Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn đồng mỏ huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.93 KB, 53 trang )

1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển về khoa học kĩ thuật đã
dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá ngày càng được đẩy mạnh. Chính sự phát triển này mà môi trường sống
của chúng ta đang bị đe doạ nghiêm trọng. Trong rất nhiều những nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường thì rác thải sinh hoạt là một trong những
nguyên nhân chính.
Thực tế cho thấy lượng rác thải tạo ra hàng ngày trong quá trình sống
của con người gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế, tăng dân số, tăng mức
sống của người dân. Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường chưa trở thành thói
quen, nếp sống của nhiều người.
Việc quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề cấp thiết và cần
được giải quyết kịp thời để đảm bảo cho việc vệ sinh chung, cho cảnh quan
đô thị, cho sức khỏe cộng đồng và đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác
động xấu tới môi trường.
Tại thị trấn Đồng mỏ, huyện Chi lăng, tỉnh Lạng sơn nói chung công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt bước đầu đã được quan tâm. Tuy nhiên, do
chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, chưa có đầy đủ cơ sở khoa học nên công
tác quản lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được tầm quan
trọng của quản lý chất thải rắn, trước thực tế khó khăn của công tác quản lý
này, cùng với sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường dưới sự
hướng dẫn của giảng viên Lê Văn Thơ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn”.


2


1.2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng.
- Đề xuất những phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thị trấn.
1.3 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá về khối lượng, thành phần và mức độ ảnh hưởng của
CTSHR trên địa bàn thị trấn.
- Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý CTSHR của thị trấn.
1.4 Yêu cầu của đề tài.
- Số liệu thu được phải chính xác, trung thực, khách quan.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của thị trấn.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp
sinh viên tập duyệt, vận dụng những kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công
tác quản lý CTSHR. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp
quản lý CTSHR trong thời gian tới.


3

Phần 2
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách,
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi

trường, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các phương
pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dưng trên cơ sở sự hình thành và
phát triển ngành khoa học môi trường.(Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [9].
Nhờ sự tập trung cao độ của các nhà khoa học trên thế giới, trong thời
gian từ 1960 tới nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được
tổng kết và biên soạn thành các giáo trình chuyên khoa. Trong đó có nhiều tài
liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy
luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của con người đang được nhiên cứu xử lý hoặc phòn tránh,
ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường
như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với
hệ thống tự nhiên, con người, xã hội đã được phát triển trên nền phất triển của
các bộ môn chuyên ngành.
2.1.1.Khái niệm về chất thải
“Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người
tác động vào thiên nhiên thải ra”. Chất thải là các chất hoặc vật liệu mà người
chủ hoặc người tạo ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ.


4

Chất thải thường được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con
người, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao
thong vận tải, tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, nhà hang, khách sạn.
2.1.2 Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như vật liệu, đồ vật bị loại
thải từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại.
Phần lớn chất thải là ở thể rắn và có ở khắp mọi nơi xung quanh ta như:

Gạch, đá, xi măng, vôi, vữa, mảnh sành, mảnh chai, sắt vụn….
Chất thải rắn gồm những chất thải hữu cơ như: Thức ăn thừa, giấy, bìa
cactong, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ….và còn có chất thải vô
cơ như: thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát…..(Nguyễn Đình
Hương, 2003) [6].
2.1.3 Khái niệm về xử lý chất thải
Xử lý chất thải là dung các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải mà
không làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã
hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết
định đến chất lượng bảo vệ môi trường.
2.1.4 Các nguồn tạo thành chất thải rắn
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…): Thực phẩm
thừa, cactong, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon thiếc, các kim loại khác,
tro, lá cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, lốp
xe….) và các chất độc hại sử dụng trong gia đình.
- Thương mại (kho, quán ăn, văn phòng, chợ, khách sạn,trạm xăng dầu,
gara…): Cactong, nhựa, thức ăn thừa, kim loại…,các chất độc hại…
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…) giống
như các chất thải của thương mại.


5

- Xây dựng: gỗ, thép, bê tông, vữa, bụi….
- Dịch vụ công cộng ( rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi
biển…): Các loại rác đường, cành cây, lá cây, các loại rác công viên, bão
biển….
- Các nhà máy xử lý ô nhiễm: tro, bụi, cặn…
- Công nghiệp: chất thải từ quá trình công nghiệp, các chất thải không
phải từ quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro, bã, chất thải xây dựng,

các chất thải đặc biệt, các chất thải độc hại….
- Nông nghiệp: Các chất thải nông nghiệp, các chất thải độc hại…
(Nguyễn Đình Hương, 2003)[6].
2.2 Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị ở
Việt Nam:
1. Luật Bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký ban hành số
29/2005/L/CTN, ngày 12/12/2005.
2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ: Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
4. Nghị định số 175.NĐ-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ: Hưỡng
dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.
5. Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ:
Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
6. Chỉ thị 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng chính phủ
về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công
nghiệp.


6

7. Thông tư số 4527-DTI ngày 8/1/1996 của Bộ y tế: Những hướng dẫn
về xử lý chất thải rắn của bệnh viện.
8. Thông tư 1350/TT-KCM ngày 2/9/1995 của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường: Hướng dẫn thi hành một số nghị quyết của Chính phủ số
02/CP ngày 5/1/1995 về việc buôn bán có điều kiện các hóa chất độc, các chất
phóng xạ, chất thải và bán sản phẩm kim loại, hóa chất nguy hại trong chất
thải tại thị trường trong nước.

9. Thông tư 2891/TT-KCM ngày 19/11/1996 của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường về quy định tạm thời việc nhập khẩu phế liệu.
10. Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo quyết định
số 155/199/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
11. TCVN 6696-2000 Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu
cầu chung về bảo vệ môi trường.
12.Nghị định số 59/2007/QĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn.
13. Thông tư số 2433/TT-KCM ngày 3/10/1996: Hướng dẫn thi hành
Nghị định số 26/CP ngày 24/6/1996 về quy định xử phạt hành chính trong
những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
14. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCMT-BXD hướng dẫn
các quy định về Bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng
và vận hành bão chôn lấp chất thải rắn.
15. Quyết định số 13/2007/QĐ-BXD ngày 23/4/2007 của Bộ xây dựng
về việc ban hành “Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp
rác thải đô thị”.(GS.TS Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001).


7

2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới tốc độ đô thị hóa diễn ra
nhanh, công nghiệp hóa phát triển mạnh đã nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm
môi trường. Thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng quyết liệt về
phát triển và bảo vệ môi trường. Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ của con
người tăng lên dẫn đến lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng.
Theo Nguyễn thị Anh Hoa (2006)[5], lượng rác thải tính theo đầu
người của một số nước là:

Canada: 1,7kg/người/ngày.
Australia: 1,6kg/người/ngày.
Thụy Sỹ: 1,3kg/người/ngày.
Thụy Điển: 1,3kg/người/ngày.
Trung Quốc: 1,3kg/người/ngày.
Ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số quốc
gia hầu như lượng rác thải rắn phát sinh được thu gom toàn bộ như: Mỹ, Thụy
Điển…Ở các nước nghèo và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
thì việc đầu tư vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60-70% thậm
chí còn thấp hơn.
Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu
gom rác thải sinh hoạt rất hiệu quả.
- Hà lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ
được tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng và màu sắc khác nhau được
sử dụng trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ
kính, thủy tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư


8

sinh sống thường đặt hai thùng rác có màu sắc khác nhau, một loại chứa rác
có thể phân hủy được và một loại không phân hủy.
- Nhật Bản: các gia đình nhật bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữu cơ, rác vô cơ và
giấy, vải, thủy tinh, các kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý
rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim
loại, nhựa…đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hóa.
- Đức: Mỗi gia đình được phát 3 thùng rác với màu sắc khác nhau: màu
xanh để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đen đựng
những thứ khác. Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau.

Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố rác được chia
làm 4 loại với 4 thùng có màu sắc khác nhau: Màu xanh lam đựng giấy, màu
vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính và thủy tinh, màu xanh
thẫm đựng rác còn lại.
Trên thế giới việc xử lý CTR được chú ý rất nhiều. Hiện nay nhiều
nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại CTR. Vấn đề này vừa
mang ý nghĩa vệ sinh vừa mang ý nghĩa kinh tê. “Kinh nghiệm ở một số
nước cho thấy có 90 % chai và 90 % can được đưa vào sử dụng trung bình từ
15-20 lần và trong quá trình xử lý rác người ta có thể tái chế ra các loại nhiên
liệu rắn và than cốc”(Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006)[5]. Từ rác thành phố cũng
có thể thu được metanol và ure.
Từ chất thải công nghiệp giấy có thể chế tạo ra được cồn etylic, các loại
vật liệu xây dựng. “ Ở Thụy sỹ, từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp giấy
người ta đã làm ra ván ép phục vụ xây dựng. Ở Mỹ đã nghiên cứu và ứng
dụng các thiết bị mới phân loại rác và các chất thải công nghiệp. Hàng năm
trong 134 triệu tấn chất thải rắn của nước này có chứa tới 11,3 triệu tấn sắt,
680 ngàn tấn nhôm, 430 ngàn tấn các loại khác, trên 60 triệu tấn giấy, 13 triệu


9

tấn thủy tinh. Khối lượng rác này đốt thu được lượng nhiệt tương ứng với đôt
20 triệu tấn dầu mỏ ( Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [9].
Gần đây nhất tại hội thảo công nghệ xử lý CTR, chất thải nguy hại,
Công ty Entropic ( Mỹ) đã giới thiệu hệ thống công nghệ xử lý rác mới nhất
hiện nay là tái chế CTR sinh hoạt thành than sạch. Quy trình này khá đơn
giản: Rác sau khi tiếp nhận sẽ sược sấy khô, đưa vào bộ phận sàng lọc dưới
dạng trống quay rồi chuyển tiếp đến đĩa lọc. Tại đây thông qua hệ thống từ
tính, khí nén thổi rác sẽ được phân chia thành 2 loại rác hữu cơ và rác vô cơ.
Sau đó rác vô vơ là kim loại, thủy tinh, nilon, vật liệu cứng,…sẽ được chuyển

ra ngoài tái chế vật liệu, còn rác hữu cơ được nghiền nhỏ, nhiệt phân và cuối
cùng thành sản phẩm than sạch. Công nghệ này đã có tính khả thi cao vì vốn
đàu tư thấp hơn phương pháp xử lý rác thông thường (tổng mức đàu tư cho
một nhà máy có công xuất sản xuất 6.400 tấn rác/ngày vào khoảng 300 triệu
USD), lại an toàn vì không có khả năng làm phát sinh khí thải. Để nâng cao
hiệu quả hệ thống công nghệ xử lý rác này cần có 3 hệ thống liên hoàn: nhà
máy xử lý rác thành than sạch, nhà máy sử dụng than sạch để sản xuất điện và
tận dụng khối lượng nước thu được trong quá trình sấy khô rác để trồng rau
sạch trong nhà. Trong quá trình sử dụng than sạch để sản xuất điện, nếu
không sử dụng hết thì có thể lưu trữ hoặc làm chất đốt cho nhiều ngành khác,
không nhất thiết phải sử dụng hết ngay thành phẩm chế biến được như là công
nghệ sản xuất điện bằng Phương pháp ủ hiếu khí đang ứng dụng tại một số
thành phố ở các nước trên thế giới như hiện nay. Lượng lưu huỳnh sinh ra
trong quá trình đốt than chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,2% rất an toàn cho
môi trường. Trong thời gian tới, công nghệ này sẽ được đánh giá, tính hiệu
quả kinh tế và khả năng ứng dụng để tiến tới có thể xây dựng nhà máy chế
biến với công suất 2.000 tấn rác/ngày .


10

Như vậy, việc sử dụng lại CTR là một vấn đề thuộc công nghệ sạch tạo
điều kiện cho phát triển bền vững. Vấn đề này vừa mang ý nghĩa vệ sinh vừa
mang ý nghĩa kinh tế cần được các nước trên thế giới quan tâm và đầu tư để
việc phân loại, thu gom và xử lý đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.2 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt nam
2.3.2.1 Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải Việt nam.
Theo dự báo trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh chưa
từng thấy ở Viêt nam, lượng phát sinh chất thải của các hộ gia đình, các cơ sở
công nghiệp và thương mại, các bệnh viện sẽ tăng lên nhanh chóng trong thập

kỷ tới đây. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một
trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng đối với Việt nam không
chỉ về chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì lợi ích to lớn và tiềm năng
đối với sức khỏe cộng đồng và đời sống cử người dân. Điều mà cũng rất quan
trọng đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho phần lớn dân nghèo ở
Việt Nam, là những người dễ phải chịu những ảnh hưởng không tốt đối với
sức khỏe do công tác phải phu thuộc rất nhiều vào hoạt động thu gom và tái
chế chất thải thuộc khu vực phi chính thức. Nhận thức rõ được các tác động
về kinh tế vào xã hội do công tác quản lý chất thải yếu kém, Việt nam đang cố
gắng tập trung mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan bằng cách
phối hợp các biện pháp chính sách, tài chính và các hoạt động nâng cao nhận
thức và thu hút sự tham gia của người dân. Mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất
thải phát sinh ra nhiều nguồn khác nhau ở Việt nam. Khoảng hơn 80% số này
(tương đương khoảng 12,,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia
đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát
sinh từ các sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2.6 triệu tấn (chiếm 17%), do vậy
công nghiệp có thể coi là nguồn phát sinh lớn thứ hai. Khoảng 160.000
tấn/năm (chiếm 1%) trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt nam


11

được coi là chất thải nguy hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp,
các loại thuốc trừ sâu, các thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Mặc dù là phát sinh với lượng ít hơn nhiều xong nếu không được
quản lý tốt thì các chất độc hại có thể gây ung thư, nguy hại đối với sức khỏe
con người. Chất thải nguy hại đang là mối hiểm họa của người dân và môi
trường. ( Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam, 2009)[1].
Chất thải tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân
số chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải

mỗi năm (tương đương với 50% lượng chất thải sinh hoạt của cả nước) do có
cuộc sống khá giả hơn, có nhiều hoạt động thương mại hơn và đô thị hóa diễn
ra với cường độ cao hơn. Chất thải ở các đô thị thường có tỷ lệ các thành phần
nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình
và các loại chất thải không phân hủy như: nhựa, kim loại, thủy tinh. Ngược lại
lượng phát sinh chất thải của người dân các vùng nông thôn ít hơn mức phát
sinh của dân đô thị (0,5kg/người/ngày so với 0,7kg/người/ngày) và phần lớn
chất thải đều là chất hữu cơ dễ phân hủy ( tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy
chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia
đình nông thôn, trong khi chỉ chiếm có 50 % trong chất thải sinh hoạt ở khu
đô thị.( Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam, 2009)[1] .


12

Bảng 2.1: Thông tin chung về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Phát sinh chất thải toàn quốc (tấn/năm)

12.800.000

- Các vùng đô thị

6.400.000

- Các vùng nông thôn

6.400.000

Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm)
Chất thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp


128.400
2.510.000

(tấn/năm)
Chất thải y tế nguy hại (tấn/năm)

21.000

Chất thải phát sinh từ nông nghiệp (tấn/năm)

8.600

Lượng hóa chất nông nghiệp tồn lưu (tấn/năm)

37.000

Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (kg/người/ngày)

0,7

* Toàn quốc: - Các vùng đô thị

0,4

- Các vùng nông thôn

0,3

Thu gom chất thải (% tổng lượng phát sinh)

- Các vùng đô thị

71%

- Các vùng nông thôn

< 20%

- Các vùng đô thị nghèo

10 – 20%

- Bãi rác và chôn lấp không hợp vệ sinh
Bãi rác và chôn lấp hợp vệ sinh
Năng lực xử lý chất thải nguy hại (% tổng lượng)

74%
17%
50%

(Nguồn: báo cáo diễn biến Môi trường Việt nam về chất thải rắn,
2009)[2]
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp
(12.800.000 tấn/năm) và chất thải y tế nguy hại (21.000 tấn/năm). Ngoài ra
nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh


13

khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và

khoảng 37.000 tấn tồn dư các loại hóa chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc
trừ sâu quá hạn sử dụng. Lượng chất thải sinh hoạt trên toàn quốc tính trung
bình là 0,7kg/người/ngày. Trong đó ở các vùng đô thị là 0,4 kg/người/ngày, ở
các vùng nông thôn là 0,3 kg/người/ngày. Tình hình thu gom chất thải của cả
nước là: Vùng đô thị chiếm 71 % tổng lượng phát sinh chất thải, vùng nông
thôn <20% tổng lượng phát sinh chất thải, còn lại vùng đô thị nghèo là 10 –
20 % . Trên toàn quốc có 74% bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh, chỉ có
17% bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh. Năng lực xử lý chất thải nguy hại chiếm 50
% tổng lượng.(Nguyễn Đức Khiển, 2004) [7].
Chất thải rắn đang là vấn đề nổi cộm ở Việt nam, vì vậy giải quyết vấn
nạn ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra là vấn đề mà các cấp, các ngành
và toàn thể nhân dân quan tâm. Gần đây, ở việt nam đã triển khai một số hoạt
động thí điểm có liên quan đến CTR, đặc biệt dưới sự hỗ trợ của tổ chức
JAIKA Nhật Bản ngày 18/3/2007 Hà Nội đã trở thành 1 trong 4 thành phố
Châu á triển khai việc xử lý chất thải theo phương pháp 3R: Tái chế, tái sử
dụng và giảm thiểu rác thải sinh hoạt. Tổng mức đầu tư của dự án 3R ở Hà
Nội gần 49,5 tỷ đồng. Trước mắt sẽ triển khai dự án tại 4 quận nội thành: Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đông Đa, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn
thành phố. Các gia đình người dân trong 4 quận này được cấp phát túi vải
dùng để đi chợ thay cho túi nilon ( túi nilon chôn xuống đất hàng trăm năm
không phân hủy, đốt thì sinh ra Dioxin). Các gia đình còn được hỗ trợ phương
tiện để riêng biệt 3 loại rác thải: Loại hữu cơ (cơm canh, rau dưa, hoa quả ăn
thừa); loại vô cơ ( gạch, ngói, đát, đá…); loại hàng tai chế được (sắt, nhôm,
nhựa, thủy tinh,….).(Nguyễn Tuyết Mai, 2007) [8].
Việc phân loại từ đầu nguồn rác thải sinh hoạt là việc làm thường
xuyên tại các nước đang phát triển. Hà nội triển khai dự án này là bước thí


14


điểm quan trọng để mở rộng ra cả nước, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc chế
biến rác thải hữu cơ thành các loại phân bón hữu cơ sạch, có thể làm giá để
trồng rau an toàn. Việc tái chế các nguyên liệu như: chất dẻo, sắt, nhôm, thủy
tinh…làm giảm nhẹ rất nhiều khó khăn cho các cơ sở chế biến rác hiện có và
tiết kiệm được các nguyên liệu không đáng bỏ đi một cách phí phạm. Đây là
dự án rất quan trọng, góp phần giải quyết vấn nạn chất thải sinh hoạt đang rất
khó giải quyết ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, hơn 10 năm qua Việt nam đã ban hành rất nhiều Nghị
quyết, Quyết định từ Trung ương đến địa phương về quản lý CTR đê khắc
phục tình trạng thu gom CTR sản sinh hàng ngày giữ gìn môi trường đô thị
xanh, sạch nhằm bảo vệ sức khỏe cho con người, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tê – xã hội của đất nước, ngày 3/4/1997 Thủ tướng chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 199/TTg về các biện pháp cấp bách trong quản lý CTR tại
các khu đô thị và công nghiệp. Tại Chỉ thị này Thủ tướng đã yêu cầu các bộ
ngành các địa phương quán triệt sâu sắc việc thải bỏ chất thải bừa bãi, không
hợp vệ sinh ở các khu đô thị và các khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô
nhiễm môi trường làm nảy sinh các loại bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và
cuộc sống của con người, ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ mai sau.Mỗi ngành,
mỗi địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm của mình, đê ra các chương trình
và các biện pháp thiết thực,chỉ đạo sát sao và cụ thể việc quản lý chất thải, giữ
gìn môi trường đô thị trong sạch. Tiếp đó, vào ngày 16/7/1999, thủ tướng
chính phủ đã ban hành quyết định số 155/1999 QĐ-TTg về quy chế quản lý
chất thải nguy hại. Quy chế quản lý chất thải nguy hại được áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có các hoạt động trên lãnh thổ
Việt nam liên quan tới việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu
trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà


15


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác.
Tuy Chính phủ đã quan tâm, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện công
tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng song
vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Việc ban hành quy chế quản lý
chất thải nguy hại vấn còn thiếu khá nhiều các tiêu chuẩn đối với chất thải
nguy hại, thiếu các quy trình công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý một
số chất thải nguy hại. Ngoài ra còn thiếu một hệ thống đông bộ các văn bản
pháp quy về quản lý chất thải, thiếu sự đầu tư ngân sách của các cấp chính
quyền và các bộ, ngành trong việc quản lý chất thải. Ngân sách nhà nước chi
cho việc thu gom, xử lý chất thải còn ở mức rất thấp, bình quân 1 người dân ở
Hà Nội là 1,6 USD/ năm (năm 1993) trong khi đó ở thái lan là 4,8 USD/năm
(Phùng Văn Vui, 2004)[11]. Bên cạnh đó chúng ta cũng chưa có mức chi phí
hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa
đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải.
2.3.2.2 Tình hình xử lý rác ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay đang sử dụng các phương pháp xử lý CTR sau đây:
Chôn lấp, chế biến vi sinh, thiêu đốt, tái sinh, tái sử dụng và xử lý chất thải
bằng công nghệ của hai Công ty Tâm Sinh Nghĩa, Seraphin.
a. Chôn lấp
Hầu như ở các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTR là chủ
yếu. Tuy nhiên, chỉ có 15/16 tỉnh/thành phố có bái chôn lấp hợp vệ sinh.
Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh ( 21 bãi cấp
tỉnh/thành phố và 128 bãi cấp huyện/thị trấn). Năm 2006, cả nước có 98 bái
chôn lấp CTR đang hoạt động , trong đó chỉ có 16/98 bãi chôn lấp hợp vệ
sinh, 82/98 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chỉ là bãi tự nhiên hoặc hoạt động
không hiệu quả .


16


Về thực chất, đa số bãi chôn lấp CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác lộ
thiên, không được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy
định bãi chôn lấp vệ sinh, vị trí thường gần khu dân cư ( khoảng 200 – 500m,
thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cư 100m), không có lớp chống thấm ở
thành, đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác và khí
rác do phân hủy kỵ khí từ các thành phần nước rác, khí rác, quy trình vận
hành chôn lấp không đúng kỹ thuật. Đặc biệt là nước rác và khí rác do phân
hủy kỵ khí từ các thành phần nước rác trong bãi chôn lấp đã gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng. Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
phải xử phạt triệt để ( theo Quyết định 64/3003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ) có 52 bãi chôn lấp CTR, trong đó có 3 bãi chôn lấp cần xử lý
khẩn cấp trước 2005 (đóng cửa), 29 bãi phải nâng cấp cải tạo, 20 bãi phải xây
dựng hệ thống xử lý ô nhiễm.
Gần đây một số đô thị đã xây dựng bãi chôn lấp CTR vệ sinh, bước đầu
hoạt động có hiệu quả, điển hình bãi chôn Nam sơn (Hà nội), khánh sơn 2 (Đà
nẵng)…
b. Chế biến phân vi sinh (compost)
Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến rác thải có thành phần hữu cơ cao
thành phân bón vi sinh. Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ thực
hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy
chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn rác/năm
(công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác nam định với công suất 250
tấn/ngày (công nghệ Pháp); Công nghệ Dano- Đan Mạch tại Hooc Môn, TP
Hồ Chí Minh với công suất 240 tấn/ ngày; nhà máy xử lý rác bà Rịa Vũng tàu
công suất 100 m3/ ngày…ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Huế,
Ninh Thuận…cũng có nhà máy chế biến rác thành phân bón, trong đó công



17

nghệ chế biến rác thải thành phân bón và các sản phẩm khác của nhà máy
Đông Vinh (Vinh), Thủy Phương (Huế), Ninh Thuận hoàn toàn do Việt Nam
nghiên cứu và chế tạo.
Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác Cầu Diễn (Hà Nội) do
Tây Ban Nha, Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt. Đối với phân bón
hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu và chế tạo đang trong thời
gian thử nghiệm nhưng đã cho kết quả khả quan, như là công nghệ chế biến
phân vi sinh của nhà mày Thủy Phương (Huế) đã có khả năng tiêu thụ trên thị
trường và chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, một số nhà máy chế biến phân
vi sinh với công nghệ đơn giản nên hoạt động không hiệu quả (Thành phố
Vũng tàu và Thành phố Vinh).
c. Thiêu đốt
Ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên
hiệp xử lý CTR Nam Sơn ( Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ sử dụng phương
pháp thiêu đốt với CTR y tế. Tính đến năm 2003, nước ta có 61 lò đốt CTR y
tế, trong đó:
14 lò sản xuất trong nước, các là khác đều nhập từ nước ngoài.
3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải ( nhưng chỉ có 2 lò vận hành thiết
bị xử lý chất thải). Những là khác không xử lý khí thải nên chưa kiểm soát
được ô nhiễm không khí.
2/ 61 lò đốt công suất lớn sử dụng chung ( công suất 1 tấn/ ngày) được
đặt bên ngoài bệnh viện; các lò đốt khác đặt trong khuôn viên bệnh viện.
Tại thành phố hà Nội, ngoài lò đốt chất thải y tế tập chung ở Cầu Diễn
(công suất 3,2 tấn/ ngày) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện, còn có
lò đốt CTR công nghiệp nguy hại (công suất 150kg/h) đã hoạt động từ năm
2003.



18

d. Công nghệ xử lý Seraphin
Theo />Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công nghệ xử lý rác, tuy nhiên
giá thành còn khá cao nên việc áp dụng ở Việt nam, một nước đang phát triển
còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ năm 2003, khi công nghệ xử lý Seraphin
do Công ty cổ phần phát triển môi trường xanh giới thiệu đã được ứng dụng ở
nhiều địa phương như bãi rác Đông Vinh ( Nghệ An), bãi rác Thủy Phương
(Huế) với công suất 200 tấn/ ngày và bước đầu đã cho những kết quả khả thi.
Đây là công nghệ hoàn toàn mới lần đàu tiên xuất hiện trên thế giới có khả
năng tái sinh 100% rác thải để mang lại nhiều nguồn lợi cho cuộc sống của
con người.
Quá trình xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin được bắt đầu từ khâu
tập kết rác thải hỗn hợp đã dược phun khử mùi. Rác được chuyển tới máy xé
rác để phá vỡ mọi loại bao gói và sau đó tiếp tục đi qua tuyến từ để hút sắt
thép và các kim loại khác rồi lọt xuống sàng lọc, tách rác thành hai nguồn:
phế thải hữu cơ được chuyển sang sản xuất phân vi sinh, phế thải vô cơ được
đóng cứng vĩnh cửu và phối trộn cho ra sản phẩm vật liệu Seraphin. Trung
bình từ 1 tấn rác sẽ tái chế được 250-300 kg phân vi sinh và 300-350 kg
plastic, nguồn nguyên liệu chế tạo các chủng loại vật liệu mới như các tấm
panel, tấm sàn, ống bọc cáp điện, cột đèn, ống thoát nước,…có chất lượng
(Việt báo, 2003). Đây là công nghệ của Việt Nam sản xuất nên chi phí xây
dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chắc chắn rẻ hơn và phù hợp hơn
với đặc thù rác thải Việt Nam so với các công nghệ nhập ngoại.
Công nghệ Seraphin đã nhận được hàng loạt giải thưởng như: Cúp vàng
quốc gia và huy chương vàng tại triển lãm Tuần Lễ Xanh (Huế, tháng
8/2003), Hội chợ triển lãm Vietbuild 2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với


19


những ưu điểm như trên, công nghệ Seraphin có thể áp dụng được ở nhiều đô
thị trên cả nước.


20

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
* Nguồn rác thải sinh hoạt, rác thải của các cơ sơ sản xuất, kinh doanh
và dịch vụ, trường học, bệnh viện trên địa bàn thị trấn.
- Phạm vi nghiên cứu
* Rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ huyện Chi Lăng tỉnh
Lạng Sơn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và môi trường Thi trấn Đồng Mỏ và
UBND thị trấn Đồng Mỏ.
- Thời gian: Từ ngày 06/02/2012 đến ngày 30 tháng 04 năm2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
- Điều kiện tư nhiên.
- Điều kiện kinh tế.
- Điều kiện xã hội.
- Hiện trạng sử dụng đất đai…
3.3.2. Thực trạng rác thải trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ
- Thực trạng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn.
- Nguồn phát sinh.

-Thực trạng công tác thu gom.
- Địa điểm theo dõi (phân loại)…


21

3.3.3. Đề xuất một số giải pháp xử lý rác trên địa bàn thị trân
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập các tài liệu, số liệu
- Các tài liệu số liệu được thu thập tại các phòng ban chức năng
thuộc UBND huyện Chi Lăng, UBND thị trấn Đồng Mỏ
3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Điều tra thực địa để xác định rõ nguồn thải, khu vực nguồn thải và
hiện trạng thu gom rác thải.
3.4.3. Đặt điểm theo dõi và phân loại rác
3.4.3.1. Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư
Tiến hành phát cho các hộ thí điểm (20 hộ) phân loại tại nguồn 3 loại
túi mẫu khác nhau. Hướng dẫn hộ gia đình phân loại rác của gia đình trong
một ngày thành 3 loại: rác hữu cơ bỏ vào túi màu xanh; rác có thể tái chế bỏ
vào túi màu trắng; các loại rác khác bỏ vào túi màu đen.
Đến từng hộ gia đình thí điểm phân loại rác, cân từng loại rác trong các
túi khác nhau vào giờ cố định trong ngày (1 lần/ngày). Rác sau khi thu gom
được đổ vào xe thu gom và đổ ra bãi tập trung của thị trấn.
Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 đến 6 lần (3 - 6 ngày) tuỳ
thuộc vào mức độ chênh lệch lượng rác giữa các ngày cân.
Từ kết quả cân rác thực tế tại hộ gia đình, tính được lượng rác thải
trung bình của 1 hộ/ngày, thành phần rác thải (rác hữu cơ, rác có thể tái chế
và các loại rác khác), lượng thải bình quân/người/ngày.
3.4.3.2. Đối với rác tại chợ trung tâm huyện
Sau mỗi phiên chợ, sau khi rác được thu gom thành đống, tiến hành

phân loại rác thành 3 loại (rác hữu cơ, rác có thể tái chế và các loại rác khác),
và cân khối lượng từng loại.Số lần lặp lại > 3 lần.


22

3.4.3.3. Đối với rác tại các cơ quan doanh nghiệp, trường học
Điều tra phỏng vấn các thông tin: số nhân viên/học sinh, lượng khách
đến giao dịch, loại hình sản xuất, đặc thù của rác thải cơ quan/trường học, ước
tính khối lượng và thành phần rác thải.
Đặt túi và cân tương tự như đối với hộ gia đình.
3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp xử lý số liệu.
- Tổng hợp bằng các phần mềm tin học thông thường, Worl, Excel…
- Đối chiếu, so sánh với các qui định của pháp luật về môi trường.


23

Phn 4
KT QU NGHIấN CU V THO LUN
4.1 iu kin t nhiờn, kinh t, xó hi
4.1.1 iu kin t nhiờn
4.1.1.1. V trớ a lý
Thị trấn Đồng Mỏ nằm ở trung tâm huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Bắc giáp xã Thợng Cờng.
- Phía Nam giáp xã Quang Lang.
- Phía Đông giáp xã Quang Lang.
- Phía Tây giáp xã Hoà Bình.
Nm trờn tuyn Quc l 1A, cỏch thnh ph Lng Sn 40 km v phớa
Bc, cú tng din tớch 474,60 ha , dõn s 7014 ngi

4.1.1.2. a hỡnh, a mo
Th trn ng M nm trong thung lng cú gii hn phớa Tõy bi dóy
nỳi ỏ cú cao trung bỡnh > 150 m, phớa Nam l dóy i t cú cao bỡnh
quõn 30 - 50 m, cú dc > 20%.
Thị trấn Đồng Mỏ có đờng quốc lộ 1A cũ và Đờng sắt Hà - Lạng chạy
qua trung tâm thị trấn, do đó có rất nhiều thuận lợi trong giao lu, phát triển
mọi mặt kinh tế-xã hội.
4.1.1.3. c im khớ hu
Khu vc th trn ng M chu nh hng ca khớ hu nhit i giú
mựa vũng cung ụng Bc - Bc B.
- Nhit khụng khớ bỡnh quõn nm 22,50C
- Lng ma hng nm 1418 mm, chia lm hai mựa rừ rt. Mựa ma t
thỏng 4 n thỏng 10, lng ma bỡnh quõn/nm l 1276 mm chim 90%


24

lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 - tháng 3 năm sau, lượng mưa trung
bình năm là 142 mm chiếm 10% lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió: Hướng gió chủ đạo là Nam - Đông Nam, riêng mùa đông
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Độ ẩm bình quân 83,4%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.243,4 mm (tập trung từ tháng 4
đến tháng 10, cao nhất là tháng 7 (278,3 mm).
Độ ẩm phân bổ không đều, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.300
mm, Lượng mưa trung bình thấp nhất là 1000mm.
4.1.1.4. Tài nguyên đất.
Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Đồng Mỏ năm 2011
TT


Nhóm đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

474,60

100

1

Nhóm đất nông nghiệp

127,12

26,78

2

Nhóm đất phi nông nghiệp

101,01

21,29

3


Nhóm đất chưa sử dụng

246,47

51,93

( Nguồn:thuyết minh số liệu thống kê 2011)
a) §Êt n«ng nghiÖp cã 127,12 ha, chiÕm 26,78 % tæng diÖn tÝch
tù nhiªn.
Trong ®ã:
- §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cã 110,97 ha, chiÕm 87,30 % diÖn tÝch ®Êt
n«ng nghiÖp.
- §Êt l©m nghiÖp cã 16,15 ha, chiÕm 12,63 % diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp.


25

b) Đất phi nông nghiệp có 101,01 ha, chiếm 21,29 % tổng diện tích tự nhiên.
Trong đó:
- Đất ở đô thị có 39,12 ha, chiếm 38,73 % diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất chuyên dùng có 32,97 ha, chiếm 32,64 % diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất tôn giáo, tín ngỡng có 0,14 ha, chiếm 0,14 % diện tích đất phi
nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có 1,15 ha, chiếm 1,15 % diện tích đất phi
nông nghiệp.
- Đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng có 27,63 ha, chiếm 27,56 %
diện tích đất phi nông nghiệp.
c) Đất cha sử dụng hiện có 246,47 ha, chiếm 51,93 % tổng diện tích tự
nhiên.

Trong đó, toàn bộ diện tích nêu trên là núi đá không có rừng cây.
Trong phần diện tích này đáng chú ý là có khoảng 50 ha diện tích vùng thung
lũng và triền núi đá đợc các hộ gia đình trồng cây ăn quả lâu năm (chủ yếu là
cây Na).
4.1.2. iu kin kinh t xó hi
4.1.2.1. Hin trng phỏt trin kinh t - xó hi
* Tng trng kinh t: Trong nhng nm gn õy cựng vi s phỏt
trin kinh t ca ton Huyn, nn kinh t TT ng M ó cú s chuyn bin
tớch cc, t tc tng trng khỏ v n nh ỳng hng. GDP nm 2009
t: 1.260,0 triu ng; nm 2010 t 1.620,0 triu ng v c tớnh nm
2012 t 1.950,0 triu ng.
* C cu kinh t th trng ó cú s chuyn dch ỳng hng nhng
tc cũn chm. Hin ti nm 2010 kinh t nụng lõm nghip vn chim t
trng cao trong GDP ( 31,07% ); Cụng nghip v xõy dng t 32,33%; dch


×