Tải bản đầy đủ (.docx) (154 trang)

QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM; GIAI ĐOẠN 2020 – 2030.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.61 KB, 154 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
CHO THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM;
GIAI ĐOẠN 2020 – 2030.

HÀ NỘI, 2017
`

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
CHO THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM;
GIAI ĐOẠN 2020 – 2030.

Ngành

: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Mã ngành



: 52 51 04 06

Giảng viên hướng dẫn : ThS. VŨ THỊ MAI
TS. PHẠM THỊ TỐ OANH

HÀ NỘI, 2017

`

2


LỜI CAM ĐOAN
Em tên là: Nguyễn Thị Nga.
MSSV: DH00301421.
Hiện đang là sinh viên lớp ĐH3CM1 – Khoa Môi trường – Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Em xin cam đoan đề tài tốt nghiệp này do chính em thực hiện, các số liệu
và kết quả là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào trước
đây, chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Em xin chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017.
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga.

`

3



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Môi
trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp đỡ, góp ý nhiệt
tình và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Tố Oanh, ThS. Vũ Thị Mai –
giảng viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tâm giúp đỡ,
động viên, chia sẻ và hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn chia
sẻ, động viên, ủng hộ em trong suốt thời gian qua, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có những nỗ lực và cố gắng nhất định xong bài đồ án tốt nghiệp
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy cô để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả sức khỏe và thành đạt!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nga

`

4


MỤC LỤC


`

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TCXDV

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

QCVN,

: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, tiêu chuẩn kỹ thuật Việt

N
TCVN

`

Nam.
THCS

: Trường trung học cơ sở.

THPT

: Trường trung học phổ thông.

TBC I


: Trạm bơm cấp 1.

TBC II

: Trạm bơm cấp 2.

Tr.đồng

: Triệu đồng.

BV

: Bệnh viện.

CT

: Công thức.

QL

: Quốc lộ.

6


DANH MỤC BẢNG

`

7



DANH MỤC HÌNH

`

8


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề .
Việt Nam là đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế
giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tạo nên một sức ép lớn đối với
môi trường. Kinh tế tăng trưởng kéo theo vấn đề về môi trường nhưng nền kinh tế
đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành, định dạng và làm nền tảng cho
sự phát triển của đất nước, của xã hội và con người. Để góp phần đảm bảo cho môi
trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì chúng ta phải có
phương án thông minh, biện pháp kỹ thuật tốt và chú ý giải quyết vấn đề cung cấp
nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải vệ sinh môi trường một cách hợp lý nhất.
Thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà
Nam. Thành phố đã và đang được đầu tư nhiều dự án, quy hoạch, thực hiện phát
triển về mọi mặt . Tuy nhiên tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt của người dân
đang là vấn đề nóng trên địa bàn thành phố. Nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà
máy được mở rộng thì nguồn nước sạch càng bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại.
Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, môi trường và sự phát
triển kinh tế. Đồng thời , chất lượng nước ngầm của thành phố Phủ Lý không tốt ,
không thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt do đặc điểm địa chất công trình. Hiện
nay, thành phố đang đứng trước thực trạng là gia tăng dân số, đô thị hóa và công
nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nước sạch.
Đứng trước tình hình đó, để giải quyết những vấn đề khó khăn thì việc quy

hoạch một hệ thống cấp nước có hiệu quả là rất cấp thiết, đáp ứng nhu cầu của mỗi
người dân, phù hợp với sự phát triển của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế khu vực.
Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là quy hoạch hệ thống cấp nước hoàn chỉnh và phù
hợp với địa phương. Từ đó, em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quy hoạch hệ thống
cấp nước cho thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ; giai đoạn 2020- 2030” nhằm
giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được phương án quy hoạch hệ thống cấp nước cho thành phố Phủ
Lý , tỉnh Hà Nam; giai đoạn 2020 – 2030 phù hợp với quy hoạch kinh tế, xã hội của
khu vực thành phố Phủ Lý.

9


Trên cơ sở khảo sát thu nhập số liệu, kết hợp với tài liệu có sẵn trong các
nghiên cứu gần đây, đồ án tập trung giải quyết các mục tiêu chính:

- Tính toán thiết kế cho 2 phương án mạng lưới cấp nước.
- Tính toán thiết kế cho 2 phương án nhà máy xử lí nước cấp.
-

Khái toán kinh tế cho 2 phương án và lựa chọn được phương án tối ưu phù hợp với
giai đoạn phát triển 2020 – 2030.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và các thông tin quy hoạch
chung.
+ Dân số , diện tích, cơ sở hạ tầng.
+ Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội.
+ Mặt bằng quy hoạch.
+ Bản thuyết minh quy hoạch.

- Đề xuất và tính toán 2 phương án mạng lưới cấp nước.
- Đề xuất và tính toán 2 phương án xử lý nước cấp.
- Khái toán kinh tế cho 2 phương án; Lựa chọn phương án tối ưu.
- Thể hiện kết quả tính toán trên 6 bản vẽ kỹ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: Nước cấp sinh hoạt.
Khu vực nghiên cứu : Thành Phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu : Cấp nước cho thành phố Phủ Lý .
5. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu nhập tài liệu thứ cấp: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các công thức và

-

mô hình dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế.
Phương pháp tính toán: dựa vào các tài liệu , thông tin thu thập và các tiêu chuẩn

-

thiết kế để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lí nước cấp.
Phương pháp đồ họa : Sử dụng phần mềm Autocad.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – HÀ NAM


10


1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý [1]
Thành phố Phủ Lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội về
phía Bắc 58 km, cách Thành phố Ninh Bình về phía Nam 34 km theo QL1A, cách
Thành phố Hưng Yên về phía Đông Bắc 22 km và cách Thành phố Nam Định về
phía Đông Nam 30 km, cách Thành phố Hoà Bình về phía Tây khoảng 80 km theo
QL21.
1.1.2. Đặc điểm địa hình [1]
Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt bởi
các sông và khu vực thấp trũng - Hướng dốc chung của địa hình Thành phố từ Tây
sang Đông.
- Khu vực Thành phố cũ ở phía Đông sông Đáy và khu đô thị mới ở phía Tây
sông Đáy nền địa hình đã được tôn đắp có cao độ 3,0 ÷ 4,8 m.
- Khu vực dân cư ở khu vực Phù Vân Bắc sông Đáy và Bắc sông Châu nền
cũng đã được tôn đắp cao độ 2,0 ÷ 4,2 m.
- Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ 1,8 ÷ 2,2 m.
- Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao độ từ - 0,8 m đến + 0,4 m, bao gồm
các khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao hồ ruộng trũng nối liền
nhau, thường xuyên bị ngập nước.
1.1.3. Đặc điểm về địa chất công trình, thủy văn
a. Đặc điểm địa chất công trình [1]
Mực nước ngầm trong khu vực phụ thuộc mực nước sông, thay đổi theo mùa.
Theo tài liệu địa chất thủy văn vùng Phủ Lý - Kim Bảng có nước ngầm phong phú,
nhưng chất lượng nước ngầm không tốt nên không sử dụng nước ngầm cho dân
sinh.
b. Đặc điểm thủy văn [1]


11


Thành phố nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu được bao bọc bởi hệ
thống đê bảo vệ. Các cửa xả nước ra sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông
Đáy.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu [1]
Thành phố Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ - Mang đặc
trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
a. Nhiệt độ
- Không khí trung bình năm là: 23,3 oC.
- Nhiệt độ không khí trung bình mùa Hè: 27,4 oC.
- Nhiệt độ không khí trung bình mùa Đông: 19,2 oC.
b. Mưa
- Lượng mưa trung bình năm: 1889,0 mm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 333,1 mm.
c. Độ ẩm
- Độ ẩm tương đối trung bình: 84%.
- Độ ẩm tương đối thấp nhất: 11%.
d. Hướng gió
- Tốc độ lớn nhất: 36 m/s.
- Tốc độ trung bình: 2 m/s.
-

Hướng

gió

+ Mùa Hè: Đông - Nam.
chính:

+ Mùa Đông: Đông - Bắc.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Hiện trạng dân số và lao động
a. Diện tích, dân số và đơn vị hành chính [1]
Thành phố Phủ Lý - Hà Nam có diện tích tự nhiên 34,19 km 2. Dân số năm
2010 có 84.107 người, năm 2015 có 136.654 người. Người dân Phủ Lý mến khách,
có trình độ văn hóa, cần cù, năng động trong lao động.
Đơn vị hành chính gồm có: 6 phường, 6 xã (Phường Quang Trung, Lương
Khánh Thiện, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong; Xã: Phù
Vân, Lam Hạ, Liêm Chính, Liêm Chung, Thanh Châu, Châu Sơn).

12


b. Giáo dục [1]
Thành phố Phủ Lý có 2 trường Đại học (ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐH
Thương mại - cơ sở Hà Nam), 5 trường cao đẳng Sư phạm và 4 trường trung học
chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có một số cơ sở dạy nghề tư nhân, trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm dạy nghề của các tổ chức xã hội.
Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành giáo dục Thành phố Phủ Lý tương đối
tốt, các phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
c. Y tế [1]
Hệ thống y tế được nâng cấp cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.
Hiện có 6 bệnh viện bao gồm: Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Y
học Cổ truyền, Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện Phong- Da liễu, BV Đa khoa Thành
phố, Bệnh viện Mắt.
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất [1]
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố là 3.419,2 ha, trong đó đất nội thị
là 678,6 ha.
Hiện trạng đất xây dựng đô thị có một số đặc điểm sau:

- Đất các đơn vị ở: Tổng diện tích đất các đơn vị ở là 102,5 ha, bình quân 27
m2/người, thấp hơn so với tiêu chuẩn quy phạm (35 - 45 m2/người). Đất các đơn vị ở
chủ yếu là đất ở. Các loại đất cây xanh sân chơi, sân đường nội bộ và công trình
công cộng rất thiếu.
- Đất cây xanh, đô thị quá thiếu: Tổng diện tích 9,6 ha, bình quân 2,4 m 2/người
(Theo quy chuẩn là 10 - 15 m2/người).
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị thấp, chỉ chiếm 14,4% đất xây dựng đô thị.
- Diện tích đất nghĩa địa còn tồn tại trong đô thị 7 ha.
- Đất an ninh quốc phòng trong đô thị có diện tích 15,1 ha (Tính cả khu vực
ngoại thị có 15,4 ha.).
- Quỹ đất còn có thể tận dụng khai thác xây dựng đô thị trong nội thị khoảng
300 ha (Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng khoảng 8 ha và đất nông nghiệp khoảng
290 ha).

13


1.2.3. Cơ sở về kinh tế xã hội
Thành phố Phủ Lý là đầu mối giao thông quan trọng phía Nam vùng Hà Nội
(QL1A, QL21, đường sắt quốc gia, đường sông). Đây là yếu tố thuận lợi trong việc
quan hệ giao lưu với các khu vực trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt với thủ
đô Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước.
a. Tiềm năng thương mại dịch vụ [1]
Khu vực kinh tế dịch vụ (bao gồm thương mại, du lịch và dịch vụ sản xuất và
phi sản xuất) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố Phủ Lý.
Mạng lưới chợ, cửa hàng và các trung tâm thương nghiệp phân bố tương đối
rộng khắp trên địa bàn Thành phố. Hoạt động xuất nhập khẩu bước đầu đã đạt được
những thành tựu nhất định. Tuy nhiên thương nghiệp Thành phố chưa đảm nhận
được vai trò của một số trung tâm bán buôn và trung chuyển hàng hoá cho các tỉnh
Miền Bắc và Miền Trung. Ngoài vai trò là đầu mối xuất phát luồng hàng hoá, Thành

phố còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho một số nơi khác trong vùng và các địa
phương nằm trên trục quốc lộ 1A.
Hệ thống cảng sông hiện nay của Thành phố Phủ Lý là một yếu tố quan trọng
đóng góp vào sự phát triển các ngành dịch vụ của Thành phố.
Các ngành dịch vụ công cộng, dịch vụ kỹ thuật trong những năm qua phát
triển khá đa dạng. Dịch vụ ngân hàng, tài chính hoạt động có hiệu quả khi chuyển
sang cơ chế thị trường, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh.
b. Tiềm năng du lịch [1]
Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng, Thành phố hiện có nhiều doanh nghiệp
hoạt động trên lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, nhiều dự án có giá trị đầu tư lớn.

14


c. Tiềm năng công nghiệp, TTCN [1]
Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần
của Nhà nước và chủ trương của Thành phố về phát triển kinh tế trên địa bàn, sản
xuất công nghiệp và TTCN ở Phủ Lý phát triển nhanh và đa dạng.
Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề, phố nghề
ở nội và ngoại thành, nhất là các nghề có khả năng xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng và quá
trình đô thị hóa trong khu vực. Từng bước xây dựng một cơ cấu công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện và lợi thế của thành phố, trong đó dệt - may,
sản xuất hàng tiêu dùng là ngành chủ đạo, tiếp đến là sản xuất vật liệu xây dựng cao
cấp, cơ khí sửa chữa, chế biển thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp.
d. Các ngành thuỷ sản - nông - lâm [1]
Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành có nhiều thành tựu trong đổi mới giống
cây trồng vật nuôi và áp dụng kỹ thuật tiến tiến. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
chuyển đổi theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả và tăng tỷ trọng chăn nuôi là

những ngành tạo hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần thúc đẩy công nghiệp chế
biến phát triển.
1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng
a. Hiện trạng kiến trúc [1]
Trong những năm gần đây, điều kiện về nhà ở của người dân Thành phố đã
được cải thiện rất nhiều, đạt mức trung bình khoảng 8 – 10 m 2 sàn/người, nhà kiên
cố (cao 2,3,4 tầng).
- Các công trình công cộng dịch vụ:
+ Đang xây dựng trung tâm thương mại.
+ Khách sạn: Hình thành một số khách sạn tư nhân quy mô nhỏ từ 4 - 6 tầng.
b. Giao thông [1]
Đánh giá hiện trạng giao thông: Thành phố Phủ Lý là cửa ngõ phía Nam của
thủ đô Hà Nội, nằm trên giao điểm của QL1A và QL21, do vậy có hệ thống giao
thông đối ngoại thuận tiện bằng đường bộ. Tuy nhiên cũng chịu tác động ngược lại

15


của hệ thống giao thông này đối với môi trường cũng như mức độ an toàn giao
thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường cũng như các
tuyến đường giao cắt QL của đô thị.
Tuyến đường sắt thống nhất chạy qua trung tâm, chia cắt Thành phố thành hai
khu vực riêng biệt gây cản trở tới sự giao lưu giữa 2 khu. Ga Phủ Lý có diện tích
hẹp, khó có khả năng nâng cấp mở rộng khi nhu cầu phát triển dân cư đô thị tăng.
c. Điện, viễn thông [1]
Cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho thành phố được bảo đảm ổn định 24/24
giờ. Mạng điện được phủ 100% diện tích thành phố đảm bảo 100% người dân trong
thành phố đều có điện sinh hoạt. Tổng dung lượng các trạm biến áp trên 16 MVA,
lưới điện hạ thế ở các xã, phường được nâng cấp tương đối đồng bộ, tỷ lệ tổn thất
điện năng không đáng kể. Hệ thống chiếu sáng đô thị được nâng cấp, gần 80%

đường đô thị được chiếu sáng bằng đèn cao áp.
Mạng dịch vụ viễn thông phục vụ cho đô thị khá hoàn chỉnh. Gần 90% tổng số
gia đình trong thành phố có thuê bao điện thoại cố định. Tích cực triển khai thực
hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin. Các dịch vụ bưu chính viễn thông
phát triển nhanh, đa dạng, chất lượng tăng dần.
d. Hiện trạng cấp nước [1]
Hiện tại khu vực Thành phố Phủ Lý có 2 nhà máy nước:
- Nhà máy nước số 1: Có công suất 10.000 m3/ngđ, lấy nước sông Đáy xử lý.
Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị.
- Nhà máy nước số 2: Nhà máy số 2 được khởi công xây dựng cuối năm 2002.
Vị trí cạnh quốc lộ 21 thuộc thôn Thanh Nội, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng lấy
nước sông Đáy xử lý với công suất thiết kế khoảng là 20.000 m3/ngđ.
e. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường [1]
Hệ thống thoát nước thải: Nhìn chung là khu vực chưa có hệ thống thoát nước
tập trung. Nước mưa, nước thải một phần tự thấm, một phần theo các khe rãnh tự
nhiên thoát xuống các ao hồ, ruộng trũng. Đa số các hộ dân dùng nhà vệ sinh tự
thấm, tỷ lệ sử dụng bể tự hoại thấp đã ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm mạch nông.

16


Thu gom chất thải rắn: Việc quản lý thu gom chất thải rắn hiện nay do công ty
môi trường đô thị đảm nhiệm, tuy nhiên do lực lượng và phương tiện còn thiếu nên
lượng chất thải rắn còn tồn đọng nhiều. Hơn nữa hiện tại Thành phố chưa có một
bãi xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh do đó gây ra ô nhiễm tại các khu vực đổ chất thải
rắn tạm thời.
Chất thải rắn chưa được phân loại tại khâu thu gom. Chất thải rắn công nghiệp
độc hại, chất thải y tế chưa được xử lý riêng.

17



CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
2.1. Các số liệu cơ bản để tính toán
Dựa vào số liệu và bản đồ quy hoạch thành phố Phủ Lý đến năm 2030 ta có số
liệu sau [1]:
-

Diện tích: 1016,2 ha [1].
Mật độ: 240 người/ha.
Quy hoạch quy mô dân số năm 2030 : 243.888 người.
Theo quy hoạch phát triển thành phố Phủ Lý thuộc khu đô thị loại III.

-

Tiêu chuẩn cấp nước: 150 l/người.ngđ. [7, Bảng 3.1].
Tỷ lệ dân số được cấp nước: 99%. [7, Bảng 3.1].

2.1.1. Các công trình công cộng, thương mại – dịch vụ trong khu vực.
Tiêu chuẩn cấp nước cho mầm non và trường học lấy theo QCVN
01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng [10, Tr.54].
a. Trường mầm non: có 19 trường mầm non trên địa bàn thành phố với bình quân số
lượng trẻ là 500 trẻ/trường.
Tiêu chuẩn cấp nước: 100 (l/trẻ.ngđ).
b. Trường tiểu học: hiện thành phố có 21 trường tiểu học với lượng học sinh trung
bình 900 học sinh/trường.
Tiêu chuẩn cấp nước: 20 (l/hs.ngđ).
c. Trường THCS: có 18 trường THCS, trung bình có 900 học sinh/trường.
Tiêu chuẩn cấp nước: 20 (l/hs.ngđ).


18


d. Trường THPT và trường cao đẳng, đại học : [2].
Bảng 2.1. Danh sách các trường Đại học, cao đẳng, THPT
trên địa bàn thành phố.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên

Số học sinh

Đại học công nghiệp HN (cơ sở Hà Nam)
Cao đẳng sư phạm Hà Nam
Cao đẳng y tế Hà Nam
Cao đẳng Phát thanh - truyền hình TW1
Cao đẳng Thủy Lợi Bắc Bộ
Cao đẳng dạy nghề Hà Nam
Đại học Thương mại (cơ sở Hà Nam)

THPT Chuyên Biên Hòa
THPT A Phủ Lý
THPT B Phủ Lý
THPT C Phủ Lý

3.016
4.080
5.064
4.350
5.100
6.111
3300
2.087
2.310
2.617
2.747

Tiêu chuẩn cấp nước: 20 (l/hs.ngđ).
e. Cơ sở y tế: có 6 bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Danh sách bệnh viện và số giường bệnh lấy theo tài liệu [2].
Bảng 2.2. Danh sách các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
STT

Tên

Số giường bệnh

1
Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Nam
930

2
Bệnh viện Y học Cổ truyền
230
3
Bệnh viện Lao Phổi
360
4
Bệnh viện Phong- Da liễu
313
5
Bệnh viện Mắt
280
6
BV Đa khoa Thành phố
1000
Tiêu chuẩn cấp nước: qBV = 250 – 300 (l/giường.ngày) [8, mục 3.2, bảng 1].
Chọn : qBV = 260 (l/giường.ngđ).
2.1.2. Tiêu chuẩn dùng nước cho chữa cháy.
Với quy mô dân số khu vực là 243.888 người.
-

Lượng đám cháy xảy ra đồng thời là 3 đám cháy.
Khu vực thành phố có nhà xây hỗn hợp, các loại tầng không phụ thuộc vào bậc chịu

-

lửa.
Lưu lượng nước cho một đám cháy là 40 (l/giây).

19



Lấy theo tài liệu [9, mục 10.3, bảng 12].
2.2.

Tính toán lưu lượng cấp nước cho khu vực.

2.2.1. Lưu lượng nước sinh hoạt cho khu dân cư.
-

Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình:
= (m3/ngđ).
Trong đó:


-

: lưu lượng nước sinh hoạt trung bình ngày đêm của khu vực (m3/ngđ)
qo : tiêu chuẩn dùng nước (l/người.ngày), qo = 150 (l/người.ngđ).
N : dân số tính toán của khu vực, được xác định theo công thức:
f: tỉ lệ dân số được cấp nước, f = 99% [7, bảng 3.1].
= = 36217 (m3/ngđ).
Lưu lượng nước tính toán cho ngày dùng nước lớn nhất và ngày dùng nước nhỏ nhất:
(m3/ngđ).
(m3/ngđ).
Trong đó:
+ , : hệ số dùng nước không điều hòa ngày kể đến cách tổ chức đời sống, chế
độ làm việc của các cơ sở sản xuất, mức độ tiện nghi, sự thay đổi nhu cầu dùng
nước theo mùa cần lấy như sau:


20


Trong đó:
+ , : hệ số dùng nước không điều hòa ngày kể đến cách tổ chức đời sống, chế
độ làm việc của các cơ sở sản xuất, mức độ tiện nghi, sự thay đổi nhu cầu dùng
nước theo mùa cần lấy như sau:
= 1,2 ÷ 1,4. Ta chọn = 1,2.

[7, mục 3.3].

= 0,7 ÷ 0,9. Ta chọn = 0,8.

[7, mục 3.3].

 = 36217 . 1,2 = 43460 (m3/ngđ).
 = 36217 . 0,8 = 28973 (m3/ngđ).
- Lưu lượng nước tính toán cho giờ dùng nước lớn nhất và nhỏ nhất:
(m3/ngđ).
(m3/ngđ).
Trong đó:
+ , : hệ số dùng nước không điều hòa K giờ (Tỷ số giữa lưu lượng tiêu thụ
trong giờ dùng nước lớn nhất so với giờ dùng nước trung bình trong ngày).
[7, CT 3.4].
[7, CT 3.4].
Trong đó:
+ αmax, αmin: hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của
các cơ sở sản xuất và các điều kiện địa phương.
αmax = 1,2 ÷ 1,5 [7, mục 3.3] => Chọn αmax = 1,27.
αmin = 0,4 ÷ 0,6 [7, mục 3.3] => Chọn αmin = 0,5.

+ βmax, βmin: hệ số kể đến số dân trong khu dân cư [7, Bảng 3.2].
Với số dân N = 243888 người => βmax = 1,06, βmin = 0,83.
 = 1,27 . 1,06 ≈ 1,35.
 = 0,5 . 083 ≈ 0,42.
Vậy: = 2445 (m3/h).
= 507 (m3/h).
2.2.2. Lưu lượng nước cho công nghiệp.
Trên địa bàn thành phố hiện có 3 khu công nghiệp lớn :
Khu công nghiệp Châu Sơn

200 ha

21


-

Cụm công nghiệp Nam Châu Sơn

10 ha

Cụm công nghiệp Bắc Thanh Châu

40 ha

Các nhà máy, xí nghiệp khác

46 ha

Theo [7, mục 2.4] tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp như sau:

+ Đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hợp, chế biến thực phẩm,
giấy, dệt: 45 m3/ha/ngđ.
+ Đối với các ngày công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngđ.
Giả thiết số ca làm việc là 2 ca. Lưu lượng nước cấp cho sản xuất chiếm 70%,
cấp cho sinh hoạt của công nhân chiếm 20% (chia đều cho 2 phân xưởng), nước tắm
chiếm 10% (chia đều cho 2 phân xưởng).
Do không có số liệu cụ thể của khu công nghiệp nên lấy sơ bộ như sau:
Bảng 2.3. Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp
Khu công nghiệp

Diện tích (ha)

Tiêu chuẩn cấp nước
3

(m /ha)

Q (m3/ngđ)

Châu Sơn

200

22

4400

Nam Châu Sơn

10


22

220

Bắc Thanh Châu

40

22

836

Khác

46

45

2040

Tổng

7496

Vậy tổng QCN = 7496 m3/ngđ. Trong đó:
+ Nước cấp cho sản xuất: 5247,2 m3/ngđ.
+ Nước cấp cho sinh hoạt cho công nhân: 1499,2 m 3/ngđ. Trong đó mỗi phân
xưởng được cấp 749,6 m3/ngđ = 374,8 m3/ca.
+ Nước tắm cho công nhân: 749,6 m3/ngđ. Trong đó mỗi phân xưởng được cấp

374,8 m3/ngđ.
• Tính toán lưu lượng nước riêng cho từng khu công nghiệp.
Bảng 2.4. Lưu lượng nước cho từng khu công nghiệp.
Khu công nghiệp

Q

Qsx

Qsh

Qtắm

(m3/ngđ)

(m3/ngđ)

(m3/ngđ)

(m3/ngđ)

22


Châu Sơn

4400

3080


880

440

Nam Châu Sơn

220

154

44

22

Bắc Thanh Châu

836

585,2

167,2

83,6

Khác

2040

1428


408

204

Tổng

7496

5247.2

1499.2

749.6

2.2.3. Lưu lượng nước cho bệnh viện, trường học.
-

Công thức tổng quát xác định lưu lượng nước cấp cho bệnh viện, trường học là:
QTH, BV = x A (m3/ngđ).
Trong đó:
+ qth (bv): tiêu chuẩn dùng nước cho bệnh viện, trường học.

+ N: số giường bệnh hay số học sinh.
+ A: Số bệnh viện hay số trường học.
+ Lưu lượng nước cấp cho trường mầm non:
Qmn = (m3/ngđ).
Trường mần non hoạt động từ 7h – 17h.
+ Lưu lượng nước cấp cho trường tiểu học:
Qth = (m3/ngđ).
+ Lưu lượng nước cấp cho khối trường THCS:

Qth = (m3/ngđ).
+ Lưu lượng nước cấp cho khối trường THPT, cao đẳng , Đại học.
Qth = (m3/ngđ).
Bảng 2.5 Lưu lượng cấp nước tại trường THPT, Cao đăng, Đại học [2].
ST
T

Lưu lượng
Tên

Số học sinh

nước cấp
(m3/ngđ)

1

Đại học công nghiệp HN

3.016

60,32

2

Cao đẳng sư phạm Hà Nam

4.080

81,6


3

Cao đẳng y tế Hà Nam

5.064

101,28

23


4

Cao đẳng Phát thanh - truyền hình
TW1

4.350

87

5

Cao đẳng Thủy Lợi Bắc Bộ

5.100

102

6


Cao đẳng dạy nghề Hà Nam

6.111

122,22

7
8
9
10
11

Đại học Thương mại (cơ sở Hà Nam)
THPT Chuyên Biên Hòa
THPT A Phủ Lý
THPT B Phủ Lý
THPT C Phủ Lý

3300
2.087
2.310
2.617
2.747

66
41,74
46,2
52,34
54,94


Tổng lưu lượng nước cấp cho trường học là: Q th = 1517,64 (m3/ngđ). Các
trường học hoạt động trung bình từ 7h – 18h.
+ Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện:
Tiêu chuẩn cấp nước : 260 (l/giường.ngđ).
Qbv = (m3/ngđ).

24


Bảng 2.6 Lưu lượng nước cấp tại các bệnh viện [2].
STT

Số giường
bệnh
930
230
360
313
280
1000

Tên

1
Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Nam
2
Bệnh viện Y học Cổ truyền
3
Bệnh viện Lao Phổi

4
Bệnh viện Phong- Da liễu
5
Bệnh viện Mắt
6
BV Đa khoa Thành phố
7
Tổng
Các bệnh viện hoạt động 24/24h.

Lưu lượng nước
cấp (m3/ngđ)
241,8
59,8
93,6
81,38
72,8
260
809,38

2.2.4. Lưu lượng nước tưới cho cây xanh, rửa đường.
-

Lưu lượng nước tưới được xác định như sau:
Q tưới = 10%. = 10% . 43460 = 4360 (m3/ngđ).
Trong đó:
+ Qrửa đường = 60%. Q tưới = 2616 (m3/ngđ).
Ta chọn thời gian rửa đường trong ngày là 6h, ngày thực hiện rửa 2 lần vào
các giờ 8h - 11h và 15h – 18h. => Qđường = m3/h.
+ Qcây xanh = 40%. Q tưới = 1744 (m3/h).

Ngày tưới cây 2 lần vào các giờ 5h - 8h và 15h - 18h.
=> Qcây xanh (m3/h).

2.3.

Bảng phân phối sử dụng nước theo giờ trong ngày.
- Lưu lượng nước chữa cháy không được tính vào lượng nước sử dụng trong
ngày đêm mà tính vào lượng nước dự trữ trong bể chứa và đài nước.
- Với: Chọn a = 1,1, b = 1,15, c = 1,1.
+ a: hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương, tiểu thủ công
nghiệp, a = 1,05 – 1,1.
+ b: hệ số lượng nước rò rỉ, b = 1,1 – 1,2.
+ c: hệ số kể đến lượng nước dùng cho trạm xử lý, c = 1,05 – 1,1.
+ (2) (7) (11)

[4, Bảng 3.2 và 3.5].

+ (14) (16)

[4, Bảng 3.4, Tr.375].

25


×