Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHỦ ĐỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.47 KB, 5 trang )

CHỦ ĐỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THỦY SẢN
I. Xác định mối liên hệ giữa nội dung bài học với thực tế sản xuất hoạt
động kinh doanh ở địa phương
Bài 31 có những nội dung chính sau đây:
* Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên
+ Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên
+ Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá
* Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản
+ Vai trò của thức ăn hỗn hợp
+ Các loại thức ăn hỗn hợp
+ Qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản
* Vấn đề cần giải quyết qua bài học này:
- Nguồn thức ăn tự nhiên của cá, cách phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự
nhiên của cá.
- Tận dụng và phát triển nguồn thức ăn nhân tạo như thế nào để đạt năng suất
cao trong nuôi trồng thủy sản.
Để giải quyết được hai vấn đề trên, có thể tổ chức dạy học bài 31 theo
hướng gắn giáo dục với sản xuất kinh doanh bằng một trong các hình thức sau:
- Hình thức học trên lớp: Giáo viên sử dụng các video/clip, tranh ảnh
giới thiệu về các mô hình ao nuôi, các loại thức ăn thủy sản được sử dụng ở địa
phương. Học sinh sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội được trong bài học để nhận
xét, đánh giá.
- Hình thức học trên lớp kết hợp với học tại cơ sở nuôi trồng thủy sản
ở địa phương: Giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu các
nội dung bài học. Học sinh nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch, tìm hiểu các nguồn
thức ăn, cách bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên nuôi thủy sản, phương
pháp sản xuất thức ăn nhân tạo của của người chăn nuôi trên địa bàn ở gần
trường. Sau đó, tổ chức dạy học trên lớp để các nhóm học sinh báo cáo kết quả
bằng nhiều hình thức khác nhau. Cuối cùng giáo viên sẽ chốt lại kiến thức chủ
yếu của bài học.


1


- Hình thức dạy học tại thực địa: Là phương thức đưa học sinh đến học
tập trực tiếp tại cơ sở nuôi trồng thủy sản ở địa bàn gần trường.
II. Những công việc chuẩn bị cho phương án dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Xác định những nội dung dạy học sẽ được triển khai tại cơ sở nuôi trồng thủy
sản.
- Khảo sát cơ sở nuôi trồng thủy sản ở địa phương. (một khu ao nuôi, một trang
trại chăn nuôi khép kín).
Khi khảo sát giáo viên thu thập những thông tin sau:
- Qui mô và qui trình nuôi trồng thủy sản.
- Kĩ thuật, phương thức chế biến, sử dụng thức ăn nuôi thủy sản.
- Các thiết bị, dụng cụ, phương tiện được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
- Sự tác động của nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo đến năng suất
nuôi trồng thủy sản.
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu trươc nội dung bài 31
- Chuẩn bị sách vở, giấy bút để ghi chép những nội dung thu thập được khi học
tại cơ sở sản xuất.
III. Kế hoạch dạy học
A. Mục tiêu bài học
1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Mô tả, phân tích,
nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Tìm hiểu cơ sở nuôi trồng thủy sản
1. Mục đích
- Học sinh liệt kê được các loại thức ăn tự nhiên có trên khu vực nuôi thủy sản.

- Học sinh tổng quan được quy mô ao nuôi: phương tiện, dụng cụ, thức ăn
thường dùng ở cơ sở đó,….

2


2. Nội dung
- Quan sát, tìm hiểu các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo nuôi thủy sản
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- Tập trung hs vào vị trí đã chuẩn bị cho buổi học tập tại cơ sở nuôi trồng thủy
sản và ổn định tổ chức. Nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ học tập
- Giới thiệu đại diện của cơ sở chăn nuôi thủy sản sẽ cùng với GV hướng dẫn
HS học tập.
- Đại diện cơ sở nuôi trồng thủy sản giới thiệu vài nét về cơ sở của họ và các
hoạt động chủ yếu, hiệu quả nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua.
- Trước khi tìm hiểu GV định hướng quan sát, tìm hiểu về các loại thức ăn dành
cho thủy sản bằng cách giao nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ
sau:
+ Kể tên đc các loại thức ăn tự nhiên, mối liên hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên.
Các biện pháp phát triển thức ăn tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường nước.
+ Hiểu và sử dụng hợp lí các loại thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản, tận dụng thức
ăn sẵn có ở địa phương.
+ Tìm hiểu về nguyên liệu, quy trình để phối hợp đc thức ăn hỗn hợp nuôi thủy
sản.
-



HS chủ động quan sát, tìm hiểu các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo dưới
sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên nơi học sinh tham gia học tập.

Mỗi HS dựa vào những điều đã quan sát, ghi chép đc để hoàn thành báo
cáo theo nhiệm vụ đc giao.
Tùy điều kiện cụ thể GV có thể tổ chức cho HS trình bày và thảo luận báo
cáo về các loại thức ăn dành cho thủy sản ngay tại cơ sở chăn nuôi thủy
sản hoặc lớp học.
Kết luận hoạt động 1:

4. Sản phẩm học tập
- Báo cáo của cá nhân trước khi thảo luận về kết quả quan sát
- Vấn đề/ câu hỏi đặt ra tiếp theo cần giải quyết: Nguồn thức ăn tự nhiên đã đa
dạng, phong phú đáp ứng đc nhu cầu cho sự phát triển của cá hay chưa. Nếu
chưa thì cần đề suất ý kiến như thế nào để nguồn thức ăn của cá đc da dạng
cũng như k làm thay đổi hệ sinh thái ao hồ nuôi cá; việc sử dụng thức ăn nhân

3


tạo có hợp lí không? Đã tận dụng đc các nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương
chưa. Vấn đề bảo vệ môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản như thế nào…
Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới về sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
1. Mục đích
Học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới về sản xuất thức ăn nuôi thủy
sản tại nơi HS đến học tập.
2. Nội dung
- Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên
+ Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên
+ Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cho cá
- Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản
+ Vai trò của thức ăn nhân tạo
+ Các loại thức ăn nhân tạo

+ Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tự nghiên cứu lí thuyết về các loại thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo nuôi
thủy sản. Biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn nuôi thủy sản
- Vận dụng các kiến thức lí thuyết đã nghiên cứu được để chỉnh sửa báo cáo đã
viết ở HĐ1
- Dựa vào kết quả nghiên cứu lí thuyết và thực địa đề xuất biện pháp sản xuất
thức ăn nuôi thủy sản ở địa phương.
* HS làm việc (theo nhóm) ở nhà để hoàn thành báo cáo nộp cho GV
trước khi lên lớp tiết học sau.
4. Sản phẩm học tập
- Báo cáo đã hoàn thiện.
- Hình thức báo cáo: trình bày trên khổ A0, kèm theo hình ảnh về các loại thức
ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản. Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn
nuôi thủy sản.
* GV nhận xét và chốt kiến thức
4


Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành và vận dụng
1. Mục đích
HS vận dụng tổng hợp kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện
tập, thực hành. Qua đó, củng cố kiểm nghiệm các kiến thức mới đã được lĩnh
hội
2. Nội dung
Làm thực hành về phối trộn 1 số loại thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản từ các
nguyên liệu sẵn có của địa phương.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
-


-

GV nêu nhiệm vụ: Làm thực hành về phối trộn 1 số loại thức ăn hỗn hợp
nuôi thủy sản từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương.
GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Lựa chọn công thức riêng cho mỗi nhóm tùy vào đối tượng nuôi
+ Tính toán cân đối tỉ lệ cho phù hợp
+ Phối trộn
Phương thức thực hiện: Thực hành theo nhóm
HS thực hành
GV nhận xét tinh thần, thái độ tham gia thực hành của từng cá nhân trong
nhóm
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng

-

HS tra cứu trên mạng internet hoặc đọc sách về các nội dung liên quan
đến sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
Với mô hình trang trại ở địa phương em có đề xuất biện pháp gì để tăng
nguồn thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản.

5



×