Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Chuyên đề: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THƯỜNG DÙNG TRONG CHĂN NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.76 KB, 34 trang )

Chuyên đề:
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THƯỜNG DÙNG TRONG CHĂN NUÔI
I.
II.

III.

Tác giả chuyên đề
……………………………………
Lí do xây dựng chuyên đề
- Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát dục
của vật nuôi.
- Muốn vật nuôi sinh trưởng, phát dục tốt cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu
dinh dưỡng thông qua các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.
Muốn vậy cần phải có sự hiểu biết về các dinh dưỡng, dinh dưỡng có
trong thức ăn, cách sản xuất, bảo quản, chế biến và sử dụng và bám sát
nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
- Chúng tôi xây dựng chuyên đề này nhằm cung cấp cho HS những kiến
thức cơ bản liên quan đến dinh dưỡng và thức ăn của vật nuôi. Vận
dụng kiến thức đã học vào việc sản xuất, bảo quản, chế biến thức ăn
dùng cho đối tượng vật nuôi cụ thể ở gia đình, địa phương.
Tên chuyên đề: “ DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THƯỜNG DÙNG
TRONG CHĂN NUÔI”

Những kiến thức cơ bản của chương trình công nghệ 10, SGK chuẩn 2009, bài 28,
29, 30 như sau:
Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Vật nuôi muốn tồn tại, lớn lên, làm việc và tạo ra sản phẩm cần được cung
cấp chất dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi khác nhau, tùy thuộc vào
loài, giống, lứa tuổi, tính đực cái, giai đoạn phát triển, mức cho sản phẩm của
chúng.


Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm nhu cầu duy trì: Là lượng chất dinh dưỡng tối
thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lý trong trạng thái
không tăng giảm khối lượng, không cho sản phẩm. Nhu cầu sản xuất: Là lượng
chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạp ra sản phẩm như: Sản xuất tinh
dịch, nuôi thai, sản xuất trứng, tạo sữa, sức kéo…
Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi: Là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho
một vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó. Muốn
xác định tiêu chuẩn ăn, cần làm thí nghiệm với từng loài, từng độ tuổi, khối lượng


cơ thể, trạng thái sinh lý và khả năng sản xuất của chúng. Tiêu chuẩn ăn được biểu
thị bằng các chỉ số dinh dưỡng: Năng lượng, protein, vitamin và khoáng.
Năng lượng: Lipit giàu năng lượng, song tinh bột là nguồn cung cấp năng
lượng chủ yếu.
Protein: Tạo sản phẩm, các mô và tổng hợp hoạt chất sinh học. Protein không
được dự trữ, nếu ăn thừa lượng rất nhỏ chuyển hóa năng lượng, còn hầu hết bị đào
thải ra ngoài
Khoáng: Vai trò cấu trúc cơ quan, bộ phận, mô… Căn cứ vào nhu cầu về
khoáng, gồm khoáng đa lượng(Ca, P, Na, Cl…)khoáng vi lượng(Fe, Cu, Co, Mn,
Zn…)
Vitamin: Vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Khẩu phần ăn: Là tiêu chuẩn ăn được cụ thể hóa bằng các lọa thức ăn xác
định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định. Khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
cần đảm bảo nguyên tắc khoa học( Đảm bảo đủ tiêu chuẩn ăn, phù hợp khẩu vị, vật
nuôi thích ăn, phù hợp đặc điểm sinh lý tiêu hóa)và nguyên tắc kinh tế(Tận dụng
nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương giảm chi phí, hạ giá thành)
Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Một số loại thức ăn chăn nuôi, gồm:
Thức ăn tinh: Là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thức ăn tinh gồm:
Nhóm giàu năng lượng, nhóm giàu protein) phù hợp với tiêu hóa lợn và gia cầm,

khi cho ăn cần phối trộn các nhóm thức ăn tinh nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
và chế biến tăng tỉ lệ tiêu hóa, giúp vật nuôi thích ăn, thức ăn tinh dễ bị hỏng nên
cần bảo quản cẩn thận,
Thức ăn xanh: Là thân lá cây xanh(cỏ trồng, cỏ dại, rau, bèo, thân lá cây họ
đậu…) phù hợp tiêu hóa dạ cỏ(trâu, bò, dê, cừu…),có hàm lượng chất xơ dễ tiêu
hóa cao, giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nên còn làm thức ăn bổ sung cho
lợn, gà. Thức ăn xanh được dự trữ nhờ ủ xanh, ủa xanh là phương pháp lên men
yếm khí, giữ được chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi thích ăn, tỉ lệ tiêu
hóa cao.
Thức ăn thô: Cỏ khô là thức ăn xanh phơi khô, cỏ khô có thể sản xuất bột cỏ.
Rơm rạ, thân lá cây ngô già, bã mía là phế phụ phẩm từ cây trồng có tỉ lệ chất xơ


khó tiêu hóa cao,hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, khi cho ăn cần chế biến nhằm
tăng giá trị tiêu hóa và hàm lượng dinh dưỡng(kiềm hóa, hoặc ủ ure).
Thức ăn hỗn hợp: Là thức ăn được chế biến, phối trộn từ nhiều loại nguyên
liệu khác nhau theo những công thức đã được tính toán sẵn, đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất. Thức ăn
hỗn hợp có thể tự phối trộn thủ công hoặc dựa trên dây truyền công nghệ hiện đại.
Thức ăn hỗn hợp có vai trò: Tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi; Tiết kiệm nhân công, chi phí chế biến, bảo
quản và hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản
phẩm xuất khẩu. Thức ăn hỗn hợp gồm: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh(là thức ăn có
hàm lượng protein, vitamin, khoáng đầy đủ hợp lý theo nhu cầu dinh dưỡng của
từng loại vật nuôi); Thức ăn hỗn hợp đậm đặc(là thức ăn có tỉ lệ Protein, vitammin
và khoáng cao, khi sử dụng cần phối trộn thêm thức ăn sẵn có ở địa phương,
thường là tinh bột).
Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp:
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ riêng từng loại nguyên liệu

Bước 3: Cần và phối trộn theo tỉ lệ đã tính toán sẵn
Bước 4: Ép viên, sấy khô
Bước 5: Đóng bao, gắn nhãn hiệu, bảo quản
(Lưu ý: Thức ăn hỗn hợp có thể dạng bột hoặc dạng viên, thức ăn hỗn hợp được sản
xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, hợp vệ sinh gọi là thức ăn công nghiệp)
Bài 30: Thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
Bài toán: Phối hợp khẩu phần ăn có 17%protein, cho lợn ngoại nuôi thịt, giai
đoạn choai, từ nguyên liệu: ngô, cám gạo loại 1, tỉ lệ 1/3; hỗn hợp đậm đặc, biết
%protein ngô 9%, cám gạo loại 1 là 13%, hỗn hợp đậm đặc là 42%.
Giải bài toán phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bằng phương pháp hình
vuông pearson. Vẽ một hình vuông, kẻ hai đường chéo, ghi các số liệu đã biết theo
các vị trí sau: Góc trái phía trên ghi %protein của nhóm hỗn hợp 1 thức ăn giàu
protein, góc trái phía dưới ghi %protein của nhóm hỗn hợp 2 thức ăn giàu năng


lượng. Điểm giao hai đường chéo ghi %protein của hỗn hợp cần phối trộn(theo nhu
cầu dinh dưỡng của đối tượng vật nuôi). Tìm hiệu số giữa %protein: Của hỗn hợp 1
với hỗn hợp cần trộn, kết quả ghi vào góc phải phía dưới, đối diện qua đường
chéo(42 – 17 = 25). Hiệu số giữa hỗn hợp cần trộn với hỗn hợp 2(17 – 12 = 5), kết
quả ghi vào góc phải phía trên, đối diện qua đường chéo. Cộng hai kết quả trên ghi
phía dưới, bên phải hình vuông. Tính lượng thức ăn hỗn hợp 1, trong 30kg có 5kg,
vậy 100kg có x = 100 x 5 : 30 = 16.67kg. Lượng thức ăn hỗn hợp 2 là 100 – 16.67
= 83.33kg. Khối lượng ngô = 83.33 : 4 = 20.83kg, khối lượng cám gạo = 83.33 –
20.83 = 62.50kg.
IV.

Đối tượng và dự kiến số tiết dạy
Học sinh lớp 10
Dự kiến nội dung, số tiết dạy như sau:
-


Nội dung 1: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi(1 tiết)
IV.1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Nhu cầu sản xuất
Nhu cầu duy trì
IV.2. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
Khái niệm
Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn
+ Năng lượng
+ Protein
+ Vitamin
+ Khoáng
IV.3. Khẩu phần ăn của vật nuôi

-

Khái niệm
Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn
+ Tính khoa học
+ Tính kinh tế
Nội dung 2: Tìm hiểu về thức ăn cho vật nuôi(1 tiết)
1. Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
2. Đặc điểm một số loại thức ăn của vật nuôi
+ Thức ăn tinh
+ Thức ăn thô


V.

+ Thức ăn xanh

+ Thức ăn hỗn hợp
- Nội dung 3: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi(1 tiết)
1. Chuẩn bị tài liệu và dụng cụ
2. Nội dung thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bằng phương
pháp hình vuông pearson.
- Nội dung 4: Tìm hiểu về cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật
nuôi(1 tiết)
1. Vai trò của thức ăn hỗn hợp
2. Các loại thức ăn hỗn hợp
3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp
Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực của HS có thể hình
thành và phát triển trong hoạt động học tập

Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ 10,
SGK ban hành năm 2009, được xác định như sau:
V.1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm và lấy được ví dụ nhu cầu sản xuất, nhu cầu duy trì.
- Nêu được khái niệm tiêu chuẩn ăn, và phân tích được các chỉ số dinh
dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Nêu được khái niệm khẩu phần ăn của vật nuôi, giải thích được nguyên tắc
phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- Kể được các loại thức ăn thường dùng cho vật nuôi.
- Nêu được những đặc điểm chính của một số loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi.
- Nêu được thế nào là thức ăn hỗn hợp, và chỉ ra vai trò thức ăn hỗn hợp cho
vật nuôi.
- Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi.
- Biết cách phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bằng phương pháp hình
vuông pearson.
V.2. Kỹ năng

- So sánh phân biệt nhu cầu duy trì với nhu cầu sản xuất


- Làm việc với phiếu học tập: Hoàn thiện phiếu học tập các chỉ số dinh
dưỡng.
- Quan sát, phân tích mẫu thức ăn.
- Chọn lọc, chuẩn bị mẫu thức ăn cho vật nuôi đảm bảo chất lượng tốt.
- Thực hành tính toán.
- Vẽ sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi.
V.3. Thái độ
- Có ý thức kỷ luật, hợp tác làm việc nhóm.
- Trân trọng thành quả lao động.
- Ý thức trong chăm sóc vật nuôi ở gia đình, địa phương.
V.4. Các năng lực của HS có thể hình thành và phát triển
- Năng lực nhận thức, thông qua việc tích cực, tự tìm hiểu, nghiên cứu thực
tiễn ở gia đình, địa phương.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, trao
đổi, thảo luận nhóm học tập.
- Năng lực thiết kế và đánh giá công nghệ thông qua việc thiết lập quy trình
sản xuất thức ăn hỗn hợp của vật nuôi. Giải thích các bước trong quy trình.
VI. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
VI.1. Nội dung chuẩn bị
VI.1.1. Đối với giáo viên
-

-

Nghiên cứu kỹ nội dung các bài 28, 29, 30 trang 81 – 89.SGK công
nghệ 10. Đọc tài liệu liên quan đến vai trò của năng lượng, protein,
vitamin và khoáng tới sự phát triển của cơ thể. Tìm hiểu các nguồn

thức ăn cho vật nuôi sẵn có ở địa phương
Máy tính, máy chiếu(nếu có)
Mẫu trứng gà ta(5 quả), trứng gà brown(5 quả).
Phiếu học tập: Bảng các chỉ số dinh dưỡng, bảng các nhóm thức ăn
của vật nuôi.


-

-

Video: (cỏ
ủ chua); (rơm ủ
ure và kiềm hóa bằng nước vôi) />v=WwFNp0i9nr4 (sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi trên dây
truyền công nghệ hiện đại).
Hình ảnh minh họa: Một số giống cỏ trồng(cỏ alfafa, cỏ stylo, cỏ voi,
cỏ sữa, cỏ sả…), ảnh thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp.
Bảng dinh dưỡng(%protein) của các loại thức ăn.
Bảng tiêu chuẩn ăn của các loại vật nuôi.
Bài tập phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
VI.1.2. Đối với học sinh

-

-

-

-


Nghiên cứu trước nội dung bài học 28, 29, 30 trang 81 – 89. SGK
công nghệ 10.
Tìm hiểu ở người và vật nuôi ăn thức ăn gì để cung cấp dinh dưỡng,
đó là loại dinh dưỡng nào, để làm gì?
Tìm các loại nguyên liệu dùng làm thức ăn dùng cho vật nuôi ở gia
đình và địa phương. Đánh giá chất lượng dinh dưỡng thức ăn đó bằng
cảm quan, thông qua tìm hiểu năng suất, chất lượng sản phẩm của vật
nuôi. Chuẩn bị mẫu thức ăn đó.
Tìm hiểu về các loại thức ăn công nghiệp có bán trên thị trường ở địa
phương, có thể chụp lại bao bì hoặc ghi chép lại thành phần, tỉ lệ
nguyên liệu, đối tượng vật nuôi sử dụng trên bao bì. Chuẩn bị mẫu
thức ăn hỗn hợp đó.
Tìm hiểu cách sản xuất thức ăn dùng cho vật nuôi ở gia đình, địa
phương, cách sử dụng, chế biến, bảo quản ở gia đình địa phương đã áp
dụng. Nhận xét, đánh giá hiệu quả, mục đích của các phương pháp,
biện pháp của gia đình địa phương.
Giấy, bút, thước kẻ, máy tính.
VI.2. Phương pháp, phương tiện

-

Xây dựng giáo án trình chiếu, máy chiếu, mẫu và tranh ảnh và vieo
trên
Phiếu học tập
Sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng hoạt
động tự học, tự khám phá cá nhân học sinh; hoạt động trao đổi, thảo
luận nhóm; hoạt động quan sát, ghi chép, đánh giá, phân tích; khơi gợi


VII.


liên hệ, đề xuất sáng tạo của HS. Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, mảnh
ghép, thảo luận nhóm và làm việc với PHT
Tiến trình tổ chức dạy học:
Nội dung 1: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

VII.1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sỹ số
VII.2. Hoạt động 1: Khởi động
1.

2.

3.

Mục đích
- HS nhận biết vấn đề về dinh dưỡng và thức ăn có ảnh hưởng đến đời
sống, chất lượng sản phẩm của vật nuôi.
Nội dung
- Đọc qua nội dung SGK và nhận xét ở gia đình, địa phương có nuôi đối
tượng vật nuôi nào, nguồn thức ăn cho chúng, bữa ăn và chế biến thức
ăn. Đánh giá tình trạng sức khỏe, chất lượng sản phẩm chúng cho đều,
thơm ngon…
Kỹ thuật tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv mời HS chơi trò chơi câu đố tìm chữ “Tìm từ có hai âm tiết, để chỉ những
chất có vai trò duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể thông qua quá trình trao đổi
chất và thường được cung cấp qua đường ăn uống”
Đáp án: Dinh dưỡng
GV đặt vấn đề vậy dinh dưỡng có vai trò quan trọng như thế nào đối với

cơ thể? Liệu thông qua sản phẩm của chúng có thể dự đoán được chế độ dinh
dưỡng của chúng hay không?
Gv mời HS quan sát mẫu: 5 quả trứng gà ta, với 5 quả trứng gà Brown hoặc trứng
gà Ai Cập. Yêu cầu Hs quan sát, nhận biết đâu là trứng gà ta, đâu là trứng gà công
nghiệp, khác nhau như thế nào? Tại sao?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát, nhận biết, nhận xét(màu sắc vỏ giữa hai mẫu, màu sắc vỏ giữa
các quả trong cùng một mẫu, độ đồng đều, sự bất thường bên ngoài vỏ…). Vận
dụng kiến thức đã học, giải thích: Do yếu tố di truyền, do dinh dưỡng…


GV đập lòng quả trứng ra đĩa, HS quan sát màu sắc lòng đỏ quả trứng, dự
đoán nguyên liệu chính trong khẩu phần ăn của gà đó qua độ đậm nhạt của lòng
đỏ(gà ăn ngô nhiều màu lòng đỏ đậm so với gà ăn thóc, rau xanh…)
HS quan sát, thử dự đoán. Và xem kết quả, thử giải thích.
GV giới thiệu ảnh trâu bò vùng núi phía Bắc thời điểm mùa hè với mùa
đông, HS quan sát ngoại hình(béo, gầy, lông mượt hay xơ xác…)
HS quan sát, nhận xét: Thức ăn không đủ lượng và dinh dưỡng cùng thời tiết
khắc nghiệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của vật nuôi.
GV liên hệ: Sản phẩm lợn nuôi thức ăn ăn thẳng so với lợn ăn tận dụng cơm
thừa canh cạn, con nào nhanh lớn, con nào thịt nhiều mỡ hơn? Tại sao chúng ta lại
chọn trứng gà ta, thích chọn mua thịt lợn nhiều mỡ…dù trứng gà ta ít và đắt đỏ,và
luôn biết rằng mỡ động vật không tốt cho sức khỏe? Tuy nhiên thịt gà ta có phải là
nguyên liệu cho McDonald’s, KFC?
4.

Sản phẩm học tập
- Ý kiến cá nhân
- Vấn đề cần giải quyết:
+ Dinh dưỡng, thức ăn sẽ ảnh hưởng tình trạng sức khỏe, mức cho sản

phẩm và chất lượng sản phẩm của vật nuôi.
+ Tùy đối tượng vật nuôi, và sản phẩm của chúng nhu cầu về dinh
dưỡng sẽ khác nhau.
+ Tùy mục đích người chăn nuôi, và yêu cầu về đầu tư của người chăn
nuôi, họ sẽ cung cấp dinh dưỡng khác nhau(Khi cho vật nuôi ăn thức
ăn gì luôn cấn đối giữa hiệu quả với giảm chi phí.
+ Dinh dưỡng cho vật nuôi là yếu tố quan trọng để tạo ra sản phẩm vật
nuôi với số lượng và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chế biến quy mô
công nghiệp và cho xuất khẩu.

VII.3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1.

Mục đích

- Nêu được khái nhiệm nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất. Lấy được ví dụ để
phân biệt.
- Nêu được khái niệm tiêu chuẩn ăn, và phân tích được các chỉ số dinh dưỡng
biểu thị tiêu chuẩn ăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.


- Nêu được khái niệm khẩu phần ăn của vật nuôi, giải thích được nguyên tắc
phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
2. Nội dung
Một số loại thức ăn chăn nuôi, gồm:
Thức ăn tinh: Là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thức ăn tinh gồm:
Nhóm giàu năng lượng, nhóm giàu protein) phù hợp với tiêu hóa lợn và gia cầm,
khi cho ăn cần phối trộn các nhóm thức ăn tinh nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
và chế biến tăng tỉ lệ tiêu hóa, giúp vật nuôi thích ăn, thức ăn tinh dễ bị hỏng nên
cần bảo quản cẩn thận,

Thức ăn xanh: Là thân lá cây xanh(cỏ trồng, cỏ dại, rau, bèo, thân lá cây họ
đậu…) phù hợp tiêu hóa dạ cỏ(trâu, bò, dê, cừu…),có hàm lượng chất xơ dễ tiêu
hóa cao, giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nên còn làm thức ăn bổ sung cho
lợn, gà. Thức ăn xanh được dự trữ nhờ ủ xanh, ủa xanh là phương pháp lên men
yếm khí, giữ được chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi thích ăn, tỉ lệ tiêu
hóa cao.
Thức ăn thô: Cỏ khô là thức ăn xanh phơi khô, cỏ khô có thể sản xuất bột cỏ.
Rơm rạ, thân lá cây ngô già, bã mía là phế phụ phẩm từ cây trồng có tỉ lệ chất xơ
khó tiêu hóa cao,hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, khi cho ăn cần chế biến nhằm
tăng giá trị tiêu hóa và hàm lượng dinh dưỡng(kiềm hóa, hoặc ủ ure).
Thức ăn hỗn hợp: Là thức ăn được chế biến, phối trộn từ nhiều loại nguyên
liệu khác nhau theo những công thức đã được tính toán sẵn, đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất. Thức ăn
hỗn hợp có thể tự phối trộn thủ công hoặc dựa trên dây truyền công nghệ hiện đại.
Thức ăn hỗn hợp có vai trò: Tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi; Tiết kiệm nhân công, chi phí chế biến, bảo
quản và hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản
phẩm xuất khẩu. Thức ăn hỗn hợp gồm: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh(là thức ăn có
hàm lượng protein, vitamin, khoáng đầy đủ hợp lý theo nhu cầu dinh dưỡng của
từng loại vật nuôi); Thức ăn hỗn hợp đậm đặc(là thức ăn có tỉ lệ Protein, vitammin
và khoáng cao, khi sử dụng cần phối trộn thêm thức ăn sẵn có ở địa phương,
thường là tinh bột).
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động


GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi –
Trang 81. Trả lời các câu hỏi sau:
1)Em hãy cho biết thế nào là nhu cầu dinh dưỡng?
2) Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi phụ thuộc những yếu tố nào?

3) Em hãy nêu khái niệm nhu cầu duy trì? Cho ví dụ cụ thể?
4) Em hãy nêu khái niệm nhu cầu sản xuất? Cho ví dụ cụ thể nhu cầu sản xuất của
gà(lợn, hoặc bò)?
Thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức cá nhân HS trả lời, đánh giá kết quả, kết luận, bổ sung(nếu có).
Gợi ý(gần gũi ở người), để HS liên hệ:
-

-

Khi các em bị đói, và khát nước sẽ cảm thấy như thế nào?
Tại sao khi các em dậy thì thường ăn khỏe hơn? Người lao động nặng
nhọc hay vận động nhiều ăn khỏe và ngon miệng hơn người lao động
trí óc, hoặc lười vận động?
Vật nuôi cần cung cấp các chất dinh dưỡng để làm gì?

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
GV chốt kiến thức: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi gồm hai loại nhu cầu
duy trì và nhu cầu sản xuất. Để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
cần biết vật nuôi nào? Ở giai đoạn phát triển nào? Mức cho sản phẩm?...
3.2.

Tìm hiểu tiêu chuẩn ăn và các chỉ số dinh dưỡng

GV chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi – Trang
82, trả lời câu hỏi
1) Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì?
2) Làm thế nào có thể xác định tiêu chuẩn ăn của vật nuôi?



3) Kể tên các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn của vật nuôi?
4) Hoàn thành PHT sau
Tìm hiểu vai trò các chỉ số dinh dưỡng trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
Chỉ số dinh
Nguyên liệu Vai trò đối với
Trường hợp
Kết luận
dưỡng
cung cấp
cơ thể
đủ/thừa/thiếu
Năng lượng
Protein
Vitamin
Khoáng
Thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức HS thảo luận theo nhóm 5 HS/nhóm. Phương pháp khăn trải bàn
với nhóm.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Mỗi thành viên hoàn thiện 1 chỉ tiêu, và trả lời các câu hỏi phía trên, trao đổi
hoàn thành vào giấy và ghép vào PHT, các câu hỏi phía trên nhóm
-

Nhóm 1: Hoàn thành chỉ số năng lượng
Nhóm 2: Hoàn thành chỉ số Protein
Nhóm 3: Hoàn thành chỉ số Vitamin
Nhóm 4: Hoàn thành chỉ số khoáng


GV chốt kiến thức: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là cụ thể hóa nhu cầu dinh
dưỡng thông qua các chỉ số dinh dưỡng năng lượng, protein, vitamin, khoáng cần
đáp ứng cho một vật nuôi, trên một ngày đêm. Tiêu chuẩn ăn được xác định bằng
việc tiến hành thí nghiệm với từng loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh
lý, khả năng sản xuất của chúng.
3.3.

Nghiên cứu về khẩu phần ăn của vật nuôi

GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu Hs nghiên cứu SGK mục III. Khẩu phần ăn của vật nuôi – Trang
83, trả lời câu hỏi:
1) Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì?
2) Qua bảng ví dụ về tiêu chuẩn và khẩu phần ăn, có nhất thiết phải sử dụng các
loại thức ăn trong khẩu phần đã nêu hay không? Tại sao?


3) Vậy có thể thay thế những loại thức ăn tương ứng nào?
4) Em hãy nêu nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn?
Thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức cá nhân HS trả lời, HS khác nghe, nhận xét, bổ sung(nếu có).
Gợi ý:
-

Qua bảng thấy có mấy cột, cột thứ nhất xác định gì? Cột thứ 2 xác
định gì? Cột thứ 3 xác định gì?
Thức ăn nào sử dụng cung cấp năng lượng? Cung cấp protein? Cung
cấp vitamin? Khoáng?
Thức ăn trong cột có sẵn ở gia đình, địa phương không? Giá thành
chúng đắt hay rẻ?

Vậy thay thế thức ăn tương tự nào? Có sẵn và hạ giá thành hơn không?
Em hãy lấy ví dụ cụ thể về tính khoa học? Tính kinh tế? trong nguyên
tắc phối hợp khẩu phần ăn của vật nuôi. Ví dụ: giữa bột ngô với bột
cám gạo gà thích ăn loại nào hơn? Rơm rạ có dùng làm thức ăn cung
cấp năng lượng cho lợn? Cám nấu, hoặc cám viên so với cho ăn thức
ăn sống, nguyên hạt tỉ lệ tiêu hóa sẽ cao hơn? Tại sao người nông dân
thường băm thêm thân cây chuối, rau già trộn với thức ăn tinh cho
gà,lợn ăn, dù giá trị dinh dưỡng của chúng rất thấp?

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt kiến thức: Khẩu phần ăn của vật nuôi là tiêu chuẩn ăn đã được cụ
thể hóa bằng các loại thức ăn cụ thể. Khi phối hợp khẩu phần ăn cần đảm bảo 2
nguyên tắc: Tính kinh tế, tính khoa học
4.
5.
-

Sản phẩm học tập
Ý kiến cá nhân.
Hoàn thành PHT.
Các khái niệm về nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn
của vật nuôi.
Đánh giá sản phẩm hình thành
Thu PHT.
Căn cứ tiến độ hoàn thành của cá nhân HS và của nhóm.
Quan sát thái độ tích cực của HS.

VII.4. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng



1.

2.

3.

Mục đích
- Củng cố, khắc sâu kiến thức bài
- Đánh giá được thực tiễn về việc cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi ở
gia đình, địa phương thông qua chất lượng sản phẩm của chúng.
- Vận dụng tìm kiếm nguồn thức ăn thay thế sẵn có ở địa phương, hạ giá
thành.
Nội dung
- Điều tra thực trạng về chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi ở gia đình địa
phương
- Làm thí nghiệm thức ăn cho gà đẻ trứng, theo dõi sản phẩm.
Kỹ thuật tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ
-

-

-

Điều tra ở gia đình địa phương về đối tượng vật nuôi đang chăn nuôi.
Giai đoạn phát triển của chúng. Xác định nhu cầu duy trì và nhu cầu
sản xuất của chúng.
Điều tra các loại thức ăn gia đình, địa phương đã sử dụng cho đối
tượng vật nuôi đó? Hình thức chăn nuôi đang áp dụng? Điều tra mức

độ cho sản phẩm?(Thời gian từ khi nuôi đến khi xuất bán? Chi phí
thức ăn? Chất lượng sản phẩm (ví dụ: trứng gà đẻ đều? kích thước quả
đều? thơm ngon?...– nếu có?)
Qua kết quả điều tra, em hãy nhận xét về nguồn thức ăn, giá thành? Từ
đó thử đánh giá về việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi đó
hay chưa? Hiệu quả chăn nuôi cao hay thấp? Đề xuất giải pháp về việc
cung cấp dinh dưỡng và nguồn thức ăn bổ sung hay thay thế nhằm cải
thiện hoặc nâng cao hiệu quả chăn nuôi?

Thực hiện nhiệm vụ:
-

-

HS về nhà hoàn thành cá nhân, ghi chép thông tin điều tra vào vở. Nếu
HS nào không có vật nuôi, sẽ hỏi bạn có. Cùng nhau thảo luận về kết
quả.
Nếu có điều kiện, khuyến khích HS nào đó đăng ký làm thí nghiệm
với gà đẻ trứng ở nhà: Nhốt hai gà mái riêng hai lồng, một gà cho ăn
ngô nghiền, một gà cho ăn sắn nghiền(hoặc gạo, hoặc thóc…), một gà
ăn thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ trứng. Thời gian 5 – 7 ngày, cho
uống nước đầy đủ. Thu trứng và theo dõi độ đẻ đều, đồng đều kích
thước của trứng, và màu sắc lòng đỏ của trứng(chụp ảnh lại).


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
PHT theo dõi, điều tra vật nuôi ở gia đình địa phương
Đối tượng vật nuôi: Gà …./số lượng theo dõi….
Hình thức chăn nuôi:
Giai đoạn phát 0 ngày tuổi – 3 3 ngày – 15 15 ngày – 90

triển
ngày tuổi
ngày
ngày
Nhu cầu duy
trì
Nhu cầu sản
xuất
Loại thức ăn
Mức độ phát Mô tả lông
Mô tả lông, Mô tả lông,
triển hoặc cho
cân nặng
cân nặng, các
sản phẩm
bộ phận khác

90 ngày - ….

Mô tả lông,
cân nặng, các
bộ phận khác,
trứng(nếu có)

PHT làm thí nghiệm
Con số 1
Con số 2
Con số 3
Thức ăn(mỗi loại thức Ngô bột
Thóc(hoặc gạo)

Thức ăn hỗn hợp
ăn khoảng 3 – 5 kg
cho gà đẻ trứng
Ngày thứ 1
Ngày thứ 2
Ngày thứ 3
Ngày thứ 4
Ngày thứ 5
Ngày thứ 6
Ngày thứ 7
Hướng dẫn: Cho ăn và uống theo nhu cầu, ghi kết quả theo dõi trứng thu
được: Có hoặc không đẻ, độ đồng đều kích thước giữa các quả, đập xem màu sắc
lòng đỏ. Ăn uống theo nhu cầu. Sau 7 ngày cân số thức ăn còn lại. Cân khối lượng
gà vào ngày thứ nhất trước lúc theo doi, vào ngày cuối khi kết thúc theo dõi.
4.

Sản phẩm học tập
PHT số 1 và PHT số 2(nếu có nhóm HS đăng ký làm)
Hình ảnh lưu lại(nếu có)

Nhận xét, đánh giá kết quả. Đề xuất giải pháp cho hướng chăn nuôi ở gia
đình hoặc địa phương.


GV yêu cầu HS chuẩn bị nội dung giờ học sau: Yêu cầu HS chuẩn bị mẫu
thức ăn theo nhóm trên, mỗi nhóm 4 mẫu trong ¼ nhóm sau thức ăn tinh/ thô/ xanh
hoặc hỗn hợp. Đọc trước nội dung bài 29, SGK trang 84. Tìm hiểu các phương
pháp chế biến thức ăn(nếu có) ở gia đình hoặc địa phương.



Nội dung 2: Tìm hiểu về thức ăn của vật nuôi
VII.1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sỹ số
VII.2. Hoạt động 1: Khởi động
1.

2.

3.

Mục đích
- HS nhận biết một số loại thức ăn của vật nuôi cụ thể ở gia đình, địa
phương
Nội dung
- Đọc qua nội dung SGK và nhận xét ở gia đình, địa phương có nuôi đối
tượng vật nuôi nào, nguồn thức ăn cho chúng, bữa ăn và chế biến thức
ăn.
Kỹ thuật tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS căn cứ vào kiến thức mục I.1. Một số loại thức ăn thường
dùng trong chăn nuôi
-

Nhận biết nhóm thức ăn dùng cho vật nuôi

Thực hiện nhiệm vụ:
-

-


Gv phân nhóm 5 HS/ nhóm, yêu cầu nhóm kể tên mẫu thức ăn đã
chuẩn bị theo yêu cầu
+ Nhóm 1: Thức ăn tinh/ 4 mẫu
+ Nhóm 2: Thức ăn thô/ 4 mẫu
+ Nhóm 3: Thức ăn xanh/ 4 mẫu
+ Nhóm 4: Thức ăn hỗn hợp/ 4 mẫu
HS kể tên thức ăn và giới thiệu sơ bộ dùng cho vật nuôi nào, giá trị
dinh dưỡng chủ yếu của thức ăn đó cho các nhóm còn lại.
HS các nhóm khác thắc mắc, và yêu cầu giải đáp.

Báo cáo kết quả thực hiện:
Tất cả các HS các nhóm đều nhận biết được các loại thức ăn nhóm kia
thực hiện, dùng cho đối tượng vật nuôi nào, mục đích cung cấp chất
dinh dưỡng nào là chủ yếu.
Sản phẩm học tập
- Mẫu thức ăn đã chuẩn bị theo nhóm HS, nhận biết được loại thức ăn.
- Vấn đề cần giải quyết: Tại sao thức ăn đó sử dụng cho đối tượng vật
nuôi trên? Thức ăn đó khi sử dụng có đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng
-

4.


chưa? Làm thế nào nâng cao chất lượng thức ăn? Làm thế nào để giữ
được giá trị dinh dưỡng trong thức ăn?
VII.3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1.

Mục đích


- Kể được các loại thức ăn thường dùng cho vật nuôi.
- Nêu được những đặc điểm chính của một số loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi.
- Nêu được thế nào là thức ăn hỗn hợp, và chỉ ra vai trò thức ăn hỗn hợp cho vật
nuôi.
2. Nội dung
Một số loại thức ăn chăn nuôi, gồm:
Thức ăn tinh: Là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thức ăn tinh gồm:
Nhóm giàu năng lượng, nhóm giàu protein) phù hợp với tiêu hóa lợn và gia cầm,
khi cho ăn cần phối trộn các nhóm thức ăn tinh nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
và chế biến tăng tỉ lệ tiêu hóa, giúp vật nuôi thích ăn, thức ăn tinh dễ bị hỏng nên
cần bảo quản cẩn thận,
Thức ăn xanh: Là thân lá cây xanh(cỏ trồng, cỏ dại, rau, bèo, thân lá cây họ
đậu…) phù hợp tiêu hóa dạ cỏ(trâu, bò, dê, cừu…),có hàm lượng chất xơ dễ tiêu
hóa cao, giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nên còn làm thức ăn bổ sung cho
lợn, gà. Thức ăn xanh được dự trữ nhờ ủ xanh, ủa xanh là phương pháp lên men
yếm khí, giữ được chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi thích ăn, tỉ lệ tiêu
hóa cao.
Thức ăn thô: Cỏ khô là thức ăn xanh phơi khô, cỏ khô có thể sản xuất bột cỏ.
Rơm rạ, thân lá cây ngô già, bã mía là phế phụ phẩm từ cây trồng có tỉ lệ chất xơ
khó tiêu hóa cao,hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, khi cho ăn cần chế biến nhằm
tăng giá trị tiêu hóa và hàm lượng dinh dưỡng(kiềm hóa, hoặc ủ ure).
Thức ăn hỗn hợp: Là thức ăn được chế biến, phối trộn từ nhiều loại nguyên
liệu khác nhau theo những công thức đã được tính toán sẵn, đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất. Thức ăn
hỗn hợp có thể tự phối trộn thủ công hoặc dựa trên dây truyền công nghệ hiện đại.


Thức ăn hỗn hợp có vai trò: Tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi; Tiết kiệm nhân công, chi phí chế biến, bảo

quản và hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản
phẩm xuất khẩu. Thức ăn hỗn hợp gồm: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh(là thức ăn có
hàm lượng protein, vitamin, khoáng đầy đủ hợp lý theo nhu cầu dinh dưỡng của
từng loại vật nuôi); Thức ăn hỗn hợp đậm đặc(là thức ăn có tỉ lệ Protein, vitammin
và khoáng cao, khi sử dụng cần phối trộn thêm thức ăn sẵn có ở địa phương,
thường là tinh bột).
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I.2. SGK trang 85. Trả lời các câu hỏi
sau:
1) Lấy thêm ví dụ về loại thức ăn nhóm đã chuẩn bị?
2) Phân loại(nếu có – theo giá trị dinh dưỡng)?
3) Căn cứ vào nguồn thức ăn, và đối tượng vật nuôi sử dụng. Đề xuất việc sản
xuất, chế biến và sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao?
Thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức nhóm HS thảo luận, phương pháp mảnh ghép, HS nhóm mỗi cá
nhân tìm hiểu một mẫu thức ăn, trao đổi với các thành viên nhóm, thống nhất trả lời
câu hỏi.
GV phát PHT yêu cầu nhóm hoàn thành vào phiếu(cột mục loại thức ăn của
nhóm đã chuẩn bị) để trình bày cho nhóm khác.
Tổ chức báo cáo, các nhóm khác nghe và ghi chép(vào cột mục khuyết), hiểu
về các thức ăn nhóm kia đã trình bày, hỏi đáp thắc mắc, bổ sung ý kiến cho nhóm.
GV có thể ngẫu nhiên kiểm tra mức độ hiểu của nhóm kia.
Trong quá trình HS trao đổi, GV trình chiếu một số tranh ảnh minh họa về
thức ăn cho vật nuôi, giá trị dinh dưỡng. HS căn cứ vào điều chỉnh, bổ sung kiến
thức để hoàn thành PHT
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:


Nhóm trình bày sản phẩm PHT.

Loại thức ăn

Thức ăn tinh

Thức ăn xanh

Thức ăn thô

Thức ăn hỗn
hợp

Mẫu đã có
Ví dụ
Phân loại(theo
giá trị dinh
dưỡng)
Đối tượng sử
dụng
Đề xuất
4.Sản phẩm học tập
Ý kiến cá nhân, nhóm
Hoàn thành PHT.
Chuẩn bị được mẫu, tự nhận xét mẫu chuẩn bị đã tốt, điển hình chưa.
Kiến thức rút ra từ nhóm khác
Đánh giá sản phẩm hình thành
- Thu PHT.
- Căn cứ tiến độ hoàn thành của cá nhân HS và của nhóm.
- Quan sát thái độ tích cực của HS.
-


5.

VII.4. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
1.

2.

3.

Mục đích
- Củng cố, khắc sâu kiến thức bài
- Tìm kiếm cách sản xuất, chế biến, bảo quản nhằm giữ được giá trị
dinh dưỡng, nâng cao chất lượng thức ăn của vật nuôi.
Nội dung
- Tìm hiểu cơ sở khoa học phối trộn thức ăn tinh, ủ chua thức ăn xanh,
rơm ủ ure, kiềm hóa thức ăn thô.
- Tìm hiểu quy trình chế biến cỏ ủ chua.
- Tìm hiểu quy trình rơm ủ ure
- Thực hành ủ chua thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure.
Kỹ thuật tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu ở gia đình, địa phương, trên internet. Trả lời câu
hỏi sau:


-

-


Tại sao thức ăn tinh khi cho riêng một, một vài nguyên liệu sẽ không
đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi?
Tại sao có thể sử dụng phân vô cơ bổ sung vào rơm rạ? Có thể sử dụng
phân đạm hóa học có gốc axit được không?
Địa phương trồng phổ biến giống cỏ nào? Đối tượng thường sử dụng?
Vào mùa đông thức ăn xanh khan hiếm, làm thế nào dự trữ được thức
ăn xanh cho trâu bò?
Tóm tắt quy trình(công thức – nếu có) trộn thức ăn tinh, ủ xanh, rơm ủ
ure.
Nếu gia đình, địa phương có thực hiện các phương pháp trên, chụp lại
sản phẩm.
Thử nghiệm ủ chua, ủ rơm ure. Ghi chép lại tiến trình. Chụp mẫu sản
phẩm
Ngoài những biện pháp trên còn biết biện pháp chế biến thức ăn
nào khác? Mục đích(hoặc cơ sở khoa học)?

Thực hiện nhiệm vụ:
-

HS về nhà hoàn thành cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở.
Nhiệm vụ 4, 7 HS tra cứu internet.
Nhiệm vụ 5, 6…tùy chọn.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Sản phẩm sẽ báo cáo vào sau giờ thực hành
Sản phẩm học tập
-

4.


Kết quả ghi chép vào vở cá nhân
Hình ảnh lưu lại(nếu có)
Nhận xét, đánh giá kết quả. Đề xuất, tuyên truyền vận động gia đình, địa
phương áp dụng.
GV yêu cầu HS chuẩn bị nội dung giờ học sau: Yêu cầu HS về nhà tra cứu
internet giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn tinh thường dùng(%protein có trong
vật chất khô), và nhu cầu %protein của vật nuôi tùy giai đoạn, và mục đích nuôi.
Đọc trước nội dung bài 30, SGK trang 87. Giải được bài toán phối hợp khẩu phần
ăn bằng phương pháp đại số.
Nội dung 3: Tìm hiểu về cách phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi


VII.1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sỹ số
VII.2. Hoạt động 1: Khởi động
1.

2.

3.

Mục đích
- HS giải thích tại sao phối hợp khẩu phần ăn của vật nuôi chủ yếu dựa
trên cân đối nhu cầu %protein của vật nuôi với giá trị %protein trong
thức ăn.
- Tìm hiểu %protein của một số loại thức ăn, nhận xét so với nhu cầu
dinh dưỡng của vật nuôi.
- Giải thích được tại sao lại cần phải phối trộn các loại thức ăn với nhau.
Nội dung
- Căn cứ vào kiến thức đã học, nội dung 1: Tìm hiểu về nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi(nhu cầu protein để làm gì?) để giải thích.

- Chia sẻ kết quả nhiệm vụ giao về nhà tìm hiểu giá trị dinh dưỡng một
số loại thức ăn tinh thường dùng(%protein có trong vật chất khô), và
nhu cầu %protein của vật nuôi tùy giai đoạn, và mục đích nuôi.
- So sánh % protein trong thức ăn với nhu cầu %protein của vật nuôi,
giải thích sự cần thiết phải phối trộn.
Kỹ thuật tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS chia sẻ thông tin tìm hiểu theo nhiệm vụ được giao chuẩn bị
bài học ở nhà
-

Đã tìm được %protein vật chất khô của những loại thức ăn nào?
Đã tìm được nhu cầu %protein của đối tượng vật nuôi nào? Giai đoạn,
mục đích nuôi?

Thực hiện nhiệm vụ:
HS lên bảng điền vào bảng: %protein có trong vật chất khô của một số thức ăn
Bảng dinh dưỡng của một số loại thức ăn(%protein)
Tên thức ăn
%protein
Tên thức ăn
%protein

HS lên bảng điền vào bảng: nhu cầu %protein của vật nuôi
Bảng: nhu cầu %protein của vật nuôi


Đối tượng vật nuôi


-

Nhu cầu(%pro)

Đối tượng vật nuôi

Nhu cầu(%pro)

HS kể thêm các loại thức ăn khác có ở địa phương nhưng chưa biết giá
trị %protein.
HS kể thêm các đối tượng vật nuôi khác còn thiếu ở bảng.
GV bổ sung(nếu có nguồn tài liệu), hoặc giải thích về nguyên liệu thức
ăn HS cần biết thêm.

Báo cáo kết quả thực hiện:
Thống nhất bảng trên làm tài liệu áp dụng trong bài toán và áp dụng ở
gia đình hoặc địa phương.
Sản phẩm học tập
- Bảng giá trị dinh dưỡng(%protein có trong vật chất khô) một số loại
thức ăn.
- Bảng nhu cầu dinh dưỡng(%protein) của đối tượng vật nuôi.
-

4.

Vấn đề cần giải quyết: Vậy làm thế nào có thể phối trộn các loại thức ăn
trên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi? Theo cách giải hệ phượng trình
bậc nhất 2 ẩn(HS tự tìm hiểu ở nhà), đối với người nông dân thực hiện dễ hay phức
tạp,? Vậy có cách tính toán nào đơn giản dễ áp dụng hơn không?
VII.3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1.

Mục đích

- Giải được bài toán phối hợp khẩu phần ăn theo phương pháp hình vuông
pearson.
2. Nội dung
Bài toán: Phối hợp khẩu phần ăn có 17%protein, cho lợn ngoại nuôi thịt, giai
đoạn choai, từ nguyên liệu: ngô, cám gạo loại 1, tỉ lệ 1/3; hỗn hợp đậm đặc, biết
%protein ngô 9%, cám gạo loại 1 là 13%, hỗn hợp đậm đặc là 42%.
Giải bài toán phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bằng phương pháp hình
vuông pearson. Vẽ một hình vuông, kẻ hai đường chéo, ghi các số liệu đã biết theo
các vị trí sau: Góc trái phía trên ghi %protein của nhóm hỗn hợp 1 thức ăn giàu
protein, góc trái phía dưới ghi %protein của nhóm hỗn hợp 2 thức ăn giàu năng
lượng. Điểm giao hai đường chéo ghi %protein của hỗn hợp cần phối trộn(theo nhu


cầu dinh dưỡng của đối tượng vật nuôi). Tìm hiệu số giữa %protein: Của hỗn hợp 1
với hỗn hợp cần trộn, kết quả ghi vào góc phải phía dưới, đối diện qua đường
chéo(42 – 17 = 25). Hiệu số giữa hỗn hợp cần trộn với hỗn hợp 2(17 – 12 = 5), kết
quả ghi vào góc phải phía trên, đối diện qua đường chéo. Cộng hai kết quả trên ghi
phía dưới, bên phải hình vuông. Tính lượng thức ăn hỗn hợp 1, trong 30kg có 5kg,
vậy 100kg có x = 100 x 5 : 30 = 16.67kg. Lượng thức ăn hỗn hợp 2 là 100 – 16.67
= 83.33kg. Khối lượng ngô = 83.33 : 4 = 20.83kg, khối lượng cám gạo = 83.33 –
20.83 = 62.50kg.

3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2.b SGK trang 88.
1) Giải được bài toán theo hình vuông pearson.

2) So sánh với phương pháp đại số.
Thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức phương pháp nhóm đôi HS giải toán.
Nhóm đôi HS giải toán, chia sẻ với nhau, cùng tính toán.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV gọi một HS ngẫu nhiên trình bày lại phương pháp giải toán pearson.
4.Sản phẩm học tập


-

HS trình bày phương pháp giải toán lên bảng.

5. Đánh giá sản phẩm hình thành
- Căn cứ tiến độ hoàn thành của cá nhân HS và của nhóm.
- Quan sát thái độ tích cực của HS.
VII.4. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
1.

2.

Mục đích
- Củng cố, khắc sâu kiến thức bài
- Áp dụng tại gia đình địa phương với những nguyên liệu thức ăn có
sẵn.
Nội dung
- Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài toán số 1: Áp dụng hình vuông pearson lập khẩu phần ăn cho đối tượng lợn thịt

choai F1(♂ Yorkshire x ♀ Móng Cái), nhu cầu sản xuất 14% protein trong khẩu
phần. Gồm nguyên liệu sau:
+ Bột ngô Bioseed, cám gạo. Tỉ lệ: 2/1
+ Khô lạc cả vỏ, bột cá. Tỉ lệ: 2/1
+ Bột cỏ (5%)
Câu hỏi bổ sung: Tại sao bột cỏ có %Protein thô cao nhưng chỉ phối trộn với tỉ
lệ tương đối thấp(khoảng 2 – 10%) cho lợn hoặc gia cầm?
Bài toán số 2: Áp dụng hình vuông pearson lập khẩu phần ăn cho đối tượng lợn
con sau cai sữa F1(♂ Yorkshire x ♀ Móng Cái), nhu cầu sản xuất 17% protein
trong khẩu phần. Gồm nguyên liệu sau:
+ Bột ngô Bioseed, cám gạo, gạo tấm. Tỉ lệ: 2/2/1
+ Khô đậu tương, bột cá. Tỉ lệ 1/1
+Bổ sung Bio - premix – vitamin (3%)(hỗn hợp men vi sinh - khoáng – vitamin)
Câu hỏi bổ sung: Tại sao cần bổ sung Bio – premix – vitamin trong khẩu phần
ăn lợn con(gia súc, gia cầm non)?


×