BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
CHU NGỌC THỤ
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN PHỐ SUỐI MƠ, KHU DU LỊCH TAM ĐẢO 1,
TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
CHU NGỌC THỤ
KHÓA: 2017-2019
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN PHỐ SUỐI MƠ, KHU DU LỊCH TAM ĐẢO 1,
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MINH SƠN
Hà Nội - 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ QLĐT và công
trình với đề tài “Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố suối Mơ, KDL Tam
Đảo 1, tỉnh Vĩnh Phúc”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của
các thầy cô giáo, giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô
trong Khoa Sau đại học của Nhà trường. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô
đã cung cấp những kiến thức quý báu và giúp tôi hoàn thành luận văn; đặc
biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Minh Sơn đã trực tiếp
và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
quan tâm ủng hộ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Tôi xin hứa tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao sự hiểu biết để vận
dụng kiến thức đã được học tập trong công việc, cuộc sống.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Chu Ngọc Thụ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Chu Ngọc Thụ
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
*Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
*Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2
*Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
*Ý nghĩa khoa học của đề tài ......................................................................... 4
* Các khái niệm (thuật ngữ)........................................................................... 4
*Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KTCQ TUYẾN
PHỐ SUỐI MƠ, KDL TAM ĐẢO 1 ............................................................. 7
1.1. Những vấn đề chung ................................................................................ 7
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 8
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 9
1.1.4. Quá trình hình thành, phát triểnKDL Tam Đảo 1 ................................ 9
1.2. Thực trạng KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1 .................. 11
1.2.1. QH tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1 ........................................ 11
1.2.2. Hệ thống HTKT ................................................................................ 11
1.2.3. Kiến trúc tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1 ............................... 15
1.2.4. Hệ thống cây xanh............................................................................. 18
1.2.5. Hệ thống tiện ích đô thị ..................................................................... 18
1.2.6. Những vấn đề khác có liên quan ....................................................... 19
1.3. Thực trạng quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1 .... 22
1.3.1. Bộ máy quản lýchung của tỉnh Vĩnh Phúc ....................................... 22
1.3.2. Bộ máy quản lý của BQL KDL Tam Đảo 1 ..................................... 26
1.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng ................................................ 30
1.5. Tổng hợp đánh giávà những vấn đề còn tồn tại .................................. 31
1.5.1. Tổng hợp đánh giá ............................................................................ 31
1.5.2. Những vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết ................................... 31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KTCQTUYẾN PHỐ
SUỐI MƠ, KDL TAM ĐẢO 1 ..................................................................... 33
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1 33
2.1.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn cóliên quan .............. 33
2.1.2. Định hướng và QH về phát triển KDL Tam Đảo 1 [32]................... 34
2.2. Cơ sở lý thuyếtvề quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ,KDL Tam Đảo
1 ....................................................................................................................... 37
2.2.1. Lý thuyết về QLĐT [26] ................................................................... 37
2.2.2. Lý thuyết về tổ chức không gian KTCQ của Kevin Lynch [33] ...... 38
2.2.3. Một số xu hướng tổ chức không gian KTCQ ................................... 42
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý KTCQ tuyến suối phố
Mơ, KDL Tam Đảo 1 .................................................................................... 44
2.3.1. Yếu tố tự nhiên .................................................................................. 44
2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ....................................................................... 47
2.3.3. Yếu tố kỹ thuật công nghệ ................................................................ 49
2.3.4. Vai trò của cộng đồng ....................................................................... 49
2.4. Bài học kinh nghiệm trong nước và các nước có điều kiện tương đồng 50
2.4.1. Bài học kinh nghiệm trong nước....................................................... 50
2.4.2. Bài học kinh nghiệm nước ngoài ...................................................... 53
2.5. Khả năng hoàn thiện công tác quản lý KTCQtuyến phố suối Mơ,
KDL Tam Đảo 1 ............................................................................................ 57
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KTCQ TUYẾN PHỐ
SUỐI MƠ,KDL TAM ĐẢO 1 ...................................................................... 58
3.1. Quan điểm,mục tiêu ............................................................................... 58
3.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 58
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................ 59
3.2. Xây dựng các nhóm nội dung nghiên cứu quản lý KTCQ tuyến phố
suối Mơ, KDL Tam Đảo 1 ............................................................................ 60
3.2.1. Nhóm nội dung về kiến trúc cảnh quan tuyến phố suối Mơ ............. 60
3.2.2. Nhóm nội dung về tổ chức bộ máy quản lý ...................................... 61
3.2.3. Nhóm nội dung về hoạt động bộ máy quản lý .................................. 61
3.2.4. Nhóm nội dung về sự tham gia của cộng đồng................................. 62
3.3. Một số giải pháp quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo
1 ....................................................................................................................... 62
3.3.1. Giải pháp rà soát hoàn thiện các cơ sở pháp lý ................................. 62
3.3.2. Giải pháp quản lý theo chức năng sử dụng đất ................................. 63
3.3.3. Giải pháp quản lý về kiến trúc, HTKT và các vấn đề liên quan ....... 64
3.3.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ............................................... 75
3.3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................... 79
3.3.6. Giải pháp về huy động sự tham gia của cộng đồng .......................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
Kết luận .......................................................................................................... 85
Kiến nghị ........................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
QH
Quy hoạch
KDL
Khu du lịch
KĐT
Khu đô thị
BQL
Ban quản lý
QHĐT
Quy hoạch đô thị
QHXD
Quy hoạch xây dựng
QHCT
Quy hoạch chi tiết
CTCC
Công trình công cộng
DVTM
Dịch vụ thương mại
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
HTXH
Hạ tầng xã hội
KTCQ
Kiến trúc cảnh quan
QLĐT
Quản lý đô thị
TKĐT
Thiết kế đô thị
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Bản đồ phạm vi ranh giới tuyến phố suối Mơ, KDL Tam
Đảo 1
3
Hình 1.2
Vị trí KDL Tam Đảo 1
6
Hình 1.3
Bản đồ vị trí tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1
7
Hình 1.4
Hình ảnh cảnh quan KDL Tam Đảo1 chụp năm 1931
10
Hình 1.5
Bản đồ hiện trạng tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1
13
Hình 1.5
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuyến phố suối Mơ
12
Hình 1.6
Bản đồ hiện trạng tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1
14
Hình 1.7
Mặt cắt hiện trạng tuyến phố suối Mơ
15
Hình 1.8
Hình ảnh kiến trúc hướng Đông Nam tuyến phố suối Mơ
15
Hình 1.9
Hình ảnh kiến trúc hướng Tây Bắc tuyến phố suối Mơ
16
Hình 1.10
Hình ảnh các công trình xây dựng hai bên suối Mơ
17
Hình 1.11
Hệ thống cây xanh tuyến phố suối Mơ
18
Hình 1.12
Nền móng khu vực các biệt thự cổ của Pháp xây dựng
20
Hình 1.13
Hình ảnh Nhà thờ đá chụp năm 1940 và hiện tại
20
Hình 1.14
Hình ảnh hồ Xanh đầu nguồn và đoạn trung tâm suối Mơ
21
Hình 1.15
Hình ảnh một số điểm tập kết rác thải
21
Hình 2.1
Phân vùng tổ chức không gian KTCQ KDL Tam Đảo 1
33
Hình 2.2
Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực tuyến phố suối Mơ
35
Hình 2.3
Hình ảnh đô thị Đà Lạt
49
Hình 2.4
Hình ảnh các công trình khách sạn đang trong quá trình
xây dựng tại Sapa
51
Hình 3.1
Quy hoạch sử dụng đất theo đồ án QHCT tỷ lệ 1/500
62
Hình 3.2
Quản lý hệ thống công trình kiến trúc
64
Hình 3.3
Quản lý hệ thống cây xanh
66
Hình 3.4
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị
68
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.4
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ hệ thống hành chính bộ máy quản lý chung của
22
tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến KTCQ KDL Tam Đảo 1
Sơ đồ hiện trạng hệ thống hành chính bộ máy quản lý
26
của BQL KDL Tam Đảo 1
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hiện trạng hoạt động bộ máy quản lý
27
của BQL KDL Tam Đảo 1
Sơ đồ điều chỉnh về tổ chức bộ máy quản lý của BQL
76
KDL Tam Đảo 1
Sơ đồ điều chỉnh về hoạt động bộ máy quản lý của
77
BQL KDL Tam Đảo 1
Sơ đồ giải pháp sự tham gia của cộng đồng
81
Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy
82
hoạch và quản lý đô thị
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
KDL Tam Đảo 1 là một khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc, với
vị trí trên dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 900m, có khí hậu mát mẻ,
trong lành. Tam Đảo 1 được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm
đầu của thế kỷ XX. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đến nay KDL Tam Đảo 1
vẫn là một địa chỉ du lịch nghỉ mát quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như
của miền Bắc. Việc QH, thực hiện QHKDL Tam Đảo 1đã được tỉnh Vĩnh Phúc
đặc biệt quan tâm. Hiện nay đã có nhiều dự án được triển khai thực hiện như
dự án mở rộng, nâng cấp QL2B tạo thuận lợi kết nối giao thông đối ngoại đến
khu vực; khu công viên trung tâm;các khu tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí cao cấp,… đang làm thay đổi bộ mặt của KDL.Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện QH, việc quản lý KTCQ đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Nhiều
tồn tại trong quản lý QH, xây dựng dẫn đến tình trạng KTCQlộn xộn, thiếu
kiểm soát đã gâyảnh hưởng đến mất mỹ quan đô thị và môi trường sinh thái
của KDL.
Suối Mơ là một suối cổ thơ mộng được hình thành tự nhiên, quanh năm
có nước chảy, nằm giữa KDL Tam Đảo 1 chảy theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam. Nguồn nước bắt nguồn từ các khe suối nhỏ trên núi chảy vào hồ Xanh,
sau đó chảy vào suối Mơ uốn lượn quanh co theo địa hình dốc tự nhiên, nước
chảy róc rách đi xuống hồ Làng Hà phía chân núi và cũng là nguồn nước
chính cùng với suối Tiên và các suối nhỏ khác tạo nên Thác Bạc có độ cao
50m, là điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách khi khám phá Tam Đảo 1.
Tuyến phố suối Mơ là tuyến cảnh quan chính của KDL. Hiện nay, một
số dự án đã và đang xây dựng khá khang trang, sạch đẹp đã góp phần nâng
cao chất lượng không gian KTCQ của khu vực. Tuy nhiên, hiện quỹ đất hai
2
bên suối Mơ còn rất ít, thậm trí một số dự án tồn tại từ trước đã được cấp đất
xây dựng sát với bờ suối đã gây ách tắc dòng chảy và ảnh hưởng lớn đến cảnh
quan hai bên suối. Các công trình hiện hữu và đặc biệt các công trình phía
Đông suối Mơvẫn rất lộn xộn, KTCQ chưa được quan tâm đầu tư, dẫn đến tình
trạng thiếu hài hòa, đồng bộ. Hệ thống cây xanh, mặt nước, HTKT của tuyến
phố suối Mơ cũng chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp,các cấp chính quyền
cũng chưa có dự án riêng để cải tạo, chỉnh trang để bảo vệ giữ gìn KTCQ tuyến
phố quan trọng này.
Chính vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến
phố suối Mơ, Khu du lịch Tam Đảo 1, tỉnh Vĩnh Phúc” là thực sự cần thiết
nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản KTCQ, đảm bảo giữ gìn, phát triển
và hài hòa KTCQ chung của khu vực.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp về công tácquản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ,
KDL Tam Đảo 1 theo hướng quản lý đồng bộ, hiệu quả và tuân thủ các quy
định của pháp luật về QHXD hiện hành.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ,
KDL Tam Đảo 1.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Dọc tuyến phố chính, suối Mơ từ cầu Ngàn Mơ đến khu vực khách sạn
Sao Mai với chiều dài khoảng 500m.
+ Ranh giới nghiên cứu:Từ tuyến phố chính sangmỗi bên khoảng 50 100m.
(Phạm vi gồm tuyến phố chính đi qua khu trung tâm KDL, suối Mơ và
hai bên tuyến phố).
3
Hình 1.1. Bản đồ phạm vi ranh giới tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1
[32]
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên và đặc điểm hiện
trạng tại khu vực.
4
- Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý thông tin liên quan đến công tác
quản lý KTCQ của khu vực.
- Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp trên cơ sở đối chiếu so
sánh giữa kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng và các quy định hiện hành về
công tác quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1.
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm từ các mô hình trong
nước và các nước có điều kiện tương đồng để áp dụng cho công tác quản lý
KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1.
- Phương pháp chuyên gia.
*Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL
Tam Đảo 1.
- Tài liệu này có thể phục vụ công tác đào tạo về nội dung quản lý
KTCQ.
* Các khái niệm (thuật ngữ)
Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô
thị.[24]
Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[24]
Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch
trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.[24]
5
Kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể đô thị được xác định bởi các
yếu tố cấu thành gồm: Nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật, quảng
cáo và không gian công cộng. Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng
của con người để tạo lập môi trường cân bằng, tổng hòa giữa thiên nhiên và
hoạt động của con người và các không gian vật thể được xây dựng.
Kiến trúc cảnh quan được thực hiện thông qua hai lĩnh vực là quy hoạch
cảnh quan và thiết kế cảnh quan. Hai nội dung này được thực hiện lồng ghép
trong đồ án quy hoạch đô thị.[13]
Quản lý kiến trúc cảnh quan: Là một trong những nội dung của công
tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu
trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và
cảnh quan nhân tạo xác lập trật tự đô thị, nhằm nâng cao chất lượng sống.[13]
Điều kiện tự nhiên: Gồm toàn bộ thế giới vật chất không kể lĩnh vực xã
hội (khi nghiên cứu quan hệ tự nhiên - xã hội ở đây là tự nhiên theo nghĩa hẹp
đặc biệt là môi trường tự nhiên). Môi trường tự nhiên gồm:
- Điều kiện địa lý tự nhiên: Đất đai, rừng núi, sông ngòi, khí hậu.
- Của cải tự nhiên: Tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, thuỷ hải sản,...
- Nguồn năng lượng trong tự nhiên: Sức gió, sức nước, ánh nắng mặt
trời,…
Thực trạng: Là tình trạng hiện nay của khu vực nghiên cứu về QHXD,
kinh tế - xã hội, sử dụng đất, HTXH, HTKT, KTCQ và các vấn đề liên quan
khác như bảo tồn, môi trường cảnh quan.
*Cấu trúc luận văn
- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận và
phần kiến nghị; tài liệu tham khảo.
- Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương:
6
Chương1: Tổng quan công tác quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL
Tam Đảo 1.
Chương2: Cơ sở khoa học quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam
Đảo 1.
Chương 3: Giải pháp quản lý KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo
1.
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KTCQ
TUYẾN PHỐ SUỐI MƠ, KDL TAM ĐẢO 1
1.1. Những vấn đề chung
1.1.1. Vị trí địa lý
- KDL Tam Đảo 1 có tọa độ 21°27′21″B 105°38′27″Đ thuộc thị trấn Tam
Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; vị trí nằm trên dãy núi Tam Đảo, bao
bọc xung quanh là Vườn Quốc gia Tam Đảo. Phạm vi, ranh giới như sau:
+ Phía đông giáp xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Phía Tây giáp xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Phía Nam giáp xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Phía Bắc giáp địa giới thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Tam Đảo 2
Tam Đảo 1
Hình 1.2.Vị trí KDL Tam Đảo 1 [32]
8
- Suối Mơ nằm giữa KDL Tam Đảo 1, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam, đoạn chảy qua KDL Tam Đảo 1 có chiều dài khoảng 700 m.
Hình 1.3. Bản đồ vị trí tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1 [32]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
KDL Tam Đảo 1 thuộc huyện Tam Đảo, là huyện nằm ở phía Đông Bắc
tỉnh Vĩnh Phúc gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với 2 tỉnh Tuyên
Quang và Thái Nguyên, gồm 9 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên
là 23.587,62ha. Cách Thành phố Vĩnh Yên 10km và thành phố Hà Nội 70km.
Tam Đảo 1 hiện có tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên nhiên như: quỹ đất
lớn, đất rừng còn nhiều và mang tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt Tam Đảo
1 nổi bật với địa hình phong phú bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia
tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp , nguyên sơ và những điều kiện đặc thù về yếu
tố lịch sử, tín ngưỡng, kết hợp với khí hậu tự nhiên giúp cho Tam Đảo 1 có
9
nhiều tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch
tâm linh. [32]
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay Tam Đảo 1 có dân số trên 700 người, lao động chiếm khoảng
50% dân số, chủ yếu là lao động dịch vụ thương mại, còn lại là nông
nghiệp.Kinh tế phát triển du lịch, dịch vụ; nguồn thu tại khu vực chủ yếu từ
du lịch, dịch vụ thông qua nguồn thu từ dịch vụ lưu trú, DVTM và một phần
nhỏ từ nông nghiệp đô thị. Do vậy nhìn chung tốc độ phát triển kinh tế của
KDL Tam Đảo 1 phụ thuộc lớn vào tốc độ phát triển của du lịch. Với sự phát
triển mạnh của du lịch tại Tam Đảo 1 ngày càng cao đã tạo ra nhiều công ăn
việc làm và mang lại nguồn thu ngày càng cao cho địa phương. [30]
1.1.4. Quá trình hình thành, phát triểnKDL Tam Đảo 1
Năm 1904, một phái đoàn quân sự Pháp đã tìm được trong dãy núi Tam
Đảo có một khoảng đất hình lòng chảo có thể làm nơi để các viên chức Âu lên
nghỉ ngơi trong mùa hè, khi đó địa phận KDL Tam Đảo 1 là một bản có hơn 10
hộ người Cao Lan sinh sống, khi người Pháp quyết định khai phá và xây dựng
Tam Đảo 1 thành nơi nghỉ dưỡng, số người dân này bị chuyển đi nơi khác.
Năm 1906, Phủ Toàn quyền ra quyết định xây dựng Tam Đảo 1. Năm 1911,
bắt đầu mở đường bộ từ Vĩnh Yên. Đến Năm 1939, Tam Đảo 1 từ một nơi là
núi rừng hoang vắng đã trở thành một thị trấn nghỉ mát với trên trên 150 ngôi
biệt thự cùng các công trình phục vụ khác và thường xuyên có hơn 1000 người
sinh sống sôi động vào mùa hè. Đầu những năm 1940, Pháp còn phát hiện về
phía Tây và cách chừng 12km một khu vực thuận lợi xây dựng khu nghỉ mát,
ngày nay gọi là Tam Đảo 2.
Từ tháng 3/1945 đến tháng 7/1945, Tam Đảo 1 là nơi đóng quân của Nhật
Bản. Năm 1948, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, người Tam Đảo
10
đã phá toàn bộ các biệt thự, trừ nhà thờ, đến năm 1954 lại phá tiếp tháp chuông
của nhà thờ.
Thời kỳ từ tháng 7/1945 đến năm 1975, Tam Đảo 1 là nơi đặt Sở Chỉ huy
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Trần Hưng Đạo 1950-1951
và là nơi đặt Hầm chỉ huy của Bộ Chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ;
trong thời gian này Bác Hồ đã có một số lần về thăm Tam Đảo 1, hiện nay tại
đây vẫncòn giữ lại được một số di tích lịch sử trên.
Năm 1978, thị trấn Tam Đảo được thành lập và trực thuộc thị xã Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phú cũ. Năm 2004, khi tái lập huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc, thị trấn Tam Đảo được sát nhập và trở thành 1 trong 9 đơn vị hành chính
cấp xã và là thị trấn duy nhất của huyện Tam Đảo cho đến ngày nay.
Năm 1993: Dự án cải tạo và xây dựng KDL Tam Đảo 1 đã được lập và
được Bộ Xây dựng phê duyệt tại quyết định số 69/BXD-ĐT ngày 29/3/1993.
Năm 1999: Đồ án QHCT thị trấn nghỉ mát Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
(diện tích KDL tương ứng Thôn 1 của thị trấn Tam Đảo hiện nay) được lập và
được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt theo quyết định số 1393/QĐ-UB ngày
9/6/1999.Trong giai đoạn này, KDL Tam Đảo 1 đã từng bước hình thành và
xây dựng, quản lý theo đồ án được duyệt, tuy nhiên trong giai đoạn này do
nhu cầu phát triển với lượng khách đến KDL rất đông, dẫn đến việc đầu tư
xây dựng tự phát thiếu kiểm soát. Việc xây dựng ồ ạt không theo QH đã làm
phá vỡ môi trường sinh thái cũng như hình thái đô thị của khu vực.
Năm 2014: Đồ án QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 KDL Tam Đảo 1 - thị
trấn Tam Đảo - huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc (diện tích là toàn bộ diện
tích thị trấn Tam Đảo hiện nay 214,87ha) được lập và được UBND tỉnh Vĩnh
Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 16/9/2014.
Từ 2014 đến nay, việc quản lý trật tự xây dựng đã đi vào nề nếp, giảm
tình trạng xây dựng không phép và sai phép, công tác quản lý KTCQ được
11
thực hiện chặt chẽ hơn. Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng công trình
HTKT và công trình dịch vụ đã và đang tiếp tục được triển khai thực hiện
theo QH được duyệt.
Hình 1.4. Hình ảnh cảnh quan KDL Tam Đảo1 chụp năm 1931
1.2. Thực trạng KTCQ tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1
1.2.1. QH tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1
- Hiện nay, công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố suối Mơ
đang thực hiện theo Đồ án QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 KDL Tam Đảo 1 - thị
trấn Tam Đảo - huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc đã được phê duyệt tại Quyết
định số 2530/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Hệ thống HTKT
- Giao thông: Giao thông hai bên suối Mơ cơ bản đã được đầu tư xây
dựng đạt lộ giới theo QH, tuy nhiên do quản lý và sử dụng chưa tốt dẫn đến
12
nhiều đoạn mặt đường bong tróc, người dân tự phát đổ vữa bê tông vào rãnh
tam giác giữa phần lòng đường và bó vỉa để tiện đi xe lên vỉa hè rất mất mỹ
quan; các khu dịch vụ người dân tự tiện xả nước ra đường phố ảnh hưởng đến
môi trường cảnh quan khu vực. Hai bên suối mơ có hai trục giao thông chạy
song song:
Hình 1.5. Bản đồ hiện trạng tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo
+ Tuyến phía Tây Bắc: Đây là tuyến giao thông chính của KDL. Đoạn
phía Nam khu công viên trung tâm mặt cắt 5-6m, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV
- miền núi, chất liệu nhựa, lề đất, hiện đã xuống cấp và chưa được đầu tư mở
rộng và nắn tuyến tạo đường lên xuống 1 chiều đến Cầu Quỷ 1 theo QH có lộ
giới 9m, tiêu chuẩn cấp III – miền núi. Đoạn xung quanh khu công viên trung
tâm đã được đầu tư xây dựng theo QH đạt lộ giới 14m, lòng đường chất liệu
nhựa, vỉa hè lát đá tự nhiên.
13
+ Tuyến phía Đông Nam: Đã được cải tạo nâng cấp lộ giới14m, mặt dải
nhựa, vỉa hè lát đá tự nhiên.
+ Vỉa hè tuy đã cải tạo chỉnh trang nhưng sử dụng vật liệu chưa phù hợp
với điều kiện địa hình dốc, dùng đá tự nhiên mài nhẵn dễ trơn trượt. Chưa có
bãi đỗ xe công cộng dẫn đến tình trạng để xe dưới lòng đường gây cản trở
giao thông trong khu vực.
+ Khu vực nghiên cứu có 03 cây cầu kết nối hai bên gồm Cầu Ngàn Mơ
phía Bắc, Cầu Quỷ 2 phía Nam, ở giữa là cầu cong. Cầu Ngàn Mơ, Cầu Quỷ
2 đã xây dựng bằng bê tông kiên cố nhưng hình thức kiến trúc chưa đảm bảo
mỹ quan, lan can bằng con tiện bê tông và sắt hộp đã rỉ sét xuống cấp; cầu
cong nối sang khu dự án hiện là Chợ Tạm xây dựng bằng bê tông, lan can sắt
tạm bợ chưa hài hòa với cảnh quan khu công viên đối diện.
- Cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc: Đường điện mới chỉ đi ngầm
tuyến chạy xung quan khu công viên trung tâm, còn lại vẫn là đi nổi trên cột
bê tông đã xuống cấp, mất an toàn và không đảm bảo mỹ quan đô thị; chiếu
sáng đầy đủ; cáp quang từ tháp truyền hình đi xuống bố trí ngay giữa lòng
suối lộ thiên thành nhiều bó cáp cần phải di chuyển và có giải pháp kỹ thuật
để giấu kín tuyến cáp này. Hệ thống các tủ điện vẫn dùng tủ treo trên cột mất
không gian đã không còn phù hợp cần thay bằng tủ kín dạng kios hiện đại, an
toàn và mỹ quan hơn.
- Cấp, thoát nước: Dọc các tuyến đường đều có đường ống cấp nước và
cống thoát nước mưa, thoát nước thải đidưới vỉa hè. Trạm xử lý nước thải mới
thu gom và xử lý được một phần đặt phía Nam khu vực nghiên cứu; đoạn phía
Nam Cầu Quỷ1 có đường ống thoát nước thải đi dọc lòng suối Mơ xuống
trạm xử lý phía Nam chưa có giải pháp kỹ thuật giấu kín mà để lộ thiên thiếu
thẩm mỹ. Nhiều đoạn có cống xả nước trực tiếp ra lòng suối do trạm xử lý
14
chưa đủ công suất đã gây ô nhiễm nguồn nước, cấp bách cần xây dựng hệ
thống thu gom hai bên đường không được xả trực tiếp như hiện nay.
- Kè suối Mơ: Hiện nay đoạn phía Nam từ Cầu Quỷ 1 đã có kè đá hai
bên, đoạn phía trên vẫn là bờ đá tự nhiên sát với vỉa hè. Hình thức kè đứng
trên có lan can trụ sắt bảo vệ vẫn chưa hoàn thiện nhìn rất khô cứng là không
phù hợp tạo cảnh quan cho tuyến suối thơ mộng này. Phần đất ta luy từ bờ kè
đá đến lộ giới đường chưa được đầu tư và quản lý chặt chẽ dẫn để người dân
tự phát đổ đất đá, rác rất thiếu thẩm mỹ và gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường
cho tuyến suối. Toàn bộ phần kè hai bên suối Mơ rất cần thiết phải quản lý
chặt chẽ và có giải pháp cải tạo phù hợp để gìn giữ bảo tồn tuyến cảnh quan
trung tâm của KDL.
Hình 1.6. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuyến phố suối Mơ
15
Hình 1.7. Mặt cắt hiện trạng tuyến phố suối Mơ
1.2.3. Kiến trúc tuyến phố suối Mơ, KDL Tam Đảo 1
Hiện trạng mặt đứng kiến trúc hai bên tuyến phố suối Mơ có sự khác
nhau rõ rệt:
- Mặt đứng hướng Đông Nam:
Hình 1.8. Hình ảnh kiến trúc hướng Đông Nam tuyến phố suối Mơ
+ Các công trình đầu tư xây mới: Gồm khá nhiều dự án đã và đang triển
khai xây dựng. Các công trình này mang phong cách kiến trúc Châu âu, mật
độ xây dựng khoảng 50-60% ; hình thái kiến trúc hài hòa với cảnh quan xung
quanh, cụ thể: Hiện đang có dự án Khu dịch vụ tổ hợp cao cấp do doanh
nghiệp đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện. Cụm công trình có số tầng cao
7 tầng, tổ hợp liền khối có nhịp điệu rõ ràng. Kế tiếp là Trụ sở công an thị trấn
Tam Đảo mới hoàn thiện số tầng cao 3 tầng. Dự án công viên trung tâm mới