Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

CHUYÊN ĐỀ: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………..
TRƯỜNG THPT …………
--------------o 0 o---------------

TÊN CHUYÊN ĐỀ:

TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN
NGƯỜI THỰC HIỆN: ……….
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
BỘ MÔN: TIN HỌC
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT …………..

………. tháng 12 năm 2018


TIN HỌC 10 – CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH
CHUYÊN ĐỀ : TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP
( 5 tiết)
I. MỤC TIÊU
Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học lớp 10, chuyên đề “TỆP
VÀ QUẢN LÍ TỆP” gồm 5 tiết với các nội dung sau:
- Bài 11( 3 tiết): Tệp và quản lí tệp
- Bài tập và thực hành 5( 2 tiết): Thao tác với tệp và thư mục
Để thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, có thể thiết kế nội dung dạy học của chuyên đề thành bài học như
sau:
- Tên bài học: Tệp và quản lí tệp
- Vấn đề cần giải quyết trong bài học này là:
+ Tệp là gì? Tại sao phải có tệp? Các thao tác với tệp có những thao tác nào?
+ Thư mục là gì? Tại sao phải có thư mục? Các thao tác với thư mục gồm


những thao tác nào?
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp;
- Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục, đường dẫn;
- Hiểu các thao tác đối với tệp và thư mục.
b) Kỹ năng:
- Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn
- Đặt được tên tệp, thư mục trong hệ điều hành Windows
- Phân biệt được một số loại tệp và nhận biết được một số phần mềm để mở
tệp tương ứng

c) Thái độ:

2


- Tạo cho HS thêm niềm yêu thích, say mê, quản lí các hoạt động trong đời
sống một cách khoa học
- Biết cách đặt tên tệp khi thực hiện công việc trên máy tính một cách phù
hợp, khoa học, có lợi cho công việc cũng như học tập, giải trí.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải
pháp
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn.
- Năng lực làm việc cộng tác
- Năng lực trình bày thông tin.
- Năng lực thực hành: các thao tác với tệp/ thư mục và an toàn khi thực hành với
máy tính.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
- Bài giảng, máy tính, máy chiếu, giáo án, phiếu học tập,…
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp, đọc và tham khảo bài học trước ở nhà …
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
- Nội dung bài học được thiết kế gồm chuỗi hoạt động: Khởi động( Xuất phát) –
Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng và tìm tòi mở rộng.
- Hoạt động khởi động( xuất phát): bắt đầu với việc so sánh các quyển sách,
trong đó một hình ảnh thể hiện các quyển sách đang để lung tung, một hình ảnh các
quyển sách đã được xếp vào các ngăn gọn gàng. Từ đó nêu được nhu cầu cần thiết của
việc phải có tệp/ thư mục và cách tổ chức, quản lí tệp/ thư mục trong máy.
- Hoạt động hình thành kiến thức: lần lượt trang bị cho HS những hiểu biết về
têp/ thư mục, cách đặt tên, cách quản lí, sắp xếp, tìm kiếm tệp và thư mục một cách
khoa học, hiệu quả. Hs được yêu cầu vận dụng ngay các thao tác với têp/ thư mục vào
3


những tình huống cụ thể. Các hoạt động vận dụng trực tiếp này nhằm củng cố kiến
thức, kĩ năng ngay trong tiến trình bài học.
- Hoạt động luyện tập: Hs thực hành củng cố các kiến thức, kĩ năng thu được từ
hoạt động hình thành kiến thức.
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng: Hs tự tạo sản phẩm của riêng mình
phục vụ học tập và đời sống.
- Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Khởi động
(Xuất phát)

Hình thành kiến

thức
Luyện tập
Vận dụng – tìm
tòi – mở rộng

Hoạt động

Tên hoạt động
Tạo tình huống có vấn đề để HS nhận ra sự

Hoạt động 1

cần thiết phải có tệp/ thư mục và cách tổ
chức, quản lí tệp/ thư mục trong máy.

Hoạt động 2

Tệp ( file)

Hoạt động 3

Thư mục ( Directory/ Folder)

Hoạt động 4

Đường dẫn (Path)

Hoạt động 5

Thực hành


Hoạt động 6

Hướng dẫn thực hiện hoạt động vận dụng và
tìm tòi mở rộng ở nhà.

2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
2.1) Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
a) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu và thấy được sự cần thiết phải có tệp
trong đời sống xã hội.
b) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phát hiện
c) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, thảo luận nhóm.
d) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
e) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi từ đó có nhu cầu tìm hiểu về tệp/ thư mục.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
- GV cho HS xem 2 hình ảnh về thư viện,
trong đó một hình ảnh chưa được sắp xếp,
4

Hoạt động của HS


một hình ảnh đã được sắp xếp.
- HS quan sát và đưa ra trả
- Đặt câu hỏi:
lời( mong đợi):
+ Cách sắp xếp sách hay tài liệu như thế
+ Sách hay tài liệu ở hình 1 không
nào trong 2 hình?

được sắp xếp ngăn nắp. Còn ở hình
+ Nếu phải lấy ra một quyển sách, ví dụ là
2 thì được sắp xếp ngăn nắp.
Tin học 10, thì các em có nhận xét gì từ 2
+ Việc tìm sách theo ý muốn ở
hình?
hình 1 sẽ tốn thời gian, vất vả. Ở
hình 2 không mất thời gian, rất
nhanh.
- GV dẫn dắt: Như vậy, để tìm kiếm sách
hoặc tài liệu được nhanh, thư viện cần tổ - HS nghe
chức sắp xếp sách hoặc tài liệu thành từng
khu vực, giá, ngăn,.. Giả sử cô có rất nhiều tài
liệu, bài hát, video,.. được lưu trong máy tính.
Vậy cách lưu các tài liệu, bài hát, video,…
này trong máy tính như thế nào. Và máy tính
tổ chức chúng như thế nào để giúp chúng ta
có thể tìm kiếm nhanh nhất? Chúng ta cùng đi
tìm hiểu bài học
2.2) Hoạt động 2: Tìm hiểu tệp( file)
a) Mục tiêu:
- HS hiểu khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp.
- HS nhận biết được tên tệp đúng/sai trong một số hệ điều hành.
- HS phân loại được tệp dựa vào phần mở rộng của tên tệp và nhận biết được
một số phần mềm để mở tệp tương ứng.
b) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện
c) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
d) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
e) Sản phẩm:
- HS trình bày được khái niệm tệp, quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành MSDOS và WINDOWS.

5


- Đưa ra được các ví dụ về tên tệp đúng, tên tệp sai.
- Đưa ra được một số phần mở rộng được sử dụng với ý nghĩa riêng và phần
mềm ứng dụng tương ứng cho các phần mở rộng đó.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv phát phiếu câu hỏi.
(1) Tệp là gì? Cho ví dụ? (nhóm 1)
- HS làm việc với
(2) Quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành Ms-Dos? (nhóm
SGK, thảo luận
2)
nhóm.
(3) Quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành Windows? (nhóm
3)
(4) Em biết những phần mở rộng nào thường được sử dụng
với ý nghĩa riêng và ứng với phần mềm ứng dụng nào? (nhóm
4)
- Yêu cầu HS làm việc với SGK, trao đổi với bạn trong nhóm,
tìm hiểu trên máy tính về các nội dung trong phiếu câu hỏi ở
trên.
- Lần lượt từng
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo

nhóm lên báo cáo,
các nhóm khác nhận
xét và đánh giá.


- Gv tổng kết lại kiến thức( ghi cụ thể nội dung lên Slide)
1. Khái niệm tệp (file):
- Tệp, còn được gọi là tập tin (file) là tập hợp các thông tin - HS lắng nghe, ghi
ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ chép, cập nhật vào
sản phẩm học tập
điều hành quản lí. Mỗi tệp (file) có một tên để truy cập.
- Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng hệ điều của mình.
hành

6


Các tệp
2. Quy tắc đặt tên tệp
HĐH Windows
HĐH Ms-Dos
- Tên tệp: không quá 255 ký - Tên tệp: không quá 8 ký tự
tự gồm phần tên (name) và gồm phần tên (name) và
phần mở rộng( phần đuôi- phần mở rộng( phần đuôiExtension), được phân cách Extension), được phân cách
nhau bởi dấu chấm(.)

nhau bởi dấu chấm(.)

- Phần mở rộng có thể có - Phần mở rộng có thể có
hoặc không và được hệ điều hoặc không( nếu có không
hành dùng để phân loại tệp.

quá 3 kí tự) và được hệ điều


- Không dùng các ký tự đặc hành dùng để phân loại tệp.
biệt trong tên tệp như: \ / : * - Tên không chứa dấu cách.
?"<>|
- Ví dụ:
Baitaptin

banhang_1.xls

abc.doc

Lop10 a4.pas

quocca.mp3

ontap.zip

- Chú ý:
+ Tên tệp không phân biệt chữ hoa, chữ thường
+ Đặt tên tệp nên gợi nhớ đến nội dung, ý nghĩa của tệp
7


+ Nguyên tắc đặt tên tệp tin trong cùng một thư mục là
không được trùng nhau.
+ Ý nghĩa một số phần mở rộng:
*) PAS: Tệp chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập
trình PASCAL
*) JPG, BMP: Tệp dữ liệu ảnh
*) MP3, MP4, AVI : Tệp âm thanh
*) DOC: Tệp văn bản do hệ soạn thảo văn bản

Microsoft Word tạo ra
*) TXT : File văn bản truyền thống( khi chưa có Word)
*) PDF : đây là 1 dạng file văn bản rất hay gặp trên
mạng, nó chỉ có thể xem được nếu máy tính của bạn có cài
phần mềm Adobe Reader hay Foxit Reade
*) RAR, ZIP : đó là các file nén, cần phải có 1 phần mềm
giải nén như WinRAR, 7-ZIP,... để mở ra được
2.3) Hoạt động 3: Tìm hiểu thư mục ( Directory/ Folder)
a) Mục tiêu:
- HS hiểu khái niệm thư mục, cách đặt tên thư mục.
- HS nhận biết được chức năng của thư mục, cách tổ chức cây thư mục
b) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện
c) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
d) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
e) Sản phẩm:
- HS trình bày được khái niệm thư mục, cách đặt tên thư mục trong hệ điều
hành WINDOWS.
- Đưa ra được các ví dụ về tên thư mục, tạo được cây thư mục.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Gv phát phiếu câu hỏi:
- Hs làm việc với SGK
(1) Thư mục là gì? Cho ví dụ? (Nhóm 1)
(2) Có các loại thư mục nào? (Nhóm 2)
và thảo luận nhóm.
(3) Cách đặt tên thư mục? (Nhóm 3)
(4) Hãy tạo một cây thư mục? giải thích ? (Nhóm 4)

- Yêu cầu HS làm việc với SGK, trao đổi với bạn trong
8


nhóm, tìm hiểu trên máy tính về các nội dung trong phiếu
câu hỏi ở trên.
- Lần lượt từng nhóm
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo

lên báo cáo, các nhóm
khác nhận xét và đánh
giá.

9


- Gv tổng kết lại kiến thức( ghi cụ thể nội dung lên Slide)
1. Khái niệm thư mục( Directory/ folder)
- HS lắng nghe, ghi
- Folder là một phân vùng hình thức trên đĩa để việc lưu
chép, cập nhật vào sản
trữ các tập tin có hệ thống . Người sử dụng có thể phân
phẩm học tập của
một đĩa ra thành nhiều vùng riêng biệt, trong mỗi vùng có
mình.
thể là lưu trữ một phần mềm nào đó hoặc các tập tin riêng
của từng người sử dụng.
- Folder có thể chứa các thư mục khác tạo thành cấu trúc
cây thư mục


Thư mục

2. Đặt tên thư mục
- Mọi thư mục đều phải được đặt tên.
- Tên thư mục đặt theo quy cách đặt phần tên của tên
tệp.
- Trong một thư mục, không chứa hai thư mục con trùng
tên ở cùng cấp.
3. Các loại thư mục
- Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động, gọi là thư
mục gốc
- Trong mỗi thư mục, có thể tạo các thư mục khác, chúng
10


được gọi là thư mục con
- Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ
- Trong mỗi thư mục có thể chứa tệp tin và thư mục con.
→ Có thể hình dung cấu trúc cây thư mục như một cây,
mà mỗi thư mục là một cành, mỗi tệp là một lá. Lá phải
thuộc về một cành nào đó. Mỗi cành ngoài lá có thể có các
cành con.
4. Ví dụ về cây thư mục
D:\
Khoi 10
10A1.mp3
3
10A2.pas
Khoi 11
11B1.doc

11B2
Khoi 12

2.4) Hoạt động 4: Tìm hiểu đường dẫn (Path)
a) Mục tiêu:
- HS hiểu khái niệm đường dẫn.
- HS biết cách tạo đường dẫn đến một tệp/ thư mục nào đó.
11


b) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện
c) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
d) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
e) Sản phẩm:
- HS trình bày được khái niệm đường dẫn.
- HS lấy được các ví dụ và chỉ ra được đường dẫn đến tệp/ thư mục nào đó.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Gv phát phiếu câu hỏi:
- Hs làm việc với SGK
(1) Thế nào là đường dẫn? (Nhóm 1, 2)
(2) Hãy chỉ ra đường dẫn đến tệp 10A1.mp3 và đường và thảo luận nhóm.
dẫn đến thư mục 11B2 trong ví dụ tiết trước? ( Nhóm 3, 4)
- Yêu cầu HS làm việc với SGK, trao đổi với bạn trong
nhóm, tìm hiểu trên máy tính về các nội dung trong phiếu
câu hỏi ở trên.
- Lần lượt từng nhóm

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo

lên báo cáo, các nhóm
khác nhận xét và đánh
giá.

- Gv tổng kết lại kiến thức( ghi cụ thể nội dung lên Slide)
1. Khái niệm đường dẫn
- HS lắng nghe, ghi
- Đường dẫn là một chỉ dẫn dùng để xác định vị trí theo
chép, cập nhật vào sản
chiều từ thư mục gốc đến một thư mục con hoặc tệp tin cần
phẩm học tập của
thiết nào đó.
mình.
- Các thư mục và tệp tin được phân cách bởi kí tự “ \”
2. Cách chỉ ra đường dẫn
- Đường dẫn bao gồm:
[ tên ổ đĩa] \ < Thư mục 1> \ …. \ < Thư mục n> \ < tên
tệp tin>
- Ví dụ: D:\ Khoi 10 \ 10A1.mp3
D:\ Khoi 11 \ 11B2
C:\ PASCAL \ BAITAP \ BT2.PAS
12


Đường dẫn đến tệp
bt1.pas

2.5) Hoạt động 5: Thực hành

a) Mục tiêu:
- HS vận dụng các kiến thức đã thu được từ hoạt động 2, 3, 4 để luyện tập
củng cố kiến thức.
- HS thực hiện được một số thao tác với tệp/ thư mục.
- HS biết cách khởi động một chương trình đã cài đặt trong hệ thống.
b) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: rèn luyện kĩ năng làm việc với tệp/ thư mục.
c) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, thảo luận nhóm làm trực tiếp trên máy.
d) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
e) Sản phẩm: HS có được kết quả thực hành trên máy.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của

Hoạt động của Gv

Hs

- Yêu cầu Hs thực hiện bài tập và thực hành 5 trong SGK.
- Hướng dẫn Hs thực hành các thao tác với tệp/ thư mục:
1. Xem nội dung đĩa/ thư mục/ tệp.

- Cá nhân Hs thực

*) Cách xem nội dung của một ổ đĩa/ thư mục:

hành trên máy các
nội dung theo yêu

+ Kích hoạt vào biểu tượng My Computer (This PC) trên cầu bài tập và thực
màn hình.


hành 5 và theo
13


+ Kích đúp vào biểu tượng ổ đĩa/ thư mục muốn xem.

hướng dẫn của Gv
gồm các nội dung:
- Xem nội dung
đĩa/ thư mục/ tệp.

Kích đúp
thư mục

-

Tạo tệp/ thư

mục mới.

Kích đúp ổ đĩa
cần xem

- Đổi tên tệp/ thư
mục.
- Sao chép, di
chuyển, xóa têp/
thư mục.

*) Cách xem nội dung tệp:


- Windows thường gắn sẵn các phần mềm xử lí với từng loại - Tìm kiếm tệp/
tệp. Ví dụ: tệp có phần mở rộng .doc là tệp tài liệu của phần thư mục.
mềm Microsoft Word.
- Khởi động một
- Để xem nội dung têp chỉ cần nháy đúp vào tên tệp hay biểu số chương trình đã
tượng của tệp.
cài đặt sẵn.

14


Nháy đúp vào tên
tệp hoặc biểu
tượng của tệp

2. Tạo tệp/ thư mục mới.
*) Tạo thư mục mới:

 Mở thư mục hoặc ổ đĩa chứa thư mục tạo mới.
 Nháy nút chuột bên phải tại vùng trống trên cửa sổ. Chọn
New → Forder → Gõ tên → Enter.

*) Tạo tệp mới:

 Mở thư mục hoặc ổ đĩa chứa tệp tin tạo mới.
 Nháy nút chuột bên phải tại vùng trống trên cửa sổ. Chọn
15



New → chọn kiểu tệp( tương ứng với phần mềm) → Gõ tên →
Enter.

3. Đổi tên têp/ thư mục.
Cách 1:
- Nháy chuột vào tên tệp/thư mục;
- Nháy chuột vào tên một lần nữa;
- Gõ tên mới rồi nhấn phím Enter.
Cách 2
- Nháy phải chuột vào biểu tượng hoặc tên tệp/ thư mục.
- Chọn Rename
- Gõ tên mới rồi nhấn phím Enter.

16


4. Sao chép, di chuyển, xóa tệp/ thư nục.
a) Sao chép tệp/ thư mục:

 Chọn tệp cần sao chép
 Chọn Edit( Home)/ Copy (Ctrl + C)
 Chọn thư mục chứa thư mục sao chép
 Chọn Edit( Home)/ Paste (Ctrl + V)

b)Xoá tệp/ thư mục:
17


 Chọn tệp cần xoá
 Chọn Edit( Home)/ Delete hoặc nhấn tổ hợp phím Shift +

Delete.

c)Di chuyển tệp/thư mục:

 Chọn tệp/thư mục cần di chuyển;
 Trong bảng chọn Edit (Home)/Cut(Move to) hoặc(Ctrl + X)
 Nháy chuột chọn thư mục sẽ chứa tệp/thư mục cần chuyển
tới;

 Trong bảng chọn Edit (Home)/Paste. (Ctrl + V)

18


5. Tìm kiếm tệp/ thư mục.
- Kích hoạt biểu tượng My Computer( This PC);
- Nháy vào nút Search trên thanh công cụ để mở hộp thoại
tìm kiếm;
- Trong hộp thoại chọn All files and folders;
- Nhập tên tệp/thư mụccần tìm vào ô All or part of the file
name;
- Chọn nút Search để tìm.

Nhập tên
tệp/ thư
mục cần
tìm

6. Khởi động chương trình.
- Nếu chương trình đã có biểu tượng trên màn hình thì nháy

đúp chuột vào biểu tượng tương ứng.
- Nếu chương trình không có biểu tượng trên màn hình thì
19


thực hiện theo các bước sau:
+ Nháy chuột vào nút Start (ở góc trái bên dưới màn hình)
+ Nháy chuột vào mục Programs( hoặcAll Programs ) để mở
bảng chọn chương trình;
+ Nháy chuột vào mục hoặc tên chương trình ở bảng chọn
chương

trình.

Một

số

chương

trình

như

Disk

Cleanup( dọndẹpđĩa), System Restore (khôi phục hệ thống), ...
được cài đặt trong thư mục Accessories / System Tools.

Các chương trình


Nút Start

2.6) Vận dụng, tìm tòi mở rộng( Hướng dẫn về nhà):
a) Mục tiêu:
- HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác
với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: rèn luyện kĩ năng làm việc với tệp/ thư mục.
c) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, thảo luận nhóm ở ngoài lớp học.
d) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
20


e) Sản phẩm: HS có được bài tập tự làm và báo cáo kết quả mình làm được( gửi
qua mail cho Gv).
Nội dung hoạt động
Hoạt động của Gv

Hoạt động của Hs

- Thực hiện câu hỏi và bài tập để tự tìm - Hs thực hiện làm câu hỏi và bài tập
hiểu ở ngoài lớp học:
theo yêu cầu của Gv.
1. Yêu cầu Hs trả lời và làm câu hỏi: 3, - Nộp kết quả cho Gv vào mail.
4, 5, 6 sau bài học trong SGK.
2. Tự tạo cây thư mục cho riêng mình để
quản lí việc học tập và cuộc sống.
IV. MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Nội


Câu hỏi/

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

dung

bài tập

(Mô tả yêu

(Mô tả yêu

thấp (Mô tả cao (Mô tả

cầu cần đạt)

cầu cần đạt)

yêu cầu cần yêu cầu cần
đạt)

1. Tệp

Câu hỏi/

Hs nhận biết


Hs giải thích

(File)

bài tập

được khái

được tệp được

định

niện tệp tin

lưu ở đâu,

tính( trắc

Vận dụng

đạt)

thành phần

nghiệm)
Câu hỏi/

nào quản lí.
Hs nhận ra tên Hs giải thích


Hs đặt được

bài tập

tệp đúng, tên

được một số

tên tệp phù

định

tệp sai trong

phần mở rộng

hợp với nội

lượng( trắ

từng hệ điều

ứng với hệ

dung ý

c nghiệm)

hành cụ thể


điều hành

nghĩa của

Bài tập

tương ứng
Xem được nội Hs đặt được
21

tệp
Tạo được

Hs đặt được


thực hành

dung của tệp

tên tệp theo

một số loại

tên tệp đúng

theo yêu cầu

quy định của


tệp mà hệ

khi làm việc

từng hệ điều

điều hành hỗ với các phần

hành

trợ

mềm ứng
dụng khác.

2. Thư
mục
(Folder
)

Câu hỏi/

Hs nhận biết

Hs giải thích

bài tập

được khái


được thư mục

định

niệm thư mục

được lưu ở

tính( trắc

đâu, thành

nghiệm)

phần nào quản

Câu hỏi/

lí.
Hs nhận ra tên Hs giải thích

Hs nhận ra

bài tập

thư mục đúng, được các loại

từng loại thư


định

tên thư mục

thư mục có

mục đang

lượng( trắ

sai trong từng

trong máy

được sử

c nghiệm)

hệ điều hành

tính

dụng trong

Bài tập

cụ thể
Xem được nội Hs tạo được

máy

Tạo được

Tạo được

thực hành

dung của thư

từng loại thư

một cây thư

một cây thư

mục theo yêu

mục theo khái mục đơn

mục mới

cầu

niệm

giản có từ 3

trong máy

cấp trong


phục vụ cho

máy

việc học tập
và cuộc
sống của
mình

3.
Đường

Câu hỏi/

Hs nhận biết

bài tập

được khái

dẫn( Pa định

niện đường
22


th)

tính( trắc


dẫn

nghiệm)
Câu hỏi/

Hs nhận ra

Hs giải thích

bài tập

đường dẫn

được đường

định

đúng, đường

dẫn bắt đầu từ

lượng( trắ

dẫn sai trong

đâu và đi đến

c nghiệm)

từng hệ điều


đâu

Bài tập

hành cụ thể
Xem được nội Hs chỉ ra

Hs chỉ ra

thực hành

dung của tệp,

được đường

được đường

thư mục theo

dẫn đến tệp/

dẫn đến tệp/

đường dẫn đã

thư mục đang

thư mục


chỉ

có trong máy

trong cây
thư mục của
chính mình
đã tạo trong
máy

4. Thực Câu hỏi/

Hs nhận biết

Hs sắp xếp

hành –

bài tập

được các

được đúng

định

bước khi thực

các bước theo


thao tác tính( trắc

hiện các thao

thứ tự khi

với tệp

tác với tệp/

thực hiện các

thư mục

thao tác với

Câu hỏi/

Hs nhận ra

tệp/ thư mục
Hs thực hiện

Hs thực hiện

bài tập

các bước khi

đúng các


đúng các

định

thực hiện các

bước khi thực

bước khi

lượng( trắ

thao tác với

hiện các thao

thực hiện

c nghiệm)

tệp/ thư mục

tác với tệp/

các thao tác

Các

nghiệm)


và thư
mục

23


là đúng hay

thư mục

sai

với tệp/ thư
mục trong
tình huống

Bài tập

Hs thực hiện

Hs thực hiện

cụ thể
Hs thực hiện Hs thực hiện

thực hành

được đúng


được các thao

được các

được các

các thao tác

tác với tệp/

thao tác với

thao tác với

với tệp/ thư

thư mục với

tệp/ thư mục nội dung

mục

nhiều các

với nhiều

tệp/ thư mục

cách khác


các cách

với nhiều

nhau

khác nhau

các cách

trên các hệ

khác nhau

điều hành

trên các trên

khác nhau

các phần
mềm ứng
dụng, hệ
điều hành
khác nhau

MÃ CÂU HỎI CỦA BẢNG THAM CHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Nội

Câu hỏi/ bài


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

dung

tập

(Mô tả yêu

(Mô tả yêu

(Mô tả yêu cầu

(Mô tả yêu cầu

cầu cần đạt)

cầu cần đạt)

cần đạt)

cần đạt)

ND1.ĐT.NB.*


ND1.ĐT.TH.*

ND1.ĐL.NB.*

ND1.ĐL.TH.*

ND1.ĐL.VDT.*

ND1.TH.NB.*

ND1.TH.TH.*

ND1.TH.VDT.*

Câu hỏi/ bài

1. Tệp
(File)

tập định tính
Câu hỏi/ bài
tập định
lượng
Bài tập thực
hành

24

ND1.TH.VDC.

*


Câu hỏi/ bài
2. Thư
mục

tập định tính
Câu hỏi/ bài
tập định

(Folder)

lượng
Bài tập thực
hành
Câu hỏi/ bài

3.
Đường
dẫn( Pat

tập định tính
Câu hỏi/ bài
tập định

h)

lượng
Bài tập thực


4. Thực

hành
Câu hỏi/ bài

hành –
Các thao
tác với
tệp và
thư mục

tập định tính
Câu hỏi/ bài
tập định
lượng
Bài tập thực
hành

ND2.ĐT.NB.*

ND2.ĐT.TH.*

ND2.ĐL.NB.*

ND2.ĐL.TH.*

ND2.ĐL.VDT.*

ND2.TH.NB.*


ND2.TH.TH.*

ND2.TH.VDT.*

ND2.TH.VDC.
*

ND3.ĐT.NB.*

ND3.ĐL.NB.*

ND3.ĐL.TH.*

ND3.TH.NB.*

ND3.TH.TH.*

ND4.ĐT.NB.*

ND4.ĐT.TH.*

ND4.ĐL.NB.*

ND4.ĐL.TH.*

ND4.ĐL.VDT.*

ND4.TH.NB.*


ND4.TH.TH.*

ND4.TH.VDT.*

ND3.TH.VDT.*

ND4.TH.VDC.
*

V. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG 1: Tệp( File)
ND1.ĐT.NB.Câu 1:Tệp tin có nghĩa là:
A) Một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài
B) Một trang web
C) Một ổ đĩa trong máy tính
D) Một gói tin
ND1.ĐT.TH.Câu 1: Tệp tin được lưu trữ ở:
A) Bộ nhớ trong
B) Màn hình máy tính( Desktop)
C) Bộ nhớ ngoài
D) Trang web.
ND1.ĐT.TH.Câu 2: Tệp tin được quản lí bởi:
A) Phần mềm tương ứng với tệp tin đó.
C) Con người.

25

B) Hệ điều hành.
D) My Computer( hoặc This PC)



×