BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGÔ THẾ QUÂN
KHAI THÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN NHÀ
Ở DÂN GIAN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG CÁC CÔNG
TRÌNH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGÔ THẾ QUÂN
KHÓA 2017-2019
KHAI THÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN NHÀ
Ở DÂN GIAN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG CÁC CÔNG
TRÌNH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ HỒNG CƯƠNG
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn thạc sĩ là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã được nêu trong luận văn và đưa vào
phần danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi cam đoan đã được công bố về hậu quả kỷ luật đối với các trường hợp sao
chép hoặc gian dối có chủ ý đối với các dữ liệu khoa học đã thu thập và sử
dụng trong luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Ngô Thế Quân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương, người thầy đã
định hướng và chỉ bảo tận tình cho công trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các Phó giáo sư, Tiến sĩ, các
nhà khoa học đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn khoa Kiến trúc, Khoa đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi trên con đường
nghiên cứu khoa học.
Sau cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ, những người đã
sinh thành và giáo dưỡng tôi. Xin cảm ơn vợ và những người thân luôn là
nguồn động viên, sát cánh cùng tôi trong quá trình làm luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Ngô Thế Quân
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu , chữ viết tắt
Danh mục các bảng , biểu
Danh mục các hình vẽ , đô thị
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN VÙNG
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG Ở
VIỆT NAM ....................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về kiến trúc nhà ở dân gian trên thế giới và Việt Nam ......... 5
1.1.1. Kiến trúc nhà ở dân gian trên thế giới ............................................... 5
1.1. Kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam............................. 10
1.1.3. Quá trình hình thành kiến trúc nhà ở dân gian của Việt Nam qua các
thời kỳ ........................................................................................................ 12
1.2. Tổng quan về kiến trúc nhà ở dân gian vùng Đồng bằng bắc bộ (ĐBBB)
...................................................................................................................... 19
1.2.1. Tổng quan về môi trường tự nhiên và xã hội vùng ĐBBB. ............ 19
1.2.2. Các loại hình nhà ở dân gian vùng ĐBBB ...................................... 23
1.2.3.Khái niệm về các vật liệu truyền thống xây dựng nên công trình kiến
trúc. ............................................................................................................ 27
1.2.4. Khái niệm về các loại cấu trúc truyền thống xây dựng nên ngôi nhà
ở dân gian .................................................................................................. 28
1.2.5.Khái niệm về các cấu kiện gỗ xây dựng nên công trình kiến trúc
truyền thống. .............................................................................................. 31
1.3. Khái niệm và thực trạng các khu du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam ....... 34
1.3.1.Khái niệm về kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng. ..................................... 34
1.3.2.Kiến trúc các khu du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam .......................... 35
1.3.3. Thực trạng về kiến trúc các khu du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam... 36
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu kiến trúc khu du lịch nghỉ dưỡng
hiện nay[6] .................................................................................................... 37
1.4.1. Nghiên cứu liên quan đến các yếu tố địa điểm ............................... 37
1.4.2. Nghiên cứu liên quan đến yếu tố bản địa ........................................ 38
1.4.3. Nghiên cứu về kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam ............... 39
1.4.4. Một số nhận xét về các nghiên cứu du lịch nghỉ dưỡng ................. 40
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KHAI THÁC ĐẶC ĐIỂM
ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ Ở DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VÀO KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG Ở VIỆT NAM ..................... 41
2.1. Các yếu tố tự nhiên tác động đến kiến trúc nhà ở dân gian vùng đồng
bằng Bắc Bộ. ................................................................................................ 41
2.1.1. Vị trí địa lý – khí hậu vùng ĐBBB.................................................. 41
2.1.2. Yếu tố tự nhiên tác động đến kiến trúc nhà ở dân gian ................... 42
2.2. Các yếu tố văn hóa xã hội tác động đến kiến trúc nhà ở dân gian vùng
đồng bằng Bắc Bộ. ....................................................................................... 42
2.2.1. Một số thống kê thực tế và phân loại chức năng ............................. 42
2.2.2. Một số đánh giá về nhà ở dân gian vùng ĐBBB............................. 47
2.2.3. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và kiến trúc ............ 56
2.3. Các loại cấu trúc không gian nhà ở dân gian vùng ĐBBB. .................. 59
2.3.1. Cấu trúc không gian nhà 3 gian ....................................................... 59
2.3.3. Các bố cục đặc trưng không gian khuôn viên nhà ở dân gian vùng
ĐBBB.[6]................................................................................................... 64
2.4. Cơ sở lý luận về khai thác đặc trưng kiến trúc bản địa đối với kiến trúc
du lịch nghỉ dưỡng........................................................................................ 66
2.5. Mối quan hệ giữa tư tưởng và triết lý của kiến trúc dân gian đối với
kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng . ...................................................................... 67
2.5.1. Tư tưởng và triết lý của kiến trúc nhà ở dân gian đối với kiến trúc
nghỉ dưỡng theo tư tưởng phương Đông ................................................... 67
2.5.2. Ý nghĩa về tinh thần đối với kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ............. 70
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC CÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN
NHÀ Ở DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG CÁC CÔNG
TRÌNH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG Ở VIỆT NAM ....................................... 73
3.1. Những đặc điểm kiến trúc nhà ở dân gian được khai thác trong các công
trình DLND .................................................................................................. 73
3.1.1. Đặc điểm bố cục tổng thể trong kiến trúc nhà ở dân gian ĐBBB... 73
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc không gian trong nhà ở dân gian....................... 81
3.1.3. Đặc điểm về tính linh hoạt trong kiến trúc nhà ở dân gian. ............ 90
3.1.4. Khai thác giá trị đặc trưng trong cách tạo hình kiến trúc và trang trí
mỹ thuật ..................................................................................................... 92
3.1.6. Đặc điểm về chất cảm, màu sắc trong kiến trúc nhà ở dân gian
ĐBBB ........................................................................................................ 97
3.2. Quan điểm khai thác đặc điểm cấu trúc không gian nhà ở dân gian vùng
ĐBBB trong các công trình du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam .................... 102
3.3. Các cấp độ khai thác đặc điểm không gian trong kiến trúc nhà ở dân
gian đồng bằng Bắc Bộ vào kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng. ........................ 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
ĐBBB
Đông bằng Bắc bộ
NODG
Nhà ở dân gian
CTKG
Cấu trúc không gian
DLND
Du lịch nghỉ dưỡng
YTTN
Yếu tố tự nhiên
DK
Du khách
DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU
Số hiệu bảng
Tên bảng
Bảng 2.1
Tổng hợp hướng nhà tại các địa điểm khảo sát
Bảng 2.2
Biểu đồ hướng nhà
Bảng 2.3
Thống kê về biểu hiện và chi tiết kiến trúc
Bảng 2.4
Mức độ trang trí theo phương đứng
Bảng 2.5
Số nhà có cửa sổ và không có cửa sổ sau
Bảng 2.6
Mối quan hệ và mức độ trang trí theo phương dọc
Bảng 2.7
Các khung cảnh kiến trúc và hoạt động tương ứng
Bảng 2.8
Các khung cảnh kiến trúc và hoạt động tương ứng
Bảng 3.1
Sơ đồ tổ chức không gian nhà ở dân gian vùng ĐBBB
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Tên hình
Hình ảnh 1.1
Nhà ở dân gian Hàn Quốc thời xưa
Hình ảnh 1.2
Nhà ở dân gian Hàn Quốc thời xưa
Hình ảnh 1.3
Nhà ở dân gian Trung Quốc thời xưa
Hình ảnh 1.4
Nhà sàn dài Việt Nam
Hình ảnh 1.5
Nhà sàn ngắn Việt Nam
Hình ảnh 1.6
Nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 1.7
Các loại nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 1.8
Nhà sàn dài
Hình ảnh 1.9
Nhà sàn ngắn
Hình ảnh 1.10
Mô phỏng các loại nhà sàn từ những hình vẽ cổ
Hình ảnh 1.11
Kiến trúc truyền thống Việt Nam thời kỳ phong kiến
Hình ảnh 1.12
Kiến trúc truyền thống Việt Nam thời kỳ phong kiến
Hình ảnh 1.13
Kiến trúc Đông Dương thời kỳ Pháp thuộc
Hình ảnh 1.14
Kiến trúc truyền thống Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Hình ảnh 1.15
Hệ thống đồi tháp tại Chí Linh Hải Dương
Hình ảnh 1.16
Đê ven sông Hồng tại Hoài Đức, Hà Tây
Hình ảnh 1.17
Bàn thờ tổ tiên vùng ĐBBB
Hình ảnh 1.18
Các dạng vì kèo trong nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 2.1
Biểu đồ tỉ lệ các hướng nhà tốt
Hình ảnh 2.2
Biểu đồ tỉ lệ các nhà quay hướng
Hình ảnh 2.3
Biểu đồ tỉ lệ các hướng nhà tốt
Hình ảnh 2.4
Biểu đồ tỉ lệ các nhà quay hướng
Hình ảnh 2.5
Cấu trúc mạng lưới ngõ,xóm
Hình ảnh 2.12
Không gian thờ cúng trong nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 2.13
Hệ quy chiếu giữa làng và nhà ở dân gian
Hình ảnh 2.14
Mặt bằng nhà ở ba gian
Hình ảnh 2.15
Mặt cắt nhà ở ba gian
Hình ảnh 2.16
Mặt bằng mặt cắt nhà ở 5 gian
Hình ảnh 2.17
Ứng dụng thước tầm trong nhà ở dân gian
Hình ảnh 2.18
Tam tài trong nhà ở dân gian
Hình ảnh 2.19
Thuyết tương sinh tương khắc trong nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.1
Mặt bằng tổ chức không gian nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.2
Tổ chức sơ đồ không gian nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.3
Mặt cắt khuôn viên nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.4
Không gian hiên của nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.5
Cấu trúc không gian mở của nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.6
Các dạng tổ chức không gian hiên NODG vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.7
Các loại vì thân nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.8
Hình thức nóc nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.9
Hình ảnh niên đại các cấu trúc nhà ở dân gian vùng ĐBBB.
Hình ảnh 3.10
Hình ảnh cấu trúc không gian nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.11
Cấu kiện liên kết hệ khung nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.12
Cấu trúc liên kết linh hoạt của nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.13
Một số mô típ trang trí vì kèo
Hình ảnh 3.14
Mặt cắt khuôn viên nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.15
Mặt cắt thể hiện tính vi khí hậu nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.16
Chi tiết thông gió nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.17
Phối cảnh tổng thể một dạng nhà ở dân gian vùng ĐBBB
Hình ảnh 3.18
Các vật liệu tre nứa, gỗ được sử dụng trong nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.19
Gỗ được sử dụng trong nội thất nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.20
Vật liệu gỗ lim thường được sử dụng trong nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.21
Vật liệu ngói đỏ thường được sử dụng trong nhà ở dân gian
Hình ảnh 3.22
Các vật liệu ngói thông dụng
Hình ảnh 3.23
Emeralda Ninh Bình
Hình ảnh 3.24
Emeralda Ninh Bình
Hình ảnh 3.25
InterContinental Đà Nẵng
Hình ảnh 3.26
InterContinental Đà Nẵng
Hình ảnh 3.27
InterContinental Đà Nẵng
Hình ảnh 3.28
Lăng cô Resort Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
“Tinh hoa cổ truyền của cha ông ta để lại luôn có một giá trị và chỗ đứng
riêng biệt trong cuộc sống hiện đại”.
Mỗi làng quê của người Việt khi nhắc đến đều gắn với hình ảnh cây đa,
bến nước, sân đình, đồng lúa hay những dòng sông bao quanh làng, những hình
ảnh này đã quá quen thuộc đối với những người xa quê khi nhớ về quê hương
của mình. Văn hoá làng được hình thành trên cơ sở những hoạt động lao động
sản xuất, sinh hoạt phong tục tập quán truyền thống lễ hội, hệ thống di tích cũng
như hệ thống nhà ở dân dụng tại làng. Đối với mỗi làng do tác động của nền
kinh tế những giá trị văn hoá có những đặc trưng riêng.
Nhà ở cổ truyền - nhà ở truyền thống của các dân tộc là một trong những
đối tượng nghiên cứu phức tạp và quan trọng nhất trong văn hoá vật. Nhà ở như
là một phức hợp sinh hoạt văn hoá của các cư dân hay cũng có thể nói nhà ở là
một không gian văn hoá. Đây là một di sản kiến trúc khổng lồ, là nguồn tài
nguyên kiến trúc phong phú đầy tiềm năng lại chưa được quan tâm khai thác
một cách đầy đủ và hệ thống.
Hơn nữa trong bối cảnh quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hiện nay
sự phát triển cũng đi đôi với nguy cơ mất mát các giá trị văn hoá truyền thống
nếu không được giữ gìn. Mỗi làng xã có giá trị văn hoá lâu đời đã bị mai một
và quy trình này ngày càng phổ biến và lan rộng.
Các làng xã khu vực đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đất hội tụ của nhiều
dấu tích văn hoá và tôn giáo lớn, là quê hương của chùa tháp, lễ hội và các sinh
hoạt văn hoá cổ truyền là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng
cả nước. Đặc biệt ngôi nhà dân gian ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã cất lên tiếng
nói những giá trị tinh hoa của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Bắc Bộ,
những giá trị không chỉ để lại bài học thiết thực cho kiến trúc hiện đại mà những
giá trị đó là kết tinh của nền văn hoá dân tộc Việt Nam, là nguồn tài nguyên
2
kiến trúc đầy tiềm năng cần bảo tồn và khai thác tinh hoa về kiến trúc gỗ cổ.
Kiến trúc Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi những phong cách kiến
trúc khu vực cũng như phong cách kiến trúc thế giới. Những giá trị của kiến
trúc truyền thống đang dần bị lãng quên, những di tích kiến trúc đang dần thành
phế tích hoặc thay thế bằng bê tông hóa. Những giá trị văn hóa vật thể bị xuống
cấp kéo theo mai một của một giá trị văn hóa phi vật thể.
Cùng với đó kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ là một di sản kiến trúc văn hoá khổng lồ nên người viết mong
muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc khai thác
những giá trị kiến trúc văn hoá nhà ở dân gian truyền thống của người Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ vào các công trình kiến trúc hiện đại, người viết đã chọn đề
tài “ Khai thác đặc điểm cấu trúc không gian nhà ở dân gian đồng bằng Bắc
Bộ trong các công trình du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam” cho công trình nghiên
cứu khoa học đầu tay của mình. Qua tìm hiểu có thể thấy những giá trị kiến
trúc trong văn hoá cư trú ở mỗi làng quê Việt là nguồn tài nguyên kiến trúc đầy
tiềm năng cần phải bảo tồn và khai thác những nét tinh túy có hiệu quả.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, khai thác cấu trúc không gian nhà ở dân gian ở đồng bằng Bắc
Bộ nói riêng và kiến trúc gỗ của các thể loại nhà ở dân gian nói chung.
Định hướng khai thác kiến trúc nhà ở dân gian đồng bằng Bắc Bộ và
nghiên cứu ứng dụng vào kiến trúc hiện đại, cụ thể là vận dụng vào kiến trúc
công trình resort ở Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhà ở dân gian và resort nghỉ dưỡng
Phạm vi nghiên cứu: vùng đồng bằng Bắc Bộ
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
3
Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập
thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề
tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có
được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thực địa:
Quá trình thực địa giúp sưu tầm tài liệu, nhằm nhận được thông tin xác
thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn
tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động
du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin
và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo,
các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát
triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Về lý luận, từ xem xét các yếu tố tổ chức không gian, sắc thái dân tộc,
chi tiết kỹ thuật về kết cấu, cấu tạo nhà ở, công trình công cộng, nêu ra các nét
đặc trưng về phong cách, thức kiến trúc, Kiến trúc nhà ở dân gian vùng đồng
bằng Bộ là một bộ phận của kiến trúc dân gian truyền thống Việt nam, tìm hiểu
để góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, lý luận kiến trúc. Qua
các khía cạnh nghiên cứu, hoàn thiện, bảo tồn, khai thác các nét tinh túy của
giá trị kiến trúc cổ mang lại.
Về thực tiễn, ứng dụng, khai thác, ứng dụng các nét tinh túy đó vào các
công trình hiện đại, các nhà ở nông thôn đang bị bê tông hóa, những màu sắc
kiến trúc đang khá nhạt nhòa và để thổi hồn của dân tộc vào các công trình hiện
nay
4
Cấu trúc luận văn:
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về kiến trúc nhà ở dân gian trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Kiến trúc nhà ở dân gian trên thế giới
Kiến trúc nhà ở dân gian Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.[19]
-
Kiến trúc nhà ở dân gian Trung Quốc: Kiến trúc nhà ở Trung Hoa
được đặt trên nền tảng triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh. Nhà ở thường
được xây dựng hòa hợp với thiên nhiên, lấy thiên nhên làm cơ sở thiết kế xây
dựng. Bố cục của ngôi nhà phù hợp với hình thái khu đất, sự hiện diện của sông,
suối, ao hồ, kiểu dáng của các loài thảo mộc cũng đều được nghiên cứu kỹ trước
khi xây dựng ngôi nhà. Các ngôi nhà truyền thống thường khép kín hình chữ
nhật, chỉ có một cửa mở ra đường, ở giữa có sân trong. Các cửa của nhà chính,
nhà phụ đều mở ra sân trong. Nền nhà làm bằng đất nện, tường nhà làm bằng
tre gỗ, mái lớp tranh hoặc ngói âm dương. Các nhà giàu có đều có xây tường
kín bốn mặt, nhà có nhiều sân trong, các sân trong được ngăn cách bởi các hành
lang có mái che và tạo nên nhiều cấp bậc gắn với vườn cảnh làm cho sân trong
thêm sinh động. Mái nhà lợp ngói âm dương, tường xây gạch, các kết cấu vì
kèo gỗ cầu kỳ, trang trí hoa văn đẹp mắt. Cửa nhà ở được trang trí bởi giấy
màu, các vách liên phòng cũng được trang trí giấy màu và ngăn không gian ước
lệ thông qua các lỗ thủng trên vách gỗ.
Nhà ở dân gian Trung Quốc được biết đến nhiều nhất là hai loại nhà, đó
là nhà ở Tứ hợp viện ở vùng Bắc Kinh và loại nhà ở Nhà tròn (Thổ lâu) ở tỉnh
Phúc Kiến với những đặc điểm kiến trúc rất nổi bật (Hình: 1.7,1.8,1.9)
6
-
Kiến trúc nhà ở dân gian Nhật Bản: Nói đến kiến trúc nhà ở dân
gian Nhật Bản ta phải nói đến nghệ thuật kiến trúc gỗ nổi tiếng của Nhật Bản
có từ hơn 2000 năm trước. Ngôi nhà thường có 2 cửa, một cửa liên hệ ra đường
và một cửa ra vườn. Mặt bằng chia làm hai phần: phía Nam dành cho các phòng
sinh hoạt chung, phòng tiếp khách, phía Bắc bố trí các phòng ngủ, phòng phụ
và kho chứa đồ.
Sang thế kỷ XII, nhà ở dân gian Nhật Bản lấy kích thước của chiếu
Tatami (bện bằng rơm rạ) làm đơn vị đo chuẩn, modun cơ sở cho việc bố trí
không gian ngôi nhà (kích thước của chiếu Tatamin có chiều dài gần 2m, chiều
rộng = ½ chiều dài). Kích thước các phòng ở được xác định bằng 3; 4; 4,5; 6;
7; 8; 10; 12 Tatamin [20]. Các phòng ở trong ngôi nhà Nhật Bản rất rộng rãi,
nội thất bằng gỗ đơn giản với nhiều tủ tường để chứa đồ. Nhà ở bố trí không
gian linh hoạt, có thể thay đổi nhờ vào các vách tường nhẹ bằng gỗ, hoặc vách
khung gỗ bồi giấy. Đặc biệt, các tường ngoài của ngôi nhà được làm bằng
những khung gỗ nhẹ dán giấy dày hai mặt có thể di chuyển nhờ vào các rãnh ở
trên trần và dưới nền nhà, các tấm này có thể tháo lắp dễ dàng. Vào mùa đông,
các bức tường ngoài được bổ sung them các tấm “amado” bằng gỗ để chống
gió lạnh. Còn các vách tường trong được dán bồi thêm bìa hoặc giấy dày hai
phía. Tường nhà hướng Bắc được cấu tạo bằng hai lớp ván gỗ kép và trát bằng
hồ vữa nhằm chống gió lạnh. Mái nhà miền Bắc thường lợp bằng rơm, rạ, còn
miền Nam lợp ngói là chủ yếu. Người Nhật còn biết cách làm mái nhà bằng
ván gỗ hoặc vỏ cây.
Do là khu vực thường xuyên có động đất, nên nhà ở dân gian truyền
thống Nhật Bản thường làm bằng kết cấu gỗ để chống động đất. Việc xây dựng
ngôi nhà được tiến hành rất nhanh do một người thợ cả chỉ đạo, thời gian dựng
xong ngôi nhà gỗ chỉ mất khoảng hai tuần.
Kiến trúc nhà ở Nhật Bản có mối quan hệ gắn bó mật thiết với thiên nhiên
7
và môi trường. Các ngôi nhà đều có sân vườn trồng hoa, cây cảnh kết hợp với
trồng rau xanh, ngoài vườn có hồ nước, suối nhân tạo, núi giả bằng các tảng đá
xếp thành. Các vật liệu sử dụng trong trang trí vườn đều từ thiên nhiên và gần
gũi với thiên nhiên như: đá, sỏi, cây tre, trúc, mặt nước, cây xanh. Nhà có nhiều
hành lang và cửa sổ lớn nhìn ra vườn, cảnh bài trí đẹp mắt và cầu kỳ, trong nhà
có nhiều chậu hoa cảnh. Nghệ thuật trang trí vườn cảnh của người Nhật đã phát
triển đến đỉnh cao của nghệ thuật và trở thành quy tắc trang trí từ thế kỷ thứ
VIII. Giống như người Trung Hoa, việc sử dụng hồ nước, núi non bộ, gò đồi
nhân tạo, đường lát đá, bể nước, giếng nước, đèn đá… là yếu tố không thể thiếu
khi trang trí nghệ thuật vườn cảnh của người Nhật Bản. Vườn nhà người Nhật
ngoài chức năng tạo dựng cảnh quan, vườn thiền còn là nơi để chủ nhà tiếp
khách, uống trà đạo và tổ chức các nghi lễ. Nhìn chung, nhà ở dân gian truyền
thống Nhật Bản mang phong cách riêng và độc đáo. (Hình 1.10; 1.11; 1.12).
-
Kiến trúc nhà ở dân gian Hàn Quốc
Người Hàn Quốc từ xưa đã có trình độ kiến trúc vô cùng khoa học, tinh
tế để xây dựng nhà ở vừa an toàn, kiên cố, vừa thích nghi với môi trường tự
nhiên xung quanh. Một đặc điểm đặc biệt của hanok là hệ thống làm nóng dưới
sàn nhà được gọi là ondol. Đây là cách giữ ấm đã có từ xa xưa,trước cả khi
người Hàn phát triển ra kiểu nhà Hanok.
Phương pháp sưởi ondol sử dụng hệ thống các ống dẫn chạy bên dưới
sàn đá của phòng với hơi nóng được thoát ra từ lò sưởi trong bếp. Hệ thống này
cũng được thiết kế để hút khói hiệu quả qua các đường dẫn dưới sàn nối với
ống khói.
Một yếu tố quan trọng khác của ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc là tấm
ván lót sàn (maru). Các tấm lót sàn maru thường được bố trí đặt sao cho duy trì
một khoảng không nhất định so với mặt đất để không khí tự do lưu thông bên
dưới, tạo một môi trường sống mát mẻ trong suốt mùa hè. Kiến trúc thông minh
8
kết hợp ondol và maru tạo cho ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc một không
gian sống thoải mái, giúp gia chủ giữ ấm trong mùa đông khắc nghiệt và mát
mẻ, thư thái trong cả mùa hè nóng như thiêu.
Mái nhà truyền thống hanok được lợp bằng ngói làm từ đất sét với nhiều
màu sắc hoặc lợp bằng rơm khô. Thông thường mái ngói có màu xám đậm,
nhưng một số nhà lại phủ ngói màu xanh giống như dinh làm việc của Tổng
thống Hàn Quốc được gọi là “Cheongwadae”, nghĩa đen là “Nhà ngói xanh”.
Hình ảnh 1.1. Nhà ở dân gian Hàn Quốc xưa
Hình ảnh 1.2. Nhà ở dân gian Hàn Quốc xưa
9
Các ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc thường là nhà gỗ, nhưng nếu được
bảo quản tốt thì có thể sử dụng được rất lâu. Ví dụ như Geungnakjeon (Điện
cực lạc) ở Chùa Bongjeongsa, nằm trên Núi Cheondeungsan, thành phố
Andong, tỉnh Gyeongsangbuk-do được xây dựng từ năm 1363, là tòa nhà còn
tồn tại lâu nhất của Hàn Quốc còn duy trì nguyên vẹn cấu trúc ban đầu sau 650
năm.
Vị trí lí tưởng để xây dựng nhà hanok là khu đất mà đằng sau là núi để
chắn gió lạnh, đằng trước là suối để dễ dàng lấy nước. Nhà hanok, công trình
kiến trúc hài hòa giữa thiện nhiên và con người đang ngày càng càng thu hút
nhiều sự quan tâm, không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới.
Ngày nay, có hơn 60% dân số Seoul sống trong các căn hộ chung cư hiện
đại, nhưng điều thú vị là những tòa nhà chung cư cao tầng này đều áp dụng hệ
thống sưởi bằng các đường ống nước nóng bố trí dưới sàn nhà lấy cảm hứng từ
hệ thống sưởi ondol cổ xưa. Kể cả những căn nhà riêng cũng sử dụng ondol khi
xây dựng. Hệ thống sưởi này không chỉ rất thịnh hành ở Hàn Quốc mà gần đây
đã dần trở nên được ưa chuộng ở nhiều quốc gia có nền nhiệt thay đổi cao. [17]
Hình ảnh 1.3. Nhà ở dân gian Trung Quốc thời xưa[17]
10
1.1.
Kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam[1]
Ở Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những cách xây dựng nhà ở với hình
thức và tổ chức công năng khác nhau, nó đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu,
địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi
dân tộc. Nhưng do giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc
cũng có cách tổ chức không gian nhà ở tương đối giống nhau, hoặc khai thác
kinh nghiệm của tộc người khác để sáng tạo không gian nhà ở cho tộc mình.
Các dân tộc sống quần cư thành các bản trên sườn núi hoặc làng đông
đúc ven sông, suối. Trong đó, người Việt có cơ cấu tổ chức làng chặt chẽ nhất.
Mỗi làng có hàng trăm gia đình sinh sống tạo thành một cộng cư với hương ước
riêng. Quanh làng có lũy tre xanh dày như thành lũy nhằm bảo vệ dân làng.
Công trình công cộng của làng là đình làng, thường được xây dựng trên khu đất
cao ráo nằm ở giữa làng. Về hình dáng kiến trúc ngôi nhà: phần lớn sử dụng
loại nhà trệt ba gian hai chái, mái lợp tranh hay ngói âm dương, tường trình
bằng đất dày, phía trước có hiên đón, cửa ra vào mở ở gian giữa, hai bên có cửa
sổ nhỏ mở ra hiên. Người Hoa thường làm nhà có hình chữ Môn hay chữ Khẩu.
Nhà có ba gian hai chái, hoặc năm gian không có chái. Kết cấu vì kèo gỗ đơn
giản. Tường xây gạch hay tường trình đất. Mái lợp ngói âm dương hay lá tre,
phên nứa. Nhà có hiên phía trước, cửa chính mở ra hiên.
Nhà ở truyền thống người Việt được tổ chức trong khuôn viên ở có hàng
rào chung quanh bằng cây xén tỉa, hoặc xây bằng gạch, đá ong. Nhà ở người
Việt xây dựng rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm. Mỗi gia đình thường có nhà
chính, nhà phụ, sân phơi, vườn cây, ao cá. Nhà chính từ 3 -5 gian, có hiên phía
trước quay ra hướng Nam đón gió mát. Nhà phụ 2-3 gian vuông góc với nhà
chính quay ra hướng Đông. Nhà phụ dùng làm bếp và làm các nghề phụ thủ
công. Phía trước nhà có sân phơi, trước sân là giếng nước, bể nước mưa, ao thả
cá và vườn cây ăn quả. Phía sau nhà ở bố trí chuồng trại chăn nuôi gia súc, nhà
11
vệ sinh. Nhà ở thường xây gạch, mái lợp tranh hoặc ngói, kết cấu vì kèo gỗ
chắc chắn, chạm trổ hoa văn đẹp mắt. Về tổ chức công năng ngôi nhà: gian giữa
thờ cúng tổ tiên và tiếp khách, hai gian bên ngăn thành không gian ngủ của chủ
nhà, nơi ở con gái và để đồ đạc. Nhà ở dân gian đầu hồi có một cửa đi ra gian
bếp nấu. Phía trên quá giang của vì kèo, thường có gác xép bằng gỗ, nơi để ngũ
cốc và chỗ ngủ của con trai lớn chưa cưới vợ. Mặt bằng nhà ở dân gian bố trí
thành ba không gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách, phía gian bên
là nơi ở của con trai và bếp phụ, phía còn lại dành cho con gái đồng thời là nơi
đặt bếp chính.
Nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch
sử, qua bao đổi thay của xã hội vẫn giữ được những nét văn hoá, bản sắc và đặc
điểm riêng của dân tộc mình. Ngày nay, dưới tác động của đô thị hoá cũng như
sự phát triển của xã hội, văn hoá truyền thống và nhất là kiến trúc nhà ở truyền
thống đang bị mai một dần, có nguy cơ sẽ biến mất. Thay thế vào đó là những
ngôi nhà bê tông cốt thép nhiều tầng, vững chắc nhưng vô cảm, nặng nề… làm
mất đi vẻ đẹp thanh bình vốn có của làng quê Việt.[18]
Hình ảnh 1.6. Nhà ở dân gian vùng ĐBBB[18]
12
Hình ảnh 1.7. Các loại nhà ở dân gian vùng DBBB[8]
1.1.3. Quá trình hình thành kiến trúc nhà ở dân gian của Việt Nam qua các
thời kỳ
a. Kiến trúc nhà ở dân gian Việt Nam thời kỳ Hùng Vương – Âu
Lạc[18]