Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

MộT số yếu tố LIÊN QUAN đến NGUY cơ TRầM cảm ở NAM TIÊM CHíCH MA TUý NHIễM HIV tại hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.66 KB, 75 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
----------***----------

NGUYN HUY MINH

MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN NGUY CƠ TRầM CảM
ở NAM TIÊM CHíCH MA TUý NHIễM HIV TạI Hà NộI
NĂM 2016

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y HC D PHềNG
KHểA 2011 - 2017

H NI 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
----------***----------

NGUYN HUY MINH

MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN NGUY CƠ TRầM CảM
ở NAM TIÊM CHíCH MA TUý NHIễM HIV TạI Hà NộI
NĂM 2016



KHểA LUN TT NGHIP BC S Y HC D PHềNG
KHểA 2011 - 2017

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. Lấ MINH GIANG

H NI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm
và giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường. Nhân dịp hoàn thành bản khóa luận
tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giảm hiệu – Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng;
Phòng Đào tạo đại học – Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng;
Bộ môn Sức khỏe toàn cầu – Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng;
Trung tâm nghiên cứu và đào tạo HIV/AIDS, Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Lê Minh Giang – giảng viên bộ môn Sức khỏe toàn cầu, Viện Đào
tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng – người thầy đã tận tình bỏ nhiều thời
gian và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và động viên trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bác sĩ nội trú Đào Thị Diệu Thúy – bộ môn Sức
khỏe toàn cầu, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng – chị đã giúp đỡ và
chia sẻ cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Và cuối cùng, để đạt được kết quả học tập này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
bố mẹ và bạn bè – những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chỉ bảo tôi thành
người, đã chia sẻ và động viên những lúc tôi gặp khó khăn, để tôi có thể vững
bước trên con đường tôi đã, đang và sẽ lựa chọn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2017


Nguyễn Huy Minh


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
Phòng Đào tạo đại học – Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng;
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp bộ môn Sức khỏe toàn cầu.
Tôi xin cam đoan đề tài “Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm
cảm ở nam tiêm chích ma tuý nhiễm HIV tại hà nội năm 2016” là do tôi
thực hiện, các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố tại bất kì nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2017

Nguyễn Huy Minh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS:

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

ART:

Liệu pháp kháng retrovirus


HAART:

Liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao

HIV:

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

MSM:

Nam quan hệ tình dục đồng giới

NNRTIs:

thuốc ức chế enzym sao chép ngược không phải nucleotide

TCMT:

Tiêm chích ma tuý

UNAIDS:

Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS

UNODC:

Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên Hợp Quốc

95% CI:


Khoảng tin cậy 95%


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Dịch tễ học HIV và mối liên quan tới TCMT......................................3
1.1.1. Dịch tễ học HIV..........................................................................3
1.1.2. Mối liên quan giữa TCMT và nhiễm HIV...................................5
1.2. Nguy cơ trầm cảm ở người sử dụng ma tuý và/hoặc nhiễm HIV........6
1.2.1. Các công cụ sàng lọc trầm cảm...................................................6
1.2.2. Trầm cảm ở người sử dụng ma tuý và/hoặc nhiễm HIV.............8
1.2.3. Tác động của trầm cảm lên người TCMT nhiễm HIV................9
1.2.4. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người TCMT nhiễm HIV
.........................................................................................................11
1.3. Khung lý thuyết yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở nam TCMT nhiễm
HIV........................................................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............15
2.1. Địa điểm và thời gian.........................................................................15
2.1.1. Địa điểm....................................................................................15
2.1.2. Thời gian...................................................................................15
2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................15
2.3. Cỡ mẫu và đối tượng tham gia nghiên cứu........................................15
2.3.1. Cỡ mẫu......................................................................................15
2.3.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...............................16

2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu.................................16


2.3.4. Quy trình chọn mẫu...................................................................16
2.4. Biến số, chỉ số....................................................................................18
2.5. Công cụ thu thập thông tin.................................................................19
2.5.1. Công cụ thu thập thông tin........................................................19
2.5.2. Công cụ đo lường các chỉ số.....................................................19
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.............................................22
2.7. Sai số và cách khắc phục....................................................................22
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................24
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu:.............................24
3.2. Mô tả nguy cơ trầm cảm của đối tượng nam TCMT nhiễm HIV.......31
3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở nam TCMT nhiễm HIV.....32
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..............................................................................36
4.1. Đặc điểm chung của nam TCMT nhiễm HIV....................................36
4.2. Đặc điểm nguy cơ trầm cảm của nam TCMT nhiễm HIV.................38
4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của nam TCMT nhiễm HIV..39
4.4. Hạn chế và tính đóng góp của nghiên cứu.........................................42
KẾT LUẬN.....................................................................................................43
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số...........................................................................18
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.....................................24

Bảng 3.2. Điểm tự nhận thức về sự kì thị với hành vi TCMT.........................30
Bảng 3.3. Trạng thái trầm cảm của đối tượng.................................................31
Bảng 3.4. Phân tích tương quan tuyến tính theo cặp.......................................32
Bảng 3.5. Hồi quy đa biến cho mối liên quan với trạng thái trầm cảm...........34


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 1.1. Phân bố ca nhiễm mới HIV năm 2015 tại Việt Nam....................4
Biểu đồ 1.2. Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở nam
TCMT nhiễm HIV.....................................................................14
Biểu đồ 2.1. Quy trình tiến hành thu thập thông tin........................................17
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ dùng chung bơm kim tiêm của người tham gia nghiên cứu
...................................................................................................27
Biểu đồ 3.2. Kết quả thang điểm mối quan hệ gia đình của nam TCMT nhiễm
HIV............................................................................................28
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ nhận được hỗ trợ từ gia đình, theo hình thức hỗ trợ...........28
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ nhận được hỗ trợ từ gia đình, theo nhóm hỗ trợ.................29
Biểu đồ 3.5. Đánh giá nhận thức về hỗ trợ xã hội của đối tượng....................29
Biểu đồ 3.6. Điểm tự nhận thức về sự kì thị với tình trạng nhiễm HIV..........30


11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính đến cuối năm 2015, trên thế giới ước tính có khoảng 37 triệu
người sống chung với HIV, mỗi năm lại có 2,1 triệu người nhiễm HIV mới và
1,1 triệu người chết do AIDS [1]. HIV lây nhiễm chủ yếu qua đường máu,
đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Các nhóm đối tượng nguy cơ cao

bao gồm người tiêm chích ma túy (TCMT), phụ nữ mại dâm, nam quan hệ
tình dục đồng giới (MSM), vợ và bạn tình của những người này. Từ những
năm bắt đầu của dịch HIV tại Việt Nam, sự bùng phát và lan truyền HIV chủ
yếu thông qua sử dụng chung bơm kim tiêm cũng như các hành vi tình dục
không an toàn [2],[3],[4]. Kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2015 cho
thấy tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT là khoảng 10%, cao hơn các nhóm
nguy cơ cao khác [5]. Nhóm TCMT ở Việt Nam chủ yếu là nam, tỉ lệ thất
nghiệp hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, không ổn định còn chiếm tỉ lệ
cao và tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng và một số tỉnh biên giới như Điện Biên, Lai Châu [6].
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở nhóm
nhiễm HIV là khoảng 50-60% [7],[8]. Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện
nhằm tìm hiểu sự liên quan giữa các đặc điểm sức khỏe tâm thần như trầm
cảm, stress hay sang chấn tâm lý tới quá trình tiến triển của HIV [9]. Một
nghiên cứu thuần tập trên người TCMT nhiễm HIV trong vòng 11 năm tại
Hoa Kỳ đã cho thấy có mối liên quan giữa các triệu chứng trầm cảm với quá
trình tiến triển sang giai đoạn AIDS [10]. Theo các nghiên cứu thuần tập khác,
trầm cảm không chỉ tác động gián tiếp tới tiến triển của bệnh thông qua ảnh
hưởng hành vi không tuân thủ điều trị, mà còn có giá trị dự báo tiến triển lâm
sàng độc lập với không tuân thủ điều trị [11],[12].


12
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở người nhiễm HIV nhưng
chưa có nhiều nghiên cứu trên nhóm TCMT đồng thời nhiễm HIV [13]. Do
vậy tôi thực hiện đề tài “Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở
nam tiêm chích ma tuý nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016” với 2 mục tiêu
cụ thể:
1. Mô tả nguy cơ trầm cảm của nam TCMT nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến các nguy cơ trầm cảm của nhóm đối

tượng nói trên.


13

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Dịch tễ học HIV và mối liên quan tới TCMT
1.1.1. Dịch tễ học HIV
Theo báo cáo của UNAIDS vào cuối năm 2015 số lượng người đang
nhiễm HIV trên thế giới là 36,7 triệu người, tăng hơn so với con số của năm
2014 là 35,9 triệu người. Trong đó, số lượng người nhiễm mới HIV trong năm
2015 là 2,1 triệu người, giữ nguyên so với năm 2014. Số người chết do
HIV/AIDS trong năm 2015 là 1,1 triệu người, ở báo cáo năm 2014 con số này
là 1,2 triệu người, giảm 8,3% [1].
Cũng theo thống kê này, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện có
1,5 triệu người nhiễm HIV, cao thứ 3 sau 2 khu vực Đông – Nam Phi và Tây –
Trung Phi, lần lượt là 19,0 triệu và 6,5 triệu người. Số ca nhiễm mới trong
năm 2015 ở châu Á – Thái Bình Dương là 300000 người, 180000 người chết
do HIV/AIDS [1].
Kể từ trường hợp đầu tiên phát hiện nhiễm HIV năm 1990, đến nay HIV
đã lây lan ra toàn bộ 63 tỉnh thành cả nước. Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế
6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam hiện có 227225 người đang nhiễm HIV,
trong đó 85753 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 89210 người
tử vong do nhiễm HIV [4].
Cũng theo báo cáo, trong năm 2015 đã có 10195 người nhiễm mới HIV,
số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 6130 người, số người tử vong do
HIV/AIDS là 2130 người. So với số liệu năm 2014, cả số trường hợp nhiễm
mới, số bệnh nhân AIDS và số người tử vong đều giảm, lần lượt là 13%, 1%



14
và 1%. Trong các ca nhiễm HIV mới năm 2015, phần lớn là nam giới, đường
lây chủ yếu là đường tình dục và đường máu [5].

Theo giới

34.1

Theo đường lây

Nam
Nữ
65.9

10.3

2.8
36.1

Đường tình
dục
Đường máu
Từ mẹ 50.8
sang
con
Không rõ

Biểu đồ 1.1. Phân bố ca nhiễm mới HIV năm 2015 tại Việt Nam

(Nguồn: Bộ Y tế - 2015)
Tính đến hết năm 2015, thành phố Hà Nội có tổng số người nhiễm HIV
là 18441 người, trong đó số người nhiễm mới HIV là 842 người, đứng thứ 2
trên toàn quốc sau thành phố Hồ Chí Minh; số người chuyển sang giai đoạn
AIDS là 686 người, cao nhất cả nước; còn số người chết do HIV/AIDS là 61
người [5].
Tại Việt Nam, các khu vực trọng điểm có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất là các
tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ như Điện Biên (821
người nhiễm HIV/100 nghìn dân), Sơn La (668 người nhiễm HIV/100 nghìn
dân), Thái Nguyên (515 người nhiễm HIV/100 nghìn dân), và thành phố Hồ
Chí Minh (621 người nhiễm HIV/100 nghìn dân) [5].
Đến nay các giải pháp và nỗ lực nâng cao độ bao phủ của điều trị ARV
cho thấy được vai trò trong quá trình ứng phó với dịch HIV/AIDS. Tính đến


15
tháng 5/2015, trên thế giới có 15,8 triệu người nhiễm HIV (chiếm khoảng
42% tổng số người nhiễm HIV) được tiếp cận điều trị ARV, tăng 2,2 triệu
người so với cùng tháng 5/2014 [1]. Tại Việt Nam, cho đến cuối năm 2015 đã
điều trị cho 106423 người nhiễm HIV (chiếm khoảng 42% tổng số người
nhiễm HIV ước tính trong cộng đồng), tăng 14 nghìn người so với cùng kỳ
năm 2014 [5].
1.1.2. Mối liên quan giữa TCMT và nhiễm HIV
Vấn đề TCMT đang ngày càng được quan tâm không chỉ do khả năng
lây nhiễm HIV cao trong nhóm đối tượng này, mà còn do khả năng lây nhiễm
HIV của họ cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như vợ và bạn tình của
người nhiễm HIV [4].
Theo báo cáo của UNODC, trên thế giới có khoảng 12 triệu người
TCMT, trong số đó có 1,7 triệu người nhiễm HIV, nghĩa là cứ 7 người TCMT
thì có 1 người bị nhiễm HIV. Tỉ lệ người TCMT bị nhiễm HIV không đồng

đều giữa các khu vực, cao nhất ở các khu vực Mỹ Latin, Đông Âu và Đông
Nam Á với tỉ lệ lần lượt là 28,8%, 27,0% và 16,7% [2].
Trong khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ người TCMT bị nhiễm HIV của Việt
Nam là khoảng 33,85% đứng sau 3 nước là Myanmar, Indonesia và Thái Lan
với tỉ lệ đều là 42,6% [2]. Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2015 thì tỉ lệ
nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý là 9,3%, ở nhóm phụ nữ bán dâm
và MSM lần lượt là 2,7% và 5,2% [5].
Theo báo cáo kết quả giám sát kết hợp các chỉ số hành vi và sinh học
(IBBS) năm 2009, Hà Nội có tỉ lệ người TCMT bị nhiễm HIV là 20,7%, con
số này giảm hơn so với kết quả IBBS năm 2006 là 23,9%. Tỉ lệ người TCMT
đã từng sử dụng chung bơm kim tiêm ở Hà Nội là 66,1%. Trong đó, tỉ lệ có sử
dụng chung bơm kim tiêm trong vòng 6 tháng trớ lại là 23%, trong vòng 1


16
tháng trở lại là 12%, tỉ lệ này tăng hơn so với số liệu năm 2006 là 11,7%, mức
tăng có ý nghĩa thống kê [6].
Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn là
lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT và từ nhóm TCMT nhiễm HIV sang vợ và
bạn tình của họ. Ngoài ra, xuất hiện những yếu tố nguy cơ mới làm lây nhiễm
HIV trong sử dụng ma túy tổng hợp ở giới trẻ, phụ nữ bán dâm (dẫn dến tăng
nguy cơ quan hệ tình dục tập thể không được bảo vệ) và mại dâm nam (gồm
nam bán dâm cho nam đồng tính, người chuyển giới nữ) [5].
Một nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa thời gian tiêm chích với
nhiễm HIV, thấy rằng có sự kết hợp giữa tiền sử TCMT trên 3 năm và nhiễm
HIV (OR = 3,2; CI 95% = 1,31-7,91), rõ ràng TCMT càng lâu thì nguy cơ
nhiễm HIV càng cao, bên cạnh đó, tần số tiêm chích càng dày, nguy cơ lây
nhiễm càng lớn. Bên cạnh nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích, phần lớn
đối tượng này còn có hành vi nguy cơ về quan hệ tình dục, 38,1% người
TCMT nhiễm HIV có quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm, 70,3% đối tượng

TCMT có từ 2 bạn tình trở lên [14].
1.2. Nguy cơ trầm cảm ở người sử dụng ma tuý và/hoặc nhiễm HIV
1.2.1. Các công cụ sàng lọc trầm cảm
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, trầm cảm là một rối
loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi nỗi buồn, sự mất hứng thú hoặc niềm
vui, cảm giác tội lỗi hay giảm sút tính tự trọng, rối loạn giấc ngủ hoặc chán ăn,
cảm giác mệt mỏi và kém tập trung. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm
suy yếu đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc đối phó với cuộc sống hàng
ngày. Ở mức độ nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự sát [15].
Có nhiều thang đo sử dụng để sàng lọc mức độ trầm cảm. Thang đánh
giá trầm cảm của Hamilton (HDRS – Hamilton Depression Rating Scale)


17
được Max Hamilton công bố năm 1960. Thang này gồm 21 mục, mỗi mục có
3 hoặc 5 phương án lựa chọn dựa mức độ trầm trọng của triệu chứng. Trong
đó, 17 mục đầu là các triệu chứng thường gặp ở trong hội chứng trầm cảm, 4
mục còn lại ít gặp hơn nhưng đặc trưng cho một số thể trầm cảm. Tổng điểm
HDRS trong phạm vi 0-52 điểm, chia thành 5 mức độ từ không có trầm cảm
đến trầm cảm rất nặng. Trong đó trên 14 điểm được đánh giá là có biểu hiện
trầm cảm [16].
Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI – Beck Depression Inventory)
được Aaron T. Beck xây dựng vào năm 1961 và được chuẩn hoá vào năm
1969. Đây là thang cho người bệnh tự đánh giá dưới sự giám sát của bác sĩ,
gồm 21 mục, mỗi mục gồm 4 câu xếp theo mức độ tăng dần của triệu chứng,
tương ứng với số điểm từ 0-3 điểm. Tổng điểm BDI trong phạm vi 0-69 điểm,
chia thành 4 mức độ từ không có trầm cảm đến trầm cảm nặng. Trong đó trên
14 điểm được đánh giá là có biểu hiện bệnh lý rối loạn trầm cảm [17].
Thang tự báo cáo trầm cảm (CES-D – Center for Epidemiologic Studies
Depression scale) do Lenore S. Radloff phát triển năm 1977. Thang CES-D

đánh giá mức độ trầm cảm trong 1 tuần trước điều tra, bao gồm 20 mục với 4
mức lựa chọn trả lời từ không hoặc hầu như không ngày nào đề hầu hết cả
tuần. Tổng điểm của thang đo trong phạm vi 0-60 điểm, Trong đó trên 23
điểm được đánh giá là có biểu hiện bệnh lý rối loạn trầm cảm [18].
Thang đo trầm cảm – lo âu – stress 42 mục (DASS-42 – Depression
Anxiety Stress Scale) được phát triển bởi Lovibond năm 1995. Thang đo có
tổng cộng 42 mục chia thành 3 nhóm: trầm cảm, lo âu và stress, mỗi nhóm
gồm 14 mục. Mỗi mục 4 phương án lựa chọn tương ứng với mức độ điểm từ
“0 – Chưa từng xảy ra” đến “3 – Xảy ra hầu hết thời gian”. Tổng điểm được
chia thành 5 mức độ từ bình thường đến rất nặng. Ngoài thang đo trên còn có


18
bản rút gọn bao gồm 21 câu (DASS-21), với 7 câu mỗi nhóm, cách tính điểm
tương tự và điểm có thể được chuyển đổi thành thang DASS-42 [19].
1.2.2. Trầm cảm ở người sử dụng ma tuý và/hoặc nhiễm HIV
Một nghiên cứu trên đối tượng nhiễm HIV ở Mỹ cho thấy, tỉ lệ bị trầm
cảm của nhóm nhiễm HIV và nhóm đã chuyển sang giai đoạn AIDS lần lượt
là 34,4% và 65,6% [20]. Một nghiên cứu khác trên đối tượng nam nhiễm HIV
tại Mỹ cho thấy có đến 56% được đánh giá là trầm cảm theo thang BDI [7].
Một nghiên cứu tương tự được thực hiện ở Canada cũng cho kết quả tượng tự
với tỉ lệ trầm cảm trong đối tượng nhiễm HIV là 54,2% [8].
Một nghiên cứu thuần tập được thực hiện trong 6 tháng tại Ấn Độ nhằm
tìm hiểu các yếu tố liên quan tới trầm cảm ở người nhiễm HIV, kết quả chỉ ra
tỉ lệ trầm cảm là 40%. Đánh giá cả về tự sát cho thấy, tỉ lệ có ý tưởng tự sát là
20%, tỉ lệ có hành vi tự sát là 8% [21].
Một nghiên cứu so sánh trầm cảm giữa 2 nhóm nam và nữ TCMT năm
2010 cho thấy, tỉ lệ trầm cảm ở nam và nữ đều khoảng 75%. Nghiên cứu này
đánh giá trầm cảm bằng thang CES-D 10 mục [22]. Một nghiên cứu về tác
động của trầm cảm lên sự tuân thủ điều trị HIV cũng chỉ ra tỉ lệ trầm cảm của

các bệnh nhân HIV là 57% [23].
Một nghiên cứu thuần tập trên 44 trường ở Australia chỉ ra rằng, có đến
60% đối tượng bắt đầu sử dụng cần sa từ năm 20 tuổi, 7% đối tượng sử dụng
hàng ngày. Theo nghiên cứu, thanh thiếu niên sử dụng cần sa hàng tuần hoặc
thường xuyên hơn có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần nhóm không sử dụng
(OR = 1,9; 95% CI = 1,1-3,3) [24].
Một nghiên cứu trên đối tượng TCMT nhiễm HIV tại Canada cho thấy
có 81,4% đối tượng có các triệu chứng về trầm cảm, và 57,7% có nhiều triệu


19
chứng trầm trọng hơn [25]. Nghiên cứu trên đối tượng MSM nhiễm HIV có
hoặc không TCMT chỉ ra tỉ lệ trầm cảm trong nhóm này là 65,7% [26].
Một nghiên cứu trên người nhiễm HIV tại Mỹ cho thấy nhóm phụ thuộc
vào chất gây nghiện có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần gấp 3,70 lần (95%
CI = 2,75-4,96). Ngoài ra, nhóm có các rối loạn về tâm thần cũng có nguy cơ
sử dụng các chất gây nghiện cao hơn 3,06 lần (95% CI = 2,29-4,08) [27].
Một nghiên cứu dựa trên số liệu của một nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng có đối chứng tại Mỹ (INSPIRE) cho thấy tỉ lệ của nam TCMT nhiễm
HIV có các triệu chứng về trầm cảm là 35% [28].
1.2.3. Tác động của trầm cảm lên người TCMT nhiễm HIV
Trầm cảm tác động nhiều đến quá trình điều trị cũng như tiến triển của
HIV. Nghiên cứu trên người đồng tính nam kéo dài 9 năm chỉ ra rằng những
đối tượng bị trầm cảm tiến triển sang giai đoạn AIDS sớm hơn trung bình 1,4
năm so với những người không bị trầm cảm [20]. Phân tích tại thời điểm 5,5
năm của nghiên cứu này cũng cho thấy các dấu hiệu trầm cảm có tương quan
tới sự suy giảm số lượng tế bào lympho T-CD4 [29]. Phân tích tại thời điểm 7
năm của Mayne và cộng sự cho thấy, các đối tượng có sự tiến triển của trầm
cảm sau mỗi lần khám có nguy cơ tử vong cao hơn 67% so với những người
không có triệu chứng [30].

Một nghiên cứu thuần tập trên đối tượng TCMT trong vòng 11 năm tại
Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa các triệu chứng trầm cảm với quá trình
tiến triển thành AIDS [10]. Theo các nghiên cứu thuần tập khác, trầm cảm
không chỉ tác động gián tiếp tới tiến triển điều trị thông qua ảnh hưởng hành
vi không tuân thủ điều trị, mà còn là một dự báo tiến triển lâm sàng trong liệu
pháp kháng retrovirus hoạt tính cao (HAART), như giảm lượng tế bào CD4
hoặc tử vong, kết quả này độc lập với sự không tuân thủ điều trị [11],[12].


20
Nghiên cứu thuần tập tại Mỹ năm 1993 chỉ ra mối liên quan giữa trầm
cảm và sự tăng hành vi TCMT sau 6 tháng điều tra, với hệ số hồi quy là 0,322
(95% CI = 0,052-0,219) và p = 0,002 [31]. Một nghiên cứu khác trên 499 đối
tượng TCMT cũng chỉ ra mối liên quan giữa các triệu chứng trầm cảm với
việc sử dụng chung bơm kim tiêm, với OR hiệu chỉnh là 1,66, mối liên quan
có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [32].
Trầm cảm trên những người TCMT và/hoặc nhiễm HIV còn ảnh hưởng
lên chất lượng cuộc sống của họ. Nghiên cứu trên đối tượng nhiễm HIV tại
Mỹ cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa về các mặt của chất lượng cuộc sống
giữa các bệnh nhân có rối loạn khí sắc (trong đó có trầm cảm) so với những
người không có rối loạn này [33].
Sự ảnh hưởng tới việc tuân thủ điều trị HIV cũng là vấn đề được các nhà
nghiên cứu quan tâm [34],[35]. Một nghiên cứu trên đối tượng nhiễm HIV tại
Thái Lan cho thấy trầm cảm có liên quan tới sự tuân thủ điều trị ARV và chất
lượng cuộc sống của người bệnh [36]. Một nghiên cứu khác nhằm tìm các yếu
tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ điều trị HAART đã tìm ra mối liên quan
giữa điểm đánh giá trầm cảm thấp với sự không tuân thủ điều trị HAART (OR
= 1,05; 95% CI = 1,00-1,10) [37].
Nghiên cứu thuần tập được tiến hành tại Pháp chỉ ra mối liên quan giữa
sự tăng điểm trầm cảm giữa hai lần khám cách nhau 4 tháng với sự không

tuân thủ HAART, với OR hiệu chỉnh là 1,39 (95% CI = 1,04-1,85) [38]. Một
nghiên cứu thuần tập khác được tiến hành tại Mỹ trên đối tượng nam nhiễm
HIV đã cho thấy trầm cảm ảnh hưởng lên cả sự gián đoạn điều trị và bỏ cuộc
trong điều trị bằng HAART, với OR lần lượt là 1,97 (95% CI = 1,38-2,80) và
2,03 (95% CI = 1,24-3,32) [39]. Một nghiên cứu thực hiện năm 2005 cũng chỉ
ra rằng những người nhiễm HIV được điều trị trầm cảm cũng có sự tuân thủ
với điều trị HIV cao hơn là nhóm không được điều trị trầm cảm [23].


21
Nghiên cứu thuần tập tại Mỹ năm 2005 chỉ ra mối liên quan giữa trầm
cảm với sự gián đoạn điều trị HAART trên đối tượng nữ nhiễm HIV, với HR
= 1,40, p < 0,001 [40]. Với liệu pháp sử dụng thuốc ức chế enzyme sao chép
ngược không phải nucleotide (NNRTIs) tại Pháp, các nhà nghiên cứu cũng
tìm thấy sự liên quan giữa trầm cảm với thất bại điều trị, với HR hiệu chỉnh là
2,5; 95% CI = 1,0-6,4; p = 0,05 [41]. Một nghiên cứu tại Đan Mạch cũng tìm
thấy mối liên quan tương tự, trầm cảm ảnh hưởng tới khả năng thất bại điều
trị (OR hiệu chỉnh 2,09; 95% CI = 1,19-3,68) [42].
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Việt Nam đã chỉ ra một số
yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV, trong đó có
trầm cảm (OR hiệu chỉnh 3,26; 95% CI = 2,04-5,22) [43]. Một nghiên cứu
trên hồ sơ các bệnh nhân HIV và trầm cảm cho thấy có sự khác biệt về tuân
thủ điều trị ARV giữa những bệnh nhân có và không tuẩn thủ điều trị chống
trầm cảm (OR = 0,4; 95% CI = 0,2-0,7) [23].
1.2.4. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người TCMT nhiễm HIV
Nghiên cứu của Owe-Larsson cho rằng những bệnh nhân có trầm cảm
xuất hiện sau khi nhiễm HIV có thể là hậu quả của sự xâm nhập của virus
HIV vào hệ thần kinh trung ương, các yếu tố khác như kì thị hay sốc tâm lý
khi được biết chẩn đoán cũng thúc đẩy phát triển một giai đoạn trầm cảm
[44].

Theo nghiên cứu so sánh trầm cảm giữa nam và nữ TCMT chỉ ra các yếu
tố liên quan đến trầm cảm ở nhóm đối tượng này là: không có bảo hiểm,
không sử dụng bơm kim tiêm sạch, đang trong chương trình điều trị cai
nghiện, sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, học vấn thấp, thu nhập thấp [22].
Nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu INSPIRE chỉ ra mô hình hồi quy logistic
cho tương quan của bệnh trầm cảm ở đối tượng nam TCMT nhiễm HIV cho


22
thấy OR hiệu chỉnh của yếu tố hỗ trợ xã hội thấp là 1,80 (95% CI = 1,13-2,87)
và yếu tố cảm thấy bất bình đẳng là 4,66 (95% CI = 2,70-8,02) [28]. Nghiên
cứu của Olantuji chỉ ra mối liên quan giữa trầm cảm với sự thay đổi cách nhìn
nhận về bản thân, sự cô lập và sự suy nhược của bản thân người nhiễm HIV
[45].
Một nghiên cứu thuần tập tại Ấn Độ đã tìm hiểu các yếu tố liên quan tới
trầm cảm ở người nhiễm HIV, kết quả chỉ ra các yếu tố như sự đau đớn, tình
trạng sử dụng rượu, tình trạng nhiễm HIV của bạn tình và mối quan hệ với gia
đình là những yếu tố liên quan có ý nghĩa tới trầm cảm [21].
Trên nghiên cứu năm 2011 tại Canada đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ
đến tình trạng trầm cảm ở nhóm TCMT nhiễm HIV, bao gồm: bị bạo hành về
mặt thể chất hoặc tình dục khi còn nhỏ hoặc đã trưởng thành, chứng kiến các
xung đột trong gia đình, bị tách biệt khỏi người thân trong gia đình từ khi còn
nhỏ [25].
Nghiên cứu thuần tập kéo dài 3 năm trên 187 đối tượng nam và nữ
TCMT cả có nhiễm và không nhiễm HIV chỉ ra hồi quy giữa sự hỗ trợ xã hội
và xung đột xã hội với điểm đánh giá trầm cảm theo thang SCL-90 [46].
Một nghiên cứu can thiệp được thực hiện tại Việt Nam cho thấy, các triệu
chứng về trầm cảm có xu hướng giảm ở những người TCMT sau khi có sự
can thiệp của chương trình và sự trợ giúp từ người thân trong gia đình họ
[13]. Trong một nghiên cứu tại Nam Phi năm 2014 nhằm tìm hiểu vai trò của

hỗ trợ xã hội lên đối tượng nhiễm HIV, kết quả cho thấy sự kì thị liên quan tới
tình trạng nhiễm HIV và sự hỗ trợ xã hội đều có tương quan có ý nghĩa thống
kê với trầm cảm, với hệ số hồi quy lần lượt là 0,179 (p < 0,01) và -0,248 (p <
0,001) [47].


23
Nghiên cứu tại Thái Lan năm 2010 cho thấy mối quan hệ gia đình tốt
đẹp hơn có thể dẫn tới giảm trầm cảm, với hệ số hồi quy là -0,15, tương tự là
sự hỗ trợ xã hội với hệ số hồi quy là -0,16, cả hai đều có ý nghĩa thống kê (p ≤
0,05) [36].
Một nghiên cứu trên đối tượng nhiễm HIV năm 2013 cho thấy có mối
liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố: sự phân biệt chủng tộc và giới tính;
sự kì thị liên quan tới HIV (bao gồm sự kì thị cá nhân, tiết lộ, hình mẫu tiêu
cực và thái độ của công chúng); khả năng ứng phó nhanh (tự tin, lạc quan,
khả năng giải quyết các vấn đề tiêu cực); sự hỗ trợ xã hội (tương tác tích cực,
chia sẻ cảm xúc, chia sẻ thông tin, hỗ trợ vật chất và thể hiện tình cảm) [48].
Bài tổng quan của Leserman năm 2008 ngoài việc kết luận rằng trầm
cảm có ảnh hưởng tiêu cực đến tiến triển bệnh của người nhiễm HIV, còn đặt
ra một câu hỏi rằng: liệu trầm cảm đặt người nhiễm HIV vào một nguy cơ lớn
làm tiến triển bệnh trầm trọng hơn, hay là bản thân sự tiến triển của bệnh có
thể liên quan tới sự tăng nguy cơ bị trầm cảm ở những người nhiễm HIV [9].


24
1.3. Khung lý thuyết yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở nam TCMT
nhiễm HIV
Các yếu tố cá nhân:
Tuổi
Trình độ học vấn

Tình trạng hôn nhân
Nghề nghiệp
Trải nghiệm sự kì thị
Đặc điểm sử dụng ma túy

Các yếu tố tiếp cận điều trị:
Bảo hiểm y tế
Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
Đang điều trị methadone/ ARV

Trầm cảm

Các yếu tố hỗ trợ gia đình và xã hội:
Sự hỗ trợ từ gia đình
Đặc điểm quan hệ gia đình
Sự hỗ trợ từ xã hội

Biểu đồ 1.2. Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở
nam TCMT nhiễm HIV

\


25

CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian
2.1.1. Địa điểm
Thành phố Hà Nội là địa bàn có nhiều người nhiễm HIV thứ hai cả nước,

đến cuối năm 2015 số người nhiễm HIV là 18441 người [5]. Thành phố có
khoảng gần 20000 người sử dụng và tiêm chích ma túy, và tỉ lệ nhiễm HIV
trong nhóm này theo giám sát trọng điểm là khoảng 18%.
2.1.2. Thời gian
Từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2017
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng.
2.3. Cỡ mẫu và đối tượng tham gia nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu
Nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỉ lệ trong
quần thể:

Trong đó:
n: cỡ mẫu cho nghiên cứu
P: tỉ lệ trầm cảm ở đối tượng TCMT nhiễm HIV, lấy tỉ lệ 62,5%
từ một nghiên cứu ở Trung Quốc [49].
ε: sai số tương đối giữa tham số của của mẫu và tham số của
quần thể, lấy bằng 0,09


×