Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Số phần tử của tập hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.44 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN THEO TỪNG BÀI
PHẦN A: PHẦN SỐ HỌC
CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Bài 4: Số phần tử của tập hợp
_______________________________________________________

LỚP 6

I. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1, Số phần tử của tập hợp.
Cho các tập hợp sau: 𝐴 = {3} ; 𝐵 = {𝑎, 𝑏} ;

𝐶 = {1; 2; 3; … ; 100} ;

ℕ = {0; 1; 2; 3; … }

Ta nói: Tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp
số tự nhiên ℕ có vô số phần tử.
Chú ý: Tập hợp không có phần tử gọi là tập hợp rỗng và được kí hiệu là 
Một tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể
không có phần tử nào.
2, Tập hợp con
A

B

Ví dụ: Cho hai tập hợp: 𝐴 = {𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑, 𝑒} và 𝐵 = {𝑑, 𝑒} (như hình vẽ trên)
➢ Ta thấy, mọi phần tử của tập hợp 𝐵 đều thuộc tập hợp 𝐴.
➢ Ta gọi tập hợp 𝐵 là tập hợp con của tập hợp 𝐴.

• Nếu mọi phần tử của tập hợp 𝐴 đều thuộc tập hợp 𝐵 thì tập hợp 𝐴 gọi là tập hợp


con của tập hợp 𝐵.
• Kí hiệu: 𝐴  𝐵 hay 𝐵  𝐴 và đọc là: 𝐴 là tập hợp con của tập hợp 𝐵, hoặc 𝐴
được chứa trong 𝐵, hoặc 𝐵 chứa 𝐴.
Chú ý: Tập hợp rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp. Tập hợp 𝐴 cũng chính là 1 tập hợp con của
tập hợp 𝐴. Nếu 𝐴  𝐵 và 𝐵  𝐴 thì ta nói 𝐴 và 𝐵 là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu 𝐴 = 𝐵.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây.
a) Tập hợp 𝐴 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥 − 5 = 10 có bao nhiêu phần tử ?
A. 15

B. 0

C. 1

D. Vô số

1


HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN THEO TỪNG BÀI
LỚP 6

PHẦN A: PHẦN SỐ HỌC
CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Bài 4: Số phần tử của tập hợp
_______________________________________________________

b) Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về tập hợp 𝐵 = {0} ?
A. 𝐵 không có tập hợp con


B. 𝐵 là tập hợp rỗng

C. 𝐵 là tập hợp có 1 phần tử

D. 𝐵 là tập hợp có vô số phần tử

Câu 2: Viết các tập hợp sau và cho biết tập hợp đó có bao nhiêu phần tử:
a) Tập hợp 𝐴 các số tự nhiên không vượt quá 10.
b) Tập hợp 𝐵 các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.
c) Tập hợp 𝐶 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥. 0 = 0.
Câu 3: Biết rằng tập hợp 𝐸 là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 7, tập hợp 𝐹 là tập hợp các số tự
nhiên nhỏ hơn 3.
a) Viết tập hợp 𝐸 và tập hợp 𝐹 bằng cách liệt kê các phần tử.
b) Dùng kí hiệu  để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.
c) Viết tất cả các tập hợp con của hợp 𝐹.
Câu 4: Cho tập hợp 𝐷 = {99; 100}. Điền các kí hiệu ;;  hoặc = vào chỗ … cho thích hợp.
a) 99 … 𝐷 ; 100 … 𝐷 ; 101 … 𝐷
b) {99} … 𝐷 ; {100} … 𝐷
c) {99; 100} … 𝐷
d) 𝐷 … ℕ , với ℕ là tập hợp các số tự nhiên.

--------------------------Hết--------------------------

2



×