Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ứng dụng vật liệu tổng hợp trong gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc tại tỉnh hòa bình (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------

TRƢƠNG HỮU PHÚC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VẬT LIỆU TỔNG HỢP
TRONG GIA CƢỜNG VÀ ỔN ĐỊNH SƢỜN DỐC
TẠI TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------TRƢƠNG HỮU PHÚC
KHÓA: 2017 - 2019

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VẬT LIỆU TỔNG HỢP
TRONG GIA CƢỜNG VÀ ỔN ĐỊNH SƢỜN DỐC
TẠI TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình


Dân dụng & Công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC THANH

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà
Nội, các cán bộ Khoa Sau đại học, Khoa Xây dựng và đặc biệt là các thầy, cô giáo
giảng dạy Bộ môn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong suốt quá
trình học tập chƣơng trình cao học. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến Giáo viên hƣớng dẫn – TS Nguyễn Ngọc Thanh đã tận tình giúp đỡ,
hƣớng dẫn, cung cấp tài liệu và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn này.
Quá trình thực hiện luận văn diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc dù bản
thân đã rất cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận đƣợc sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn
về kiến thức và có bƣớc nghiên cứu bổ sung phát triển.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trƣơng Hữu Phúc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trƣơng Hữu Phúc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
* Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................... 2
* Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 2
* Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................... 2
* Cấu trúc luận văn. ............................................................................................... 3
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIA CƢỜNG VÀ ỔN
ĐỊNH SƢỜN DỐC TẠI TỈNH HÒA BÌNH ......................................................... 4
1.1.

Ổn định sƣờn dốc ......................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm sƣờn dốc ....................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại hiện tƣợng mất ổn định sƣờn dốc ................................................... 6
1.1.3. Các biện pháp gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc ............................................ 13
1.2.

Đặc trƣng sƣờn dốc tại tỉnh Hòa Bình và tình hình mất ổn định sƣờn
dốc tại khu vực Hòa Bình .......................................................................... 21

1.2.1. Đặc trƣng sƣờn dốc tại tỉnh Hòa Bình ......................................................... 21
1.2.2. Tình hình mất ổn định sƣờn dốc tại tỉnh Hòa Bình ...................................... 22
1.3.

Thực trạng ứng dụng vật liệu tổng hợp trong gia cƣờng và ổn định sƣờn
dốc tại tỉnh Hòa Bình ................................................................................. 30

1.3.1. Các đặc trƣng cơ bản của các loại vật liệu tổng hợp ứng dụng trong gia
cƣờng và ổn định sƣờn dốc .......................................................................... 30


1.3.2. Ứng dụng vật liệu tổng hợp trong gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc .............. 34
1.3.3. Khả năng áp dụng tại tỉnh Hòa Bình ............................................................ 41
CHƢƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH SƢỜN DỐC .... 44
2.1.


Cơ sở lý thuyết tính toán ổn định sƣờn dốc ............................................. 44

2.1.1. Tính toán theo Fellenius................................................................................ 45
2.1.2. Tính toán theo Bishop .................................................................................. 47
2.1.3. Một số phƣơng pháp tính toán khác ............................................................. 50
2.2.

Ứng dụng phƣơng pháp mô hình số trong bài toán gia cƣờng và ổn định
sƣờn dốc bằng vật liệu tổng hợp ............................................................... 57

2.2.1. Giới thiệu phần mềm .................................................................................... 57
2.2.2. Giới thiệu mô hình nền đất và mô hình vật liệu gia cƣờng .......................... 60
2.2.3. Khảo sát bài toán ổn định sƣờn dốc bằng tƣờng có cốt polyme .................. 63
2.3.

Một số lƣu ý khi tính toán áp dụng giải pháp sử dụng vật liệu tổng hợp
trong gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc ...................................................... 69

2.3.1. Lƣu ý lựa chọn loại vật liệu gia cƣờng ........................................................ 69
2.3.2. Lƣu ý lựa chọn loại vật liệu đắp gia cƣờng .................................................. 70
2.3.3. Lƣu ý khác ................................................................................................... 71
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG VẬT LIỆU TỔNG HỢP TRONG GIA CƢỜNG
VÀ ỔN ĐỊNH SƢỜN DỐC TẠI CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ VĂN PHÒNG
ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH HÒA BÌNH .................................................... 75
3.1.

Giới thiệu đặc điểm công trình ................................................................. 75

3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo và địa chất công trình ...................................... 75
3.1.1.1.


Giới thiệu chung về công trình ............................................................... 75

3.1.1.2.

Đặc điểm địa hình ................................................................................... 75

3.1.1.3.

Đặc điểm địa chất khu vực khảo sát ....................................................... 76

3.1.2. Điều kiện địa chất công trình ....................................................................... 77
3.2.

Đề xuất áp dụng vật liệu tổng hợp trong gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc .
....................................................................................................................... 79


3.2.1. Đề xuất sử dụng vật liệu tổng hợp ............................................................... 79
3.2.2. Tính toán áp dụng ........................................................................................ 80
3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ............................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 90
Kết luận .................................................................................................................. 90
Kiến nghị ................................................................................................................ 90


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


BTCT

Bê tông cốt thép

BTXM

Bê tông xi măng

ĐBQH

Đại biểu quốc hội

ĐKT

Địa kỹ thuật

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN

Khoa học công nghệ

MC

Mặt cắt

TBĐC


Tai biến địa chất

TB – ĐN

Tây Bắc – Đông Nam


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Tên hình
Kết cấu tường chắn đất BTCT và tường chắn đất có cốt

Hình ảnh cốt gia cường bằng vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ
thuật (polypropylen, polyester)

Hình 1.3

Công trình sử dụng tường chắn đất có cốt

Hình 1.4

Ví dụ sử dụng Geo cell trong ổn định sườn dốc

Hình 1.5

Ví dụ sử dụng Neoweb trong ổn định mái đất


Hình 1.6

Sơ đồ cấp độ cao tỉnh Hòa Bình

Hình 1.7

Sơ đồ phân cấp độ dốc tỉnh Hòa Bình

Hình 1.8

Sơ đồ hướng phơi sườn tỉnh Hòa Bình

Hình 1.9

Sơ đồ phân cắt sâu tỉnh Hòa Bình

Hình 1.10

Sơ đồ phân cắt ngang tỉnh Hòa Bình

Hình 1.11

Sơ đồ phân bố thảm phủ khu vực Hòa Bình

Hình 1.12

Thí nghiệm vật tư vật liệu cho hệ tường chắn

Hình 1.13


Vật liệu Polymeric và kết quả thí nghiệm kéo đứt

Hình 1.14

Hình 1.15

Tường chắn đất có cốt cho đường đầu cầu Bến Tượng - Thái
Nguyên
Thi công lắp đặt lưới và móc liên kết hệ tường chắn đất có cốt
VsoL

Hình 1.16

Mặt cắt ngang nền đắp tiêu chuẩn sau khi sửa chữa

Hình 1.17

Vật liệu Neoweb

Hình 1.18

Đặc tính cơ lý Neoweb

Hình 1.19

Biểu đồ so sánh đặc tính cơ lý Neoweb và HDPE

Hình 1.20


Công trình sử dụng tường chắn đất có cốt

Hình 1.21

Ví dụ về sạt lở đất nghiêm trọng tại xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ,
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 31/07/2018


Hình 1.22

Ví dụ về sạt trượt tại xóm Vôi, xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình
ngày 21/07/2018

Hình 2.1

Các kiểu phá hoại mái dốc

Hình 2.2

Cung trượt trong phương pháp mặt trượt trụ tròn

Hình 2.3

Sơ đồ ổn định của mái dốc

Hình 2.4

Xác định cung trượt nguy hiểm nhất

Hình 2.5


Phương pháp phân mảnh

Hình 2.6

Sơ đồ lực tác dụng lên khối trượt ABC theo mô hình tính toán hệ
thống neo

Hình 2.7

Sơ đồ xác định lực kéo neo Tkéo

Hình 2.8

Mái đất có gia cường bằng vật liệu địa kỹ thuật

Hình 2.9

Ổn định của mái đất khi có vết nứt thẳng đứng

Hình 2.10

Phân tích ổn định sườn dốc bằng Plaxis 2D V8.5

Hình 2.11

Phân tích bài toán thấm qua đập bằng Plaxis PlaxFlow

Hình 2.12


Phân tích bài toán thi công hầm theo công nghệ NATM bằng
Plaxis 3D Tunnel

Hình 2.13

Phân tích bài toán móng bè bằng Plaxis 3D Foundation

Hình 2.14

Mặt bao phá hoại Mohr - Coulomb trong không gian ứng suất

Hình 2.15

Các mặt chảy dẻo của mô hình Hardening Soil

Hình 2.16

Các mặt chảy dẻo của mô hình Soft Soil trong không gian ứng
suất

Hình 2.17

Những ứng dụng của phần tử Geogrid

Hình 2.18

Mô hình tường có cốt gia cường bằng vật liệu tổng hợp

Hình 2.19


Kết quả sự làm việc tường có cốt gia cường bằng vật liệu tổng
hợp

Hình 2.20

Giá trị chuyển vị ngang của tường chắn đất có cốt khi dùng cốt
gia cường bằng vật liệu tổng hợp


Hình 2.21

Đánh giá mức độ ổn định của tường chắn đất có cốt khi dùng
cốt liệu gia cường bằng vật liệu tổng hợp qua giá trị Msf

Hình 2.22

Mặt cắt đồi ở điều kiện địa hình tự nhiên

Hình 2.23

Mặt cắt đồi sau khi làm tường kè

Hình 2.24

Chi tiết mặt cắt tường chắn có cốt

Hình 2.25

Chuyển vị ngang của đường


Hình 2.26

Nguyên tắc cấu tạo mặt tường đất có cốt bọc cuộn bằng vải địa
kỹ thuật

Hình 3.1

Đồi Ông Tượng - Hòa Bình

Hình 3.2

Mặt cắt địa chất công trình MC1 tại cọc K9

Hình 3.3

Vị trí có Gradient đẩy trồi lớn

Hình 3.4

Mặt cắt đồi ở điều kiện địa hình tự nhiên

Hình 3.5

Chuyển vị tổng thể của nền đất ở trạng thái tự nhiên

Hình 3.6

Chuyển vị ngang của nền đất ở trạng thái tự nhiên

Hình 3.7


Mặt cắt đồi sau khi làm tường kè vải địa kỹ thuật

Hình 3.8

Hình 3.9

Chuyển vị ngang của nền đất sau khi làm tường kè vải địa kỹ
thuật
Chuyển vị ngang của mặt tường sau khi làm tường kè vải địa kỹ
thuật

Hình 3.10

Phương án tường chắn đất BTCT

Hình 3.11

Phương án mặt mái dốc kiểu rọ đá


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Bảng 1.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến mất ổn định trượt


Bảng 1.2

Mối tương quan giữa độ cao với trượt lở đất đá

Bảng 1.3

Mối tương quan giữa độ dốc với trượt lở đất đá

Bảng 1.4

Mối tương quan giữa các hướng sườn với trượt lở đất đá

Bảng 1.5

Mối tương quan giữa phân cắt sâu với trượt lở đất đá

Bảng 1.6

Mối tương quan giữa phân cắt ngang với trượt lở đất đá

Bảng 1.7

Mối tương quan giữa thảm phủ với trượt lở đất đá

Bảng 1.8

So sánh đặc tính cơ lý Neoweb và HDPE

Bảng 1.9


Phân loại Neoweb theo giới hạn chảy

Bảng 2.1

Trị số góc θ để xác định mặt trượt khả dĩ trong các trường hợp
góc mái dốc khác nhau

Bảng 2.2

Xác định trị số KK với các trường hợp góc dốc

Bảng 2.3

Bảng phân bố các lớp cốt gia cường theo chiều sâu

Bảng 2.4

Khai báo vật liệu đất trong mô hình Plaxis

Bảng 2.5

Bảng qui định độ sâu chôn tường

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu cơ lý các lớp địa tầng khu vực khảo sát

Bảng 3.2

Khai báo vật liệu đất đắp trong mô hình Plaxis


Bảng 3.3

Bảng so sánh các tiêu chí kinh tế, kỹ thuật


1

MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài
Hòa Bình là tỉnh miền núi phía bắc, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông
Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo
hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây
bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha,
chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích
262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị
chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Bên cạnh
đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tƣơng đối đồng đều với các sông
lớn nhƣ sông Đà, sông Bƣởi, sông Lạng, sông Bùi,... Hòa Bình có khí hậu cận nhiệt
đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mƣa; mùa hè nóng, mƣa nhiều. Chính vì
những điều kiện tự nhiên nhƣ vậy làm cho đặc điểm địa tầng của Hòa Bình tƣơng
đối phức tạp với lớp vỏ phong hoá khá dày, thảm thực vật phát triển thƣa thớt, đồng
thời khu vực trƣợt lở thƣờng có cấu trúc địa chất không thuận lợi, đá gắn kết yếu, dễ
rạn nứt, vỡ vụn dƣới tác dụng của khí hậu, của nƣớc mƣa và nƣớc ngầm cùng với
các hoạt động tân kiến tạo là những các nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện khá
nhiều các hiện tƣợng mất ổn định sƣờn dốc trong vùng. Hơn thế nữa, trong thời gian
gần đây, vào mùa mƣa lũ, hiện tƣợng sạt trƣợt, mất ổn định thƣờng xuyên diễn ra ở
sƣờn dốc ở các tỉnh phía bắc trong đó có tỉnh Hòa Bình. Các điểm sạt trƣợt trên
sƣờn dốc phổ biến ở rìa sông Đà, khu vực thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn,... đã
khiến nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp do nhà bị sập hoặc rạn nứt, mất an toàn

nghiêm trọng. Vì vậy, các giải pháp gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc đang trở thành
vấn đề cấp thiết.
Ngày nay, nhiều công nghệ mới đã đƣợc ứng dụng để gia cƣờng và ổn định
sƣờn dốc mang lại hiệu quả cao nhƣ sử dụng hệ thống neo trong đất, đinh đất kết
hợp với lớp bảo vệ bề mặt nhƣ tƣờng chắn, lƣới chắn đất, sử dụng tƣờng chắn đất
theo nguyên lý ổn định nội tại, ổn định bề mặt mái đất. Trong các giải pháp đó, ta
có thể sử dụng vật liệu tổng hợp Polyme trong gia cƣờng, ổn định sƣờn dốc với ƣu
điểm là không hoặc ít bị thâm thực bởi môi trƣờng, thiết kế linh hoạt, có thể tạo mỹ
quan tốt và hơn nữa là có các chi phí phù hợp. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng vật liệu tổng hợp trong gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc
tại tỉnh Hòa Bình” cho luận văn tốt nghiệp của mình.


2

* Mục tiêu nghiên cứu
- Nêu đƣợc cơ sở lý thuyết về gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc;
- Làm rõ đặc trƣng địa tầng, địa hình khu vực tỉnh Hòa Bình và ảnh hƣởng của
nó tới vấn đề mất ổn định sƣờn dốc, phân chia đƣợc khu vực mất ổn định;
- Đề xuất ứng dụng vật liệu tổng hợp làm vật liệu gia cƣờng trong các kết cấu
tƣờng chắn đất giữ ổn định sƣờn dốc.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
+ Sƣờn dốc khu vực tỉnh Hòa Bình và các biện pháp gia cƣờng, ổn định;
+ Vật liệu tổng hợp và ứng dụng của nó trong gia cƣờng, ổn định sƣờn dốc.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc bằng vật liệu tổng hợp tại tỉnh Hòa Bình.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: thu thập, nghiên cứu, vận dụng tài liệu và kinh
nghiệm trong và ngoài nƣớc về các vấn đề gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc.

- Phƣơng pháp thống kê: thu thập các tài liệu địa chất công trình địa chất
thủy văn tại một số khu vực thuộc tỉnh Hòa Bình.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham vấn và hỏi ý kiến các chuyên gia, các thầy
giáo chuyên ngành Địa kỹ Thuật.
- Phƣơng pháp mô hình hóa với việc sử dụng phần mềm chuyên ngành Địa
kỹ Thuật ( Plaxis, Geo studio, Geo 5...).
* Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài giúp bổ sung thêm các tài liệu các tài liệu về gia cƣờng và ổn định
sƣờn dốc cho khu vực tỉnh Hòa Bình, đƣa ra đề xuất khả năng ứng dụng của vật liệu
tổng hợp vào việc gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc.


3

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Hoàn thiện hơn các giải pháp gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc, giúp cho chủ
đầu tƣ và các đơn vị tƣ vấn thiết kế, đơn vị thi công có thêm giải pháp trong ổn định
sƣờn dốc nhằm hƣớng tới xây dựng các công trình an toàn, bền vững và đảm bảo an
sinh xã hội.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về các biện pháp gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc tại
tỉnh Hòa Bình
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết tính toán ổn định sƣờn dốc
Chƣơng 3: Ứng dụng vật liệu tổng hợp trong gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc
tại công trình Trụ sở Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
tỉnh Hòa Bình



4

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIA CƢỜNG VÀ ỔN
ĐỊNH SƢỜN DỐC TẠI TỈNH HÒA BÌNH
1.1.

Ổn định sƣờn dốc

1.1.1. Khái niệm sƣờn dốc [4]
Sƣờn dốc là một dạng địa hình đặc trƣng của địa hình đồi núi phân cắt do các
quá trình địa chất tạo nên. Đặc trƣng của địa hình sƣờn dốc là mái dốc, trong đó các
điểm trên mái có cao độ thấp dần về một phía. Hiện đang tồn tại thuật ngữ sƣờn dốc
và mái dốc. Nhiều quan điểm cho rằng có sự phân biệt mái dốc với sƣờn dốc, theo
đó mái dốc là một sƣờn dốc nhân tạo do sự đào hoặc đắp của con ngƣời, nhƣng địa
hình ở các bờ sông bờ suối lại rất ít khi đƣợc gọi là sƣờn dốc. Cho đến nay một định
nghĩa chính thức về sƣờn dốc vẫn chƣa đƣợc thống nhất giữa các lĩnh vực mà
thƣờng là tùy thuộc vào việc thỏa mãn mục đích nghiên cứu về sƣờn dốc mà mỗi
lĩnh vực có định nghĩa riêng.
Theo quan điểm địa hình thuần túy thì sƣờn dốc là một bề mặt mà một đầu
hoặc bên kia ở mức cao hơn một bề mặt bình thƣờng khác, một bề mặt tăng hoặc
giảm. Nhƣ thế, hầu hết mọi địa hình là sƣờn dốc nói cách khác cần phải có một giới
hạn về độ dốc thì khái niệm này mới hoàn chỉnh.
Theo quan điểm địa mạo thuần túy sƣờn dốc là một yếu tố của hình thái địa
hình đồi núi phân cắt. Để phân chia hình thái địa hình ngƣời ta đã phân sƣờn dốc
theo độ cao từ đỉnh đến chân sƣờn dốc.
Theo quan điểm địa chất công trình, để xem địa hình là sƣờn dốc ngoài các
điều kiện và tính chất của đia hình sƣờn dốc nhƣ các quan niệm của địa hình địa
mạo cần có thêm các ràng buộc về ổn định đất đá cấu tạo nên địa hình đó dƣới tác

dụng của lực trọng trƣờng. Nhƣ thế mái dốc nhân tạo hay mái dốc ở các thềm sông,
thềm suối cũng là một dạng sƣờn dốc đặc biệt.
Xét trong trƣờng trọng lực, dƣới tác dụng của lực trọng trƣờng các phân tố
đất đá cấu tạo nên sƣờn dốc luôn có thành phần ứng suất pháp thẳng đứng σz gây ra


5

bởi cột đất trên nó sẽ tạo ra các thành phần ứng suất pháp theo phƣơng vuông góc
với nó là khác nhau theo các chiều, nhƣng ở trạng thái ổn định chúng bằng nhau là
nhờ có sự tham gia của lực kháng cắt trong đó lực dính của đất đá đóng vai trò trực
tiếp để tạo sự cân bằng.
Tóm lại địa hình sƣờn dốc là địa hình kém bền vững hơn so với địa hình nằm
ngang. Nếu địa hình nằm ngang việc chất tải vào nó phải trải qua quá trình lèn chặt
mới chuyển sang mất ổn định thì địa hình sƣờn dốc nguy cơ mất ổn định đã tồn tại
ngay khi chƣa có sự tăng tải.
+ Phân loại sƣờn dốc:
Sƣờn dốc là một dang địa hình có nhiều nguồn gốc khác nhau, trên bình độ
và các mặt cắt sƣờn dốc có nhiều hình dạng khác nhau. Sự tồn tại của sƣờn dốc là
kết quả cân bằng của các lực tác dụng lên các phần tử cấu tạo lên sƣờn dốc, trong
đó lực trọng trƣờng và nội lực tạo nên độ bền kết cấu của đất là yếu tố cơ bản,
những yếu tố này luôn biến động do tác động của yếu tố môi trƣờng. Vì thế, phân
loại sƣờn dốc là vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu của nhiều lĩnh vực chuyên môn.
Theo đó có rất nhiều tiêu chuẩn phân loại theo các tiêu chí khác nhau.
-

Trong địa chất công trình có phân loại sƣờn tích tụ, sƣờn bào xói và sƣờn

hỗn hợp. Để phân biệt nguồn gốc các loại đất đá trên sƣờn dốc, cụ thể sƣờn bóc
mòn là sƣờn liên tục chịu sự bóc mòn của dòng chảy hoặc gió nên trên bề mặt chỉ là

đá gốc hoặc một lớp không dày các sản phẩm phong hóa từ đá còn gọi là tàn tích.
Ngƣợc lại sƣờn tích tụ là phần sƣờn dốc có vật liệu đá đƣợc mang tới bởi tác dụng
thủy động lực của dòng chảy. Giữa sƣờn bóc mòn và sƣờn tích tụ khác nhau cơ bản
ở xu thế biến đổi, địa hình tích tụ bề mặt ngày càng thoải hơn trong khi sƣờn bóc
mòn ngày một dốc hơn. Ngoài ra có chỗ vừa xảy ra tích tụ khi có động năng dòng
chảy nhỏ và tích tụ khi có dòng chảy lớn.
-

Trên bình đồ ngƣời ta còn chia ra sƣờn bát úp ở đó mặt cắt đứng theo các

phƣơng khác nhau tƣơng đối giống nhau, sƣờn dốc dạng tuyến tất cả các mái dốc có


6

cùng một đƣờng phƣơng. Ngoài ra còn phân biệt sƣờn dốc cho bình đồ lõm và sƣờn
dốc cho bình đồ lồi.
-

Ta luy âm và ta luy dƣơng chỉ là sƣờn dốc so với mặt phẳng nằm ngang nào

đó thì phía thấp hơn mặt ngang là âm, phía cao hơn mặt nằm ngang là dƣơng. Ta
luy có thể tạo thành do quá trình bào mòn đất, đá. Do biến đổi địa chất hoặc do con
ngƣời đắp đất, đá tạo lên.
Tóm lại, bề mặt sƣờn dốc là không bằng phẳng nên không thuận lợi cho xây
dựng công trình. Tuy nhiên xét về kiến trúc cảnh quan, công trình xây dựng trên
sƣờn dốc cũng có nhiều ƣu thế. Do đó, bên cạnh nhu cầu nhà ở trên thế giới đã có
nhiều công trình quy mô và kiến trúc khác nhau đƣợc xây dựng trên sƣờn dốc. Ví
dụ nhƣ: Nhà thờ Thánh Michael ở Neddle đƣợc xây dựng trên đỉnh núi, ngôi nhà
xây dựng trên một sƣờn dốc ở S. Abbondio, Thụy Sĩ.

1.1.2. Phân loại hiện tƣợng mất ổn định sƣờn dốc
+ Khái niệm: [4]
Sƣờn dốc bị mất ổn định chủ yếu do nguyên nhân là do sự thay đổi trạng thái
ứng suất thiên về mặt bất lợi đối với mái đất. Ở đây sự mất ổn định đƣợc hiểu là tất
cả các hiện tƣợng di động dƣới mọi hình thức của sƣờn dốc tự nhiên và mái dốc
nhân tạo (taluy) theo hƣớng ra phía ngoài và xuống dƣới dẫn tới phá hoại nền
đƣờng về ổn định toàn khối cũng nhƣ về kích thƣớc hình học vốn có của nó. Mức
độ tác hại do hiện tƣợng phá hoại nhƣ vậy gây ra trƣớc hết phụ thuộc vào đặc điểm,
phƣơng thức và quy mô chuyển dịch của đất đá. Các biện pháp phòng chống thích
hợp đƣơng nhiên cũng phụ thuộc vào các yếu tố đó.
Hiện tƣợng gây mất ổn định sƣờn dốc đƣợc chia ra thành 3 nhóm chính là: sụt
lở, trƣợt và trôi.
- Sụt lở: là hiện tƣợng đất trên sƣờn dốc hoặc trên mái dốc chuyển dịch về
phía dƣới không theo quy luật, không có có mặt trƣợt rõ rệt và không duy trì sự
nguyên khối; đất có thể rơi tự do, lăn, đổ… một cách đột ngột, tức thời, nhƣng cũng


7

có thể lở, tróc dần, tích tụ lại phía dƣới chân dốc. Sụt lở nhƣ vậy cũng có thể bao
gồm các trƣờng hợp khác nhau dƣới đây:
Sụt lở các tảng, khối đá cứng (đá đổ, đá lăn): hiện tƣợng này do nguyên nhân
giảm yếu cƣờng độ liên kết tại các mặt cấu tạo của đá khiến cho từng tảng, từng
mảng hay từng khối đá tách khỏi đá gốc rơi xuống. Hiện tƣợng này rất phổ biến và
gây ra tác hại trầm trọng khi các mặt cấu tạo của đá nằm theo hƣớng gần thẳng
đứng, giữa các tầng đá có xen kẽ các lớp đất dễ thấm nƣớc và có nhiều cây mọc từ
khe nứt, các tuyến đƣờng miền núi đi qua có nhiều vách đá cheo leo, có mức độ
phong hoá lớn, khe nứt phát triển… Đá đổ, đá lăn có thể làm mất nhà, mất đƣờng và
gây ra nguy cơ mất an toàn cao trên các tuyến đƣờng thông, hiện tƣợng này đặc biệt
nguy hiểm bởi vì chúng thƣờng xảy ra đột ngột, trong khoảng thời gian nhanh và

tạo ra động năng lớn.
Sụt lở đất, đá rời rạc: thƣờng xảy ra ở các sƣờn dốc hoặc mái dốc có độ dốc
lớn, ở các tầng sƣờn tích bị xói hoặc do bị khoét mất chân gây sụt lở đột ngột.
Tróc lở đất: khác với hai trƣờng hợp trên, nguyên nhân gây phá hoại ở đây
không phải do bản thân cấu tạo địa chất bất lợi mà chủ yếu là do tác dụng phong
hoá bề mặt, tác dụng của nƣớc mặt bào mòn và tác dụng của nƣớc ngầm chảy lộ ra
trên mặt sƣờn dốc hoặc mái dốc. Kết quả là đất bị tróc lở dần dần tích tụ lại dƣới
chân dốc và mặt dốc ngày càng bị phá hoại trầm trọng (mặc dù không xảy ra đột
ngột và không nguy hiểm tức thời nhƣng lâu dài sẽ dẫn tới sụt lở lớn). Trƣờng hợp
này hoàn toàn có thể xảy ra ngay cả trên các sƣờn và mái dốc thoải.
Trong trƣờng trọng lực, vật thể ở các cao độ khác nhau có một trạng thái thể
năng xác định khác nhau. Trên bề mặt khối đá, giữa phần cao với phần thấp luôn
tồn tại sự chênh lệch về thế năng và tiềm ẩn xu hƣớng phần cao di chuyển xuống
dƣới.
Phần dƣới nhƣờng chỗ cho phần trên, đó là hiện tƣợng lún sụt. Trong trƣờng
hợp này toàn bộ thể tích đƣợc bảo tồn chỉ có sự thay đổi về hình dạng vật thể.


8

Phần bên trên di chuyển lăn hoặc trƣợt, hoặc chảy xuống phía dƣới trên một
mặt nghiêng nào đó, tƣơng ứng với nó là các hiện tƣợng đá đổ, đá lăn, trƣợt và bảo
xói. Trong trƣờng hợp này, toàn bộ thể tích đất đá bị chia cắt bởi các bề mặt. Giữa
ba hiện tƣợng này bào xói với trƣợt và đá đổ, đá lăn có sự khác biệt căn bản. Đối
với sƣờn dốc là khối đá bào xói không phải là vấn đề chính yếu, mà quan trọng là di
chuyển lăn và trƣợt của khối đá. Giữa đá đổ hay đá lăn và trƣợt, khối đá có sự giống
nhau về điều kiện hình thành nhƣ sự tồn tại các bề mặt phân cắt trong khối đá trên
sƣờn dốc và có góc sƣờn dốc đủ lớn nhƣng khác nhau về cơ chế.
- Trƣợt: là hiện tƣợng đất đá trên sƣờn dốc và mái dốc chuyển dịch xuống
phía dƣới chân dốc theo một hoặc vài mặt trƣợt với tốc độ thông thƣờng chậm chỉ 1

đến 2m/tháng, thậm chí chỉ 1 đến 2m/năm. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, tốc độ trƣợt
có thể đột ngột di chuyển nhanh. Nguyên nhân gây ra hiện tƣợng này thƣờng khá
phức tạp, có thể do phá hoại ổn định của sƣờn dốc trên một một khu vực nào đó làm
cho đất đá bị nứt nẻ, đùn đống, tạo nên bậc cấp trên mặt sƣờn dốc, khiến cho nền
đƣờng, mái dốc bị phá hoại hoặc bị dịch chuyển cả đoạn dài. Nếu sƣờn dốc tự nhiên
trƣợt trên một quy mô lớn, thì ngƣời ta gọi là trƣợt sƣờn. Thông thƣờng ngƣời ta
phân ra 2 loại trƣợt chính là: trƣợt nguyên khối và trƣợt không nguyên khối.
Trƣợt nguyên khối là loại khối đất trƣợt về cơ bản vẫn duy trì nguyên khối
(hoặc chỉ tách thành vài khối lớn) trong toàn bộ quá trình trƣợt. Loại trƣợt này
thƣờng xảy ra khi trong cấu tạo sƣờn dốc có các mặt yếu (nhƣ mặt đứt gãy, lớp kẹp
mềm yếu, mặt các lớp trầm tích), đồng thời đất đá trong khối trƣợt tƣơng đối vững
chắc. Tuỳ theo dạng mặt trƣợt, trƣợt nguyên khối có thể là trƣợt cong, hoặc trƣợt
phẳng (mặt trƣợt tƣơng đối phẳng).
Trƣợt không nguyên khối là loại trƣợt của khối đất khi di chuyển trên mặt
trƣợt bị biến dạng, xáo động rất đáng kể; khối trƣợt bị vỡ thành nhiều phần nhỏ
hoặc thành mảnh vụn.
Tóm lại hiện tƣợng trƣợt khác với sụt lở ở chỗ đất di chuyển theo mặt trƣợt rõ
rệt và với tốc độ chậm, không xảy ra đột ngột.


9

- Trôi: là hiện tƣợng đất chảy thành dòng (có thể bao gồm đá tảng, đá hòn,
cuội sỏi, cát và đất) trên sƣờn dốc xuống phía dƣới. Khi đất đá chảy thành dòng
nhƣng không mang theo nƣớc ta gọi là dòng khô, còn khi dòng đất đá này mang
theo nƣớc ngƣời ta gọi là dòng ƣớt.
Dòng khô: là hiện tƣợng đất rời rạc từ các vách núi cao, phía trên đỉnh của mái
đất di chuyển liên tục trong một thời gian nhất định xuống phía dƣới sƣờn dốc và
tạo nên những khối tích tụ đá mảnh (khác với hiện tƣợng đá đổ ở chỗ đá mảnh di
chuyển liên tục thành đợt trong một thời gian nhất định). Trong quá trình di chuyển,

các sản phẩm rời rạc này thƣờng tự phân chuyển theo kích cỡ, khiến cho các khối
tích tụ đá có một đặc trƣng rất dễ thấy, đó là các mảnh đá to thƣờng nằm phía dƣới
cùng, rồi đến các mảnh vừa, còn các mảnh nhỏ thì tập trung ở phía trên. Các khối
tích tụ đá mảnh nhƣ vậy cũng còn có thể đƣợc tạo ra do kết quả trƣợt hoặc sụt lở
lớn từ trên núi cao.
Khi các công trình xây dựng trên sƣờn dốc có các khối tích tụ đá mảnh thì việc
khảo sát, thiết kế cần hết sức thận trọng, kỹ lƣỡng. Các sƣờn tích tụ đá này rất dễ
mất ổn định do độ dốc của chúng thƣờng ở trạng thái cân bằng giới hạn. Nếu thiết
kế, thi công công trình nền đƣờng, thi công hố đào cho công trình xây dựng không
hợp lý, làm mất chân khối tích tụ đá hoặc gây quá tải trên các khối đó thì có thể
sƣờn dốc sẽ bị phá hoại, hoặc khiến cho đất lại tiếp tục chảy, gây nên hậu quả
không lƣờng trƣớc đƣợc.
Dòng ƣớt: là hiện tƣợng đất đƣợc tạo thành từ quá trình phong hoá, sụt lở và
trƣợt trên các lƣu vực dốc và trơ trụi, ít cây cỏ, gặp điều kiện mƣa lũ lớn tạo thành
dòng đất lẫn bùn chảy ồ ạt xuống khe suối, dồn ra cửa khe tạo nên các bãi lũ tích.
Ngƣời ta còn gọi hiện tƣợng này là lũ bùn đá và nếu xảy ra hiện tƣợng này thì sẽ
gây nguy cơ vùi lấp nhà cửa, cầu, cống và nền đƣờng đi trong thung lũng. Những vị
trí thung lũng hẹp, bùn đá bị ứ tắc gây nƣớc dềnh làm ngập nền đƣờng từ đó có thể
gây phá hoại các cơ sở hạ tầng nhƣu giao thông và các công trình xây dựng trong
khu vực.


10

+ Các dạng mất ổn định:
- Phƣơng trình tổng quát mô tả trạng thái cân bằng động của khối trƣợt
Đặc điểm tổng quát của trƣợt trong khối đá trên sƣờn dốc là trƣợt trên một
mặt trƣợt định trƣớc hoặc là bề mặt phân lớp, hoặc bề mặt của các khe nứt trong hệ
thống. Do đó, có thể xác lập phƣơng trình mô tả nhƣ sau: [7]
Trong trƣờng hợp phân lớp mặt phẳng một chiều tiếp xúc

Tổng lực chống trƣợt

F = P.cosα.tgυ + CL;

(1.1)

Tổng lực gây trƣợt

T = P.sinα;

(1.2)

Điều kiện cân bằng F = T do đó có phƣơng trình cân bằng:
P.sinα = P.cosα.tgυ + CL

(1.3)

Trong đó:
P – trọng lƣợng khối trƣợt;
L – chiều dài mặt trƣợt;
Α – Góc mặt trƣợt với mặt phẳng nằm ngang;
C,υ – Các đặc trƣng kháng cắt của mặt trƣợt.
Trong trƣờng hợp phân lớp mặt gẫy khúc một chiều tiếp xúc, với i là chỉ số
tƣơng ứng với các đoạn trong gẫy khúc của mặt sẽ có:
Tổng lực chống trƣợt

∑Fi = ∑Pi.cosα.tgυ + ∑CLi

(1.4)


Tổng lực gây trƣợt

∑Ti = ∑Pi.sinαi

(1.5)

Điều kiện cân bằng ∑Fi = ∑Ti do đó có phƣơng trình cân bằng
∑Fi. sinαi = ∑Pi.cosα.tgυ + ∑CLi

(1.6)

Trong trƣờng hợp trƣợt phẳng có ba chiều tiếp xúc, với j là chỉ số tƣơng ứng
các đƣờng nằm trong mặt phẳng trƣợt, có phƣơng trình cân bằng
∑Fj. sinαj = ∑Pj.cosα.tgυ + ∑CLj

(1.7)


11

Trong trƣờng hợp trƣợt phẳng có ba chiều tiếp xúc, với j là chỉ số tƣơng ứng
với các đƣờng nằm trong đƣờng gẫy khúc và các đƣờng nằm trong mặt trƣợt, có
phƣơng trình cân bằng
∑Fij.sinαij = ∑Pij.cosαij.tgυ + ∑CLij

(1.8)

Đối với khối đá không nứt nẻ, không phân lớp, tính bảo toàn về hình dạng của
nó rất cao do mối liên kết giữa các phần khối đá. Trong khi đó khối đá thƣờng có
khe nứt và các bề mặt phân lớp, nên trƣợt thƣờng có quan hệ giữa mặt trƣợt với các

mặt của hệ thống khe nứt và phân lớp. Tùy thuộc vào đặc điểm bề mặt phân lớp và
hệ thống khe nứ mà tính chất trƣợt đƣợc xác định bởi đặc điểm mặt trƣợt có các tính
chất sau:
- Khi trong khối đá của sƣờn dốc có các khe nứt hoặc bề mặt phân lớp, có
hƣớng dốc cùng hƣớng với mái dốc, mặt trƣợt trong trƣờng hợp này thƣờng là mặt
phẳng.
- Khi trong khối đá nứt nẻ thành một hệ thống các khe nối liền nhau thì mặt
trƣợt có xu hƣớng là mặt gẫy khúc hình thành từ các bề mặt khe nứt.
Ngoài mối quan hệ với đặc điểm phân lớp và hệ thống nứt nẻ thì mặt trƣợt
còn liên quan tới hình dạng kích thƣớc khối trƣợt trên bình đồ. Trên mặt cắt ngang
khối trƣợt có thể thấy rõ ảnh hƣởng của bình đồ khối trƣợt tới mặt trƣợt bằng sự
phân biệt trƣợt một chiều tiếp xúc với ba chiều tiếp xúc.
Có thể khái quát các đặc điểm của dạng mặt trƣợt phẳng và khối nhƣ sau:
+ Trƣợt một chiều tiếp xúc là trƣợt mà mặt trƣợt trên mặt phẳng ngang là một
đƣờng thẳng hay mặt trƣợt là một tập hợp các đƣờng thẳng nằm ngang song song
với nhau. Trong trƣờng hợp này chỉ có đáy khối trƣợt tiếp xúc với mặt trƣợt. Dạng
này thƣờng xảy ra khi địa hình trên bình đồ là kiểu địa hình lồi. Đánh giá ổn định có
thể dựa vào tính toán trên cơ sở mặt cắt ngang sƣờn dốc.
+ Trƣợt ba chiều tiếp xúc là trƣợt mà giao tuyến của mặt trƣợt với mặt ngang là các
đƣờng chữ V, U. Trong trƣờng hợp này có cả đáy và cánh khối trƣợt tiếp xúc với


12

mặt trƣợt. Dạng này thƣờng xảy ra khi địa hình trên bình đồ là kiểu địa hình tuyến
kéo dài. Đánh giá ổn định không thể chỉ dựa vào tính toán trên cơ sở mặt cắt ngang
sƣờn dốc mà phải xem xét tới các mặt bên.
Ngƣợc lại với địa hình lồi, địa hình lõm ổn định hơn. Vì thế với cùng các
điều kiền cần và đủ khác nhƣ nhau thì trƣợt bao giờ cũng xảy ra ở phần địa hình lồi.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến mất ổn định trƣợt:

Ảnh hƣờng đến sự mất ổn định xét theo nhiều khía cạnh khác nhau của khối
đá thì có rất nhiều yếu tố tham gia từ trực tiếp đến gián tiếp.
Các yếu tố trực tiếp bao gồm đặc điểm cấu tạo phân lớp, đặc điểm hệ thống
khe nứt trong khối đá, đặc điểm bề mặt địa hình sƣờn dốc thể hiện trên bình đồ và
mặt cắt. Đây cũng là các yếu tố tồn tại khách quan có ở mọi sƣờn dốc.
Các yếu tố gián tiếp: hoạt động xây dựng công trình, động đất, giao thông
gây chấn động, nhƣng thay đổi làm tăng hệ số mái dốc sƣờn dốc, xây dựng các công
trình trên sƣờn dốc, hoạt động của nƣớc chảy trên mặt do mƣa.
Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mất ổn định trượt
Trƣợt

Đá đổ

Đá lăn

Mặt trƣợt

Phẳng, gẫy khúc

Không có

Sƣờn dốc

Tâm quay

Vô cùng

Xác định

Tâm tức thời


Động năng dƣới chân

mgh – Fmsh

mgh

mgh – Wvc

Diễn ra theo thời gian

Phức tạp

Nhanh dần đều kết thúc đột ngột

1.1.3. Các biện pháp gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc
Các biện pháp xử lý nền, móng để gia cƣờng và ổn định sƣờn dốc là tƣơng đối
đa dạng, nguyên tắc chủ đạo là xử lý nền, tăng cƣờng độ cứng nền bằng các giải
pháp nhƣ sử dụng cọc: cọc khoan nhồi, cọc ép, cọc xi măng đất; Cọc BTCT, cọc


13

thép; Cọc vật liệu hạt rời (cọc đá, cọc cát,...). Bên cạnh đó là các giải pháp ổn định
bề mặt nền, sƣờn dốc nhƣ: Bệ phản áp, phƣơng pháp thoát nƣớc, phƣơng pháp cân
chỉnh mái dốc, đinh đất, neo trong đất, sử dụng kết cấu chắn giữ bằng tƣờng chắn
đất BTCT hay tƣờng chắn đất có cốt, gia cƣờng nền bằng lƣới gia cƣờng.
 Biện pháp xử lý nền móng công trình trên sƣờn dốc:
- Móng nông: Là giải pháp móng thƣờng xuất hiện trong công trình trên sƣờn dốc
gồm các loại móng đơn, móng băng giao thoa, móng bè. Móng đơn triển khai cho

công trình trên sƣờn dốc đặc trƣng nhất là móng đơn không cùng cốt. Bên cạnh
móng đơn, móng băng giao thoa vẫn là giải pháp đƣợc ƣu tiên. Móng băng giao
thoa có thể kết hợp với các công trình gia cố để thực hiện hai chức năng tiếp nhận
và truyền tải trọng công trình, tham gia ổn định các công trình gia cố.
Ngoài móng đơn và móng băng, móng bè cũng đƣợc lựa chọn trong trƣờng hợp
sƣờn dốc là đá nứt nẻ, hoặc dễ phong hóa. Khi đó móng bè có tác dụng che phủ bề
mặt trƣớc sự phong hóa hoặc liên kết các ảnh vụn trên sƣờn dốc.
- Móng sâu: Gồm các loại nhƣ: Móng cọc khoan nhồi, cọc ép, cọc thả, cọc xi măng
đất. Do đặc điểm địa hình tƣơng đối phức tạp cho việc thi công cọc ép nên cọc
khoan nhồi đƣờng kính nhỏ là giải pháp đƣợc ƣu tiên cho các công trình hoặc kết
hợp móng với tƣờng chắn. Móng cọc có đặc điểm truyền tải trọng công trình xuống
các lớp nằm sâu nên có thể cắm sâu vào đá nứt nẻ. Do đó, móng cọc khoan nhồi
ngày càng đƣợc chú ý để lựa chọn giải pháp móng cho công trình trên sƣờn dốc.
+ Giải pháp sử dụng cọc xi măng đất:
Ở Việt Nam hiện nay phổ biến hai công nghệ thi công cọc xi măng đất là công
nghệ trộn khô (Dry Jet Mixing) và công nghệ trộn ƣớt (Wet Mixing hay Jetgrouting) – là công nghệ của Nhật Bản. Mỗi công nghệ sẽ có thiết bị và dây chuyền
thi công phù hợp khác nhau.
Cọc xi măng đất bản chất là hỗn hợp giữa đất nguyên trạng nơi gia cố và xi
măng đƣợc phun xuống nền đất bởi thiết bị khoan phun. Mũi khoan đƣợc khoan


×