LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
SỰ THAY ĐỔI
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Nhóm biên soạn
Học viện Quản lý giáo dục
MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Giúp người học sau khi tìm hiểu chuyên đề:
Nhận biết và lý giải được tính cần thiết của sự thay đổi,
lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông phù
hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều sự thay
đổi..
Vận dụng được những kiến thức cơ bản về lãnh đạo và
quản lý sự thay đổi vào việc đề xuất các giải pháp đổi
mới trên cơ sở thực tiễn trường phổ thông nơi mình
đang công tác.
Có được niềm tin và quyết tâm thay đổi để phát triển
nhà trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi
1.1.Thay đổi là gì?
1.2. Sự cần thiết phải lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường
phổ thông
1.3. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông
1.4. Những mục tiêu của sự thay đổi
1.5. Bảy bước thay đổi
1.6.Một số thay đổi cơ bản để phát triển nhà trường phổ thông
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2. Hoạch định sự thay đổi trường phổ thông
2.1. Dự báo sự thay đổi
2.2. Xác định các mục tiêu thay đổi
2.3. Xác định nhu cầu thay đổi
2.4. Xác định kế hoạch thay đổi
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
3. Tổ chức thực hiện sự thay đổi trường phổ thông
3.1. Xây dựng các bước thực hiện
3.2. Lựa chọn, sử dụng cán bộ phù hợp thực hiện sự thay
đổi
3.3. Phân công trách nhiệm
4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch thay đổi
5. Củng cố sự thay đổi
5.1. Kiểm định và đánh giá kết quả thay đổi
5.2. Sáu nhân tố cần xem xét khi lựa chọn cách tiếp cận
việc đánh giá chất lượng và năng lực thay đổi của các trường.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về sự thay đổi trường PT Việt
Nam hiện nay (1,5 tiết)
Hoạt động 2
: Hiệu trường cần làm những việc gì để
lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường PT(3,5 tiết)
Hoạt động 3 (trọng tâm): Hiệu trường cần làm như
thế nào để lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường PT
(3,5 tiết).
Hình ảnh về sự thay đổi
Bana xưa
Bana nay
Văn miếu xưa
Văn miếu nay
Hình ảnh về sự thay đổi
Thành Hà nội xưa Thành Hà nội nay
Dạy học xưa và nay
Phim ngắn
Mời các Đ/c xem Phim ngắn về sự thay đổi.
Singapore Ngày xưa
Singapo ngày nay
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi
- một số vấn đề chung
1. Thay đổi là gì?
Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động
qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong
và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự
vật hiện tượng nào.
Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng
và cơ cấu
Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau
Các mức độ thay đổi
+/Cải tiến (improvement) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố
nào đó của sự vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi
về bản chất.
+/ Đổi mới
(Innovation)
là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy
sinh sự vật mới; còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi về bản
chất của sự vật.
+/ Cải cách
(Reform)
là loại bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật
thành cái mới có thể phù hợp với tình hình khách quan; là sự
thay đổi về bản chất nhưng toàn diện và triệt để hơn so với đổi
mới.
+/Cách mạng
(Revolution)
là sự thay đổi trọng đại, biến đổi
tận gốc; là sự thay đổi căn bản
Câu chuyện về sự thay đổi thỏ và cà rốt
Tại sao phải thay đổi?
Để giữ thế cân bằng và phát triển – tổ chức
Tạo ra cơ hội để làm phong phú con đường
sự nghiệp và cuộc sống – cá nhân
Hãy đón nhận sự thay đổi
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi và một số vấn đề chung
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi và một số vấn đề chung
.2.Sự cần thiết phải lãnh đạo quản lý sự thay đổi trường
phổ thông
Nguyên nhân của sự thay đổi
Về xã hội: nhiều thay đổi, XH không ngừng phát triển,
nhu cầu học tập tăng, nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH,
HĐH…
Về kinh tế: toàn cầu hoá, kinh tế thị trường, kinh tế tri
thức phát triển đa dạng…
Về công nghệ: IT phát triển mạnh mẽ, internet; mobile
phone…
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi và một số vấn đề chung
Nhận biết thay đổi từ đâu?
Từ bên trong
Thay đổi lớn thường xuất phát từ cấp cao nhất
Từ đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm mới
Cách thức quản lý
Chất lượng sản phẩm…
Từ môi trường xung quanh
Pháp lý
Xã hội
Văn hóa
Khách hàng
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi và một số vấn đề chung
Pháp lý:
1.Qui định về phân cấp quản lý, tự chủ trong quản lý
2.Ban hành chương trình sách giáo khoa
3.Qui định mới về thi cử, kiểm định, đánh giá…
Xã hội
1.Phát triển nhanh
2.Tăng khả năng đầu tư cho giáo dục….
Khách hàng
1.Đòi hỏi chất lượng giáo dục
2.Tạo ra nhiều đơn đặt hàng mới cho GD
3.Ý kiến đóng góp của khách hàng…
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi và một số vấn đề chung
Phân loại sự thay đổi
Theo tốc độ thay đổi
Thay đổi từ từ: tái cấu trúc,…
Thay đổi tức thì: chính sách an toàn…
Theo vị trí thay đổi
Thay đổi từ bên trong tổ chức/ nhà trường
Thay đổi từ bên ngoài tổ chức/ nhà trường
Theo mức thay đổi
Thay đổi một phần
Thay đổi toàn diện…
xem video: Đường ống nước
Chúng ta cùng xem phim
và cùng ngẫm về nội dung của bộ phim
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự thay đổi ở
trường PT Việt Nam hiện nay
Một số định hướng tìm hiểu
Môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường của bạn như
thế nào đối với sự thay đổi?
Mặt mạnh, mặt yếu của trường bạn là gì?
Bạn đã đọc được những tài liệu nào về sự thay đổi trường phổ
thông?
Bạn đã nhìn thấy và hiểu rõ sự thay đổi chưa?
Bạn có phải là người rất tích cực trong sự thay đổi trường PT
hay không?
Kiến nghị của bạn đối với các cấp LĐ-QL có liên quan và các
kiến nghị khác
Hoạt động cá nhân & hoạt động nhóm
Mỗi người có 10 phút
1. Hãy viết ra 3 mong đợi của bạn về sự thay đổi trường PT
2. Bạn hãy nêu 3 thuận lợi, 3 khó khăn từ bên trong và 3
thuận lợi , 3 khó khăn từ bên ngoài đối với quản lý lãnh
đạo sự thay đổi nhà trường phổ thông (3 điểm mạnh, 3
điểm yếu, 3 cơ hội, 3 thách thức)
3. Bạn hãy đề xuất 3 mục tiêu quản lý và lãnh đạo sự thay
đổi trường phổ thông
Thảo luận theo nhóm 20 phút đưa ra những điểm chung
+/ Trình bày tóm tắt ý kiến của nhóm
(mỗi nhóm 3-5 phút)
+/ Kết luận
THU GIAN
Mất tiền.
4 người vào uống cafe hết 25 ngàn đồng. 3 người mỗi người trả
10ngàn đồng. Chủ quán trả lại 5 ngàn. 3 người cầm lại 1 ngàn.
Người không trả tiền cầm 2 ngàn đồng. Bỗng một người thốt lên.
Chủ quán trả thiếu tiền. Này nhé:
9 x 3 +2 = 29. Vậy 1 ngàn mất đi đâu?
Vài phút Khởi động
"sao bảo nó không đến?"
Đảo các từ và sử dụng các dấu câu để tạo thành câu
mới có nghĩa.
Trong 5 phút , Đội nào đưa ra được nhiều kết quả hơn
sẽ thắng.
Các mục tiêu của việc thay đổi trường PT
Quy trình thay đổi nên được bắt đầu với những tuyên bố rõ
ràng và chi tiết về các mục tiêu mà trường bạn muốn vươn tới.
Các mục tiêu này nên được trình bày trong bối cảnh tình hình
thực tế và liên quan với mục đích chung của tổ chức/ nhà
trường. Điều này yêu cầu hoạt động thông tin và giao tiếp nội bộ
phải được đảm bảo thông suốt để toàn bộ thành viên của
trường đều chắc chắn rằng trường bạn đang đi đúng hướng,
đồng thời các mục tiêu lớn của tổ chức/ nhà trường không mâu
thuẫn với nhu cầu của các thành viên.
Các mục tiêu của việc thay đổi trường PT
Việc lãnh đạo và quản lý trường PT phải hướng tới:
Lấy hoạt động học tập của học sinh làm chính yếu
Đưa ra một chương trình học tập phong phú và bổ ích
Thúc đẩy việc học tập của học sinh
Có bầu không khí nhà trường thân thiện và tích cực
Nuôi dưỡng, cổ vũ những mối quan hệ tương tác mang tính
đồng nghiệp
Quan tâm phát triển một cách qui mô
Ủng hộ, cổ vũ cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
Cuốn hút phụ huynh và cộng đồng tham gia
1)Thay đổi là một điều gì đó bất thường, một sự phá vỡ những
thông lệ thường ngày. Khi thay đổi xuất hiện, chúng ta phải tìm
cách đối phó với nó. Chúng ta chỉ có thể trở về trạng thái bình
thường một khi chúng ta đã vượt qua được thay đổi đó
2 ) Thay đổi luôn diễn ra quanh ta . Thay đổi có thể tiến qua
một loạt các bước nhảy. Nhưng ta phải sống với sự thay đổi liên
tục. Trạng thái bình thường là tình trạng của ngày hôm nay. Nếu
ngày hôm nay chúng ta cố quay lại cách suy nghĩ của ngày hôm
qua chúng ta sẽ rơi vào tình trạng khó khăn
bị động
vật lộn với thay đổi
lẽ tất yếu
cần tạo thói quen với sự thay đổi
Bạn sẽ chọn quan điểm nào? tại sao?
Đ/c hãy điền ý kiến của mình vào phiếu hỏi.
Phiếu TEST
1 - Bạn hài lòng với các ý tưởng đề xuất
2 - Bạn khó chịu với những người dưới quyền thích đổi mới
3 - Bạn gắn bó với truyền thống nhà trường
4 - Bạn e ngại với những thay đổi
5 - Bạn luôn thấy cần có sự thay đổi
6 - Bạn thích môi trường ngăn nắp không có sự thay đổi
7 - Bạn cho phép người dưới quyền thoải mái phát biểu ý kiến của mình.
8 - Khuyến khích cấp dưới mạnh dạn
9- Trân trọng sự sáng tạo của nhân viên cấp dưới
10- Bạn hay thỏa mãn với chính mình
11- Sẵn sàng làm điều mà mính cảm thấy cần thiết
12- Bạn thấy nhiều người khác sáng tạo hơn mình
13 - Bạn hay để lỡ cơ hội.
14 - Bạn cảm thấy hỗ thẹn khi phạm sai lầm
15- Bạn bó qua cách làm nếu chưa chắc chăn kết quả
16 - Bạn tuân thủ các chỉ tiêu phấn đấu
17 - Bạn gặp lúng túng khi đề xuất ý tưởng mới
18 - Bạn khuyến khích giải pháp độc đáo
19- Bạ hài lòng với phương châm: Thất bại là mẹ thành công
20 - Bạn không ưa sự thiếu chắc chắn.