Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

CÁCH ỨNG PHÓ với HÀNH VI bạo HÀNH BẰNG lời nói của CHA mẹ của học SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.09 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN: 655614024
LỚP B – KHÓA 65 – TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG HỌC

CÁCH ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO HÀNH BẰNG LỜI NÓI CỦA CHA
MẸ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN: 655614024
LỚP B – KHÓA 65 – TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG HỌC

CÁCH ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO HÀNH BẰNG LỜI NÓI CỦA CHA
MẸ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. BÙI THỊ THU HUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI, 2019

2



LỜI CẢM ƠN
Đề tài “cách ứng phó với hành vi bạo hành bằng lời nói của cha mẹ của học sinh
trường trung học cơ sở” là nội dung em chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp
sau bốn năm theo học chương trình cử nhân chuyên ngành Tâm lý học trường học tại
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên em
xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Thu Huyền thuộc Khoa Tâm lý Giáo dục
học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm
ơn các Thầy, Cô trong Khoa Tâm lý Giáo dục học đã đóng góp những ý kiến quý báu cho
khóa luận.
Em xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Kí tên

Nguyễn Phương Thảo

3


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Giải thích các dạng bạo hành bằng lời nói của cha mẹ với con cái
Bảng 2: Các nhóm ứng phó theo thang đo CISS - 21
Bảng 3: Điểm trung bình nhận thức của học sinh THCS về khái niệm bạo hành bằng lời
nói
Bảng 4. Mức độ học sinh bị cha mẹ BHBLN theo học lực
Bảng 5: Mức độ học sinh bị BHBLN theo tỷ lệ giới tính

Bảng 6: Ý kiến ảnh hưởng bạo hành bằng lời nói đến cảm xúc và hành vi của học sinh
theo tỉ lệ giới tính
Bảng 7: Điểm trung bình các yếu tố nguy cơ
Bảng 8 : Ý kiến về các nhóm yếu tố theo tỉ lệ giới tính
Bảng 9: Tần suất thực hiện cách ứng phó theo tỷ lệ giới tính
Bảng 10: So sánh hiệu quả thực hiện các nhóm ứng phó theo tỉ lệ giới tính
Bảng 11: Tương quan giữa mức độ BHBLN với tần suất thực hiện các cách ứng phó chia
theo học lực
Bảng 12: Tương quan giữa mức độ BHBLN với hiệu quả thực hiện các cách ứng phó chia
theo học lực
Biểu đồ 1: Tỉ lệ giới tính
Biểu đồ 2: Tỉ lệ con thứ mấy
Biểu đồ 3: Tỉ lệ học lực
Biểu đồ 4: Mức độ học sinh THCS bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói
4


Biểu đồ 6: Tỉ lệ yếu tố thuộc cha mẹ và người chăm sóc
Biểu đồ 7: Tỉ lệ yếu tố thuộc gia đình
Biểu đồ 8: Tỉ lệ yếu tố thuộc đứa trẻ
Biểu đồ 9: Tỉ lệ yếu tố thuộc môi trường
Biểu đồ 10: Tỉ lệ về tần suất thực hiện các cách ứng phó
Biểu đồ 11: Tỷ lệ tần suất thực hiện nhóm ứng phó định hướng nhiệm vụ
Biểu đồ 12: Tỷ lệ tần suất thực hiện nhóm ứng phó giảm thiểu cảm xúc
Biểu đồ 13: Tỷ lệ tần suất thực hiện nhóm ứng phó né tránh
Biểu đồ 14: Tỉ lệ về hiệu quả của các cách ứng phó

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bạo hành

BH

Bạo hành bằng lời nói

BHBLN

Trung học cơ sở

THCS

6


MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài

Có thể thấy đối với trẻ em, gia đình là nơi nương tựa vững chắc và êm ái
nhất không chỉ trong những năm tháng đầu đời mà cả trong suốt cuộc đời của mỗi
người. Nhưng trên thực tế có rất nhiều trẻ đã không được sống trong một gia đình
như vậy. Nạn bạo hành trẻ em luôn diễn ra ở bất kì nơi đâu và từng giây đều có
báo cáo về những đứa trẻ đáng thương là nạn nhân của nạn bạo hành bởi chính
những người thân trong gia đình. Hiện tượng trẻ em bị người thân bạo hành dưới
nhiều hình thức khác nhau diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Mỹ, trung tâm quốc
gia về bạo hành và bỏ mặc trẻ em (NCCAN- The National Center on Child Abuse

and Neglect) đã đưa ra những con số đáng lưu ý như sau: Trong số 652.000 trường
hợp ngược đãi trẻ em được ghi nhận có 138.400 trường hợp là bạo hành về mặt
cảm xúc, hoặc tỷ lệ cứ 1000 trẻ em thì có 2,2 em dưới 18 tuổi bị bạo hành.
(Burgdorf, 1980). Thông thường, cha mẹ không hay nhận ra bản thân đang bạo
hành con bằng việc sử dụng những phương pháp kỷ luật như mắng, chửi, lăng mạ,
so sánh không công bằng, phủ nhận những điều con nói…. Một nghiên cứu khác
cũng đưa ra dữ liệu phân tích trên một mẫu đại diện toàn quốc với 3.346 cha mẹ
người Mỹ cho thấy 63% đã từng bạo hành bằng lời nói với con mình như chửi thề,
chỉ trích và xúc phạm đứa trẻ (Vissing, Straus, Gelles, Harrop, 2014). Hiện tượng
này cũng được ghi nhận ở Brazil, với kết quả của nghiên cứu của DosSantos và
cộng sự (2017) cho thấy tỷ lệ bạo hành bằng lời nói khoảng 37% và tỷ lệ bạo
hành thân thể khoảng 30%. Một số những nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo hành
lời nói ở cha mẹ đã chứng minh rằng trẻ em bị bạo hành thường xuyên bằng lời
nói có nguy cơ luôn trong trạng thái cảm xúc tiêu cực và các vấn đề hành vi bao
gồm bạo hành người khác, lo âu, trầm cảm, thiếu sự gắn bó tình cảm và sự tự tin,
khả năng nhận thức thấp và xã hội kỹ năng (Dube, Anda, Felitti, Edwards, &
Croft, 2002; Kjelsberg & Dahl, 1999; Linaman, 1997; Rekart, Mineka, Zinbarg, &
Griffith, 2007; Spillane-Grieco, 2000; Treichel và cộng sự, 2006). Cũng có những
công trình nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo hành bằng lời
nói ở cha mẹ. Những nghiên cứu này đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ như, cha mẹ
đã sử dụng kỷ luật thể chất với con cái, cha mẹ gặp khó khăn trong việc quản lý
cơn giận, cha mẹ theo tôn giáo, có niềm tin nhất định về một đấng tối cao, cha
7


mẹ có tiền sử bạo hành thể chất thời thơ ấu, cha mẹ có tiền sử bạo hành tình dục
thời thơ ấu (Shelly Jackson, Ross A. Thompson, Elaine H. Christiansen, Rebecca
A. Colman, Jennifer Wyatt, Chad W. Buckendahl, Brian L. Wilcox& Reece
Peterson, 1999).
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bạo hành bằng lời nói còn hạn

chế. Một nghiên cứu được thực hiện gần đây nhất về thực trạng bạo hành bằng lời
nói của cha mẹ với con cái được thực hiện trên 599 em học sinh trong độ tuổi 1415 tuổi tại Hà Nội đã chỉ ra mức độ trẻ bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói ở mức độ
“thường xuyên” và “rất thường xuyên” chiếm 49,92% (Bùi Thị Thu Huyền,
Nguyễn Phương Thảo, Tô Long Thành, Đinh Tiến Đạt, Nguyễn Thị Ái, 2018).
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra bạo hành bằng lời nói của cha mẹ có sự ảnh
hưởng nghiêm trọng tới cảm xúc và hành vi của đứa trẻ. Nhận thấy việc dự đoán
các yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo hành bằng lời nói của cha mẹ với con cái,
đồng thời tìm hiểu các cách ứng phó của những đứa trẻ bị cha mẹ bạo hành bằng
lời nói đã được thực hiện như thế nào là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn. Từ đó có thể xây dựng một chương trình phòng ngừa và can thiệp cho
cả trẻ em là nạn nhân của bạo hành bằng lời nói và cho bố mẹ là người thực hiện
hành vi này. Chính vì thế tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Cách ứng phó của học
sinh trung học cơ sở với hành vi bạo hành bằng lời nói của của cha mẹ”. Đề
tài hướng đến trả lời ba câu hỏi chính sau: Thứ nhất, học sinh trung học cơ sở có bị
cha mẹ bạo hành bằng lời nói hay không? Và nếu có trẻ bị cha mẹ bị bạo hành ở
mức độ cùng với những dạng/loại bạo hành nào? Thứ hai, có những yếu tố nguy
cơ nào dẫn đến bạo hành bằng lời nói của cha mẹ với con ? Thứ ba, những học
sinh đã bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói đang thực hiện những cách ứng phó như
thế nào?
Mục đích nghiên cúu
Trong nghiên cứu này tôi hướng đến hai mục đích chính: (1) xác định thực
trạng bạo hành bằng lời nói của cha mẹ đối với học sinh THCS và dự đoán các yếu
tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo hành bằng lời nói của cha mẹ đối với các em; (2)
trên cơ sở tìm hiểu các cách ứng phó của học sinh đang bị bạo hành bằng lời nói
để đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức của cha mẹ góp phần giảm
thiểu bạo hành lời nói của cha mẹ đối với con cái.
3 Đối tượng và khách thẻ nghiên cứu
2

8



3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Các yếu tố nguy cơ của hành vi bạo hành bằng lời nói của cha mẹ với con cái .
Các cách ứng phó của học sinh khi bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói

3.2. Khách thể nghiên cứu
- 157 học sinh thuộc 01 trường THCS quận Cầu Giấy, Hà Nội trong đó có 82
học sinh khối 8 và 75 học sinh khối 9
4

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1. Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu thực trạng bạo
hành bằng lời nói của cha mẹ đối với con cái; các kiểu bạo hành bằng lời nói của
cha mẹ với con; những yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo hành bằng lời nói đối với các
em học sinh; tìm hiểu các cách ứng phó của các em về vấn đề này.
4.2. Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu tại 01 trường
THCS trên 01 địa bàn: thành phố Hà Nội.
4.3. Về khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 8 và lớp 9
Giả thuyết khoa học
Trong đề tài này tôi đặt ra ba giả thuyết khoa học như sau:
- Giả thuyết 1: Học sinh THCS bị bạo hành bằng lời nói ở mức độ thường
xuyên.
- Giả thuyết 2: Có 4 yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo hành lời nói của cha mẹ với
học sinh THCS bao gồm: yếu tố thuộc cha mẹ và người chăm sóc, yếu tố
thuộc gia đình, yếu tố thuộc đứa trẻ và yếu tố môi trường. Trong đó yếu tố
thuộc về cha mẹ có nguy cơ cao nhất dẫn đến bạo hành bằng lời nói của

cha mẹ với con cái
- Giả thuyết 3: Các cách ứng phó bạo hành bằng lời nói của học sinh THCS
được chia thành 03 dạng: ứng phó định hướng vào nhiệm vụ, ứng phó
giảm thiểu cảm xúc, ứng phó né tránh. Trong đó, ứng phó giảm thiểu cảm
xúc và né tránh được học sinh THCS thực hiện nhiều hơn.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu các khái niệm và các tài liệu liên quan đến bạo hành lời nói của
cha mẹ đối với con cái để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát thực trạng bạo hành bằng lời nói của cha mẹ đối với học sinh THCS.
- Thực trạng các yếu tố nguy cơ dẫn đến thực trạng này đối với các em.
- Tìm hiểu các cách ứng phó của các em đối với thực trạng này.
5

9


- Dựa vào kết quả thu được, đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu bạo hành
bằng lời nói của cha mẹ đối với học sinh.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thực hiện tìm kiếm thông tin, cơ sở lý luận thông qua các nguồn dữ liệu
Sciencedirect, Psyinfor, American Psychology Association (APA - Hiệp hội Tâm
lý học Hoa Kỳ), trang web của thư viện đại học quốc gia Hà Nội, trang web của
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và các công trình nghiên cứu khoa học,
luận án, luận văn liên quan đến vấn đề này.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Tham khảo tài liệu, xây dựng bảng hỏi nhằm điều tra về thực trạng bạo
hành bằng lời nói; các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo hành bằng lời nói; cách ứng

phó của học sinh khi bị bạo hành bằng lời nói.
Ở phần thực trạng của phiếu trưng cầu ý kiến được tham khảo, chỉnh sửa và
tổng hợp từ công cụ đo của đề tài “Nghiên cứu về bạo hành bằng lời nói của cha
mẹ với học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội” (Bùi Thị Thu Huyền,
Nguyễn Phương Thảo, Tô Long Thành, Đinh Tiến Đạt, Nguyễn Thị Ái, 2018).
Ở phần dự đoán các yếu tố nguy cơ, đề tài tham khảo 04 yếu tố dẫn đến nạn
bạo hành ở trẻ em được APA (Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ) đưa ra bao gồm yếu tố
thuộc cha mẹ và người chăm sóc, yếu tố thuộc gia đình, yếu tố thuộc đứa trẻ, yếu
tố môi trường. Các yếu tố đã được chỉnh sửa, thích nghi phù hợp với khách thể
trong đề tài này.
Ở phần các cách ứng phó, đề tài tham khảo công cụ “The Coping Inventory
for Stressful Situations” đã được APA (Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ) thực hiện điều
tra trên 139 bệnh nhân với độ tin cậy α nằm trong khoảng từ 0.88 đến 0.92. Để
thích ứng phù hợp với đối tượng nghiên cứu, công cụ được sử dụng trong nghiên
cứu này đã đượcchuyển dịch, chỉnh sửa, tổng hợp từ 48 mục của CISS ( The
Coping Inventory for Stressful Situations) đã được rút gọn 21 mục được chia
thành ba nhóm ứng phó: ứng phó định hướng vào nhiệm vụ/ứng phó giải quyết
vấn đề, ứng phó giảm thiểu cảm xúc, ứng phó né tránh. Các mục trong từng nhóm
ứng phó được chuyển dịch và tiến hành thích nghi với khách thể ở đề tài này, đồng
thời các mục được kiểm định về cách ứng phó của học sinh qua 02 phương thức
bao gồm “Tần suất thực hiện” và “Hiệu quả thực hiện các chiến lược”
7.3. Phương pháp phân tích thống kê:

10


Từ số liệu khi khảo sát thực tế thu được, tiến hành tổng hợp, phân tích kết
quả thông qua phần mềm SPSS 22.0, từ đó rút ra kết luận và đưa ra những khuyến
nghị phù hợp.


11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Bạo hành bằng lời nói (BHBLN) của cha mẹ đối với con cái đã và đang là
vấn đề được quan tâm và được đề cập trong các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học ở nhiều lĩnh vực. Bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ XX, các nhà
nghiên cứu đã có những công bố, những con số chỉ ra rằng hành vi bạo hành bằng
lời nói của cha mẹ không phải là một phương pháp dạy con phù hợp, được dự
đoán có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của trẻ trong thời ấu thơ và giai
đoạn trường thành sớm. Trong khoảng những năm 90 và kéo dài đến tận ngày nay,
vấn đề bạo hành bằng lời nói đang được các nhà khoa học chú trọng tới nhiều hơn,
đặc biệt là những ảnh hưởng của nó về sự phát triển của trẻ, hay những cách ứng
phó mà trẻ tự tạo ra cho mình là gì hoặc những yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi
BHBLN có thể được dự đoán một cách rõ ràng hay không. Có thể tổng hợp thành
năm xu thế chủ yếu của các nghiên cứu trên thế giới về chủ đề bạo hành bằng lời
nói:
Thứ nhất, xu hướng tìm ra dấu hiệu hay các hình thức của bạo hành bằng
lời nói, các dạng hành vi và đối tượng bạo hành. Hầu hết các tác giả đều thống
nhất cho rằng bạo hành bằng lời nói là một hình thức bạo hành tinh thần và đối
tượng hướng đến chủ yếu là trẻ em. Vào năm 1979, tác giả Dean đã từng chỉ rõ:
“Bạo hành tinh thần trẻ em là thái độ hoặc hành động của cha mẹ hoặc người
chăm sóc có hại hoặc cản trở sự phát triển của trẻ”(Trang 11). Berit Brogaard và
các công sự đã từng định nghĩa: “Bạo hành bằng lời nói là cách tấn công, gây tổn
thương đối phương bằng lời nói hoặc sự im lặng, thờ ơ. Bạo hành bằng lời nói
được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau từ việc huênh hoang quá mức cần
thiết đến các các hành vi gây hấn thụ động”(trang 123).
Theo hướng nghiên cứu này, tác giả Evans (2009) đã đưa ra 15 biểu hiện

của BHBLN, như: khống chế thông tin và không chia sẻ cảm xúc; phản đối (phản
bác, loại bỏ cảm giác, suy nghĩ của nạn nhân một cách thường xuyên); coi nhẹ
(xem nhẹ cảm xúc của đối phương); xúc phạm, đe dọa, đánh giá và chỉ trích; phủ
nhận, la hét....Cũng trong xu hướng này, Loh và cộng sự (2011) nghiên cứu trên
thanh thiếu niên Philippin đã xác định 09 hình thức bạo hành bằng lời nói của cha

12


mẹ với trẻ em gồm: coi thường và hạ thấp con cái; từ chối; đổ lỗi; phóng đại lỗi;
đe dọa; gây tổn hại; hối tiếc; so sánh không công bằng; và dự đoán tiêu cực.
Thứ hai, nhiều công trình cố gắng tìm hiểu thực trạng cha mẹ bạo hành lời
nói với con cái đi kèm với tần suất hoặc mức độ bạo hành ở nhiều nước khác nhau.
Có tương đối ít nghiên cứu trực tiếp về mức độ bạo hành bằng lời nói. Hành vi bạo
hành bằng lời nói được đan xen trong các nghiên cứu lớn về bạo hành về mặt cảm
xúc đi kèm với bạo hành thể chất. Dựa trên những dữ liệu của AAPC cho năm
1986, 1988) ước tính tỷ lệ chỉ 0,54 trên 1.000 trẻ em bị bạo hành về mặt cảm xúc.
Tuổi trung bình của một đứa trẻ bị bạo hành về mặt cảm xúc là 7,87 tuổi so với
5,54 năm đối với những trẻ được báo cáo bạo hành thể chất. Cũng theo nghiên cứu
này chỉ ra trẻ em bị bạo hành về mặt cảm xúc chủ yếu xuất thân từ các gia đình
cha mẹ đơn thân, và có cha mẹ có vấn đề về sức khỏe và kinh tế.
Trong năm 1980, Trung tâm quốc gia về lạm dụng trẻ em và bỏ mặc ở Mỹ
(NCCAN) tiếp tục đưa ra con số về số lượng trẻ em bị bạo hành như: Trong số
1.025.900 tổng số trường hợp có thể đếm được của việc bạo hành trẻ em được
công nhận và báo cáo trong cuộc điều tra thứ hai, có 174.400 trường hợp bị bạo
hành về mặt cảm xúc. Điều này chuyển thành tỷ lệ cứ 1000 em có tới 2,8 bị bạo
hành trong toàn bộ dân số. Loại bạo hành về mặt cảm xúc lớn nhất là bạo hành
bằng lời nói hoặc cử chỉ, chiếm tỷ lệ cứ 1000 trẻ em có 1,9 em bị bạo hành
(NCCAN, 1988).
Một cuộc khảo sát trên những người Mỹ trưởng thành cho thấy 70% tin

rằng các vấn đề tâm lý có thể là hệ quả từ việc la hét và chửi rủa nhiều lần ở trẻ em
(Daro, Abrahams, & Robson, 1988). Hemenway, Solnick, và Carter (1994) đã tiến
hành một cuộc khảo sát qua điện thoại với 801 phụ huynh và thấy rằng đa số các
bậc cha mẹ đã sử dụng la hét hoặc kết hợp với đánh như một phương tiện để kiểm
soát con cái của họ.
Ở Philippin, nhóm tác giả Jenifer và cộng sự (2011) phát hiện ra rằng trong
9 hình thức bạo hành bằng lời nói thì hình thức BHBLN mà cha mẹ thường sử
dụng nhiều nhất với con cái là “hạ thấp và sỉ nhục con cái” (ví dụ cha mẹ nhiếc
móc con cái bằng những từ ngữ như “đồ ngu dốt”, “đồ vô tích sự”, “đồ nhãi
ranh”…) và đây cũng được cho là dạng BHBLN nghiêm trọng nhất trong con mắt
của trẻ.
13


Ở Mỹ, năm 2014, nghiên cứu về một mẫu đại diện trên toàn quốc gồm
3.346 trẻ em cho thấy việc bạo hành bằng lời nói của cha mẹ là rất phổ biến. Có
tới 63% trường hợp được báo cáo cha mẹ đã từng bạo hành bằng lời nói với con
cái như chửi rủa và lăng mạ trẻ. Kết quả nghiên cứu này cũng đưa những nhận
định cụ thể như sau:
1. Khoảng hai trong số ba trẻ em Mỹ là nạn nhân của bạo hành bằng lời nói
2. Cha mẹ sử dụng bạo hành bằng lời nói với tần suất trung bình 11 lần trở
lên.
3. Con trai bị bạo hành bằng lời nói nhiều hơn con gái.
4. Trẻ em trên 6 tuổi có nhiều khả năng là nạn nhân của bạo hành bằng lời
nói.
Ở Brazil, kết quả của nghiên cứu DosSantos và cộng sự (2017) cũng đưa ra
tỷ lệ bạo hành bằng lời nói khoảng 37% và tỷ lệ bạo hành thân thể khoảng 30% .
Thứ ba, các nghiên cứu trên thế giới tập trung tìm hiểu mức độ ảnh hưởng
của bạo hành bằng lời nói của cha mẹ đến đời sống tinh thần của con cái.
Năm 1980, Rohner đã tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin của

trẻ em đã nhận định rằng bạo hành bằng lời nói của cha mẹ có thể hạ thấp lòng tự
trọng của một đứa trẻ. Tác giả quan sát thấy các bậc cha mẹ sử dụng những hình
thức kỷ luật với con cái họ có xu hướng nói ra những điều thiếu suy nghĩ, không
tử tế và những điều tàn nhẫn đối với hoặc về con cái họ, lăng mạ chúng, (và) mỉa
mai chúng. Ở nghiên cứu này, tác giả dự đoán tính cách của một đứa trẻ từng bị
cha mẹ BHBLN khi còn nhỏ sẽ trở thành một người lo lắng khi bước vào giai
đoạn trưởng thành. Hơn thế nữa, những đứa trẻ có tiền sử bị cha mẹ bạo hành
bằng lời nói sẽ bị ảnh hưởng tới khả năng tự kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc, khả
năng tự đánh giá vấn đề, có xu hướng trở nên không thân thiện, luôn thù địch.
Việc sử dụng bạo hành bằng lời nói của cha mẹ gây ảnh hưởng tới mối
quan hệ cha mẹ và con cái đặc biệt là sự gần gũi, sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái
(Hirschi, 1969; Lytton, 1979). Các nhà khoa học Campbell (1989), Teicher,
Samson, Polcari, & McGreenery (2006) đã nhận định rằng bạo hành bằng lời nói
không để lại vết sẹo có thể nhìn thấy, nhưng tổn thương tình cảm đối với đời sống
tinh thần của nạn nhân là rất lớn và thậm chí nó có thể có thể hủy hoại cả con
14


người. Rất nhiều công trình nghiên cứu thực chứng đã chứng minh rằng bạo hành
bằng lời nói thời thơ ấu có tương quan thuận chặt chẽ với những rối nhiễu tâm lý
tuổi vị thành niên và trưởng thành (McKinnon, 2008; Simeon và cộng sự, 2001).
Những đứa trẻ bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói có xu hướng hung tính hơn, dễ
mắc các tệ nạn xã hội, và gặp các vấn đề quan hệ cá nhân nhiều hơn những đứa trẻ
không bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói (Vissing và cộng sự, 1991); hay việc trẻ bị
bạo hành bằng lời nói thời thơ ấu làm tăng nguy cơ rối loạn nhân cách trong giai
đoạn thanh thiếu niên và giai đoạn trưởng thành sớm (Johnson và cộng sự, 2001);
nguy hại hơn trẻ bị bạo hành bằng lời nói còn có liên quan đến sự gia tăng chứng
trầm cảm, lo lắng, phân ly và sử dụng ma túy (Dube, Anda, Felitti, Edwards, &
Croft, 2002; Kjelsberg & Dahl, 1999; Linaman, 1997; Polcari và cộng sự, 2014).
Chính vì thế tác giả Loh, Calleja và Restubog (2011) đã khẳng định hậu quả của

bạo hành bằng lời nói đến trẻ em là vô cùng nghiêm trọng, có ảnh hưởng lâu dài
đến sức khỏe tinh thần của trẻ em, thậm chí làm hủy hoại sự hài lòng với bản thân
và lòng tự trọng của đứa trẻ. Cùng quan điểm với các tác giả trên, Ney (1987)
nhấn mạnh rằng bạo hành bằng lời nói có thể có tác động lớn hơn trong một thời
gian dài hơn. Một số cha mẹ bạo hành bằng lời nói nhưng không đánh đập con cái,
bỏ rơi họ. Bạo hành bằng lời có thể có tác động nghiêm trọng hơn bởi vì đứa trẻ
bị bạo hành có nhiều khó khăn hơn trong việc tự bảo vệ mình trước cuộc tấn công.
Ngoài ra trẻ em có khuynh hướng bắt chước cha mẹ của chúng, việc bị cha mẹ bạo
hành cũng sẽ trở thành một cách để chúng tự bạo hành bản thân.
Kết quả của Vissing et al. (1991) rất có ý nghĩa vì chúng là những phát hiện
đầu tiên cho thấy bạo hành bằng lời nói có liên quan mạnh mẽ đến hành vi gây hấn
của trẻ con và các vấn đề liên cá nhân. Tuy nhiên, các tác giả thừa nhận rằng sự
kết hợp của bạo hành thể chất và lời nói khiến trẻ em có nguy cơ cao gặp khó khăn
với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đánh giá các tác động của việc bạo hành
bằng lời nói, tác giả chỉ ra bạo hành bằng lời nói có thể được coi là các cuộc tấn
công vào tâm hồn của đứa trẻ (những lời nói tiêu cực được thực hiện với đứa trẻ),
dẫn đến lòng tự trọng bị “nổ tung”. Hơn nữa, việc tiếp xúc với hành vi BHBLN
của cha mẹ đã được chứng minh là gây ra các tác động bất lợi tới sức khỏe tâm
thần (Te Rich, Samson, Polcari, & McGreenery, 2006). Johnson và cộng sự.
(2001) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những cá nhân trải qua BHBLN của cha
mẹ trong thời thơ ấu có khả năng mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới, tự ái,
ám ảnh và hoang tưởng trong thời niên thiếu (Johnson et al. , 2001).
15


Nhóm tác giả (Dietz, 2000; Patterson, DeBaryshe, & Ramsey, 1989; Sweet
& Resick, 1979) đưa ra những nhận định về mối quan hệ giữa bạo hành bằng lời
nói với sự giận dữ và hành vi gây hấn của một đứa trẻ như sau: nếu cha mẹ cư xử
giận dữ và có những hành vi gây hấn với một đứa trẻ, chúng sẽ quan sát và bắt
chước nó. Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa việc cha mẹ sử dụng

hành vi bạo hành bằng lời nói và sự gia tăng hành vi gây hấn của trẻ con. Bousha
và Twentyman (1984) đã kiểm tra các tương tác giữa mẹ và con bằng cách sử dụng
phương pháp quan sát trực tiếp. Các tác giả đã nhận định rằng những bà mẹ bạo
hành bằng lời nói và thể chất nhiều hơn thì sẽ có những đứa trẻ không tuân thủ và
khó có khả năng kiểm soát sự gây hấn của bản thân chúng. Egeland et al. (1983)
đã đưa ra cảnh báo với bằng chứng cho thấy việc bạo hành bằng lời nói làm giảm
lòng tự trọng của một đứa trẻ và do đó làm giảm động lực của một đứa trẻ để học
hoặc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác.
Năm 2014 ở Mỹ, một nghiên cứu trên mẫu đại diện gồm 3.346 trẻ em cho
thấy cha mẹ dùng lời nói để bạo hành con cái họ diễn ra khá phổ biến. Đồng thời
nghiên cứu cũng đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa bạo hành bằng lời nói của
cha mẹ và các vấn đề về hành vicủa đứa trẻ như sau :
- Cha mẹ sử dụng những lời nói miệt thị con cái càng nhiều, xác suất của
đứa trẻ càng lớn hành vi gây hấn càng cao, có khả năng phạm pháp hoặc có vấn đề
với các mối quan hệ.
- Bạo hành bằng lời nói có thể có khả năng gây ra các khó khăn về tâm lý
cho đứa trẻ từng là nạn nhân bao ở tất cả các nhóm tuổi và cả nam và nữ.
- Bạo hành bằng lời nói của cha mẹ được dự đoán gây nên các khó khăn về
tâm lý cho đứa trẻ cao hơn bạo hành về thể chất.
- Bạo hành bằng lời nói và bạo lực gia đình có khả năng cao gây ra các khó
khăn tâm lý của trẻ, đặc biệt là về vấn đề hành vi kiểm soát ở đứa trẻ.
Thứ tư, một cuộc tranh luận đặt ra cho các nhà nghiên cứu trên thế giới về
thuật ngữ sử dụng trong những nghiên cứu về vấn đề nguyên nhân hay các yếu tố
nguy cơ gây nên bạo hành bằng lời nói của cha mẹ ở con cái. Có hai từ khóa chính
là nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây nên bạo hành bằng lời nói. Trước tiên,
nghiên cứu của Egeland et al. (1983), các tác giả quan tâm đến tác động của tất cả
các hình thức bạo hành trẻ em, không chỉ là bạo hành bằng lời nói. Khi các tác giả
16



tìm thấy những yếu tố trung gian khác như điều kiện kinh tế kém, không khí gia
đình căng thẳng, chăm sóc sức khỏe kém và trình độ học vấn đều có thể góp phần
làm tăng nguy cơ bạo hành bằng lời nói với con cái trong gia đình.
Một số công trình bắt đầu tiến hành tìm ra những yếu tố nguy cơ riêng của bạo
hành bằng lời nói dựa trên việc điều tra lồng ghép trong các hình thức bạo hành trẻ
em. Ví dụ, nhóm tác giả Jorgenson (1985) và Steinmetz (1977) dự đoán các yếu tố
nguy cơ của bạo hành bằng lời nói ở cha mẹ như sau: đầu tiên, khi cha mẹ có hành
vi BHBLN với trẻ hoặc với các thành viên khác trong gia đình, từ đó trẻ có thể sử
dụng lời nói có đan xen yếu tố liên quan đến hành vi gây hấn với các thành viên
khác trong một gia đình và chúng cho rằng điều đó là chấp nhận được. Cha mẹ có
hành vi BHBLN đều có khả năng đã từng là nạn nhân của BHBLN thời ấu thơ; và
khi những đứa trẻ này là người lớn, họ có thể có nhiều khả năng gây ra BHBLN
với vợ hoặc con của họ.
Các công trình khác cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về xu hướng phụ huynh có
thể sử dụng bạo hành bằng lời nói. Jackson và cộng sự (1999) đã rút ra bảy yếu tố
nguy cơ mà họ dự đoán gây nên bạo hành bằng lời nói ở cha mẹ gồm:
1) Trẻ càng lớn tuổi, cha mẹ càng có nhiều khả năng bạo hành bằng lời nói với
con mình.
2) Cha mẹ đã sử dụng hình thức kỷ luật thể chất (đánh, đập, tát…) với con cái
có nhiều khả năng bạo hành bằng lời nói với con họ.
3) Cha mẹ gặp khó khăn trong việc quản lý sự tức giận của họ có nhiều khả
năng bạo hành bằng lời nói với con cái họ.
4) Tôn giáo càng quan trọng đối với cha mẹ thì càng có nhiều cha mẹ bạo hành
bằng lời nói của con cái họ.
5) Cha mẹ có tiền sử bị bạo hành thể chất thời thơ ấu có nhiều khả năng lạm
dụng bằng lời nói con cái của họ.
6) Cha mẹ có tiền sử bị xâm hại tình dục có nhiều khả năng bạo hành bằng lời
nói con cái của họ.
7) Nam giới có nhiều khả năng hơn nữ giới sử dụng bạo hành bằng lời nói.


17


Trong khi Jackson và cộng sự (1999) dự đoán cha có nhiều khả năng bạo hành
bằng lời nói hơn mẹ, Bartkowski & Wilcox (2000) tìm thấy điều ngược lại: họ cho rằng
mẹ có nhiều khả năng la hét, chửi rủa, miệt thị….con cái hơn cha. Đồng thời có một yếu
tố khác được dự đoán từ nghiên cứu này đó là tuổi tác: cha mẹ ít có khả năng la hét nếu
họ lớn tuổi, do đó tuổi tác có thể là một yếu tố dự đoán.
Black, Smith-Slep và Heyman, (2001) đã kết luận từ một phân tích tổng hợp của
tài liệu bạo hành tâm lý rằng các gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ bạo hành bằng lời
nói cao hơn. Sedlak (1997) đã báo cáo phát hiện tương tự sau khi xem xét dữ liệu về hành
vi ngược đãi các gia đình. Những nghiên cứu này đủ gợi ý về mối liên hệ giữa tình trạng
kinh tế xã hội và bạo hành trẻ em.
Ở Trung Quốc, nghiên cứu thực nghiệm trên 5836 trẻ em ở sáu tỉnh thuộc khu vực
Trung Tây của Trung Quốc đưa ra ba phát hiện chính. Thứ nhất, sự chênh lệch đáng kể
trong khu vực về mức độ nghiêm trọng của bạo hành trẻ em tồn tại ở Trung Quốc và các
khu vực dân tộc thiểu số không phải người Hán có tỷ lệ bạo hành trẻ em được báo cáo
cao hơn. Thứ hai, chấn thương tâm lý của bạo hành trẻ em là rất lớn và sức khỏe tâm lý
của trẻ em trong tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chịu đựng các hình
thức bạo hành khác nhau. Trẻ em ở các vùng dân tộc thiểu số nghèo và trẻ nhỏ trải qua
các hậu quả chấn thương nghiêm trọng. Thứ ba, các mối quan hệ gia đình bao gồm chất
lượng của mối quan hệ vợ chồng và mối quan hệ giữa các thế hệ là những yếu tố nguy cơ
đáng kể của bạo hành trẻ em,cho thấy sự cần thiết phải cải thiện mối quan hệ để giải
quyết vấn đề bạo hành trẻ em. (Qi Dia, Wang Yongjieb, Wan Guoweic, 2018).
Hình ảnh bên dưới chỉ dẫn 04 nhóm yếu tố nguy cơ gây nên nạn bạo hành trẻ
em ở Trung Quốc

18



Tổng hợp các yếu tố nguy cơ của các công trình nghiên cứu được đưa ra có
thể thấy 04 nhóm nguy cơ điển hình được nhắc đến bao gồm yếu tố nguy cơ thuộc
về cha mẹ/ người chăm sóc; yếu tố nguy cơ thuộc về gia đình; yếu tố nguy cơ
thuộc về đứa trẻ và yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường. Như vậy có thể thấy các
việc dự đoán các yếu tố nguy cơ càng ngày càng rõ ràng cho các nhà nghiên cứu.
Có thể thấy các khía cạnh của bạo hành bằng lời nói như khái niệm hóa, thực
trạng, mức độ ảnh hưởng và các biện pháp được các nhà khoa học cùng với các
công trình nghiên cứu của họ đang ngày được hình thành rõ ràng và được quan
tâm hơn.
Thứ năm, các nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra những hình thức/kiểu
ứng phó khác nhau với tình huống gây căng thẳng/stress và hiệu quả của những
kiểu ứng phó này. Trên cơ sở đó, các thang đo nghiên cứu về các kiểu ứng phó
cũng lần lượt ra đời.
Trong cuốn sách “Handbook of coping: Theory, Research, Applications”,
bài viết “Coping and defense: Historical overview” của James D. A. Parker và
cộng sự đã nêu tổng quan về vấn đề này. Xuất phát điểm cho những nghiên cứu về
thuật ngữ ứng phó ngày nay là nghiên cứu với thuật ngữ “defense mechanism” (cơ
chế phòng vệ) của nhà tâm thần học nổi tiếng Sigmund Freud. Theo con gái của
ông là Anna Freud viết trong cuốn “The Ego and the Mechanisms of Defence”,
thuật ngữ “defense” (phòng vệ) tiêu biểu cho quan niệm của lý thuyết phân tâm
học. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên năm 1894 trong một nghiên cứu của
Freud: “The Neuro - Psychoses of defence”.
Trong cuốn sách “Foundations of Mental Health Promotion”, tác giả đã mô
tả tóm tắt về nghiên cứu cơ chế phòng vệ của Sigmund Freud. Ông mô tả các cơ
chế phòng vệ giống như là suy nghĩ của con người đang tự bảo vệ nó. Nó bao gồm
các phương pháp phòng vệ như cơ chế hình thành phản ứng ngược, cơ chế phóng
chiếu, cơ chế chấp nhận vô thức, đổ lỗi lại cho bản thân và không làm gì, v.v.
Anna Freud (1937) tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm một số hình thức cơ chế
phòng vệ khác.
Dựa trên tài liệu phân tâm học truyền thống với chủ đề phòng vệ, Haan

(1963) đã phát triển thuật ngữ này với 20 cơ chế cái Tôi (ego mechanisms) và 10
cơ chế ứng phó (coping mechanisms). Norma Haan (1977) đã phân biệt cơ chế
phòng vệ và ứng phó. Bà cho rằng ứng phó có mục đích và liên quan đến việc lựa
19


chọn, trong khi cơ chế phòng vệ là cứng rắn và khuôn mẫu. Thuật ngữ ứng phó
(coping) không được nhắc đến trong các từ khóa tóm tắt trong các nghiên cứu tâm
lý học cho đến năm 1967. Cuối những năm 1960, các hình thức gọi khác nhau
được sử dụng như phong cách ứng phó (coping style, coping resources), v.v. Năm
1980, Lazarus và Folkman đã đưa ra một công cụ nghiên cứu cách ứng phó là
“Cách ứng phó” (Ways of coping questionnaire), trắc nghiệm này đo 2 kiểu ứng
phó tổng hợp nhất là ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào vấn
đề. Sử dụng khái niệm ứng phó, Richard Lazarus (1966, 1984) - giáo sư tâm lý
học tại đại học California – Berkley đã đưa ra mô hình giao dịch (transactional
model). Tiếp sau đó, nhiều nghiên cứu về sự phản ứng của con người với stress và
các tình huống khó khăn được thực hiện của các tác giả như Haan (1977), Lazarus
và Folkman (1984), Vaillant (1986), Parker và Endler (1992), Lazarus (1993), v.v
Kết quả của nghiên cứu của Shipman et al., cho thấy mối liên hệ tích cực
đáng kể giữa các chiến lược ứng phó theo cảm xúc và bạo hành. Các tác giả này
phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị bạo hành đã sử dụng các chiến lược ứng phó
với căng thẳng ít hiệu quả hơn so với những đứa trẻ không bị ảnh hưởng. Hơn nữa,
nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc ứng phó né tránh có liên quan với kết quả tâm
lý tiêu cực, nghiên cứu đã không ủng hộ chiến lược này để dự đoán đáng kể về sự
khác biệt trong thích ứng tâm lý ở tuổi trưởng thành.
Trong việc nỗ lực tìm ra mối liên kết của hiệu quả các cách ứng phó đi kèm
với những đứa trẻ từng là nạn nhân của bạo hành bằng lời nói, một trong những
công cụ được các tác giả đang sử dụng là bản kiếm kê ứng phó cho các tình huống
căng thẳng (CISS - Coping Inventory for Stressful Situations).
Bản kiểm kê ứng phó cho các tình huống căng thẳng (CISS) được sử dụng

để đánh giá các kiểu ứng phó với căng thẳng. Các chiến lược bao gồm 48 chiến
lược được nhóm trong 3 nhóm (16 câu lệnh mỗi câu): ứng phó giảm thiểu cảm
xúc, ứng phó trực tiếp vào nhiệm vụ hoặc ứng phó với né tránh. Cấu trúc ba yếu tố
này đã được giới thiệu trên một mẫu học sinh tại Đại học Zadar, Croatia. Người trả
lời được yêu cầu đánh giá mức độ họ sử dụng các loại hoạt động khác nhau khi
phải đối mặt với một tình huống khác biệt, căng thẳng hoặc đáng lo ngại. Đối với

20


mỗi câu, người trả lời trả lời theo kiểu Likert tỷ lệ dao động từ 1 (không hoàn toàn
trên phạm vi) đến 5 (tỷ lệ rất nhiều).
Ở Hàn Quốc, nghiên cứu về thích ứng ở CISS (Coping Inventory for
Stressful Situations)-211ở đối tượng người trưởng thành đã thực sự đem lại một
luồng không khí mới, để tiếp tục mở rộng, các nhà nghiên cứu tiến hành một cuộc
nghiên cứu ở lứa tuổi vị thành niên, kết quả như sau: Cronbach's alpha biến đổi
trong các mẫu khác nhau từ 0,79 đến 0,86 trong ứng phó theo định hướng nhiệm
vụ (7 mục), từ 79 đến 0,86 trong ứng phó theo cảm xúc (7 mục) và từ 0,78 đến
0,85 trong thang đo ứng phó né tránh.
1.1.2. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về thực trạng BHBLN của cha mẹ với con cái ở
Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung như các nước khác trên thế giới: còn
thiếu và chưa có hệ thống. Dựa trên những tài liệu tìm kiếm được, chúng tôi thấy
vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu cụ thể về thực trạng bạo hành bằng lời nói
của cha mẹ đối với con cái, chưa có những công trình chuyên sâu nghiên cứu về
ảnh hưởng của bạo hành bằng lời nói của cha mẹ đối với trẻ các yếu tố nguy cơ
cũng như cách ứng phó của trẻ, nhất là ở lứa tuổi THCS hay tuổi thiếu niên. Tuy
nhiên sau khi đọc và nghiên cứu, phân tích tài liệu chúng tôi nhận thấy nghiên cứu
ở Việt Nam có liên quan đến hiện tượng bạo hành tinh thần nói chung và bạo hành
bằng lời nói nói riêng có thể tổng hợp thành hai xu hướng như sau:

Thứ nhất, hướng nghiên cứu về thực trạng của bạo hành tinh thần nói
chung và bạo hành bằng lời nói nói riêng trong mối liên hệ với bạo hành thể chất ở
trẻ.
Trong một vài năm trở lại đây hậu quả của nạn bạo hành trẻ em, đặc biệt là
bạo hành thể chất đang là vấn đề nóng hổi trong xã hội Việt Nam và thu hút rất
nhiều ngành, lĩnh vực quan tâm. Đồng quan điểm với các tác giả nước ngoài, Giáo
sư Nguyễn Ngọc Phú (2017) nhận định việc bạo hành trẻ sẽ gây sang chấn tâm lý,
đôi khi biến đứa trẻ thành những người có tâm tính khác hẳn theo hướng tiêu cực

1CISS - 21 (Coping Inventory for Stressful Situations)là bản rút gọn từ 48 mục của CISS bản gốc xuống

thành 21 mục
21


khi lớn lên. Có lẽ vì thế mà các nghiên cứu trong nước đa phần chỉ tập trung vào
hậu quả của nạn bạo hành của cha mẹ với con cái, trong đó việc cha mẹ sử dụng
lời nói gây ảnh hưởng đến trẻ thường được qui về dạng bạo hành tinh thần.
Như đã nhận định ở trên ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, chưa có
một nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về vấn đề về bạo hành bằng lời nói của
cha mẹ với con cái ở lứa tuổi trung học cơ sở (THCS). Nhưng bên cạnh đó, cũng
có một số nhưng công trình có đề cập đến khía cạnh này đi kèm với những cụm từ
như “phong cách giáo dục cha mẹ”, “bạo hành gia đình”, “bạo hành tinh thần”,
“lạm dụng” hay hiện tượng gasliting 2. Những nghiên cứu hay nhận định về phong
cách giáo dục của cha mẹ thời hiện đại có liên quan đến vấn đề bạo hành bằng lời
nói được đề cập khá rõ ràng trong những khía cạnh như sau. Trước hết, khi đề cập
đến kỹ năng nghe tích cực giữa cha mẹ và con cái, tác giả Phạm Thành Nghị cho
rằng “Trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, hầu hết các bậc cha mẹ luôn đặt
mình ở vị thế của người bề trên và thông điệp mà họ gửi đến con cái thường là
mệnh lệnh, sự cảnh báo, huấn thị, kiểm soát, khuyên bảo, lên lớp, phê phán thậm

chí lăng mạ. Những phản ứng kiểu này đặt trẻ em vào vị thế của người nghe thụ
động, co cụm, sợ hãi, hay phản ứng gay gắt. Khi đó cha mẹ không còn cơ hội chia
sẻ, thấu hiểu con cái như một chủ thể giao tiếp tích cực để tác động theo chiều
hướng tích cực và phù hợp”. Tác giả Lê Thi (2009) cũng đề cập đến những nguyên
nhân tâm lý dẫn đến sự xung đột giữa cha mẹ và con cái cũng như việc cha mẹ sử
dụng các biện pháp trừng phạt để răn dạy, giáo dục con. Đó là “chủ nghĩa cá nhân
vị kỷ, tính hiếu thắng trong mối con người, tính độc đoán, lấy quyền làm cha, làm
mẹ, tự cho mình quyền quyết định tối cao, bắt con cái phải nghe theo mình vì đã
sinh ra chúng,vất vả nuôi dưỡng, cho chúng ăn học,… Họ tự cho mình cái quyền
được phạt hay đánh mắng con cái và nhiều khi coi thường con cái. Khi cha mẹ biết
sai nhưng vì tính tự ái và sĩ diện cá nhân lại không muốn rút kinh nghiệm…”. Hay
tác giả Hoàng Minh Tố Nga chia sẻ: "Qua tham vấn tâm lý, tôi phát hiện nhiều
điều không ổn trong cách dạy con của người lớn". Cuộc sống đã có quá nhiều thay
đổi, nhưng không ít người cứ dạy con "nguyên xi" theo cách mình từng được
hưởng trước đây. Họ "ghi âm" sẵn những bài học đạo đức, đợi khi có dịp là phát ra
để "lên lớp"chứ không quan tâm lắng nghe. Khi cha mẹ không là "đồng minh", trẻ
2Gaslighting hay gas-lighting (nghĩa đen: thắp sáng đèn ga) là một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong
đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến
nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế.

22


sẽ chia sẻ cuộc sống của mình với những người bên ngoài tổ ấm và điều đó thật
nguy hiểm". Tại Hội thảo Sức khoẻ thanh niên và vị thành niên (Hà Nội), nhiều
chuyên gia tâm lý cho rằng, trong xã hội đầy biến động, áp lực và cạnh tranh ngày
nay, trẻ em không chỉ cần được nuôi khoẻ về thể chất, mà còn cần được "dưỡng"
cả tinh thần. Cách cư xử hà khắc của cha mẹ sẽ không chỉ khiến gia đình đánh mất
vai trò "giảm sóc" cho con, mà còn khiến trẻ thui chột tình cảm; đến một lúc nào
đó chúng từ chối chính cha mẹ của mình.

Thứ hai, đã có một số nghiên cứu đề cập tới chiến lược ứng phó và hiệu
quả của những chiến lược này, nhưng chủ yếu tập trung tìm hiểu chiến lược ứng
phó với stress trên trẻ vị thành niên. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu
sau:
Tác giả Phan Thị Mai Hương và cộng sự (2007) chỉ ra cách ứng phó kém
hiệu quả nhất là sự chạy trốn và tự dối mình trong tất cả các trường hợp và hạ thấp
các khả năng của mình. Tuy nhiên nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về stress
và ứng phó với stress và tác nhân gây stress đồng tình với quan điểm cho rằng
hiện thực hơn cả là ứng phó bằng cách cải tạo lại hoàn cảnh hoặc ít nhất cũng thay
đổi cách ứng xử của mình với hoàn cảnh. Cũng theo nhóm tác giả, hiện nay các
nghiên cứu vẫn chưa có những đánh giá đầy đủ về các cách ứng phó bằng thể hiện
cảm xúc. Những người ta vẫn cho rằng việc thể hiện cảm xúc là phương pháp
tương đối hiệu quả để ứng phó với stress, ngoại trừ trường hợp thể hiện công khai
tính nóng giận. Tuy nhiên, sự kìm nén quá mức tính nóng giận có thể dẫn đến một
số phản ứng tâm thể và kết quả là phá vỡ trạng thái cân bằng tâm lý của con
người. Một số tác giải cho rằng việc tìm kiếm chỗ dựa xã hội và giải quyết vấn đề
có thể làm giảm mức độ lo lắng (Phan Thị Mai Hương và cộng sự, 2007).
Bảng kết quả các chiến lược ứng phó với từng loại gây stress của tác giả Đỗ
Thị Lệ Hẳng (2009) cho thấy trẻ vị thành niên có xu hướng ứng phó với các tác
nhân gây stress bằng hành động nhiều hơn so với 2 cách ứng phó còn lại. Khi xem
xét các cách ứng phó với các áp lực gây stress khác nhau, nghiên cứu này không
tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới tính cũng như theo độ tuổi
của học sinh tham gia nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Bạo hành

23



Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo hành trẻ em bao gồm tất cả
những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng
hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm,
hay sự phát triển của đứa trẻ. Bạo hành có thể được thực hiện bởi cha mẹ, người
trông nom, hay một đứa trẻ lớn hơn…”
Với khái niệm bạo hành trẻ em (child abuse), “Hội chuyên môn về lạm
dụng trẻ em Mỹ” (APSAC, the American Professional Society on the Abuse of
Children, 1995) đã đưa ra những chỉ dẫn để phân loại hành vi như thế nào được
gọi là ngược đãi trẻ em (child maltreatment) hay bạo hành trẻ em (child abuse)
gồm hai ý cơ bản như sau: Thứ nhất, ngược đãi về tâm lý (psychological
maltreatment) nói về những kiểu hành vi lặp lại của cha mẹ hay người chăm sóc
trẻ có ý ám chỉ đứa trẻ là vô dụng, không hoàn hảo, không được yêu thương, bị
nguy hiểm hoặc chỉ có giá trị khi đáp ứng yêu cầu của ai đó. Thứ hai, theo quan
niệm của APSAC sự ngược đãi về tâm lý gồm 6 dạng cơ bản như hắt hủi (ví dụ
như chối bỏ, thù địch); đe dọa/uy hiếp trẻ (như làm tổn thương về thể chất, ruồng
bỏ, giết hại trẻ); cô lập (liên tục phủ nhận những cơ hội mà trẻ cần có như sự
tương tác hay giao tiếp với bạn bè, người lớn trong và ngoài gia đình); bóc lột; từ
chối phản hồi cảm xúc (phớt lờ, bỏ mặc hoặc không thể hiện phản ứng cảm xúc
với trẻ); và bỏ mặc trẻ không được chăm sóc y tế, giáo dục và sức khỏe. Điều đáng
quan tâm là một số nghiên cứu đã chứng minh rằng các dạng ngược đãi về tâm lý
nêu trên thực tế không phải tồn tại riêng biệt mà chúng đan xen, xảy ra đồng thời
với nhau (Loh và cộng sự, 2011). Chẳng hạn, sự ruồng rẫy/chối bỏ có thể tìm thấy
ở tất cả các biểu hiện ngược đãi nói trên, và như thế khi một đứa trẻ bị ruồng
rẫy/chối bỏ thì trẻ có thể trải nghiệm những cảm xúc của sự uy hiếp/đe dọa, hay bị
bỏ mặc hoặc bị phớt lờ về mặt cảm xúc.
Dựa trên những chỉ dẫn trên đã có khá nhiều tác giả đưa ra định nghĩa/quan
niệm về bạo hành bằng lời nói khác nhau. Điểm qua một vài quan niệm và định
nghĩa của các tác giả về khái niệm bạo hành bằng lời nói chúng tôi thấy rằng phần
lớn các tác giả đã dùng các biểu hiện của hiện tượng bạo hành bằng lời nói để định
nghĩa. Ví dụ, Hyden (1995) cho rằng bạo hành bằng lời nói là hành động dùng lời

nói một cách có chủ ý nhằm làm tổn thương hay đe dọa làm tổn thương người
khác. Sau khi nghiên cứu và tìm ra 9 dạng biểu hiện bạo hành bằng lời nói của cha
mẹ với con cái ở Phillipine, nhóm tác giả Loh, Calleja và Restubog (2011) đưa
24


định nghĩa bạo bành bằng lời nói của cha mẹ với con cái là cách nói của bố mẹ
làm giảm giá trị bản thân của trẻ, hạ thấp khả năng, đe dọa làm đau trẻ, từ chối hay
không chú ý, không yêu mến và hỗ trợ trẻ hoặc khiến cho trẻ cảm thấy có lỗi và
không có giá trị để tồn tại.
Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm nêu trên, trong đề tài này chúng tôi định
nghĩa bạo hành như sau: “Bạo hành là những hành vi thô bạo làm tổn thương thân
thể, gây thương tích, tàn tật hoặc là sự lăng nhục về tinh thần, xúc phạm danh dự
và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những sang chấn tâm lý”.
1.2.2. Khái niệm bạo hành bằng lời nói của cha mẹ với con cái
Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào học thuyết “Chấp nhận và chối bỏ
của cha mẹ” do Rohner và Rohner (1980) xây dựng để làm cơ sở lý luận giải thích
và hiểu hơn về bạo hành bằng lời nói của cha mẹ với con cái. Đây là học thuyết
dựa trên bằng chứng của quá trình xã hội hóa và phát triển trong suốt cuộc đời để
phỏng đoán và giải thích những nguyên nhân, hệ quả và các mối tương quan khác
của mối quan hệ liên cá nhân, đặc biệt là sự chấp nhận và chối bỏ của cha mẹ. Học
thuyết chỉ ra hai loại quan hệ của cha mẹ với con cái: thứ nhất là “Sự ấm áp/chấp
nhận của cha mẹ” được thể hiện ở những hành vi, lời nói và cử chỉ cơ thể tích cực
như hôn, ôm ấp, ca ngợi và động viên. Ngược lại, “sự chối bỏ của cha mẹ” không
chỉ thể hiện ở những biểu hiện hung tính và thù địch/không thân thiện, mặt khác
còn thể hiện ở sự thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm đến con cái. Trong đó sự hung
tính của cha mẹ bao gồm những biểu hiện mang tính chủ tâm để làm tổn thương
con cái cả về thể chất và lời nói (như chửi rủa, mỉa mai, quát tháo, làm mất thể
diện của con cái hay làm nhục/làm trẻ bẽ mặt); sự thờ ơ và chối bỏ con cái của cha
mẹ được thể hiện thông qua sự không sẵn sàng cả về thể chất và tâm lý của cha

mẹ. Từ đó học thuyết “chối bỏ và chấp nhận của cha mẹ” đã dự đoán rằng khi trẻ
phải chịu sự chối bỏ của cha mẹ thì kiểu quan hệ này thường có ảnh hưởng vô
cùng to lớn đến sự phát triển các chức năng tâm lý của trẻ. Những trẻ bị chối bỏ
bởi chính cha mẹ của chúng sẽ có xu hướng thù địch, hung tính, có biểu hiện
không bình thường về tự trọng và tự hài lòng, đồng thời chúng cũng có cảm xúc
không ổn định và cái nhìn tiêu cực về thế giới. Rõ ràng học thuyết trên cũng phản
ánh những nhu cầu cơ bản của trẻ em như nhu cầu sinh lý (ăn uống…), nhu cầu
tình cảm (như được yêu thương và tự khẳng định bản thân) cũng như nhu cầu xã
hội (như được thuộc về một gia đình). Khi đứa trẻ bị bạo hành về lời nói cũng
25


×