đông nam châu Á, thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa... phù hợp với sự
phát triển của các loại cây lấy gỗ, là nguyên liệu cho ngành sản xuất chế biến lâm sản.

18


Đây là lợi thế dành cho các doanh nghiệp trong ngành do số lượng nguyên liệu đầu vào
dồi dào với chất lượng tốt được đảm bảo.
Thêm vào đó, hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống
ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... đã có sự cải thiện trong những năm gần

đây, phù hợp cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là khi lâm sản còn là một mặt hàng
mà để vận chuyển thì khá tốn kém chi phí.
Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp:
Lâm sản là một ngành khá lâu đời tại Việt Nam, khả năng gia nhập ngành của
doanh nghiệp mới tuy không cao nhưng không phải là không có. Vì vậy buộc các doanh
nghiệp trong các ngành khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp nhằm
tăng cường mở rộng thị trường.
Sản phẩm thay thế:
Mặt hàng lâm sản tại địa phương là thị xã Từ Sơn vốn nổi tiếng và khá được ưa
chuộng nhưng vẫn cần xét đến các sản phẩm thay thế không chỉ từ chất liệu gỗ mà còn
từ các loại nguyên liệu khác; về số lượng và chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản
phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế có thể ảnh hưởng rất
lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Nguồn cung ứng:
Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các
doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân nội địa. Hiện nay nguồn nguyên
liệu gỗ của doanh nghiệp chủ yếu đến từ Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với
giá cả phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiệp và nhà nước về chất lượng gỗ đầu vào.
Người mua:
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt
quan tâm chú ý. Thị trường chủ yếu của doanh nghiệp tập trung ở khu vực Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ.
19


2.1.2. Các nhân tố chủ quan:
Bộ máy quản trị doanh nghiệp:
Bộ máy quản trị Công ty Lâm sản Giang Hà khá đơn giản nhưng đủ phù hợp với
các tiêu chuẩn do nhà nước và bản thân doanh nghiệp đặt ra, đạt được hiệu quả xây dựng
các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của

doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng;
Thêm vào đó còn tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động
sản xuất kinh doanh đã đề ra;
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Khả năng tài chính của doanh nghiệp được nhận định là khá ổn định và được thể
hiện qua các hệ số cơ cấu vốn, hệ số các vòng quay... ngoài ra các khoản giải ngân đến
từ ngân hàng luôn được sử dụng vào đúng mục đích sản xuất kinh doanh và được hoàn
trả đúng kỳ hạn.
Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm:
Địa bàn thị xã Từ Sơn vốn nổi tiếng về các làng nghề chế tác đồ gỗ truyền thống.
Đây chính là thế mạnh cho doanh nghiệp trong công tác cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ
đầu vào cho quá trình chế tác này. Thêm vào đó, việc phát triển công nghiệp với nhiều
doanh nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài cũng là thị trường rộng lớn cho phát triển
nguyên vật liệu xây dựng mà doanh nghiệp hướng đến.
Doanh nghiệp cũng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp do phòng kinh
doanh là phòng ban chuyên trách.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp:
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng
20


để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh
kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Ngoài hai nhà xưởng
để chế tác và lưu trữ sản phẩm, Công ty Lâm sản Giang Hà còn sở hữu văn phòng làm
việc đặt tại trung tâm thị xã Từ Sơn, dễ dàng cho khách hàng và đối tác tìm đến cũng
như cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới
năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên

vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật
sản xuất hiện tại của Công ty Lâm sản Giang Hà chỉ tập trung ở mức chế biến thô, đây
vừa là lợi thế vừa là hạn chế của doanh nghiệp.
2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018:
Nằm trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Công ty Lâm sản Giang Hà là
một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến và
kinh doanh lâm sản. Đây không chỉ là nguồn nguyên liệu cho chế tác đồ gỗ mỹ nghệ, mà
còn phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng. Trong những năm vừa qua, đặc biệt là
giai đoạn 2016 – 2018, doanh nghiệp đã gặt hái cho mình những kết quả nhất định.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà
(2016 - 2018)
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
STT
1

Chỉ tiêu

2017

2018

DT BH và
CCDV

2

2016

50.473,686


78.893,163

96.128,412

-

30,822

43,881

Các khoản
giảm trừ DT

21


3

DTT BH và
CCDV

4

5

7

8


12

13

14

95.205,221

797,797

962,994

879,310

81,453

85,662

76,323

58,655

69,252

40,115

213,766

280,924


250,442

606,828

698,479

665,076

52,313

25,447

47,825

39,281

5,884

20,711

13,032

19,562

27,114

619,860

718,042


692,190

123,972

143,608

138,438

495,888

574,434

553,752

CP quản lý

LNT từ

Thu nhập

Chi phí khác

LN khác

Tổng LNTT

Chi phí thuế
TNDN

15


77.899,347

CPTC

khác
11

49.675,889

DT HĐTC

HĐKD
10

96.084,531

LN gộp về

doanh nghiệp
9

78.862,341

GVHB

BH và CCDV
6

50.473,686


LN sau thuế
TNDN

(Nguồn: BCTC Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà các năm 2016, 2017, 2018)

22


Thông qua các số liệu ở Bảng 2.1. ta có thể nhận thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp có xu hướng tăng đều
qua các năm. Trong đó, cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là
50.473,686 triệu đồng đã tăng lên 78.862,341 triệu đồng vào năm 2017, và tiếp tục tăng
đến 96.084,531 triệu đồng năm 2018. Nguyên nhân doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng qua các năm là số lượng hàng hóa bán ra tăng, đi kèm với giá cả tăng nhẹ ở một
số mặt hàng.
Bên cạnh đó, hàng bán bị trả lại qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu đều tăng.
Điều này đến từ tiêu chuẩn cao hơn mà khách hàng đặt ra đối với hàng hóa của doanh
nghiệp. Năm 2017 lượng hàng bán bị trả lại là 30,822 triệu đồng đã tăng lên 43,881 triệu
đồng thời điểm cuối năm 2018. Từ đây cũng đặt ra nghi vấn đòi hỏi công ty nên xem xét
lại chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Đi kèm với việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán
của công ty cũng có xu hướng tăng lên qua từng năm. Cụ thể từ 49.675,889 triệu đồng
năm 2016 tăng lên 77.899,347 triệu đồng năm 2017 và ở năm 2018 con số này đạt
95.205,221 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc cả doanh thu bán hàng cà cung cấp dịch vụ cùng giá vốn hàng
bán tăng lại không khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng theo xu
hướng chung ấy. Từ năm 2016 đến năm 2017, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng từ 797,797
triệu đồng lên 962,994 triệu đồng. Ở năm 2018, con số này lại giảm xuống còn 879,310
triệu đồng.

Dễ dàng nhận thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự tăng nhẹ từ
81,453 triệu đồng năm 2016 lên 85,662 triệu năm 2018. Tuy nhiên ở năm 2018, có thể
do công ty không nhận thấy lợi ích rõ ràng từ các khoản đầu tư này nên con số đã giảm
khoảng 10% và đạt 76,323 triệu đồng.
Cùng với sự biến động của doanh thu thì chi phí tài chính trong giai đoạn cũng có
sự biến động rõ ràng. Cụ thể chi phí công ty dành cho hoạt động tài chính tăng từ 58,655
23


triệu đồng năm 2016 lên 69,252 triệu năm 2017, nhưng cùng với xu hướng thay đổi của
doanh thu, chi phí này giảm xuống trong năm 2018 để đạt 40,115 triệu đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2018 có biến động không đều.
Con số thể hiện cho năm 2016 là 213,766 triệu đồng đã tăng lên 280,924 triệu đồng năm
2017. Trong năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp đã được sử dụng hiệu quả hơn, cụ
thể con số chỉ còn 250,442 triệu đồng trong năm này.
Xét chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, nhận thấy khoản mục này
biến động không đều trong 3 năm nghiên cứu. Cụ thể năm 2016, lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh là 606,828 triệu đồng, năm 2017 tăng lên 698,479 triệu đồng, sau đó
lại giảm trong năm 2018 và đạt 665,076 triệu đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng tăng trong năm 2017 và giảm
vào năm 2018. Trong đó năm 2016 lợi nhuận trước thuế là 619,860 triệu đồng, khoản
mục này tăng mạnh và đạt 718,042 triệu đồng năm 2017. Tiếp đến là một sự giảm nhẹ
năm 2018 và đạt 692,190 triệu đồng.
Lợi nhuận sau thuế của công ty nhìn chung tương đối ổn định dù có biến động
qua các năm. Cụ thể, năm 2016 LNST của doanh nghiệp đạt 495,888 triệu đồng, sau đó
tăng gần 14% và đạt 574,434 triệu đồng năm 2017. Năm 2018, khoản LNST này giảm
nhẹ và chạm mức 553,752 triệu đồng.
2.2.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ
những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp.

Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan
trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong
doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn tại
của doanh nghiệp.

24


Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có
vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị
hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Trước khi xem xét hiệu quả sử dụng
vốn, ta cần chỉ ra cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016 – 2018.
Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà
(2016 - 2018)
(Đơn vị: triệu đồng)
2016
Chỉ tiêu

Giá trị

2017

Tỷ trọng

Giá trị

2018

Tỷ trọng


(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

(%)

A. NỢ
PHẢI TRẢ

12.665,736

70,89 18.553,763

77,94

8.234,606

61,16

12.665,736

70,89 18.553,763

77,94

8.234,606


61,16

1. Nợ ngắn
hạn
2. Nợ dài

-

-

-

-

-

-

5.200,000

29,11

5.250,000

22,06

5.230,000

38,84


5.000,000

27,99

5.000,000

21,01

5.000,000

37,13

200,000

1,12

250,000

1,05

230,000

1,71

100 13.464,606

100

hạn

B. VỐN
CHỦ SỞ
HỮU
1. Vốn chủ
sở hữu
2. LNST
CPP
TỔNG
NGUỒN

17.865,736

100 23.803,763

VỐN
(Nguồn: BCTC Công ty TNHH Lâm sản Giang Hà các năm 2016, 2017, 2018)
25


×