Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn núi đối và vùng phụ cận, huyện kiến thụy thành phố hải phòng (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN VIỆT ANH

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN NÚI ĐỐI VÀ VÙNG PHỤ CẬN,
HUYỆN KIẾN THỤY – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TR ÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------NGUYỄN VIỆT ANH
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN NÚI ĐỐI VÀ VÙNG PHỤ CẬN,
HUYỆN KIẾN THỤY – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa
Sau đại học, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa
học và bản luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn
Trọng Phượng đã tận tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của thành phố Hải Phòng,
huyện Kiến Thụy, thị trấn Núi Đối, các phòng ban chức năng đã cung cấp số
liệu, cũng như gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Việt Anh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Việt Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 2
* Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3
* Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 3
* Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5
NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN NÚI ĐỐI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN KIẾN THỤY THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ......................................................................... 6
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận .......................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................... 6

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 9
1.1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Núi Đối và vùng phụ
cận ........................................................................................................... 12


1.2. Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Núi Đối
và vùng phụ cận .......................................................................................... 16
1.2.1. Hiện trạng phát sinh và thành phần CTRSH thị trấn Núi Đối và
vùng phụ cận. .......................................................................................... 16
1.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng
phụ cận .................................................................................................... 18
1.2.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ........................................ 20
1.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận ................................................................ 22
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về CTRSH ............................... 22
1.3.2. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý CTRSH............................. 24
1.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH....................... 27
1.4. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Núi Đối và
vùng phụ cận ............................................................................................... 28
1.4.1. Các ưu điểm trong quản lý CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng phụ
cận ........................................................................................................... 28
1.4.2. Những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý CTRSH thị trấn
Núi Đối và vùng phụ cận. ....................................................................... 28
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT THỊ TRẤN NÚI ĐỐI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN KIẾN
THỤY - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG......................................................... 31
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Núi Đối và
vùng phụ cận ............................................................................................... 31
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm thành phần, tính chất của CTRSH .... 31
2.1.2. Những tác động của CTRSH đối với môi trường, sức khỏe cộng

đồng, kinh tế, xã hội, mỹ quan và văn minh đô thị................................. 36
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................. 38


2.1.4. Lý thuyết xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
CTRSH .................................................................................................... 40
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Núi Đối và
vùng phụ cận ............................................................................................... 41
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý CTRSH do cơ
quan Trung ương ban hành ..................................................................... 41
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý CTRSH do địa phương ban
hành ......................................................................................................... 43
2.2.3. Quy hoạch xử lý CTR thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050 .................................................................................. 44
2.2.4. Định hướng quy hoạch quản lý CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng
phụ cận. ................................................................................................... 47
2.3. Kinh nghiệm quản lý CTRSH trên thế giới và tại Việt Nam ............... 49
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý CTRSH trên thế giới .................................. 49
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại một số địa phương ở Việt Nam
................................................................................................................. 56
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT THỊ TRẤN NÚI ĐỐI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN KIẾN THỤY
– THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..................................................................... 61
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý CTRSH .......................................... 61
3.1.1. Quan điểm về CTRSH và quản lý CTRSH................................... 61
3.1.2. Nguyên tắc quản lý CTRSH ......................................................... 63
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng
phụ cận ........................................................................................................ 64
3.2.1. Giải pháp phân loại CTRSH tại nguồn ......................................... 64
3.2.2. Giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTRSH....................... 67

3.2.3. Giải pháp thu gom, vận chuyển CTRSH ...................................... 69


3.2.4. Giải pháp xử lý CTRSH ................................................................ 71
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận 73
3.3.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý CTRSH .......................... 73
3.3.2. Đề xuất bổ sung quy định quản lý CTRSH .................................. 78
3.3.3. Giải pháp tài chính trong công tác quản lý CTRSH ..................... 79
3.4. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận .................................................. 81
3.4.1. Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng phụ
cận ........................................................................................................... 81
3.4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH ........ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 87
Kết luận ....................................................................................................... 87
Kiến nghị ..................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD


Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã



Lao động

STNMT

Sở Tài nguyên và môi trường


SXD

Sở Xây dựng

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

XHH

Xã hội hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang


Bảng 1.1

Hiện trạng dân số thị trấn Núi Đối

10

Bảng 1.2

Hiện trạng dân số xã Thanh Sơn

11

Bảng 1.3

Hiện trạng phân bố lao động

11

Bảng 1.4

Bảng thống kê trạm bơm thủy nông

13

Bảng 1.5

Bảng thống kê trạm biến áp hiện trạng

14


Bảng 1.6

Bảng thống kê nghĩa trang hiện trạng

16

Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10

Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị trấn
Núi Đối và vùng phụ cận
Thành phần CTRSH trên địa bàn thị trấn Núi Đối và
vùng phụ cận
Bảng thống kê trạm trung chuyển CTR
Bảng thống kê mức thu phí vệ sinh trên địa bàn thị
trấn Núi Đối và vùng phụ cận

17
17
19
27

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn

31


Bảng 2.2

Tổng hợp thành phần CTRSH

33

Bảng 2.3

Tổng hợp thành phần hóa học CTRSH

35

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1

Khối lượng CTR dự kiến của TP Hải Phòng đến năm
2025
Tiêu chuẩn phát thải và tỷ lệ thu gom CTRSH theo
từng giai đoạn của thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận
Dự báo khối lượng CTR phát sinh và thu gom của thị
trấn Núi Đối và vùng phụ cận theo từng giai đoạn
Bảng so sánh giai đoạn thu gom, vận chuyển sơ cấp
và thứ cấp CTRSH

44
47
48
70



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4

Hình 1.5
Hình 1.6

Sơ đồ vị trí thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận, huyện
Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng
Bản đồ liên hệ vùng thị trấn Núi Đối và vùng phụ
cận, huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng
Núi Đối và sông Đa Độ
Xe vận chuyển CTR từ trạm trung chuyển CTR tập
trung
Xe đẩy tay thu gom CTR tập kết tại trạm trung
chuyển CTR ven đường
Khu xử lý CTR Bàng La - quận Đồ Sơn

Hình 1.7
Hình 1.8


Trang

6

7
9
19

19
21
21

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Môi trường đô thị các
cấp

24

Hình 2.1

Dấu hiệu nhận biết loại CTR có thể tái chế

50

Hình 2.2

Đồ ăn thừa được gói lại riêng

50


Hình 2.3

Mỗi địa phương có một loại túi đựng CTR khác nhau

51

Hình 2.4

Thùng chứa CTR ở nhà hàng được phân chia rõ ràng

51

Hình 2.5

Hình 2.6

Hình 2.7

Các vật dụng kích cỡ lớn khi thải ra được dán tem
đặc biệt
Xe chuyên chở CTR màu vàng nhanh chóng xuất hiện
sau khi nhạc phát lên
CTRSH là thực phẩm chưa nấu được cho vào thùng
màu xanh dương

52

54

54



Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 2.8

Hình 2.9

Hình 2.10

Hình 2.11

Sau khi loại bỏ CTR, người dân được cung cấp nước
sạch để rửa tay
CTRSH không thể tái chế sẽ được xếp vào những
chiếc túi ni lon xanh
Chai nhựa được tách rời thành nhiều phần sau đó
phân loại theo màu sắc
Phân loại giấy báo cũ thành phần có in mực và phần
giấy trắng

Trang

54

54


56

56

Hình 2.12

Tổ đội môi trường huyện Lạng Giang thu gom CTR

58

Hình 2.13

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân phân loại CTR

59

Hình 3.1
Hình 3.2

Thùng chứa 3 loại CTR được phân biệt bằng màu
sắc khác nhau
Xe công nông cải tiến thu gom, vận chuyển CTRSH

66
70


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu


Tên sơ đồ

sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2

Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển CTR thị trấn Núi
Đối và vùng phụ cận
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Môi trường đô thị các
cấp

Trang

20

24

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn

65

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ quy trình vận chuyển CTR

69

Sơ đồ 3.3


Sơ đồ quá trình phân loại và phương án xử lý CTR

71

Sơ đồ 3.4
Sơ đồ 3.5

Đề xuất Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý CTRSH thị
trấn Núi Đối và vùng phụ cận
Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
CTRSH

74

85


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thị trấn Núi Đối là trung tâm hành chính chính trị của huyện Kiến Thụy,
nằm về phía Nam của thành phố Hải Phòng. Thị trấn Núi Đối nằm trong vùng
giao thoa của nhiều dự án lớn như khu công nghiệp dọc sông Văn Úc, khu
giáo dục đào tạo cấp vùng như làng Đại Học ... các công trình giao thông
trọng điểm như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hệ thống các tuyến đường tỉnh
361, 362 và 363 chạy qua đồng thời có sự kết nối với các đường tỉnh 353, 355
nên có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.
Căn cứ theo Quyết định số 1448/QĐ - TTg ngày 16/9/2009 của Thủ

tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, thị trấn Núi
Đối - huyện Kiến Thụy được xác định là 1 trong 7 đô thị vệ tinh đồng thời là
đô thị sinh thái, nghỉ ngơi, điều dưỡng của thành phố Hải Phòng.
Quy hoạch chung thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận đã được Uỷ ban nhân
dân thành phố Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày
02/7/2018 bao gồm ranh giới hành chính thị trấn Núi Đối và toàn bộ xã Thanh
Sơn, một phần xã Minh Tân, một phần xã Hữu Bằng và một phần xã Thụy
Hương.
Thị trấn Núi Đối đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tỷ lệ đô thị
hóa cao. Với điều kiện giao thông tốt, thị trấn đang phát triển nhanh với sự
xuất hiện của các điểm du lịch, di tích, văn hóa,... bởi vậy nguồn phát thải
ngày một lớn và đa dạng. Công tác quản lý CTR chưa được quan tâm đúng
mức, các bãi chôn lấp CTR nhỏ lẻ vị trí không đảm bảo khoảng cách an toàn
vệ sinh môi trường, không có biện pháp xử lý, đặc biệt nhiều điểm tập trung
chất thải rắn tự phát ở gần sông nguồn nước (sông Đa Độ) gây nguy cơ ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy, rất cần thiết có phương án phối hợp


2

từ các cấp để điều phối công tác quản lý CTR trên địa bàn.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng phụ
cận còn tồn tại nhiều vấn đề, từ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải đến những bất cập trong cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý; thiếu sự
tham gia của cộng đồng,... gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Kiến Thụy nói riêng và thành phố Hải Phòng nói
chung.
Do vậy, đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Núi Đối và
vùng phụ cận, huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng” là cần thiết, đáp

ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, kết hợp với những kinh nghiệm về
quản lý CTRSH ở trong và ngoài nước. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản
lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận, huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Cụ thể là nguồn
phát sinh, khối lượng, thành phần CTRSH; phân loại, tái chế CTRSH; thu
gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: toàn bộ địa giới thị trấn Núi Đối và
vùng phụ cận, huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng; diện tích nghiên cứu
khoảng 660,18ha.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: theo quy hoạch xử lý CTR trên địa
bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;


3

- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn
quản lý CTRSH tại thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận. Dựa vào đặc điểm tự
nhiên, kinh tế - xã hội, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CTRSH trên địa
bàn. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phù hợp quản lý CTRSH tại thị trấn Núi
Đối và vùng phụ cận - huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý Chất

thải rắn thành phố Hải Phòng đến năm 2025 được UBND thành phố Hải
Phòng phê duyệt tại quyết định 1711/QĐ-UBND ngày 11/10/2012. Hoàn
chỉnh các giải pháp quản lý CTRSH thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận giúp
cho chính quyền địa phương có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả
CTRSH trên toàn huyện Kiến Thụy; góp phần hoàn thành sớm chương trình
xây dựng Nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Kiến Thụy - thành
phố Hải Phòng.
* Các khái niệm cơ bản
- Chất thải rắn [11]
Theo mục 12, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, chất
thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.
Như vậy, thuật ngữ chất thải rắn bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải
ra từ cộng đồng dân cư, cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và các ngành dịch vụ khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt, còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các chất rắn bị
loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi. Chất


4

thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là chất thải rắn đô thị bao gồm
các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương
mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải. Trong đó, CTRSH chiếm tỷ
lệ lớn nhất.
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá
trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy
chất thải. Do vậy, quản lý CTRSH cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản

lý chất thải đã nêu trên. Mục đích của quản lý CTRSH là giảm thiểu CTRSH,
tận dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và sử
dụng tối đa các thành phần còn hữu ích (hữu cơ, vô cơ có thể tái chế) nhằm
bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.
- Các khái niệm về công tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH
[6],[8],[9],[10]
+ Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ
tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
+ Lưu giữ tạm thời CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển
xử lý.
+ Vận chuyển CTR: là quá trình vận chuyển CTR từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn
lấp CTR.
+ Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hùy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR;
thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
+ Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu


5

của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
+ Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH là sự tham gia của các thành phần
kinh tế, các tổ chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp… vào các hoạt
động quản lý CTRSH như phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 03 phần:
- Phần Mở đầu

- Phần Nội dung: gồm 03 chương:
+ Chương I: Thực trạng quản lý CTRSH tại thị trấn Núi Đối và vùng
phụ cận, huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng.
+ Chương II: Cơ sở khoa học trong quản lý CTRSH tại thị trấn Núi
Đối và vùng phụ cận, huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng.
+ Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại thị trấn Núi Đối
và vùng phụ cận, huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng.
- Phần Kết luận và Kiến nghị


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT THỊ TRẤN NÚI ĐỐI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN KIẾN
THỤY - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên [22]
a. Vị trí [22]

Thị trấn
Núi Đối

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận,
huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng [22]
Thị trấn Núi Đối có vị trí nằm tại trung tâm huyện Kiến Thụy và cách
trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 15 km về phía Nam, thị trấn có vị trí
kết nối thuận tiện với các tuyến đường giao thông quan trọng: đường tỉnh 353,



7

355 và có các tuyến đường tỉnh 361, 362, 363 chạy qua.
- Phía Tây giáp xã Thụy Hương;
- Phía Bắc giáp xã Hữu Bằng và xã Đại Đồng;
- Phía Đông giáp xã Minh Tân;
- Phía Nam giáp xã Ngũ Đoan và Đại Hà.

Hình 1.2. Bản đồ liên hệ vùng thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận,
huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng[21]
b. Địa hình địa mạo [22]
Địa hình đa dạng, là vùng đồng bằng có núi Đối, núi Trà Phương, sông
Đa Độ chảy qua uốn lượn. Có thể chia thành 03 vùng địa hình:
- Vùng đồng bằng và đồi núi ở phía Tây Bắc phía trên đường 362;
- Vùng đồng bằng ven bờ Đông sông Đa Độ;


8

- Vùng đồng bằng và mặt nước ao đầm ở phía Nam, dưới đường 362.
Cao độ các khu vực:
- Dân cư đô thị:

+ 1,7  + 2,3m;

- Dân cư làng xóm: + 1,4  + 2,0m (Cao nhất là thôn Xuân La +2,1 –
3,0m);
- Đất nông nghiệp: + 0,97  + 1,12m;
- Đỉnh núi Đối, núi Trà Phương: + 51,3m.
c. Khí hậu

Nằm trong tiểu vùng khí hậu của Hải Phòng.
Trung bình năm:
- Nắng:

Trung bình 1600 giờ/năm.

- Mưa:

Trung bình 1600 mm/năm.

- Gió:

Trung bình 3,5 m/s/năm.

- Nhiệt độ:

Trung bình 23,40C/năm.

- Độ ẩm:

Trung bình 84 %/năm.

d. Thủy văn
Có sông Đa Độ chảy qua khu vực thị trấn.
e. Địa chất công trình
Vùng chân núi có nền địa chất tốt thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng
công trình; vùng đồng bằng ven sông có nền đất yếu, khi xây dựng phải xử lý
nền móng.
Sức chịu tải đất nền từ 0,3 ÷ 0,5 kg/cm2 biến đổi tùy theo từng khu vực.
Phần đồi núi, sức chịu tải đất nền tốt hơn từ 1 ÷ 2 kg/cm2.

f. Tài nguyên thiên nhiên
Được thiên nhiên ưu đãi, thị trấn có núi Đối, núi Trà Phương và sông Đa
Độ tạo nên một khu vực có địa hình sơn thủy hữu tình, cảnh quan đẹp thuận
lợi cho phát triển đô thị. Đặc biệt dòng sông Đa Độ là nguồn cung cấp nước


9

ngọt cho thành phố.
Có quỹ đất để phát triển đô thị lớn, chủ yếu là đất nông nghiệp trên địa
bàn xã Thanh Sơn và Minh Tân.
g. Cảnh quan thiên nhiên
Cảnh quan thiên nhiên thị trấn phong phú đa dạng bao gồm sông, núi tự
nhiên, cảnh đẹp hữu tình.

Hình 1.3. Núi Đối và sông Đa Độ [22]
Trung tâm thị trấn có Núi Đối đã được trồng cây phủ kín tạo nên mảng
cây xanh rộng lớn góp phần cải thiện điều kiện môi trường và khí hậu của
vùng.
Đoạn sông Đa Độ chạy uốn lượn qua thị trấn khoảng 5km, tạo nên một
vùng cảnh quan đặc trưng của thị trấn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [5]
a. Dân số
Tổng dân số hiện trạng trong khu vực là 12.255 người [5]. Bao gồm dân
cư thị trấn và xã Thanh Sơn, xã Minh Tân, xã Thụy Hương và xã Hữu Bằng,


10

trong đó:

- Hiện trạng thị trấn Núi Đối có dân số là 3.713 người [5].
- Hiện trạng xã Thanh Sơn có dân số là 6.342 người [5].
- Hiện trạng phần xã Minh Tân trong ranh giới có dân số là 1.400 người.
- Hiện trạng phần xã Thụy Hương trong ranh giới có dân số là 500
người.
- Hiện trạng phần xã Hữu Bằng trong ranh giới có dân số là 300 người.
Dân số được phân bố thành các khu dân cư (xem bảng 1.1, bảng 1.2).
- Mật độ dân số trong phạm vi quy hoạch: 1.857người/km2 tương đối
cao, hơn gấp rưỡi so với mật độ dân số toàn huyện Kiến Thụy là
1.271người/km2.
Bảng 1.1. Hiện trạng dân số thị trấn Núi Đối [5]

STT

KHU DÂN


SỐ
HỘ

LAO ĐỘNG
( NGƯỜI )

DÂN SỐ
( NGƯỜI )
Tổng
cộng

Nam


Nữ


LĐ có
theo độ
việc làm
tuổi

1

Thọ Xuân 1

241

820

371

449

450

370

2

Thọ Xuân 2
Cầu Đen
Bắc
Cầu Đen

Nam
Hồ Sen

207

744

353

391

455

289

135

461

222

239

234

189

190

622


313

309

413

410

120

497

247

250

417

410

Cẩm Xuân
Toàn thị
trấn

171

569

268


301

326

316

1.064

3.713

1.774

1.939

2.295

1.984

3
4
5
6
Tổng

- Sự phân bố dân cư của đô thị không được đồng đều, dân cư sống tập
trung ở khu vực trung tâm chủ yếu bám theo trục ĐT362, nơi có giao thông
và hệ thống cơ sở hạ tầng thuận tiện cho sinh hoạt cũng như buôn bán kinh



11

doanh.
Bảng 1.2. Hiện trạng dân số xã Thanh Sơn [5]

STT

KHU DÂN


SỐ
HỘ

LAO ĐỘNG
( NGƯỜI )

DÂN SỐ
( NGƯỜI )

407

1.548

774

774

966

578


2.022

991

1.031

1.225

706

3

Thôn Cẩm La
Thôn Cẩm
Hoàn
Thôn Xuân La

LĐ có
việc
làm
543

706

2.772

1.359

1.413


1.769

1.043

Tổng

Toàn xã

1.691

6.342

3.124

3.218

3.960

2.292

1
2

Tổng
cộng

Nam

Nữ


LĐ theo
độ tuổi

b. Phân bố lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi là 7.574 người, chiếm 61,8% so với tổng
dân số trong khu vực là 12.255 người (Xem bảng 1.3).
Bảng 1.3. Hiện trạng phân bố lao động [5]
Thị trấn, xã

Thị trấn
Núi Đối


Thanh
Sơn

Phần xã
Hữu
Bằng

Phần xã
Minh
Tân

Phần xã
Thụy
Hương

2.331


3.960

183

800

300

Lao động trong độ
tuổi (Người)
Tổng

7.574

c. Kinh tế - xã hội
- Về cơ cấu kinh tế hiện nay trên địa bàn thị trấn có 3 loại hình chính là:
+ Tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại chiếm 76,6%;
+ Công nghiệp, xây dựng chiếm 23%;
+ Nông nghiệp chiếm 0,4%.
- Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước phục hồi,
tốc độ tăng trưởng giữ vững, một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng khá.
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc, các hoạt động lễ hội và văn


12

hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức phong phú đa dạng, sôi nổi, thu
hút đông đảo nhân dân tham gia, lượng khách du lịch tiếp tục tăng.
1.1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận

a. Hiện trạng giao thông
- Hệ thống giao thông khu vực kết nối với các quận, huyện rất phong phú
vì thông qua các tuyến đường tỉnh 361, 362, 363 và đường huyện 404, 405.
- Kết nối khu vực phía Đông và phía Tây sông Đa Độ bị hạn chế do chỉ
có cầu Đối.
- Đường giao thông qua khu vực nghiên cứu có tổng chiều dài ít, lộ giới
các tuyến đường đa số là nhỏ (trừ đường đôi nằm trên đường tỉnh 362) và hầu
hết không có hè đường.
- Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng đạt 4,9%; Mật
độ đường trong khu vực nội thị (tính đến đường có chiều rộng đường đỏ ≥5m)
là 3km/km2. Các chỉ tiêu đều thấp hơn so với các chỉ tiêu của tiêu chuẩn phân
loại đô thị.
- Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng thấp (1,3%).
- Bến xe khách quy mô nhỏ chưa tương xứng với tính chất đô thị của thị
trấn.
b. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
- Cốt nền xây dựng (Cao độ lục địa): đây là đồng bằng xen đồi núi, cao
độ nền một số khu vực như sau:
+ Dân cư đô thị từ +1,60m đến +2,3m.
+ Khu vực dân cư làng xóm từ +1,4m đến +2,2m (Cao nhất khu vực
dân cư thôn Xuân La từ +2,1m đến +3,0m).
+ Khu vực đất nông nghiệp từ +0,97m đến +1,12m.
+ Đỉnh núi Đối, núi Trà Phương khoảng +51,3m.
- Hệ thống thủy lợi:


×