Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công áp dụng cho cống số 6 đê chã, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.06 KB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên
cứu giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công áp dụng cho
cống số 6 đê Chã, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được hoàn thành với sự giúp
đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình, Bộ môn Công
nghệ và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Học viên xin cám ơn chân thành đến Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi và Phòng,
chống lụt, bão Thái Nguyên, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp
đỡ cho học viên hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn
này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những
thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,
của đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ

Ma Văn Trường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa được ai
cống bố trong các công trình nghiên cứu nào trước đây và các thông tin trích trong
luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ

Ma Văn Trường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG .............................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................4
1.1.1. Chất lượng công trình .......................................................................................4
1.1.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình ...................................4
1.2. Đặc điểm công trình thủy lợi................................................................................8
1.3. Công tác quản lý chất lượng công trình Thủy lợi trong giai đoạn hiện nay trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................9
1.4. Yêu cầu nâng cao chất lượng thi công công trình ..............................................10
Kết luận chương 1 .....................................................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG ...........................................................................12
2.1. Cơ sở nghiên cứu về chất lượng công trình .......................................................12
2.1.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................12
2.1.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................12
2.2. Đặc điểm của thi công công trình Thủy lợi và mối liên quan tới chất lượng công
trình ...........................................................................................................................15
2.3. Yêu cầu quản lý chất lượng trong thi công công trình cống ..............................16
2.3.1. Kiểm soát chất lượng vật liệu .........................................................................16
2.3.2. Kiểm soát chất lượng hố móng .......................................................................16
2.3.3. Kiểm soát chất lượng thi công đóng cọc .........................................................17
2.3.4. Kiểm soát chất lượng cốp pha .........................................................................17

2.3.5. Kiểm soát chất lượng cốt thép.........................................................................17
2.3.6. Kiểm soát chất lượng bê tông .........................................................................18
2.3.7. Kiểm soát chất lượng đất đắp ..........................................................................20
2.3.8. Kiểm soát chất lượng khớp nối .......................................................................20


2.4. Những sự cố thường gặp trong giai đoạn thi công công trình thủy lợi ..............20
2.4.1. Một số khái niệm về sự cố công trình .............................................................20
2.4.2. Một số nguyên nhân sự cố thường gặp trong giai đoạn thi công xây dựng ....21
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình ............................................22
2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình ...........................................22
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình ................24
Kết luận chương 2 .....................................................................................................29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
CỐNG SỐ 6 ĐÊ CHÃ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG......................................30
3.1. Giới thiệu chung về công trình ...........................................................................30
3.1.1. Giới thiệu chung: .............................................................................................30
3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của công trình .................................................................30
3.1.3. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ........................................................................30
3.1.4. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của Cống ........................................................33
3.1.5. Thực trạng quản lý chất lượng thi công cống số 6 ..........................................35
3.2. Giải pháp tổ chức, quản lý để bảo đảm và nâng cao chất lượng công trình ......37
3.2.1. Cơ sở đề xuất đề xuất giải pháp ......................................................................37
3.2.2. Trách nhiệm của các bên trong giai đoạn thi công: ........................................38
3.2.3. Công tác quản lý chất lượng vật tư ................................................................43
3.2.4. Công tác nghiệm thu .......................................................................................48
3.2.5. Quản lý chất lượng thi công cống ...................................................................52
Kết luận chương 3 .....................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quản lý chất lượng thi công công trình cống .................................16
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công ..................................38
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ quản lý, kiểm tra khối lượng, chất lượng vật tư đưa vào thi công 48
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ quy trình nghiệm thu công việc xây dựng .....................................48
Sơ đồ 3.5. Sơ đồ quy trình nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp ......................49
cho phép đạt ............................................................................................................50
Sơ đồ 3.6. Sơ đồ quy trình nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng ......50
Sơ đồ 3.7. Sơ đồ quản lý chất lượng thi công cống số 6 đê Chã ..............................53
Sơ đồ 3.8. Sơ đồ quản lý chất lượng hố móng ..........................................................53
Sơ đồ 3.9. Sơ đồ quản lý chất lượng cọc bê tông cốt thép ........................................53
Sơ đồ 3.10. Sơ đồ quản lý chất lượng đổ bê tông lót ................................................55
Sơ đồ 3.11. Sơ đồ quản lý chất lượng cốp pha, cốt thép móng.................................57
Sơ đồ 3.12. Sơ đồ quản lý chất lượng đổ bê tông đáy cống......................................60
Sơ đồ 3.13. Sơ đồ quản lý chất lượng cốp pha, cốt thép tường, trần cống ...............61
Sơ đồ 3.14. Sơ đồ quản lý chất lượng đổ bê tông tường, trần cống ..........................62
Sơ đồ 3.15. Sơ đồ quản lý chất lượng thi công khớp nối PVC KN ..........................64
Sơ đồ 3.16. Sơ đồ quản lý chất lượng đất đắp ..........................................................64
Sơ đồ 3.17. Sơ đồ quản lý chất lượng ván khuôn tấm lát .........................................65
Sơ đồ 3.18. Sơ đồ quản lý chất lượng đổ bê tông tấm lát .........................................66
Sơ đồ 3.19. Sơ đồ quản lý chất lượng lát mái ...........................................................66
Sơ đồ 3.20. Sơ đồ quản lý chất lượng cốp pha, cốt thép giàn van ............................67
Sơ đồ 3.21. Sơ đồ quản lý chất lượng đổ bê tông cột, sàn công tác, lan can ............68
Sơ đồ 3.22. Sơ đồ quản lý chất lượng lắp đặt máy đóng mở và cửa van thép ..........69
Sơ đồ 3.23. Sơ đồ quản lý chất lượng đổ bê tông hoàn trả mặt đê ...........................70


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Lớp đất 1 ...................................................................................................31
Bảng 3.2. Lớp đất 2 ...................................................................................................32
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm cán bộ Ban
quản lý dự án Thủy lợi và đê điều .............................................................................35
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đánh giá vật liệu phối trộn tại công trường............................55
Bảng 3.5: Yêu cầu kiểm tra cốt pha ..........................................................................57
Bảng 3.6: Yêu cầu kiểm tra cốt thép .........................................................................58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Mặt cắt ngang đại diện cống ......................................................................33
Hình 3.2. Mặt cắt dọc cống .......................................................................................34


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây dự án đầu tư xây dựng công trình ở tỉnh Thái
Nguyên không ngừng tăng về số lượng và quy mô. Các công trình khi đưa và sử
dụng sẽ góp phần an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác quản lý chất
lượng xây dựng công trình còn bộc lộ nhiều yếu kém dẫn đến chất lượng công trình
không đảm bảo, làm cho các dự án đầu tư kém hiệu quả và gây lãng phí ngân sách
nhà nước.
Dự án xây mới cống số 1 đê Chã, cống số 6 đê Chã và cống số 8 đê Sông
Công huyện Phổ Yên có nhiệm vụ tiêu úng cho 1178ha ruộng của 4 xã Tân Hương,
Đông Cao, Thuận Thành, Trung Thành huyện Phổ Yên, riêng cống số 6 tiêu úng
thêm cho khu công nghiệp thuộc xã Thuận Thành, Trung Thành là 200ha. Thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phù

hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để đảm bảo an
toàn cho công trình, đưa công trình và sử dụng đạt được hiệu quả như mong muốn
thì công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công cần phải được thực hiện tốt.
Với mong muốn đóng góp muốn đóng góp kiến thức đã tích lũy được trong quá
trình học tập trong việc giúp chủ đầu tư quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công,
tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai
đoạn thi công áp dụng cho cống số 6 đê Chã, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để
làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức, quản lý giám sát để bảo đảm và nâng
cao chất lượng trong giai đoạn thi công áp dụng cho cống số 6 đê Chã huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học


2

Nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý chất
lượng trong giai đoạn thi công công trình thủy lợi, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho bản thân và những lý luận chung trong công tác quản lý chất lượng
trong giai đoạn thi công áp dụng cho cống số 6 đê Chã.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả đạt được làm cơ sở cho học viên có thêm kiến thức về quản
lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình thủy lợi từ đó phục vụ tốt hơn cho
công việc và giúp cho chủ đầu tư quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công các
công trình khác được tốt hơn.
4. Đối tượng và phạm vi
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguyên nhân công trình cống bê tông cốt

thép không đạt chất lượng hoặc xảy ra sự cố trong xây dựng từ đó áp dụng các biện
pháp quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công áp dụng cho cống số 6 đê Chã
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
b. Phạm vi nghiên cứu
Các công trình thủy lợi và công trình xây mới cống số 6 đê Chã, huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa các biện pháp quản lý chất lượng
trong giai đoạn thi công của các công trình thủy lợi và các công trình cống dưới đê
đã thi công, các tài liệu đã công bố.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Đánh giá công tác quản lý chất lượng
đã và đang thực hiện để rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống đối chiếu với các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng.
- Phương pháp chuyên gia.


3

6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các biện pháp quản lý chất lượng trong giai
đoạn thi công công trình thủy lợi.
- Chỉ ra những thiếu sót, bất cập trong công tác quản lý chất lượng trong giai
đoạn thi công dẫn đến công trình thủy lợi có chất lượng thấp không đảm bảo yêu
cầu đặt ra.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, phù hợp và khả thi
với điều kiện thực tiễn thi công của công trình cống 6 đê Chã huyện Phổ Yên tỉnh
Thái Nguyên.



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Chất lượng công trình
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do
nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho
dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Chất lượng
được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng
cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ
thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn
xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng
kinh tế.
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ
thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã
hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù
hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh,
an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất
lượng công trình.
Từ khái niệm trên ta có thể hiểu rằng chất lượng công trình xây dựng là sự
đạt được và tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật đã
được thiết kế và phê duyệt của các cấp có thẩm quyền từ trước như vậy chất lượng
công trình xây dựng là chất lượng của cả một quá trình từ chất lượng khâu quy
hoạch, lập dự án, khảo sát, chất lượng của các bản vẽ thiết kế, thi công, tổ chức thi
công, lắp đặt, giám sát, giám định, đưa công trình vào vận hành khai thác, đến khâu
bảo hành công trình và đến hết thời hạn sử dụng thực tế của công trình.
1.1.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình

1.1.2.1. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung
nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện bằng những


5

phương tiện như: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải tiến
chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống nhất định.
Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi mọi lĩnh vực, trong mọi
loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường
quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc
phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý “làm việc đúng” và “làm đúng
việc”, “làm đúng ngay từ đầu” và làm đúng tại mọi thời điểm”.
Theo Điều 3, mục 1 Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12/5/2015 thì “Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các
chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp
luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công
trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và
an toàn của công trình‘‘.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra
các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như
kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng. Hoạt động quản lý
chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ
đầu tư và các chủ thể khác.
Nói cách khác: Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt
động của cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo chất
lượng, cải tiến chất lượng trong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư,
kết thúc xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng.
Nguyên tắc trong quản lý chất lượng công trình “trích điều 4, Nghị định số

46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015”:
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của
Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến
quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công
trình và các công trình lân cận;


6

- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa
vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây
dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp
đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực
theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do
mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng
công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp
với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và
nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy
định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây
dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý
chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết
kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định
chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công
trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3,
Khoản 4 và Khoản 5 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do
mình thực hiện.



7

QLCL
CTXD

QUY CHUẨN VÀ TIÊU
CHUẨN XD

Lập
dự
án
đầu


Khảo
sát
xây
dựng

Thiết
kế
xây
dựng

HỆ THỐNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Lựa

chọn
nhà
thầu

Thi
công
xây
lắp

Bảo
hành

bảo
trì

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1.1.2.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình
Quá trình thi công công trình xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng tới chất
lượng công trình. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các
hoạt động quản lý chất lượng của chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng, giám
sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng.
Nhiều nhà thầu không đảm bảo năng lực đúng như trong hồ sơ dự thầu: cán
bộ kỹ thuật thiếu và yếu về trình độ tổ chức thi công, công nhân chủ yếu là lao động
phổ thông, chưa được đào tạo tay nghề; việc đáp ứng vốn, vật tư, máy móc thiết bị
thi công theo tiến độ của dự án không kịp thời.
Công tác thí nghiệm, kiểm định, kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng trước khi đưa
vào xây dựng công trình không được thực hiện thường xuyên. Thi công còn sai hồ
sơ thiết kế, không áp dụng những quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Công tác giám sát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát nhiều nơi còn hình thức, lơ

là dẫn đến nhiều sai phạm của nhà thầu không được phát hiện kịp thời.


8

Công tác nghiệm thu công trình xây dựng chưa thực hiện theo đúng Nghị
định NĐ 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.
1.1.2.3. Quản lý chất lượng công trình cống
Chất lượng công trình cống không những phụ thuộc vào chất lượng hồ sơ
thiết kế mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chất lượng công tác thi công. Nếu chất
lượng thi công công trình không tốt có thể dẫn tới giảm tuổi thọ công trình hoặc
thậm chí tới mức phải phá đi làm lại, làm tăng giá thành xây dựng công trình, kéo
dài thời gian thi công, giảm hiệu quả kinh tế.
Những yếu tố làm giảm giá trị công trình cống là chất lượng vật liệu không
tốt, công tác xây lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật, kích thước, vị trí sai lệch cao độ,
vị trí với thiết kế. Vì vậy để đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ xây dựng,
tăng hiệu quả kinh tế, yêu cầu: Phải kiểm soát chặt chẽ vật liệu đầu vào, vật liệu
đảm bảo mới 100% và phù hợp với yêu cầu của hồ sơ thiết kế; Xác định chính xác
vị trí, cao độ đáy công trình; Thi công theo đúng trình tự, quy trình sản xuất, quy tắc
kỹ thuật và thường xuyên phải kiểm tra nghiệm thu chất lượng công trình.
1.2. Đặc điểm công trình thủy lợi
- Khối lượng lớn:
+ Các công trình thủy lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp
nguồn nước như tưới, phát điện, giao thông, nuôi cá v.v… mỗi công trình đơn vị thì
lại có nhiều loại nhiều kiểu làm bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá, bê tông, gỗ,
sắt thép v.v…với tổng khối lượng rất lớn có khi hàng trăm ngàn, hàng triệu m3;
+ Ví dụ: CTTLTĐ Hòa Bình: Khối lượng đào đắp đất đá: gần 50.000.000m3,
bê tông các loại: 1.899.000 m3.
- Chất lượng cao: Công trình thủy lợi yêu cầu phải ổn định, bền lâu, an toàn
tuyệt đối trong quá trình khai thác. Do đó phải đảm bảo các yêu cầu sau: Chống lật,

lún, nứt nẻ, chống thấm và chống xâm thực tốt, xây lắp với độ chính xác cao v.v…
- Điều kiện thi công khó khăn: Công tác thi công công trình thủy lợi chủ yếu
tến hành trên lòng sông, lòng suối, địa hình chật hẹp, mấp mô, địa chất xấu và chịu


9

ảnh hưởng của nước mưa, ngầm, thấm do đó thi công rất khó khăn, địa điểm thi
công xa dân cư, điều kiện hạ tầng chưa phát triển.
- Thời gian thi công ngắn: Công trình thủy lợi thường phải xây dựng lòng
dẫn sông suối ngoài yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước còn phải hoàn thành
công trình hay một bộ phận công trình trong mùa khô với chất lượng cao cho nên
thời gian thi công rất hạn chế.
1.3. Công tác quản lý chất lượng công trình Thủy lợi trong giai đoạn hiện nay
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình Thủy lợi trong giai đoạn thi
công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa được quan tâm đúng mức và còn một số
tồn tại như:
+ Hầu như chưa kiểm tra lại năng lực của nhà thầu có phù hợp với hồ sơ dự
thầu và hợp đồng như: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm… Có thể nói
trong hồ sơ dự thầu thì các nhà thầu liệt kê rất nhiều máy móc thiết bị, rất nhiều
nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm nhưng khi ra thực tế thi
công lại không đúng như vậy máy móc lại đi thuê, nhân lực có 1 đồng chí đại diện
nhà thầu làm nhiệm vụ trực tiếp thi công tại hiện trường (Người này không có
chứng nhận chỉ huy trưởng công trường, cá biệt có trường hợp không có bằng cấp
về lĩnh vực Thủy lợi), nhân công thì hầu hết là bà con nông dân. Từ đó dẫn đến khi
muốn đẩy nhanh tiến độ cũng rất khó khăn, chất lượng thi công không thật đảm bảo
cũng như mỹ thuật rất xấu do tay nghề của thợ kém.
+ Kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào còn rất nhiều vấn đề. Các công trình
thủy lợi với vật liệu xây dựng chủ yếu là đất, đá, xi măng, cát, đá đổ bê tông… Các

cán bộ của chủ đầu tư thường không quyết liệt xử lý những trường hợp đơn vị thi
công thường đưa vào những vật liệu không đúng qui cách và đúng với vật liệu như
trong thiết kế. Có thể nói khâu kiểm soát chất lượng còn rất lỏng lẻo có lẽ là chủ
yếu dẫn đến công trình kém chất lượng hiện nay. Các quy trình nghiệm thu mà các
cán bộ của chủ đầu tư đang thực hiện chưa chặt chẽ, trình tự chỉ đúng trên giấy tờ
chứ thực tế thực hiện thì đang làm ngược lại.


10

- Việc treo biển báo tại công trình thi công theo quy định tại Điều 109 Luật
xây dựng số 50/2014/QH11 chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Người dân hầu như
không biết được thông tin về công trình. Do đó, công tác giám sát cộng đồng chưa
được phát huy hiệu quả cao.
- Khâu xử lý hiện trường: Trong quá trình thi công luôn luôn gặp những vấn
đề cần phải xử lý như: sai khác giữa địa hình thực tế và tài liệu khảo sát, xuất hiện
biến đổi địa chất bất thường như khối lượng bùn lớn dẫn đến khối lượng mặt cắt
thay đổi hoặc trong quá trình thi công gặp các công trình ngầm mà khi khảo sát địa
hình không phát hiện ra…Có rất nhiều các tình huống cần phải giải quyết nhanh nếu
không sẽ phải dừng thi công trong thời gian lâu dẫn đến thiệt hại lớn cho nhà thầu
cũng như ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Hiện nay, công tác xử lý hiện trường
của các chủ đầu tư còn nhiều bất cấp chưa quyết liệt trong việc phối kết hợp giữa
chủ đầu tư, nhà thầu thi công và thiết kế. Phương án còn sửa đổi nhiều lần sau khi
thống nhất phương án đơn vị tư vấn triển khai thiết kế điều chỉnh sau đó thẩm định
thiết kế mới tiếp tục thi công.
- Khâu giám sát tác giả: Giám sát tác giả hiện nay các đơn vị tư vấn gần như
không có động thái thực hiện và chủ đầu tư cũng không kiểm soát vấn đề này. Do
đó rất nhiều sai sót giữa thiết kế và thi công không được phát hiện ra. Trong quá
trình thi công đơn vị tư vấn chỉ tham gia bàn giao tuyến và nghiệm thu hoàn thành
công trình.

1.4. Yêu cầu nâng cao chất lượng thi công công trình
Nhìn lại quá trình kiểm soát chất lượng công trình trình thuỷ lợi trong những
giai đoạn thi công những năm qua trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên thấy nổi lên nhiều
vấn đề. Quá trình thi công công trình không được kiểm soát chặt chẽ dẫn tới chất
lượng công trình thấp gây hư hại công trình, công trình không phát huy được tính
năng của nó, nhiều công trình bị hỏng rất nhanh sau khi đưa vào vận hành, gây lãng
phí ngân sách nhà nước, mất lòng tin của bà con nhân dân.
Để đảm bảo an sinh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phát huy đầy đủ
tính năng của công trình Thủy lợi yêu cầu nâng cao chất lượng trong giai đoạn thi
công công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là một yêu cầu bức thiết.


11

Kết luận chương 1
Chương 1 tác giả đã trình bày những quan điểm và lý luận thực tiễn về chất
lượng, quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công, quản lý chất lượng
công trình cống. Nêu đặc điểm công trình thủy lợi. Một số vấn đề trong công tác
quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu nâng cao chất
lượng thi công công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, chủ động phòng chống tham
nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng, ngăn chặn được các sự cố đáng tiếc
xảy ra, tạo nên sự ổn định an sinh chính trị đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh
tế của Thái Nguyên nói riêng và của Đất nước nói chung.
Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện
mạo đất nước không ngừng đổi mới. Trong đó, lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình
đã có những bước phát triển mạnh mẽ, công tác quản lý chất lượng công trình trong
giai đoạn thi công ngày càng được quan tâm và hoàn thiện hơn; tuy nhiên vẫn còn
những tồn tại nhất định. Trong chương 2 của Luận văn, tác giả sẽ nêu và phân tích

cơ sở nghiên cứu về chất lượng công trình, đặc điểm của thi công và mối liên quan tới chất
lượng công trình, những sự cố thường gặp trong giai đoạn thi công công trình thủy lợi, làm
cơ sở đưa ra những đề xuất cho vấn đề nghiên cứu.


12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
2.1. Cơ sở nghiên cứu về chất lượng công trình
2.1.1. Cơ sở lý thuyết
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra
các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện pháp
như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ
một hệ thống. Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công
tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác.
Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với
nhà thầu, chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đó được thể
hiện cụ thể là:
- Đối với nhà thầu thi công, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình
xây dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất
lao động. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa
quan trọng tới tăng năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối
với nhà thầu. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết
định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.
- Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được các
yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với
nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn. Vì vậy quản lý chất lượng

công trình xây dựng rất cần được quan tâm. Thời gian qua, còn có những công trình
chất lượng kém khiến dư luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao
để công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Qua các thời kỳ phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư ở
nước ta đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến quản lý chất lượng trong giai đoạn thi


13

công xây dựng công trình vì nó quyết định hiệu quả của dựa án, góp phần quan
trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân.
Cơ sở pháp lý để quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công là
những văn bản của Nhà nước, tiêu chuẩn của ngành, quy chuẩn Quốc gia và tiêu
chuẩn cho công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ lập thiết kế công
trình với quyết định phê duyệt là những căn cứ để thực hiện quản lý chất lượng
công trình trong giai đoạn thi công công trình xây dựng. Các văn bản đó luôn luôn
được bổ sung, cập nhật các tiến bộ xã hội và phát triển của khoa học để làm công cụ
cho pháp luật. Nhà nước đã hoàn thiện các Luật, các Nghị định, Thông tư, các văn
bản về quản lý chất lượng công trình xây dựng từ Trung ương đến địa phương theo
một số mô hình quản lý đầu tư khác nhau. Hệ thống các văn bản luật, nghị định,
thông tư:
- Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về
việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005 của Bộ Xây dựng về
Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ xây dựng về quy
định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng;
- Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 6/4/2011 của Bộ xây dựng về việc
hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an
toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
- Các qui phạm, tiêu chuẩn, qui chuẩn có liên quan tới chất lượng xây dựng
công trình Thủy lợi;


14

- Quyết định số 65/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc công bố đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên.
Các văn bản trên quy định: Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước về xây
dựng công trình trên phạm vi cả nước; Bộ Xây dựng thống nhất Quản lý nhà nước
về Chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước; các Bộ có quản lý Công
trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc Quản lý chất
lượng; UBND cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm Quản lý nhà nước về xây dựng
trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng “trích điều 23, Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015”:
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn
mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và
thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử
và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình
tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng
cho công trình xây dựng;

- Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công
trình;
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm
thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình;
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình;
- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá
trình thi công xây dựng công trình;
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình
xây dựng (nếu có);
- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai
thác, sử dụng;


15

- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và
bàn giao công trình xây dựng.
2.2. Đặc điểm của thi công công trình Thủy lợi và mối liên quan tới chất lượng
công trình
- Xây dựng các công trình phần lớn trên các ao hồ, kênh rạch, sông suối bãi
bồi. Móng công trình thường nằm sâu dưới mặt đất thiên nhiên hay mực nước ngầm.
Do đó quá trình thi công không tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi của dòng nước
mặt, ngầm, mưa v.v... Đặc điểm này kiến chúng ta khó kiểm soát chất lượng của
cấu kiện, phần công trình dưới lòng đất, dưới mặt nước.
- Khối lượng công trình lớn hàng trăm, ngàn m3 bêtông, đất v.v... Nếu không
cẩn thận thì khó kiểm soát chất lượng bê tông như khe lạnh, công tác đầm; khó khăn
trong việc phân loại, kiểm soát chất lượng đất đắp. Điều kiện địa hình, địa chất
không thuận lợi, kiến cho việc vận chuyển vật liệu rất khó khăn, rất có thể thời gian

thi công kéo dài hơn dự kiến hoặc không cung cấp vật liệu đầy đủ, kịp thời, tốn kém
nhiều chi phí.
- Đa số công trình thuỷ lợi sử dụng vật liệu địa phương hay vật liệu tại chỗ.
Vật liệu địa phương, tại chỗ rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giá thành thấp
nhưng ngược lại vật liệu đầu vào rất khó kiểm soát về chất lượng, kích thước vật
liệu không đúng qui định, không đủ tiêu chuẩn.
- Quá trình thi công phải bảo đảm hố móng được khô ráo đồng thời phải bảo
đảm yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước ở hạ lưu tới mức cao nhất. Xuất phát từ
những đặc điểm ấy trong quá trình thi công người ta phải tiến hành dẫn dòng thi
công. Việc dẫn dòng thi công nếu không có biện pháp xử lý tốt thì có thể nước sẽ
tràn vào hố móng ảnh hưởng tới chất lượng bê tông.
Do có đặc điểm thi công riêng so với các ngành xây dựng khác nên để công tác
kiểm soát chất lượng công trình trong giai đoạn thi công có hiệu quả, phát huy hiệu quả
công trình đòi hỏi không những cán bộ cán bộ thi công mà cả cán bộ của chủ đầu tư, giám


16

sát tư vấn phải thực sự nghiêm túc, tâm huyết với công việc, có chuyên môn vững vàng,
am hiểu Pháp luật xây dựng cơ bản, nhạy bén với công việc.
2.3. Yêu cầu quản lý chất lượng trong thi công công trình cống

Quản lý chất lượng
công trình cống

Kiểm
soát
chất
lượng
vật liệu


Quản lý
chất
lượng
hố
móng

Quản lý
chất
lượng
đóng
cọc

Quản lý
chất
lượng
cốp pha

Quản lý
chất
lượng
cốt thép

Quản lý
chất
lượng
bê tông

Quản lý
chất

lượng
đất đắp

Quản lý
chất
lượng
khớp
nối

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quản lý chất lượng thi công công trình cống
2.3.1. Kiểm soát chất lượng vật liệu
Vật liệu sử dụng đưa vào thi công công trình cống phải thỏa mãn tiêu chuẩn
Việt Nam và các yêu cầu riêng về tính năng, công năng sử dụng theo yêu cầu của
Hồ sơ thiết kế cống, có đăng ký chất lượng của nhà sản xuất, đáp ứng yêu cầu thiết
kế và tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng cho công trình được thể hiện rõ
ở: Tên, mác, quy cách chất lượng và nguồn gốc, chủng loại vật tư. Vật liệu phải
đảm bảo mới nguyên, chưa sử dụng. Trong quá trình thi công vật liệu phải được
kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, phân loại, đánh giá ghi vào nhật ký, xử lý các sản
phẩm không phù hợp.
2.3.2. Kiểm soát chất lượng hố móng
- Hố móng công trình cống phải nằm đúng vị trí và cao độ của hồ sơ thiết kế
đã được duyệt. Trong quá trình đào móng thường xuyên sử dụng máy thủy bình và
kinh vĩ kiểm tra vị trí và cao độ.


17

2.3.3. Kiểm soát chất lượng thi công đóng cọc
Vật liệu chế tạo cọc và kích thước hình học của cọc phải đảm bảo theo yêu
cầu của hồ sơ thiết kế đã được duyệt, mặt cọc phải bằng phẳng, chắc, đặc không gồ

gề. Máy rung ép cọc phải phù hợp với điều kiện thực tế thi công. Cọc trước đưa vào
ép phải được kiểm tra cường độ bằng súng siêu âm, bật nảy kết quả phải đảm bảo
theo tiêu chuẩn 20TCN :87, TCXD 171 :1987.
2.3.4. Kiểm soát chất lượng cốp pha
Cốp pha phải là cốp pha thép định hình, ghép phải kín khít để tránh mất nước
xi măng. Cốp pha phải được lắp dựng đúng hình dạng, kích thước theo yêu cầu thiết
kế, ổn định và đảm bảo khi tháo lắp không gây hư hại cho bê tông. Cốp pha cống
gồm 02 phần:
+ Cốp pha ngoài: Gồm hai hay ba mảnh ghép lại, mỗi mảnh tạo thành 1/2
hay 1/3 mặt. Các mảnh được tăng cường bằng các khung và được liên kết với nhau
bằng chốt, bu lông hay bằng đai.
+ Cốp pha trong: Có cấu tạo tương tự ván khuôn vỏ ngoài chỉ khác có thêm
thanh đóng giữa các mảnh để rút chúng ra khỏi khối bê tông dễ dàng. Vị trí tương
đối giữa các ván khuôn trong và ngoài được cố định bởi các trục ngang hay được
giữ cố định.
Trước khi gia công định hình cốp pha, thép phải được lấy mẫu gửi về đơn vị
thí nghiệm kiểm tra đạt yêu cầu thì mới tiến hành gia công cốp pha bằng phương
pháp thử uốn và thử kéo theo TCVN 197-85.
2.3.5. Kiểm soát chất lượng cốt thép
Cốt thép phải được gia công bằng máy cắt uốn liên hợp, lắp dựng đúng
chủng loại, kích thước theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và phải có con kê bê
tông. Khi chế tạo, lắp dựng phải đảm bảo trình tự sau:
- Cuốn cốt thép chủ theo đúng vị trí đã thiết kế.
- Đặt cốt thép dọc theo đúng vị trí đã thiết kế.
- Liên kết cốt thép chủ và cốt thép dọc bằng hàn hay buộc. Trong quá trình
hàn hay buộc phải chú ý đúng vị trí của cốt thép.


18


- Đặt và liên kết khung cốt thép trong và ngoài.
Trước khi tiến hành gia công cốt thép phải lấy mẫu gửi về đơn vị thí nghiệm,
sau khi có kết quả đảm bảo đúng chủng loại, qui cách theo yêu cầu thiết kế, tuân thủ
tiêu chuẩn việt nam: TCVN 6285: 1997 -Thép cốt bê tông - thép vằn và TCVN
6286:1997 – Thép cốt bê tông - Lưới thép hàn thì mới tiến hành gia công.
2.3.6. Kiểm soát chất lượng bê tông
2.3.6.1. Thi công bê tông
- Vật liệu dùng đổ bê tông phải đảm bảo sạch, đúng chủng loại theo hồ sơ
thiết kế. Vật liệu phải được tư vấn giám sát kiểm tra kỹ về chủng loại, kích thước
trước khi tiến hành trộn bê tông.
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra cốp pha, cốt thép.
- Bê tông phải được trộn bằng máy trộn cưỡng bức, trộn đúng và đủ theo tỷ
lệ thành phần cấp phối.
- Khi đổ bê tông, đổ thành từng lớp và đầm kỹ rồi mới tiến hành đổ lớp khác.
- Mỗi mẻ trộn bê tông trước khi đổ phải được kiểm tra về độ sụt theo
TCXDVN 374-2006. Lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra cường độ kéo, nén đmả bảo
theo tiêu chuẩn TCVN 3119-1993 và TCVN 4453-1995
- Đầm bê tông dùng đầm rung và đầm bàn. Đầm cho tới khi nào có lớp màng
nước vữa phủ hỗn hợp bê tông.
2.3.6.2. Bảo dưỡng bê tông và xử lý khuyết tật của bê tông
- Công tác bảo dưỡng bê tông cần thực hiện ngay sau khi se mặt bê tông. Cán
bộ giám sát xem xét và chấp thuận trước khi thực hiện các biện pháp bảo dưỡng,
trình tự và thời gian bảo dưỡng.
- Trong bất kỳ trường hợp nào việc bảo dưỡng bê tông cũng phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê tông theo quy định.
+ Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót dẫn đến hình thành các
khe nứt.



×