Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM HỒNG DƯƠNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM HỒNG DƯƠNG
KHÓA: 2016 – 2018

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Phạm Minh Hà

XÁC NHẬN

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã

trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
rèn luyện.

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS. TS. Phạm Minh Hà, người

Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành Luận văn.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới bạn

bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng song Luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết.


Kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng
nghiệp!

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Phạm Hồng Dương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của tôi. Các số liệu khoa ho ̣c, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là
trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng.

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Dương


Lời cám ơn

MỤC LỤC

Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt


Danh mục các hình vẽ

Danh mục các bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU

* Tính cấp thiết của đề tài

* Mục đích của để tài

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Cấu trúc luận văn

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ

1.1. Giới thiệu sơ lược về Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công

trình y tế

1
1
1
1
2

2
2

3
3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

3

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

4

1.1.2. Sơ đồ tổ chức

1.2. Một số công trình trọng điểm trong các dự án xây dựng của Ban
Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế
1.2.1. Các công trình đã hoàn thành

1.2.2. Các công trình thực hiện trong giai đoạn 2018-2020

3
7
7

13


1.3. Thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng của Ban Quản lý dự

án công trình thuộc Bộ Y tế

1.3.1. Yêu cầu quản lý xây dựng công trình của chủ đầu tư

1.3.2. Thực trạng quản lý xây dựng công trình tại các dự án đang triển khai

thực hiện

1.4. Các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng của Ban Quản lý

dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế

16
16
20
24

1.4.1. Trước khi Ban quản lý dự án chuyên ngành được thành lập

24

1.4.3. Về hệ thống quản lý

28

1.4.2. Về cơ cấu tổ chức hiện hữu

1.5. Phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý

chất lượng của Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ

2.1. Cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình

2.1.1. Khái niệm chung về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình

2.1.2. Nội dung về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình

2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý chất lượng thi công xây dựng bộ
phận công trình đặc thù ngành y tế

2.2. Cơ sở pháp lý về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình

2.2.1. Quy định về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình trong Luật xây dựng

2.2.2 Quy định về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công

27
35
37
37
37
38

47
49
49
52


trình trong Nghị định của Chính phủ

2.2.3. Quy định về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng bộ
phận công trình đặc thù ngành y tế

2.3. Quy định và nội dung về hoạt động ủy thác quản lý dự án

2.3.1. Quy định của văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ủy thác
quản lý dự án

57
66
66

2.3.2. Quy định về hoạt động ủy thác quản lý dự án

67

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN

71

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ


3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp trong công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình

3.1.1. Yêu cầu của Bộ Y tế về các chủ thể và nguyên tắc trong quản lý
thực hiện dự án

3.1.2. Yêu cầu của Bộ Y tế về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ
đầu tư trong quản lý thực hiện dự án

3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nội dung quản lý chất
lượng trong quy trình quản lý thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý
dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế

3.2.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong quy trình quản lý
thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý dự án

3.2.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý chất lượng trong
quy trình quản lý thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý dự án

3.2.3. Đề xuất giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
quản lý thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý dự án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

71
71
72
74

75
84
93
95
97


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CĐT

Chủ đầu tư

BV

Bệnh viện

CTXD

Công trình xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

ĐKKD


Đăng ký kinh doanh

KH-CN

Khoa học - Công nghệ

PPP

Public Private Partner

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QL (QLCL)

Quản lý (Quản lý chất lượng)

UBND

Uỷ ban nhân dân

QLDA
XDCB
XD

Quản lý dự án

Xây dựng cơ bản

Xây dựng


Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 3.1
Hình 3.2

Số bảng,
biểu

Bảng 1.1
Bảng 2.1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình

Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành

xây dựng công trình y tế

Trang
5


Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

8

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 - Khu khám bệnh

9

Bệnh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 - Khu khám
bệnh

8

11

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 - Phủ lý, Hà Nam

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 - Phủ lý, Hà

Nam

Liên hệ tổ chức quản lý dự án giữa các chủ thể

quản lý

Mô hình tổ chức quản lý dự án của Ban quản lý dự

án chuyên ngành xây dựng công trình y tế


12
77
78

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng, biểu
Tổng hợp số lượng nhân sự của Ban quản lý dự án

Trang

chuyên ngành xây dựng công trình y tế tính đến

20

Quy định kích thước phòng đặt thiết bị bức xạ

60

thời điểm hết tháng 12/2018


PHẦN MỞ ĐẦU

* Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Cùng với việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu tư xây dựng
công trình ngày càng được gia tăng về cả quy mô và số lượng.


Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng là một khâu quan trọng,

then chốt trong quá trình quản lý dự án xây dựng và được coi là nhiệm vụ

hàng đầu của toàn ngành Xây dựng. Với sự nỗ lực của các cơ quan tham mưu,

các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án, hầu hết các dự án xây dựng đã cơ bản

đảm bảo được công năng sử dụng theo yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng,
ít sai sót lớn về mặt kỹ thuật và phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tế một số dự án do Bộ Y tế quản lý đã bộc lộ

nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập gây bức xúc trong xã hội. Vì vậy, học viên
chọn đề tài “Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại

Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế” làm đề tài
nghiên cứu.

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo công tác quản lý

chất lượng thi công xây dựng công trình do Ban quản lý dự án chuyên ngành
xây dựng công trình y tế quản lý hoặc ủy thác.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng

công trình thuộc Bộ Y tế.


- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng thi công

xây dựng công trình trong quy trình quản lý thực hiện dự án đối với các dự án

thực hiện ủy thác giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án chuyên ngành xây
dựng công trình y tế.


* Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu, tham khảo các kinh nghiệm quản lý chất lượng thi

công xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng trong và ngoài
ngành y tế.

Tổng hợp phân tích chất lượng công trình xây dựng thuộc các dự án đã

và đang triển khai (đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được), từ đó đề xuất
một số giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng

thi công xây dựng nói chung và quản lý chất lượng các bộ phận công trình đặc
thù tại các công trình bệnh viện do Bộ Y tế quản lý.

Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý chất lượng thi

công xây dựng công trình trong các dự án ủy thác quản lý dự án;

* Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 03

chương:

Chương I: Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng

công trình tại Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế.

Chương II: Cơ sở khoa học, pháp lý trong công tác quản lý chất lượng

thi công xây dựng công trình y tế.

Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng

công trình tại Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế.


3

CHƯƠNG 1.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY
DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH Y TẾ
1.1. Giới thiệu sơ lược về Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng

công trình y tế [1]


1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 20/5/2016, Bộ Y tế đã công bố Quyết định thành lập “Ban Quản lý

dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế”.

Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế được thành lập

sẽ giúp cho Lãnh đạo Bộ, các Vụ/Cục để quản lý các công trình dự án sử dụng
ngân sách của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế là đơn vị sự

nghiệp công lập; tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; có tư cách

pháp nhân, có con dấu; được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy
định của pháp luật,

Tên công ty: Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế.
Mã số doanh nghiệp: 0107510902.

Địa chỉ trụ sở chính trên Đăng ký kinh doanh: Số 138A phố Giảng Võ,

Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Người đại diện pháp luật trên Đăng ký kinh doanh: Nguyễn Hữu Tuấn.

Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế được thành lập

trên cơ sở giải thể Ban Quản lý dự án y tế trọng điểm.

1.1.2. Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y

tế khái quát như Hình 1.1:


4

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công
trình y tế (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Cơ cấu tổ chức của Ban gồm:

- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc 1, 2 và 3

- Các phòng chức năng: Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kế hoạch -

Tổng hợp; Văn phòng; Phòng Giám sát 1; Phòng Giám sát 2, Phòng Giám sát 3,
Phòng Quản lý dự án PPP.

Các Phó Giám đốc chịu sự phân công, chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc, mỗi

phòng chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám đốc.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban

Cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám đốc và các phòng chức năng

trong Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế như sau:
a) Ban giám đốc

- Giám đốc Ban

Giám đốc Ban do Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động,

luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách khác theo
quy định của Nhà nước.


5

Là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động của

Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế. Chịu trách nhiệm
trước Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban.

Nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc bao gồm: Phụ trách công tác chính trị, tư

tưởng, công tác đối ngoại, thanh tra, kiểm tra; ban hành nội quy, quy chế làm

việc; phụ trách công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương; công tác
tuyển dụng cán bộ, lao động; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Phó giám đốc Ban 1, 2 và 3

Phó giám đốc Ban 1, 2 và 3 do Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức,

điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách
khác theo quy định của Nhà nước.

Phụ trách các dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và một số dự án


thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản khi Giám đốc giao; có trách nhiệm kiểm tra,

đôn đốc các phòng chuyên môn, nhà thầu thực hiện dự án đúng quy định của

pháp luật từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác,
sử dụng.

b) Các phòng chức năng
- Văn phòng:

Là cơ quan tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Ban quản lý dự án

chuyên ngành xây dựng công trình y tế.

Tham mưu cho Giám đốc Ban và thực hiện công tác: Tổ chức bộ máy; tổ

chức cán bộ; đào tạo bồi dưỡng, chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức

và người lao động; hành chính quản trị; công tác thi đua khen thưởng; công tác
Đảng; công tác cải cách hành chính; công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của Ban.

- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:

Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ban thực

hiện công tác:


6


Xây dựng và điều hành kế hoạch; công tác tổng hợp kết quả; thực hiện các

dự án; thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án.

Quản lý chất lượng công tác thiết kế - dự toán công trình, dự toán gói thầu;

Quản lý chất lượng công trình; kiểm tra hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, hồ

sơ xin điều chỉnh thiết kế - dự toán, điều chỉnh dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ
thuật ĐTXD công trình; thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
các dự án.

- Phòng Tài chính - Kế toán:

Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về thực

hiện công tác quản lý, điều hành tài chính (bao gồm kinh phí hoạt động của Ban
và các nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án), là phụ trách Kế toán của Ban.
- Phòng Giám sát 1, Giám sát 2 và Giám sát 3:

Là phòng chuyên có chức năng tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý, điều

hành và giám sát thực hiện dự án từ sau khi dự án được phê duyệt đến khi dự án
hoàn thành, bàn giao, quyết toán dự án hoàn thành.

Phòng có các Giám đốc dự án do Giám đốc Ban bổ nhiệm, miễn nhiệm để

trực tiếp điều hành công tác quản lý dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Phòng Quản lý dự án PPP


Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ban thực

hiện nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công tư (PPP - Public Private Partner).

Tham mưu giúp Giám đốc Ban quản lý, điều hành và giám sát thực hiện dự

án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, bàn giao, quyết toán dự án
hoàn thành.


7

1.2. Một số công trình trọng điểm trong các dự án xây dựng của Ban

Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế [1]
1.2.1. Các công trình đã hoàn thành 2016-2018

a) Dự án xd mới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, giai đoạn I:

Hình 1.2. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2
(Nguồn: )

Nội;

Địa điểm xây dựng: tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà
Quy mô: 500 giường nội trú, gồm các không gian chức năng với tổng diện

tích sàn toàn dự án 58.374m2


Gồm các hạng mục: nhà chính bệnh viện với 1 tầng hầm và 9 tầng nổi; nhà

khoa dinh dưỡng; nhà khoa kiểm soát chống nhiễm khuẩn; nhà khoa giải phẫu

bệnh lý; các hạng mục công trình phụ trợ như nhà trực, nhà khí trung tâm, trạm
điện, nhà xưởng; hạ tầng kỹ thuật.

Tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng.


8

b) Dự án xây dựng mới Bệnh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản

Hình 1.3. Bệnh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản

(Nguồn: )

Địa điểm xây dựng: lô đất ĐMKT1, Khu đoàn ngoại giao, phường Xuân

Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội;

Quy mô: Có quy mô 100 giường nội trú và quy mô khám - điều trị cho

bệnh nhân ngoại trú tương đương 250 giường.

Do Công ty Cổ phần phát triển Công nghệ y học Việt Nam - Nhật Bản làm

CĐT, diện tích sàn xây dựng 28.000m2 bao gồm các khoa: Khoa khám bệnh;


Khoa cận lâm sàng; Khoa điều trị; Khoa ngoại tổng hợp; Khoa chăm sóc giảm
nhẹ, phục hồi chức năng theo công nghệ Nhật Bản, Hoa Kỳ và đạt chuẩn JCI -

chứng nhận quốc tế về chất lượng dịch vụ y tế trên toàn cầu, nhằm mục tiêu


9

sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.

c) Khu khám bệnh thuộc dự án xây mới Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2

Hình 1.4. Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2-Khu khám bệnh

(Nguồn: />
Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;

Chiều nay 21/10, Bộ Y tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh thuộc

Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện tại.


10

d) Khu khám bệnh thuộc dự án án xây mới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

cơ sở 2


Hình 1.5. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2- Khu khám bệnh

(Nguồn: />
Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;

Chiều nay 21/10, Bộ Y tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh thuộc

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2.

e) Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

Ngày 29-4, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang tổ chức lễ khánh thành

cơ sở mới đạt chuẩn quốc tế, tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng tại số 60 Ung
Văn Khiêm, P.Mỹ Phước, TP Long Xuyên.

Bệnh viện mới quy mô 600 giường, cao 10 tầng, sân thượng có bãi đỗ trực

thăng, diện tích sàn xây dựng 12.806m2 nằm trên mặt bằng rộng 4,6ha; hiện có

34 khoa phòng và các bộ phận chức năng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, công
tác khám chữa bệnh quản lý bằng công nghệ thông tin.


11

f) Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh

Xây dựng tại xã Tân Kiên và Tân Nhật, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí


Minh với tổng diện tích sàn xây dựng gần 93.200 m2, được khởi công vào cuối
năm 2014. vốn đầu tư hơn 4200 tỷ.

Đây là dự án bệnh viện Nhi lớn nhất được ĐTXD ở phía Nam từ sau năm

1975. Quy mô 1.000 giường bệnh, nhóm A; có đầy đủ các khu khám chữa bệnh

nội trú, ngoại trú, khu cận lâm sàng và chuẩn đoán y khoa, khu đào tạo, khu

hành chính, hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ, hệ
thống trang thiết bị hiện đại…

g) Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

Sáng ngày 27/12/2016, đã cắt băng khánh thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bắc Kạn với quy mô 500 giường bệnh gồm cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị
y tế hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng bào.
h) Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Bệnh viện được xây dựng trên diện tích đất hơn 10.000 m2, quy mô 100

giường bệnh, với đầy đủ các chuyên khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Nội tổng

hợp, Ngoại - Gây mê hồi sức… Đây là một trong những bệnh viện khách sạn áp
dụng quy trình khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân
theo tiêu chuẩn của các bệnh viện lớn trên thế giới.
i) Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ

Bệnh viện Nhi đầu tiên ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có cơ sở vật


chất khang trang, đầy đủ tiện nghi, hiện đại khánh thành ngày 25/4/2016.

Bệnh viện có quy mô 500 giường, được phê duyệt đầu tư vào năm 2010 với

tổng mức đầu tư trên 861 tỷ đồng. Các hạng mục xây lắp gồm: Khối cao tầng là

9 tầng và khối thấp tầng là 4 tầng. Công trình BV Nhi đồng TP Cần Thơ có diện
tích xây dựng là 13.982m2; diện tích sàn sử dụng là 43.789m2; sân đường nội bộ
và cây xanh chiếm tỉ lệ 68,4%; chiều cao xây dựng tối đa là 43m.


k) Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng

12

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng được khởi công từ ngày 29/12/2009, có

tổng diện tích đất là 121.630 m2 (tọa lạc trên đường Lê Duẩn, phường 9, TP Sóc
Trăng), trong đó diện tích xây dựng là 40.527 m2, diện tích sàn là 67.544m2.

Đây là bệnh viện được đánh giá là một trong những bệnh viện lớn ở Việt Nam
nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng và chỉ đứng sau Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ.

Tổng vốn đầu tư 1.680 tỷ đồng, khánh thành đưa vào sử dụng 12/2016.
1.2.2. Các công trình thực hiện trong giai đoạn 2018-2020

a) Dự án xây mới Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 – Giai đoạn 2


Hình 1.6. Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 - Phủ lý, Hà Nam

(Nguồn: />
Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý;

Quy mô: Có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú, đáp ứng 5.000 lượt

khám/ngày.


13

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 là dự án xây dựng bệnh viện trọng điểm, lớn

nhất từ trước đến nay, với vốn đầu tư lên tới hơn 4.050 tỷ đồng, tổng diện tích
sàn xây dựng trên 119.962m2, dự kiến khánh thành giai đoạn 1 tháng 12/2016 và

khánh thành toàn bộ vào tháng 12/2017. Nhưng thực tế, chiều 21/10/2018, Bộ Y
tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh.

Cơ sở 2 của bệnh viện Bạch Mai phát triển theo hướng là bệnh viện đa

khoa hoàn chỉnh hiện đại điều trị các bệnh nặng, chuyên khoa sâu như: Tim
mạch, nội khoa, ung bướu, thận tiết niệu, hô hấp, có quy mô 1.000 giường bệnh
nội trú, đáp ứng khoảng 5.000 lượt khám mỗi ngày.

b) Dự án xây mới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 – Giai đoạn 2

Hình 1.7. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 - Phủ lý, Hà Nam


(Nguồn: />
Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;

Chiều ngày 21/10, Bộ Y tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh thuộc

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2;

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 với quy mô 1.000 giường bệnh nội

trú chất lượng cao, việc chăm sóc phục vụ cho người bệnh các tỉnh Đồng bằng


14

Bắc Bộ. Điều kiện phục vụ của bệnh nhân sẽ tốt hơn, tránh tình trạng bệnh nhân
tập trung về cơ sở 1, đáp ứng nhu cầu khoảng 5.000 lượt khám/ngày.

Về quy mô, diện tích mặt sàn của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 là

100.000 m2, gấp 10 lần Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 1.

c) Dự án Trung tâm công nghệ cao và ghép Phổi Trung Ương

Dự án “Trung tâm công nghệ cao và ghép Phổi Trung Ương” thuộc dự án

“Nâng cấp cải tạo Bệnh viện Phổi Trung Ương”.

Tên chủ đầu tư: Bệnh Viện Phổi Trung Ương.

Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác của CĐT.


Địa điểm: Khuôn viên Bệnh viện Phổi Trung Ương, số 463 đường Hoàng

Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

Dự án được thực hiện trên cơ sở: Quyết định số 4619/QĐ-BYT ngày

30/10/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt dự án đầu tư: Nâng cấp cải tạo Bệnh
viện Phổi Trung Ương; Quyết định số 6846/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ

Y tế về việc Phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và Dự toán xây dựng công trình
Trung tâm công nghệ cao và ghép phổi thuộc dự án đầu tư: Nâng cấp cải tạo
Bệnh viện Phổi Trung Ương.

Phương án xây dựng: Xây dựng mới.

Loại công trình: Công trình dân dụng (công trình y tế) cấp I.

Quy mô ĐTXD: Xây dựng Trung tâm công nghệ cao và ghép phổi quy mô

270 giường, cao 08 tầng nổi, 01 tầng hầm diện tích xây dựng 2.628 m2, tổng

diện tích sàn 22.615m2 (trong đó: tầng hầm có diện tích sàn 2.940m2, diện tích

sàn phần nổi 19.670m2), đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của: khoa Cấp cứu,
khoa Nội soi, Trung tâm tư vấn khám chữa bệnh, khoa Huyết học truyền máu,

khoa Thăm dò và phục hồi chức năng, khoa Hóa sinh, khoa Giải phẫu bệnh lý,
khoa Hồi sức tích cực, khoa Hậu phẫu, khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức, khoa


Ngoại tổng hợp, khoa Thực nghiệm, khoa Bệnh phổi nghề nghiệp, Trung tâm
ghép phồi, khoa Điều trị ung bướu, khoa Phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện.


- Tổng diện tích sàn: 22.615m2.

15

- Diện tích xây dựng: 2.628m2.

- CTXD Trung tâm công nghệ cao và ghép phổi cao 08 tầng nổi, 01 tầng

hầm, chiều cao từ cốt mặt sân lên đỉnh mái là 36,15m. Tầng hầm là nơi bố trí
khu vực kỹ thuật, khu tẩy trùng và chỗ để xe; tầng 1 bố trí khoa cấp cứu, khoa

Nội soi và Trung tâm tư vấn chữa bệnh; tầng 2 bố trí khoa Huyết học truyền
máu, khoa thăm dò và phục hồi chức năng, khoa Hóa sinh; tầng 3 bố trí các khoa
Giải phẫu bệnh lý, khoa Hồi sức tích cực, khu Hậu phẫu; tầng 4 bố trí khoa Phẫu
thuật - gây mê hồi sức; tầng 5 bố trí khoa Ngoại tổng hợp, khoa Thực nghiệm,

tầng 6 bố trí khoa Bệnh phổi nghề nghiệp và Trung tâm ghép phổi; tầng 7 bố trí
khoa Điều trị ung bướu; tầng 8 bố trí khoa Phẫu thuật lồng ngực.
- Tổng mức đầu tư 214,6 tỷ đồng.

1.3. Thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng của Ban Quản lý

dự án công trình thuộc Bộ Y tế [3]

1.3.1. Yêu cầu quản lý chất lượng công trình của Chủ đầu tư


- Yêu cầu của CĐT về chất lượng sản phẩm thi công của Nhà thầu thi công,

Tư vấn giám sát:

+ Công trình phải được thi công theo bản vẽ thiết kế (kể cả phần sửa đổi

được CĐT chấp thuận bằng văn bản), chỉ dẫn kỹ thuật được nêu trong Hồ sơ

mời thầu phù hợp với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án
và các quy định về chất lượng CTXD của nhà nước có liên quan; Nhà thầu phải
có sơ đồ và thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng thi công, giám sát chất
lượng thi công của mình.

+ Nhà thầu phải cung cấp cho CĐT các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản

phẩm của công việc hoàn thành. Các kết quả thí nghiệm này phải được thực hiện
bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định.

+ Nhà thầu đảm bảo vật tư, thiết bị do Nhà thầu cung cấp có nguồn gốc

xuất xứ như quy định của hồ sơ hợp đồng.


16

- Quyền kiểm tra, giám sát của CĐT:

+ CĐT được quyền vào các nơi trên công trường và các nơi khai thác

nguyên vật liệu tự nhiên của Nhà thầu để kiểm tra;


+ Trong quá trình sản xuất, gia công, chế tạo và xây dựng ở trên công

trường, nơi được quy định trong Hợp đồng CĐT được quyền kiểm tra, kiểm
định, đo lường, thử các loại vật liệu và kiểm tra quá trình gia công, chế tạo thiết
bị, sản xuất vật liệu.

+ Nhà thầu sẽ tạo mọi điều kiện cho người của CĐT để tiến hành các hoạt

động này, bao gồm cả việc cho phép ra vào, cung cấp các phương tiện, các giấy
phép và thiết bị an toàn. Những hoạt động này không làm giảm đi bất cứ nghĩa
vụ hoặc trách nhiệm nào của Nhà thầu.

+ Đối với các công việc mà người của CĐT được quyền xem xét đo lường

và kiểm định, Nhà thầu phải thông báo cho CĐT biết khi bất kỳ công việc nào

như vậy đã xong và trước khi được phủ lấp, hoặc không còn được nhìn thấy
hoặc đóng gói để lưu kho hoặc vận chuyển. Khi đó CĐT sẽ tiến hành ngay việc
kiểm tra, giám định, đo lường hoặc kiểm định không được chậm trễ mà không

cần lý do, hoặc thông báo ngay cho Nhà thầu là CĐT không đòi hỏi phải làm
như vậy.

- Nghiệm thu sản phẩm các công việc hoàn thành:

+ CĐT chỉ nghiệm thu các sản phẩm của Hợp đồng khi sản phẩm của các

công việc này đảm bảo chất lượng theo quy định tại Khoản 6.1 nêu trên.


+ Căn cứ nghiệm thu sản phẩm của Hợp đồng là các bản vẽ thiết kế (kể cả

phần sửa đổi được CĐT chấp thuận); thuyết minh kỹ thuật; các quy chuẩn, tiêu

chuẩn có liên quan; chứng chỉ kết quả thí nghiệm; biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu
bàn giao...

+ Thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao gồm: Đại diện CĐT;

Đại diện Nhà thầu; Đại diện các đơn vị tư vấn.
- Hồ sơ nghiệm thu, bàn giao gồm:


×