Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường việt bắc thành phố thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG NGỌC TƯỞNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRỤC ĐƯỜNG VIỆT BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG NGỌC TƯỞNG
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRỤC ĐƯỜNG VIỆT BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:

60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ QUÂN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. VƯƠNG HẢI LONG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thày giáo PGS.TS. Lê
Quân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và sự tận tình giảng dạy của các thầy
cô trong suốt khóa học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ này là công trình nghiên cứu khoa
ho ̣c đô ̣c lâ ̣p của tôi. Các số liêụ khoa ho ̣c, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là
trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Ngọc Tưởng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa
Danh mục bảng
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Lý do và sự cấp thiết nghiên cứu đề tài: ....................................................... 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 3
Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ..................................................... 4
Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn: .................... 4
Cấu trúc luận văn: .......................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG VIỆT BẮC THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN .............................................................................................. 7
1.1. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Việt Bắc ..... 7
1.1.1. Giới thiệu chung trục đường Việt Bắc ................................................ 7
1.1.2. Vai trò của trục đường Việt Bắc đối với thành phố Thái Nguyên .... 11
1.1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Việt Bắc .... 11
1.2. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục

đường Việt Bắc .............................................................................................. 18


1.2.1. Các văn bản quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Việt
Bắc thành phố Thái Nguyên........................................................................ 18
1.2.2. Thực trạng bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục
đường Việt Bắc thành phố Thái Nguyên .................................................... 18
1.2.3. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Việt
Bắc thành phố Thái Nguyên........................................................................ 21
1.3. Thực trạng các công trình nghiên cứu về quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan của các trục đường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên23
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết ........................................ 24
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG VIỆT BẮC
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ................................................................... 27
2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 27
2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp quy ........................................................ 27
2.1.2. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Thái Nguyên
..............................................................................................................29
2.2. Cơ sở lý thuyết về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.............. 29
2.2.1. Các lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan ............................. 29
2.2.2. Xu hướng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hiện đại ............ 35
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan .................................................................. 41
2.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............. 48
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
..............................................................................................................48
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan các trục đường trong nước và trên thế giới................................ 51



CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRỤC ĐƯỜNG VIỆT BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN .................. 62
3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục
đường Việt Bắc .............................................................................................. 62
3.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 62
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................ 62
3.2. Nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Việt
Bắc................................................................................................................... 63
3.3. Các giải pháp về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường
Việt Bắc thành phố Thái Nguyên................................................................. 64
3.3.1. Giải pháp chung ................................................................................ 64
c. Quản lý cảnh quan ................................................................................... 73
d. Giải pháp về tổ chức hoạt động đường phố ............................................ 81
3.3.2. Giải pháp quản lý cho từng khu vực cụ thể ...................................... 82
3.4. Hoàn thiện, bổ sung các cơ sở pháp lý ................................................. 87
3.4.1. Lập thiết kế đô thị riêng .................................................................... 87
3.4.2. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch chi tiết........................................... 88
3.4.3. Xây dựng quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục
đường Việt Bắc thành phố Thái Nguyên .................................................... 89
3.5. Giải pháp hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý ................................. 89
3.5.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý ............................................................... 89
3.5.2. Phân giao trách nhiệm quản lý .......................................................... 92
3.5.3. Giải pháp về cơ chế quản lý .............................................................. 93
3.6. Giải pháp nâng cao hiện quả công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan trục đường Việt Bắc có sự tham gia của cộng đồng................ 98
3.7. Tổ chức thực hiện ................................................................................... 99
3.7.1. Thanh tra kiểm soát ........................................................................... 99



3.7.2. Kế hoạch thực hiện.......................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
Kết luận ........................................................................................................ 102
Kiến nghị ...................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA

Ban quản lý dự án

BXD

Bộ xây dựng

CQ

Cảnh quan

CĐT

Chủ đầu tư

CTXD

Công trình xây dựng

DAXD


Dự án xây dựng

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

NĐ - CP

Nghị định – Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định


QLĐT

Quản lý đô thị

QL

Quản lý

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

XD

Xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7

Sơ đồ vị trí trục đô thị Việt Bắc trong tổng thể quy hoạch chung xây
dựng thành phố Thái Nguyên
Hình ảnh một số công trình kiến trúc quy mô lớn trên trục
đường Việt Bắc
Một số công trình nhà ở của trục đường Việt Bắc (điển hình về
sự không đồng nhất về chỉ giới đường đỏ, nhà siêu mỏng)
Hinh thái kiến trúc pha tạp giữa mới và cũ
Đường ngang dân sinh vượt qua đường sắt không có rào chắn
và hình ảnh người dân tự ý làm các đường dốc để vượt qua
Biển
báo
đường
sắtgiao thông bị che khuất và điểm dừng xe buyt không
có biển báo, nhà chờ
Chính quyền đô thị buông lỏng quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa

Hình 1.8


Rác thải không được phân loại và thu gom đúng cách

Hình 2.1

Lý thuyết Kevin Lynch (tầm nhìn của tuyến)


Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Toàn cảnh đường Hoàng Văn Thụ sau khi nâng cấp, chỉnh
trang năm 2018
Phân khu vực quản lý KGKTCQ trục đường Việt Bắc
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam – Công trình sử dụng
nhiều hoa văn, họa tiết của trung du miền núi phía Bắc
Giải phóng mặt bằng công trình cơi nới, tịch thu và xử phạm
biển báo, vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè
Quy định về ban công, bậc tam câp, chiều cao tầng nhà của
nhà mặt phố trùng với chỉ giới đường đỏ
Biển quảng cáo được thiết kế phù hợp, đồng bộ với công trình
kiến trúc và các công trình xung quanh
Cây xanh trước cửa các công trình công cộng và nhà dân được
trồng thành bồn, sử dụng vật liệu ốp lát bền vững và sạch sẽ


Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9

Cây bóng mát và cây xanh trồng theo dải dọc tuyến đường nơi
không có cửa hàng kinh doanh buôn bán
Vỉa hè có thể kết hợp làm chỗ để xe máy, xe đạp với các biển

báo, hướng dẫn, vạch kẻ đường chi tiết để đảm bảo an toàn
Gạch lát vỉa hè bằng đá rất bền vững và sạch sẽ; nắp hố ga và

gốc cây an toàn, thẩm mỹ; các chướng ngại vật trên vỉa hè
Hình 3.10 Thiết
kế vạch
lối đichuyển
dành cho
người
khuyết
được vẽ
hướng
hoặc
cảnhtậtbáo màu vàng
Hình 3.11
Hình 3.12

Điểm cung cấp nước uống miễn phí kết hợp với ghế nghỉ là một
trong các tiện ích đô thị ở các đô thị hiện đại
Nhà chờ xe buyt có chỗ chờ cho người khuyết tật với hình thức

hiện đại, tích hợp các tiện ích đô thị như: bản đồ, thùng rác,
Hình 3.13 Yêu
cầucáo
Quản lý đặc thù tại một số vị trí của KV1
quảng
Hình 3.14 Các công trình nghệ thuật sắp đặt
Hình 3.15 Nhà ga Southem Cross Station, Melbourne

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1

Danh mục các công trình công cộng trục đường Việt Bắc

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 3.1

Mô hình tổ chức hành chính trong công tác quản lý KGKTCQ
trục đường Việt Bắc thành phố Thái Nguyên
Sơ đồ cơ chế phối hợp quản lý KGKTCQ trục đường Việt Bắc


1

MỞ ĐẦU
Lý do và sự cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo
dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ ... của tỉnh Thái Nguyên và của
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; Năm 2010 thành phố Thái Nguyên đã
được công nhận là đô thị loại I và đến năm 2016 Thái Nguyên được xác định
thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội với thế mạnh là phát triển về y tế, giáo dục đào
tạo chất lượng cao cho Vùng Thủ đô Hà Nội và toàn quốc.
Kinh tế Thái Nguyên liên tục phát triển kể từ khi mở cửa nền kinh tế, do
đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đô thị hóa tại thành phố Thái
Nguyên diễn ra nhanh và mạnh, làm thay đổi căn bản quy mô và bộ mặt đô thị
của thành phố.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hai năm 2016, 2017 đạt 14%; năm
2017 đạt 12,75%. Trong sáu tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GRDP) ước đạt 9,85%; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 68 triệu

đồng, gấp 1,3 lần năm 2015, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thu
ngân sách năm 2015 đạt hơn 7.300 tỷ đồng; năm 2016 đạt hơn 9.600 tỷ đồng;
năm 2017 đạt 12.643 tỷ đồng; sáu tháng đầu năm 2018 ước đạt 7.050 tỷ đồng;
phấn đấu tỉnh Thái Nguyên có thể tự cân đối thu - chi ngân sách trước năm
2020. Dân số thành phố Thái Nguyên tăng liên tục 162.000 người (năm
2005), 279.000 người (năm 2010), 306.000 người (năm 2015) [12]
Quá trình đô thị hóa tại thành phố diễn ra mạnh mẽ, không gian đô thị
ngày càng mở rộng, dân số tăng nhanh, chất lượng sống trong đô thị có nhiều
cải thiện. Tuy nhiên, đô thị hóa để lại nhiều vấn đề bức xúc cho xã hội như:
Giải quyết gấp nhu cầu lớn về nhà ở, hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị; Chất
lượng không gian đô thị, kiến trúc công trình, cảnh quan môi trường,... Tất cả
những biểu hiện đó khổng thể đơn thuần do sự thiếu hiểu biết, thiếu thẩm mỹ


2

của cộng đồng mà dó là do yếu kém trong công tác quản lý, thiếu sự hướng
dẫn, điều tiết mang tính pháp quy của chính quyền đô thị. Vì vậy, đòi hỏi cấp
thiết tăng cường công tác quản lý đô thị hơn bao giờ hết.
Theo định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Thái Nguyên đến
năm 2035, trục đường Việt Bắc kết nối khu vực phía Nam thành phố với các
khu vực phía Bắc, kết nối các trục đường quan trọng của thành phố như đường
Thống Nhất, đường Việt Bắc, đường Bắc Sơn, đường Đê Nông Lâm. Ngoài ra
tuyến đường Việt Bắc còn có hệ thống đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội chạy
song song, tạo ra nhiều nút giao cắt quan trọng của thành phố. Đây là khu vực
có tốc độ đô thị hóa cao; Lịch sử hình thành phức tạp và kéo dài; Là trục giao
thông chính đô thị đa dạng về loại hình giao thông (gồm cả đường sắt, giao
thông đối ngoại khác mức); Mức độ thay đổi địa hình tự nhiên lớn (đây có thể
xem là điển hình về trục đường phố có địa hình trung du của thành phố).
Công tác quản lý KGKTCQ là một phần trong công tác quản lý đô, có

vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chất, các chức năng và tạo lập bộ
mặt đô thị. Nhưng KGKTCQ của trục đường Việt Bắc nói riêng của thành
phố Thái Nguyên nói chung tồn tại những vấn đề cơ bản như: Công tác quản
lý yếu kém, chưa được các cấp chính quyền chú trọng, vi phạm trong công tác
xây dựng phổ biến, ý thức cộng đồng chưa cao, quy hoạch không phù hợp với
thực tiễn, Đầu tư và xây dựng HTXH, HTKT thiếu đồng bộ; Hình thái kiến
trúc các công trình không đồng nhất và hài hòa, kiến trúc nhỏ hình thành thì
tùy tiện; cảnh quan các tuyến phố lộn xộn, thiếu không gian xanh, không gian
sinh hoạt cộng đồng,… Từ những vấn đề trên, đòi hỏi phải có những giải
pháp từ tổng thể đến chi tiết để quản lý KGKTCQ trục đường Việt Bắc hiệu
quả hơn trong thời gian tới.
Vì vậy, việc chọn đề tài: Quản lý KGKTCQ trục đường Việt Bắc, thành
phố Thái Nguyên là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, khắc


3

phúc nhược điểm, định hình KGKTCQ đô thị góp phần xây dựng và phát
triển thành phố Thái Nguyên hiện đại, giàu bản sắc và bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý KGKTCQ tuyến đường Việt
Bắc thành phố Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Chiều dài tuyến đường Việt Bắc từ nút giao với
đường Thống Nhất đến nút giao với đường Đê Mỏ Bạch dài 3,05km, chiều
rộng lấy từ tim đường ra mỗi bên 75m (tổng chiều rộng là 150m), tổng diện
tích nghiên cứu 45,75ha.
+ Phạm vi thời gian: Theo Đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 Trục đường
Việt Bắc đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư trục đường
Việt Bắc đoạn từ đường Thống Nhất đến đường Việt Bắc; Quy hoạch chi tiết

khu dân cư trục đường Việt Bắc đoạn từ đường Bắc Sơn kéo dài đến đường
Đê Mỏ Bạch.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, xử lý các thông tin, số liệu và tư liệu, nhằm đánh
giá thực trạng các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp SWOT, so sánh, hội thảo để đưa ra nhận định.
- Phương pháp tiếp cận hệ thông, tổng hợp, quy nạp, xin ý kiến chuyên gia
để đề xuất giải pháp.
Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp quản lý KGKTCQ trục đường Việt Bắc vừa đảm bảo
đúng theo quy hoạch được phê duyệt, tuân thủ các quy định của pháp luật đồng
thời tạo dựng KGKTCQ tuyến phố đẹp, có bản sắc, văn minh, hiện đại xứng đáng
là tuyến phố trung tâm của thành phố Thái Nguyên.


4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan trục đường phố.
+ Là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo quản lý đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn:
- Các giải pháp luận văn đề xuất là phương án tham khảo cho UBND
thành phố, UBND các phường để quản lý KGKTCQ trục đường Việt Bắc nói
riêng và KGKTCQ chung của thành phố Thái Nguyên.
Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn:
- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,

hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn. (Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12)
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
(Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12)
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
(Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12).
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,


5

rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. (Theo Điều 3,
chương 1, Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12).
+ Cảnh quan nhân tạo: Công viên, vườn hoa, Ao, hồ, suối, tiểu cảnh, cây
xanh, giả sơn,... được xây dựng đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi trường và
phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính chất của đô thị, khu vực đô
thị góp phần vào tạo dựng cảnh quan đô thị.
+ Cảnh quan tự nhiên: Khu vực cảnh quan tự nhiên, thảm thực vật, hệ sinh
thái tự nhiên, gò, đồi, bờ biển, cửa sông, mặt nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến chất lượng môi trường và sự phát triển bền vững của đô thị.
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt

động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.
- Quản lý KGKTCQ là một nội dung trong “Tổ chức thực hiện và quản
lý phát triển đô thị theo quy hoạch” (chương V, Luật Quy hoạch đô thị số:
30/2009/QH12).
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo
quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị (Điều 3 của Nghị định 38/2010/NĐ-CP).
- Sử dụng, khai thác KGKTCQ đô thị: Mọi tổ chức, cá nhân sinh sống,
hoạt động thường xuyên và không thường xuyên trong đô thị có quyền hưởng
thụ không gian, cảnh quan, kiến trúc đô thị; đồng thời phải có nghĩa vụ và
trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và chấp hành pháp luật liên quan về khai thác, sử
dụng không gian, cảnh quan, kiến trúc đô thị (Điều 3 của Nghị định
38/2010/NĐ-CP).
- Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để
xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các
công trình kỹ thuật hạ tầng (Khoản 1.2 QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).


6

- Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công
trình trên lô đất (Khoản 1.2 QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).
- Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây
dựng.
- Tầng cao tối đa, tối thiểu: là quy định số tầng cao tôi đa, tối thiểu của
công trình xây dựng đối với từng khu vực hoặc lô đất cụ thể (Khoản 1.2
QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).
- Cốt xây dựng khống chế: là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải
tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ
thuật (Khoản 1.2 QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).

Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm phần 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung (gồm 3
chương); Phần kết luận và kiến nghị, cụ thể như sau:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
trục đường Việt Bắc thành phố Thái Nguyên
Chương II. Cơ sở khoa học của công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan trục đường Việt Bắc thành phố Thái Nguyên
Chương III. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan trục đường Việt Bắc
thành phố Thái Nguyên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG VIỆT BẮC THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN
1.1. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Việt Bắc
1.1.1. Giới thiệu chung trục đường Việt Bắc
a. Lịch sử hình thành:
Đường Việt Bắc được hình thành cách đây gần 30 năm và được mệnh danh
là “con đường đau khổ nhất thành phố Thái Nguyên” vì nó là con đường đất gần
như duy nhất tồn tại giữa lòng thành phố thái nguyên gần 30 năm. Đến năm 1996
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái
Nguyên trong đó xác định trục đường Việt Bắc là trục kết nối quan trọng của

thành phố và là trục đường chính của thành phố.
Trong lần điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố vào năm 2005
xác định lộ giới trục đường quy hoạch là 46m, đến năm 2009 UBND tỉnh Thái
Nguyên cho lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đường Việt Bắc làm căn cứ để
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên toàn tuyến; theo đồ án trên thì
tuyến đường Việt Bắc chạy song song bên phải tuyến đường sắt Thái Nguyên Hà Nội, điểm đầu tuyến là điểm giao giữa đường sắt và đường Quốc lộ số 3 mới,
điểm cuối tuyến là điểm giao giữa đường sắt với đường Phố Hương đi ra ngã 3
Quá Tải, chiều dài tuyến đường khoảng 12 km chiều rộng tính từ mép đường sắt
vào khu dân cư là 150 m; mặt cắt đường là 46m (51m tính từ ray ngoài của đường
sắt). Tuyến đường được quy hoạch gồm 2 làn xe chạy, mỗi làn rộng 11,25m; thảm
cỏ giữa 2 làn rộng 11,5m
Năm 2016 thành phố Thái Nguyên tiếp tục điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng thành phố lần thứ 2 và trục đường Việt Bắc vẫn đóng vai trò là trục
chính trong đô thị với mặt cắt đường giữ nguyên 46m. Tuy nhiên, đến năm


8

2017 thành phố Thái Nguyên cho lập hai đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 điều
chỉnh cục bộ tuyến đường Việt Bắc đoạn từ nút giao với đường Thống Nhất
đến nút giao với đường Việt Bắc và đoạn từ nút giao với đường Bắc Sơn đến
nút giao với đường Đê Mỏ Bạch. Theo hai đồ án quy hoạch trên thì mặt cắt
đường Việt Bắc tại các đoạn trên được điều chỉnh từ 46m xuống còn 19,5m và
cũng trong năm 2017 thành phố Thái Nguyên đã cho đầu tư xây dựng và hoàn
thiện giai đoạn I tuyến đường theo các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 trên và
cho khánh thành giai đoạn I của tuyến đường Việt Bắc dài 3,05km bằng nguồn
vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB). Giai đoạn I của tuyến đường Việt Bắc có
điểm đầu tuyến là nút giao giữa đường Việt Bắc với đường Thống Nhất, điểm
cuối tuyến là nút giao giữa đường Việt Bắc và đường Đê Mỏ Bạch, đi qua 2
phường Đồng Quang và Quang Trung. Đây cũng là giới hạn nghiên cứu của đề tài

Luận văn này.
b. Vị trí địa lý:
- Tuyến đường Việt Bắc đi qua 2 phường thuộc trung tâm thành phố là
phường Quang Trung và phường Đồng Quang.
- Ranh giới nghiên cứu trục đường Việt Bắc:
+ Phía Đông Bắc: Giới hạn bởi đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên.
+ Phía Đông Nam: Giới hạn bởi đường Thống Nhất
+ Phía Tây Nam: Giới Hạn bởi đường Việt Bắc 75m
+ Phía Tây Bắc: Giới Hạn bởi đường Đê Mỏ Bạch


9

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí trục đô thị Việt Bắc trong tổng thể quy hoạch chung xây
dựng thành phố Thái Nguyên
c. Điều kiện tự nhiên [9]
- Địa hình, địa mạo: Nằm trên cốt không bị ngập lụt, mặt bằng cơ bản
thoát nước tốt, khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, cốt địa hình dao
động từ 30.82 đến 31.50.
- Khí hậu, thuỷ văn:
+ Khí hậu: Cùng chung chế độ khí hậu của tỉnh Thái Nguyên. Một năm
chia làm 2 mùa rõ rệt:


10

Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Nam, Đông Nam làm
chủ đạo, nhiệt độ cao nhất trung bình 380C. Mùa nóng đồng thời cũng là mùa
mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường xuất hiện trong tháng 7, 8.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc là chủ đạo,

nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 8 - 100C.
Độ ẩm trung bình năm: 84,5%. Vào tháng 1 và 2 độ ẩm có thể đạt tới
100%.
+ Thuỷ văn: Trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch không có các yếu
tố như sông, suối gây ảnh hưởng đến yếu tố thủy văn.
- Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:
+ Nước ngầm ở độ sâu từ 5-15m so với cốt hiện trạng khu vực quy
hoạch, nên không ảnh hưởng đến điều kiện khai thác quỹ đất quy hoạch, ít
ảnh hưởng đến địa chất công trình, kết cấu móng các công trình xây dựng .
+ Khu vực quy hoạch mang đặc trưng địa hình của vùng trung du miền
núi. Phần lớn diện tích đất quy hoạch là đất ở xen kẽ đất ruộng, hoa màu và ao
trũng ít bị chia cắt.
+ Hoạt động kiến tạo và phong hóa đá gốc mang đặc điểm chung của
toàn vùng, các thành phần tạo đá phân bố trong phạm vi quy hoạch bao gồm
các đá: Đá phiến sét, đá sét kết, sét than.
- Cảnh quan thiên nhiên: Khu vực có một vài điểm chênh cao theo địa
hình đồi thấp có thể khai thác tạo những không gian cục bộ có nhiều góc nhìn
tốt, tạo hiệu quả về thị giác, tạo điểm nhấn đô thị .
d. Điều kiện kinh tế xã hội
- Hiện trạng về dân số: Các khu dân cư trong khu vực ở xen kẹp nhiều
đối tượng dân cư dao động cơ học không ổn định (buôn bán, dịch vụ, sinh
viên, công nhân ... ) lại là trục thương mại chính của Thành phố nên mật độ


11

dân cư khu vực này ở mức độ cao 9200 người/km2 (Niêm giám thống kê tỉnh
Thái Nguyên năm 2014), dân số khoảng 2205 người (735 hộ)
Hiện trạng lao động: Lao động trong khu vực hoạt động trong nhiều lĩnh
vực, từ lao động phổ thông đến buôn bán nhỏ, kinh doanh nhà hàn, đào tạo,

giáo viên, nghiên cứu khoa học...
1.1.2. Vai trò của trục đường Việt Bắc đối với thành phố Thái Nguyên
Đây là một trục đường thuộc một trong các trục chính, quan trọng của
thành phố Thái Nguyên, kết nối các trục chính của khu vựa trung tâm thành
phố như trục đường Đê Nông Lâm, trục đường Bắc Sơn kéo dài, trục đường
Ga Thái Nguyên, trục đường Việt Bắc, Hoàng Văn Thụ và trục đường Thống
Nhất. Ngoài ra trục đường Việt Bắc còn đóng vai trò kết nối giữa các tuyến
đường bộ với truyến đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội (Kết nối với Ga Thái
Nguyên)
1.1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Việt Bắc
a. Hiện trạng không gian đô thị
- Theo đồ án Quy hoạch chi tiết đường Việt Bắc, không gian được tổ
chức theo trục chính là đường Việt Bắc có lộ giới 46m, không gian công cộng
tập trung khu vực phường Đồng Quang (gồm trường Cao đẳng Văn hóa nghệ
thuật Việt Bắc, Trường THCS Việt Bắc; Phía bên kia đường sắt có các công
trình như: Ga Đồng Quang (Ga Thái Nguyên), Sở Giao thông Vận tải, Chợ
Đồng Quang, Khách sạn Đông Á PLAZA, Trung tâm Kiểm định chất lượng
Xây dựng Thái Nguyên.
- Một số không gian đô thị chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch,
hiện trạng vẫn là đất ruông, hoặc không gian đô thị bị lấn chiếm, cơi nới xây
dựng trái phép; phía bên kia đường sắt do chưa hình thành hệ thống đường
gom nên không gian kiến trúc cảnh quan rất lộn xộn, đa số là nhà ở, nhà
xưởng do người dân tự xây dựng không theo quy hoạch.


12

b. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất của quy hoạch trục đường Việt Bắc khá đa dạng
gồm cả đất công cộng; đất ở hiện trang, đất ở mới (chiếm tỷ trọng lớn); đất

cây xanh cảnh quan.
c. Hiện trạng công trình kiến trúc trong khu vực:
- Các công trình công cộng trên trục đường đa dạng về loại công trình,
quy mô, hình thức và ngôn ngữ kiến trúc, xây dựng nhiều thời kỳ khác nhau:
Các công trình giáo dục có hình thức kiến trúc đơn giản, cơ bản, không có vật
liệu trang trí. Công trình công cộng (Khách sạn Dạ Hương, Ga Thái Nguyên,
chợ Đồng Quang ...) đều là công trình cấp IV đã xây dựng từ lâu hiện đang
xuống cấp nghiêm trọng, hình thức kiến trúc công trình xấu, gây mất mỹ quan
chung, ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc của các công trình liền kế. Các
công trình trụ sở, công trình thương mại – dịch vụ, công trình trường học
(Trường THCS Quang Trung; Công ty Vật tư nông nghiệp; Trường cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc; Khách sạn Đông Á Plaza; Trung tâm kiểm định
chất lượng xây dựng) có hình thức hiện đại, vật liệu đẹp, hình thức sinh động;
Các pano quảng cáo trên các công trình kiến trúc chưa được quản lý nên tạo
hình ảnh xấu cho công trình cũng như mỹ quan của cả đô thị.

Hình 1.2. Hình ảnh một số công trình kiến trúc quy mô lớn
trên trục đường Việt Bắc


13

Bảng 1.1. Danh mục các công trình công cộng trên trục đường Việt Bắc
STT
I

Tên công trình

Diện tích (m2)


CCT

Mật độ

8.763

1

40

569

1

40

8.048

2

40

Đoạn nút giao đường Bắc Sơn
đến Đê Mỏ Bạch (1/500)

01

Khách sạn Dạ Hương

02


Nhà văn hóa

II

Đoạn từ nút giao đường Bắc
Sơn đến nút giao đường Quang
Trung (1/2000)

01

Trường THCS Quang Trung

III

Đoạn nút giao đường Quang
Trung đến nút giao đường
Thống Nhất (1/500)

01

Công ty Vật tư nông nghiệp

2.815

5

40

02


Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật

9.205

5

40

Việt Bắc
IV

Phía bên kia đường sắt Hà Nội –
Thái Nguyên

01

Ga Thái Nguyên

1

40

02

Sở Giao thông Vận tải Thái

3

40


Nguyên
03

Chợ Đồng Quang

1

40

04

Khách sạn Đông Á Plaza

6

40

05

Trung tâm kiểm định chất lượng

5

40

xây dựng


14


- Công trình kiến trúc nhà ở: Cơ bản là công trình nhà ở đơn lẻ, xây dựng
nhiều thời kỳ, thiếu bản sắc và mỹ quan. Bên cạnh đó do công tác quản lý yếu
kém nên chiều cao xây dựng công trình, chiều cao tầng 1, cốt 0.000, chỉ giới
đường đỏ, chỉ giới xây dựng, ban công, mái,… không thống nhất, không đồng
đều tạo hình ảnh lộn xộn của tuyến phố.

Hình 1.3. Một số công trình nhà ở của trục đường Việt Bắc
(điển hình về sự không đồng nhất về chỉ giới đường đỏ, nhà siêu mỏng)
- Hình thái kiến trúc : Trục đường Việt Bắc không có đặc trưng kiến trúc
chủ đạo, đa số các công trình nhà ở thấp tầng theo hình thức chia lô, các công
trình công cộng không chú trọng nhiều yếu tố thụ cảm, các tiện ích đô thị
chưa được sử dụng tạo hình.

Hình 1.4. Hình thái kiến trúc pha tạp giữa mới và cũ


×