Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

NGHIÊN cứu QUY TRÌNH lựa CHỌN, THU THẬP, xử lý, bảo QUẢN tế bào gốc máu dây rốn CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.57 KB, 45 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH LỰA CHỌN,
THU THẬP, XỬ LÝ, BẢO QUẢN TẾ BÀO
GỐC MÁU DÂY RỐN CỘNG ĐỒNG
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

HÀ NỘI - 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MINH SANG


NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH LỰA CHỌN, THU THẬP, XỬ
LÝ, BẢO QUẢN TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN CỘNG
ĐỒNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC –
TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành:
Mã số:

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

Người dự kiến hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI - 2016


3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phần I. BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
Họ và tên thí sinh: Đặng Thị Thu Hằng
Cơ quan công tác: Bộ môn Huyết học – Truyền máu, Trường Đại học Y Dược
Thái Bình
Chuyên ngành dự tuyển: Huyết học – Truyền máu. Mã số: 62720151
Tên đề tài: “Nghiên cứu quy trình lựa chọn, thu thập, xử lý, bảo quản tế bào
gốc máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương”
Mục tiêu:
Mục tiêu 1. Nghiên cứu hiệu quả của quy trình lựa chọn, xử lý, thu thập, bảo
quản tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học truyền máu Trung
ương.

Mục tiêu 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng khối tế bào gốc
máu dây rốn được xử lý, bảo quản.
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Đề tài đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của một công trình nghiên cứu khoa
học
+ Đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết
Ghép tế bào gốc ngày càng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, nguồn tế
bào gốc hiệu quả nhất và khả năng hòa hợp cao nhất là từ người hiến cùng
huyết thống-anh chị em ruột trong gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp
bệnh nhân không có anh chị em ruột, còn các trường hợp có anh chị em ruột
thì trên thế giới cũng ghi nhận chỉ 25% khả năng chọn lựa được người cho
hoàn toàn phù hợp về HLA (kháng nguyên bạch cầu người). Chính vì vậy,
nguồn tế bào gốc từ người hiến khác huyết thống trong cộng đồng chính là cơ


4

hội duy nhất cho 75% bệnh nhân có chỉ định ghép để đạt được lui bệnh và kéo
dài cuộc sống. Nguồn tế bào gốc tạo máu để ghép có thể được lấy từ người
cho trưởng thành, thông qua thu nhận từ tủy xương máu ngoại vi hay lấy từ
máu dây rốn. Khác với các loại tế bào gốc khác, ghép tế bào gốc máu dây rốn
yêu cầu hòa hợp HLA không cao (4/6), quá trình thu thập không ảnh hưởng
đến sức khỏe người hiến, đồng thời được lưu giữ sẵn sàng trong ngân hàng
nên thời gian cung cấp được rút ngắn, các biến chứng liên quan đến ghép
chống chủ cũng giảm hơn so với tế bào gốc từ người hiến trưởng thành. Thực
tế vấn đề đặt ra là xây dựng và ứng dụng được quy trình có chất lượng để lựa
chọn, thu thập, xử lí, bảo quản tạo ra được đơn vị tế bào gốc máu dây rốn có
đủ số lượng và chất lượng có thể ghép cho người bệnh.
Vì vậy đề tài thành công sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao
chất lượng ngân hàng máu dây rốn cộng đồng tại Việt Nam.

+ Đề tài có tính mới
Quy trình sản xuất tế bào gốc đã được một số trung tâm tế bào gốc trên
thế giới nghiên cứu, ứng dụng. Tại Việt Nam đã có một số ngân hàng lưu trữ
TBG từ máu dây rốn và các cán bộ cũng được đi thăm quan học hỏi tại các
khác trên thế giới về các quy trình liên quan đến tế bào gốc máu dây rốn. Tuy
nhiên điều kiện mỗi nước khác nhau, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực khác
nhau nên khi áp dụng tại Việt Nam thì quy trình đó phải phù hợp với điều kiện
của người Việt Nam về chất lượng cũng như giá thành. Hiện nay, tại Việt Nam
chưa có công trình nghiên cứu nào về máu dây rốn cộng đồng nên đề tài sẽ là
tiên phong trong việc nghiên cứu quy trình lựa chọn, thu thập, xử lý, bảo quản
đơn vị tế bào gốc máu dây rốn.
+ Đề tài có giá trị khoa học, thuộc chuyên ngành huyết học
Đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo trong lĩnh vực
huyết học có mục tiêu cụ thể, phương pháp nghiên cứu có tính logic dựa trên


5

bằng chứng về lý thuyết, kết quả thực tế. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng
dụng và triển khai thực hiện tại các trung tâm tế bào gốc trên toàn quốc.
+ Đề tài nghiên cứu có tính khả thi
Đề tài nhận được sự ủng hộ rất tích cực của Viện huyết học – truyền
máu trung ương, đây là đề tài cấp Nhà nước đã được phê duyệt. Năm 2012,
Trung tâm Tế bào gốc chính thức đi vào hoạt động, tại nơi đây đã được đầu tư
về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực được đi tham quan và
tập huấn về các quy trình tế bào gốc tại Nhật và các nước tiên tiến trên thế
giới. Đến tháng 6 năm 2014 Trung tâm Tế bào gốc – Ghép đã hoàn chỉnh
trong đó bao gồm ngân hàng tế bào gốc. Với nhu cầu ghép ngày càng cao thì
“Ngân hàng máu dây rốn cộng đồng” ra đời
+ Sự chấp nhận của cộng đồng và vấn đề đạo đức nghiên cứu

Chữa bệnh bằng các phương pháp mới đặc biệt là ghép tế bào gốc ngày
càng được bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng quan tâm.Với
phương thức chữa bệnh hiện đại có thể kéo dài cuộc sống của người bệnh sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
và gia đình người bệnh. Máu dây rốn lấy từ bánh rau và dây rốn sau khi sản
phụ sinh nên không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ cũng như của trẻ.
Việc sản xuất ra tế bào gốc để truyền cho người bệnh đã và đang thực hiện tại
một số trung tâm. Việc lựa chọn, thu thập, xử lý, bảo quản máu dây rốn là
hoàn toàn phù hợp theo luật pháp và đạo đức người Việt Nam
Tôi cam kết thực hiện đúng yêu cầu, quy định về y đức, bản quyền và
phấn đấu để kết quả nghiên cứu sinh sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh
nhân và cho sự phát triển của ngành theo kịp với các nước trên thế giới
+ Phù hợp với định hướng phát triển của ngành, có địa chỉ rõ ràng để áp
dụng các kết quả nghiên cứu được


6

Hiện nay tại Việt Nam chuyên ngành Huyết học – Truyền máu đang
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ghép tế bào gốc. Chủ trương của ngành là
không ngừng học hỏi, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến để nâng
cao chất lượng trong chẩn đoán cũng như cung cấp các sản phẩm điều trị
bệnh.
Kết quả nghiên cứu là một trong những bằng chứng khoa học để đề
xuất, kiến nghị các giải pháp hợp lý để ứng dụng tại các trung tâm tế bào gốc
trong lựa chọn, sản xuất, bảo quản và sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh.
2. Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký học nghiên cứu sinh
+ Phát triển bản thân trong quá trình học nghiên cứu sinh
Mục tiêu chung: từng bước trở thành nhà khoa học có trình độ cao về lý
thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng

tạo, khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học,
công nghệ và hướng dẫn khoa học trong lĩnh vực huyết học.
Những mục tiêu mong muốn cụ thể:
- Tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn của chuyên ngành, cập nhật
những kiến thức, kỹ thuật mới, hiện đại về huyết học trên thế giới. Cập nhật
phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học, vận dụng các phương pháp
nghiên cứu vào các công trình khoa học; có khả năng chủ trì và thực hiện các
đề tài lớn, chuyên sâu của ngành.
- Thành thạo kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng các
phần mềm thông dụng (EpiInfo, SPSS…), biết cách tra cứu tài liệu trên mạng,
biết cách sử dụng một số phần mềm khác cần thiết trong quá trình thực hiện
đề tài
- Tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất, tư cách của một nhà khoa học:
khả năng hợp tác tốt; trung thực, đoàn kết, chia sẻ; cần cù, kiên trì, sáng tạo;


7

có khả năng tự chủ và độc lập trong công việc; nhân ái và có trách nhiệm với
mọi người
- Tích cực tham gia giảng dạy và chia sẻ kiến thức cho các sinh viên và
các học viên
- Có ít nhất 5 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học trong
nước và 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế.
- Tiếp tục nâng cao trình độ tiếng Anh, phấn đấu đọc, dịch tốt các bài
báo khoa học chuyên ngành Huyết học – Truyền máu bằng tiếng Anh, viết bài
báo bằng tiếng Anh.
+ Hoàn thành đề tài đúng tiến độ
- Hoàn thành chương trình đào tạo tập trung, các chuyên luận đúng tiến
độ và có chất lượng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục đào tạo, của Nhà trường và

Bộ môn.
- Chủ động thực hiện tốt các nội dung của Luận án nghiên cứu sinh,
bảo vệ thành công theo đúng tiến độ
- Có ít nhất 01 đề tài tham dự Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh
thường niên của Nhà trường
+ Mong muốn đóng góp cho sự phát triển của Trường, viện, ngành
Là cán bộ được quan tâm, tạo điều kiện trong việc đào tạo sau đại học,
tôi luôn nỗ lực phấn đấu, làm việc tốt và thực hiện tốt các công việc được
giao, đóng góp cho sự phát triển của Trường, Viện, Ngành tại tỉnh Thái Bình
nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
Nghiên cứu và đề xuất
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cho đơn vị tế bào
gốc máu dây rốn cộng đồng


8

- Đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào công tác đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực trong lĩnh vực huyết học. Phấn đấu trở thành cán bộ có kinh nghiệm,
uy tín và góp phần thúc đẩy chuyên ngành
3. Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo là trường Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội được Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép tuyển
sinh và đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành Huyết học - Truyền máu: Theo
thông báo của phòng Sau đại học, trường Đại học Y Hà Nội, năm 2016 tuyển
sinh nghiên cứu sinh khóa 35 ở 55 chuyên ngành trong đó có chuyên ngành
Huyết học và truyền máu
Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học chuyên về y khoa hàng đầu
của Việt Nam, là cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo lớn của cả nước, có
đội ngũ cán bộ hùng hậu cùng các nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài
nước. Trường đang hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

Bộ môn Huyết học và truyền máu của Nhà trường được thành lập ngày
26/5/1983, là nơi có nhiều nhà khoa học, nhà giáo có tâm huyết, có trách
nhiệm, có uy tín trong cả nước. Tiêu biểu như cố Giáo sư Bạch Quốc Tuyên,
Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Đỗ Trung Phấn, GS Phạm Quang Vinh…Bộ môn có
cơ sở thực hành là Viện Huyết học – Truyền máu trung ương và Khoa Huyết
học – Truyền máu bệnh viện Bạch Mai, đây là những cơ sở đầu ngành về lĩnh
vực huyết học trong cả nước.
Các nhà khoa học, cán bộ y tế do bộ môn trực tiếp đào tạo hiện đang
đảm nhiệm những vị trí quan trọng, góp phần tích cực vào việc phát triển
ngành Huyết học và truyền máu.
4. Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn
+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập
Thời gian học tập trung 3 chuyên đề là cơ hội để tôi rà soát, củng cố và
cập nhật thông tin, kiến thức toàn diện về lĩnh vực huyết học truyền máu.


9

Bám sát mục tiêu và yêu cầu đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành để tự tìm
tài liệu thích hợp. Năm đầu, tập trung tốt cho các học phần bổ sung và các học
phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan. Tham gia
đầy đủ và có các báo cáo chuyên đề tại các buổi sinh hoạt khoa học của
trường, của Viện. Viết ít nhất 5 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa
học có phản biện độc lập, theo danh mục tạp chí do đơn vị chuyên môn quy
định, tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu
ở trong và ngoài cơ sở đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu
của mình với Bộ môn và nhà trường theo quy định. Tiếp tục rèn luyện, nâng
cao kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và trong cuộc sống.
+ Hoàn thành đề tài đúng tiến độ, đúng mục tiêu
Sau khi được đồng ý vào học nghiên cứu sinh, tôi sẽ xây dựng đề

cương chi tiết theo từng mục tiêu và bắt tay ngay vào thực hiện các công việc
theo đúng tiến độ.
Lựa chọn các vấn đề thú vị, phù hợp để viết các chuyên đề. Phấn đấu
hoàn thành từ 2 chuyên đề tiến sĩ, mỗi công trình là một chuyên đề chưa tính
mới, tính cập nhật. Chuẩn bị đề tài tham dự Hội nghị Nghiên cứu sinh của
Trường.
Thời gian thực hiện đề tài được bố trí trong thời gian đào tạo. Nếu vì lý
do khách quan hay chủ quan, việc nghiên cứu khoa học không thể hoàn thành
trong thời gian dự kiến thì để đảm bảo chất lượng luận án, bản thân tôi sẽ xin
đăng ký kéo dài thời gian nghiên cứu. Các chi phí đào tạo trong thời gian kéo
dài bản thân tôi sẽ tự chịu trách nhiệm.


10

5. Kinh nghiệm của bản thân
+ Yếu tố bản thân
Tôi luôn chủ động và tự giác trong học tập và làm việc; đặt mục tiêu
cho từng giai đoạn và cố gắng hoàn thành các mục tiêu đó. Chịu khó học hỏi,
khiêm tốn, với tinh thần cầu thị, cầu tiến, luôn chịu khó lắng nghe sự chia sẻ
của thầy cô giáo, đồng nghiệp để nâng cao năng lực, kinh nghiệm trong
chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm trong cuộc sống, có khả năng đọc
các tài liệu tham khảo nước ngoài.
+ Có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học
Có kỹ năng tốt trong tìm kiếm, phát hiện các vấn đề nghiên cứu, có khả
năng quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu với các phần mềm thống đê thông
dụng: Epi Info, SPSS, chủ nhiệm và tham gia 9 đề tài, có 8 bài báo và nhận
được nhiều bằng khen, giấy khen và các giải thưởng về nghiên cứu khoa học,
chủ động tham gia viết tài liệu chuyên khảo.
+ Có kinh nghiệm trong đào tạo

Trực tiếp đào tạo và tham gia đào tạo cho nhiều đối tượng: sinh viên
chính quy đa khoa, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, chuyên khoa định
hướng, thạc sĩ của các chuyên ngành như nội, ngoại, chấn thương…
+ Hiểu được xu thế phát triển của ngành
Thông qua các hội nghị chuyên ngành toàn quốc cũng như các hội nghị
tổ chức tại Viện, đọc các tài liệu … qua đó phần nào cũng học hỏi và nắm bắt
được thực trạng, xu hướng phát triển của ngành trong đó lĩnh vực tế bào gốc
đang được đặc biệt quan tâm, chú trọng, nhất là tế bào gốc máu dây rốn, đây
là một nguồn sản phẩm rất có giá trị cho y học nói riêng và các ngành khác
nói chung
+ Chuẩn bị tốt cho vấn đề định nghiên cứu


11

Chịu khó tìm tòi, học hỏi, đọc các tài liệu nước ngoài có tính cập nhật
cao
6. Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp
Tiếp tục công tác tại trường Đại học Y Dược Thái Bình, đóng góp phần
công sức của mình cho xự phát triển của bộ môn, cho trường và cho ngành
huyết học tại tỉnh Thái Bình nói riêng và chuyên ngành huyết học nói chung.
Tiếp tục tham gia viết các sách tham khảo, các tài liệu đào tạo cập nhật
phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân.
Tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất các đề tài có
sự phối hợp đa ngành.
Không ngừng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia các
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao,
gương mẫu trong mọi mặt, xứng đáng với công sức đào tạo của trường và sự
quan tâm tạo điều kiện của Viện.
7. Đề xuất người hướng dẫn

- GS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương
- TS Trần Ngọc Quế - Phó giám đốc trung tâm tế bào gốc – Viện Huyết học
Truyền máu Trung ương


12

MỤC LỤC


13

PHẦN II. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tế bào gốc tạo nên một lĩnh vực khoa học rất đặc biệt, rất chuyên sâu
và có tầm ứng dụng rộng. Ghép tế bào gốc hiện nay được sử dụng rộng rãi
trên thế giới và đang được coi là phương pháp điều trị triệt để nhất, đem lại cơ
hội sống cho các bệnh nhân bị bệnh ác tính hoặc lành tính, bệnh nhân bị bệnh
máu hoặc không phải bệnh về máu. Hàng năm có hàng ngàn bệnh nhân được
ghép tế bào gốc tự thân hoặc đồng loài và số lượng này tăng lên đáng kể từ
sau khi có những người hiến tế bào gốc. Theo một số báo cáo tại Australia
cho thấy với quy mô dân số 23 triệu dân, số lượng ca ghép thực hiện tại đây
bình quân mỗi năm là hơn 1500 ca, còn tại Nhật Bản với khoảng 130 triệu
dân thì số ca ghép hàng năm là khoảng 3500 ca.
Trong ba nguồn tế bào gốc (như tế bào gốc huy động ra máu ngoại vi,
tủy xương, máu dây rốn) thì nguồn tế bào gốc máu dây rốn có ưu điểm hơn vì
nó là sản phẩm thừa trong quá trình sinh em bé nên không hề ảnh hưởng đến
mẹ và con, đây là những tế bào non nên khả năng đi qua hàng rào người nhận
là tốt nhất, tỷ lệ lây truyền bệnh thấp, được kiểm tra đầy đủ HLA, và lưu trữ



14

nên nó có sẵn để sử dụng. Hơn nữa với ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn tư
nhân chỉ có 25% có cơ hội tìm thấy sự hòa hợp HLA với người cùng huyết
thống, 75% trông đợi vào dữ liệu từ nguồn thông tin quốc gia và quốc tế - đó
chính là ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. Chính vì lý do dó ngân
hàng tế bào máu dây rốn cộng đồng hiện nay được coi như một ngân hàng bảo
hiểm sinh học cho nhân loại.
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc tạo nguồn tế bào
gốc tạo máu từ máu dây rốn với các quy trình được xây dựng tương đối hoàn
thiện, tuy nhiên chất lượng chung của các đơn vị máu dây rốn sau khi thu
thập, xử lý và bảo quản thường chỉ đủ để ghép cho các trường hợp nhi khoa.
Bên cạnh đó, một số vấn đề khác như thu thập theo hình thức liên hệ trực tiếp,
số lượng mẫu thu thập không cao, chi phí xử lý đắt tiền đều là những rào cản
đối với việc tạo nguồn tế bào gốc máu dây rốn cho cộng đồng cần số lượng
lớn, chất lượng cao, chi phí hợp lý. Chính vì vậy, việc tối ưu hóa các quy trình
thu thập, xử lý và bảo quản tế bào gốc từ máu dây rốn, tạo ra đơn vị máu dây
rốn đáp ứng được về số lượng và chất lượng, giá thành phù hợp với nhu cầu
người Việt Nam là một vấn đề cấp thiết. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu quy trình lựa chọn, thu thập, xử lý, bảo quản tế bào gốc
máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết Học Truyền máu Trung ương”
với hai mục tiêu:
1.

Nghiên cứu hiệu quả của quy trình lựa chọn, thu thập, xử lý, bảo
quản tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học truyền
máu Trung ương.

2.


Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng khối tế bào gốc máu
dây rốn cộng đồng đã được xử lý, lưu trữ.



15

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1.

Lịch sử về tế bào gốc
Máu dây rốn đầu tiên (CB) được ghép vào năm 1988 cho một bệnh

nhân thiếu máu Fanconi. Người hiến máu dây rốn là chị gái có HLA-giống
hệt người bệnh, chẩn đoán trước khi sinh là HLA giống hệt nhau và không bị
ảnh hưởng bởi sự đột biến Fanconi. Máu dây rốn đã được thu thập và trữ lạnh
khi sinh. Việc cấy ghép đã thành công mà không có. Tại thời điểm cấy ghép
đầu tiên, ít được biết về các tính chất sinh học của tế bào gốc máu dây rốn và
đó là nhờ vào công trình tiên phong của HE Broxmeyer và EA Boyse vào năm
1985, người đã nghiên cứu và phát hiện ra tế bào gốc tạo máu có trong máu
dây rốn và AD Auerbach, người có ý định điều trị bằng ghép tế bào gốc cho
bệnh nhân.
Sau đó đến năm 1992 ngân hàng máu dây rốn dịch vụ và ngân hàng
máu dây công cộng đầu tiên được thành lập tại Trung tâm Máu New York.
Một năm sau đó thực hiện ghép tế bào gốc máu dây rốn đồng loài được thực
hiện. Từ đây các ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn được thành lập ở các
nước trên thế giới như tháng 4 năm 1997 Cell for Life được thành lập, đây là
ngân hàng máu dây rốn dịch vụ của Canada, một năm sau đó Netcord thành

lập và thành công trong ghép tế bào gốc điều trị bệnh hồng cầu hình liềm.
Năm 2000 phát hiện ra hiện tượng ghép chống chủ, một năm sau đó các
nghiên cứu cho thấy ghép tế bào gốc máu dây rốn là tốt nhất đối với người
trưởng thành, đến 2006 thì máu dây rốn còn được dùng để điều trị các bệnh tự
miễn và bệnh rối loạn thần kinh. Cell for Life ghép thành công máu dây rốn
cho một cậu bé bị bệnh bạch cầu, sử dụng các tế bào gốc máu dây rốn của anh
chị em trong gia đình.


16

Năm 2011 tìm ra phương pháp bảo quản tế bào gốc trong khoảng 22
năm. Đây là bước tiến mới đem lại nhiều hy vọng trong tương lai. Năm 2012
Người ta ước tính hơn 35.000 ca cấy ghép máu cuống rốn đã được thực hiện
trên toàn thế giới. Hiện nay người ta còn đang nghiên cứu và thu thập các mô
từ dây rốn.
1.2. Sơ lược về tế bào gốc và tế bào gốc tạo máu
1.2.1. Khái niệm
Tế bào gốc (TBG) là loại tế bào không chuyên biệt, có khả năng tự sinh
sản qua cách phân chia tế bào và biệt hóa để phát triển thành một hoặc nhiều
loại tế bào chuyên biệt khác nhau trong những điều kiện nhất định.
Có nhiều cách xếp loại và gọi tên khác nhau tùy theo tiêu chí xếp loại.
Ví dụ theo nguồn gốc và thời điểm phân lập: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc nhũ
nhi, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc vạn năng cảm ứng, tế bào gốc ung
thư Theo tiềm năng biệt hóa: tế bào gốc toàn năng (Totipotent), tế bào gốc vạn
năng (Pluripotent), tế bào gốc đa năng (Multipotent), tế bào gốc đơn năng
Unipotent) và phân loại theo nguồn cung cấp (Tủy xương, tế bào gốc được
huy động từ máu ngoại vi, tế bào gốc máu dây rốn)
Mỗi tế bào gốc có tiềm năng biệt hóa khác nhau, do vậy triển vọng
nghiên cứu và ứng dụng khác nhau. Việc phân lập và duy trì từng loại TBG

đòi hỏi những kỹ thuật và công nghệ khác nhau. Lĩnh vực nghiên cứu và ứng
dụng tế bào gốc trên lâm sàng đã đạt được những thành tựu to lớn - trở thành
phương pháp điều trị hiệu quả để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu và
còn nhiều hứa hẹn trong chữa nhiều bệnh nan y như: tiểu đường, suy tim,
chấn thương tủy sống, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen…
1.2.2. Đặc điểm của tế bào gốc
1.2.2.1. Tính tự làm mới
Tính tự làm mới (tự tái sinh – Self renewal) tế bào có khả năng tiến
hành một số lượng lớn chu kỳ phân bào nguyên phân, mà vẫn duy trì trạng


17

thái không biệt hóa hay có thể định nghĩa là quá trình tạo ra những bản sao
các tế bào gốc, thông qua quá trình nguyên phân, có nghĩa là ít nhất một tế
bào chị em có thể tạo ra nhưng vẫn giữ đặc tính cùng với khả năng tự làm mới
và biệt hóa. Khả năng này cực kỳ quan trọng đối với sự duy trì giống nòi và
sự sống, sự tồn tại của con người. Có 2 đường tái sinh là tái sinh cân đối và tái
sinh không cân đối. Tái sinh cân đối (symmetrial) là sinh ra 2 tế bào hoàn toàn
giống nhau, giống tế bào tách ra chúng. Tái sinh không cân đối (asymmetrial) là
tạo ra 2 tế bào gốc kế cận: 1 hoàn toàn giống tế bào mẹ, và 1 tế bào gốc khác
tiếp tục sinh sản và biệt hóa thành TBG kế cận để rồi tạo ra các tế bào chức
năng (tế bào chín)
Sự tự làm mới bởi quá trình phân chia đối xứng có thể quan sát ở các tế
bào gốc nhất thời (transient stem cell), chúng xuất hiện trong quá trình phát
triển của phôi giai đoạn sớm để gia tăng kích thước của cơ thể. Trái lại sự tự
làm mới bởi quá trình phân chia không đối xứng có thể thấy ở các tế bào gốc
trong phôi ở giai đoạn phát triển muộn và trong các cá thể trưởng thành để
duy trì cân bằng nội mô. ES là tế bào vạn năng được thu ở các phôi giai đoạn
tiền làm tổ. Các dòng ES đầu tiên được thiết lập từ các ICM của phôi chuột

giai đoạn phôi nang vào năm 1981, bới Gail Martin, cũng như bởi Martin
Evans và Matthew Kaufman.
1.2.2.2. Tiềm năng không giới hạn
Tiềm năng không giới hạn (unlimited potency): Tế bào đó có khả năng
biệt hóa thành bất kỳ kiểu tế bào trưởng thành nào. Trên thực tế đặc tính này
chỉ đúng với tế bào gốc toàn năng, hoặc vạn năng. Điểm đặc biệt nhất ở tế bào
gốc là chúng không được phân lập chương trình từ trước, và do vậy chúng có
khả năng phân lập thành bất kì loại tế bào trưởng thành nào mà một cơ thể
cần. Nói cách khác, chúng biệt hóa được thành tất cả các tế bào của cơ thể, trừ
phần phụ ngoại phôi (nhau thai và dây rốn).


18

1.3. Phân loại
Có nhiều cách xếp loại và gọi tên khác nhau tùy theo tiêu chí xếp loại.
Ví dụ: theo nguồn gốc và thời điểm phân lập: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc nhũ
nhi, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc vạn năng cảm ứng, tế bào gốc ung
thư Theo tiềm năng biệt hóa: tế bào gốc toàn năng (Totipotent), tế bào gốc vạn
năng (Pluripotent), tế bào gốc đa năng (Multipotent), tế bào gốc đơn năng
Unipotent).
1.3.1. Phân loại theo nguồn thu nhận và thời điểm phân lập
Năm 2008, dựa trên kết quả các công trình của Shinya Yamanaka (Đại
học Kyoto của Nhật) và James Thompson (Đại học Wisconsin của Mỹ) được
công bố chính thức, cũng như thuyết tế bào gốc ung thư được nhiều nghiên
cứu thẩm định, các tác giả của cuốn sách Công nghệ tế bào gốc đề nghị phân
loại tế bào gốc thành 5 nhóm chính:
1.3.1.1. Tế bào gốc phôi
Được thu nhận trực tiếp từ phôi (embryo) của người và động vật có vú,
chúng có tiềm năng biệt hóa lớn nhất. Nhóm này bao gồm các tế bào được thu

nhận từ lớp sinh khối bên trong (ICM), các tế bào mặt trong của lớp dưỡng
bào trophoblast, các tế bào mầm sinh dục (EG) và gần đây, người ta còn thu
nhận các tế bào gốc từ phôi sớm (trước blastocyst). Trong đó, nguồn tế bào
gốc thu nhận từ ICM hầu như quan trọng nhất bởi nó được hiểu rõ nhất. Hầu
hết các tế bào thu nhận từ phôi là các tế bào gốc vạn năng (pluripotential),
chúng được định nghĩa là các tế bào phải thỏa mãn ba điều kiện:
(1) Khi chúng được tiêm vào khoang của phôi (ở giai đoạn phôi nang), nhóm
tế bào ngoại lai này sẽ tạo nên dạng phôi khảm.
(2) Khi chúng được tiêm dưới da hay dưới vỏ thận của động vật sống, các tế
bào này sẽ hình thành khối u quái.


19

(3) Khi nhận các tác nhân kích thích phù hợp, chúng có khả năng biệt hóa
thành các kiểu tế bào có nguồn gốc phát triển từ ba lá phôi.
Theo các nhà khoa học, kỹ thuật mới này cho phép lấy tế bào gốc mà
không cần phá huỷ phôi. Nguồn phôi cho thu nhận tế bào gốc hiện tại chủ yếu
có từ công nghệ IVF hay ICSI. Bằng một trong hai kỹ thuật này, từ các tinh
trùng và trứng, nhiều phòng thí nghiệm có thể tạo ra phôi một cách chủ động.
Ngoài nguồn trên, một số phòng thí nghiệm phát triển các nguồn tế bào gốc từ
phôi chuyển nhân, chuyển gen hay phôi tạo dòng hoặc nhân bản. Đây là
hướng đi mới để tạo nguồn tế bào gốc phôi sử dụng trong điều trị bệnh.
1.3.1.2. Tế bào gốc nhũ nhi
Thường được thu nhận từ các mô của thai bỏ hay các phần phụ của thai
nhi sau khi sinh như: máu dây rốn, dây rốn (màng lót quanh mạch máu, lớp
Wharton’s jelly, màng lót dây rốn), nước ối, mô nhau thai, máu nhau thai. Ở
các mô thai bỏ, người ta có thể thu nhận nhiều kiểu tế bào tiền thân, các tế
bào gốc đa năng. Chẳng hạn, có thể thu nhận tế bào gốc thần kinh, các tế bào
tiền thân thần kinh từ não của thai bỏ. Nhìn chung, các tế bào gốc từ nguồn

này có tiềm năng ứng dụng lớn trong cấy ghép điều trị bệnh. Tuy nhiên, vấn
đề đạo lí luôn là cản trở lớn nhất.
Nguồn tế bào gốc thu từ các phần phụ của thai nhi sau khi sinh chủ yếu
là các tế bào gốc tạo máu và các tế bào gốc trung mô. Nguồn tế bào gốc từ
máu cuống rốn đã được phát hiện tương đối lâu và đã ứng dụng cứu sống
hàng triệu người bệnh trên khắp thế giới. Các tế bào gốc nhũ nhi thường có
tiềm năng biệt hóa ở mức độ đa năng, vài tiềm năng hoặc là các tế bào tiền
thân. Những tế bào gốc này được xác định không thể có 3 đặc tính của tế bào
gốc phôi như đã nói ở trên.


20

1.3.1.3. Tế bào gốc trưởng thành
Là các tế bào được thu nhận từ cơ thể trưởng thành. Khái niệm trưởng
thành ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi lẽ tế bào gốc được thu nhận từ một
đứa trẻ cũng được gọi là tế bào gốc trưởng thành. Ngày càng nhiều ổ tế bào
gốc trưởng thành được xác định. Trong đó, ổ tế bào gốc từ tủy xương được
quan tâm và biết rõ hơn cả. Tủy xương được xác định là nơi cư ngụ của nhiều
tế bào gốc tạo máu. Đây là nguồn tế bào gốc quan trọng trong cơ chế điều hòa
số lượng tế bào máu, chúng được đảm bảo cân bằng trong suốt quá trình sống
của cơ thể. Ngoài ra, tủy xương còn chứa nguồn tế bào gốc trung mô. Chúng có
tính mềm dẻo cao, có thể biệt hóa hay chuyển biệt hóa thành nhiều kiểu tế bào
chức năng khác nhau. Tế bào gốc trưởng thành được thu nhận từ tủy xương
1.3.1.4. Tế bào gốc nhân tạo
Đây là loại tế bào gốc do chính con người tạo ra nhờ kỹ thuật thao tác
gen. Thuật ngữ chính xác để chỉ loại tế bào này là “tế bào gốc vạn năng cảm
ứng” (Induced Pluripotent Stem Cell – iPS). Về nguyên tắc, bất kì tế bào sinh
dưỡng nào đều có thể trở thành iPS nhờ chúng được cảm ứng bằng phương
pháp chuyển gen in vitro, thông qua một vector retrovirus.

Tế bào gốc vạn năng cảm ứng có các thế mạnh sau:
- Không vi phạm đạo lí và pháp lí (không cần trứng hay phôi người)
- Các đặc tính sinh học tương đương với tế bào gốc phôi thường (khả
năng tăng sinh vô hạn và khả năng biệt hóa)
- Dễ dàng thu nhận (có thể tạo ra từ bất kì mô nào đó của cơ thể)
- Thao tác dễ dàng, ít tốn thời gian
- Cấy ghép không gây phản ứng miễn dịch
1.3.1.5. Tế bào gốc ung thư
Các quần thể tế bào phát sinh khối u tương đối hiếm và có nhiều khác
biệt được xác định trong ung thư của hệ thống tạo máu, não và vú. Các tế bào


21

kiểu này có khả năng tự làm mới và có thể dễ dàng phát triển thành bất kì tế
bào nào của quần thể tế bào khối u, chúng có khả năng tăng sinh, hỗ trợ sự
tăng sinh tiếp tục của quần thể tế bào ác tính. Tế bào phát sinh khối u cũng có
hai đặc tính song hành với hai đặc tính của tế bào gốc bình thường. Các tế bào
khối u với đặc tính và chức năng này được gọi là tế bào gốc ung thư (cancer
stem cell). Tuy nhiên, các khái niệm ban đầu về tế bào gốc ung thư có thể
được trình bày khác nhau trong các công trình khác nhau.
1.3.2. Phân loại theo tiềm năng biệt hóa
1.3.2.1. Tế bào gốc toàn năng (totipotent stem cell)
Tế bào gốc toàn tiềm năng có khả năng biệt hoá thành tất cả các tế bào
của cơ thể và làm hình thành cá thể. Đó là tế bào gốc giai đoạn phôi dâu.
Trứng + tinh trùng = hợp tử (tế bào đầu tiên) và phân chia nhân đôi (giai đoạn
2 - 4 tế bào các blastosomer) vẫn là các tế bào gốc toàn năng.
1.3.2.2. Tế bào gốc vạn năng (pluripotent stem cell)
Là tế bào gốc phôi trong khối nội môi bào của phôi nang chúng có thể
phát triển và biệt hoá thành tất cả các loại tế bào đặc hiệu mô khác nhau

nhưng không hình thành được cá thể, vì không phát triển các màng ngoài
phôi. Khác với tế bào gốc toàn năng, các tế bào gốc vạn năng không thể phát
triển thành thai nhi hay cơ thể hoàn chỉnh, mà chỉ có thể tạo nên được các
dòng tế bào, mô nhất định. Các tế bào gốc phôi lấy từ khối tế bào bên trong
(inner cell mass) là những tế bào gốc vạn năng.
1.3.2.3. Tế bào gốc đa năng (multipotent stem cell)
Tế bào gốc đa tiềm năng có thể biệt hoá thành nhiều tế bào đặc hiệu mô
khác nhau nhưng không phải tất cả các loại tế bào của cơ thể. Thường thì các
tế bào gốc trưởng thành như tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc thần kinh chỉ có
tính đa năng, nhưng trong những điều kiện nhất định, chúng vẫn có thể
chuyển biệt hóa và trở nên có tính vạn năng.


22

1.3.2.4. Tế bào gốc đơn năng (unipotent stem cell)
Tế bào gốc đơn tiềm năng là những tế bào chỉ có thể biệt hoá thành 1 tế
bào đặc hiệu mô, tế bào gốc đơn tiềm năng còn gọi là tế bào tiền thân. Ví dụ:
tiểu cầu và tiểu cầu non, tế bào định hướng dòng lympho và lympho non; tế
bào định hướng dòng hồng cầu và hồng cầu non; dòng bạch cầu....
Trong điều kiện bình thường, các tế bào gốc trưởng thành trong nhiều
tổ chức đã biệt hóa có tính đơn năng và có thể biệt hóa thành chỉ một dòng tế
bào. Khả năng biệt hóa theo dòng này cho phép duy trì trạng thái sẵn sàng tự
tái tạo mô, thay thế các tế bào mô chết vì già cỗi bằng các tế bào mô mới.
1.3.3. Phân loại theo nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp: có thể nói tế bào gốc ở tất cả các nơi trong cơ thể
người dưới dạng ổ tế bào gốc (niches stem cell), đó là nguồn cung cấp tại chỗ,
thường xuyên trong cơ thể để duy trì sự sống, tủy xương là nơi tập trung
nhiều loại tế bào gốc nhất
1.3.3.1. Tủy xương

Nguồn tế bào gốc dinh máu sử dụng cho ghép được thu thập từ tủy
xương, từ máu ngoại vi, từ máu dây rốn và từ gan phôi. Nguồn cung cấp tế
bào định hướng sinh máu được sử dụng cho ghép đầu tiên là từ tủy xương của
người cho.Tế bào CD34 trong tủy xương chiếm khoảng 1/100 đến 1/10000 tế
bào có nhân trong tủy. Tuy nhiên hạn chế lớn của tủy xương là chọc hút phải
gây mê và bệnh nhân phải nằm viện 1 tuần, ngoài ra nếu phải truyền máu thì
có thể lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu.
Nguồn tế bào gốc từ tủy xương được sử dụng cho ghép đồng loại nhất
là các trường hợp không thể huy động tế bào gốc ra máu. Ghép đồng loại
không có nguy cơ lẫn tế bào ung thư, đồng thời cung cấp khả năng miễn dịch
chống ung thư. Những bệnh lý chính được chỉ định ghép kiểu này bao gồm
bệnh lý có tổn thương tủy xương, suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh hoặc bệnh lý huyết sắc tố.


23

Tế bào gốc có thể thu thập từ tủy của người cho hòa hợp toàn bộ hoặc
một phần, có hoặc không có liên hệ huyết thống. Một số ngân hàng về dữ liệu
tủy xương đã được thiết lập trên khắp thế giới, trong đó có chương trình lớn
nhất là người hiến tủy quốc gia Mỹ, hàng năm có trên 2000 trường hợp được
tiến hành ghép.
1.3.3.2. Tế bào gốc huy động ra máu ngoại vi
Đây là nguồn tế bào định hướng sinh máu từ tủy xương, được huy động
ra máu ngoại vi bằng cách sử dụng những yếu tố kích thích tăng trưởng,
thường sử dụng G – CSF có hoặc không kèm theo hóa trị liệu. Các tế bào gốc
ra máu sẽ được thu thập bằng gạn tách bạch cầu. Thu hoạch tế bào gốc ở máu
ngoại vi không cần gây mê, ít thô bạo và trong chế phẩm để ghép chứa ít tế
bào ung thư so với thu tế bào gốc từ tủy xương trong ghép tự thân. Các
nghiên cứu lâm sàng cho thấy khi sử dụng ghép tế bào gốc máu ngoại vi so

với ghép tế bào gốc tủy thì kết quả mọc mảnh ghép sớm hơn, khả năng hồi
phục miễn dịch nhanh hơn, tỷ lệ tử vong liên quan đến biến chứng ghép ở
nhóm ghép tế bào gốc máu ngoại vi thấp hơn, nguy cơ xuất hiện ghép chống
chủ tương đương ở cả 2 nhóm nhưng bệnh ghép chống chủ mạn lại gặp nhiều
hơn ở bệnh nhân ghép tế bào gốc máu ngoại vi huy động
1.3.3.3. Tế bào gốc từ máu dây rốn
Năm 1988, Gluck man và Broxmeyer đã tiến hành ghép thành công tế
bào gốc máu dây rốn cho bệnh nhân Fanconi và đến nay hàng nghìn trường
hợp ghép đã được tiến hành để điều trị bệnh máu ác tính và không ác tính.
Máu dây rốn đã và đang trở thành nguồn quan trọng cung cấp cho ghép
đồng loại. Đây là nguồn tế bào gốc rất lớn, đáng lẽ bỏ đi, dễ thu hoạch. Trong
máu dây rốn rất giàu tế bào định hướng sinh máu ở giai đoạn sớm và giai
đoạn đa dòng; số lượng tế bào CD34 từ 1/100 đến 1/10000 tế bào có nhân và
có khả năng sinh sản gấp 2 lần tế bào gốc tủy và máu ngoại vi ngươi trưởng


24

thành, nhưng có đặc điểm là lượng thu được nhỏ, liều tế bào gốc chỉ đủ ghép
cho trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên hiện nay người ta đã dùng tế bào gốc pool của
2 mẫu máu dây rốn có HLA tương đồng để dùng cho người trưởng thành. Các
nghiên cứu lâm sàng ở những trẻ nhận tế bào gốc máu dây rốn từ người cho
không cùng huyết thống thấy nguy cơ xuất hiện GVHD thấp hơn so với ghép tế
bào gốc từ tủy xương. Điều này phù hợp với số lượng thấp của T lympho
trưởng thành ở máu dây rốn. Thời gian phục hồi các dòng tế bào sinh máu cũng
có sự khác nhau, với ghép tế bào từ máu đây rốn, dòng bạch cầu hạt hồi phục
sau 26 đến 27 ngày, dòng tiểu cầu 60 ngày, trong khi đó nếu ghép tế bào gốc
tủy xương thì thời gian hồi phục tương ứng là 18 đến 19 ngày và 29 ngày
1.4. Tế bào gốc tạo máu
Tế bào gốc tạo máu (Haemopoietic Stem Cell): là tế bào “trùm” của cơ

quan tạo máu, được sinh ra từ TBG chung ở lớp trung bì của túi phôi, có khả
năng tạo ra tất cả các tế bào máu, chịu trách nhiệm hoàn toàn về cấu trúc,
chức năng và duy trì sự phát triển bình thường của cơ quan tạo máu trong
hoạt động chung của cơ thể. Nghiên cứu và ứng dụng TBG tạo máu là một
trong những lĩnh vực tiến bộ và nổi bật nhất trong y sinh học hiện đại.
Đặc trưng cơ bản của TBG tạo máu là khả năng tự tái tạo, khả năng biệt
hóa thành các dòng tế bào trưởng thành và khả năng phục hồi mô tạo máu.
Ngoài ra TBG tạo máu còn có một số khả năng di chuyển từ tủy ra máu và từ
máu vào tủy, tính mềm dẻo trong biệt hóa và chết theo chương trình.
TBG tạo máu thường chiếm tỷ lệ rất thấp trong tủy xương, máu ngoại
vi và máu dây rốn. Hầu hết TBG tạo máu ở dạng nghỉ, không phân bào,
nhưng trong một số trường hợp cần thiết như nhiễm trùng, chảy máu... các
TBG sẽ nhanh chóng tăng sinh, biệt hóa thành các tế bào chức năng để bù đắp
kịp thời phần bị thiếu hụt:


25

- Khả năng tự tái tạo: TBG tạo máu cung cấp liên tục các tế bào máu
trong suốt cuộc đời của một cá thể.
- Khả năng biệt hóa đa dòng: TBG tạo máu toàn năng (Totipotent
hemopoietic stem cell) có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào máu, tạo
ra các tế bào gốc định hướng đầu dòng, các tế bào gốc đa năng và đơn năng
để tạo thành từng loại tế bào chức năng như: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt,
lympho T… Trong trường hợp cần thiết thì TBG định hướng dòng tủy có thể
chuyển đổi thành định hướng dòng lympho và ngược lại.
- Khả năng phục hồi mô tạo máu: Ghép TBG tạo máu khi đã diệt tủy bằng
chiếu xạ hoặc hóa chất, các TBG sẽ quay trở lại cư trú tại tủy xương và tái tạo
mô tạo máu,từ đó TBG tạo máu sẽ tăng sinh và biệt hóa ra các tế bào máu.
1.5. Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị

Từ các nghiên cứu về tế bào gốc, nhiều nhà lâm sàng đã tiến vào trận
địa sôi bỏng này. Nhiều chính phủ đã đưa vào chương trình nghiên cứu quốc
gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Singabo, Thái Lan…
Ở Trung Quốc từ năm 2001 đã thiết lập trung tâm điều trị bằng liệu
pháp tế bào gốc, họ đã thành công trong điều trị bệnh tim mạch
Năm 2003 ở Brazin, Mỹ đã ghép tế bào gốc giác mạc cho bệnh nhân
hỏng mắt.
Ở Bangkok đã có trung tâm điều trị liệu pháp tế bào gốc trưởng thành
từ chính cơ thể bệnh nhân. Nhận thấy tầm quan trọng của tế bào gốc trong
tương lai, nhiều nước đã đầu tư cho chương trình này.
Ở Nhật chính phủ đã dành khoản kinh phí xây dựng phòng thí nghiệm
hiện đại nghiên cứu ứng dụng của tế bào gốc vào điều trị…
Tuy nhiên vấn đề mong mỏi nhất hiện nay là làm sao nuôi cấy được
lượng lớn tế bào gốc đồng gen cho người bệnh để họ khỏi phải dùng thuốc ức
chế miễn dịch kéo dài nhằm chống phản ứng thải ghép và ghép chống chủ


×