Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Khảo sát việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ tiếng anh (tiếng anh) vào lời các bài hát nhạc trẻ việt nam giai đoạn 2002 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.91 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê tỉ lệ và số lượng đơn vị ngôn ngữ vay mượn......................................................13
Bảng 2.2: Thống kê các đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh vay mượn..........................................................16
qua các giai đoạn..................................................................................................................................16
Bảng 2.4: Bảng thống kê các từ loại và tần suất xuất hiện của các đơn vị.........................................20
Bảng 2.5: Thống kê tần số xuất hiện của các loại câu theo ngữ pháp................................................21
Bảng 2.6: Bảng thống kê các loại mục đích nói của câu và.................................................................23
tần số xuất hiện của chúng..................................................................................................................23
Bảng 3.1: Thống kê tỉ lệ thái độ ngôn ngữ của sinh viên các trường Đại học....................................29
Ngoài việc khảo sát thái độ của các khán thính giả khi nghe thể loại nhạc trên, chúng tôi đã cố
gắng tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa khiến các bạn trẻ lại có những thái độ như vậy, dưới đây
là phần diễn giải cho các nguyên nhân đó:.........................................................................................29
Đối với những khán giả có thái độ “Bình thường” đối với hiện tượng chêm xen tiếng Anh trong các
bài hát nhạc Trẻ Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2018 , các bạn nêu lên những lí do sau:.............29
Nghe nhiều rồi thành quen, định hình trong tâm trí một “rãnh” tư duy khi được nghe nhiều lần
nên cảm thấy không ghét cũng không thích.......................................................................................29
Đất nước hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng và phổ biến nên đưa tiếng Anh vào nhạc
Việt là điều bình thường......................................................................................................................29
Có những bài nghe rất hay vì biết cách chên xen để không làm phảm cảm người nghe, nhưng
ngược lại cũng có những bài chêm xen một cách thô và làm người nghe thấy khó chịu.................30
Tiêu chí để đánh giá một bài hát không chỉ dựa vào lời bài hát, có những yếu tố khác quyết định,
hơn nữa người nhạc sĩ khi đưa tiếng Anh vào bài hát của họ, họ đã có dụng ý nghệ thuật riêng của
mình, mỗi người nên tôn trọng điều đó, chúng ta có quyền xem hoặc không xem..........................30
Đối với những khán giả có thái độ “Yêu thích” đối với hiện tượng chêm xen tiếng Anh trong các bài
hát nhạc Trẻ Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2018 , các bạn nêu lên những lí do sau:..................30



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, dòng nhạc trẻ chiếm ưu thế lớn trong đời sống tinh thần của
thanh thiếu niên- thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Những ca khúc nhạc trẻ có
thể nói là những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của thế hệ
trẻ ngày nay, dòng nhạc trẻ định hình cho họ những cảm xúc thẩm mỹ, hình
thành nhân cách ở mỗi người trong cả một thế hệ. Lời ca trong các ca khúc
nhạc trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng khi đáp ứng cho họ những nguồn
“an ủi” riêng trong cuộc sống riêng của họ, nhạc trẻ giúp thế hệ thanh niên trở
nên năng động, làm việc hiệu quả hơn
Từ trước đến nay, nghiên cứu hiện tượng chêm xen Ngôn ngữ ( Anh,
Pháp, Nga,…) đã có nhiều bài nghiên cứu khác nhau, song trong phạm vi lời
bài hát là chưa có. Việc nghiên cứu hiện tượng chêm xen tiếng Anh trong lời
các bài hát nhạc Trẻ Việt là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt lầ trong khoảng
thời gian từ năm 2002 đến nay, khi đất nước ngày càng hội nhập nên việc sử
dụng tiếng Anh cũng ngày càng phổ biến. Trong suốt khoảng thời gian đó,
cùng đồng hành với sự thay đổi, phát triển của xã hội là hệ thống Internet,
đánh dấu việc chuyển giao từ một xã hội khá bảo thủ sang một xã hội cởi mở.
Từ đó Internet là công cụ để moi người có thể thực hiện những công việc kinh
doanh, tương tác với nhau một cách dễ dàng và tiện lợi hơn. Các bài hát của
các ca sĩ cũng từ ấy đến với người hâm mộ một cách vô cùng thuận tiện khi
chỉ cần có internet, gõ vào mục tìm kiếm là chúng ta có thể nhìn thấy người
hâm mộ, thay vì đi mua các đĩa ca nhạc, xem trực tiếp hay mất công mở TV
đợi đến giờ ca sĩ đó trình diễn.Đây là một hiện tượng bình thường của ngôn
ngữ - xã hội, nó như là một quy luật tự nhiên. Xã hội phát triển hơn, dòng
thông tin, lối sống phong cách phương Tây, phương Đông ồ ạt tràn vào Việt
Nam. Giới trẻ là những người thích thú nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và
làm ra cái mới của riêng họ. Những ca sĩ trẻ Việt Nam chắc hẳn cũng có

1



những suy nghĩ muốn “cách tân’, muốn thay đổi đôi chút so với những bài
hát nhạc trẻ truyền thống nhẹ nhàng quen thuộc
Song hiện tượng này cũng đem đến hai nguồn phản hồi khác nhau là
tích cực và tiêu cực. Những ý kiến tích cực cho rằng hiện tượng này là vô
cùng bình thường bởi tiếng Anh hiện nay xuất hiện ở mọi nơi trên mọi
phương diện, mặt khác những ý kiến tiêu cực cho rằng việc xen tiếng Anh vào
lời bài hát trẻ Việt làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, mất đi những giá
trị văn hóa của người Việt.
Bởi những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Khảo sát
việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh (tiếng Anh) vào lời các bài hát
nhạc Trẻ Việt Nam giai đoạn 2002-2018” làm đối tượng nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là hiện tượng sử dụng các đơn vị
ngôn ngữ tiếng Anh (tiếng Anh) trong lời các bài hát nhạc trẻ Việt Nam từ
năm 2002 đến năm 2018
3. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm của các đơn vị ngôn ngữ vay mượn tiếng Anh
(tiếng Anh) trong lời các bài hát nhạc Việt: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ
nghĩa, đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ dụng
- Khảo sát cách thức sử dụng đơn vị ngôn ngữ vay mượn tiếng Anh
( tiếng Anh) trong lời các bài hát nhạc trẻ Việt
- Khảo sát thái độ ngôn ngữ của sinh viên Đại học đối với hiện
tượng sử dụng đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh (tiếng Anh) trng lời bài hát nhạc
trẻ tiếng Việt
- Khuyến nghị khi sử dụng những đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh
( tiếng Anh) trong lời bài hát nhạc trẻ Việt Nam để giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt


2


4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong 130 bài hát nhạc trẻ Việt từ
năm 2002 đến năm 2018, trong đó:
2002- 2010
2011-2014
2015-2018

12 bài
42 bài
76 bài

5. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo có sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê, khảo sát: số lượng đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh
- Phương pháp miêu tả: đặc điểm đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh tiếng Anh
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng để khảo sát thái độ ngôn ngữ
6. Cấu trúc của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, báo cáo của chúng
tôi gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Khảo sát đặc điểm và cách thức sử dụng tiếng Anh trong
lời các bài hát nhạc Trẻ Việt Nam giai đoạn 2002-2018
- Chương 3: Khảo sát thái độ ngôn ngữ của sinh viên đại học và những
khuyến nghị đối với việc chêm xen tiếng Anh trog lời các bài hát nhạc Trẻ
Việt Nam giai đoạn 2002-2018

3



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lí thuyết về vay mượn ngôn ngữ
Hiện tượng vay mượn ngôn ngữ chủ yếu diễn ra ở đơn vị từ. Do đó,
trong các ngôn ngữ ta có khái niệm “Từ mượn”
Trước khi tìm hiểu cụ thể khái niệm của “Từ mượn”, ta đi tìm hiểu nghĩa
một số từ được lấy từ cuốn “Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê ( chủ biên, 2004):
“Vay”: Nhận tiền hay vật của người khác để sử dụng với điều kiện sẽ
trả lại bằng cái cùng loại hoặc ít nhất có số lượng hoặc giá trị tương đương
“Mượn” : Lấy của người khác để dùng trong một thời gian rồi sẽ trả lại,
với sự đồng ý của người đó
“Vay mượn”: ( nói khái quát)
- Như vậy, từ những định nghĩa đã nêu trên đây, theo hiểu biết thông
thường ta có định nghĩa: “Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn
ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần
như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ
không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc
chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu
trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử
dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc
ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên
sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế
hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp. Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ
khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa
nhất định”.
Trong nền ngôn ngữ thế giới, hầu như không có quốc gia nào là có vốn
từ “tự nó”/ mà không đi vay mượn các quốc gia khác, Việt Nam là một trong
những quốc gia đi vay mượn từ ngữ khá nhiều của các quốc gia khác nhau


4


trên thế giới như Hán, Pháp, Anh,.. Chúng ta sử dụng những tự mượn của các
quốc gia này trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống
Một vài ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Trong lĩnh vực xây dựng, Tiếng Việt vay mượn các từ tiếng
Pháp dưới dạng phỏng âm:
(1): Béton: bê – tông
(2): Coffrage: cốp - pha
(3): Divan: đi – văng
(4): Kiosque: ki- ốt
(5): Toilette: toa- lét
(6): Villa: vi-la
(7): Ciment: xi – măng
(8): Salon: xa – lông
Ví dụ 2: Các từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt biểu thị những khái
niệm mới mà tiếng Việt chưa có để biểu thị: tuyết, xuân, hạ, thu, đông, phong,
vân, độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình,..
Ngoài việc vay mượn do không có, thiếu từ, còn xuất hiện một kiểu vay
mượn có sẵn rồi những vẫn vay mượn .
Ví dụ 3: Chết/ hy sinh/ băng hà/ quy tiên/ từ trần
Buồn/ sầu/ sầu não/u sầu
1.1.1. Các cách vay mượn từ vựng
1.1.1.1. Các bình diện vay mượn của từ
1.1.1.1.1. Vay mượn về hình thức
+ Mượn nguyên xi cách phát âm nước ngoài, lặp lại hoàn toàn cách
phát âm từ ngôn ngữ cho vay sang ngôn ngữ đi vay
Ví dụ 4: Các từ ngữ trong tiếng Anh được viết nguyên bản trong tiếng
Việt như: Mascara, stress, laptop, web, toner, …

+ Phỏng âm: nghĩa là làm sao để phát âm càng sát với âm đọc của
chúng trong ngôn ngữ cho vay càng tốt.
5


Ví dụ 5: Blouse: bờ - lu
(2) Complet: com lê
(3) Ciné/ Cinéma: Xi – nê
(4) Sandale: xăng – đan
+ Thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm: trường hợp này ta hay gặp xuất hiện
trong từ mượn tiếng Hán, ta chỉ mượn nội dung ngữ nghĩa ( cách dịch)
Ví dụ
Tiếng Hán
Sơn thủy hữu tình
Bách phát bách trúng
Hựu hồng hựu chuyên
Ngưu đầu mã diện

Tiếng Việt
Núi sông có tình
Trăm phát trăm trúng
Vừa hồng vừa chuyên
Đầu trâu mặt ngựa

1.1.1.1.2. Vay mượn về hình thái cấu trúc
+ Giữ nguyên hình thái – cấu trúc như ngôn ngữ đi vay mượn
Xảy ra điều này khi ngôn ngữ đi vay và ngôn ngữ cho vay cùng thuộc
loại hình ngôn ngữ hoặc có sự giống nhau về cấu tạo từ
Ví dụ theo báo cáo luận án Thạc sĩ của
Các từ tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt nhờ cách đọc Hán Việt gồm

các từ đơn tiết như:
• Nhóm từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông,,,
• Nhóm từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, ấp,xã, tổng, châu, huyện, phủ,
trấn, tỉnh, phường, quận…
• Nhóm từ chỉ đạo đức phương Đông: trung, hiếu, lễ, nghĩa, trí, tín,
công, dung, ngôn, hạnh…
• Nhóm từ chỉ âm dương ngũ hành: âm, dương, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ…
• Nhóm từ chỉ cuộc đời con người: số, kiếp, duyên, phận, mệnh, họa, phúc…
+ Thay đổi cho phù hợp với hình thái- cấu trúc ngôn ngữ đi vay
Điều này thường xuyên xảy ra trong các ngôn ngữ biến hình, đó là sự
thay đổi trật tự các yếu tố trong từ vay mượn cho phù hợp với đặc trưng hình

6


thái của ngôn ngữ đi vay. Tiêu biểu như trong tiếng Việt các yếu tố là chính +
phụ, còn trong tiếng Hán là phụ+ chính.
Tiếng Hán

Tiếng Việt

Ẩn bí
Cao độ
Chi thu
Diện sắc
Hùng trầm

Bí ẩn
Độ cao
Thu chi

Sắc diện
Trầm hùng

1.1.1.1.3. Vay mượn về bình diện ngữ nghĩa
+ Mượn toàn bộ nội dung ngữ nghĩa của từ mượn đó. Ta hay bắt gặp
trường hợp này trong các thuật ngữ khoa học
Ví dụ 6 : Trong ngành y học ta hay bắt gặp các từ như: a – mi – đan
(amydal)0; a – xit (acide); vắc – xin (vaccin); vi – ta – min (vitamine)…
+ Mượn một nghĩa hoặc một vài nghĩa của từ đa nghĩa:
Ví dụ 7: Từ cravate trong tiếng Pháp có nghĩa là: Dải vải quấn quanh cổ
áo, thắt nút, trang trí; Khăn quàng cổ (phụ nữ); Băng thắt (đầu ngọn cờ); Dây
ôm; Miếng văn cổ (thể thao), ..,. Khi thâm nhập vào tiếng việt, từ này mang
nghĩa “ dải vải quấn quanh cổ áo, thắt nút, trang trí…”. Các biến thể của
Cravate trong tiếng Việt là: ca- vát; cà- rà- vạt; cà vát;…
+ Mượn và có những thay đổi nhất định về nội dung nghĩa vốn có
Ví dụ 8: Một số từ Hán Việt chỉ màu sắc trong tiếng Hán dùng để chỉ các
màu cơ bản khi sang tiếng Việt được dùng để chỉ mức độ của từng loại màu:
Tiếng Hán
Bạch (trắng)

Tiếng Việt
Trắng bạch, trắng phau, trắng lốp, trắng

tươi, trắng muốt,…
Huyền ( đen)
Đen huyền, đen tuyền, đen óng
+ Mượn và trên cơ sở nghĩa mượn để phát triển nghĩa mới
Ví dụ 9: Allo trong tiếng Pháp là thán từ để “thu hút sự chú ý”. Khi sử
dụng trong tiếng Việt, allo được sử dụng trong phạm vi nghĩa “gây sự chú ý
khi chuẩn bị nói trước đám đông, khi gọi loa,thoại

1.1.1.1.4. Vay mượn ở bình diện chữ viết

7


+ Mượn hoàn toàn cách viết trong ngôn ngữ đi mượn
Ví dụ 10: trong tiếng Anh như format, key, bit,…
+ Thay đổi một phần cho phù hợp với cách đọc, cách viết của ngôn ngữ
cho đi vay
Ví dụ 11: Sắc – xô – phôn (Saxophone), sô – đa (soda), ca – nô (canot)
+ Thay đồi hoàn toàn cách viết của từ mượn
Trường hợp này xảy ra khi vay mượn nội dung ngữ nghĩa mà không
vay mượn ở bình diện hình thức
Ví dụ 12: nút cổ chai ( bottle neck), bàn đạp (pedan)…
1.1.1.2. Các cách vay mượn từ vựng
+ Dịch nghĩa
+ Phiên âm: Đây là cách vay mượn từ vựng bằng cách dựa trên âm đọc
của từ ngữ cho vay để ghi lại từ ngữ đó bằng cách đọc, cách viết của ngôn
ngữ đi vay
Ví dụ 13: Một số từ tiếng Anh
(1) milo -> mi – lô (nghiêng về chữ)
(2) valentine -> va – len – tin (nghiêng về chữ)
(3) valentine -> va – len – thai (nghiêng về âm đọc)
(4) virus -> vi- rút ( nghiêng về chữ)
(5) virus -> Vai – rớt (nghiêng về âm đọc)
+ Mượn nguyên hình dạng của nguyên ngữ
Cách vay mượn này thể hiện ở hình thức chữ viết; sử dụng nguyên cách
viết chính tả đơn vị từ vựng của ngôn ngữ đi vay; còn cách đọc thì cố gắng
với cách đọc của nguyên ngữ.
Ví dụ 14: Trong tiếng Anh có các từ được thâm nhập vào tiếng Việt

như: stress; cotton, silk,…
1.1.1.3. Hiện tượng ngôn ngữ lai tạp

8


UNESCO đã định nghĩa “Ngôn ngữ lai tạp là một thứ ngôn ngữ được
dùng theo thói quen của những người có tiếng mẹ đẻ khác nhau, nhằm làm dễ
dàng trong giao tiếp giữa họ”
Hiện tượng ngôn ngữ lai tạp được thể hiện dưới rất nhiều các đặc điểm
khác nhau, tuy nhiên ở báo cáo này chỉ nêu đến hiện tượng lai tạp tiếng Anh
trong tiếng Việt
Theo báo cáo Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ “ Sự thâm nhập của tiếng
Anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt
Nam” của Tôn Nữ Nguyệt An ( Trường ĐHSP TPHCM), hiện tượng pha tạp
Anh – Việt được biểu hiện ở 3 mặt , chủ yếu là ngữ âm và từ vựng:
- Về ngữ âm
Khi các từ tiếng Anh được phát âm theo âm tiết tiếng Việt thì sẽ kéo
theo sự tham gia của các dấu thanh. Tuy nhiên tần suất xuất hiện của các
thanh là khác nhau
Ví dụ 15:
Thanh ngang: ghêm (game); lai (like)…
Thanh sắc: pót (post); gút (good)…
Thanh huyền: tôn- nờ (toner), cơn-vi-niền (convinient)…
Thanh hỏi: oẳn (one) ,…
- Về từ vựng
Tính pha tạp từ vựng thể hiện ở cách dùng pha trộn từ ngữ Anh – Việt
trong nói năng của nhiều người. Trong quá trình vay mượn, từ ngữ của ngôn
ngữ đi vay như ngôn ngữ Tiếng Việt bị giản lược đi rất nhiều.
Ví dụ 16:

Giới trẻ Việt thường có những câu giao tiếp thông thường với nhau như:
• Hôm nay xem đá bóng được free vé vào ( vé miễn phí)
• Bộ quần áo này đang hot trên mạng đấy ( đang nổi, đang thu hút)

9


Tuy nhiên sự pha tạp này không chỉ diễn ra trong giao tiếp thường
ngày mà còn diễn ra trong ngôn ngữ báo chí. Giả dụ:
• Mạng Internet
• Làm dự án hơn 2 tỉ đồng bằng Fly cam ( máy quay trên cao)
- Về ngữ pháp
Sự pha tạp ngữ pháp biểu thị ở sự giản lược những hình thức cú pháp
của ngôn ngữ gốc tiếng Anh. Ngoài ra có hiện tượng xuất hiện những câu nói
của giới trẻ nhằm mang tính chất hài hước, họ tạo ra câu tiếng Việt dựa trên
việc ghép các từ tiếng Anh vào với nhau
Ví dụ 17:
(1) No star where (Không sao đâu)
(2) No table ( Khỏi bàn)
1.2. Vài nét về lời bài hát nhạc trẻ giai đoạn 2002-2018
1.2.1. Khái niệm “Nhạc trẻ”
Theo cách hiểu của thời đại ngày nay, Nhạc trẻ là thể loại nhạc dành
cho lứa tuổi từ 16-30 tuổi, là những bài hát mang xu hướng trẻ trung có chứa
đựng những cách cảm, cách nghĩ phù hợp với những người trẻ tuổi, nhạc trẻ
nhìn chung vô cùng sôi động và có giai điệu nhanh, mạnh, những bài nhạc trẻ
trữ tình sâu lắng cũng thường chỉ phù hợp với tâm trạng của lớp trẻ và chủ
yếu phục vụ cho tinh thần của lớp trẻ mà ở những độ tuổi khác khi nghe dòng
nhạc này sẽ cảm thấy không phù hợp mà chỉ thích nghe những bản nhạc đi
cùng năm tháng
Nhạc trẻ hướng về đối tượng những người trẻ tuổi thuộc tầng lớp thanh

thiếu niên- lứa tuổi đang có sự chuyển biến rõ rệt trong tâm sinh lí, lứa tuổi
mới biết yêu/đã/đang yêu, thể loại nhạc trẻ đáp ứng được nhu cầu về tinh thần
của họ khi đưa ra phần lớn các bài hát mang chủ đề tình yêu nam nữ, một số ít
khác hát về tình bạn, những khám phá của tuổi trẻ. Các nhạc sĩ sáng tác nên
thể loại nhạc này phần lớn cũng đều là những người trẻ tuổi, có thể thấu hiểu
và nắm bắt được suy nghĩ của các khán giả của mình nên sẽ viết lời phù hợp
10


với từng tâm trạng cũng như kết hợp với giai điệu phù hợp để thu hút đông
đảo lượng khán giả đến với thể loại nhạc trẻ hơn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa phần lời và phần nhạc trong bài hát nhạc trẻ
Phần lời và phần nhạc đều là những yếu tố vô cùng quan trọng quyết
định nên thành công của một ca khúc nhạc trẻ.
Phần lời là phần câu chữ do người nhạc sĩ sáng tác, câu chữ đó được
thể hiện phụ thuộc vào tài năng, sự sáng tạo cũng như chiều sâu cảm xúc của
người nhạc sĩ, phần lời hay sẽ khiến khán giả chú ý, phần lời nếu đánh trúng
vào tâm trạng và cảm xúc của khán giả sẽ gây được hiệu ứng cao trong việc
lay động trái tim của người nghe
Phần nhạc là phần giai điệu của bài hát, tùy từng bài khác nhau sẽ có
những giai điệu riêng. Những bài hát với nội dung hoài niệm, nhớ lại kí ức cũ
thường kèm với những giai điệu sâu lắng, da diết, ngược lại những bài hát
mang tâm trạng vui tươi sẽ thường đi kèm với những giai điệu mạnh mẽ, khỏe
khoắn , tiết tấu nhanh và mạnh.
Phần lời và phần nhạc giống như hai mặt của một vấn đề, nếu thiếu một
trong hai yếu tố đó, bài hát sẽ không được ra đời. Song nếu bài hát được ra
đời nhưng chỉ có phần lời hay, phần nhạc không đủ hấp dẫn với người nghe,
hoặc phần nhạc hay, nhưng phần lời lãng xẹt mà không biểu thị những cảm
xúc cụ thể cũng đều khiến cho bài hát mất đi sự hấp dẫn của nó
Phần nhạc và phần lời nên có sự ăn khớp, thống nhất , hòa hợp với

nhau, dựa vào nội dung mà bài hát phản ánh mang tâm trạng buồn hay vui để
có được phần nhạc cũng như phần lời phù hợp, chúng luôn phải bổ sung lẫn
nhau để khiến bài hát khi đến với khán giả sẽ không bị rơi vào tình trạng
“vênh”. Một bài hát hay là bài hát đó phải có sự trọn vẹn về cả nhạc và lời
giống như phần “xác” và phần “hồn”
1.3. Xu hướng đưa những đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh trong lời bài
hát nhạc trẻ giai đoạn 2002- 2018

11


Trong thời đại mới khi tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến ở mọi
phương diện truyền thông đại chúng, thì việc chúng xuất hiện trong âm nhạc
không phải là ngoại lệ. Từ năm 2002 khi mới xuất hiện hiện tượng đưa những
đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh tiếng Anh vào các bài hát nhạc trẻ Việt còn rời rạc
và ít ỏi, thì cho đến năm 2018 hiện tượng này đã trở nên vô cùng phổ biến và
thông dụng, gần hai thập kỉ trôi qua, tiếng Anh ngày càng thâm nhập sâu hơn
vào trong đời sống tinh thần của người Việt và có xu hướng tăng mạnh mẽ
hơn trong những năm tới.
Việc chêm xen những đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh tiếng Anh vào trong
các bài hát Việt Nam trước hết bắt đầu bằng những đơn vị ngôn ngữ tiếng
Anh nhỏ lẻ như từ, cụm từ rồi dần sang câu và đoạn, thậm chí chiếm 2/3 bài
hát nhạc Việt, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu hiện tượng
vay mượn ngôn ngữ này.

12


Chương 2: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH THỨC SỬ DỤNG
TIẾNG ANH TRONG LỜI CÁC BÀI HÁT NHẠC TRẺ

GIAI ĐOẠN 2002-2018
Để có cái nhìn khách quan hơn về hiện tượng này, chúng tôi đã khảo sát
130 bài nhạc trẻ Việt trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến nay (2018),
trong đó cụ thể qua các khía cạnh sau:
2.1. Đặc điểm của những đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh trong lời bài
hát nhạc trẻ giai đoạn 2002-2018
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo
Bảng 2.1: Thống kê tỉ lệ và số lượng đơn vị ngôn ngữ vay mượn
ĐVNN vay mượn
Từ
Cụm từ
Câu
Đoạn

Phần trăm
36%
38,5%
91%
45%

Số lượng
47/130
50/130
118/130
59/130

Bảng trên nhằm liệt kê những đơn vị ngôn ngữ vay mượn tiếng anh
được sử dụng trong lời các bài hát Việt Nam , trong đó các đơn vị ngôn ngữ đi
vay mượn được kể tên là: từ; cụm từ; câu; đoạn. Tần suất xuất hiện của mỗi
đơn vị ngôn ngữ vay mượn có sự chênh lệch khá đáng kể, đặc biệt là đối với

Câu (chiếm 91%) , hầu hết những bài hát có vay mượn ngôn ngữ tiếng Anh
đều sử dụng câu tiếng Anh.
Ví dụ 18: Trong ca khúc “Mặt trời của em” được phát hành năm 2017
do ca sĩ JustaTee sáng tác có sử dụng câu “I just wanna be with you”, câu
hát cũng được lặp lại nhiều lần trong bài tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ ca
khúc. Những câu có kiểu cấu trúc đơn giản như vậy xuất hiện rất nhiều trong
các bài hát Việt có vay mượn của ngôn ngữ tiếng Anh tiếng Anh, có lẽ cấu
trúc đơn giản khiến người đọc có thể dễ dàng hát theo cùng với giai điệu bắt
tai khiến cho việc sử dụng câu trở nên vô cùng phổ biến trong các ca khúc có
hiện tượng vay mượn tiếng Anh
Ví dụ 19: Trong ca khúc “Miss you” được phát hành năm 2015 do
nhạc sĩ Bảo Chinh sáng tác có sử dụng câu: “Miss you so much and i need
13


you” ( Nhớ em rất nhiều và anh cần em) , cấu trúc câu khá đơn giản và cũng
sử dụng những từ ngữ quen thuộc không gây khó khăn cho người nghe trong
việc dịch nghĩa
Tuy nhiên có sự chênh lệch tỉ lệ đáng kể với đơn vị ngôn ngữ câu là từ,
cụm từ, đoạn. Mỗi đơn vị ngôn ngữ vay mượn này lần lượt chiếm 36%;
38,5%; 45%. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch như vậy là bởi các ca khúc
muốn vay mượn một câu hoàn chỉnh để mang một ý nghĩa cụ thể hoàn chỉnh,
biểu thị sắc thái trọn vẹn về mặt ngữ nghĩa cho ca khúc của mình, hay khi
vay mượn từ sẽ gây được điểm nhấn cho lời ca, tạo ấn tượng cho khán giả,
còn nếu vay mượn cụm từ thì chỉ xuất hiện ít hơn trong việc chêm xen lẫn ca
từ tiếng Anh và tiếng Việt, tạo ấn tượng nhất thời cho ca khúc, làm ca khúc
có điểm khác lạ chứ để biểu đạt về mặt ý nghĩa một cách trọn vẹn thì việc
mượn từ và cụm từ đôi khi không đạt được mục đích đó, nếu có cũng chỉ
chiếm số lượng rất ít
Ngoài ra thì việc mượn đơn vị ngôn ngữ là một đoạn/nhiều đoạn tiếng

Anh trong một ca khúc cũng chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau việc mượn câu. Ta
xem xét ví dụ:
Ví dụ 20: Ca khúc “Cause I love you” được phát hành năm 2016 do
nhạc sĩ Đỗ Hiếu sáng tác có đoạn sau:
Ngôn ngữ vay mượn
Tell me babe eh eh

Dịch nghĩa
Hãy nói với anh em à

Why did you make me cry

Tại sao em lại khiến anh khóc

Tell me babe eh eh

Hãy nói với anh em à

I miss you every night

Anh nhớ em hàng đêm

Cause i love you love you
Bởi vì anh yêu em, anh yêu em
Ngoài những ca từ tiếng Việt thì trong bài hát có sử dụng một đoạn
nguyên tiếng Anh, điều này xảy ra trong rất nhiều ca khúc nhạc Việt, thậm chí
các đoạn còn xuất hiện với mức độ dày đặc hơn:
Ví dụ 21: Ca khúc Chocolate được phát hành năm 2016 do ca sĩ Trang
Pháp sáng tác và thể hiện:


14


-

Ngôn ngữ vay mượn
I'm
the
sweetie
chocolate

Baby

honey

chocolate

Dịch nghĩa
Em là miếng sô cô la bé nhỏ ngọt
ngào

Are you still my cho-co-lat-te ???

Cô bé sô cô la ngọt ngào

Cho-co-la-te

Anh vẫn là sô cô la của em chứ?
Sô- cô – la


I don't like the sweet words that you Em không thích những lời ngọt ngào
say to me, you said the same things to mà anh nói với em, anh đã nói những
her

điều tương tự với cô ta

I don't like the sweet things that you Em không thích những điều ngọt
give to me, you gave the same things ngào anh làm cho em, anh đã làm
to

her

I don't like her to be your honey baby

những điều tương tự với cô ta
Em không thích cô ta trở thành tình

I don't like her to be your honey nhân bé nhỏ của anh
honey

bunny

Em không thích cô ta trở thành tình

I just want you to be mine and only nhân yêu dấu của anh
for

me

Em chỉ muốn anh là của em và chỉ


I just want you to be my honey honey duy nhất của em
bunny

Em chỉ muốn anh là người tình yêu
dấu của em
Việc mượn cả một đơn vị đoạn tiếng Anh vào trong lời bài hát tiếng

Việt đã nên phổ biến khi ngày càng có nhiều bài hát xuất hiện hiện tượng này
và điều này có dấu hiệu tăng dần theo từng năm, cách chêm xen này theo
nhiều người cho là bình thường bởi đất nước Việt Nam đang dần phải hội
nhập quốc tế, mà tiếng Anh lại là ngôn ngữ hội nhập cho nên để khán giả ở
nhiều quốc gia trên thế giới biết đến bài hát của quốc gia mình là điều nên
làm. Song cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng việc chêm xen quá nhiều
sẽ dẫn đến mất đi cái đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ, mất đi thuần phong mỹ tục của
người Việt.

15


Chúng tôi có đi sâu nghiên cứu vào tỉ lệ gia tăng hàng năm đối với hiện
tượng chêm xen ngôn ngữ tiếng Anh vào trong các bài hát nhạc Việt thông
qua các giai đoạn khác nhau, cụ thể điều đó được minh họa qua bảng sau:
Bảng 2.2: Thống kê các đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh vay mượn
qua các giai đoạn
Đơn vị ngôn ngữ
Từ
Cụm từ
Câu
Đoạn


2002-2010
9/47
4/50
10/118
4/59

2011-2014
18/47
20/50
42/118
15/59

2015- 2018
20/47
26/50
66/118
40/59

Nhìn vào bảng thống kê chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mức độ sử
dụng các đơn vị ngôn ngữ vay mượn tiếng Anh vào trong các lời bài hát Việt
Nam tăng dần theo mỗi giai đoạn và tăng vượt bậc ở giai đoạn thứ nhất và
giai đoạn 2. Trong các đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh chúng ta đi vay mươn, thì
đơn vị câu và đơn vị đoạn văn là đi vay mượn nhiều hơn cả, hiện tượng này
có dấu hiệu sẽ tăng nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Lí giải về nguyên
nhân vì sao đơn vị từ và cụm từ lại ít được đưa vào hơn có rất nhiều quan
điểm khác nhau. Song chúng tôi cho rằng “từ” và “cụm từ” chỉ được đưa vào
bài để gây ấn tượng chứ không biểu đạt một nội dung trọn vẹn về cả hình
thức lẫn ý nghĩa của câu hát. Việc vay mượn từ hay cụm từ đôi khi chỉ khiến
câu hát trở nên có vần, có nhịp điệu hơn, nói cách khác là phục vụ cho mục

đích chơi chữ của nhạc sĩ.
Ví dụ 22 : Ca khúc “Cô gái m52” được phát hành năm 2018 do ca sĩ
Huy và Tùng Viu sáng tác và thể hiện có câu:
“ Thì dù cho ai có nói tình mình hơi sai sai
Anh vẫn sẽ đưa em fly high high high”
Phân tích lời hát trên, ta thấy ở câu 1 kết thúc bằng từ “sai” , âm “ai”, câu
thứ 2 được kết thúc bởi cụm “Fly high” ( đọc là: phờ- lai hai), âm “ai”, nghĩa của
cụm từ đó là “Bay cao”, ta dịch được nghĩa cả câu theo tiếng Việt là:
“ Thì dù cho ai có nói tình mình hơi sai sai
16


Anh vẫn sẽ đưa em bay cao cao cao”
Dễ nhận ra rằng rõ ràng việc chêm cụm từ tiếng Anh “fly high” vào lời
hát vừa khiến lời bài hát trở nên ấn tượng, hấp dẫn người nghe hơn, vừa khiến
câu hát trở nên có vần hơn khi cuối cả hai câu đều kết thúc bằng từ có cách
phát âm chứa âm “ai” tạo nên được hiệu ứng rất bắt tai cho người nghe
Song nếu chỉ mượn từ và cụm từ thì nhiều lúc không thể diễn đạt được
một ý nghĩa trọn vẹn và không mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe bằng
việc đưa cả một câu hoặc một đoạn tiếng Anh vào lời bài hát. Tỉ lệ đưa câu
tiếng Anh vào lời bào hát chiếm tỉ lệ cao nhất, và những câu tiếng Anh này
cũng không quá đánh đố người nghe, người nghe không cần phải mất quá
nhiều thời gian để nghe cho ra xem nghĩa của câu ấy là gì. Ngược lại đối với
đoạn tiếng Anh thì hạn chế hơn, số lượng cũng ít hơn là bởi cho dù chúng ta
đang trong gia đoạn hội nhập tiếng Anh nhưng không phải ai cũng có đủ trình
độ tiếng Anh để nghe và hiểu được một đoạn tiếng Anh dài khi được đưa vào
một bài hát
Ví dụ 23: Ca khúc “Nothing in your eyes” (Không còn gì trong đôi mắt
em/anh) được phát hành năm 2011 do hai ca sĩ Yanbi và và Mr.T sáng tác có
sử dụng câu:

“ It’s too late to apologize!
Forget forget my eyes”
(Tạm dịch: Đã quá muộn để xin lỗi! Hãy quên đi, quên đi đôi mắt
em/anh)
Việc sử dụng cả câu tiếng Anh như vậy sẽ mang một ý nghĩa hoàn
chỉnh khiến người nghe hiểu được lời bài hát đang muốn nhắm đến nội dung
gì, khía cạnh gì và có thể “cảm hiểu” được nội dung bài hát một cách khá dễ
dàng mà lại gây được ấn tượng sâu sắc kết hợp với phong cách biểu diễn của
ca sĩ và giai điệu của bài hát. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi ta đưa cả
đoạn tiếng Anh vào bài hát sẽ mang đến nhiều nguồn ý kiến khác nhau :

17


Ví dụ 24: Ca khúc “Là con gái phải xinh” được phát hành năm 2011
do nhạc sĩ Đỗ Hiếu sáng tác có sử dụng đoạn tiếng Anh như sau:
Oh your body is callin me
Fantasy my favorite
Party party on da beach
Your flavor whatchu call it
Get it right,
Would you mind
take my time
would you take the lead ?
would you take the lead?
what you tell me is
Ya, baby,lemme take my time baby
All I know is you got yours and I got mine,
And its exciting baby
Whatchu know about it

Boomerang I keep you coming back
escalated when we’re on the track
That we killin the track like ya baby ya baby
Đoạn lời bài hát trên không hẳn quá khó nhưng cũng không hề dễ dịch
đối với khán giả bởi trong đoạn có sử dụng rất nhiều từ lóng mà nếu ta
không tìm hiểu kĩ thì sẽ không biết. Chưa kể đến yếu tố khi ca sĩ hát lên
đoạn đó cùng với tiết tấu và nhịp điệu nhanh sẽ khiến người nghe rơi vào
tình trạng “choáng ngợp” bởi họ không hiểu và không định hình được mình
đang nghe cái gì.
2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Khi đi nghiên cứu về phương diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ tiếng Anh,
chúng tôi có đưa ra bảng thống kê phân loại các trường nghĩa khác nhau,
18


trong đó tập trung chủ yếu vào ba trường nghĩa chính là trường nghĩa tình
cảm (yêu/thích/ghét/…), trường nghĩa cảm xúc (buồn/vui/…), trường nghĩa
hành động:
Bảng 2.3: Bảng thống kê các trường nghĩa trong
các đơn vị ngôn ngữ tiếng Anh
STT
1
2
3
Tổng

Trường nghĩa
Tình cảm
Cảm xúc
Hành động


Số lần xuất hiện
90
58
115
263

Tỉ lệ (%)
34%
22%
44%
100%

Từ bảng thống kê chúng ta có thể nhận thấy một cách khá rõ ràng mức
độ của các trường nghĩa xuất hiện trong lời các bài hát nhạc trẻ Việt, chiếm tỉ
lệ cao nhất là trường nghĩa hành động (44%), sau đó lần lượt là các trường
nghĩa tình cảm (34%) và trường nghĩa cảm xúc (22%). Ta đi xem xét các ví
dụ cụ thể:
Ví dụ:
(25) “My baby I love you so much forever you and I”
Lời hát được trích ra từ ca khúc “Please tell me why” phát hành năm
2006 của Vương Khang và Bảo Thy tạm được dịch là “Anh yêu hỡi em yêu
anh rất nhiều mãi mãi chỉ anh và em”, câu hát thể hiện một cách rõ ràng tình
cảm mà cô gái thể hiện với chàng trai, cho nên chúng ta có thể khẳng định
đây là câu nói mang trường nghĩa thể hiện tình cảm đôi lứa (yêu)
(26) “Mah baby im so sad when you say you don’t want me”
Lời hát được trích ra từ ca khúc “Xin anh đừng” phát hành năm 2012
do tác giả Lil Knight sáng tác tạm được dịch là “Người dấu yêu hỡi em rất
buồn khi anh nói anh không cần em” , câu hát thể hiện được tâm trạng buồn
và thất vọng của cô gái khi bị người yêu bỏ rơi, nó mang trường nghĩa chỉ

cảm xúc một cách rất rõ nét mà cụ thể ở đây là cảm xúc tiêu cực

19


(27) “Right now i sing mah song. Let’s show me what u feel
Lời hát được trích ra từ ca khúc La La phát hành năm 2007 của Young Uno
tậm được dịch là “Ngay lúc này tôi sẽ hát bài hát của tôi. Hãy nói cho tôi biết
cảm xúc của bạn”. Lời hát thể hiện hành động “hát” của nhân vật, do vậy
mang trường nghĩa thể hiện hoạt động.
2.1.3. Đặc điểm ngữ pháp
2.1.3.1. Từ loại
Từ loại trong tiếng Anh được phân chia làm 8 loại: Danh từ, động từ,
tính từ, trạng từ, đại từ, liên từ, giới từ, thán từ. Trong các đơn vị ngôn ngữ
tiếng Anh tiếng Anh khi vay mượn chêm xen vào các bài hát nhạc Viêt, các ca
khúc này có sử dụng ở mỗi bài khác nhau những tỉ lệ các loại từ nhất định. Cụ
thể tỉ lệ vay mượn các loại từ trong tiếng Anh vào việc chêm xen trong các
bài hát nhạc Việt được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:

Bảng 2.4: Bảng thống kê các từ loại và tần suất xuất hiện của các đơn vị
ngôn ngữ tiếng Anh trong lời các bài hát Việt
STT
1
2
3

Loại từ
Danh từ
Động từ
Tính từ


Số lần xuất hiện
312
614
60

Tỉ lệ phần trăm
23%
45%
4,4%

4
5
6
7
8

Đại từ
Trạng từ
Giới từ
Liên từ
Thán từ

190
40
90
10
49

13,9%

2,9%
6,5%
0,7%
3,6%

20


Tổng số

1365

100%

Nhìn từ bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy Động từ tiếng Anh
chiếm số lần xuất hiện nhiều nhất trong các bài hát nhạc Việt, chiếm tỉ lệ cao
thứ 2 là Danh từ, ngoài ra số lần xuất hiện các từ được sắp xếp theo thứ tự là
Đại từ, Giới từ, Tính từ, Thán từ, Trạng từ và Liên từ. Tỉ lệ các Động từ tiếng
Anh được chêm xen vào trong các bài hát chiếm đến 45% trên tổng số 100%,
lí giải nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng này không khó bởi trong các
bài hát, chủ yếu thường dùng các động từ diễn tả hành động để thể hiện nội
dung của bài hát, ngoài ra có dùng danh từ để gọi tên các sự vật, hiện tượng,
các đại từ để xưng hô, các tính từ để miêu tả tính chất của sự vật, đối tượng,
các trạng từ để bổ sung ý nghĩa cho lời bài hát,…
Sau đây chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra bảng thống kê phân loại các loại
động từ được xuất hiện trong lời các bài hát nhạc Việt với những sắc thái ý
nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:

2.1.3.2. Câu theo cấu tạo ngữ pháp
Trong các bài hát nhạc trẻ Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2018 có vay

mượn các loại câu đơn tiếng Anh, câu ghép tiếng Anh, câu phức tiếng Anh, về
tần số và tỉ lệ vay mượn các loại câu, ta xem xét bảng sau:
Bảng 2.5: Thống kê tần số xuất hiện của các loại câu theo ngữ pháp
tiếng Anh vào lời các bài hát nhạc Việt Nam giai đoạn 2002-2018
STT
1
2
3

Loại câu
Câu đơn
Câu ghép
Câu phức
Tổng số

Số lần xuất hiện
78
29
11
118

Tỉ lệ (%)
66%
25%
9%
100%

Quan sát bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy một cách khá rõ ràng
số câu đơn tiếng Anh chiếm số lần xuất hiện nhiều nhất (66%), ngoài ra có
21



câu ghép (25%), câu phức (9%), nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này có lẽ
là bởi câu đơn trong tiếng Anh thường ngắn gọn, phù hợp hơn với việc xen
vào các ca khúc nhạc Việt bởi chúng sẽ khiến khán giả có thể dễ dàng nghe
hơn bởi chúng không quá dài, việc xen câu ghép hay câu phức chiếm tỉ lệ ít
hơn vì hai loại câu này dài hơn và khi xen câu dài người nghệ sĩ cũng cần
phải suy nghĩ xem nên “thả” câu đó vào khoảng trống nào trong bài cho thật
phù hợp
Ví dụ (28):
Trong các bài hát nhạc trẻ Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2018, ta bắt
gặp rất nhiều câu đơn kiểu như sau:
- love you baby
- I’m crush on you
- Can u feel ?
- You are my lady
- I just wanna with you

Những câu đơn có cấu tạo đơn giản, ngắn gọn vừa dễ hát vừa khiến
khán giả dễ dàng hơn trong việc nghe mà không cần phải quá cố gắng để dịch
sẽ tạo được hiệu ứng tốt hơn trong một bài hát, tuy nhiên điều đó cũng không
có nghĩa là chúng ta bác bỏ việc xuất hiện của các câu ghép:
Ví dụ (29):
- I love you so much, so i stay here
- Yeah i’m killing them, killing them softly
Hay những câu phức:
Ví dụ (30):
- Double trouble rightnow when you disagree
Các câu phức và câu ghép dài hơn câu đơn về mặt hình thức và cũng
khó hơn về cả mặt nội dung, khi ca sĩ hát lên lần đầu tiên khán giả phần lớn

không thể nghe gãy gọn được cả câu mà phải nhìn lời bài hát mới có thể hiểu
22


được nội dung lời bài hát muốn truyền đạt. Số câu đơn có lẽ sẽ luôn chiếm tỉ
lệ lớn nhất và có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo
2.1.4. Đặc điểm ngữ dụng
Khi đi xét theo bình diện câu tiếng Anh, chúng ta xem xét dựa vào mục
đích nói của câu. Trong số đó phải kể đến là các mục đích trần thuật, cầu
khiến, cảm thán, nghi vấn…
Sau khi khảo sát số lượng là 130 bài hát tiếng Anh, chúng tôi thống kê
được số lượng câu dựa theo từng mục đích nói như sau:

Bảng 2.6: Bảng thống kê các loại mục đích nói của câu và
tần số xuất hiện của chúng
Mục đích nói của câu
Cầu khiến

Số lượng
77

Phần trăm (%)
28,3

89
50
56
272

32,7

18,4
20,6
100

Cảm thán
Trần thuật
Nghi vấn
Tổng số

Nhận xét: Bảng phân loại tỉ lệ phần trăm các câu nói theo mục đích ở
bảng trên giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong các bài hát nhạc Việt có
sử dụng những đơn vị ngôn ngữ vay mượn tiếng Anh tiếng Anh sử dụng câu
với mục đích nói cầu khiến và cảm thán chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là
28,3% và 32,7%. Sau đó các câu được sử dụng với mục đích nói trần thuật và
nghi vấn chiếm tỉ lệ ít hơn, lần lượt là 18,4% và 20,6%. Nguyên nhân có tỉ lệ
như trên là bởi các câu tiếng Anh xuất hiện trong các bài hát nhạc Việt thường
23


×