Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

State management of tourism in luang pra bang province of lao PDR tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.88 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Phouthone LUANG VI LAY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
Ở TỈNH LUANG PRA BANG NƯỚC CHDCND LÀO

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 09 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUAN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019
1


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:1. TS. LƯƠNG MINH VIỆT
2.PGS.TS. PHẠM ĐỨC CHÍNH
Phản biện 1: ………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………….
Phản biện 2: ………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………….
Phản biện 3: ………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………….
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học Học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ, Phòng……Nhà….., Học viện Hành chính
Quốc gia. Số 77-Đường Nguyễn Chí Thanh-Quận Đống đa-Hà Nội


Thời gian: ……giờ….. ngày …..tháng ….. Năm …..

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam
hoặc thư viện Học viện Hành chính Quốc gia

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Bài báo 1: Giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng
Hòa dân chủ nhân dân Lào
+ Tên tác giả: Phouthone LUANGVILAY
+ Tên tạp chí: Quản lý nhà nước
+ Số 258 (7/2017); Số trang: 110 (tr110-112)
Bài báo 2: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào
+ Tên tác giả: Phouthone LUANGVILAY
+ Tên tạp chí: Tài nguyên và Môi trường
+ Số 20 (274), (10/2017); Số trang: 36 (tr36-37)

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Luang Pra Bang là một tỉnh có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và
nhân văn, danh lam thắng cảnh thật đẹp, khí hậu trong sạch và có huyện
Mương Luang Pra Bang là cố đô, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa (UNESCO) công nhận là“Huyện di sản thế giới” vào ngày 9
tháng 12 năm 1995 và có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch nhất là các
loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi và tham quan thắng cảnh, văn
hóa lịch sử... từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (2010) đến nay, tỉnh

Luang Pra Bang luôn xác định ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng
của tỉnh và thực tiễn trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Luang Pra
Bang đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần làm cho tỷ trọng ngành
dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng tăng và xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng rõ nét.
Tuy nhiên, ngành du lịch Luang Pra Bang trên thực tế, sự phát triển
vẫn chưa tương xứng, chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn
có của địa phương; bởi chưa đủ điều kiện để khai thác và quan trọng hơn là
quản lý nhà nước đối với ngành du lịch còn có những bất cập, chưa thực sự
tạo được môi trường kinh tế, pháp luật và xã hội thuận lợi để phát triển du
lịch. QLNN về quy hoạch và thực hiện quy hoạch ngành, quan điểm phát
triển, tư duy, cơ chế, chính sách phát triển ngành và đầu tư, thu hút đầu tư
của tỉnh còn hạn chế, yếu kém, ngành du lịch chưa thực sự phát huy được
lợi thế, lượng du khách đến với Luang Pra Bang chưa nhiều, số ngày lưu
trú bình quân và công suất buồng phòng còn thấp, mức tiêu dùng của
khách khi đến Luang Pra Bang còn ở mức rất khiêm tốn, đóng góp của
ngành du lịch cho ngân sách địa phương chưa nhiều so với nhu cầu phát
triển, cơ cấu của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp...
Nếu tình hình này kéo dài thì ngành du lịch khó có thể trở thành ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và
có hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triển
ngành du lịch tỉnh Luang Pra Bang, để ngành này thực sự trở thành ngành
kinh tế quan trọng trong tương lai gần, Xuất phát từ những vấn đề nêu trên,
tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang
nước CHDCND Lào” để nghiên cứu và viết Luận án Tiến sĩ quản lý công.
Đây là đề tài mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3



2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về
du lịch ở địa bàn tỉnh Luang Pra Bang, luận án đề xuất định hướng và giải
pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang.
+ Hệ thống hóa và chọn lọc, bổ sung cở sở lý luận về QLNN về du
lịch ở địa phương cấp tỉnh.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số thành phố ở
nước ngoài để rút ra bài học cho QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra
Bang trong thời gian qua, trong đó đi sâu nghiên cứu các nội dung quản lý
nhà nước về du lịch, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế trong QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang thời gian qua.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở
tỉnh Luang Pra Bang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về du lịch ở tỉnh
Luang Pra Bang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Hoạt động QLNN về du lịch.
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu toàn bộ các hoạt động QLNN
về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang. Nghiên cứu kinh nghiệm của
một số địa phương ở nước ngoài chủ yếu là qua tài liệu đã được công bố.
+ Về thời gian: Nghiên cứu QLNN về du lịch từ năm 2011 (năm đầu
thực hiện chiến lược du lịch giai đoạn 2011-2020) đến nay và tầm nhìn đến
năm 2030.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương
pháp chung cho các phương pháp nghiên cứu của luận án, được sử dụng
xuyên suất quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4


- Phương pháp hệ thống hóa: Sử dụng để hệ thống hóa những cơ sở
lý luận về quản lý nhà nước về du lịch ở chương 2, trên cơ sở kế thừa các
kết quả nghiên cứu lý luận của các công trình nghiên cứu đã được công bố.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được dùng để nghiên cứu
những cơ sở lý luận ở chương 2, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu ở
chương 3, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du
lịch ở chương 4 và luận án dùng để rút ra những kết luận của các chương.
- Phương pháp so sánh được dùng để giải quyết các nội dung tổng
quan tình hình nghiên cứu và chủ yếu là phân tích thực trạng trong quản lý
nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang ở chương 3 của Luận án...
Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để
phát huy hiệu quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
Tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào là tỉnh có thế mạnh phát
triển du lịch, tuy nhiên hoạt động du lịch của tỉnh chưa được đẩy mạnh,
chưa thu hút được khách du lịch và các dự án du lịch. Để phát huy thế
mạnh tiềm năng, tăng ngân sách cho tỉnh, nâng cao mức thu nhập cho
người dân thì tỉnh cần có những biện pháp để phát triển du lịch. Tuy nhiên,
việc phát triển du lịch sẽ kéo theo những hệ luỵ về mặt xã hội như tệ nạn
xã hội, mất an ninh trật tự, đặc biệt là xâm phạm nghiêm trọng đến cảnh

quan và các di tích. Làm thế nào để giải quyết các vấn đề đó thì đòi hỏi
công tác QLNN về du lịch của tỉnh Luang Prabang cần phải được quan tâm
và tăng cường nhằm có những biện pháp quản lý hiệu quả.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Du lịch có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã
hội?
- Vì sao phải QLNN về du lịch?
- QLNN về du lịch bao gồm những nội dung gì?
- Những yếu tố nào tác động đến QLNN về du lịch?
- Thực trạng hoạt động QLNN về du lịch của tỉnh Luang Prabang,
nước CHDCND Lào thời gian qua như thế nào?
- Để QLNN về du lịch của tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào
cần thực hiện những giải pháp gì?
6. Những điểm mới của Luận án
6.1. Về mặt lý luận
5


- Hệ thống hoá quản lý nhà nước về du lịch, xây dựng được khung lý
thuyết QLNN về du lịch như khái niệm du lịch, khái niệm và nội dung
QLNN về du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch.
- Khảo cứu hoạt động QLNN về du lịch của một địa phương của một
số quốc gia, rút ra kinh nghiệm QLNN về du lịch để tỉnh Luang Pra Bang,
nước CHDCND Lào vận dụng.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Trên cơ sở khung lý thuyết QLNN về du lịch, luận án phân tích,
đánh giá một cách toàn diện, hệ thống về thực trạng QLNN của tỉnh Luang
Pra Bang về du lịch thời gian qua (từ năm 2011 đến nay).
- Xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch
ở tỉnh Luang Pra Bang, nước,CHDCND Lào.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cố thêm cơ sở khoa học
về QLNN trên lĩnh vực du lịch.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cho UBND tỉnh
Luang Pra Bang một số giải pháp tham khảo để QLNN về du lịch trên địa
bàn của tỉnh.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu phục vụ giảng dạy
và tham khảo cho việc nghiên cứu về công tác QLNN về du lịch.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch
1.1.1. Các công trình ở trong nước: Bài viết của Bun Hương Đuông
Pha Chăn, “Luang Pra Bang: Du lịch với giữ gìn Văn hóa và phát huy
truyền thống thủ công nghiệp của nhân dân”; Bài viết của Mun Kẹo O La
Bun “Du lịch với Văn hóa”; Sy Am Phay So La Thi “Vai trò của du lịch
đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước Lào”; Đề tài nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào: “Tác động về mặt kinh tế, xã hội - văn
hóa và giảm nghèo trong lĩnh vực công nghiệp du lịch ở CHDCND Lào”;
Bài viết của Sam Lan Bun Nha Xan: “Du lịch Lào”….
1.1.2. Các công trình ở ngoài nước: “Tài nguyên du lịch” của Bùi
Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long; Hoàng Văn Thành, “Giáo trình
6


Marketing Du lịch”;“Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” Đề tài khoa học cấp bộ của Đỗ

Cẩm Thơ (Chủ nhiệm); Nguyễn Văn Lưu “Du lịch Việt Nam Hội nhập
trong Asean”….
1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với du
lịch
1.2.1. Các công trình ở trong nước: Sa Năn Si Pha Phôm Ma Chăn
(2009): “Quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở
tỉnh Chăm Pa Sắc”; Luận văn thạc sĩ kinh tế của Mon Xay Lao Mua Xông
“Quản lý du lịch theo hướng Bền vững ở các tỉnh miền Bắc Lào”.
1.2.2. Các trông trình ở ngoài nước: Trịnh Đăng Thanh (2004):
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam”;
Nguyễn Minh Đức:“Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du
lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nguyễn
Tấn Vinh (2008): “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng”; Hồ Đức Phớc (2009): “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam”; Đề tài khoa học của Sokxay
Soutthaveth “Quản lý du lịch bền vững chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh
tế ASEAN”; Luận án tến sĩ của Saknalin Keosi “Sử dụng các biện pháp
pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở
Thái Lan theo kiểu đóng tiền phí một lần”; Bài viết của tác giả Xu Xeng:
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Quốc”
1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Những kết quả đạt được
Các công trình nghiên cứu về du lịch tương đối phong phú, đề cập
đến các hoạt động du lịch nói chung. Các công trình này tập trung vào vai
trò của du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và
của quốc gia. Các công trình nghiên cứu về du lịch đã cung cấp thông tin
về tình hình, thế mạnh, hạn chế của du lịch của tỉnh Luang Prabang. Đó là
những tư liệu quý để luận án có bức tranh tổng thể về hoạt động du lịch
của địa phương, trên cơ sở đó sẽ đề xuất những biện pháp QLNN một cách

phù hợp.
Những công trình khoa học đã được công bố trong nước và nước
ngoài trên đây ở mức độ khác nhau đã đề cập đến cơ sở lý luận QLNN về
du lịch; khái niệm du lịch; khái niệm quản lý du lịch; các công cụ QLNN
về du lịch như chính sách du lịch, kế hoạch hóa và pháp luật; nội dung
7


QLNN về du lịch; các biện pháp quản lý về hoạt động du lịch cũng như
quản lý đối với khách du lịch...
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố là
những tài liệu cho việc xây dựng khung lý luận về QLNN đối với du lịch,
xem xét và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của tỉnh Luang Prabang,
nước CHDCND Lào.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể thấy, vấn
đề QLNN về du lịch không phải là vấn đề mới mẻ, xa lạ, nó đã được nhiều
tác giả nghiên cứu, tìm hiểu với những nội dung và khía cạnh khác nhau.
Ở CHDCND Lào, có rất ít công trình nghiên cứu về QLNN đối với
du lịch. Trong số ít công trình nghiên cứu, chủ yếu là luận văn cao học. Do
vậy, hạm lượng khoa học của các công trình này chưa nhiều. Tuy vậy, nội
dung của các công trình này là những gợi mở để tác giả nghiên cứu QLNN
về du lịch của tỉnh Luang Prabang.
Ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc cũng có khá nhiều công trình
nghiên cứu QLNN về du lịch, đó là luận án tiến sĩ, đề tài khoa học, bài báo
trên tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, các công trình đều nghiên cứu từ
góc độ kinh tế hoặc pháp lý, chứ không phải nhằm thực thi chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan QLNN đối với lĩnh vực du lịch.
Như vậy, có thể khẳng định có nhiều công trình đã nghiên cứu có
liên quan đến đề tài, nhưng việc nghiên cứu QLNN về du lịch từ góc độ

quản lý công vẫn là một khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Do đó, đề
tài luận án hoàn toàn mới, có tính cấp thiết cao xét từ nhiều phương diện.
1.3.3. Quan điểm kế thừa và phát triển mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, tham khảo các công trình nghiên cứu
đã đi trước, tác giả học hỏi được nhiều kinh nghiệm QLNN về du lịch của
một số địa phương ở nước ngoài mà đặc biệt là Việt Nam. Luận án tập
trung nghiên cứu làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về
du lịch ở địa phương cấp tỉnh, đánh giá đúng thực trạng tìm ra nguyên
nhân cả điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng nội dung đánh giá thực trạng đối
với quản lý nhà nước về du lịch.
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
2.1. Tổng quan về du lịch
2.1.1. Khái niệm về du lịch
8


Nghiên cứu định nghĩa khác nhau về du lịch, để có được cách tiếp
cận bao quát và đầy đủ hơn về du lịch như một ngành kinh tế của địa
phương và quốc gia, khái niệm du lịch sử dụng trong luận án được hiểu là:
“Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp và
của người dân, nhằm đạp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham
quan, giải trí, tìm hiểm và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động
đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho địa phương
và nước làm du lịch, cho bản thân doanh nghiệp và người dân”.
2.1.2. Đặc điểm của du lịch
- Tính nhạy cảm: Do sản phẩm của ngành du lịch mang tính tổng hợp
cao nên so với các ngành khác, du lịch thể hiện đặc điểm này rõ nét hơn.
Một chương trình du lịch được nhà cung cấp chào bán khi thực hiện phải

đảm bảo sự chính xác về thời gian và cả tính khoa học…
- Tính thời vụ: Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, tự nhiên
biến đổi và thất thường nên hoạt động kinh doanh du lịch có tính thời vụ rõ
rệt.
- Tính tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu mang tính tổng hợp cao của du
khách mà hoạt động du lịch có tính chất đặc thù nay.
- Tính đa ngành: Ngoài những yêu cầu trên đối với một chuyến du
lịch, du khách đòi hỏi phải có những dịch vụ không thể thiếu như: các dịch
vụ của ngân hàng, hải quan, cửa khẩu, bưu chính viễn thông…
- Tính liên vùng: Do nhu cầu khám phá, hưởng thụ của du khách
luôn động, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ hay hoạt động trong ngành phải
luôn đưa ra được các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn, tránh sự nhàm chán
đơn điệu.
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch của du khách cơ bản là hưởng thụ
các sản phẩm du lịch, chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền…
2.1.3. Vai trò của du lịch về sự phát triển kinh tế - xã hội
- Vai trò đối với chính tri: Du lịch giúp tăng cường mối quan hệ và
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới, giúp tăng cường hòa bình
và đoàn kết quốc tế. Trong nước, du lịch giúp tăng cường sự giao lưu giữa
các vùng miền, các dân tộc với nhau tạo sự hiểu biết, cảm thông và đoàn
kết cộng đồng.
- Vai trò đối với kinh tế: Du lịch phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân
sách cho các địa phương có hoạt động du lịch từ các khoản trích nộp ngân
sách của các cơ sở du lịch trực thuộc của lý trực tiếp của các địa phương và
9


các từ khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên
địa bàn.
- Vai trò đối với xã hội: Du lịch thu hút một lượng lao động lớn, góp

phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp. Tăng cường giao lưu, hợp
tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng người, các dân tộc, các quốc gia.
2.2. Lý luận quản lý nhà nước về du lịch
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp luật) đối với các quá trình,
hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các
hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả KT XH do nhà nước đặt ra.
2.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch
- Một mặt do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây
nên, mặt khác, do nhà nước dóng vai trò chủ dạo trong nền kinh tế, thể
hiện ở việc định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như ngành
kinh tế du lịch nói riêng trong từng thời kỳ.
- Đế giải quyết các mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường, duy trì sự
ổn định cũng như thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của
cơ quan QLNN về du lịch. Đồng thời giúp cho việc khai thác các thế mạnh
của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả. Hơn nữa, phát huy lợi thế so
sánh của quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế.
- Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nó liên quan dến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực khác nhau do vậy cần có sự quản lý của Nhà nước để điều
hoà mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lình vực liên quan.
2.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch
Một là, nhà nước định hướng sự phát triển của du lịch bằng các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các
nguyên tắc của thị trường và đặc điểm cụ thể của hoạt động du lịch và
ngành du lịch.
Hai là, nhà nước tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận
lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế, xã hội,
trong đó có du lịch.

Ba là, nhà nước hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
(điện, đường, bưu chính viễn thông…) phục vụ các hoạt động KT-XH nói
chung và du lịch noi riêng.
10


Bốn là, nhà nước điều hòa mối quan hệ giữa lợi ích các bên và các
ngành liên quan đến hoạt động du lịch.
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính
sách phát triển du lịch
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch
- Xúc tiến du lịch
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về pháp luật du lịch
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về du lịch
* Nhân tố chủ quan
- Đường lối về phát triển du lịch
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
* Nhân tố khách quan
- An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
- Kết cấu hạ tầng và vật chất, kỹ thuật
- Đặc trưng từng vùng, từng địa phương
- Đối tượng khách du lịch.
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa
phương ở nước ngoài và bài học cho tỉnh Luang Prabang, nước Cộng

hoà dân chủ nhân dân Lào
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa
phương ở nước ngoài
- Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội (Việt Nam)
- Kinh nghiệm của Bang kok (Thái Lan)
- Kinh nghiệm của Chu Hải (Trung Quốc)
2.3.2. Bài học rút ra cho quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang
Pra Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian dài
hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc
đẩy du lịch phát triển.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các
sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch.
11


Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch.
Bốn là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với
hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội
của du lịch.
Năm là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý,
điều hành của cơ quan QLNN về du lịch.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
Ở TỈNH LUANG PRA BANG NƯỚC CHDCND LÀO
3.1. Điều kiện, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Luận án đưa ra một số thông tin chung về tỉnh Luang Pra Bang: Vị
trí địa lý, diện tích, đơn vị hành chính, đặc điểm dân số…

3.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Luận án đưa ra về thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh Luang Pra
Bang, thông tin về một số tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn
tiêu biểu của tỉnh Luang Pra Bang.
3.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý nhà nước về du lịch
Điều kiện tự nhiên của Luang Pra Bang thuận lợi cho hoạt động du
lịch nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế để phát huy thế mạnh của
tỉnh nên du lịch chưa phát triển, công tác QLNN về du lịch cũng đơn giản.
Việc ban hành, tổ chức thực hiện VBQPPL của cơ quan QLNN về du
lịch của tỉnh Luang Pra Bang còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác QLNN về du lịch.
Tỉnh Luang Pra Bang nói riêng, nước CHDCND Lào nói chung có
nền chính trị ổn định. Đây là điều kiện tuyệt vời để tiến hành các hoạt động
trong xã hội.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra
Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch
- Quan điểm phát triển du lịch: Tạo bước phát triển mạnh mẽ, bền
vững; xây dựng các khu chất lượng cao; bảo tồn, phát huy các giá trị bản
sắc văn hóa của dân tộc, lịch sử; bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài
nguyên thiên nhiên; khai thác sức mạnh của các thành phần kinh tế, tranh
12


thủ nguồn lực từ bên trong, bên ngoài; phù hợp tính liên ngành, vùng, du
lịch là ngành quan trọng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
- Về mục tiêu, xác định các chỉ tiêu chủ yếu (theo điều chỉnh năm
2015) đến năm 2020 như sau: GDP du lịch chiếm tỉ trọng 30% GDP toàn

tỉnh (350 triệu USD/1007 triệu USD); đón được 1,6 triệu lượt khách, trong
đó có 1,1 triệu lượt khách quốc tế; cơ sở lưu trú đạt 80 khách sạn, nhà nghỉ
345 trong đó có khách sạn, nhà nghỉ đạt chuẩn từ 3-5 sao.
- Về phát triển các sản phẩm du lịch:
Tập trung cao độ hướng tới phát triển 5 loại hình sản phẩm du lịch
đặc trưng: (1) Du lịch tham quan văn hóa lịch sử; (2) Du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng; (3) Du lịch tham quan thắng cảnh, hệ sinh thái; (4) Du lịch thể
thao, vui chơi giải trí; (5) Du lịch hội nghị-hội thảo (MICE).
- Về hệ thống kinh doanh du lịch: kinh doanh lữ hành; lưu trú, nhà
hàng; vận chuyển khách du lịch; vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng và
các dịch vụ khác...
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch:
- Thu hút khác du lịch:
Trong 7 năm (2012-2018) khách du lịch đến Luang Pra Bang tăng
bình quân hàng năm là 11,10%, đến năm 2018 lên tới 655,412 lượt khách.
Trong đó khách nội địa tăng bình quân 11,45%, khách quốc tế tăng bình
quân 13,63%. Năm 2018 khách quốc tế đạt 472,942 lượt người, khách nội
địa đạt 182,470 lượt người.
Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch đến Luang Pra Bang thời kỳ 2011 - 2018

Năm

2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018


ĐVT: Lượt khách
Tổng lượng khách
Khách nội địa
Khách quốc tế
% tăng so
Số
% tăng so
Số
% tăng so
Số
với năm
lượng
với năm
lượng
với năm
lượng
trước
trước
trước
329,409
7
112,545
10,88
216,864
11,80
388,899
18,05
114,393
10,64

274,506
12,57
410,855
5,64
116,642
10,96
294,213
10,17
467,965
13,90
125,354
10,46
342,611
16,41
531,327
13,53
152,328
12,51
378,999
11,62
607,584
14,35
161,712
10,16
445,872
17,64
639,599
5,26
170,013
10,13

469,586
10,31
655,412
2,47
182,470
10,32
472,942
10,71
Nguồn: Sở Thông tin-Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Pra Bang [89].
13


Bảng 3.3. Chênh lệch giữa dự báo và thực tế khách du lịch đến Luang
Pra Bang thời kỳ 2012 - 2018
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Hạng mục
Tổng số khách 454,7 569,9 619,5 699,7 789,8 918,9 976,8 1.032
QT (ngàn lượt)
Dự
Tăng trưởng TB 16,4 12,3 10,7 12,9 12,8 11,3 10.3 10,6
báo
năm (%)
QHTT
Tổng số khách 243,4 255,2 263,6 273,1 323,1 355,7 388,4 422,0
NĐ (ngàn lượt)
2010
Tăng trưởng TB 11,5 10,8 10,2 10,6 11,3 11,2 10,0 11,6
năm (%)
Tổng số khách 216,8 274,5 294,2 342,6 378,9 445,8 469,5 472,9
QT (ngàn lượt)

Thực
Tăng trưởng TB 12,3 12,6 10,1 16,4 11,5 17,6 10,3 10,7
tế
năm (%)
phát
Tổng số khách 112,5 114,3 116,6 125,3 152,3 161,7 170,0 182,4
NĐ (ngàn lượt)
triển
Tăng trưởng TB 10,3 10,6 10,0 10,4 12,5 10,1 10,1 10,2
năm (%)
-52,3 -51,8 -52,5 -51,0 -52,0 -51,4 -51,9 -54,1
Chênh
Khách QT
lệch so
-53,7 -55,2 -55,7 -54,1 -52,8 -54,5 -56,2 -56,7
với dự
Khách NĐ
báo %
Nguồn: Quy hoạch tổng thể PTDL Luang Pra Bang và Sở TT-VH & DL
- Về kinh doanh du lịch:
Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ngày càng được phát triển,
đáp ứng nhu cầu thị trường; còn kinh doanh lữ hành, các hoạt động vui
chơi giải trí và dịch vụ khách được hình thành và mở rộng nhưng chưa
thực sự phát triển mạnh.
- Về các sản phẩm du lịch:
Các loại hình du lịch đều được triển khai, nhưng sản phẩm du lịch
mới còn chưa tạo được dấu ấn đậm nét trong du khách, thiếu sức cạnh
tranh.
- Về tổ chức không gian du lịch:
Các khu, điểm du lịch đều đã được quy hoạch đưa vào khai thác,

triển khai đầu tư xây dựng. Nhưng nhìn chung tiến độ khai thác, triển khai
đầu tư còn chậm.
- Về đầu tư phát triển du lịch:
14


Nhìn chung các dự án đầu tư đều đã triển khai, có nhiều kết quả tốt,
Nhưng so với tiềm năng, yêu cầu thì tiến độ triển khai còn chậm
Qua việc thực hiện quy hoạch, có thể đánh giá tổng quát sau: Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang thời kỳ 2010-2020
và định hướng đến năm 2030 là một văn bản có tính chất tổng thể, toàn
diện, cơ bản và dài hạn đề cập đến quan điểm, nhiệm vụ, mục tiêu, các
hướng phát triển khu, điểm du lịch theo lãnh thổ; loại hình sản phẩm du
lịch; loại hình kinh doanh du lịch; hướng đầu tư phát triển. Tuy nhiên, quy
hoạch được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch khá phong
phú của tỉnh, nhưng thiếu cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường, cạnh tranh
trong ngành du lịch với các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm du
lịch, các lợi thế và lựa chọn chiến lược quy hoạch phát triển thích hợp…
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách phát triển du lịch
3.2.2.1. Về chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư
Tỉnh Luang Pra Bang đã ban hành một số chính sách về ưu đãi thu
hút đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước, một số chính sách
này đã có tác dụng thu hút được nhiều các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh.
3.2.2.2. Chính sách đất đai
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003 tỉnh Luang Pra Bang đã ban hành
chính sách về việc sử dụng đất cho đầu tư kinh doanh du lịch
3.2.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng và giá cả
Tỉnh cho vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi sau đầu tư, hoặc bảo lãnh
tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Về chính sách thuế, quản lý thu thuế đối với du lịch tỉnh Luang Pra
Bang đã tổ chức thực hiện các chính sách theo quy định hiện hành của Nhà
nước và Quyết định số 44/2006/QĐ-TLPB, về quản lý thu thuế đối với
hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (sửa đổi bổ sung 2013).
3.2.2.4. Chính sách quản lý và phát triển tài nguyên du lịch
Toàn tỉnh đã đầu tư và đưa vào khai thác 111 khu, điểm du lịch; Chất
lượng môi trường tại các khu điểm du lịch ngày nay đã được cải thiện, điều
kiện trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chất lượng các dịch vụ phục vụ
khách được nâng cao so với các năm trước, trong đó các yếu tố văn hoá đã
được chú trọng hơn.
3.2.3. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du
lịch
Đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang có 6,447 doanh
15


nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh còn hiệu lực (6,167 doanh nghiệp
thành lập theo Luật Doanh nghiệp, 19 NDNN, 261 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài), trong đó có 1324 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực du lịch, dịch vụ du lịch. Đóng góp ngân sách của hệ thống doanh
nghiệp ngoài quốc doanh là phần thu quan trọng của ngân sách tỉnh, năm
2017 thu thuế của hệ thống doanh nghiệp này được 288 tỷ kíp tăng 12,0%
so với năm 2016 và chiếm tỉ lệ 80,5% (tỉ lệ này của năm 2016 là 69,4%)
thuế thu được của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thuộc tất cả các thành
phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, đồng thời có xu thế ngay càng tăng mạnh.
Tuy nhiên, trong quản lý hệ thống doanh nghiệp thường gặp những
khó khăn Theo kết quả điều tra cá thể năm 2016 của Cục Thống kê thì trên
địa bàn tỉnh Luang Pra Bang hiện có 3,984 cơ sở kinh doanh khách sạn,
nhà nghỉ, nhà hàng, trong đó có 185 doanh nghiệp và trong đó có 2,446 cơ
sở có đăng ký kinh doanh chiếm tỷ lệ 61,39%, có 2,620 cơ sở có nộp thuế

VAT chiếm tỷ lệ 65,76% so với tổng số cơ sở. Số cơ sở chưa đăng ký kinh
doanh và chưa nộp thuế VAT chiếm tỉ lệ 38,60% và 34,23% như vậy thực
tế số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống không chịu sự quản lý
của chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn nhiều.
3.2.4. Xúc tiến du lịch
Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch tỉnh đã tập trung vào các nội
dung thu hút du khách, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh con
người, địa danh Luang Pra Bang bằng nhiều hình thức: tổ chức các lễ hội;
mở văn phòng đại diện xúc tiến du lịch tại một số thành phố; in ấp phát
hành các tạp chí, cung cấp thông tin; tổ chức hợp tác, liên kết với các địa
phương trong và ngoài nước để phát triển du lịch... Tuy nhiên, khả năng
của bộ máy làm công tác xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp; các doanh
nghiệp chưa coi trọng thực hiện việc quảng bá, xúc tiến du lịch cùng với
các cơ quan quản lý nhà nước.
3.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Phòng Du lịch được thành lập theo Quyết định số 49/2006/QĐTLPB ngày 30/02/2006 của tỉnh Luang Pra Bang và theo đó, Phòng Du
lịch là cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền tỉnh Luang Pra Bang, làm
chức năng tham mưu, giúp chính quyền tỉnh thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý Nhà nước các dịch vụ công
thuộc lĩnh vực du lịch trong vi phạm quản lý của phòng theo quy định của
pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc
ủy quyền của chính quyền tỉnh và theo quy định của pháp luật.
16


3.2.6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Ngành du lịch Luang Pra Bang đã liên kết với Tổng cục Du lịch
Quốc gia Lào và các cơ sở đào tạo nghề du lịch tại Luang Pra Bang tổ chức
các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý du lịch ở cấp huyện, cấp bản, nghiệp
vụ quản lý và phục vụ khách sạn, nhà nghỉ-nhà hàng, hướng dẫn du lịch…

Các chế độ và chính sách khuyến khích cho cán bộ, công chức đi học tuy
đã có đổi mới, nhưng chưa đóng vai trò quan trọng làm đòn bẫy khuyến
khích cho người đi học…
3.2.7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về pháp luật du lịch
Các nội dung mà chính quyền tỉnh quan tâm tập trung thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: công tác thực hiện các
chính sách về đất đai, quản lý các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng
cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định
về thuế, giá và cả...
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh du lịch
còn thiếu kế hoạch cụ thể và sự phối kết hợp... làm cho doanh nghiệp bị chi
phối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Chính quyền cấp huyện một số
nơi cũng tiến hành kiểm tra doanh nghiệp chưa theo quy định.
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh
Luang Pra Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Ở từng nội dung của chương 3, luận án đã phân tích thực trạng và rút
ra những nhận xét có tính chất đánh giá. Trong phần này, luận án tổng hợp
hệ thống hoá những nhận xét trên.
3.3.1. Những kết quả đạt được trong QLNN về du lịch trên địa bàn
tỉnh Luang Pra Bang
Một là, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ
chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh đã có tiến bộ hơn.
Hai là, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có
sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện
Ba là, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới
nhiều hình thức,
Bốn là, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ
thuật du lịch được tỉnh quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm hơn,
Năm là, công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc

gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý
17


nhà nước về du lịch có sự chuyển biến tích cực.
Sáu là, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường.
Bảy là, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đã từng bước được kiện
toàn và sắp xếp lại.
Tám là, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được
duy trì thường xuyên.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong QLNN về du lịch ở tỉnh Luang
Pra Bang
Một là, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển du lịch
chưa chuẩn xác, đầy đủ.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du
lịch cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa
phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội còn thấp.
Ba là, việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm
quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch từng lúc còn chậm.
Bốn là, nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho
phát triển du lịch của địa phương.
Năm là, hoạt động xúc tiến du lịch còn mang tính quảng bá hình ảnh,
chưa gắn kết với các doanh nghiệp và khách du lịch trong nước và nước
ngoài.
Sáu là, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực du lịch còn nhiều bất cập,
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về du lịch ở
tỉnh Luang Pra Bang
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về xác định du

lịch là ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của
Luang Pra Bang chưa sâu sắc.
- Nền kinh tế Lào phát triển chưa cao, trình độ khoa học, công nghệ
còn hạn chế.
- Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế
nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng
bộ.
- Việc QLNN trong lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp,
nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực QLNN về du lịch của cán bộ, công chức còn hạn chế.
18


- Chưa có chính sách ưu đãi theo địa bàn và ngành nghề du lịch.
- Các chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa thể hiện rõ.
- Các thủ tục hành chính còn nhiều cửa, nhiều cấp, gây phiền hà cho
doanh nghiệp
- Tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, tỉnh không chủ động nguồn
vốn.
- Phương thức điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch chủ
yếu tập trung vào mở hội nghị, ra văn bản, định kỳ, đột xuất; hoạt động
điều hành chưa đều tay, tính nhất quán chưa cao,
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TỈNH LUANG PRA BANG, NƯỚC CỘNG
HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1. Dự báo và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du
lịch ở tỉnh Luang Pra Bang
4.1.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm
2030

4.1.1.1. Những thuận lợi và khó khăn
* Những thuận lợi:
Nhu cầu du lịch trên thế giới phát triển mạnh mẽ; hệ thống chính
sách, pháp luật từng bước được xây dựng và hoàn thiện, thuận lợi cho phát
triển du lịch; công tác quan lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch được tăng
cường; kết cấu hạ tầng du lịch ngày càng được đầu tư phát triển; nhận thức
về du lịch thay đổi tích cực; quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Luang
Pra Bang đã có nhiều biến chuyển sâu sắc.
* Những khó khăn:
Tài nguyên và môi trường du lich tự nhiên một số nơi bị xuống cấp;
hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, chất lượng cơ sở vật chất và
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch; nguồn ngân
sách của tỉnh chưa tự cân đối được thu-chi.
4.1.1.2. Quan điểm, phương hướng phát triển du lịch
Quan điểm tập trung vào các nội dung: Phát triển du lịch văn hóa, du
lịch sinh thái và lịch sử; có trọng tâm, trọng điểm và trên cơ sở toàn diện
về du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đảm bảo tính tổng hợp liên ngành,
19


liên vùng và xã hội hoá cao, bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá
trị bản sắc văn hóa của dân tộc và lịch sử; bảo vệ môi trường, giữ gìn
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phương hướng phát triển du lịch là: Tiếp tục huy động các nguồn
lực; Xây dựng môi trường du lịch, cảnh quan thiên nhiên, kinh doanh du
lịch. Tăng cường đầu tư có trọng điểm và đồng bộ…
4.1.1.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang
đến năm 2030
T

T
1

2

3
4
5
6
7
8

TH
Chỉ tiêu phát triển
ĐVT
2017
(1)
Tổng lượng khách
Ngàn lượt 1.800
Trong đó:
- Khách quốc tế
Ngàn lượt 120
- Khách nội địa
Ngàn lượt 1.680
Ngày lưu trú
- Khách quốc tế
Ngày
4
- Khách nội địa
Ngày

2,5
Doanh thu du lịch
Triệu USD 51,97
Giá trị GDP du lịch Triệu USD
Tốc độ tăng trưởng
%
GDP du lịch
Vốn đầu tư du lịch Triệu USD
35
Cơ sở lưu trú
Phòng 10.000
Lao động du lịch
Người 19.511
- Lao động trực tiếp
Người 10.318
- Lao động gián tiếp
Người
9.193
ngoài xã hội

Dự báo phát triển
(1)
2020 2025 2030

TH
2018
(1)
2.350

3.000 4.500 6.000


140
1.873

200
700 1.300
2.800 3.800 4.700

4
2,5
73,66

5
6
7
3
4
5
185,7 361,5 656,7
126,3 234,9 420,3
14,7 13,2 12,3

52
12.500
22.500
11.800
10.700

188,3
15.200

59.280
19.760
39.520

304,3 463,3
23.700 34.700
113.76187.380
0 62.420
37.920124.920
75.840

Nguồn: (2) - Dự báo của Viện NCPT Du lịch và định hướng PTDL tỉnh Luang Pra
Bang
(1) - Sở DL&TM, Sở KH&ĐT, Cục Thống kê Luang Pra Bang

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở
tỉnh Luang Pra Bang
4.1.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của Luang Pra Bang
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Về phát triển thị trường du lịch
Mở rộng thị trường du khách cả trong nước và ngoài nước. Tổ chức
20


nghiên cứu thị trường (thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin)
nhằm hỗ trợ và hoàn thiện việc ra quyết định. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu thị trường cần phải xác định cho được thị trường mục tiêu chủ yếu của
mình.
- Về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch quan trọng nhất của Luang Pra Bang là sản phẩm

du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, là sản phẩm khung, là chỗ dựa
cho các sản phẩm khác phát triển. Do vậy việc thiết kế và triển khai các sản
phẩm mới phải bám chắc vào sản phẩm khung trên cơ sở tìm lý do, nội
dung phục vụ hỗ trợ sản phẩm khung nâng cao chất lượng và phát triển.
Tập trung cho phát triển sản phẩm tham quan, nghỉ dưỡng, kèm theo ý
nghĩa nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan là một chuỗi nhu cầu gắn kết, phục
vụ lẫn nhau.
- Về phát triển lữ hành
Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động liên kết với các công ty,
đại lý lữ hành tại các trung tâm du lịch lớn hoặc mở chi nhánh tại các trung
tâm này để trực tiếp khai thác nguồn khách; không chỉ dừng lại ở Luang
Pra Bang. Khuyến khích cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại
Luang Pra Bang mở rộng loại hình du lịch này, tỉnh cần có cơ chế, chính
sách, kinh phí hỗ trợ... tiếp tục hợp tác về du lịch với các địa phương theo
nội dung đã ký kết và cần có sự hỗ trợ của tỉnh mở rộng phạm vi ký kết
hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của
Luang Pra Bang vươn ra thị trường bên ngoài.
4.1.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch ở tỉnh
Luang Pra Bang
- Chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư du lịch
Nhà nước nên cơ chế, có chính sách ưu đãi ngành nghề đầu tư cho
các dự án đầu tư du lịch không kể quy mô ở địa bàn không thuận lợi trên
địa bàn tỉnh và cho tỉnh vận dụng ưu đãi đầu tư đối với một số địa bàn thực
sự khó khăn (nơi có tiềm năng phát triển du lịch) không thuộc địa bàn
được ưu đãi đầu tư. Tỉnh Luang Pra Bang cần sớm nghiên cứu xây dựng,
ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Luang Pra
Bang.
- Về chính sách đất đai cho phát triển du lịch
Nhà nước nên có biện pháp can thiệp bồi thường, giải tỏa trường
21



hợp nhà đầu tư không thoả thuận được thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để giao
cho nhà đầu tư và tổ chức bồi thường theo quy định; những trường hợp lấn
chiếm đất trái phép thì chỉ nên hỗ trợ công khai phá, không bồi thường như
một số trường hợp khác để tạo điều kiện cho các dự án du lịch được triển
khai theo đúng tiến độ.
- Về chính sách tài chính - tín dụng, giá cả
Nhà nước nên có chính sách miễn thuế nhập khẩu các trang thiết bị
chuyên dùng cho các đối tượng đầu tư như: các khách sạn, khu resort, khu
biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Tỉnh cần phải
thành lập Quỹ khuyến khích phát triển du lịch để giúp cho các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư
trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý và
nhân viên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm, xây dựng
thương hiệu tạo điều kiện cho thu hút khách du lịch ngày càng nhiều.
- Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường và xã hội hóa trong du
lịch
Nhà nước cần phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ, hệ thống chính
sách thỏa đáng hơn nữa để người dân địa phương gắn liền nghĩa vụ, quyền
lợi của mình trong việc và bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
4.1.2.3. Tổ chức điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch ở
tỉnh Luang Pra Bang
- Về thực hiện quy hoạch
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng và địa phương triển
khai thực hiện quy hoạch; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá tình
hình triển khai thực hiện quy hoạch (làm rõ tiến độ thực hiện các chỉ tiêu,
tìm ra nguyên nhân đạt được và chưa đạt được, làm rõ trách nhiệm của các
cấp, các ngành trong việc tổ chức chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện quy
hoạch)...

- Về thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng du lịch
Việc Nhà nước tiếp tục cân đối hỗ trợ nguồn vốn đầu tư hạ tầng du
lịch cho các địa phương là rất cần thiết nhưng cần nghiên cứu việc bố trí
vốn cho phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch của từng địa phương. Tỉnh
cần cân đối một lượng vốn nhất định từ ngân sách tỉnh phụ thuộc vào nhu
cầu đầu tư và khả năng của ngân sách, để cùng với nguồn vốn hỗ trợ của
trung ương bố trí cho các công trình hạ tầng du lịch. Cần thực hiện theo thứ
22


tự ưu tiên (không đầu tư nhiều hạng mục cùng một lúc nếu khả năng nguồn
vốn không đáp ứng được) để đầu tư dứt điểm trong một thời gian ngắn
nhằm phát huy ngay được hiệu quả đầu tư.
- Đối với tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch
Trong hoạt động du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là chìa
khóa thành công nhằm duy trì, nâng cao hơn nữa hình ảnh du lịch Luang
Pra Bang trong mắt bạn bè trên cả nước và quốc tế, thu hút nhiều du khách,
các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh. Do vậy, cần khuyến khích các
doanh nghiệp thực hiện việc quảng bá, xúc tiến du lịch cùng với các cơ
quan quản lý nhà nước theo hướng: (Nhà nước địa phương hỗ trợ công tác
quảng bá xúc tiến hình ảnh chung của du lịch địa phương. Các doanh
nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch marketing, quảng cáo sản phẩm riêng
của mình để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển). Cần mở rộng hơn nữa
phạm vi và đa dạng hoá hình thức để xúc tiến du lịch đạt hiệu quả cao hơn
và triển khai công tác xã hội hoá trong hoạt động xúc du lịch để mang lại
hiệu quả cao nhất.
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch
Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trong thời gian tới
nên tập trung vào các vấn đề chính như sau: Cơ quan quản lý nhà nước các
cấp có liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể. Kiểm tra

việc thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước và tỉnh có liên quan
đến hoạt động du lịch; kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong
lĩnh vực du lịch; tính thực thi trong việc xây dựng, ban hành và phối hợp tổ
chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du
lịch của tỉnh. Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt
động du lịch như: các sở, ngành, chính quyền cấp huyện, bản; các doanh
nghiệp kinh doanh, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và dịch vụ du
lịch.
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện định hướng hoàn thiện quản lý
nhà nước về du lịch tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào
4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy
hoạch du lịch
Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, tập
trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát

23


triển các sản phẩm du lịch. Từng bước được đa dạng hoá sản phẩm du lịch,
nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh về dịch vụ du lịch.
Một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo với vai trò liên vùng, liên
khu vực như tuyến du lịch “Con đường di sản miền Bắc”, “tuyến du lịch
vùng Bắc Bộ”… cần được nghiên cứu phát triển để tăng sức thu hút khách
du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Luang Pra Bang trong khu vực và
trên cả nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và các quy hoạch
chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần thực hiện
các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các
tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu

tư phát triển du lịch theo định hướng, mục tiêu đã được xác định.
4.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng
yêu cầu phát triển du lịch
4.2.2.1. Về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý
nhà nước về du lịch
Ngoài chính sách hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ nói riêng về đào tạo nguồn nhân lực nói chung, tỉnh Luang Pra Bang
cần thiết phải xem xét sửa đổi bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng
đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mà không
trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, đòi hỏi phải có quy
hoạch đào tạo thật sát với nhu cầu sử dụng. Bố trí công việc hợp lý cho đội
ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn cao.
4.2.2.2. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch và đội ngũ lao động
tham gia các hoạt động du lịch
Phối hợp với các doanh nghiệp tăng cường tổ chức các lớp tập huấn
ngắn hạn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, thuyết minh
viên theo chương trình hỗ trợ của Trung Quốc, SNV
Khuyến khích tất cả các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng
và phát triển hệ thống trao đổi thông tin để tiếp nhận, phản hồi mọi ý kiến
đóng góp của người tiêu dùng về thái độ phục vụ của lao động du lịch
Tổ chức gặp gỡ, trao đổi, liên kết về đào tạo nhân lực giữa các cơ sở
kinh doanh du lịch và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Luang Para Bang
gắn việc đào tạo nhân lực du lịch cho các đơn vị du lịch theo nhu cầu.
24


khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đào tạo nội bộ (Đào tạo bằng
thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch) theo kinh nghiệm của một
số thành phố ở Việt Nam, Thái Lan...

Đào tạo, giải quyết việc làm.
4.2.3. Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác
trong phát triển du lịch
Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng
thị trường quốc tế, tham dự các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch
trong nước và quốc tế.
Xác định đầu tư tập trung cho hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh
Luang Pra Bang coi đây là một biện pháp quan trọng để phát triển du lịch.
Cần phải kiểm tra rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trên
cơ sở đó đôn đốc và buộc chủ đầu tư phải triển khai đầu tư dự án đúng tiến
độ theo giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư
trong nước thực hiện phương thức giao quyền sử dụng đất chuyên dùng có
thời hạn 30 năm và nộp tiền sử dụng đất một lần để có nguồn trả tiền vay
hoặc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch.
4.2.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính đối với quản lý nhà nước về
du lịch
Đẩy mạnh cải cách hành chính đối với quản lý nhà nước về du lịch,
tỉnh Luang Pra Bang tập trung vào 2 nội dung cơ bản sau:
Một là, cải cách thủ tục hành chính cho phát triển du lịch.
Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.
4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động
du lịch
Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy
định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ
môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo
vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn
tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện
nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định
của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân,
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định

của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn
bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du
lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.
25


×