Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài thu hoạch bồi lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.85 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA
Chương trình
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Giáo viên TH Hạng II
Lớp mở tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Học viên: TỪ THỊ TIẾT
Đơn vị công tác: Trường TH Ninh Lộc
Thị xã Ninh Hòa ,Tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa, năm 2018
1


MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1 : KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ , QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KỸ
NĂNG CHUNG..................................................................................................................2
1.1.Chuyên đề 1 : Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ ngĩa..................................2
1.2.Chuyên đề 2: Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam..................2
1.3. Chuyên đề 3: Xu hướng đổi mới quản lí giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường
tiểu học.................................................................................................................................3
1.4. Chuyên đề 4 : Động lực và tạo động lực cho giáo viên tiểu


học..........................................................4
CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP......................................................................................................4
2.1. Chuyên đề 5: Quản lí hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục nhà
trường tiểu học...................................................................................................4
2.2. Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II
2.3. Chuyên đề 7: Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong trường
tiểu học................................................................................................................................4
2.4. Chuyên đề 8: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học................ 4
2.5. Chuyên đề 9: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm (KHSP) ứng dụng ở
trường tiểu học.....................................................................................................................5
2.6. Chuyên đề 10: Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhà trường và
liên kết, hợp tác quốc tế.........................................................................................5
CHƯƠNG 3 .LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC ..............................17
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................20
2


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. TH: Tiểu học
2. GV: Giáo viên
3. HS: Học sinh
4. KHSP: khoa học sư phạm
5. ĐH : Đại học
6. CĐ: Cao đẳng
7. SGK: Sách giáo khoa
8. GDKNS: Giáo dục kĩ năng sống
9. BGD&ĐT:Bộ giáo dục và đào tạo


3


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện chương trình “Đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” theo Nghị quyết 29/NQ-TW
ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương, các cấp lãnh đạo rất quan tâm
đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lí, giáo
viên các cấp học. Trong hè 2018, tôi được tham gia lớp Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề
nghiệp giáo viên tiểu học hạng II. Qua quá trình học tập và nghiên cứu cũng như sự
hướng dẫn, truyền đạt tận tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Khánh Hòa phụ trách
giảng dạy, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:
Xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường
học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục
học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng
nghiệp. Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học.
Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; chủ động
tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương
trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương
trình và kế hoạch giáo dục tiểu học.
Để viết bài thu hoạch này, tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân loại tài liệu .
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu .



- Phương pháp tổng hợp .
Những kiến thức này được thể hiện qua nội dung ba phần học:
- Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung.
- Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.
- Tìm hiểu thực tế tại trường học Tiểu học Ninh Lộc .
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KI
NĂNG CHUNG
1.1. Chuyên đề 1: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Cung cấp cho người học một số khái quát về cơ quan Nhà nước; hệ thống các cơ
quan Nhà nước và nguyên tắc, tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước và đề ra một số
biện pháp củng cố, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
1.2. Chuyên đề 2: Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam
Qua chuyên đề này, người học hiểu thêm về kinh nghiệm quốc tế về phát triển
giáo dục phổ thông, giáo dục phổ thông tại một số nước trên thế giới, vấn đề đổi mới giáo
dục phổ thông giai đoạn hiện nay (hiểu được bối cảnh của thế giới và Việt Nam đặt ra cho
sự đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới là tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay).
Có kĩ năng nhận diện được các vấn đề về giáo dục và đổi mới giáo dục, có kĩ năng
quản lí và lãnh đạo nhà trường đáp ứng nhu cầu vận động của xã hội, nhu cầu đổi mới
giáo dục nói tiêng.
Có thái độ đúng, tích cực đối với đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, có quan
điểm và thái độ nghề nghiệp rõ ràng trong quản lí và công tác chuyên môn tại đơn vị
cũng như phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Hiểu được các yếu tố kinh tế xã hội tác động tới sự phát triển giáo dục; Xu hướng
đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục; Xu thế đổi mới quản lý giáo dục
phổ thông; hệ thống giáo dục phổ thông ở một số quốc gia và quan điểm đổi mới giáo
dục phổ thông ở Việt Nam.
2



1.3. Chuyên đề 3: Xu hướng đổi mới quản lí giáo dục phổ thông và quản trị nhà
trường tiểu học
Chuyên đề này cung cấp cho người học hiểu về xu thế đổi mới quản lý giáo dục
phổ thông: Sự cấp thiết phải đổi mới quản lý giáo dục phổ thông trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập; Những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát
triển giáo dục toàn cầu; Các xu hướng phát triển giáo dục trong thế kỉ 21 và xu hướng
chung về đổi mới quản lý giáo dục và đổi mới quản lý nhà trường của một số nước phát
triển.
1.4 Chuyên đề 4 : Động lực và tạo động lực cho giáo viên tiểu học
Qua chuyên đề này, người học hiểu thêm về:
- Động lực là các yếu tố bên trong thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động nhằm
thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
- Vai trò của động lực:
+ Động lực lao động quy định xu hướng của hoạt động cá nhân. Động lực đóng
vai trò chỉ huy để đạt đến mục tiêu chung.
+ Quy định tính bền bỉ của hoạt động, duy trì sức lao động của cá nhân. Người lao
động có động lực thì có thể làm việc một cách bền bỉ, kiên trì để hoàn thành công việc,
đồng thời có khá năng học hỏi để nâng cao năng lực và trình độ của bản thân. Ngược lại
người không có động lực thường dễ bỏ cuộc và ít rèn luyện năng lực chuyên môn của bản
thân. Bất lì công việc nào, khi thực hiện trong thời gian dài, lặp đi lặp lại sẽ có xu hướng
làm giảm sự nhiệt tình và hứng thú của cá nhân. Nhờ có động lực mà cá nhân có khả
năng phát hiện thêm những điều hấp dẫn và ý nghĩa của công việc.
+ Quy định cường độ của hoạt động. Động lực lao động có thể thúc đẩy cá nhân
lao động với cường độ cao, giúp cá nhân huy động được sức mạnh thể chất, trí tuệ một
cách cao nhất để hoàn thành công việc. Động lực tiếp thêm sức mạnh làm việc cho cá
nhân trong tổ chức.
và tạo động lực; Đặc điểm nghề nghiệp và vai trò của việc tạo động lực cho giáo
viên; Một số lý thuyết cơ bản về tạo động lực làm việc; Đề ra một số lý thuyết cơ bản về
tạo động lực làm việc; đồng thời chỉ ra một số trở ngại đối với việc có động lực và tạo

động lực đối với giáo viên
3


CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
2.1. Chuyên đề 5: Quản lí hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục
nhà trường tiểu học
Chuyên đề này cung cấp cho người học hiểu thêm về một số mô hình nhà trường
đầu thế kỉ XXI: Mô hình nhà trường hiệu quả; Mô hình nhà trường cộng đồng; Mô hình
nhà trường tích cực; Mô hình nhà trường chìa khóa vàng và Mô hình trường học mới.
Qua chuyên đề người học cũng được hình dung rõ hơn về quá trình dạy học và giáo dục
trong mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) và những vấn đề chung về đánh giá kết
quả học tập của học sinh trong mô hình trường học mới.
2.2. Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II
Qua chuyên đề này, người học hiểu thêm về thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học;
Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học trước yêu cầu đổi mới chương
trình giáo dục; đồng thời chỉ ra hướng hợp tác phát triển và sử dụng đội ngũ giáo viên
giữa các nhà trường và các cơ sở giáo dục trong việc triển khai đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông.
2.3. Chuyên đề 7: Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong
trường tiểu học
Chuyên đề cung cấp cho người học hiểu về Quan niệm về người giáo viên hiệu
quả; Khung năng lực nghề nghiệp của GV ở một số quốc gia; Bài học kinh nghiệm trước
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam
2.4. Chuyên đề 8 : Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học
Qua chuyên đề này, người học hiểu thêm về các thành tố tạo nên chất lượng đào
tạo; các tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng đánh giá chất lượng giáo dục; Quy trình kiểm
định chất lượng giáo dục trường tiểu học


4


2.5. Chuyên đề 9 : Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm (KHSP) ứng
dụng ở trường tiểu học
Chuyên đề cung cấp cho người học hiểu thêm về vai trò vị trí của hoạt động
nghiên cứu khoa học sự phạm ứng dụng ở trường tiểu học; các bước đề xây dựng môi
trường nghiên cứu KHSP ứng dụng ở trường tiểu học; và đề ra cách quản lý hoạt động
nghiên cứu KHSP ứng dụng ở trường tiểu học.
2.6. Chuyên đề 10: Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhà
trường và liên kết, hợp tác quốc tế
Qua chuyên đề này, người học hiểu thêm về khái niệm, các thành tố cấu trúc của
văn hóa nhà trường; vai trò của văn hóa nhà trường với việc xây dựng thương hiệu nhà
trường. Xây dựng Văn hóa nhà trường phải gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu của
nhà trường, đạo đức nghề nghiệp và phát triển phẩm chất - năng lực nghề nghiệp của đội
ngũ giáo viên tiểu học. Ý thức được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường trong quá trình tạo
lập thương hiệu của trường, tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên trong nhà trường để
hướng tới xây dựng một nhà trường thành công, có bản sắc văn hóa, đáp ứng được những yêu
cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG 3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
PHIẾU TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ THU HOẠCH TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
Họ tên học viên: TỪ THỊ TIẾT
Công việc đảm nhận tại đơn vị công tác: Giáo viên
Thời gian đi thực tế: Tháng 7/2018
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ninh Lộc
Địa chỉ đơn vị công tác: Xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 02583654052
Hiệu trưởng: Lý Kinh
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
I.1. Lịch sử phát triển nhà trường:


5


Trường Tiểu học Ninh Lộc được thành lập vào ngày 12/01/1982. Trường nằm phía
Nam của thị xã Ninh Hòa, có 4 điểm trường. Điểm trường chính đặt tại thôn Phong
Thạnh, xã Ninh Lộc, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, 3 điểm trường còn lại đặt tại
thôn Mĩ Lợi, thôn Tam Ích và thôn Tân Thủy xã Ninh Lộc. Lúc này, trình độ chuyên môn
của giáo viên đa số đều không đạt chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn.
Nhưng đến nay, đội ngũ giáo viên được đào tạo lại đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, chất lượng giáo dục của trường ngày
càng được nâng cao, cảnh quan sư phạm của trường bước đầu đã được khang trang, sạch
đẹp. Trong những năm học qua, với sự nỗ lực, phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh cũng như sự quan tâm đúng mức của Đảng ủy, chính quyền và các
đoàn thể ở địa phương cùng sự góp sức của cha mẹ học sinh, trường Tiểu học Ninh Lộc
đã thực sự vươn lên mạnh mẽ và trưởng thành về mọi mặt, tạo niềm tin trong nhân dân,
chính quyền địa phương và Ngành Giáo dục - Đào tạo thị xã Ninh Hòa.
I.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: 2/0 nữ.
- Nhà trường có chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với 15 đồng chí (14 chính thức,
01 dự bị), Có tổ chức Công đoàn với 43 đoàn viên, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh 15 đoàn viên. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được tổ chức chặt chẽ, sinh
hoạt đi vào nề nếp và có chất lượng. Có 370 Đội viên và 47 Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.
- Nhà trường có 05 tổ chuyên môn (từ tổ 1 đến tổ 5), 01 tổ văn phòng và hoạt động
theo quy định hiện hành tại Điều lệ trườngChi
tiểubộ
học.

Công đoàn


Tổ Văn phòng

Hiệu trưởng

Đoàn thanh niên

Sơ đồ cơ cấuHiệu
tổ chức
phótrường Tiểu học Ninh
ĐộiLộc
thiếu niên
6

Tổ khối 1

Tổ khối 2

Tổ khối 3

Tổ khối 4

Tổ khối 5


I.3. Quy mô nhà trường:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 43/31 nữ. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 02/0 nữ.
+ GV: 43/31 nữ.
+ Nhân viên: 7/5 nữ.
- Số lượng HS, số lớp/khối:

+ Năm học: 2015 – 2016: 776 hs/29 lớp/ 5 khối.
+ Năm học: 2016 – 2017: 632 hs/28 lớp/ 5 khối
+ Năm học: 2017 – 2018: 630 hs/26 lớp/ 5 khối.
I.4. Tình hình Quản lý các hoạt động giáo dục (Kết quả xếp loại dạy học và giáo
dục của học sinh).
Năm học: 2017-2018
Lớp

Số HS

Tổng số lớp: 26
Năng lực

Tổng số HS: 630
Kiến thức, kĩ năng

Phẩm chất

Tốt

Đạt

CCG

Tốt

Đạt

CCG


HHT

HT

CHT

1

135

49

86

0

30

95

0

47

84

4

2


97

59

38

0

31

66

0

26

71

0

3

149

44

105

0


47

102

0

49

99

1

4

115

34

81

0

55

60

0

36


79

0

5

134

36

98

0

60

74

0

50

84

0

Tổng số HS

222


408

0

223

407

0

208

417

5

Phần trăm trên tổng

35.2

64.8

35.4

64.6

33.0

66.2


0.8

0

0

số HS
HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, được đảm bảo các quyền, đảm bảo quy định về
tuổi HS theo quy định.
7


Chất lượng HS đáp ứng chỉ tiêu từ đầu năm học. Cần thay đổi phương pháp dạy
học để tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng HS.
I.5. Quản lý hồ sơ sổ sách
- Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện đầy đủ theo quy
định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học như: Sổ đăng bộ; sổ phổ cập giáo dục tiểu học;
sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá học sinh; hồ sơ học sinh khuyết tật; học bạ học sinh;
sổ nghị quyết và kế hoạch công tác; sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên. . , hồ sơ sổ
sách của giáo viên.
- Thực hiện tốt các phần mềm của ngành trong công tác quản lý CB, GV, NV và
HS; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác tư liệu, hình ảnh để soạn giảng giáo
án điện tử đạt hiệu quả cao.
- Lưu trữ đầy đủ và khoa học các loại hồ sơ, văn bản như công văn đi, đến, hồ sơ
cán bộ công chức, viên chức, hồ sơ chuyên môn (sổ theo dõi chất lượng giáo dục, học
bạ), sổ danh bạ …theo quy định của Luật Lưu trữ.
- Có đầy đủ kế hoạch trong hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh. Có 100% học
sinh được khám sức khỏe ban đầu. Tham gia tốt công tác bảo trì trường học, vệ sinh lớp
học.
I.6. Những thành tích/ khen thưởng nổi bật của nhà trường

- Thành tích của tập thể nhà trường: Trường đạt tập thể lao động tiên tiến.
- Thành tích của cá nhân GV: Có 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thị xã, 1
giáo viên đạt giáo viên phụ trách giỏi cấp Thị xã và 5 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
- Thành tích của HS: Có 6 học sinh đạt giải B và giải C trong các kỳ thi vở sạch
chữ đẹp cấp Thị xã .Có 1 HS đạt giải bạc và 1 HS đạt giải khuyến khích thi vẽ tranh Mĩ
thuật khánh Hòa.
- Thành tích khác: Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động tốt. Liên Đội
nhiều năm liền đạt Liên đội xuất sắc, có năm được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen.

8


Chi đoàn nhiều năm được công nhận Chi đoàn vững mạnh. Công đoàn nhiều năm liền đạt
Công đoàn cơ sở vững mạnh. Chi bộ nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
II. TÌM HIỂU VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC
SINH
II.1. Đội ngũ giáo viên
Có 05 tổ chuyên môn với 32 GV. Cụ thể:
Tổ chuyên

STT

môn

Số lượng GV (người)
Cử

Thạc

nhân


sĩ

Số lượng GV đạt chuẩn

CĐ,ĐH

Hạng II

Hạng III Hạng VI

01

Khối 1

0

0

7

0

7

0

02

Khối 2


0

0

6

1

4

1

03

Khối 3

0

0

6

0

5

1

04


Khối 4

0

0

7

2

3

2

05

Khối 5

0

0

6

1

5

0


0

0

32

4

24

4

0%

0%

100%

75%

12.5%

Tổng cộng
Phần trăm trên tổng
số GV

12.5%

Có 01 GV làm tổng phụ trách Đội.

Số lượng, chất lượng đội ngũ GV: Đội ngũ GV trẻ, năng động, nhiệt tình trong
công tác. GV có trình độ đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 95%.
Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ GV: GV cần thường xuyên học tập nâng cao
trình độ. Thường xuyên dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tham gia
các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ...
II.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường
- Số lượng: Có 02 cán bộ đã qua đào tạo, tập huấn về quản lý giáo dục (chiếm 100%
trong tổng số CB quản lý).

9


- Chất lượng: Đáp ứng được yêu cầu công việc.Thực hiện tốt các công việc được
giao.
- Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CB quản lý giáo dục: Tiếp tục bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý dự nguồn.
II.3. Đội ngũ nhân viên trong nhà trường
- Số lượng: 07 (01 kế toán- văn thư, 01 y tế, 01 thư viện- thiết bị, 02 phục vụ, 02
bảo vệ)
- Chất lượng: đã đáp ứng yêu cầu công việc.
- Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ giáo dục trong nhà trường:
Không
III. TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
III.1. Cơ sở vật chất nhà trường:
- Diện tích của trường: 11.160,3m2 đạt 13,66m2/1 HS. Quang cảnh, môi trường của
nhà trường bảo đảm xanh, sạch, đẹp thoáng mát như trồng cây xanh, các bồn hoa, trang
trí trong và ngoài phòng học thân thiện, bảo đảm thoáng mát để tổ chức các hoạt động
giáo dục.
III.2. Phòng học, thư viện, sân chơi, sân tập thể dục thể thao
- Phòng học:

+Số lượng phòng học 23 phòng. Phòng học được xây dựng đúng quy cách, các
phòng học đều đủ ánh sáng, thoáng mát.
+ Bàn ghế học sinh cơ bản đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học, có một số bàn
ghế chưa phù hợp cho học sinh lớp 1.
+ Máy chiếu: 1 máy, 1tivi màn hình lớn .
+ Hệ thống đèn, quạt đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của HS cũng như cán
bộ, công nhân viên.
10


- Sân chơi cho học sinh, Sân tập thể dục, thể thao: Trường có sân chơi, bãi tập
thể dục thể thao cho học sinh. Diện tích sân chơi: 1117m 2 đạt 1,36m2/1 HS, diện tích bãi
tập 1.760 m2 đạt 2,15 m2/1 HS.
- Phòng làm việc hiệu bộ, hành chính, tổ chuyên môn: Phục vụ tốt cho công tác
chung của nhà trường (vẫn còn thiếu một số phòng làm việc)
- Phòng đa chức năng: Chưa có.
Nhận xét, đề xuất: Bổ sung thêm phòng đa chức năng và một số phòng làm việc cho
khu hành chính.
III.3. Trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học: thư viện, phòng
y tế trường học, khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch...
- Thư viện
+ Số phòng: 01

+ Diện tích: 60m2

+ Số cán bộ phụ trách: 01

+ Các loại tài liệu chính: Sách giáo khoa, sách tham khảo, Tạp chí phục vụ cho
hoạt động dạy và học, sách pháp luật…
+ Số lượng tài liệu: trên 3000 bản

- Phòng y tế trường học, khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch: Có phòng
y tế, nhà vệ sinh giáo viên và học sinh riêng, nhà để xe giáo viên và học sinh riêng và có
hệ thống nước sạch phục vụ cho cả giáo viên và học sinh.
Nhận xét, đề xuất: không
III.4. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường:
- Văn phòng phẩm, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, hệ thống đồ dùng dạy
học. Có đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học phục vụ cho công
tác giảng dạy.
Nhận xét, đề xuất: không.
III.5. Khu vệ sinh, y tế học đường:
11


- Chất lượng khu vệ sinh: Tốt
- Nguồn nước, bếp ăn, phòng ăn, nguồn cung cấp thực phẩm, chế biến, bảo quản:
Tốt
- Vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải: Tốt
Nhận xét, đề xuất: Không
IV. TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
IV.1. Công tác chuyên môn: Kế hoạch giảng dạy, học tập, giáo án của giáo viên bộ môn/
chủ nhiệm lớp; công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh;
- Hoạt động của tổ chuyên môn
+ Mức độ tổ chức sinh hoạt chuyên môn
 Thường xuyên

 Thỉnh thoảng

 Ít khi

+ Nội dung sinh hoạt chuyên môn:

 Phong phú, đa dạng
 Ít đa dạng, chủ yếu là các nội dung trong chương trình chính khóa
 Có các buổi sinh hoạt chuyên đề
+ Phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn
 Phát huy được những ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên
 Sinh hoạt chuyên môn theo mô hình nghiên cứu bài học
Hình thức họp trao đổi trực tiếp
 Ứng dụng CNTT để tổ chức sinh hoạt chuyên môn
+ Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh
 Coi trọng, đạt hiệu quả cao

 Chưa được coi trọng

- Sinh hoạt, thảo luận về đổi mới GD, đào tạo (chương trình GDPT mới…)
12


 Sinh hoạt thường xuyên

 Chưa được coi trọng đúng mức

Nhận xét, đề xuất: Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kì,
tháng, tuần;
GV lên lớp có kế hoạch giảng dạy, không cắt xén chương trình, dạy đủ các môn
học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và tài liệu giảng dạy. Có nhiều hình thức dạy học
phong phú phù hợp với từng đối tượng HS. Lựa chọn nội dung hợp lí, thời lượng phù hợp
Thường xuyên tổ chức trao đổi chuyên môn, tổ chức chuyên đề cũng như đẩy
mạnh công tác dự giờ để GV chia sẻ học tập kinh nghiệm và nâng cao kĩ năng vận dụng
phương pháp, biết điều chỉnh kịp thời các tình huống trong tổ chức các hoạt động dạy học
theo mô hình mới.

IV.2. Công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường
 Được xây dựng cụ thể và công khai
 Được xây dựng nhưng không công khai
 Không có kế hoạch GD của nhà trường
- Mục tiêu / Mục đích GD được xác định:
 Đầy đủ, rõ ràng, cụ thể
 Tương đối đầy đủ, rõ ràng, cụ thể
 Chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể
- Nội dung giáo dục
 Đa dạng, phong phú, sát thực tiễn

 Có tính tích hợp liên môn

 Chưa đa dạng, ít gắn với thực tiễn

 Mang tính đơn môn

- Phương pháp, hình thức giáo dục
 Đa dạng, đề cao chủ thể HS

13


 Chủ yếu dạy nội khoá
 Có nhiều hoạt động ngoại khoá thiết thực
- Tổ chức thực hiện
 Có thời gian cụ thể cho việc tổ chức các hoạt động GD
 Được phân công cụ thể
 Có sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong nhà trường
 Có sự tham gia của các tổ chức xã hội của địa phương

Nhận xét, đề xuất: Nhà trường có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động
GD ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm tháng. Kế hoạch dạy hoạt động GD ngoài giờ lên lớp
theo thời khóa biểu 01 tiết/ tuần;...
IV.3. Công tác phổ cập giáo dục cho học sinh:
- Tổ chức tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; nhiều năm liền huy động được
100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt trên 100% .
- Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là gia đình hộ nghèo, chính sách, trẻ
khuyết tật như miễn đóng góp các khoản tiền đầu năm, hỗ trợ quần áo, sách vở …
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 từ năm 2016 đến nay.
IV.4. Hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
-

Cán bộ phụ trách

 Có cán bộ chuyên trách

 Giáo viên chủ nhiệm

 Đoàn thanh niên

 Giáo viên bộ môn

-

Mức độ tổ chức

 Thường xuyên
-

 Thỉnh thoảng


 Ít khi

Phương pháp, hình thức tư vấn tâm lí, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
14


 Hình thức đa dạng thông qua các hoạt động đoàn, câu lạc bộ, diễn đàn,...
 Phương pháp phù hợp, hiệu quả
 Phương pháp và hình thức chưa đa dạng, chưa hiệu quả
Nhận xét, đề xuất: Không
IV.5. An ninh và chăm sóc sức khoẻ học đường
 Môi trường nhà trường và địa phương lành mạnh, ít có các tệ nạn xã hội.
 Môi trường địa phương thiếu lành mạnh, ảnh hưởng nhiều đến nhà trường
 Có phòng y tế và cán bộ y tế, đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho HS
 Không có phòng y tế và cán bộ y tế chuyên trách
Nhận xét, đề xuất: Nhà trường đã có các hình thức GD ý thức tự chăm sóc sức
khỏe cho HS, có kế họach hoạt động của công tác y tế học đường. HS biết rèn luyện sức
khỏe và có ý thức bảo vệ sức khỏe. Thực hiện tốt bộ hồ sơ quản lý sức khỏe học sinh.
IV.6. Hiệu quả đào tạo của nhà trường: Kết quả thực hiện chương trình giáo
dục; Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục thể chất...
- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt trên 97%.
- Nhà trường chỉ đạo cho chuyên môn, trường, tổ chuyên môn triển khai việc
giảng dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống qua các môn học, qua sinh hoạt Đội, sinh
họat sao, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp phù hợp với độ tuổi học sinh của từng khối lớp.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như giữ gìn vệ
sinh, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng và ở gia đình; trồng cây và chăm sóc cây
trồng; tham gia làm vệ sinh trường, lớp hàng ngày, hàng tuần.
Việc giảng dạy môn học Thể dục trong nhà trường thực hiện đúng qui định của Bộ
GD&ĐT, không dồn ghép, cắt xén chương trình. Từng buổi học nhà trường tổ chức cho

HS tập thể dục giữa giờ bằng bài thể dục tay không. Việc tổ chức các giải thể thao của
15


nhà trường được duy trì hàng năm. Qua thi đấu tuyển chọn HS có năng kiếu về các môn
quy định tại Hội khỏe Phù đổng để luyện tập và tham gia thi đấu tại các giải Hội thao của
thị xã.
IV.7. Thực hiện công khai hoá tài chính, đảm bảo chất lượng trong nhà trường
Nhà trường thực hiện công khai tài chính định kỳ hàng quí và được niêm yết để
CB- GV-NV được biết. Quản lý tốt việc thu, chi cũng như việc sử dụng nguồn ngân sách
Nhà nước cấp và các nguồn đóng góp tự nguyện từ phụ huynh HS đảm bảo khách quan.
Công khai các hoạt động của nhà trường trước cán bộ, GV, HS, phụ huynh và quần
chúng nhân dân trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung công khai cơ bản và quy
chế dân chủ ở cơ sở để xây dựng mối đoàn kết trong nội bộ trong trường học.
Thực hiện công khai cam kết của nhà trường về chất lượng GD thực tế, về điều
kiện đảm bảo chất lượng GD và về thu chi tài chính để các thành viên trong nhà trường
và xã hội tham gia giám sát và đánh giá nhà trường theo quy định.
V. TÌM HIỂU VỀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
- Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh rất tốt.
- Làm tốt công tác tham mưu của nhà trường với cấp ủy Đảng, chính quyền và
phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương.
- Nhà trường phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự
tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức lối
sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch
giáo dục.
- Làm tốt công tác chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm
sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công, mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa phương.
- Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá nhân và
gia đình để xây dựng cơ sở vật chất; bổ sung phương tiện, thiết bị dạy và học; khen
thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo.

16


- Thực hiện việc công khai các nguồn thu của nhà trường theo quy định hiện hành
về công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhận xét, đề xuất: Không.
VI. MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỐI VỚI BẢN THÂN QUA ĐỢT TÌM HIỂU THỰC TẾ
TẠI TRƯỜNG: TIỂU HỌC NINH LỘC, NINH HÒA, KHÁNH HÒA
- Tích cực tuyên truyền giáo dục cho học sinh có ý thức tốt về nhiệm vụ, quyền lợi
và nội qui của nhà trường.
- Cần đề ra các biện pháp cải tiến, tăng cường giáo dục đạo đức trong GV-HS.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV chủ nhiệm, thường xuyên thăm hỏi, vận động gia
đình HS giáo dục con em, chú trọng HS cá biệt.
- Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, đặc biệt là Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội
TNTP Hồ Chí Minh đề ra những biện pháp như không cho các em vào các tụ điểm
Internet trong các ngày học.Tăng cường giáo dục ngoại khóa cho HS để thu hút vào các
hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.
- Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động giáo
dục và bảo vệ HS an toàn. Cho HS học luật An toàn giao thông vào đầu năm học.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Phối hợp tổ chức tốt công
tác tuyên truyền giáo dục luật phòng chống ma túy, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập
vào nhà trường; đặc biệt giáo dục ngăn chặn bạo lực trong trường học.
- Muốn đẩy mạnh phong trào giáo dục của nhà trường, Ban lãnh đạo nhà trường
phải biết đoàn kết chặt chẽ, tạo sự đồng thuận trong nhà trường.Hơn nữa, phải biết phối
hợp với các đoàn thể trong nhà trường, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã
hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn
và các thành viên trong tổ.

17



PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN :
Qua quá trình bồi dưỡng được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn,
truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy đã giúp tôi:
Nắm được xu hướng quốc tế về giáo dục phổ thông hiện nay và đổi mới giáo dục
phổ thông Việt Nam. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo sẽ tạo điều kiện
đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển hơn nữa. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở; chủ động
tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương
trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương
trình và kế hoạch giáo dục tiểu học, năng lực cũng như chuyên môn nghề nghiệp, những
kiến thức đã học về giáo dục học, về tâm sinh lý lứa tuổi vào giáo dục học sinh để vận
dụng tốt vào thực tiễn công việc của bản thân nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dạy
học của nhà trường.
Nhận thức được, để nâng cao chất lượng công việc của bản thân đang đảm nhận và
chất lượng giáo dục chung của nhà trường nơi công tác, đòi hỏi nhà trường phải làm tốt
công tác quản lý từ tổ chức lập kế hoạch phát triển nhà trường đến việc bố trí, phân công
cán bộ, giáo viên; giáo dục tư tưởng chính trị, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh
thân thiện đến các công tác chuyên môn như việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển nhà trường, tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện đổi mới hình
thức tổ chức và phương pháp dạy học,…
2. Kiến nghị
* Đối với Nhà trường và các cấp
- Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục cần tăng cường sự hỗ trợ vật
chất, tài chính cho nhà trường.
18



- Nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tiếp tục các biện pháp nâng
cao chất lượng giáo dục.
* Đối với giáo viên
- Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học .
- Phải luôn tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho phù
hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau.
- Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách
nhiệm cao trước học sinh.
Trên đây là bài thu hoạch của bản thân tôi sau quá trình tham gia học tập Chương
trình bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên TiỂU học hạng II. Rất mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên TH hạng II của
nhà xuất bản giáo dục
2. Nghị quyết 29 NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
3. Nghị định số 404/QĐ -TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê chuẩn Đề án đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

19


4. Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của trường Tiểu học Ninh Lộc.

20




×