Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu giải pháp áp dụng tunnel, hào kỹ thuật trong việc bố trí đi ngầm đường dây, đường ống kỹ thuật tại thành phố bắc ninh–tỉnh bắc ninh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.04 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------

CHU VĂN QUANG
KHÓA: 2017-2019

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TUNNEL, HÀO KỸ
THUẬT TRONG VIỆC BỐ TRÍ ĐI NGẦM ĐƯỜNG DÂY,
ĐƯỜNG ỐNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH - TỈNH
BẮC NINH

Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị
Mã số: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM HỮU ĐỨC

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

CHU VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TUNNEL, HÀO KỸ
THUẬT TRONG VIỆC BỐ TRÍ ĐI NGẦM ĐƯỜNG DÂY,
ĐƯỜNG ỐNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH - TỈNH
BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội - 2019


LỜI CÁM ƠN
Tác giả chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau
đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy
cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tác giả chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
Tiến sĩ Phạm Hữu Đức đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị
để luận văn này được hoàn thành.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong thời gian qua.
Tác giả luận văn

Chu Văn Quang



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn của tác giả là công trình nghiên cứu của
chính bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn
là trung thực. Trong quá trình làm luận văn tác giả có tham khảo tài liệu liên
quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo
các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Tác giả luận văn

Chu Văn Quang


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí thành phố Bắc Ninh

5

Hình 1.2

Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị đến

13


hình

năm 2030
Hình 1.3

Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông đến năm

17

2030
Hình 1.4

Sơ đồ định hướng mạng lưới thoát nước đến năm

18

2030
Hình 1.5

Sơ đồ định hướng mạng lưới cấp nước đến năm 2030

20

Hình 1.6

Sơ đồ định hướng mạng lưới cấp điện đến năm 2030

23


Hình 1.7

Hình ảnh đường dây đi nổi trên đường Nguyễn Gia

27

Thiều
Hình 1.8

Hình ảnh đường dây đi nổi trên đường Trần Hưng

28

Đạo
Hình 1.9

Hình ảnh đường dây đi nổi trên đường Ngô Gia Tự

28

Hình 1.10

Hình ảnh đường dây đi nổi trên đường Ngô Gia Tự

29

Hình 1.11

Hình ảnh đường dây đi nổi trên đường Ngô Gia Tự


29

(Trước cổng Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh)
Hình 1.12

Sơ đồ hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Bắc

31

Ninh
Hình 1.13

Thi công mạng lưới cấp nước thành phố Bắc Ninh

33


Hình 1.14

Thi công hệ thống đường nước ngầm tại đường Hàn

35

Thuyên
Hình 1.15

Hệ thống đường điện ngầm dưới hè đường Ngô Gia

36


Tự
Hình 1.16

Thi công hệ thống đường điện ngầm tại đường Đấu

37


Hình 2.1

Hình ảnh hào kỹ thuật

53

Hình 2.2

Hình ảnh tunnel kỹ thuật

54

Hình 2.3

Tunnel kỹ thuật nhánh (Bố trí trên các trục đường

56

chính)
Hình 2.4

Hào kỹ thuật (Bố trí trên các trục đường nội bộ, khu


56

vực)
Hình 2.5

Hầm ngầm tiết diện chữ nhật 2 ngăn bố trí hệ thống

58

đường dây, đường ống kỹ thuật
Hình 2.6

Hầm ngầm tiết diện tròn để bố trí đường dây, đường

59

ống kỹ thuật
Hình 2.7

Thi công hạ ngầm đường dây cáp điện dưới lòng đất

66

Hình 2.8

Thi công hạ ngầm dây cáp điện trên đường Bình

68


Thạnh
Hình 2.9

Sơ đồ bố trí hào kỹ thuật Busadco trên đường đô thị

69

Hình 2.10

Hào kỹ thuật đúc sẵn của Busadco

70

Hình 3.1

Bố trí đường dây, đường ống trên đường Lý Thái Tổ

74


Hình 3.2

Bố trí đường dây, đường ống trên đường Huyền

75

Quang
Hình 3.3

Bố trí đường dây, đường ống trên đường Trần Hưng


75

Đạo

Hình 3.4

Bố trí đường dây, đường ống trên đường Ngô Gia Tự

76

Hình 3.5

Bố trí đường dây, đường ống trên đường Ngọc Hân

76

Công Chúa

Hình 3.6

Bố trí đường dây, đường ống trên đường Nguyễn

77

Quyền

Hình 3.7

Bản vẽ bố trí các tuyến tunnel kỹ thuật tại thành phố


80

Bắc Ninh
Hình 3.8

Bố trí đường dây, đường ống trên đường Huyền

81

Quang trước và sau khi áp dụng tunnel kỹ thuật
Hình 3.9

Bản vẽ bố trí các tuyến hào kỹ thuật tại thành phố Bắc

83

Ninh
Hình 3.10

Bố trí đường dây, đường ống đường Hai Bà Trưng

84

trước và sau khi áp dụng hào kỹ thuật
Hình 3.11

Bản vẽ bố trí các tuyến cống bể cáp trên một số tuyến
đường


86


Hình 3.12

Chi tiết cống, bể kỹ thuật

87

Hình 3.13

Chi tiết tunnel kích thước BxH=2,5x3,0m

90

Hình 3.14

Chi tiết tunnel kích thước BxH=2,0x2,5m

91

Hình 3.15

Chi tiết giá đỡ trong tunnel, hào kỹ thuật

92

Hình 3.16

Chi tiết hào kỹ thuật loại 1


93

Hình 3.17

Chi tiết hào kỹ thuật loại 2

94

Hình 3.18

Chi tiết thông hơi, thoát nước cho tunnel kỹ thuật

96

Hình 3.19

Chi tiết ô thoáng thông hơi cho tunnel kỹ thuật

97

Hình 3.20

Chi tiết ga kỹ thuật

98

Hình 3.21

Chiếu sáng và chống thấm cho tunnel, hào kỹ thuật


99


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Tổng hợp khối lượng đường ống cấp nước

21

Bảng 1.2

Thống kê khối lượng dây cáp điện trên một số tuyến

30

bảng

đường tại thành phố Bắc Ninh
Bảng 1.3

Thống kê mạng đường ống cấp nước thành phố Bắc


32

Ninh
Bảng 2.1

Các loại đường dây, đường ống trong Tunnel kỹ thuật

46

Bảng 2.2

Chiều sâu tối thiểu đặt công trình ngầm

47

Bảng 2.3

Khoảng cách tối thiểu từ mép công trình ngầm tới các

47

công trình khác
Bảng 2.4

Khoảng cách tối thiểu giữa mép ngoài của các công

48

trình ngầm
Bảng 2.5


Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ

48

thuật ngầm đô thị khi đặt chung trong Tunnel hoặc
hào kỹ thuật
Bảng 3.1

Thống kê chiều dài các tuyến tunnel kỹ thuật

82

Bảng 3.2

Thống kê chiều dài các tuyến hào kỹ thuật

85

Bảng 3.3

Thống kê chiều dài các tuyến cống, bể cáp

88


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục hình ảnh
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 3
* Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 3
* Một số khái niệm ............................................................................................ 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ BẮC
NINH – TỈNH BẮC NINH ............................................................................... 5
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Bắc Ninh .................................................... 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 5
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 9
1.1.3. Định hướng phát triển thành phố Bắc Ninh .......................................... 10
1.2. Tổng quan về quy hoạch chung thành phố Bắc Ninh .............................. 12
1.2.1. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan đô thị................................ 12
1.2.2. Quy hoạch giao thông ........................................................................... 15


1.2.3. Quy hoạch thoát nước ........................................................................... 17
1.2.4. Quy hoạch cấp nước .............................................................................. 18
1.2.5. Quy hoạch cấp điện ............................................................................... 21
1.2.6. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm......................................................... 24
1.2.7. Quy hoạch mạng lưới thoát nước thải và vệ sinh môi trường .............. 25
1.3. Thực trạng hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc tại Thành phố
Bắc Ninh .......................................................................................................... 26

1.3.1. Thực trạng hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc................................... 26
1.3.2. Thực trạng hệ thống cấp nước............................................................... 31
1.4. Hiện trạng bố trí đường dây đường ống ngầm ở Thành phố Bắc Ninh .. 33
1.4.1. Hiện trạng ngầm hóa đường dây đường ống tại Thành phố Bắc Ninh . 33
1.4.2. Những bất cập trong việc bố trí đường dây đường ống ngầm tại Thành
phố bắc ninh .................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP BỐ TRÍ ĐI NGẦM
ĐƯỜNG DÂY, ĐƯỜNG ỐNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
- TỈNH BẮC NINH ......................................................................................... 38
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 38
2.1.1. Hệ thống công trình ngầm đô thị .......................................................... 38
2.1.2. Nguyên tắc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi .............................. 43
2.1.3. Hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi ................................................. 44
2.1.4. Nguyên tắc bố trí công trình đường dây, đường ống kỹ thuật .............. 44
2.2. Các yêu cầu cơ bản trong khảo sát, thiết kế, thi công công trình ngầm đô
thị ..................................................................................................................... 50
2.2.1. Yêu cầu về khảo sát xây dựng............................................................... 50
2.2.2. Yêu cầu về thiết kế xây dựng công trình .............................................. 50


2.2.3. Yêu cầu về thi công xây dựng công trình ............................................. 52
2.2.4. Yêu cầu đối với việc đấu nối................................................................. 52
2.3. Hình thức bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật trong tunnel, hào kỹ
thuật ................................................................................................................. 53
2.3.1. Hình thức bố trí trong Tunnel, hào kỹ thuật ......................................... 55
2.3.2. Hình thức bố trí trong hầm ngầm .......................................................... 58
2.3.3. Hình thức bố trí trong cống, bể kỹ thuật ............................................... 62
2.4. Kinh nghiệm bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật tại các nước trên thế
giới và một số thành phố lớn của Việt Nam ................................................... 63
2.4.1. Kinh nghiệm bố trí công trình đường dây, đường ống kỹ thuật trên thế

giới

......................................................................................................... 63

2.4.2. Kinh nghiệm bố trí công trình đường dây, đường ống kỹ thuật tại Việt
Nam

......................................................................................................... 65

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TUNNEL, HÀO
KỸ THUẬT TRONG VIỆC BỐ TRÍ ĐI NGẦM ĐƯỜNG DÂY, ĐƯỜNG
ỐNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH – TỈNH BẮC NINH ..... 73
3.1. Phương án bố trí tổng hợp đường dây, đường ống kĩ thuật tại thành phố
Bắc Ninh .......................................................................................................... 73
3.2. Quan điểm khi áp dụng tunnel, hào kỹ thuật trong việc bố trí đi ngầm
đường dây, đường ống kỹ thuật tại thành phố Bắc Ninh ................................ 77
3.3. Đề xuất lựa chọn hình thức bố trí đi ngầm đường dây, đường ống kỹ thuật
tại thành phố Bắc Ninh .................................................................................... 78
3.3.1. Hình thức bố trí trong hệ thống tunnel kỹ thuật.................................... 78
3.3.2. Hình thức bố trí trong hào kỹ thuật ....................................................... 82
3.3.3. Bố trí đi ngầm đường dây, đường ống kỹ thuật trong cống, bể cáp ..... 87
3.4. Giải pháp thiết kế tunnel, hào kỹ thuật áp dụng cho thành phố Bắc Ninh89


3.4.1. Thiết kế điển hình tunnel kỹ thuật ........................................................ 89
3.4.2. Thiết kế điển hình hào kỹ thuật ............................................................. 94
3.4.3. Thông hơi, thoát nước cho tunnel và hào kỹ thuật ............................... 97
3.4.4. Chống thấm và chiếu sáng cho tunnel, hào kỹ thuật. ......................... 100
3.4.5. Nhận biết các loại đường dây, đường ống kỹ thuật khi sử dụng chung
trong tunnel, hào kỹ thuật.............................................................................. 102

3.4.6. Yêu cầu cơ bản khi thiết kế, thi công các cấu kiện bê tông cốt thép
tunnel, hào kỹ thuật ....................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 106
Kết luận: ........................................................................................................ 106
Kiến nghị: ...................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp xây dựng nước ta đang trong giai đọan phát triển
như vũ bão. Hàng năm, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng cho đầu
tư xây dựng cơ bản, chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi.
Việc các sở ngành, các doanh nghiệp triển khai nhiều dự án cải tạo và
xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Dự án ngành nào được duyệt và cấp vốn trước thì
làm trước. Cung cách mạnh ai nấy làm, không có sự phối hợp đồng bộ giữa
các ngành khiến cho nhiều con đường bị đào xới nhiều lần.
Một trụ điện phải oằn mình gánh chịu hàng búi dây cáp điện thoại, cáp
viễn thông, cáp truyền hình không theo một tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế nào
từ nhiều năm qua đã gây mất mỹ quan đô thị và không an toàn cho người dân
tại các đô thị ở Việt Nam.
Đây cũng là những hình ảnh không đẹp chút nào đối với thành phố Bắc
Ninh. Hiện tại trên địa bàn thành phố có khoảng 850km cáp thông tin các loại
với nhiều đơn vị quản lý khác nhau. Tuy nhiên đến nay mới chỉ có khoảng
130km được ngầm hóa, số còn lại đành vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Bắc Ninh và là đô thị
nằm trong vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội, thành phố Bắc Ninh đang
triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh
công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã thông qua Chương trình phát triển
đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 và Đề án đề nghị công nhận thành phố
Bắc Ninh là đô thị loại I vào năm 2017.
Bên cạnh yếu tố giao thông đô thị, quy hoạch kiến trúc thì một đô thị
phát triển sẽ không tồn tại những bó dây chồng chéo lên nhau hoặc vắt vẻo từ


2

phố này sang phố kia. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu giải pháp áp dụng
tunnel, hào kỹ thuật trong việc bố trí đi ngầm đường dây, đường ống kỹ
thuật tại thành phố Bắc Ninh–tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết nhằm góp phần
xây dựng thành phố văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
*Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp áp dụng tunnel, hào kỹ thuật trong việc
bố trí đi ngầm đường dây, đường ống kỹ thuật hợp lý dựa trên đặc điểm kết
cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Bắc Ninh-tỉnh Bắc
Ninh.
Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Bắc Ninh-tỉnh Bắc
Ninh theo hướng bền vững, đồng bộ và hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công trình đường dây, đường ống kỹ thuật tại
thành phố Bắc Ninh-tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Bắc Ninh-tỉnh Bắc Ninh.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích
đánh giá thực trạng.

Phương pháp kế thừa: Kế thừa những lý luận khoa học của các tài liệu,
các công trình khoa học của các tác giả đi trước.
Phương pháp xử lý thông tin: Tổng hợp, phân tích và xử lý các thông
tin được thu thập làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích, tiếp cận các cách bố trí
đường dây, đường ống kỹ thuật tại các đô thị trong nước, kinh nghiệm của
nước ngoài.
Phương pháp điều tra khảo sát: Quan sát thực tế.


3

Và một số phương pháp kết hợp khác.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu giải pháp áp dụng tunnel, hào kỹ thuật trong việc bố trí đi
ngầm các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật để thuận tiện trong khai
thác sử dụng, quản lý, bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Áp dụng tunnel, hào kỹ thuật trong việc bố trí đi ngầm đường dây,
đường ống kỹ thuật cho đô thị có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, góp
phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường hướng đến mục tiêu xây dựng và
phát triển đô thị bền vững trong tương lai.
Làm ví dụ cho các đô thị trong cả nước.
* Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ luận văn có phần
NỘI DUNG bao gồm 3 chương:
Chương 1: Hiện trạng xây dựng và phương án quy hoạch các công trình
hạ tầng kỹ thuật thuật tại thành phố Bắc Ninh-tỉnh Bắc Ninh.
Chương 2: Cơ sở nghiên cứu về giải pháp bố trí đi ngầm đường dây,
đường ống kỹ thuật tại thành phố Bắc Ninh-tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp áp dụng tunnel, hào kỹ thuật trong

việc bố trí đi ngầm đường dây, đường ống kỹ thuật tại thành phố Bắc Ninhtỉnh Bắc Ninh.
* Một số khái niệm
1) Không gian xây dựng ngầm đô thị:
Là không gian dưới mặt đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công
trình ngầm đô thị.
2) Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:
Là việc tổ chức không gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công
trình ngầm.


4

3) Công trình ngầm đô thị:
Là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm:
Công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu
mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất,
công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tunnel kỹ thuật.
4) Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm:
Là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước,
công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dưới mặt đất.
5) Tunnel kỹ thuật:
Là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho
con người có thể thực hiện nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa các thiết bị, đường dây
đường ống kỹ thuật.
6) Hào kỹ thuật:
Là công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt các đường
dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.
7) Cống, bể kỹ thuật:
Là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây, cáp ngầm thông tin, viễn
thông, cáp truyền dẫn tín hiệu, cáp truyền hình, cáp điện lực, chiếu sáng.

8) Quy hoạch đô thị:
Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi
trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông
qua đồ án quy hoạch đô thị.
9) Thiết kế đô thị:
Là việc cụ thể hóa nội dụng quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu
chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN QUY
HOẠCH CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH
PHỐ BẮC NINH – TỈNH BẮC NINH
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Bắc Ninh
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí thành phố Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, liền kề với thủ đô Hà
Nội. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trưởng Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, lưu chuyển
hàng hóa và giao lưu kinh tế phát triển mạnh mẽ.


6


Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập (01/01/1997), thị xã Bắc Ninh trở lại
là thị xã tỉnh lỵ, có diện tích tự nhiên 23,34km2; dân số trên 115 nghìn người;
với 10 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 1 xã, với vị trí thuận lợi, là đầu
mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Thị xã Bắc Ninh từng
bước được quy hoạch phát triển với các tiêu trí của thành phố loại 3, thành
phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết
định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ
thống hành chính lúc đó gồm 9 phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối
Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã Võ Cường, tổng
diện tích 23,34 km2 và dân số 121.028 người.
Ngày 9 tháng 4 năm 2007, thủ tướng ra nghị định 60/2007/NĐ-CP điều
chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh gồm 10 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ
Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường
(thành lập từ xã Võ Cường) và 9 xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (thuộc
huyện Quế Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (thuộc huyện Tiên Du), Phong Khê,
Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa Long (thuộc huyện Yên Phong), với tổng diện tích
tăng lên 80,28 km2, dân số 150.331 người.
Ngày 5 tháng 2 năm 2010, nghị quyết số 06/NQ-CP đã thành lập các
phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, điều
chỉnh đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh thành 13 phường và 6 xã.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ thành
lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên
tương ứng, điều chỉnh đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh thành 16
phường và 3 xã.
Ngày 25 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 1044/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II trực thuộc


7


tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I trực
thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc
Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của đồ án Quy hoạch
chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là xây dựng và
phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị loại I vào những năm 20 của thế kỷ
XXI, làm tiền đề xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
trước năm 2030.
Tầm nhìn đến năm 2050, đô thị Bắc Ninh trở thành một trong những
trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng
thủ đô Hà Nội với trọng tâm là dịch vụ thương mại, đào tạo - nghiên cứu khoa
học, du lịch văn hóa, y tế - nghỉ dưỡng và logistic, đồng thời trở thành một
đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá, đào tạo - nghiên cứu khoa học
Phía Bắc giáp huyện Việt Yên-tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp huyện Quế
Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong.
Với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch: đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa, có hệ thống núi đồi tạo nên vị trí quốc phòng an ninh
quan trọng, là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Với vị trí
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà
Nội, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế
Nội Bài 45km và cách Hải Phòng 110km.
b. Địa hình
Địa hình của thành phố Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc
chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Mức độ chênh lệch địa hình



8

không quá lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3÷7m, địa hình
trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300÷400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ
rất nhỏ, phân bố chủ yếu ở phường Vũ Ninh, xã Nam Sơn. Ngoài ra còn một
số khu vực thấp trũng ven đê sông Cầu thuộc các xã Phong Khê, xã Hòa
Long.
c. Khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mang đặc thù
nóng và ẩm, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô (thuộc vùng khí
hậu A3 trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam-Bộ Xây dựng)
Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng
7,8,9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm.
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau .Vào các tháng 1, 2 thường
có mưa phùn, cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió
mùaĐông Bắc.
Nhiệt độ không khí:Nhiệt độ trung bình năm; 23,3C
d. Địa chất công trình
Trong địa bàn Thành phố, thành phần chủ yếu của đất là cuội kết, sạn
kết, cát kết, thạch anh, đất phiến sét, sét vôi có cường độ chịu tải >2kg/cm2.
Nhìn chung địa chất vùng thành phố Bắc Ninh tương đối ổn định hơn so với
Hà Nội và các đô thị khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất
thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của
cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu
trúc địa chất lãnh thổ thành phố Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất
của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.
đ. Địa chất thuỷ văn
Thành phố Bắc Ninh có chế độ thủy văn thuộc hệ thống lưu vực Sông



9

Cầu (bắt nguồn từ tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến
30km (chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lòng
sông mùa khô rộng (60 - 80m), mùa mưa rộng (100 - 120m).
Thành phố Bắc Ninh có nguồn nước ngầm mạch nông, nhân dân đã và
đang sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt (hình thức giếng khoan), tuy nhiên chất
lượng nước kém chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh (bị ô nhiễm do nguồn nước thải).
e. Địa chấn
Theo tài liệu dự báo của Viện khoa học địa cầu thuộc Viện Khoa học
Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 7 (với tần
suất lặp lại B0,005, chu kỳ 200 năm T). Cần có giải pháp an toàn cho công
trình xây dựng cao tầng.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Điều kiện kinh tế
Thành phố Bắc Ninh là đô thị trung tâm của tỉnh Bắc Ninh, có diện tích
83km2, dân số khoảng 498000 người, với mật độ trên 6000 người/km2.
Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 6.000 USD, tỷ trọng
kinh tế khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 98,7%, nông, lâm
nghiệp và thủy sản còn 1,3%. Cùng với sự chuyển dịch mạnh của cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động đã chuyển nhanh từ lao động nông nghiệp sang sản xuất
công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thu ngân sách thành phố năm 2017 đạt
2.206 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt
gần 40.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2017.
Cùng với đó, thành phố chú trọng giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo. Đến nay,
tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 1,79%. Hàng năm, thành phố giải quyết việc làm cho
trên 5.000 lao động. Công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được
đặc biệt chú trọng, triển khai có hiệu quả, trật tự đô thị, kỷ cương văn minh đô
thị được thiết lập. Hàng loạt tổ hợp nhà cao tầng với chức năng thương mại,



10

dịch vụ, văn phòng, chung cư được hình thành. Hệ thống đường giao thông,
điện chiếu sáng, cấp thoát nước, công viên, vườn hoa, cây xanh… được tăng
cường đầu tư, nâng cấp phục vụ đời sống dân sinh.
b. Hiện trạng hạ tầng xã hội
Về hệ thống công trình hạ tầng đô thị: TP Bắc Ninh cũng đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ như: Diện tích nhà ở bình quân khu vực nội thị là
22,4 m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố đạt 99,35%.
Đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở bình quân 1,67 m2/ người, chỉ
tiêu đất dân dụng là 87 m2/người.
Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng cấp đô thị bình quân
5,27 m2/người. Về cơ sở y tế bình quân đạt 7,8 giường/100 người. Có 27 cơ
sở giáo dục đào tạo, 6 công trình trung tâm văn hóa, 9 công trình trung tâm
thể dục thể thao cấp đô thị và 11 công trình trung tâm thương mại dịch vụ.
Trụ sở cơ quan: Các cơ quan hành chính-chính trị và các ban ngành chủ
yếu đóng tại 3 khu vực chính:
Khu vực đường Lý Thái Tổ: các cơ quan hành chính, chính trị và ban
ngành Tỉnh
Khu Suối Hoa, Ngô Gia Tự: các cơ quan hành chính ban ngành Thành
phố
Khu Thị Cầu-Đáp Cầu: các cơ quan hành chính ban ngành Thành phố
Hiện nay, nhiều công trình đang được xây dựng như: Các công trình hạ
tầng kỹ thuật khu nhà ở, khu đô thị, các công trình dịch vụ thương mại, công
trình y tế, công trình văn hoá, đài tưởng niệm.
1.1.3. Định hướng phát triển thành phố Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,
khoa học kỹ thuật của tỉnh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có

nhiều điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội, mạng lưới kết cấu hạ tầng, thu


11

hút đầu tư, phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
Định hướng phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển thành phố
Bắc Ninh được thể hiện
a. Định hướng chung giai đoạn 2015-2020
Tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, tập
trung phát triển thương mại-dịch vụ-giáo dục, tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo
hướng kinh tế đô thị (Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp). Tăng cường công
tác quản lý, chỉnh trang đô thị gắn với phát triển đô thị phía Tây Bắc và Đông
Nam tạo diện mạo Thành phố phát triển cân đối, tiếp tục tận dụng tối đa các
nguồn lực cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội theo hướng hiện đại, đồng bộ. Phát triển toàn diện các lĩnh vực
văn hóa-xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không ngừng cải thiện
đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, thực
hiện tốt công tác an ninh- quốc phòng.
Cơ cấu kinh tế: Thương mại-dịch vụ 49,9%, công nghiệp và xây dựng
46,9%, nông nghiệp 3,2%.
Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người đạt 4.400 USD (giá thực
tế).Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 60%.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn dưới 3%; tỷ trọng lao động phi
nông nghiệ p đạt trên 80%.
Phấn đấu 100% các trường Trung học sơ sở, Tiểu học, Mầm non đạt
chuẩn quốc gia.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 10%.
100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó trên 95% được

sử dụng nước sạch, thu gom, xử lý 100% rác thải sinh hoạt và chất thải công
nghiệp nguy hại, chất thải y tế.


12

80% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Thành lập thêm 1÷2 phường.
Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân, hoàn thành chỉ tiêu tuyển
chọn và gọi công dân nhập ngũ, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tội phạm và các tệ nạn xã hội.
b. Định hướng đến năm 2030 và những năm tiếp theo
Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người đạt 8.000 USD (giá thực
tế), đóng góp vào GDP của tỉnh trên 38%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70÷75%.
Cơ cấu kinh tế: Thương mại-dịch vụ đạt 52÷53,1%; công nghiệp và xây
dựng đạt 44,8÷45%; nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2,1÷3%.
100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; thu gom, xử lý 100% rác
thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.
1.2. Tổng quan về quy hoạch chung thành phố Bắc Ninh
Đối với khu đô thị cũ cải tạo: Nâng cấp hoàn thiện chất lượng hạ tầng
kỹ thuật, xã hội, vệ sinh môi trường và cảnh quan không gian kiến trúc.
Đối với các khu đô thị mới mở rộng: Đảm bảo nhu cầu ở mới cho nhân
dân trong đô thị cũng như từ nơi khác đến. Khai thác các quỹ đất phía Nam và
Đông Nam dọc trục QL 38, QL18, QL 1A, QL 1 mới đi qua thị xã.
Các khu chức năng đô thị đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ. Quy hoạch hệ
thống cây xanh, các trục chính đô thị là những hành lang chính nối kết các
khu chức năng của đô thị.Cây xanh đường phố, cây xanh tập trung và cây
xanh sân vườn được quy hoạch có hệ thống, đặc biệt là khu ở sinh thái kết
hợp du lịch cuối tuần Đồng Trầm.

1.2.1. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan đô thị
a. Nguyên tắc:
Tầng cao đô thị được giảm dần về phía khu Thành cổ.


×