Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

ĐẶC điểm và sự THAY đổi một số CHỈ số tế bào máu của NGƯỜI HIẾN TIỂU cầu TRƯỚC và SAU gạn TÁCH tại TRUNG tâm HUYẾT học – TRUYỀN máu hải PHÒNG năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.31 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ THAY ĐỔI
MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU CỦA NGƯỜI HIẾN
TIỂU CẦU TRƯỚC VÀ SAU GẠN TÁCH
TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
HẢI PHÒNG NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA 2015 – 2019

HẢI PHÒNG – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ THAY ĐỔI
MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU CỦA NGƯỜI HIẾN
TIỂU CẦU TRƯỚC VÀ SAU GẠN TÁCH
TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
HẢI PHÒNG NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA 2015 – 2019


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. HOÀNG VĂN PHÓNG

HẢI PHÒNG – 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp khoa Kỹ thuật y học trường Đại học
Y Dược Hải Phòng.
Em xin cam đoan những kết quả, số liệu được trình bày trong khóa luận
này hoàn toàn là trung thực, khách quan và không sao chép từ bất cứ một nghiên
cứu nào khác.
Hải Phòng, ngày 5 tháng 6 năm 2019
Sinh viên

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến TS.
Hoàng Văn Phóng, người thầy kính mến đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình
trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hùng Cường – Trưởng bộ
môn Vi sinh, trưởng khoa Kỹ thuật y học; TS. Vũ Văn Thái – Trưởng bộ môn
Tổ chức quản lý và đảm bảo chất lượng xét nghiệm, phó khoa Kỹ thuật y học;
TS. Hoàng Văn Phóng – Trưởng bộ môn Huyết học – Truyền máu và các thầy

cô trong khoa Kỹ thuật y học, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học, các bộ
môn của trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã dìu dắt dạy dỗ tôi trong 4 năm
học qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Huyết
học – Truyền máu Hải Phòng đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc, học tập và thu thập số liệu tại khoa.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người
thân, những người đã tạo mọi điều kiện, động viên giúp đỡ tôi học tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 5 tháng 6 năm 2019

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AABB

Hiệp hội các ngân hàng máu Hoa Kỳ

ADP

Adenosine diphosphat

ATP

Adenosine triphosphat

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

ĐKHM

Đăng ký hiến máu

HCT

Thể tích khối hồng cầu

HST

Huyết sắc tố

HS – SV

Học sinh – sinh viên

KTC

Khối tiểu cầu

LĐTD

Lao động tự do

LLVT

Lực lượng vũ trang


NHTC

Người hiến tiểu cầu

NN

Nghề nghiệp

SLBC

Số lượng bạch cầu

SLHC

Số lượng hồng cầu

SLTC

Số lượng tiểu cầu

TC

Tiểu cầu

XN

Xét nghiệm


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Đặc điểm sinh lý học tiểu cầu.....................................................................3
1.1.1. Đặc điểm của tiểu cầu..............................................................................3
1.1.2. Cấu trúc tiểu cầu......................................................................................3
1.1.3. Chức năng của tiểu cầu............................................................................4
1.2. Khối tiểu cầu gạn tách................................................................................7
1.2.1. Tuyển chọn người hiến tiểu cầu..............................................................7
1.2.2. Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động.....................................9
1.2.3. Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy tách tự
động.................................................................................................................11
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản......................11
1.3. Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng khối tiểu cầu...................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................16
2.3. Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu.......................................................17
2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu....................................................17
2.5. Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................19
2.6. Xử lý số liệu.............................................................................................20
2.7. Đạo đức nghiên cứu..................................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................21
3.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu tại Hải Phòng............................................21
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của NHTC.................................................................21
3.1.2. Đặc điểm về giới tính của NHTC..........................................................21


3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của NHTC....................................................22
3.1.4. Đặc điểm về cân nặng của NHTC.........................................................22
3.1.5. Đặc điểm về huyết áp của NHTC..........................................................23

3.1.6. Chỉ số tế bào máu của NHTC................................................................23
3.1.7. Đặc điểm về nhóm máu hệ ABO của NHTC........................................24
3.1.8. Đặc điểm về nhóm máu hệ ABO và Rh của NHTC..............................24
3.2. So sánh các chỉ số tế bào máu trước và sau gạn tách tiểu cầu..................25
3.2.1. Chỉ số tế bào máu của người hiến sau gạn tách tiểu cầu.......................25
3.2.2. So sánh các chỉ số tế bào máu của NHTC trước và sau gạn tách..........26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................27
4.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu
Hải Phòng........................................................................................................27
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của NHTC.................................................................27
4.1.2. Đặc điểm về giới tính của NHTC..........................................................28
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của NHTC....................................................29
4.1.4. Đặc điểm về cân nặng của NHTC.........................................................30
4.1.5. Đặc điểm về huyết áp của NHTC..........................................................30
4.1.6. Chỉ số tế bào máu của NHTC................................................................31
4.1.7. Đặc điểm về nhóm máu hệ ABO và Rh của NHTC..............................31
4.2. So sánh các chỉ số tế bào máu trước và sau gạn tách...............................32
4.2.1. Chỉ số tế bào máu của người hiến sau gạn tách tiểu cầu.......................32
4.2.2. So sánh các chỉ số tế bào máu của NHTC trước và sau gạn tách..........33
KẾT LUẬN....................................................................................................35
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số đơn vị tiểu cầu tiếp nhận theo lứa tuổi của NHTC....................21
Bảng 3.2. Số đơn vị tiểu cầu tiếp nhận theo giới của NHTC..........................21
Bảng 3.3. Số đơn vị tiểu cầu tiếp nhận theo nghề nghiệp của NHTC.............22
Bảng 3.4. Chỉ số cân nặng của NHTC............................................................22
Bảng 3.5. Chỉ số huyết áp trung bình của NHTC............................................23

Bảng 3.6. Chỉ số tế bào máu của NHTC.........................................................23
Bảng 3.7. Phân loại nhóm máu hệ ABO của NHTC.......................................24
Bảng 3.8. Phân loại nhóm máu hệ ABO và Rh của NHTC.............................24
Bảng 3.9. Các chỉ số tế bào máu của người hiến sau gạn tách tiểu cầu..........25
Bảng 3.10. So sánh các chỉ số tế bào máu của NHTC trước và sau gạn tách. 26


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc tiểu cầu ...............................................................................3
Hình 1.2. Sơ đồ vai trò của tiểu cầu trong đông – cầm máu
...........................................................................................................................
5
Hình 1.3. Máy tách tế bào máu tự động Amicus...............................................9
Hình 2.1. Quy trình tuyển chọn người hiến tiểu cầu.......................................18
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................19


-1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu và chế phẩm máu vô cùng quan trọng cho cấp cứu và điều trị người
bệnh. Cùng với sự phát triển của y học nhất là các kỹ thuật cao như ghép tạng,
mổ tim hở... nhu cầu về máu và các chế phẩm máu ngày càng lớn [9].
Trong việc sử dụng máu, vấn đề an toàn truyền máu luôn được đặt lên
hàng đầu, với phương châm “cần thì truyền, không cần không truyền, thiếu
thành phần nào truyền thành phần ấy, không truyền máu toàn phần”, nên việc
chỉ định truyền máu trong lâm sàng đã có bước tiến vượt bậc. Bệnh nhân
được cung cấp những thành phần máu mà họ thiếu, không truyền những thành
phần không cần do đó nâng cao hiệu quả của truyền máu [9].
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn đông cầm
máu và góp phần vào quá trình làm lành vết thương. Sự khiếm khuyết của tiểu
cầu về số lượng và/hoặc chức năng đều có thể đưa đến tình trạng xuất huyết

với các mức độ khác nhau, nhiều khi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân
(xuất huyết não, chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu thận…). Truyền khối
tiểu cầu là một liệu pháp điều trị thay thế rất quan trọng giúp cho bệnh nhân
được bổ sung đủ số lượng tiểu cầu cần thiết để ngăn chặn quá trình chảy máu
[12], [13], [17].
Tại các trung tâm truyền máu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khối
tiểu cầu có thể được điều chế bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như: kỹ thuật ly
tâm để điều chế khối tiểu cầu từ đơn vị máu toàn phần, khối tiểu cầu gạn tách
từ một người hiến máu bằng máy tách tế bào máu tự động. Hiện nay việc
thiếu người hiến tiểu cầu xảy ra ở tất cả các trung tâm truyền máu trên toàn
quốc, câu hỏi được đặt ra làm sao để mọi người hiểu và sẵn sàng tham gia
hiến tiểu cầu để có đủ số lượng tiểu cầu cho cấp cứu và điều trị người bệnh
còn đang bỏ ngỏ? Muốn vậy, chúng ta phải phân tích những đặc điểm và tiêu
chuẩn của người hiến tiểu cầu, tìm hiểu sự thay đổi các chỉ số tế bào máu của


-2 người hiến tiểu cầu từ đó đưa ra những tư vấn để mọi người hiểu rõ được điều
kiện và ý nghĩa của việc hiến tiểu cầu để cùng tham gia [8], [9].
Ở Hải Phòng khối tiểu cầu hiện tại chủ yếu được cung cấp từ người hiến
tiểu cầu bằng máy gạn tách. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tâm lý
của người hiến tiểu cầu như cân nặng là bao nhiêu? huyết áp thế nào, khoảng
thời gian giữa hai lần hiến và các chỉ số về tế bào máu, nhất là số lượng tiểu
cầu máu ngoại vi là bao nhiêu?... nên việc tìm hiểu, xác định được những đặc
điểm và sự thay đổi chỉ số tế bào máu của người hiến tiểu cầu sẽ giúp chúng
ta tư vấn cho người hiến tiểu cầu hiểu và sẵn sàng tham gia hiến tiểu cầu để
có đủ số lượng và đạt chất lượng tốt nhất [3]. Với những lý do trên chúng tôi
tiến hành đề tài “Đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số tế bào máu của người
hiến tiểu cầu trước và sau gạn tách tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu
Hải Phòng” với mục tiêu:
1. Tìm hiểu đặc điểm nhân trắc học và một số chỉ số tế bào máu của người

hiến tiểu cầu gạn tách tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng
2019.
2. Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tế bào máu trước và sau gạn tách của
người hiến tiểu cầu.


-3 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh lý học tiểu cầu
1.1.1. Đặc điểm của tiểu cầu
Tiểu cầu là thành phần hữu hình nhỏ nhất trong máu, không có nhân, kích
thước 2 – 4 µm, thể tích 7 – 8 mm3. Tiểu cầu có dạng hình đĩa hai mặt lồi, là
những mảnh nguyên sinh chất được tách ra từ mẫu tiểu cầu ở tủy xương.
Thông thường đời sống của tiểu cầu kéo dài từ 7 – 10 ngày. Người khỏe
mạnh bình thường có khoảng 150 – 450 G/l tiểu cầu trong mỗi lít máu ngoại
vi. Ngoài cơ thể để ở nhiệt độ phòng với điều kiện lắc liên tục có thể lưu trữ
tiểu cầu khoảng 5 ngày [13], [14], [17].
1.1.2. Cấu trúc tiểu cầu
*Hình ảnh vi thể
Trên tiêu bản nhuộm giemsa, tiểu cầu là một tế bào nhỏ, đường kính
trung bình 2 – 4 micromet, bắt màu tím hồng, nằm xen kẽ với các hồng cầu
[13].
* Hình ảnh siêu cấu trúc

Hình 1.1. Cấu trúc tiểu cầu
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy tiểu cầu có một siêu cấu trúc
phức tạp gồm lớp màng, các hạt, hệ thống vi ống, hệ thống các kênh mở [14]:


-4 + Màng tiểu cầu: cấu tạo gồm 3 lớp, 2 lớp lipid kép bao quanh tiểu cầu

và lớp glycoprotein quan trọng, đóng vai trò như các receptor bề mặt, là nơi
diễn ra một số hoạt động đông máu của tiểu cầu.
+ Các yếu tố tạo khung đỡ tiểu cầu:
Các vi ống: nằm ngay cạnh màng tiểu cầu tạo nên khung đỡ và tham gia vào
hoạt động co rút khi tiểu cầu bị kích thích.
Các vi sợi: gốm các sợi actin, liên hệ chặt chẽ với các vi ống và tham gia vào
hoạt động tạo giả túc của tiểu cầu.
+ Hệ thống kênh đặc và kênh mở:
Hệ thống ống dày đặc: gắn với calci lưỡng cực một cách chọn lọc và đóng vai
trò kho dự trữ calci của tiểu cầu. Đây cũng là nơi tổng hợp enzym
cyclooxygenase và prostaglandin tiểu cầu.
Hệ thống các hạt đặc hiệu: là các hạt dày đặc điện tử, chứa nhiều ADP,
canxi, serotonin và các nucleotid khác. Các chất này được giải phóng khi tiểu
cầu bị kích thích và tăng cường độ ngưng tập tiểu cầu. Các hạt α: chứa nhiều
loại protein khác nhau là: yếu tố phát triển tiểu cầu (platelet derived growth
factor – PDGF), fibrinogen, yếu tố V, von – Willebrand và nhiều protein quan
trọng giúp cho hiện tượng dính của tiểu cầu như thrombospondin, fibronectin.
Hệ thống các kênh mở: gồm các kênh mở vào trong tiểu cầu như các không
bào làm tăng diện tích bề mặt tiểu cầu, các hạt tiểu cầu phóng thích các chất
qua hệ thống kênh này [12], [14], [17].
1.1.3. Chức năng của tiểu cầu
+ Bảo vệ nội mô: Tiểu cầu rất cần thiết cho sự vững bền của thành mạch
nhờ khả năng làm non hóa các tế bào nội mạc và củng cố màng của nội mạc
qua vai trò của yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc nguồn gốc từ tiểu cầu.
+ Tham gia vào quá trình cầm máu ban đầu: Ngay khi thành mạch tổn
thương, quá trình đông máu lập tức khởi động theo hai con đường nội sinh và
ngoại sinh [12].
TỔN THƯƠNG THÀNH MẠCH
Phản xạ
thần kinh


Bộc lộ các thành phần dưới nội
mạc (collagen, vWF…)

Giải phóng
Thromboplastin
tổ chức


-5 -

TB nội
mạc

Dính, ngưng tập TC
(khởi đầu)

Angiotensin
II

Hoạt hóa XIII

Phóng thích các yếu
tố TC
Serotonin

CO MẠCH

Yếu tố 3 TC
Thromboxan

A2, ADP…
Dính, ngưng tập TC
(mở rộng)

Lưu lượng dòng
máu bị giảm

ĐÔNG MÁU

Thrombin

Đinh cầm máu ban đầu

ĐINH CẦM MÁU
(to và ổn định)

Fibrin; XIIIa

Hình 1.2. Sơ đồ vai trò của tiểu cầu trong đông – cầm máu [14]
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong hình thành nút cầm máu (nút
trắng tiểu cầu) thông qua chức năng dính, giải phóng và ngưng tập. Bình
thường, tiểu cầu không dính vào nội mô mạch máu còn nguyên vẹn. Khi tế
bào nội mô thành mạch bị tổn thương, quá trình cầm máu lập tức xảy ra. Đầu
tiên là phản xạ co mạch dưới tác động của cơ chế phản xạ thần kinh (phản xạ
tự vệ) và thể dịch (tế bào nội mô giải phóng ra các chất angiotensin II, tiểu
cầu phóng thích ra serotonin hoặc thromboxan A2… có tác dụng co mạch).
Mạch máu co lại sẽ làm giảm tốc độ dòng chảy tạo điều kiện bám dính tiểu
cầu, việc này rất có hiệu quả trong cầm máu ở những mạch máu nhỏ và mao
mạch. Tiểu cầu dính vào collagen dưới lớp tế bào nội mạc nhờ sự tham gia
của yếu tố von – Willebrand và các yếu tố tiểu cầu GPIb, GPIIb/IIIa chúng

giải phóng ra các sản phẩm ADP, serotonin, epinephrin và các dẫn suất của


-6 prostaglandin, đặc biệt là thromboxan A2. Một số sản phẩm này thúc đẩy quá
trình ngưng tập tiểu cầu. Các tiểu cầu dính vào nhau hình thành nút tiểu cầu.
Nút tiểu cầu nhanh chóng lớn lên về mặt thể tích và sau đó vài phút hoàn
thành nút cầm máu trắng bít tạm thời chỗ tổn thương của thành mạch.
Đây là quá trình phức tạp với phản ứng co mạch, kết dính tiểu cầu, phản
ứng giải phóng, ngưng tập tiểu cầu và làm hoạt hóa quá trình đông máu.
+ Tham gia vào quá trình đông máu: Tiểu cầu cũng đóng vai trò quan
trọng trong quá trình đông máu thông qua một số hiện tượng sau [12], [14]:
Ngay sau khi có hiện tượng bám dính, ngưng tập để khởi động quá trình
cầm máu thì đã có một quá trình hoạt hóa ngay tại màng tiểu cầu để chuyển
yếu tố XI thành XIa.
Tiểu cầu mang điện tích âm trên bề mặt tạo thuận lợi cho việc hoạt hóa
yếu tố XI nhờ kallikrein và HMWK ( Hight Molecular Weigth Kininogen), là
bước đầu tiên trong dòng thác đông máu. Sau khi có hiện tượng thay hình đổi
dạng, tiểu cầu phóng thích các chất trong đó có yếu tố 3 tiểu cầu, đó là yếu tố
có vai trò quan trọng trong hình thành phức hợp prothrombinases gồm Xa, Va,
ion Ca++ và phospholipid (yếu tố 3 tiểu cầu).
Tiểu cầu gắn với yếu tố Xa làm tăng đáng kể tốc độ hoạt hóa
prothrombin do yếu tố Xa.
Ngoài ra, tiểu cầu còn liên quan đáng kể đến đông máu qua phức hệ yếu
tố VIII và làm ổn định hoạt tính đông máu của yếu tố này [12], [14].
1.2. Khối tiểu cầu gạn tách
1.2.1. Tuyển chọn người hiến tiểu cầu [1], [8]
Người hiến tiểu cầu (NHTC) bằng phương pháp gạn tách tế bào tự động
đóng vai trò quan trọng trong điều chế và sử dụng chế phẩm tiểu cầu máy an
toàn, hiệu quả.
NHTC cũng là những người hiến máu, tuy nhiên họ tham gia hiến thành

phần máu. Chính vì vậy, việc khám tuyển chọn họ cũng phải tuân theo quy


-7 định về khám tuyển chọn người hiến máu theo Thông tư 26/2013/TT-BYT
ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt động truyền máu.
Tiêu chuẩn người hiến máu:
Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều
kiện khác, cụ thể như sau:
1. Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
2. Sức khỏe:
a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam
giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45
kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân
nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân
nặng và không quá 500 ml mỗi lần.
b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần
máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần
máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến
không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng
thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
c) Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần,
hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo
máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai
vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến,
ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có
khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người
khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;
d) Lâm sàng:



-8 - Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
- Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và
tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;
- Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;
- Không có một trong các biểu hiện sau: gầy, sút cân nhanh (trên 10% cân
nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng
mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu
chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
đ) Xét nghiệm:
- Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng
gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu
toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.
- Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết
thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60 g/l và được xét nghiệm trong thời
gian không quá 01 tháng;
- Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số
lượng tiểu cầu máu ngoại vi phải lớn hơn hoặc bằng 150 G/l.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định nêu trên, việc được hiến máu do bác sỹ
khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.
1.2.2. Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động [3], [5], [6], [15], [16]
- Nguyên lý kỹ thuật của máy gạn tách thành phần tế bào máu:
Do các thành phần của máu có tỷ trọng, kích thước và độ nhớt khác nhau
nên ly tâm sẽ phân tách thành các lớp khác nhau. Máy gạn tách thành phần
máu sẽ lấy máu ra khỏi cơ thể, trộn với chất chống đông và đưa vào hệ thống
ly tâm, phân tách ra các lớp và gạn tách thành phần theo yêu cầu và trả lại cơ
thể các thành phần còn lại một cách tự động dựa trên phần mềm của máy đã
lập trình.



-9 - Phân loại máy:

Hình 1.3. Máy tách tế bào máu tự động Amicus
Căn cứ vào kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục hay không, người ta phân
thành hai loại máy:
+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy không liên tục, máy sử dụng
kỹ thuật này xử lý máu theo nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ hoạt động bao gồm: lấy
ra một thể tích máu nhất định, ly tâm phân tách máu ra các thành phần khác
nhau (hồng cầu, bạch cầu, huyết tương…), lấy một thành phần rồi sau đó trả
các thành phần còn lại về cho người hiến máu. Các chu kỳ lặp lại cho đến khi
đạt được lượng thành phần gạn tách theo yêu cầu.
+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục, máy sử dụng kỹ thuật
này thực hiện đồng thời, liên tục các hoạt động gồm: lấy máu ra từ một vị trí
tĩnh mạch, ly tâm phân tách các thành phần khác nhau, gạn tách một thành
phần theo yêu cầu và trả lại các thành phần còn lại về một tĩnh mạch khác nhờ
hệ thống bơm cho từng đường đi của các thành phần máu.


- 10 Một số thiết bị gạn tách được sử dụng chủ yếu hiện nay:
− Loại sử dụng kỹ thuật dòng chảy không liên tục: hệ thống phổ biến là
Heamonetic, các thành phần có thể thu được là tiểu cầu, bạch cầu hạt trung
tính, bạch cầu đơn nhân, có thể cả hồng cầu và huyết tương [5].
− Loại sử dụng kỹ thuật dòng chảy liên tục:
Có nhiều loại thiết bị sử dụng nguyên lý này như:
+ CaridianBCT: COBE Spectra, Trima, Trima Accel, Spectra Optia.
+ Fenwal: Amicus, Alyx.
+ Fresenius: AS 104, Comtec.
Máy có thể gạn tách được nhiều loại khác nhau như: huyết tương, gạn
bạch cầu, gạn tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi, khối tiểu cầu... Máy được

đánh giá là một thiết bị tốt đặc biệt trong việc gạn tách tế bào gốc tạo máu [3],
[5], [6], [16].
1.2.3. Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy tách tự
động
Được quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y
tế về việc hướng dẫn hoạt động truyền máu [1].
1. Khối tiểu cầu gạn tách là khối tiểu cầu lấy trực tiếp từ người hiến máu
bằng máy tách tế bào tự động.
2. Tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng:
Thực hiện kiểm tra chất lượng (với số lượng mẫu lấy ngẫu nhiên theo tỷ
lệ 10% tổng số đơn vị được gạn tách) về các tiêu chuẩn sau:
a) Thể tích mỗi đơn vị không dao động quá 15% thể tích ghi trên nhãn;
b) Mỗi đơn vị khối tiểu cầu gạn tách (250 ml) có số lượng tiểu cầu tối
thiểu 3×1011; trong trường hợp khối tiểu cầu gạn tách có thể tích 120 ml đến
dưới 250 ml có số lượng tiểu cầu tối thiểu 150 G/l ;
c) Nồng độ tiểu cầu phải thấp hơn 1500 G/l;


- 11 d) Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4 và nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải âm
tính vào cuối thời gian bảo quản.
3. Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: theo khuyến nghị của nhà sản
xuất túi lấy tiểu cầu, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày gạn tách tiểu cầu khi
bảo quản ở nhiệt độ từ 200C đến 240C, kèm lắc liên tục.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản [3], [8]
*Người hiến tiểu cầu
+ Số lượng tiểu cầu trong đơn vị khối tiểu cầu được truyền ảnh hưởng
đến tiểu cầu phục hồi trong người bệnh và cho phép kéo dài khoảng cách giữa
các lần truyền tiểu cầu. Xác định các yếu tố của người hiến tiểu cầu ảnh
hưởng đến sản lượng tiểu cầu thu hoạch được giúp cho việc lựa chọn người
hiến tiểu cầu đạt yêu cầu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: phụ nữ cho năng

suất tiểu cầu cao hơn nam giới [3], [8], [21], số lượng tiểu cầu thu được có
tương quan thuận với số lượng tiểu cầu của người hiến, tuổi của người hiến,
tương quan nghịch với lượng huyết sắc tố, cân nặng của người hiến.
+ Mangwana (2010), nghiên cứu các yếu tố từ người hiến tiểu cầu ảnh
hưởng tới sản lượng khối tiểu cầu gạn tách trên hai hệ thống dòng chảy liên
tục và không liên tục kết luận: có một mối quan hệ trực tiếp giữa số lượng
tiểu cầu người hiến và số lượng tiểu cầu thu được, không có sự tương quan
như vậy với huyết sắc tố, giới tính, tuổi và cân nặng của người hiến [21].
* Nhiệt độ bảo quản
 Điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ làm cho các tiểu cầu ở trạng thái nghỉ,
không hoạt hóa vì vậy chúng có thể duy trì các chức năng và sự sống cho đến
khi được sử dụng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho bảo quản tiểu cầu là 200C –
240C [3], [8], [26].
 Chức năng tiểu cầu được duy trì mức bình thường khi bảo quản ở
220C trong 7 ngày, nhưng không duy trì được khi bảo quản tại nhiệt độ 160C ở


- 12 ngày thứ 7 [26].
 Nhiệt độ bảo quản cũng ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng ngưng tập
tiểu cầu. Nhiệt độ bảo quản 220C, tiểu cầu ngưng tập tốt hơn bảo quản ở nhiệt
độ 370C. Tiểu cầu ngưng tập tốt hơn khi được bảo quản trong điều kiện lạnh.
Bảo quản tiểu cầu ở nhiệt độ 40C khả năng tồn tại rất kém trong cơ thể, một
cơ chế tiêu hủy các tiểu cầu bảo quản lạnh là thụ thể αMβ2 trên tế bào đại
thực bào gan nhận ra nhóm βGIcNAc trên các thụ thể GPIbα của các tiểu cầu
được làm lạnh [19], [22], [25].
*Ảnh hưởng của chế độ lắc liên tục
 Để duy trì chất lượng của khối tiểu cầu, tiểu cầu phải được bảo quản ở
nhiệt độ 20 – 240C và lắc liên tục. Lắc liên tục là cần thiết, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự khuếch tán của các chất khí qua thành của các túi bảo quản [19].
 Hiện tượng này có liên quan đến việc duy trì độ pH đạt yêu cầu.

 Khối tiểu cầu bảo quản không được lắc liên tục, sản xuất lactate và
yếu tố 4 tiểu cầu (PF – 4) tăng, trong khi mức độ ATP và độ pH giảm nhanh,
quá trình trao đổi chất kỵ khí tăng lên mặc dù oxy khuếch tán qua thành túi là
đủ [19]. Khả năng phục hồi trong cơ thể của tiểu cầu không được lắc liên tục
là thấp hơn đáng kể so với tiểu cầu được lắc liên tục [18].
 Các chế độ lắc cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tiểu cầu, lắc vòng
tròn hoặc ngang trên một mặt phẳng cho kết quả tốt nhất, lắc hình elip gây
hoạt hóa tiểu cầu không phù hợp để bảo quản khối tiểu cầu [8], [18].
*Nhiễm khuẩn của khối tiểu cầu [20]
 Nhiễm khuẩn các sản phẩm máu làm lây truyền vi khuẩn khi truyền
máu là một tai biến truyền máu đe dọa tính mạng người bệnh, do điều kiện
bảo quản thuận lợi cho phát triển của vi khuẩn.
 Tai biến nhiễm khuẩn thường thấy trong truyền tiểu cầu, điều này có
thể được lý giải do khối tiểu cầu được bảo quản ở nhiệt độ 22oC, điều kiện


- 13 nhiệt độ thích hợp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn, thậm chí với một số
lượng vi khuẩn rất nhỏ.
 Khả năng khối tiểu cầu bị nhiễm khuẩn phụ thuộc vào loại và thời hạn
sử dụng của các sản phẩm tiểu cầu. Nghiên cứu của Ness P. và cộng sự (2001)
báo cáo một tỷ lệ nhiễm khuẩn của khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần
gấp 5 lần so với tiểu cầu gạn tách bằng máy từ một người hiến. Tỷ lệ tăng của
các bệnh nhiễm trùng liên quan đến truyền tiểu cầu, liên quan trực tiếp với
thời gian bảo quản của các đơn vị được truyền, chính vì vậy FDA đã yêu cầu
giảm thời gian bảo quản tiểu cầu từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Năm 2004
AABB đề xuất các tiêu chuẩn mới để giảm thiểu truyền các đơn vị tiểu cầu bị
nhiễm khuẩn, các ngân hàng máu hoặc dịch vụ truyền máu phải có phương
pháp để hạn chế và phát hiện nhiễm vi khuẩn trong tất cả các khối tiểu cầu
[8], [20].
 Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khối tiểu cầu, thường là kết quả của

nhiễm vi khuẩn từ da người hiến máu tại thời điểm lấy máu tĩnh mạch và ít
hơn từ người hiến máu bị nhiễm trùng không triệu chứng hoặc trong quá trình
điều chế. Một loạt các vi khuẩn có thể phát triển trong các sản phẩm tiểu cầu
và đạt đến mức độ nguy hiểm trong suốt thời gian bảo quản. Những vi khuẩn
này phần lớn gram dương là tác nhân gây bệnh của hệ vi sinh vật da, ví dụ tụ
cầu (staphylococci), corynebacteria, và các loài bacillus. Trong khi đó nhiễm
các vi khuẩn gram âm ít gặp hơn, kết quả hầu như gây tử vong [20].
1.3. Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng khối tiểu cầu
+ Nhiều tiến bộ công nghệ mới đã được áp dụng cho việc điều chế và
bảo quản khối tiểu cầu. Các xét nghiệm sau là một hướng dẫn để đánh giá
chất lượng khối tiểu cầu, mặc dù nó có thể không khả thi hoặc không thích
hợp để thực hiện trước khi đánh giá lâm sàng.


- 14 + Đánh giá số lượng và hình thái học của tiểu cầu [1], [9], [14] và các
chỉ tiêu sinh hoá của khối tiểu cầu trong ống nghiệm: đối với tiểu cầu bảo
quản các thử nghiệm trong ống nghiệm của tiểu cầu thường không tương quan
tốt với hiệu năng của tiểu cầu trong cơ thể. Tuy nhiên mức ATP, glucose,
lactate của khối tiểu cầu cung cấp một số dấu hiệu hoạt động của tiểu cầu
[14]. Sự sụt giảm SLTC với gia tăng lactate dehydrogenase trong môi trường
có thể được sử dụng như một thước đo của phá vỡ tế bào. Độ pH của khối
tiểu cầu trên 7,6 và dưới 6,2 vào cuối thời gian bảo quản tương quan với giảm
chức năng của tiểu cầu trong cơ thể [24], [26].
+ Các marker để xác định tiểu cầu hoạt hoá, tiểu cầu hoạt hoá có liên
quan đến biểu hiện kháng nguyên bề mặt GMP – 140 (P – selectin, CD 62),
GPIIb/IIIa… [12], [13], [14].
+ Chức năng tiểu cầu được đánh giá bằng độ ngưng tập tiểu cầu với
ADP, collagen, epinephrin… [12], [13].
+ Tỷ lệ sống của tiểu cầu trong tuần hoàn: kéo dài thời gian lưu hành
của tiểu cầu trong cơ thể, được thực hiện như một dấu hiệu của tiểu cầu không

bị hư hại chức năng. Kiểm tra thời gian lưu hành của tiểu cầu trong cơ thể
bằng cách đánh dấu đồng vị phóng xạ: ví dụ Cr151 [12].
+ Hiệu quả cầm máu trên lâm sàng: hiệu quả của truyền tiểu cầu trong
cơ thể được chứng minh là rất khó khăn để xác định. Trước đây thời gian máu
chảy được coi như là một thử nghiệm về hiệu quả của tiểu cầu, nhưng nhiều
nghiên cứu được công bố đã chứng minh thiếu sự tương quan giữa chảy máu
trong phẫu thuật và thời gian chảy máu, có sự thay đổi của thời gian chảy máu
ngay cả với một bệnh nhân duy nhất [3], [9]. Hiện nay để đánh giá hiệu quả
truyền tiểu cầu, người ta quan sát sự biến đổi của SLTC (thường >
20.000/mm3) sau khi truyền tiểu cầu. Tính chỉ số CCI (Corretecd Count
Increment) [9].


- 15 + CCI = [SLTC sau truyền (G/l) – SLTC trước truyền (G/l)] / SLTC
truyền vào (x1011) x Diện tích da (m2).
+ Khi CCI sau truyền 10 đến 60 phút ≥ 5000 truyền tiểu cầu có kết quả.
+


- 16 CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 118 người hiến tiểu cầu tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu.
*Tiêu chuẩn:
- Người hiến tiểu cầu độ tuổi từ 18 – 60 tuổi (nam) và 18 – 55 (nữ), có
đầy đủ các thông tin: giới, nghề nghiệp, nhóm máu, các chỉ số tế bào máu, số
lần hiến TC... trong hồ sơ lưu trữ.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019.

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại: Trung tâm Huyết học – Truyền máu
Hải Phòng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu.
- Nghiên cứu tiến cứu: Các chỉ số đặc điểm người hiến tiểu cầu và các
chỉ số tế bào máu, nhóm máu của người hiến tiểu cầu.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu toàn bộ người hiến tiểu cầu đủ tiêu chuẩn tại Trung tâm Huyết
học – Truyền máu Hải Phòng từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
*Đặc điểm người hiến tiểu cầu:
- Lập mẫu phiếu thu thập số liệu về cơ cấu người hiến tiểu cầu (NHTC).
- Dựa trên hồ sơ NHTC từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019 tại Trung tâm
Huyết học – Truyền máu Hải Phòng để thu thập thông tin về:


×