Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

CHUYÊN ĐỀ: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 31 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 11.
Thời lượng dự kiến: 03 tiết.
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
- Liên Minh Châu Âu là một tổ chức kinh tế lớn trên thế giới tác giả liên kết và cấu trúc lại
nội dung kiến thức trong các bài học thành một chuyên đề về Liên minh châu âu (EU), hợp lí hơn,
logic hơn để dễ hiểu hơn.
- Thực hiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng hình
thành năng lực cho người học.
2. Mục tiêu
Sau khi tìm hiểu chuyên đề HS đạt được
2.1. Kiến thức.
- Trình bày được sự hình thành và phát triển, mục tiêu, thể chế hoạt động của liên minh
châu Âu (EU).
- Phân tích được nội dung và lợi ích của thị trường chung châu Âu: tự do lưu thông và sử
dụng đồng tiền chung Ơ-rô.
- Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết của các nước thành viên EU đã đem lại những
lợi ích kinh tế to lớn.
- Trình bày được nội dung của liên kết vùng và nêu được một số lợi ích của liên kết vùng ở
châu Âu.
- Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới : trung tâm kinh tế và tổ chức
thương mại hàng đầu thế giới.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2.2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Phân tích sơ đồ trong SGK.
- Phân tích bảng số liệu thống kê và biểu đồ trong SGK
2.3. Thái độ
- Hình thành tính tư duy, sự cần cù trong học tập, nâng cao khả năng hợp tác, liên kết trong
học tập và cuộc sống


- Nhận thức được vai trò, vị trí của EU trong nền kinh tế thế giới và mối quan hệ hợp tác
nhiều mặt giữa EU và Việt Nam.
2.4. Năng lực định hướng hình thành
- Vận dụng, liên hệ kiến thức địa lí đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí, video clip, số liệu thống kê; năng lực
sử dụng công nghệ, thông tin và truyền thông.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn
đề phát sinh trong học tập và đời sống.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
3. Đối tượng
- Học sinh lớp 11 ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học sinh giỏi.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu
2. EU – hợp tác, liên kết để cùng phát triển.
3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
Tác giả cấu trúc lại vì để giải thích nguyên nhân vì sao EU là tổ chức kinh tế hàng đầu trên
thế giới là do Eu đạt được nội dung tự do lưu thông và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu nên tác
giả đưa nội dung của hợp tác, liên kết trong EU lên trước.
Có thể dự kiến thời gian như sau:
1


Tiết
1

Nội dung chủ đề
Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu

2

3

EU – hợp tác, liên kết để cùng phát triển.
Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
1.Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội
Vận dụng
dung/Chủ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cao
đề/chuẩn
Quá trình Trình bày được mục Phân tích được lí do Sử dụng bản đồ để
hình thành đích, thể chế hoạt hình thành EU.
phân tích được quá

phát động của EU.
trình hình thành và
triển
của - Ghi nhớ một số địa
phát triển của EU.
liên
minh danh.
châu Âu
Hợp tác, Nêu được biểu hiện Nắm được ý nghĩa Sử dụng bản đồ để
Giải thích
liên

kết của mối liên kết toàn của việc hình thành phân tích liên kết được một số
trong EU
diện giữa các nước thị trường chung vùng ở châu Âu.
vấn đề hiện
trong EU.
châu Âu.
nay của Liên
minh
châu
Âu.

Vị thế của
EU trong
nền kinh tế
thế giới

Phân tích được vai
trò của EU trong
nền kinh tế thế
giới : trung tâm
kinh tế và tổ chức
thương mại hàng
đầu thế giới.

Phân tích số liệu, tư
liệu để thấy được ý
nghĩa của EU thống
nhất, vai trò của EU
trong nền kinh tế
thế giới .


Phân tích
được mối
quan hệ hợp
tác giữa Eu
với Việt Nam

Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực
xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,…..
2. Câu hỏi và bài tâp
2.1.Câu hỏi trắc nghiệm
2.1.1.Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Liên minh châu Âu (EU) ra đời vào năm nào?
A.1981
C.1958
B.1957
D.1993
Câu 2. Nối các nội dung trong bảng cho đúng:
1. Tự do di chuyển
A. Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước
EU khác không phải nộp thuế
2. Tự do lưu thông dịch vụ
B. Một người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi nơi
trên nước Pháp như người Pháp
3.Tự do lưu thông hàng hóa
C.Một công ti vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một
hợp đồng ở Đức mà không cần xin phép chính

quyền Đức
2


4. Tự do lưu thông tiền vốn

D. Một người Bồ Đào Nha có thể dễ dàng mở tài
khoản tại các nước EU khác

Hướng dẫn: 1 – B; 2 – C; 3 – A; 4 - D
Câu 3: Chọn nội dung thể hiện mục đích của liên minh châu Âu ( EU)
A.Xây dựng và phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền vốn được tự
do lưu thông
B.Chỉ thực hiện tự do lưu thông trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ
C.Tăng cường hợp tác liên kết về kinh tế, luật pháp
D.Tăng cường tính độc lập của các nước thành viên
E.Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và đối ngoại
Hướng dẫn: Đáp án đúng: A, C, E
Câu 4. Liên minh Châu Âu chính thức ra đời từ năm
A. 1951.
B. 1957.
C. 1967.
D. 1993.
Câu 6. Tổng số các nước thành viên của EU hiện nay (năm 2007) là
A. 25.
B. 26.
C. 27.
D. 28.
Câu 5. Nước gia nhập EU năm 2007 là
A. Rumani, Anbani.

B. Anbani, Bungari.
C. Bungari, Rumani.
D. Rumani, Italia.
Câu 6. EU đã thiết lập thị trường chung từ ngày 1 tháng 1 năm
A. 1993.
B. 1994.
C. 1995.
D. 1996.
Câu 7. Các thành viên trong thị trường chung châu Âu được đảm bảo tự do lưu thông
A. dịch vụ.
B. hàng hóa.
C. tiền vốn.
D. tất cả.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng tăng cường.
C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với bên ngoài khối.
D. Sản phẩm của mỗi nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng tăng cường.
C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với bên ngoài khối.
D. Sản phẩm của mỗi nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.
Câu 10. Tự do di chuyển bao gồm tự do:
A. cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
B. đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
C. đi lại, cư trú, chọn nơi làm việc.
D. đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.
Câu 11. Tự do lưu thông hàng hóa là
A. tự do đi lại, cư trú, chọn nơi làm việc.

B. tự do với các dịch vụ vận tải, du lịch.
C. bãi bỏ các hạn chế với giao dịch thanh toán.
D. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 12. Tự do di chuyển trong EU không bao gồm tự do
A. đi lại.
B. cư trú.
C. chọn nơi làm việc.
D. thông tin liên lạc.
Câu 13. Tự do lưu thông dịch vụ trong EU không bao gồm tự do đối với các dịch vụ
A. giao thông vận tải.
B. thông tin liên lạc.
C. chọn nơi làm việc.
D. ngân hàng, du lịch.
Câu 14. Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc
A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán.
B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất.
C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác.
D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước.
Câu 15. Đồng tiền chung châu Âu chính thức đưa vào giao dịch từ năm
A. 1997.
B. 1998.
C. 1999.
D. 2000.
3


Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng với thương mại của EU?
A. Kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
B. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
C. EU không cổ động cho buôn bán thế giới.

D. Các nước đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan buôn bán với nhau.
Câu 17. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tác dụng của sử dụng đồng tiền chung châu Âu?
1) Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
2) Xóa bỏ rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước.
3) Tạo thuận lợi cho chuyển giao vốn trong EU.
4) Đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18. Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp hàng không E-bớt gồm:
A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức.
C. Đức, Anh Pháp.
D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Câu 19. Liên kết vùng EU là thuật ngữ để chỉ một khu vực
A. biên giới giữa các nước của EU.
B. nằm giữa mỗi nước của EU.
C. nằm ngoài EU.
D. không thuộc EU.
Câu 20. Phát triển liên kết vùng ở châu Âu không nhằm chủ yếu vào việc thực hiện các họat động
liên kết về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. văn hóa.
Câu 21. Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng?
A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
B. Xuất bản tạp chí với nhiều thứ tiếng.
C. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.

D. Tổ chức các hoạt động chính trị.
Câu 22. Phát triển liên kết cùng ở châu Âu không nhằm mục đích chủ yếu vào việc thực hiện các
hoạt động về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. văn hóa.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?
A. Nằm ở khu vực biên giới của Hà Lan, Đức, Bỉ.
B. Có các con đường xuyên qua biên giới các nước.
C. Khu vực tự do về hàng hóa, công việc, đi lại.
D. Có ngôn ngữ riêng dùng chung cho cả ba nước.
2.1.2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
B. Là trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
D. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 2. Các nước nào sau đây chưa gia nhập EU?
A. Anh, Pháp.
B. Pháp, Đức.
C. Đức, Na Uy.
D. Na Uy, Thụy Sĩ.
Câu 3. Cơ quan nào sau đây dự thảo nghị quyết về các vấn đề của EU?
A. Ủy ban liên minh châu Âu.
B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 4. Cơ quan nào sau đây kiểm tra các quyết định của các ủy ban EU?
A. Cơ quan kiểm toán.

B. Hội đồng bộ trưởng.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 5. Cơ quan nào sau đây quyết định các dự thảo nghị quyết của Ủy ban Liên minh châu Âu?
A. Cơ quan kiểm toán.
B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 6. Cơ quan nào sau đây tham vấn các quyết định của Hội đồng bộ trưởng EU?
A. Cơ quan kiểm toán.
B. Ủy ban Liên minh châu Âu.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
4


A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
B. Là trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
D. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 8. Năm 2004, so với Hoa Kì, EU có
A. dân số nhỏ hơn.
B. GDP lớn hơn.
C. tỉ trọng xuất khẩu trong GDP nhỏ hơn.
D. tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới nhỏ hơn.
Câu 9. Số liệu nào sau đây không đúng với vai trò của EU trên thế giới (năm 2004)?
A. 7,1% dân số.
B. 2,2% diện tích.
C. 31% GDP.

D. 29% tiêu thụ năng lượng của thế giới.
Câu 10. EU không phải là
A. trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
B. có sự phát triển kinh tế chênh lêch giữa các nước.
C. là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
D. có tất cả các nước ở châu Âu tham gia.
Câu 11. Điểm nào sau đây không đúng với thương mại của EU?
A. Kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
B. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
C. EU không cổ động cho tự do buôn bán thế giới.
D. Các nước dỡ bỏ hàng rào thuế quan khi buôn bán với nhau.
2.1.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1
Tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới, năm 2004 ( Đơn vị %)

Các nước, khu vực

GDP

Dân số

EU

31,0

7,1

Hoa Kì

28,5


4,6

Nhật Bản

11,3

2,0

Trung Quốc

4,0

20,3

Ấn Độ

1,7

17,0

Các nước còn lại

23,5

49,0

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới, năm
2004?
A. Tròn.

B. Miền.
C. Cột ghép.
D. Đường.
Câu 2. Hoạt động nào không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?
A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E-bớt.
B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ.
C. Dùng đồng tiền chung của EU.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
Câu 3. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về EU?
1) Tạo ra thị trường chung lưu thông nhiều mặt.
2) Sử dụng cùng đồng tiền chung Ơ-rô.
3) Là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
4) Trình độ phát triển giữa các nước chênh lệch.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với EU từ khi thành lập đến nay?
A. Là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
B. Có sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước.
C. Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
D. Có tất cả các nước ở châu Âu tham gia.
Câu 5. Năm 2016, nước nào sau đây ra quyết định rời khỏi EU?
5


A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Thụy Điển.

Câu 6. Nước nằm giữa châu Âu nhưng chưa gia nhập EU là
A. Thụy Sĩ.
B. Ai Len.
C. Na uy.
D. Bỉ.
Câu 7. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của EU?
A. Kinh tế.
B. Luật pháp.
C. Nội vụ.
D. Chính trị.
2.1.4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Những nhân tố nào tạo nên vị thế của EU?
A. Sự hợp tác, sức mạnh kinh tế, chính trị.
B. Sự đoàn kết.
C. Sự hợp tác.
D. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Câu 2: Vì sao Anh rời khỏi EU
A. Gánh nặng của Eu đối với Anh, tránh khỏi sự giàng buộc một số chính sách.
B. Thiếu vốn.
C. Thiếu kỹ thuật.
D. Gánh nặng của Eu đối với Anh.
2.2.Câu hỏi tự luận
2.1.1.Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Hãy chọn các từ sau: "tiền vốn; kinh tế; an ninh; hàng hóa; tự do" điền từ thích hợp vào chỗ
trống để làm rõ mục tiêu của Liên minh châu Âu.
Xây dựng và phát triển Liên minh châu Âu nhằm "xây dựng, phát triển một khu vực được
(a)............................lưu thông về (b)........................., dịch vụ, con người, (c)...........................;
đồng thời tăng cường hợp tác, liên kết về (d).............................., luật pháp, nội vụ,
(e)................................và đối ngoại giữa các nước thành viên."
Mức độ nhận thức: nhận biết

Hướng dẫn trả lời
Các từ cần điền là: (a) tự do; (b) hàng hóa; (c) tiền vốn; (d) kinh tế; (e) an ninh
2.1.2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Phân tích lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông của EU
Hướng dẫn:
-Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế của EU
-Thực hiện chung chính sách thương mại đối với các nước ngoài EU(lợi ích nội khối)
-Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU
Câu 2. Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung Ơ –rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?
Hướng dẫn:
- Đồng tiền chung Ơ – rô được đưa vào giao dịch từ năm 1999, đến năm 2014 có 18 thành viên sử
dụng
- Việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung
châu Âu
- Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU
- Góp phần đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

2.1.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Quan sát hình sau

6


a.Phân tích tính chuyên môn hóa trong sản xuất máy bay E-bớt của EU
b.Nhận xét về thị trường xuất khẩu máy bay E-bớt của EU
Hướng dẫn:
a. Phân tích tính chuyên môn hóa
-Hợp tác chặt chẽ trong sản xuất máy bay E-bớt
- Mỗi quốc gia thành viên sản xuất một hoăc một số chi tiết máy nhất định của máy bay E-bớt
-Các sản phẩm chuyên môn hóa đó được vận chuyển về Tuludơ (Pháp) lắp ráp thành máy bay Ebớt hoàn chỉnh

b.Thị trường xuất khẩu máy bay E-bớt:
- Khắp thế giới, đáp ứng được cả thị trường “khó tính” như Bắc Mĩ
-Trong thị trường xuất khẩu máy bay E-bớt của EU còn chưa phát triển sang thị trường châu Phi
vì giá thành sản phẩm cao trong bối cảnh nền kinh tế châu Phi chậm phát triển.
Câu 2:Dựa vào hình sau

LƯỢC ĐỒ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU- NĂM 2007

Phân tích quá trình mở rộng số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ của EU.
Hướng dẫn:
+ Số lượng các nước thành viên liên tục tăng thêm
-Khi mới thành lập 1957: 6 nước ( Đức, Pháp, Ý, Bỉ , Hà Lan, Lúc- Xăm- bua)
-Năm 1973: 9 nước ( thêm Đan Mạch, Anh, Ai Len)
-Năm 1981: 10 nước ( thêm Hi lạp)
-Năm 1986: 12 ( thêm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha)
-Năm 1995: 15 ( thêm Phần Lan, Thụy Điển, Áo)
-Năm 2004: 25 ( thêm Ê-xto-ria; Lat-vi-a; lit-va; Ba Lan; Séc, Slô-va-ki-a, Hung-ga-ri, Xlô-vênia; Man-ta; Síp)
-Năm 2007: 27 nước ( thêm Rumani, Bunga ri)
(Bổ xung thêm)
- Năm 2013: 28 nước ( thêm Cộng hòa Croatia)
- Năm 2016: Anh xin rời khỏi EU và cần có lộ trình.
+ Phạm vi lãnh thổ không ngừng được mở rộng, từ trung tâm Tây Âu ban đầu nay đã phát triển
khắp châu Âu.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới, năm 2004 ( Đơn vị %)
7


Các nước, khu vực


GDP

Dân số

EU

31,0

7,1

Hoa Kì

28,5

4,6

Nhật Bản

11,3

2,0

Trung Quốc

4,0

20,3

Ấn Độ


1,7

17,0

Các nước còn lại

23,5

49,0

Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy nhận xét vị trí kinh tế của EU trên trường thế giới.
Hướng dẫn:
Nhận xét:
- EU là trong trong 3 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới ( cùng với Hoa Kì, Nhật Bản)
- EU chiếm 7,1 % về dân số, 31 % về GDP năm 2004.
2.1.4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Hiện nay liên minh châu Âu đang gặp phải những khó khăn gì trong quá trình phát triển?
Hướng dẫn:
-Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước còn lớn
-Nhiều nước thành viên chưa tham sử dụng đồng tiền chung ( năm 2014 có 18 /28 nước sử dụng)
-Tính độc lập về kinh tế, chính trị của các nước thành viên bị hạn chế
-Quản lí xã hội còn nhiều phức tạp, tác động đến sự phát triển kinh tế ( như vấn đề nhập cư vào
Anh )
-Một số nước nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, nợ công tăng cao ( như Hi Lạp, Ý, Bồ Đào
Nha…)
Câu 2. Dựa vào đoạn thông tin sau :
“ Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU đang phát triển ngày càng năng động
với kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn bảy lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 lên 33,7 tỷ
USD năm 2013. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2012. Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU, đặc biệt

trong 10 năm gần đây với mức xuất siêu trung bình từ ba đến năm tỷ USD, tương đương 50% kim
ngạch xuất khẩu. Sáu tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU là
17,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 13,1 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm
2013. Đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều Việt Nam - EU là tính bổ sung cao, ít cạnh
tranh. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng
hóa chất lượng cao, thực phẩm sạch, hàng thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung
bình, hàng nông sản thô. Về đầu tư, tính đến tháng 6-2014, đã có 23 trong số 28 nước EU đầu tư
vào Việt Nam với 1.471 dự án có tổng vốn đăng ký 18,38 tỷ USD, tập trung vào các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất phân phối điện, khí, nước; lĩnh vực thông tin truyền thông; kinh
doanh bất động sản. Tính đến hết tháng 6-2014, Việt Nam có 47 dự án đầu tư sang 11 nước EU với
tổng vốn đăng ký đạt khoảng 115 triệu USD.
( Nguồn: Báo nhân dân điện tử)
1.Qua đoạn thông tin trên và kiến thức đã học , hãy chứng tỏ rằng EU là một đối tác thương mại
lớn và quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Nêu một số thách thức, khó khăn trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam hiện nay.
Hướng dẫn:
1.Chứng tỏ rằng EU là một đối tác thương mại lớn và quan trọng của nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
-Kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh (...)
-EU trở đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành thị trường
xuất khẩu lớn nhất của nước ta vào năm 2012.
-Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU. Trong 10 năm gần đây, mức xuất siêu trung bình từ ba đến
năm tỷ USD
8


-Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa
chất lượng cao, thực phẩm sạch, hàng thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung
bình, hàng nông sản thô
-Số dự án đầu tư hai chiều giữa EU và Việt Nam ngày càng tăng

-EU đã ủng hộ tích cực Việt Nam trong việc gia nhập WTO
2.Một số thách thức trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam
-Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa EU và Việt Nam còn khá lớn
-Hiện nay EU vẫn còn bảo hộ một số cho một số mặt hàng như hàng nông sản, may mặc, giầy da
-EU và Việt Nam còn chưa hoàn thiện Hiệp định tự do thương mại
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Tiết 1: Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Trình bày được sự hình thành và phát triển, mục tiêu, thể chế hoạt động của liên minh
châu Âu (EU).
1.2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Phân tích sơ đồ trong SGK.
1.3. Thái độ
- Nhận thức được mối quan hệ Việt Nam – EU.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Đối với giáo viên
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Hình 7.2 và bảng 7.1 sách giáo khoa phóng to.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2.2. Đối với học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3.1. Ổn định lớp
3.2. Các hoạt động học tập
Có thể mô tả chuổi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:

Thời lượng dự
Hoạt động
Tên hoạt động
kiến
1

Đặt vấn đề

2

Tìm hiểu về sự ra đời và quá trình phát
20 phút
triển của liên minh châu Âu

3
4
5

2 phút

Tìm hiểu mục đích và thể chế của liên minh
10 phút
châu Âu
Luyện tập
10 phút
Vận dụng
3 phút

Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Nêu những điều em biết về EU

b) Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 học sinh báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài
học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ra đời và quá trình phát triển của liên minh châu Âu
1. Mục tiêu
9


- Trình bày được sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU).
- Kĩ năng: Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU. Phân tích sơ đồ trong SGK.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng bản đồ, sơ đồ.
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a, GV yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I.1và hình 7.2 SGK tr48, hoàn thành phiếu học tập cá
nhân theo mẫu:
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN (5phút)
1.Điền các mốc thời gian đánh dấu sự ra đời và phát triển của EU
Năm
Sự kiện

2.Dựa vào hình 7.2, xác định các nước gia nhập EU (tính đến năm 2007).
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
3.Nêu lí do ra đời của liên minh châu Âu (EU):
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….
b, HS nghiên cứu và làm việc độc lập , phiếu học tập. GV quan sát quá trình làm việc của cả lớp,
chú ý những hs chưa tập trung hoặc gặp khó khăn để kịp thời động viên, hướng dẫn và định hướng

hoạt động
c, GV tổ chức cho học sinh trình bày kết quả làm việc cá nhân, các học sinh khác nhận xét, góp ý,
tự bổ sung.
d, Gv nhận xét về kết quả của các cá nhân trình bày và nhận xét, chỉnh sửa những nội dung chưa
đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân có thành tích tốt.
BẢNG THÔNG TIN PHẢN HỒI
1.Điền các mốc thời gian đánh dấu sự ra đời và phát triển của EU

Năm
1951
1957
1958
1967
1993

Sự kiện
Thành lập cộng đồng than và thép châu Âu gồm 6 thành viên
Sáng lập cộng đồng kinh tế châu Âu
Sáng lập cộng đồng nguyên tử châu Âu
Thành lập Cộng đồng châu Âu(EC)
Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu

2.Dựa vào hình 7.2 SGK tr 48, xác định các nước gia nhập EU (tính đến năm 2007).
-Khi mới thành lập 1957: 6 nước ( Đức, Pháp, Ý, Bỉ , Hà Lan, Lúc- Xăm- bua)
-Năm 1973: 9 nước (thêm Đan Mạch, Anh, Ai Len)
-Năm 1981: 10 nước (thêm Hi lạp)
-Năm 1986: 12 ( thêm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha)
-Năm 1995: 15 ( thêm Phần Lan, Thụy Điển, Áo)
-Năm 2004: 25 ( thêm Ê-xto-ria; Lat-vi-a; lit-va; Ba Lan; Séc, Slô-va-ki-a, Hung-ga-ri, Xlô-vê-nia;
Man-ta; Síp)

-Năm 2007: 27 nước ( thêm Ru-ma-ni, Bun-ga-ri)
Bổ sung thêm
- Năm 2013: 28 nước ( thêm Cộng hòa Croatia)
- Năm 2016: Anh xin rời khỏi EU và cần có lộ trình
10


+ Phạm vi lãnh thổ không ngừng được mở rộng, từ trung tâm Tây Âu ban đầu nay đã phát triển
khắp châu Âu.
3. Nêu lí do ra đời của liên minh châu Âu (EU)
-Nhằm tăng cường quá trình liên kết ở châu Âu: Tăng cường sức cạnh tranh, hỗ trợ lẫn nhau trong
quá trình phát triển và hội nhập….
-Tạo sự ổn định để phát triển
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục đích và thể chế của liên minh châu Âu
1. Mục tiêu
- Trình bày được mục tiêu, thể chế hoạt động của liên minh châu Âu (EU).
- Kĩ năng: Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU. Phân tích sơ đồ trong SGK.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng bản đồ, sơ đồ.
- Hoạt động làm việc nhóm.
- Kỹ thuật 321
Gợi ý
+ Viết 3 lời khen
+ 2 góp ý
+ 1 câu hỏi cho nhóm khác
3. Tổ chức hoạt động
a,GV chia lớp học làm 4 nhóm nhỏ ( mỗi nhóm từ 8- 10 học sinh, gồm cả HS khá, giỏi và hs yếu).
GV tổ chức cho học sinh chọn tên nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí .Gv giao nhiệm vụ cho
các nhóm (Các nhóm làm việc độc lập và cùng thực hiện một nhiệm vụ để so sánh, đối chứng và
bổ sung sản phẩm)

Dựa vào nội dung mục I.2, các hình 7.3; 7.4 SGK tr 48,49 và những kiến thức đã biết. Hãy làm
việc cá nhân sau đó cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau
PHIẾU HỌC TẬP THEO NHÓM
Tìm hiểu về mục đích và thể chế của liên minh châu Âu (EU)
1.Ngôi nhà chung châu Âu hình thành khi nào, được xây dựng bởi những trụ cột nào?
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
2. Những trụ cột được thiết lập ấy nhằm mục đích gì?
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
3.Kể tên các cơ quan đầu não của EU, chức năng và mối quan hệ giữa chúng
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
4.Nhận xét về thể chế của EU
……………………………………………………………………………………
b, Các nhóm trao đổi, làm việc. GV quan sát về ý thức, thái độ,tinh thần hợp tác và hỗ trợ các
thành viên trong nhóm. Trong quá trình các nhóm làm việc, GV đưa hình 7.2 và 7.3 để cả lớp
quan sát và sử dụng.

11
Hình 7.2 Những trụ cột của ngôi nhà chung EU

Hình 7.3 Các cơ quan đầu não của EU


c, Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, trao đổi, đối chứng và bổ sung cho nhau
d, Gv nhận xét về kết quả của các nhóm trên cả kênh hình và kênh chữ, đồng thời chỉnh sửa

những nội dung chưa đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân , nhóm có thành tích tốt.
(GV đưa ra thông tin phản hồi để cả lớp cùng đối chứng và hoàn thiện nội dung)
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Tìm hiểu về mục đích và thể chế của liên minh châu Âu (EU)
1.Ngôi nhà chung châu Âu hình thành khi nào, được xây dựng bởi những trụ cột nào?
-Ngôi nhà chung châu Âu hình thành năm 1993 theo hiệp ước Ma-xtrich
-Được xây dựng dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung,
hợp tác về tư pháp và nội vụ
2. Những trụ cột được thiết lập ấy nhằm mục đích gì?
-Mục đích của việc thiết lập các trụ cột:
+Xây dựng và phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do
lưu thông giữa các thành viên
+Nhằm tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại
3.Kể tên các cơ quan đầu não của EU, chức năng và mối quan hệ giữa chúng.
-Các cơ quan đầu não gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy
ban liên minh châu Âu, Tòa án châu Âu và Cơ quan kiểm toán.
-Chức năng và mối quan hệ giữa các cơ quan
+Hội đồng châu Âu :Quyết định cơ bản của những người đứng đầu nhà nước
+Nghị viện châu Âu : Tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ; kiểm tra các quyết định
của ủy ban.
+Ủy ban liên minh châu Âu: Xây dựng dự thảo nghị quyết và dự luật thông qua Hội đồng bộ
trưởng EU
+Hội đồng bộ trưởng EU : Quyết định dự thảo nghị quyết và dự luật của Ủy ban liên minh châu
Âu
+Tòa án châu Âu và cơ quan kiểm toán là hai cơ quan độc lập nhằm đảm bảo sự công bằng, minh
bạch giữa các thành viên
4.Nhận xét về thể chế của EU
-Thể chế độc đáo, chặt chẽ và đầy đủ như mô hình của một tổ chức nhà nước
-Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành
viên đưa ra mà do các cơ quan đầu não của EU quyết định.

Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức
Hoạt động nhóm ( Các nhóm tự đặt câu hỏi – thi đấu)
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Các nhóm mỗi nhóm nghĩ ít nhất 3 câu hỏi hỏi nhau
- Chia bảng xem nhóm nào nhất.
Phương án đề phòng có thể gợi ý các câu hỏi xem đội nào trả lời nhiều câu hỏi đúng nhất.
Câu 1. Liên minh Châu Âu chính thức ra đời từ năm
A. 1951.
B. 1957.
C. 1967.
D. 1993.
Câu 2. Tổng số các nước thành viên của EU hiện nay (năm 2007) là
A. 25.
B. 26.
C. 27.
D. 28.
12


Câu 3. Năm 2016, nước nào sau đây ra quyết định rời khỏi EU?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Thụy Điển.
Câu 4. Nước nằm giữa châu Âu nhưng chưa gia nhập EU là
A. Thụy Sĩ.

B. Ai Len.
C. Na uy.
D. Bỉ.
Câu 5. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của EU?
A. Kinh tế.
B. Luật pháp.
C. Nội vụ.
D. Chính trị.
Câu 6. Nước gia nhập EU năm 2007 là
A. Rumani, Anbani.
B. Anbani, Bungari.
C. Bungari, Rumani.
D. Rumani, Italia.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
B. Là trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
D. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 8. Các nước nào sau đây chưa gia nhập EU?
A. Anh, Pháp.
B. Pháp, Đức.
C. Đức, Na Uy.
D. Na Uy, Thụy Sĩ.
Câu 9. Cơ quan nào sau đây dự thảo nghị quyết về các vấn đề của EU?
A. Ủy ban liên minh châu Âu.
B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 10. Cơ quan nào sau đây kiểm tra các quyết định của các ủy ban EU?
A. Cơ quan kiểm toán.

B. Hội đồng bộ trưởng.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 11. Cơ quan nào sau đây quyết định các dự thảo nghị quyết của Ủy ban Liên minh châu Âu?
A. Cơ quan kiểm toán.
B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 12. Cơ quan nào sau đây tham vấn các quyết định của Hội đồng bộ trưởng EU?
A. Cơ quan kiểm toán.
B. Ủy ban Liên minh châu Âu.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 13: Vì sao Anh rời khỏi EU
A. Gánh nặng của Eu đối với Anh, tránh khỏi sự giàng buộc một số chính sách.
B. Thiếu vốn.
C. Thiếu kỹ thuật.
D. Gánh nặng của Eu đối với Anh.
Học sinh các nhóm trả lời câu hỏi trắc nghiệm
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp
Nếu hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS
Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn.
2. Nội dung
Câu: Hiện nay liên minh châu Âu đang gặp phải những khó khăn gì trong quá trình phát triển?
Hướng dẫn:
-Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước còn lớn

-Nhiều nước thành viên chưa tham sử dụng đồng tiền chung ( năm 2018 có 19 /28 nước sử dụng)
-Tính độc lập về kinh tế, chính trị của các nước thành viên bị hạn chế
-Quản lí xã hội còn nhiều phức tạp, tác động đến sự phát triển kinh tế ( như vấn đề nhập cư vào
Anh )
-Một số nước nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, nợ công tăng cao ( như Hi Lạp, Ý, Bồ Đào
Nha…)
3. Đánh giá
GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
…………………………………………………………………………………………………
13


Tiết 2: Tìm hiểu về hợp tác và liên kết trong EU
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Phân tích được nội dung và lợi ích của thị trường chung châu Âu: tự do lưu thông và sử dụng
đồng tiền chung Ơ-rô.
- Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết của các nước thành viên EU đã đem lại những lợi ích
kinh tế to lớn.
- Trình bày được nội dung của liên kết vùng và nêu được một số lợi ích của liên kết vùng ở châu
Âu.
1.2. Kĩ năng
- Phân tích và khai thác thông tin từ sơ đồ, lược đồ trong SGK.
1.3. Thái độ
- Thấy được những lợi ích của hợp tác và liên kết trong khu vực.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng sơ đồ, lược đồ.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Đối với giáo viên

- Hình 7.7, 7.8 và 7.9 sách giáo khoa phóng to.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2.2. Đối với học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3.1. Ổn định lớp
3.2. Các hoạt động học tập
Có thể mô tả chuổi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời
lượng dự
kiến

1

Đặt vấn đề

2 phút

2

Tìm hiểu thị trường chung châu Âu

18 phút

3


Tìm hiểu hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

8 phút

4
5
6

Tìm hiểu liên kết vùng châu Âu
Luyện tập
Vận dụng

8 phút
7 phút
2 phút

Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh, thảo luận và cho biết nội dung các bức
ảnh mà các em nhìn thấy.

14


b) Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 học sinh báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội
Hình ảnh các em nhìn thấy là máy bay E- bớt và đồng tiền chung Châu Âu là những thành
công trong việc hợp tác liên lết của Eu, chúng ta vào bài ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thị trường chung châu Âu

1. Mục tiêu
- Phân tích được nội dung và lợi ích của thị trường chung châu Âu: tự do lưu thông và sử dụng
đồng tiền chung Ơ-rô.
- Kĩ năng: Phân tích và khai thác thông tin trong SGK.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
- Kỹ thuật áp dụng mảnh ghép.
Gợi ý:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành 2 nhóm (khoảng từ 3- 10 người).
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ tìm hiểu về tự do lưu thông thông.
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ tìm hiểu về đồng tiền chung Ơ-rô.
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những
ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu
hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng
trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới:
+ Nhóm A : 5 người nhóm 1+ 5 người nhóm 2
+ Nhóm B: 5 người nhóm 1+ 5 người nhóm 2
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với
nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ
được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu
được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
3. Tổ chức hoạt động
a, Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, học sinh thảo luận và thống

nhất nội dung trong nhóm.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
-1 nhóm tìm hiểu về tự do lưu thông thông bằng việc hoàn thành phiếu sau:
1.

Tự do lưu thông:
1. Tự do di chuyển: Bao gồm
2. Tự do lưu thông dịch vụ:

VD:
VD:
15


3.Tự do lưu thông hàng hóa:

VD:

4. Tự do lưu thông tiền vốn:
Lợi ích:

VD:

- 1 nhóm tìm hiểu về đồng tiền chung Ơ-rô: Đọc nội dung sgk, trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đồng tiền chung Ơ-rô được đưa vào giao dịch, thanh toán khi nào?
+ Có bao nhiêu nước đã sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô năm 2018?
+ Ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ- rô là gì?
+ Tại sao còn có một số nước chưa sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô?
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới:

+ Nhóm A : 5 người nhóm 1+ 5 người nhóm 2
+ Nhóm B: 5 người nhóm 1+ 5 người nhóm 2
b, Các nhóm học sinh, trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhóm mình. Giáo viên quan
sát thái độ, ý thức làm việc của các cá nhân, nhóm và có thể hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết; Các
nhóm có cùng nhiệm vụ trao đổi, bổ sung cho nhau, cử đại diện của một nhóm báo cáo
c, Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét
d, Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức. Học sinh bổ sung những thiếu sót vào phiếu học tập, vở
ghi của mình
2.
Tự do lưu thông:
1. Tự do di chuyển: Bao gồm tự VD: Một người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi
do đi lại, tự do cư trú và tự do nơi trên nước Pháp như người Pháp
lựa chọn nơi làm việc
2. Tự do lưu thông dịch vụ: Tự VD: Một công ti vận tải của Bỉ có thể đảm nhận
do đối với các loại hình dịch vụ một hợp đồng ở Đức mà không cần xin phép chính
quyền Đức
3.Tự do lưu thông hàng hóa: Các VD:Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước
sản phẩm sản xuất ở một nước EU khác không phải nộp thuế
thuộc EU được tự do lưu thông
và bán trong toàn thị trường
chung châu Âu mà không phải
chịu thuế GTGT
4. Tự do lưu thông tiền vốn: Các VD: Một người Bồ Đào Nha có thể dễ dàng mở tài
hạn chế đối với giao dịch thanh khoản tại các nước EU khác
toán bị bãi bỏ.
Lợi ích:
- Xóa bỏ những trở ngại, rào cản trong quá trình phát triển
- Thực hiện chung chính sách thương mại
- Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh.
* Đồng tiền chung châu Âu ( Ơ-rô)

- Được đưa vào giao dịch từ năm 1999
- Đến năm 2018 đã có 19 nước thành viên sử dụng
-Ý nghĩa: Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền
tệ, tạo thuận lợi khi chuyển giao vốn, đơn giản hóa công tác kế toán
-Một số nước chưa sử dụng: Chênh lệch về trình độ phát triển, quy định về sử dụng đồng tiền
chung chưa mang tính bắt buộc...
Hoạt động 3: Tìm hiểu hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
1. Mục tiêu
- Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết của các nước thành viên EU đã đem lại những lợi ích
kinh tế to lớn.
- Kĩ năng: Phân tích và khai thác thông tin từ sơ đồ trong SGK.
2. Phương thức
16


- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ.
- Hoạt động cặp
3. Tổ chức hoạt động
a, Các cặp đọc nội dung SGK và phân tích hình 7.7, 7.8, hoàn thành bảng sau:
Các dự án hợp tác
Lĩnh vực
Các nước tham gia Lợi ích đem lại
Máy bay Airbus
Đường hầm giao thông
Măng-sơ
b, Các cặp nghiên cứu nội dung SGK và hoàn thành nội dung. Giáo viên quan sát và hỗ trợ các cặp
( nếu cần)
c, Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau, đại diện các cặp trình bày
d, Giáo viên nhận xét, lưu ý một số vấn đề chính
Các dự án hợp tác

Lĩnh vực
Các nước tham gia
Lợi ích đem lại
Máy bay Airbus
Sản xuất
Anh, Pháp, Đức, Tây Ban - Tăng cường sự liên
Nha
kết
- Cạnh tranh có hiệu
quả với Hoa Kì
Đường hầm giao thông Dịch vụ
Anh, Pháp
- Nối liền Anh với
Măng-sơ
châu Âu lục địa
- Tăng cường sự trao
đổi, vận chuyển
Hoạt động 4: Tìm hiểu liên kết vùng châu Âu
1. Mục tiêu
- Trình bày được nội dung của liên kết vùng và nêu được một số lợi ích của liên kết vùng ở châu
Âu.
- Kĩ năng: Phân tích và khai thác thông tin từ lược đồ trong SGK.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng lược đồ.
- Hoạt động nhóm.
- Kỹ thuật áp dụng khăn trải bàn
Gợi ý:
Hoạt động theo nhóm (5 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
- Mỗi người ngồi vào vị trí
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc
độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả
lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
3. Tổ chức hoạt động
a, Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình sau và kiến thức SGK tìm hiểu về liên kết vùng châu
Âu.

17


BỈ

CHLB ĐỨC

LIÊN KẾT VÙNG MA-XƠ-RAI-NƠ
- Nhóm 1+ 2: Khái niệm liên kết vùng
Hộp kiến thức về liên kết vùng châu Âu
1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu:

- Nhóm 3 + 4: Phân tích về liên kết vùng Ma xơ Rai –nơ
Hộp kiến thức về liên kết vùng châu Âu
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
Hình thành tại biên giới ba nước:
*Lợi ích:

b, Học sinh tự ghi ý kiến vào 1 góc giấy sau đó thống nhất ý kiến
c, Học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, bổ sung
d, Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm tốt, chuẩn nội dung và yêu cầu học sinh

hoàn thiện bổ sung vào vở.
Hộp kiến thức về liên kết vùng châu Âu

18


1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu:
Chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành
các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung các bên
tham gia.
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
Hình thành tại biên giới ba nước: Hà Lan, Đức và Bỉ
*Lợi ích:
- Tăng cường quá trình liên kết nhất thể hóa ở EU.
- Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung, phát
huy được lợi thế của các nước.
- Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước.
Hoạt động 5: Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức
Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Các nhóm mỗi nhóm nghĩ ít nhất 3 câu hỏi hỏi nhau
- Chia bảng xem nhóm nào nhất.
Phương án đề phòng có thể gợi ý các câu hỏi xem đội nào trả lời nhiều câu hỏi đúng nhất.
Câu 1. EU đã thiết lập thị trường chung từ ngày 1 tháng 1 năm
A. 1993.
B. 1994.

C. 1995.
D. 1996.
Câu 2. Các thành viên trong thị trường chung châu Âu được đảm bảo tự do lưu thông
A. dịch vụ.
B. hàng hóa.
C. tiền vốn.
D. tất cả.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng tăng cường.
C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với bên ngoài khối.
D. Sản phẩm của mỗi nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng tăng cường.
C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với bên ngoài khối.
D. Sản phẩm của mỗi nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.
Câu 5. Tự do di chuyển bao gồm tự do:
A. cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
B. đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
C. đi lại, cư trú, chọn nơi làm việc.
D. đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.
Câu 6. Tự do lưu thông hàng hóa là
A. tự do đi lại, cư trú, chọn nơi làm việc.
B. tự do với các dịch vụ vận tải, du lịch.
C. bãi bỏ các hạn chế với giao dịch thanh toán.
D. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 7. Tự do di chuyển trong EU không bao gồm tự do
A. đi lại.
B. cư trú.

C. chọn nơi làm việc.
D. thông tin liên lạc.
Câu 8. Tự do lưu thông dịch vụ trong EU không bao gồm tự do đối với các dịch vụ
A. giao thông vận tải.
B. thông tin liên lạc.
C. chọn nơi làm việc.
D. ngân hàng, du lịch.
Câu 9. Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc
A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán.
B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất.
19


C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác.
D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước.
Câu 10. Đồng tiền chung châu Âu chính thức đưa vào giao dịch từ năm
A. 1997.
B. 1998.
C. 1999.
D. 2000.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với thương mại của EU?
A. Kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
B. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
C. EU không cổ động cho buôn bán thế giới.
D. Các nước đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan buôn bán với nhau.
Câu 12. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tác dụng của sử dụng đồng tiền chung châu Âu?
1) Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
2) Xóa bỏ rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước.
3) Tạo thuận lợi cho chuyển giao vốn trong EU.
4) Đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp hàng không E-bớt gồm:
A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức.
C. Đức, Anh Pháp.
D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Câu 14. Hoạt động nào không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?
A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E-bớt.
B. Đường hầm giao thông dưới biển
Măng-sơ.
C. Dùng đồng tiền chung của EU.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi
làm việc.
Câu 15. Liên kết vùng EU là thuật ngữ để chỉ một khu vực
A. biên giới giữa các nước của EU.
B. nằm giữa mỗi nước của EU.
C. nằm ngoài EU.
D. không thuộc EU.
Câu 16. Phát triển liên kết vùng ở châu Âu không nhằm chủ yếu vào việc thực hiện các họat động
liên kết về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. văn hóa.
Câu 17. Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng?
A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
B. Xuất bản tạp chí với nhiều thứ tiếng.

C. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.
D. Tổ chức các hoạt động chính trị.
Câu 18. Phát triển liên kết cùng ở châu Âu không nhằm mục đích chủ yếu vào việc thực hiện các
hoạt động về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. văn hóa.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?
A. Nằm ở khu vực biên giới của Hà Lan, Đức, Bỉ.
B. Có các con đường xuyên qua biên giới các nước.
C. Khu vực tự do về hàng hóa, công việc, đi lại.
D. Có ngôn ngữ riêng dùng chung cho cả ba nước.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp
Nếu hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS
Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 6: Vận dụng
1. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn.
2. Nội dung
GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS hoàn thành
nhiệm vụ sau:
Nêu những lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
20


3. Đánh giá
GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.

……………………………………………………………………………………………..
Tiết 3: Tìm hiểu về vị thế của EU
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Chứng minh được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức
thương mại hàng đầu thế giới.
1.2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Phân tích sơ đồ trong SGK.
Phân tích bảng số liệu thống kê và biểu đồ trong SGK.
1.3. Thái độ
- Nhận thức được mối quan hệ Việt Nam – EU.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Đối với giáo viên
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Hình 7.4, 7.5 sách giáo khoa phóng to.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2.2. Đối với học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3.1. Ổn định lớp
3.2. Các hoạt động học tập
Có thể mô tả chuổi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:

Hoạt động

Tên hoạt động


Thời lượng
dự kiến

1

Đặt vấn đề

2 phút

2

Tìm hiểu về vị thế của EU

30 phút

3
4

Luyện tập
Vận dụng

10 phút
3 phút

Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Vị trí trung tâm kinh tế EU
b) Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 học sinh báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài

học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vị thế của EU
1. Mục tiêu
- Chứng minh được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương
mại hàng đầu thế giới.
- Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu thống kê và biểu đồ trong SGK.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng biểu đồ và bảng số liệu.
- Hoạt động nhóm.
Gợi ý:
21


Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành 2 nhóm (khoảng từ 3- 10 người).
+ Nhóm 1: Những biểu hiện chứng tỏ rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
+ Nhóm 2: Tại sao EU có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại thế giới?
+ Nhóm 3: EU có những ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình gia nhập WTO của Việt Nam và
hoạt động thương mại hai chiều EU – Việt Nam hiện nay?.
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những
ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu
hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng
trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới:
+ Nhóm A : 3 người nhóm 1+ 2 người nhóm 2 + 2 người nhóm 3
+ Nhóm B: 2 người nhóm 1+ 3 người nhóm 2 + 2 người nhóm 3
+ Nhóm C : 2 người nhóm 1+ 2 người nhóm 2 + 2 người nhóm 3
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với

nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ
được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu
được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
3. Tổ chức hoạt động
a, Giáo viên giao việc cho các nhóm tìm hiểu trước nội dung (cuối buổi học trước) theo chủ đề:
“Vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới” , với một số gợi ý sau:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Nhóm 1:
-Những biểu hiện chứng tỏ rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Nhóm 2:
-Tại sao EU có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại thế giới?
-Tại sao trong những năm gần đây, quá trình mở rộng EU đang có dấu hiệu chậm lại?
Nhóm 3:
-Mối quan hệ giữa EU với các tổ chức liên kết khu vực khác diễn ra như thế nào?
-EU có những ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình gia nhập WTO của Việt Nam và hoạt động
thương mại hai chiều EU – Việt Nam hiện nay?.
b, Học sinh chủ động nghiên cứu
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
+ Nhóm A : 3 người nhóm 1+ 2 người nhóm 2 + 2 người nhóm 3
+ Nhóm B: 2 người nhóm 1+ 3 người nhóm 2 + 2 người nhóm 3
+ Nhóm C : 2 người nhóm 1+ 2 người nhóm 2 + 2 người nhóm 3
- Làm việc theo nhóm trên cơ sở tìm hiểu nội dung đã được gợi ý, thảo luận nhóm để thống nhất
các vấn đề .
- Thành lập Ban tổ chức : Trưởng ban, thư kí, cố vấn khoa học, người dẫn chương trình
c, Tổ chức hội thảo trên lớp
- Ban tổ chức điều hành buổi hội thảo
- Các cá nhân, nhóm HS trình bày báo cáo và nêu ý kiến trao đổi góp ý, bổ sung
- GV tham dự với tư cách là cố vấn khoa học

d, Tổng kết, đánh giá
- Giáo viên động viên, khuyến khích, biểu dương các báo cáo, ý kiến hay, các phát hiện độc đáo,
các liên hệ sáng tạo
- GV cho ý kiến bổ sung để học sinh thống nhất và tự chốt các nội dung.
Hộp kiến thức về vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
- Đã tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn
22


và con người được tự do lưu thông và sử dụng đồng tiền chung.
- Đứng đầu trong tất cả các chỉ số cơ bản của ba trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế
giới.
- Chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dân số, diện tích cũng như mức tiêu thụ năng lượng của
thế giới nhưng lại chiếm tỉ trọng cao trong tổng GDP, trong sản xuất ôtô, trong xuất
khẩu và trong viện trợ phát triển của thế giới…
-Dẫn đầu thế giới về thương mại, là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
- Trong những năm gần đây, quá trình mở rộng EU đang có dấu hiệu chậm lại là do
(SL thành viên đã tăng nhanh và lớn, các nước chưa ra nhập thì còn khoảng cách khá
xa và chưa đủ điều kiện, EU cũng đang gặp phải một số khó khăn do những định chế
của mình …)
- EU hợp tác với tất cả các khu vực khác trong đó có ASEAN
-EU sớm có quan điểm ủng hộ và thúc đẩy quá trình gia nhập WTO của Việt Nam,
đồng thời tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam (…)
VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1.EU: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

23


2.Quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam


24


Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU đang phát triển ngày càng năng động
với kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn bảy lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 lên 33,7 tỷ
USD năm 2013. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2012. Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU, đặc biệt
trong 10 năm gần đây với mức xuất siêu trung bình từ ba đến năm tỷ USD, tương đương 50% kim
ngạch xuất khẩu. Sáu tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU là
17,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 13,1 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm
2013. Đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều Việt Nam - EU là tính bổ sung cao, ít cạnh
tranh. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng
hóa chất lượng cao, thực phẩm sạch, hàng thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung
bình, hàng nông sản thô. Về đầu tư, tính đến tháng 6-2014, đã có 23 trong số 28 nước EU đầu tư
vào Việt Nam với 1.471 dự án có tổng vốn đăng ký 18,38 tỷ USD, tập trung vào các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất phân phối điện, khí, nước; lĩnh vực thông tin truyền thông; kinh
doanh bất động sản. Tính đến hết tháng 6-2014, Việt Nam có 47 dự án đầu tư sang 11 nước EU với
tổng vốn đăng ký đạt khoảng 115 triệu USD.
( Nguồn: Báo nhân dân điện tử)
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức
Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Các nhóm mỗi nhóm nghĩ ít nhất 3 câu hỏi hỏi nhau
- Chia bảng xem nhóm nào nhất.
Phương án đề phòng có thể gợi ý các câu hỏi xem đội nào trả lời nhiều câu hỏi đúng nhất.

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
B. Là trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
D. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 2. Năm 2004, so với Hoa Kì, EU có
A. dân số nhỏ hơn.
B. GDP lớn hơn.
25


×