Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giảm thiểu thất thoát, thất thu nước sạch tại TP phủ lý tỉnh hà nam (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.16 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

MAI THỊ THU

QUẢN LÝ GIẢM THIỂU THẤT THOÁT, THẤT THU

NƯỚC SẠCH TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------MAI THỊ THU
KHÓA: 2017- 2019

QUẢN LÝ GIẢM THIỂU THẤT THOÁT, THẤT THU
NƯỚC SẠCH TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGHIÊM VÂN KHANH
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học,
và các thầy, cô giáo của trường đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng

viên PGS.TS. Nghiêm Vân Khanh đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.

Xin gửi lời cảm tạ sâu sắc tới sở Xây dựng tỉnh Hà Nam, Sở Công

thương tỉnh Hà Nam, Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam (Hanwaco) vì đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài
liệu nghiên cứu cần thiết có liên quan đến đề tài luận văn.

Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của quý Thầy,

Côvà các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, Ngày … tháng 4 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa

học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Thị Thu


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………….
Lời cam đoan……………………………………………………………………..
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt………………………………………….

Danh mục các hình ảnh…………………………………………………………..
Danh mục các bảng, biểu……………………………………………………........

MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
NỘI DUNG .................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP

NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH TẠI

THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- TỈNH HÀ NAM. ............................................................... 8
1.1. Hiện trạng thất thoát thất thu nước sạch của hệ thống cấp nước Thành Phố

Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam ................................................................................................ 8
1.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam ................................... 8

1.1.2. Hiện trạng Hệ thống Cấp nước tại Thành phố Phủ Lý.................................... 15
1.2. Hiện trạng công tác quản lý thất thoát, thất thu nước sạch tại Thành phố Phủ

Lý. .............................................................................................................................. 21
1.3. Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch tại Thành

phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam ....................................................................................... 22

1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam. ..................... 22
1.3.2. Tình hình hoạt động Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam ............................ 24

1.3.3. Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch. .................. 25
1.4. Các hoạt động chống thất thoát thất thu nước sạch của Công ty cổ phần nước

sạch Hà Nam.............................................................................................................. 26


1.5. Đánh giá thực trạng quản lý chống thất thoát nước sạch tại Thành phố Phủ

Lý – Hà Nam. ............................................................................................................ 28

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ


THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH.......................................................... 32
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch. ............................... 32

2.2. Những nguyên nhân gây ra thất thoát thất thu nước sạch. ................................. 33

2.3. Cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch. ............. 43

2.3.1. Các yêu cầu về kỹ thuật làm cơ sở quản lý thất thoát thất thu nước sạch. ...... 43

2.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát nước..... 61
2.4. Giới thiệu về các sơ đồ phân vùng tách mạng.................................................... 62

2.4.1. Phân vùng tách mạng theo sơ đồ địa hình của khu vực .................................. 62
2.4.2. Phân vùng tách mạng theo sơ đồ địa giới hành chính ..................................... 63

2.4.3. Phân vùng tách mạng theo sơ đồ mạng lưới đường ống truyền dẫn ............... 64
2.4.4. Phân vùng tách mạng theo sơ đồ kết hợp ........................................................ 65
2.5. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý chống thất thoát nước tại các đô thị trong

và ngoài nước............................................................................................................. 65
2.5.1. Kinh nghiệm trong nước.................................................................................. 65
2.5.2. Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................................. 70

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THẤT THOÁT, THẤT

THU NƯỚC CHO THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – TỈNH HÀ NAM ........................... 78
3.1. Một số đề xuất về cơ chế, chính sách công tác quản lý...................................... 78

3.1.1. Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách trong mô hình tổ chức công ty. ........ 78



3.1.2. Đề xuất một số cơ chế, chính sách nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ

thuật............................................................................................................................ 80
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý kỹ thuật chống thất thoát thất thu nước

sạch. ........................................................................................................................... 82
3.2.1. Đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới cấp nước................................ 82

3.2.2. Đề xuất phân chia khu vực cấp nước (DMA – District metered areas). ......... 83
3.2.3. Đề xuất giải pháp quản lý rò rỉ chủ động......................................................... 84

3.2.4. Đề xuất ứng dụng phần mềm GIS, SCADA trong quản lý mạng lưới. .......... 89
3.2.5. Đề xuất giải pháp quản lý đồng hồ đo nước. ................................................... 90
3.2.6. Đề xuất giải pháp chống thất thoát thất thu nước sạch trong nhà máy và sau

đồng hồ của hộ tiêu thụ.............................................................................................. 93
3.3. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát

thất thu nước sạch. ..................................................................................................... 95
3.3.1.Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý. ................................................. 95
3.3.2. Nâng cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát thất

thu nước sạch. ............................................................................................................ 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HTCN

Tên đầy đủ

Hệ thống cấp nước

HANWACO

Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam

PUB

Ban quản lý dịch vụ cộng đồng

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn, một thành viên

HĐND

Hội đồng nhân dân

TP

Thành phố

UBND


Ủy ban nhân dân

TTTT

CSDL

Thất thoát thất thu

Cơ sở dữ liệu


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Bản đồ hành chính Thành phố Phủ Lý

Hình 1.2

Sơ đồ mạng lưới cấp nước Tỉnh Hà Nam

Hình 1.3

Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam

Hình 2.1


Rò rỉ mối nối ống

Hình 2.2

Rò rỉ do ống cũ

Hình 2.3

Rò rỉ tuyến ống chính

Hình 2.4

Phân vùng mạng lưới

Hình 2.5

Phân chia khu vực

Hình 2.6

Phân vùng mạng lưới – các kiểu khu vực

Hình 2.7

Hệ thống GIS quản lý mạng cấp nước

Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10


Mô hình hệ thống giám sát tuyến ống qua mạng điện thoại di
động GSM/GPRS.

Bộ phận thu nhận tín hiệu đo và truyền về trung tâm. Vị trí lắp
thẻ sim cho thiết bị đo xa

Sơ đồ 1 hệ SCADA đo thông số của mạng lưới cấp nước

Hình 2.11

Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo xa

Hình 2.12

SCADA áp dụng cho trạm bơm cấp 2 (khi 2 bơm làm việc)

Hình 2.13

SCADA áp dụng cho trạm bơm cấp 2 (khi 2 bơm làm việc)


Hình 2.14

Bể chứa 1000m3 nước tại khu xử lý nhà máy nước Bắc Giang

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức lại bộ máy Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam


Hình 3.2

Sơ đồ phân chia khu vực cấp nước

Hình 3.3

Biểu đồ xác định thời gian phát hiện rò rỉ

Hình 3.4

Sơ đồ bố trí điển hình cho DMA

Hình 3.5

Các loại rò rỉ của ống cấp nước

Hình 3.6

Thiết bị Aquaphone, Geophone

Hình 3.7

Thiết bị ghi tiếng ồn

Hình 3.8

Thiết bị Crrelator

Hình 3.9


Thiết bị chụp ảnh hồng ngoại

Hình 3.10

Thiết bị dò chất khí đánh dấu

Hình 3.11

Cách lắp đặt đồng hồ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.1

Tên bảng
Tổng hợp khối lượng mạng lưới cấp nước ở TP. Phủ Lý

Thống kê hiện trạng sử dụng nước của các phường xã từ nhà
máy nước TP.Phủ Lý.

Thống kê sử dụng nước theo từng loại hình
Lượng nước rò rỉ qua lỗ thủng


1


* Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được

Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình

hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên tình trạng thất

thoát thất thu nước sạch xảy ra nghiêm trọng từ nhiều năm nay vẫn chưa thể
giải quyết triệt để, gây lãng phí nguồn tài nguyên nước quý giá, thất thu cho
ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam là thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh lỵ

của Hà Nam, là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 2
(Ngày 4/12/2018,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1678/QĐ-TTg

công nhận thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam) duy
nhất của tỉnh. Hiện thành phố đang huy động nhiều nguồn vốn để thực hiện

mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện hấp dẫn cho đầu

tư trong và ngoài nước trong việc phát triển đô thị. Đối với mỗi đô thị, hệ

thống cấp nước luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của cư dân

đô thị và sự phát triển của đô thị đó trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu


dài. Đồng hành cùng với sự phát triển chung của thành phố, trong những năm
qua ngành cấp nước Hà Nam cũng không ngừng đổi mới và đã đạt được
những thành công bước đầu.

Cùng hòa chung với sự phát triển của cả nước TP.Phủ Lý cũng đang

từng bước thay da đổi thịt để xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của
Tỉnh Hà Nam.

Đối lập sự phát triển một cách nhanh chóng của đô thị là cơ sở hạ tầng

chưa theo kịp với tốc độ phát triển, trong đó có hệ thống cấp nước chưa đáp


2
ứng được nhu cầu dùng nước của dân Thành phố, mạng lưới cấp nước thì lạc
hậu chưa được nâng cấp.

Theo điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 của TP.Phủ Lý, hệ

thống cấp nước trong khu nội thị sẽ đáp ứng 95% nhu cầu người dân, khu vực
ngoại thị sẽ là 80% nhu cầu người dân, tỷ lệ thất thoát nước giảm xuống dưới
15%.

Vì vậy, việc phải tìm ra, đưa ra được những đề xuất cần thiết về quản lý

nhằm “Giảm thiểu thất thoát, thất thu nước sạch tại TP. Phủ Lý – tỉnh

Hà Nam” và đây cũng là đề tài mà học viên tâm huyết muốn đem công sức

nhỏ bé của mình vào việc khắc phục những tồn tại yếu kém của hệ thống hạ

tầng kỹ thuật nói chung và dịch vụ cấp nước đô thị nói riêng góp phần phát
triển thành phố Phủ Lý phát triển một cách đồng bộ, hiện đại và bền vững.
* Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước sạch sinh hoạt trên địa bàn

thành phố Phủ Lý - Hà Nam

- Xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm giảm

thiểu tình trạng thất thoát, thất thu nước sạch tại TP. Phủ Lý, góp phần nâng

cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trong hoạt động cấp nước của thành
phố TP. Phủ Lý – Hà Nam.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống cấp nước đô thị
Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống cấp nước Thành phố Phủ Lý – Hà
* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;


3
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;


- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;

- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống

cấp nướcgiảm thiểu thất thoát, thất thu nước sạch đô thị, đảm bảo về mặt kinh
tế, chống lãng phí nguồn nước được hiệu quả.

- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống cấp

nước đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư

dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc
sống của dân cư khu vực lân cận.

* Các khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong luận văn [9]
a. Khái niệm hệ thống cấp nước.

Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm nhiều công trình với các chức năng

làm việc khác nhau được bố trí hợp lý theo các công đoạn liên hoàn, nhằm
đáp ứng mọi nhu cầu và quy mô dùng nước của các đối tượng trong đô thị.

Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là một hệ thống bao gồm các

công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch
đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan.


a.1. Công trình thu nước: Dùng để thu nước từ nguồn nước lựa chọn.

Nguồn nước có thể là nước mặt (sông, suối, hồ...) hay nước ngầm (mạch

nông, mạch sâu, có áp hay không có áp...). Trong thực tế nguồn nước được sử

dụng phổ biến nhất là: nước sông, hồ, nước mạch sâu dùng để cung cấp cho

ăn uống sinh hoạt và công nghiệp. Công trình thu nước mặt có thể là gần bờ

hoặc xa bờ, kết hợp hoặc phân ly, vĩnh cửu hoặc tạm thời. Công trình thu


4
nước ngầm có thể là giêng khoan, giêng khơi hay công trình thu nước kiểu
nằm ngang.

a.2. Trạm bơm cấp nước: Bao gồm trạm bơm cấp I (hay còn gọi là

trạm bơm nước thô) dùng để đưa nước từ công trình thu lên công trình làm
sạch. Trạm bơm cấp II (hay còn gọi là trạm bơm nước sạch) dùng để bơm
nước từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới đường ống cấp nước đô thị hoặc

cũng có thể làm trạm bơm tăng áp để nâng áp lực trên mạng lưới cấp nước
đến các hộ tiêu dùng.

a.3. Các công trình xử lý nước: Các công trình xử lý nước có nhiệm vụ

loại bỏ các tạp chất có hại, các độc tố, vi khuẩn, các vi trùng ra khỏi nước.

Các công trình làm sạch nước như: Bể trộn; bể phản ứng; bể lắng; bể lọc; giàn

mưa; thùng quạt gió; bể lắng tiếp xúc...Ngoài ra trong dây chuyền công nghệ
xử lý nước còn có thể có một số công trình xử lý đặc biệt khác tùy theo chất
lượng nước nguồn và chất lượng nước yêu cầu.

a.4. Các công trình điều hòa và dự trữ nước: Bể chứa nước sạch làm

nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II, dự trữ một

lượng nước cho chữa cháy và cho bản thân trạm xử lý nước. Đài nước làm

nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước từ trạm bơm cấp II và mạng lưới cấp nước
và dự trữ một lượng nước chữa cháy trong 10 phút đầu khi xảy ra đám cháy.

Ngoài ra đài nước ở trên cao còn có nhiệm vụ tạo áp lực cung cấp nước cho
mạng lưới cấp nước.

a.5. Mạng lưới đường ống: Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống

truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I,
mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan. Mạng cấp I

là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực
của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn. Mạng


5
cấp II là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hoà lưu lượng cho các
tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.

Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống
chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.
b. Khái niệm quản lý hệ thống cấp nước.

Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của

mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch cho xã
hội, nhất là ở các khu công nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính
quyền địa phương đô thị.

Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản

xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu
tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử
dụng nước.

Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân

trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.

Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các

hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước
sạch.

Để thực hiện nhiệm vụ đó nhà nước và chính quyền địa phương đô thị

phải ban hành cơ chế chính sách, quy định về đầu tư, khai thác, sử dụng các
công trình cấp nước cũng như dịch vụ cung cấp và chất lượng nước cho đô
thị.


c. Cấp nước an toàn là:

lợi nhất.

+ Đảm bảo lưu lượng trên toàn mạng lưới cấp nước kể cả vị trí bất


6
+ Đảm bảo áp lực tại mọi vị trí trên mạng lưới.

+ Đảm bảo chất lượng nước theo yêu cầu của Bộ Y tế.

- Lượng nước thất thoát: được hiểu là chênh lệch giữa lượng nước sản

xuất được và lượng nước tiêu thụ được thu phí.

- Lượng nước rò rỉ: là một phần của lượng nước thất thoát, bao gồm

thất thoát thực thể qua các chỗ rò, vỡ đường ống và các chỗ nối, cũng như
nước tràn từ các bể chứa. Lượng nước rò rỉ có thể rất nhiều và phụ thuộc chủ

yếu vào áp lực trong mạng lưới và thời gian khắc phục (bao gồm thời gian
phát hiện, xác định vị trí và sửa chữa).
d. Sự tham gia của cộng đồng

- Cộng đồng: là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý

được chỉ rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung
để cùng theo đuổi một mục đích.


- Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (như cộng đồng dân cư phường,

xã, tổ chức dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng người địa phương.

- Tổ chức cộng đồng: là một khối liên kết của các thành viên trong cộng

đồng, vì cùng một mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung,

cùng nhau hợp sức để tận dụng tiềm năng, trí tuệ cùng tham gia vào các hoạt
động ở địa phương.

- Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà cả chính quyền và

cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ
cho tất cả mọi người.

- Khái niệm tham vấn cộng đồng: là việc một cộng đồng được tham khảo

về thái độ và những mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển nào đó

trong tiến trình lập kế hoạch. Đây là cơ hội cho mọi người có thể bày tỏ ý


7
kiến của họ, bằng cách này họ có thể ảnh hưởng đến các việc đưa ra quyết
định.

* Cấu trúc luận văn


Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và

Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:

- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý Hệ thống cấp nước và tình

hình thất thoát, thất thu nước sạch tại Thành phố Phủ Lý.

- Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu công tác quản lý thất thoát,

thất thu nước sạch.

- Chương 3: Các giải pháp giảm thiểu thất thoát, thất thu nước sạch cho

Thành phố Phủ Lý – Hà Nam


8
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG

CẤP NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC
SẠCH TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- TỈNH HÀ NAM.

1.1. Hiện trạng thất thoát thất thu nước sạch của hệ thống cấp nước
Thành Phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

1.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
a. Vị trí địa lý [23]


Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam. Đây là

trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại II của tỉnh Hà Nam.

Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, Phủ Lý

cách Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây
Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1A

có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của ba con sông: Sông
Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ.. Thành phố
Phủ Lý có 8.787,30 ha diện tích tự nhiên. Dân số thành phố Phủ Lý 136.654

nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8% [24]. Trên địa bàn Thành phố
Phủ Lý có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Thành phố Phủ

Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường: Châu Sơn, Hai Bà Trưng, Lam
Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Quang

Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo và 10 xã: Đinh Xá, Kim
Bình, Liêm Chung, Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Phù Vân, Tiên Hải, Tiên
Hiệp, Tiên Tân, Trịnh Xá.


9

Hình 1.1:Bản đồ hành chính Thành phố Phủ Lý – Hà Nam [23]



10
b.Khí hậu [23]

Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của

Thành phố chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm
trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm:

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm - 2000 mm
Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C

Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85%
c.Cơ sở hạ tầng [23]

Cơ sở hạ tầng của Thành phố Phủ Lý được xây dựng đồng bộ và ngày

càng hoàn chỉnh nhất là về giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải,
rác thải, xây dựng công viên cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng số 122 dự án, công trình đã và

đang được đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 2.046,8 tỷ đồng. Đẩy
mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như:
Khu đô thị mới Nam Lê Chân (diện tích 68,7ha, quy mô dân số 8000 người);
Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo (diện tích 21,3 ha, quy mô dân số 5.000
người); Khu đô thị Đông sông Đáy (từ cầu Phú Hồng đến cầu Đọ Xá, diện

tích 75 ha); Khu đô thị Liêm Chung dọc hai bên đường 21A diện tích 100 ha;
Khu đô thị Bắc Thanh Châu (diện tích 19,8ha, quy mô dân số 3.500 người);


Khu đô thị Liêm Chính (diện tích 89,7 ha); Khu đô thị Bắc Châu Giang Lam
Hạ, diện tích 652 ha; Khu đô thị Quang Trung – Lam Hạ diện tích 252 ha;
Khu đô thị Châu Sơn diện tích 41 ha; khu đô thị River Silk City Lam Hạ diện
tích 126 ha.


11
Một số dự án lớn góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị như:

Dự án sân vận động trung tâm, Hành lang Quốc lộ 1A và Đông, Tây sông

Đáy, dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án nâng cấp hè đường,
điện chiếu sáng và cây xanh trong khu đô thị cũ, dự án kè hồ Chùa Bầu, dự án

cải tạo hệ thống cáp quang, cải tạo hệ thống lưới điện....đã và đang được thực

hiện theo quy hoạch đầu tư, làm chuyển biến bộ mặt đô thị, khang trang hiện
đại hơn, trật tự đô thị có những bước chuyển biến tích cực.
d.Tài nguyên thiên nhiên [23]
Tài nguyên đất:

Thành phố Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một số đất

nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang mục đích xây dựng, Phủ Lý

còn khả năng mở rộng hàng trăm ha đất xây dựng ở các xã Phù Vân, Châu

Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đường quốc lộ 1A, đường 21... Đây
là nguồn lực rất quan trọng để Phủ Lý đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát


triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp của

Phủ Lý tuy không nhiều, nhưng có chất lượng tốt và còn nhiều khả năng thâm

canh tăng vụ, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Tài nguyên nước:

Nằm ở ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang và có nhiều ao,

hồ nên Phủ Lý có nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát

triển kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, do lưu lượng dòng chảy dao động lớn

nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Phủ Lý nằm ở hạ

lưu nên nguồn nước có nguy cơ dễ bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở
thượng nguồn Hà Nội, Hà Đông,.... Tài nguyên nước ngầm phong phú nhưng
chất lượng không cao nên việc khai thác sử dụng bị hạn chế.


12
Tài nguyên khoáng sản:

Do nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn như đá vôi, xi

măng Bút Sơn (Kim Bảng), Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm); đá xây dựng

Kiện Khê (Thanh Liêm); đất sét sản để xuất xi măng và đất sét để sản xuất

gạch ngói Khả Phong, Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xây dựng

khác... nên Phủ Lý có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế này để phát triển đa dạng
các ngành nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.
e. Kinh tế [23]

Về công nghiệp, thành phố có 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và

Châu Sơn. Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch,

nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế
trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là
khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Về thương mại - dịch vụ - du lịch, Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao

thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đủ điều kiện để

phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại
hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành
kinh tế quan trọng của Phủ Lý.

Cho tới năm 2010, thành phố có nhiều dự án làm thay đổi đáng kể bộ

mặt thành phố, trong đó có dự án khu thương mại dịch vụ một bên là bờ sông

Đáy một bên là Quốc lộ 1A. Khu thương mai dịch vụ này với nhiều tòa nhà
cao tầng hiện đại (cao nhất là dự án chung cư và văn phòng cho thuê 25 tầng).
Khu thương mại này là một điểm nhấn về tính hội nhập và hiện đại của thành
phố.



13
f. Giao thông [23]

Toàn thành phố có 119,7 km đường giao thông, trong đó 83,5% được

kiên cố bê tông hoặc trải nhựa, toàn Thành phố không còn đường đất. Khu
vực nội thị có 31 tuyến đường trục chính, các trục đường chính đô thị dài

70,1 km. Đặc biệt Thành phố sẽ đầu tư xây dựng trục đường Đông Tây, Bắc

Nam, đường vành đai 1, đường nối cầu Ba Đa với đường cao tốc, cầu vượt
sông Châu nối khu đô thị trung tâm với khu đô thị Lam Hạ, 2 cầu vượt sông

Đáy, trên cơ sở hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các khu đô

thị, các khu công nghiệp với quốc lộ 1A, 21A và đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình. Đường Quốc lộ qua:


quốc lộ 1A đi Hà Nội hoặc Ninh Bình, đã được nâng cấp từ năm 2009 với



Quốc lộ 21B xuôi đi Nam Định với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.




4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa.


Quốc lộ 21A đi Hòa Bình và nối với đường mòn Hồ Chí Minh, với 4 làn
xe ô tô.

Quốc lộ 21B ngược lên các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, đi chùa Hương, 2
làn xe ô tô.

Đường Quốc lộ đang thi công:


Quốc lộ 1 mới với 6 làn xe ôtô phía đông thành phố.

Đường Quốc lộ dự kiến:



Đường nối Hà Nam - Thái Bình dự kiến 6 làn xe ở phía đông thành phố.

Đường nối Quốc lộ 1A mới với Quốc lộ 5, dự kiến 6 làn xe, tại phía đông
thành phố.


14



Đường nối từ chùa Bái Đính qua tỉnh lộ 477B đi thị trấn Ba Sao, chùa




Đường nội đô thuận tiện với nhiều đường lớn (đường nhựa từ 2 tới 4 làn

Hương tới đại lộ Thăng Long.

xe ôtô) kết nối tới tất cả các thị trấn của tỉnh Hà Nam.

Đường sắt Bắc - Nam và dự án đường sắt cao tốc qua phía đông thành

phố. Đường thuỷ trên sông Đáy, sông Châu, đang cải tạo Âu thuyền nối giữa

sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy
thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông
Châu, qua cống Liên Mạc và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện. Đường

hàng không: Không có sân bay cũng như không có dự án. Sân bay quốc tế
gần nhất là Nội Bài 100Km.

TP.Phủ Lý cũng đã thu hút nhiều công ty vào đầu tư, mở ra cụm công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới Nam Châu Sơn. Ngoài ra, nền sản xuất
nông nghiệp ở Phủ Lý đang phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, nông

nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường; coi trọng phát triển
kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi. Phủ
Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội, là vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ có đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ

phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan
trọng.


Nhân dân tỉnh Hà Nam nói chung, nhân dân thành phố Phủ Lý nói riêng

tự hào về những gì thành phố có được hôm nay. Tuy nhiên, hiện nay chất

lượng, thẩm mỹ nhiều công trình chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc quy
hoạch, quản lý vẫn còn đang bộn bề, nhiều công trình vẫn còn đang dang dở,
hiện tượng ngập úng vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Hy vọng những điều trăn


×