Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Công nghệ đúc dầm BTCT DƯL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.16 KB, 16 trang )

Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

QUI TRÌNH ĐÚC DẦM BT DƯL

L=22 M VÀ L=15 M

Chương I
Quy định chung
1.1 Tập quy trình công nghệ này được áp dụng để chế tạo bản BTCT - DƯL đúc
toàn khối căng trước nhịp L=22m và L=15m bằng thép tao cáp 12,7mm
1.2
Các căn cứ lập công nghệ:
1.2.1 Căn cứ vào bản vẽ cấu tạo dầm bản BTCT DƯL L=22m và L=15m của dự
án.
1.2.2 Căn cứ vào các tiêu chuẩn về công tác thi công và nghiệm thu dầm kết cấu
bê tông DƯL bao gồm:
*22 TCN 247-98: Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tông DƯL
*TCVN 1770 - 86: Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
*TCVN 1771- 86: Đá dăm-sỏi dăm sử dụng trong xây dựng-thi công và nghiệm
thu
*TCVN 2682 - 92: Xi măng Poclăng - Yêu cầu kỹ thuật
*TCVN 4560 - 87: Nước cho bê tông và vữa
*TCVN 4453 -95 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi
công và nghiệm thu.
*20TCN 71- 77: Hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu BTCT
Và các tiêu chuẩn khác liên quan đến công tác thi công và nghiệm thu các bộ phận
công trình.
1.3 Cấu tạo dầm bản BTCT DƯL L=22m và l=15m:
1.3.1 Các thông số kỹ thuật:
Dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực căng trước nhịp L=22m và L=15m được chế
tạo với các thông số kỹ thuật như sau:


* Chiều dài nhịp : 22 m và 15m
* Chiều rộng bản : 92/99 cm
* Vật liệu:
+ Bê tông dầm bản mác M500.
+ Thép cường độ cao dùng loại ASTM A416-85. cáp là loại có độ chùng thấp
Grade 270. Cáp dùng loại tao 7 sợi đường kính 12,7mm, Lực căng cho 1 tao cáp là
136KN.
+ Cốt thép thường
: Sử dụng loại AI và AII
1.3.2 Kích thước hình học và cấu tạo dầm bản L=22 m và l=15m:
Loại dầm
Chiều cao dầm (cm)
Chiều rộng dầm trên/dưới (cm) Số tạo cáp ?12,7
mm phía trên (tao) Số tạo cáp ?12,7 mm phía dưới (tao) Bê tông M500 (m3)
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

L=22m
L=15m

85
55

92/99 4
92/99 3

34

24

12.7
6.3

1.3.3 Trong dây chuyền công nghệ chế tạo dầm bản BTCT DƯL sử dụng các
nguồn vật liệu cho bê tông đảm bảo yêu cầu theo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật dự
án áp dụng. Trước khi đưa vào sử dụng đều phải được sự chấp thuận của kỹ sư
TVGS.
Chương II
Vật liệu, Thí nghiệm và bảo quản vật liệu
2.1. Yêu cầu kỹ thuật:
2.1.1 Xi măng:
Xi măng được sử dụng cho công trình dùng loại xi măng pooclăng và tuân
thủ theo TCVN 2682-92.
Xi măng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cường độ khi nén phải đảm bảo Ry không nhỏ hơn 500kg/cm2
- Thời gian bắt đầu ninh kết không nhỏ hơn 1giờ, còn thời gian kết thúc không
lớn hơn 10giờ kể từ khi bắt đầu trộn.
- Hàm lượng SO3 trong xi măng không lớn hơn 5% , hàm lượng MgO không
lớn hơn 5%
- Hệ số biến động của cường độ xi măng không lớn hơn 5%.
- Trước khi đem sử dụng các lô xi măng trên đều có chứng chỉ thí nghiệm, ngày
xuất xưởng và được lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường. Chỉ khi được sự chấp
thuận của kỹ sư tư vấn nhà thầu mới đem sử dụng để thi công các hạng mục công
trình.
2.1.2 Đá dăm:
- Tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật “TCVN 1171 - 87 Đá dăm, sỏi dùng trong xây
dựng”, các thông số kỹ thuật yêu cầu đối với cốt liệu đá dăm bao gồm :
* Mác của đá dăm không nhỏ hơn 800.

* Hàm lượng hạt mềm chủ yếu và phong hoá 10%.
* Hàm lượng hạt sét, bùn, bùn, bụi 0,25%.
Khi có nơi cung ứng vật liệu, nhà thầu sẽ mời tư vấn giám sát đi xem xét mỏ
vật liệu và tiến hành làm các thí nghiệm . Chỉ khi có sự chấp thuận của kỹ sư tư
vấn về vật liệu, nhà thầu mới đem sử dụng cho các hạng mục công trình.
2.1.3 Cát:
- Tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật “TCVN 1770 - 86 : Cát xây dựng - yêu cầu kỹ
thuật”.
* Không lẫn sét, á sét và tạp chát khác ở dạng cục
* Hàm lượng hạt lớn trên 5mm không lớn hơn 10%
* Hàm lượng muốn Sunphát tính ra SO3 1%
* Hàm lượng mica 1%
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

+Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so màu không sẫm hơn màu
của dung dịch trên cát.
2.1.4 Nước:
Nước được sử dụng để trộn bê tông phải là nước sạch và tuân thủ theo tiêu
chuẩn TCVN 4506-87.
Nước để trộn bê tông không được có các tạp chất ảnh hưởng đên độ ninh kết
và hoá cứng bình thường của xi măng , loại nước bẩn, dầu mỡ không được dùng để
trộn bê tông.
Nước để trộn bê tông cần được thí nghiệm với các chỉ số sau :
* Hydrô PH?4
* Hàm lượng sun phát (SO3) : Không lớn hơn 2700Mg/lít
* Hàm lượng muối : Không lớn hơn 5000mg/lít

2.1.5 Phụ gia:
Để cải thiện tính dễ đổ và nâng cao cường độ của bê tông. Cho phép sử dụng
phụ gia siêu dẻo. Khi dùng phải theo sự chỉ dẫn của hãng và phải thí nghiệm cấp
phối để quyết định liều lượng sử dụng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có thể sử
dụng phụ gia của hãng Sika hoặc Degusa MBT.
Trình các đặc tính kỹ thuật và chỉ dẫn phụ gia của nhà sản xuất cho tư vấn
giám sát trước khi sử dụng. Quá trình sử dụng tuân thủ đúng theo liều lượng và
mục đích.
2.1.6 Thép cường độ cao:
Cáp dùng loại bó xoắn 7 sợi có đường kính danh định cáp CĐC ?12,7mm
loại ASTM A416-85 Grade 270 hoặc tương đương. Thép phải đủ chứng chỉ của
nhà máy sản xuất. Trước khi đưa về để chuẩn bị sản xuất phải được thí nghiệm để
xác định độ giãn dài và các chỉ tiêu cơ lý của thép.
2.1.7 Chấu neo.
Loại dầm bản nhịp 18m không sử dụng neo chìm trong bê tông. Chấu neo ở
đây làm nhiệm vụ neo công tác, neo giữ các tao cáp và thanh giữ để tạo dự ứng
lực. Chấu neo dùng loại 2 hoặc 3 mảnh sản xuất theo tiêu chuẩn neo EC Viện VSL
Thuỵ Sĩ. Hiện nay trên thị trường có thể sử dụng chấu neo của các hãng như OVM,
HVM và VSL.
Neo phải có khả năng giữ thép chịu ứng suất không nhỏ hơn 95% cường độ
chịu kéo nhỏ nhất của thép.
2.1.8 Cốt thép thường
Cốt thép thường dùng phải có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng các phiếu thí
nghiệm, chứng tỏ có đủ phẩm chất như yêu cầu thiết kế quy định.
Thép thường nhập về để sử dụng cho công trình cũng phải để riêng theo
từng loại, để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Đồng thời phải cất giữ cẩn thận tránh rỉ
và dính các chất bẩn, nhất là dầu mỡ , muối ...
2.1.9 Vật liệu bôi trơn ván khuôn:
Vật liệu bôi trơn phải thoả mãn yêu cầu:
* Thích hợp các thiết bị phun hoặc quét.

Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

* Tạo thành lớp trung gian, ngăn cách sự dính bám giữa bê tông và mặt khuôn.
* Dễ bị phá hoại khi tháo ván khuôn nhưng cũng không gây nứt trên bề mặt bê
tông.
* Không làm gỉ ván khuôn thép.
Có thể sử dụng vật liệu bôi ván khuôn là:
* Dầu khoáng vật.
* Dung dịch bôi trơn ván khuôn Separol của hãng Sika.
Ván khuôn bệ đúc: Theo bản vẽ cấu tạo và quy định cụ thể được duyệt.
2.2 Kiểm tra vật liệu và bảo quản:
2.2.1 Xi măng:
Xi măng chở về công trình phải có chứng chỉ của nhà máy sản xuất. Đánh
dấu xếp kho theo từng lô, chiều cao xếp không cao hơn 1,5m, cách tường không
nhỏ dưới 0,3m, trên sàn cao hơn mặt nền kho 0,2m. Nhà kho chứa xi măng phải
kín không dột.
Sau khi xi măng về kho phải kiểm tra từng lô theo các chỉ tiêu sau:
* Số lô
* Ngày xuất xưởng.
* Tính ổn định, độ mịn.
* Hiện trạng của bao bì.
Những lô xi măng qua thí nghiệm không đạt được các tiêu chuẩn sử dụng
cho đúc dầm bản theo quy định trên phải chuyển ra ngoài kho.
2.2.2 Đá dăm và cát:
Đá và cát được tiến hành thí nghiệm và nghiệm thu theo các chỉ tiêu quy
định của điều 2.1.2 và 2.1.3 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho đúc bản mới được vận

chuyển vào trong bãi chứa. Bãi chứa đá dăm, chứa cát phải có mái che, tường ngăn
chắn các bụi bẩn, nền kho phải láng vữa xi măng.
2.2.3 Thép cường độ cao:
Kiểm tra chứng chỉ.
Thép cường độ cao để chế tạo các dầm bản BTCT DƯL có đường kính
12,7mm, trước khi sử dụng cần phải lấy mẫu thí nghiệm để làm các thí nghiệm
theo quy định của TCVN 4453-87.
Bảo quản thép cường độ cao.
* Thép cường độ cao phải đóng trong bao gói cẩn thận, không được để dính dầu
mỡ, muối, phân hoá học v.v. và tất cả các yếu tố có thể gây hậu quả làm cho thép bị
ăn mòn.
* Khi xếp dỡ các cuộn thép phải được đặt nhẹ nhàng từ trên cao xuống, không
được đập, xoắn làm xây sát.
* Kho chứa thép cường độ cao phải khô ráo, có mái che mưa nắng.
* Thép đưa về phải được xếp riêng từng đợt trên sàn kê bằng phẳng, cách mặt nền
kho ít nhất 20cm.
2.2.4 Neo:
* Neo sử dụng loại 2 hoặc 3 mảnh phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

* Neo phải được bảo quản trong các thùng gỗ có bao gói trong kho cùng thép
cường độ cao.
* Phải thí nghiệm kiểm tra sự làm việc của thép với neo ứng với lực phá hoại thép
CĐC.
2.2.5 Cốt thép thường:
Cốt thép thường phải có chứng chỉ xuất xưởng của nhà máy chế tạo, phải thí

nghiệm, kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của thép trước khi đưa vào sử dụng.
* Độ bền đứt.
* Giới hạn chảy.
* Tiết diện ngang.
* Uốn nguội do mỗi lô thép đưa về.
- Thép nhận về kho phải để riêng từng loại, tránh sự nhầm lẫn khi sử dụng. Thép
bảo quản trong kho có mái che và kê sàn cách mặt đất tối thiểu 20cm, tránh dây
dính bẩn dầu, mỡ, muối.
2.2.6 Các vật liệu khác:
Các vật liệu khác để chế tạo các dầm bản BTCT DƯL cho cầu dầm bản phải
thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của đồ án thiết kế quy định. Nếu không đạt được
yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế đều không được sử dụng. Trường hợp chưa rõ hay có
nghi ngờ chất lượng và các tính năng kỹ thuật phải tiến hành kiểm tra xác minh
bằng thí nghiệm.
Chương III: Công nghệ chế tạo
3.1 Sơ đồ bố trí dây chuyền công nghệ
3.2
Các kết cấu phụ trợ để thi công dầm bản BTCT DƯL:
Bệ căng kéo thép cường độ cao dầm bản L=18m
Ván khuôn đúc dầm bản L=18m
Hệ thống tăng đơ chống.
Đầm bê tông
Hệ thống nâng và chuyển dầm ra khỏi bệ đúc.
3.3 Chế tạo bệ đúc dầm và ván khuôn:
3.3.1 Bệ đúc dầm:
Bệ đúc dầm (bệ căng) được thiết kế bằng BTCT thường M200 đảm bảo khả
năng chịu tải trọng của lực căng cáp cho dầm bản cũng như các tải trọng thi công
trong quá trình đổ bê tông dầm bản.
Bệ đúc dầm có thể được đổ tại chỗ liên tục hoặc được thi công thành từng
đơn nguyên ghép lại với nhau thông qua các bản chờ bằng thép góc L75x75x6.

Trước khi thi công bệ đúc nền đất đặt bệ phải dược vét toàn bộ lớp đất hữu
cơ, lớp đất yếu phía trên sau đó đắp cát đầm chặt K? 90.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

3.3.2 Ván khuôn dầm:
Ván khuôn được thiết kế đảm bảo yêu cầu chính xác về kích thước hình
học của dầm, dễ lắp dựng, dễ tháo dỡ, kín khít không rò vữa. Ván khuôn phải có
vát cạnh ở những vị trí có góc nhọn. Ván khuôn dầm bản BTCT DƯL được cấu tạo
gồm các bộ phận sau:
* Ván khuôn trong
* Ván khuôn thành ngoài.
* Ván khuôn bịt đầu dầm
* Ván khuôn đáy dầm
Ván khuôn thành ngoài: Ván khuôn ngoài được cấu tạo bằng thép bản dày
6mm, có các sườn tăng cường dọc bằng thép bản dày 6mm. Ván khuôn được tổ
hợp từ các tấm có chiều dài 2m và được thiết kế định hình để cho việc gia công và
lắp ráp được thuận tiện. Sau khi lắp đặt lên bệ đúc, các tấm ván khuôn sẽ được liên
kết bởi các thanh giằng ngang L75x75x6 và các thanh gỗ chống D80-100 đảm bảo
đúng kích thước hình học của kết cấu.
Ván khuôn trong: Là các tấm tôn dày1mm để tạo lỗ rỗng cho dầm, ván
khuôn trong sẽ để lại trong dầm và được uốn theo hình ôvan hoặc hình tròn theo
đúng bản vẽ thiết kế.
Ván khuôn bịt đầu: Ván khuôn bịt đầu bao gồm 2 tấm cấu tạo từ tôn bản
dày 6 và thép góc L50x50x5. ván khuôn bịt đầu được khoét lỗ để luồn cáp DƯL
theo toạ độ của các tao cáp.
Ván khuôn đáy dùng tôn 1mm đặt chôn sẵn với bê tông bản đáy dầm M200.

3.2.3 Công tác chế tạo ván khuôn dầm
Khi chế tạo bệ và ván khuôn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
* Sai số cho phép khi nắn, hàn phải phù hợp với quy trình gia công chế tạo thép.
Chỗ tiếp giáp các bản tôn, các lỗ đinh lắp ráp phải mài nhẵn, phẳng, kín, khít.
* Sau khi gia công xong các chi tiết ván khuôn, mối hàn phải được mài nhẵn, mặt
ván khuôn phải phẳng và nhẵn.
* Mặt liên kết giữa bệ neo phải phẳng góc, đảm bảo tỳ khít khi xiết chặt các bu
lông liên kết.
3.2.4 Công tác thử tải bệ đúc dầm:
Bệ đúc dầm sau khi chế tạo phải được thử tải theo các nội dung sau:
Lắp ráp tổ hợp các chi tiết hoàn chỉnh bằng bệ căng cốt thép CĐC.
Tiến hành kích thử tải bệ căng với lực kích bằng 1,1 lực kích yêu cầu của
các tấm bản (kích lần lượt theo trình tự căng các tao cáp CĐC của dầm bản cụ thể).
Với bệ căng để chế tạo dầm bản BTDƯ kích căng với lực kích vượt tải, mỗi
sợi 1,1 x 136 =149.6 KN.
Trước khi căng các sợi cáp đến lực căng bằng 10% lực thiết kế để so dây và
đo đạc lấy số liệu ban đầu về kích thước hình học của bệ.
Sau khi kích xong 15 sợi cáp đầu tiên thì tiến hành kiểm tra các mối nối liên
kết của bệ căng. Sau đó cứ căng xong 2 bó phải kiểm tra lại 1 lần. Quá trình kiểm
tra nếu phát hiện có sự cố phải ngừng ngay tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

Đo đạc biến dạng tổng thể theo chiều dọc bệ căng không được vượt quá 6%
độ dãn dài tính toán.
Bệ căng sau khi thử tải xong được đánh giá đảm bảo yêu cầu thiết kế mới
được phép đưa vào sử dụng.

3.2.5 Lắp dựng ván khuôn:
Ván khuôn đáy đặt trên bệ kê bằng BTCT M200, bệ không được lún. Móng
bệ đúc và bệ chứa được đầm kỹ và đệm đá dăm và cát ( Kích thước của bệ đỡ
theo bản vẽ TKTCTC )
Các mảnh ván khuôn chở đến hiện trường phải được kiểm tra kích thước, độ
cong vênh, độ rỉ để có biện pháp xử lý trước khi lắp ráp. Ván khuôn thành, ván
khuôn đáy phải phẳng, thẳng .
Tất cả các mối nối giữa các mảnh ván khuôn thành với nhau, ván khuôn
thành với ván khuôn đáy, ván khuôn đầu dầm ... phải có đệm cao su chống rò rỉ
mất nước.
Trước khi lắp ván khuôn thành phải kiểm tra cao độ đáy ván khuôn đảm bảo
cho ván khuôn bằng phẳng, chính xác và có tính ổn định cao.
Định vị ván khuôn thành bằng tăng đơ hoặc thnh giằng thép góc L75x75x6.
Bề mặt ván khuôn phải được bôi trơn bằng phụ gia chống dính tạo điều kiện
thuận lợi khi tháo dỡ ván khuôn.
Bảng: Sai số cho phép khi lắp đặt ván khuôn dầm
(Quy trình thi công và nghiệm thu dầm BTCT DƯL 22TCN 247-98)
TT Tên sai số Sai số cho phép (mm)
1
Độ gồ ghề cục bộ các bề mặt ván khuôn
? 2.0
2
Sai số về sự lắp dựng ván khuôn đáy
+ Sai số về chiều cao trong phạm vi 1m
?5
+ Sai số về chiều cao suốt chiều dài dầm
? 10
+ Sai số về độ lệch theo dọc dầm
?6
3

Sai số về lắp dựng ván khuôn thành
+ Độ thẳng đứng của ván khuôn
?2
+ Sai số về chiều dài giữa hai mép trong ván khuôn đầu dầm +0, -10
+ Chiều rộng bản mặt cầu dọc theo 2 bên
?5
4
Kiểm tra theo đường chéo (Độ vuông góc) ? 5
Đo kiểm tra kích thước ván khuôn phải dùng thước thép kiểm tra lắp dựng
ván khuôn đáy đạt yêu cầu kỹ thuật, mới tiến hành các công việc tiếp theo( bố trí
cốt thép, lắp ván khuôn thành).
Sau khi lắp đặt xong ván khuôn đáy, kiểm tra đạt yêu cầu rồi cần vạch một
đường tim trên suốt chiều dài ván khuôn đáy để làm cơ sở kiểm tra ván khuôn
thành.
3.2.6 Gia công và lắp dựng cốt thép thường
a. Gia công cốt thép
Các cốt thép trơn cán nóng và cốt thép gờ có thể hàn ốp hoặc hàn đối đầu
bằng hàn hồ quang, chiều dài đường hàn ?10d nếu hàn 1 phía. Que hàn dùng loại
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

E42A hoặc tương đương. Mối hàn phải tốt, cốt thép không được cháy, nứt vỡ
...Mỗi lô mối nối cùng đường kính chọn một số mẫu ( ít nhất 3 mẫu) để thí nghiệm
về uốn nguội và cường độ kéo của mối hàn . Sau khi xác định mối hàn đạt yêu cầu
mới được sử dụng .
Khung cốt thép cần phân đoạn chế tạo trước, nối liên kết với nhau bằng hàn.
Để đảm bảo chính xác và ổn định khung cốt thép cần tiến hành hàn trên các dưỡng.

b. Lắp dựng cốt thép
- Các khung cốt thép cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật so với hồ sơ thiết kế ( chủng
loại , đường kính, khoảng cách) sai số cho phép của cốt thép quy định như sau :
Sai số khoảng cách cốt thép chủ của mặt cầu so với thiết kế ?0.5d
+ Sai số khoảng cách cốt đai so với thiết kế ?10mm
+ Tầng bảo vệ của cốt thép so với thiết kế ?5mm
3.2.7 Chuẩn bị lắp đặt và căng kéo thép CĐC.
Chế tạo và lắp đặt thép CĐC.
Cắt cáp ?12,7ly phải sử dụng máy cắt chuyên dụng. Có thể dùng cưa bánh
mài, không cho phép dùng ô xy đất đèn hoặc que hàn để cắt.
Lắp đặt các tao cáp theo đúng tọa độ thiết kế.
Các sợi cáp 12,7mm trước và sau khi đặt vào vị trí không được bụi bẩn, dầu
mỡ, không được làm xây xát biến dạng, được che mưa nắng.
Luồn các sợi cáp vào neo công tác qua dầm kích vào vị trí lắp đặt trong ván
khuôn bằng phương pháp thủ công.
Căng kéo cáp CĐC.
Kích căng kéo.
+ Kích căng kéo phải sử dụng loại được Kỹ sư chấp thuận. Kích phải tiến hành
kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, kích và đồng hồ áp lực phải kiểm tra đồng
bộ. Độ chính xác của đồng hồ áp lực không thấp hơn 1,5%.
+ Kích căng kép phải có người chuyên trách sử dụng, quản lý và phải thường
xuyên bảo dưỡng, định kỳ kiểm định. Theo thời gian hoặc khi xuất hiện những
hiện tượng không bình thường thì phải kiểm định lại để đánh giá khả năng làm
việc của kích.
Bộ neo:
+ Bộ neo được rửa sạch bằng xăng và lau khô bằng giẻ sạch trước khi sử dụng
để tránh tụt cáp trong quá trình căng kéo và quá trình đổ bê tông bản.
Khống chế ứng suất căng kéo.
+ Phương pháp căng kéo và ứng suất khống chế trong CĐC phải phù hợp yêu
cầu thiết kế. Khi căng kéo nếu cần phải vượt quá thì ứng suất kéo vượt lớn nhất

không vượt quá 75% cường độ của thép CĐC.
+ Khi dùng phương pháp khống chế ứng suất để dùng kéo thép cường độ cao
phải lấy trị số độ giãn dài để sát hạch. Chênh lệch trị số giãn dài lý thuyết với trị số
giãn dài thực tế không quá 6%. Nếu lực kéo vượt quá 6% mà độ giãn dài chưa đạt
thì phải tạm thời ngừng căng kéo để làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý và
sau khi đã điều chỉnh mới được căng kéo tiếp.
Phương pháp căng kéo cường độ cao.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

Trước khi căng kéo cần kiểm tra các nội dung sau:
+ Kiểm tra chứng chỉ của cáp và neo, chứng chỉ kiểm định kích và đồng hồ
áp lực đồng bộ cùng với kích.
+ Kiểm tra hệ thống neo giữ ở thanh neo.
+ Kiểm tra thiết bị và hệ thống đảm bảo an toàn trong khu vực kích.
+ Phương pháp căng.
* Trình tự căng theo thứ tự và nguyên tắc như sau:
1. Căng 50% bó cáp bản đáy sau đó mới tiến hành căng các bó cáp phía trên.
2. Do cáp có tính đối xứng qua trục vuông góc với bản đáy nên trình tự căng các
tao cáp cũng tiến hành căng đối xứng qua trục nói trên.
3. Tiến hành căng các tao cáp theo trình tự đối xứng, các tao cáp phía trong (Gần
tim dầm ) căng trước theo thứ tự từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.
Quá trình căng không cho phép có sợi đứt, sợi tuột, nếu có thì phải thay tao khác
và căng kéo lại từ đầu của tao cáp đó.
* Quy định lực căng và độ giãn dài:
+ Lực căng kéo trong mỗi tao cáp 12,7 mm cho bản BTCT DƯL thiết kế là: Ntk =
136 KN.

+ Độ giãn dài của mối tao đo bằng sợi thước thép đánh dấu điểm đầu ở cáp lực
10% Ntk
+Khi căng đến lực kiểm tra NTK = 136 KN độ giãn dài tính toán cho cáp là:
?L = NTKE*A *L.
+ Sai số cho phép khi kéo xong về lực ? 5%NTK.
+ Sai số cho phép khi kéo xong về độ giãn dài ? 5%?L.
- Lực kéo chưa tính đến ma sát của kích và hệ số điều chỉnh đồng hồ.
3.2.8 Chế tạo hỗn hợp bê tông.
a. Đúc mẫu thí nghiệm:
Trước khi đổ bê tông bản phải thiết kế và đúc mẫu thí nghiệm để xác định
cấp phối bê tông.
Kích thước mẫu thí nghiệm (15x15x15)cm.
Mẫu thí nghiệm ép kiểm tra các tuổi R3 ngày, R14 ngày và R28 ngày. Mẫu
thí nghiệm phải tuân thủ quy trình hiện hành ở Việt nam.
Cường độ mẫu thí nghiệm thiết kế mác phải đạt ? 110% cường độ bê tông
theo quy định thiết kế mới được sử dụng tỷ phối này để chế tạo dầm.
b. Công tác chuẩn bị:
Công tác kiểm tra trước khi đổ bê tông theo các nội dung sau:
Căn cứ vào chứng chỉ thí nghiệm cốt liệu: Cát, đá, xi măng, nước...
Kiểm tra đá dăm, cát, nước về khối lượng và chất lượng.
Kiểm tra kết quả ép mẫu có đạt yêu cầu không.
Kiểm tra tổng thể tính năng và sự hoạt động của các máy móc thiết bị trong
dây chuyền công nghệ có phù hợp và có hoạt động tốt không (tình hình, khả năng
cung cấp điện, nước và phương án dự phòng như thế nào).
Kiểm tra sự hoạt động của đầm, máy trộn.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL


Dự kiến diễn biến thời tiết xấu để có biện pháp đề phòng khắc phục (nắng,
mưa, gió v.v...).
Kiểm tra bôi trơn ván khuôn độ kín ván khuôn, con kê phòng hộ, lắp đặt cốt
thép và kết cấu chôn sẵn trong bê tông v.v...
Kiểm tra công tác an toàn lao động, bố trí nhân lực trong dây chuyền.
Kiểm tra độ ẩm cốt liệu để điều chỉnh tỷ phối, kiểm tra độ sụt bê tông, kiểm
tra số lượng khuôn mẫu thí nghiệm.
c. Các yêu cầu kỹ thuật
Cốt liệu bao gồm: đá, cát, xi măng, nước, phụ gia phải đo lường theo trọng lượng,
độ chính xác khi định lượng cho một mẻ trộn như sau:
Nước và xi măng : sai số ? 1%
Đá dăm, cát : sai số ? 2%
Phụ gia dẻo hoá : sai số ?1%
Trước khi đổ bê tông cũng như trong quá trình sử dụng phải kiểm tra hiệu
chỉnh các thiết bị cân đong để đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu nêu trên. Không
được thay đổi tỷ lệ pha trộn, thay đổi lô xi măng hoặc thay đổi nguồn cung cấp cốt
liệu khác so với chứng chỉ thí nghiệm của hỗn hợp bê tông đã đựơc chấp nhận.
Nếu cần thiết phải thay đổi để giải quyết khó khăn trong thi công thì nhất thiết phải
thí nghiệm lại mẫu cốt liệu và cấp phối bê tông.
Khi đổ bê tông trong mùa hè phải có biện pháp để hạ thấp nhiệt độ của cốt
liệu đá, cát (khống chế nhiệt độ cốt liệu ? 30oC) đối với mẻ trộn đầu tiên phải tăng
lượng xi măng lên 5%.
Từng mẻ trộn nhất thiết phải có cán bộ kỹ thuật, cán bộ thí nghiệm kiểm tra
giám sát chặt chẽ các khâu cân đong (cát, đá, nước, phụ gia).
Thời gian trộn một khối bê tông không nhỏ hơn 3 phút.
Thời gian đổ bê tông một bản không được kéo dài quá thời gian ninh kết của
xi măng (theo phiếu thí nghiệm của lô xi măng sử dụng).
d. Kiểm tra hỗn hợp bê tông.
Kiểm tra đột sụt: khi quy định độ sụt ở trạm trộn phải xét đến sự giảm độ sụt

của hỗn hợp bê tông do quá trình vận chuyển, do thời tiết. Mức giảm độ sụt từ lúc
xả bê tông từ máy trộn đến lúc rót bê tông vào khuôn độ sụt không đựơc nhỏ hơn
2cm. Đồng thời trước khi đổ bê tông vào khuôn độ sụt không được nhỏ hơn 3cm.
Trường hợp không đảm bảo độ sụt quy định phải tìm biện pháp đưa bê tông trở lại
trạm trộn để xử lý.
Trong 5 cối trộn đầu tiên phải kiểm tra độ sụt 100%. Sau khi độ sụt ổn định
thì cứ 4 mẻ trộn phải kiểm tra độ sụt 1 lần, sau số độ sụt không được vượt quá 1cm
so với thiết kế.
e. Vận chuyển hỗn hợp bê tông.
- Vận chuyển vữa từ trạm trộn đến vị trí đổ bê tông vào trong khuôn bằng các
thùng chứa đảm bảo xả bê tông dễ dàng, không làm mất nước xi măng, không
được để nước mưa lọt vào trong thùng chứa.
f. Chọn mẫu kiểm tra cường độ bê tông.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

Mỗi một dầm bản phải lấy 4 tổ mẫu để ép kiểm tra cường độ bê tông theo
các tuổi R3, R7, R28 và 1 tổ dự phòng để ép kiểm tra khi cần thiết (mỗi tổ mẫu
gồm 3 mẫu kích thước (15x15x15)cm.
Kết quả thí nghiệm của từng tổ mẫu phải ghi chép thật chi tiết để xem xét sự
phân tán cũng như sự phát triển cường độ theo thời gian. Cường độ giới hạn của
mỗi tổ mẫu xác định bởi trị số bình quân của 3 mẫu thử. Nếu có trị số của một mẫu
chênh lệch quá 15% (tăng hay giảm) so với trí số ở giữa 3 mẫu thì loại ra và cường
độ giới hạn của tổ mẫu chỉ xác định bởi trị số bình quân của 2 mẫu còn lại. Trong
trường hợp trị số đo của 3 mẫu thử trong cùng 1 nhóm đều chênh lệch nhau vượt
quá 15% thì tổ mẫu đó coi như bị loại không đủ căn cứ để xác định cường độ.
g. Đổ và đầm bê tông.

Không được đổ bê tông vào các ván khuôn trong các trường hợp sau:
* Nhiệt độ ngoài trời quá 35 0C.
* Độ sụt của hỗn hợp bê tông không dưới 8cm
* Chiều cao rơi tự do của bê tông lớn hơn 2m (áp dụng với kết cấu có cốt thép theo
điều 5-41 TCVN 4453-87).
Phương pháp đổ bê tông.
* Phương pháp đổ bê tông thực hiện theo phương pháp đổ dấn, hoàn thiện toàn bộ
tiết diện ngang của dầm bản từ một đầu, cối trọn đầu tiên đổ cách đầu bản 1 mét.
* Đổ bê tông phải đổ liên tục, thời gian gián đoạn trong quá trình đổ bê tông một
bản không vượt quá 30phút. Nếu thời gian tạm dừng quá 30 phút thì phải xử lý vết
thi công đồng thời phải ghi chép số liệu đầy đủ trong văn bản tư vấn giám sát và
nhà thầu. Thời gian đổ bê tông 1 dầm là không quá 2giờ 30phút.
Đầm bê tông.
* Sử dụng đầm dùi ?50 - ?70 và một đầm bàn, khi đầm bê tông không lún và xuất
hiện trên mặt màng xi măng thì ngừng đầm sau đó dùng bàn xoa gỗ để hoàn thiện
từ một đầu trên toàn bộ tiết diện ngang của một bản.
* Đổ bê tông một dầm bản phải bố trí đủ số lượng đầm, một đầm hoạt động và
một đầm dự phòng. Trong quá trình đổ bê tông phải kiểm tra sự rò rỉ vữa qua ván
khuôn và xử lý kịp thời.
h. Bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn.
Khi kết thúc công đoạn đổ bê tông, việc che phủ mặt dầm bản và tưới nước
bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5592-1991. Mặt
bê tông phải luôn luôn ẩm trong thời gian bảo dưỡng.
Nước dùng để bảo dưỡng bê tông có tiêu chuẩn như nước sử dụng đổ bê
tông dầm bản.
Thời gian bảo dưỡng tiến hành cho đến khi bê tông đạt 300kg/cm2 (70%
cường độ thiết kế) và không dưới 7 ngày đêm.
Khi cường độ bê tông đạt lớn hơn hoặc bằng 200kg/cm2 cho phép tháo ván
khuôn 2 thành bên và ván khuôn 2 đầu dầm bản.
Sau khi tháo ván khuôn đầu và thành dầm bản tiến hành kiểm tra lập văn bản

và tư vấn giám sát về tình trạng mặt ngoài bê tông dầm.
k. Cốt thép tạo dự ứng lực cho dầm.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

Kiểm tra xem xét khuyết tật của dầm, nếu có ảnh hưởng lớn đến sức chịu tải
của phiến dầm phải cùng KCS Công ty và Tư vấn giám sát giải quyết ngay. Chỉ
cho phép cắt các sợi thép 12,7ly tạo DƯL cho dầm khi:
Có đầy đủ thủ tục văn bản đổ bê tông.
Cường độ bê tông dầm đạt 450kg/cm2 (đạt 90% cường độ thiết kế).
Trình tự cắt các tao thép cường độ cao để tạo dự ứng lực cho dầm được thực
hiện như sau:
Đầu tiên cắt các tao cáp phía mặt trên của bản, chú ý mỗi cáp cắt ở giữa, hai
đầu đệm gỗ cho khoảng hở 1cm để đảm bảo tụt đầu neo công tác, sau đó tiến hành
cắt cáp 2 đầu cho phẳng bản. Quá trình cắt cáp cũng tiến hành đối xứng qua tim
dầm.
Đối với các bó thép phía dưới dầm thực hiện hoàn toàn giống như trình tự
căng kéo dự ứng lực .
Công tác cắt các sợi thép CĐC chỉ được sử dụng máy cắt chuyên dùng, hay
máy cưa, máy mài, cấm sử dụng que hàn, và phương pháp nhiệt cách đầu dầm
30cm.
Sau khi hoàn thành công tác cắt cáp CĐC cho phép chuyển dầm ra bãi chứa
và tiến hành trát vữa bịt đầu dầm. Vữa xi măng phải đảm bảo có cường độ tương
đương bê tông dầm.
Chương IV
Nghiệm thu sản phẩm và vận chuyển
5.1 Công tác hoàn thiện:

Xử lý các khuyết tật nhẹ trên bề mặt bê tông không ảnh hưởng đến chất
lượng của bản sau khi tháo ván khuôn. Theo văn bản xử lý của Tư vấn giám sát và
KCS Công ty.
Quy định về nghiệm thu sản phẩm.
+ Quy định chung: Những công đoạn sau đây nhất thiết phải có văn bản nghiệm
thu của bộ phận kiểm tra chất lượng để đưa vào lý lịch của dầm.
* Kiểm tra công tác lắp dựng ván khuôn, sản xuất lắp đặt các cốt thép CĐC và cốt
thép thường.
* Kiểm tra nghiệm thu công tác căng kéo các sợi cáp CĐC.
* Kiểm tra công tác chuẩn bị đổ bê tông gồm:
* Các chứng chỉ cốt liệu XM, cát, đá tại trạm trộn và tình hình máy móc thiết bị
phục vụ cho thi công bê tông.
* Kiểm tra thiết bị trong dây chuyền căng thép CĐC và cắt thép CĐC. Biên bản
nghiệm thu thực hiện cắt thép CĐC tạo DƯL cho dầm.
* Kiểm tra các mẫu ép bê tông ở các giai đoạn tháo khuôn, cắt thép CĐC và R28
kiểm tra nghiệm thu các chỉ tiêu kích thước dầm bản, tình trạng mặt ngoài của dầm
bản trước và sau khi cắt thép CĐC tạo DƯL
* Kiểm tra hồ sơ tổng thể và lập lý lịch phiến dầm thành 3 bộ được đóng mỗi dầm
thành một bộ lý lịch riêng. Có đánh dấu ký hiệu tên dầm bản bằng sơn phù hợp với
lý lịch phiến dầm.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

+ Nghiệm thu sản phẩm.
* Các dầm bản sau khi chế tạo xong đạt các tiêu chuẩn ghi trong bảng sau:
Tiêu chuẩn Chỉ tiêu
Cường độ bê tông R28 ngày

Mặt ngoài dầm sau khi tháo ván khuôn
Kích thước hình học
Sai số theo chiều dài dầm bản
Sai số tiết diện ngang dầm
Sai số về chiều cao bản
Sai số về độ vồng của bản tại L/2
+Đạt mác M500
+Phẳng, nhẵn, không rỗ, không có vết nứt.
+ 4mm và -1mm
+20mm và -10mm
+ 10mm và 0mm
? 5mm
5.21 Vận chuyển - Cẩu lắp.
Phiến dầm sau khi cắt thép CĐC tạo DƯL xong được cẩu ra khỏi khuôn và
chỉ được đưa vào tập kết trên bãi chứa chờ xuất xưởng khi có nghiệm thu chất
lượng giữa Kỹ sư, Tư vấn giám sát - KCS Công ty và đơn vị thi công xác nhận
phiến dầm đã chế tạo bảo đảm chất lượng theo yêu cầu thiết kế.
Phiến dầm đã được đánh dấu ký hiệu
Vận chuyển dầm từ bệ đúc ra bãi tập kết, sử dụng cẩu 16T thông qua đòn
gánh cẩu dầm.
Các phiến dầm bản sắp xếp trên bãi chứa chờ xuất xưởng phải được kê trên
2 điểm theo đúng vị trí 2 tim gối. Gối kê bằng tà vẹt gỗ trên nền bãi bằng phẳng
không lún.
Trong trường hợp bãi tập kết diện tích hẹp cho phép xếp chồng không quá 3
phiến dầm lên nhau nhưng vị trí gối kê các phiến dầm phải trung cùng một ví trí
gối bản.
Chương V
Biện pháp an toàn công trình
5.1. An toàn thiết bị
Để đảm bảo tiến độ, Nhà thầu sẽ huy động đầy đủ máy móc thiết bị

tốt, đảm bảo chất lượng đúng theo yêu cầu và tuân thủ nghiêm ngặt công tác an
toàn thiết bị.
Các thiết bị thi công thường xuyên được bảo dưỡng và kiểm tra các hệ thống
hoạt động tại hiện trường .
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

Các thiết bị phải được kê chèn chắc chắn, không bị xê dịch trong suốt quá
trình thi công .
Các thiết bị đưa vào sử dụng thi công công trình này đều đã được kiểm tra
đăng kiểm của cơ quan chức năng và đang hoạt động tốt trong thời gian đăng
kiểm .
Người điều khiển thiết bị phải được qua đào tạo, vận hành theo đúng chỉ
dẫn của nhà sản xuất.
Hàng ngày có nhật ký theo dõi lịch trình hoạt động của máy móc để kịp thời
sửa chữa những hỏng hóc, tránh tình trạng phải giảm tiến độ thi công do máy móc
bị hư hỏng nặng.
Phải có nhà xưởng để tập trung thiết bị máy móc.
Chỉ được vận hành máy móc khi có lệnh điều động của chỉ huy công trường.
Trường hợp thi công theo ca, thì trước mỗi ca, thợ vận hành phải kiểm tra
bàn giao dưới sự giám sát của chỉ huy công trường để đảm bảo độ an toàn và khả
năng hoạt động bình thường của thiết bị. Duy trì công tác ghi nhật trình hoạt động
hằng ngày của thiết bị máy móc.
5.2.An toàn cho con người.
Đội ngũ nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công, do vậy
việc đảm bảo an toàn cho con người là một đòi hỏi bắt buộc mà đơn vị thi công
phải nghiêm túc thực hiện.

Công nhân được kiểm tra sức khoẻ định kỳ để đảm bảo có đủ sức khoẻ làm
việc.
Phải bố trí sàn công tác rộng rãi, lưới, lan can bảo vệ để đảm bảo cho việc
thi công các kết cấu phần trên được an toàn.
Tất cả công nhân tham gia thi công công trình đều được trang bị đầy đủ thiết
bị bảo hộ an toàn lao động và được tập huấn về nội quy an toàn lao động. Đặc biệt
khi tiến hành công tác lao lắp dầm, đơn vị thi công phải phổ biến công nghệ thi
công, có bộ phận chuyên phụ trách về công tác an toàn theo dõi và lập biên bản đối
với những khâu thi công không đảm bảo yêu cầu để thông báo về Công ty để có ý
kiến chỉ đạo.
Không ai được tự ý vận hành máy móc khi chưa hiểu về nguyên lý hoạt
động của chúng hoặc chưa được người phụ trách đồng ý.
Khi làm việc trên cao ngoài việc phải mang bảo hộ lao động còn bắt buộc
phải đeo dây bảo hiểm.
5.3.An toàn về điện.
Đơn vị thi công có trách nhiệm phổ biển công tác an toàn về điện cho
toàn bộ lực lượng nhân công tham gia thi công công trình.
Dán biển báo,chỉ dẫn hệ thống điện ở vị trí thuận tiện để tất cả mọi người có
thể dễ nhận biết, có biện pháp sơ cứu người bị điện giật tại công trường.
Hệ thống đường điện sinh hoạt và thi công phải được bố trí hợp lý, không bị
ảnh hưởng khi máy móc thi công ra vào công trường.

Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

Các trục đường điện thi công chính từ trạm ra vị trí thi công đều được dùng
bằng cáp mềm bố trí có khả năng truyền tải điện năng cho thiết bị đang sử dụng

điện .
Các mối nối của cáp điện sẽ sử dụng mối nối hàn thiếc sau đó được bọc
bằng vật liệu cách điện và không thấm nước .
Khi giao ca, những người quản lý về điện phải cùng nhau kiểm tra lại toàn
bộ hệ thống đường dây, cầu dao. Nếu hỏng hóc phải thay thế và sửa chữa kịp thời.
Không được tự ý câu móc điện vào thiết bị thi công khi chưa được người có
trách nhiệm đồng ý.
Các hạng mục thi công ban đêm phải đảm bảo đủ điện chiếu sáng.
5.4 An toàn công trình:
Để đảm bảo chất lượng công trình đúng với hợp đồng xây lắp đã ký kết với
chủ đầu tư, cùng với các biện pháp an toàn đã nêu, đơn vị thi công phải đặc biệt
lưu có tới các công tác đảm bảo chất lượng công trình.
Trước khi chuyển sang thi công một hạng mục khác đơn vị thi công phải tiến
hành nghiệm thu với Tư vấn giám sát và gửi biên bản nghiệm cho Chủ đầu tư.
Trong quá trình nghiệm thu nếu phát hiện thấy sai hỏng nào thì phải khắc phục
ngay.
Việc chuyển giai đoạn thi công của một hạng mục đã được tính toán kỹ
trong tiến độ thi công đảm bảo cho kết cấu đã xây dựng đủ khả năng chịu lực hoặc
không bị ảnh hưởng bởi các hạng mục đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng.
Trước khi tháo dỡ đã giáo , ván khuôn của các hạng mục bê tông đều được
kiểm tra cường độ bằng nén mẫu hoặc bắn súng thử để xác định chính xác tuổi
chịu lực qui định và thời điểm tháo ván khuôn đảm bảo cho công trình sau khi tháo
đà giáo ván khuôn hoàn toàn tự có khả năng chịu lực và có thể chịu được các tải
trọng tiếp theo.
Trong khi cẩu lắp tránh không để va chạm vào công trình .
Đà giáo ván khuôn đỡ các công trình ngoài việc tính đến các khả năng chịu
lực và ổn định do các tổ hợp tải trọng chính gây ra mà còn được tính đến các tổ
hợp lực động do tác động của thiết bị và các tải trọng khác gây ra , ví dụ như gió
áp lực thuỷ động...
Thường xuyên có kế hoạch , biện pháp phòng chống bão lụt bất thường có

thể xảy ra trong quá trình thi công.
Không được lắp dầm khi bê tông chưa đạt cường độ thiết kế, không được
cho xe ô tô, cần cẩu và chất tải trọng lớn trên nền đường sau đuôi mố, khi chưa lắp
dầm bê tông trên nhịp.
5.5. An toàn cho toàn bộ công trường:
Bố trí người bảo vệ thường xuyên tài sản, máy móc thiết bị... của công
trường, làm hàng rào ngăn bảo vệ xung quanh phạm vi công trường thi công. Liên
hệ thường xuyên với chính quyền địa phương giải quyết kịp thời các vấn đề xảy ra
trong quá trình thi công .
Mọi cá nhân đều có ý thức bảo vệ tài sản chung cũng như có ý thức trong
việc thực hiện các quy tác dảm bảo an toàn khi tham gia thi công công trình.
Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội


Qui trình thi công dầm BTCT DƯL

CÔNG TY CP THIẾT BỊ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

Công ty CP thiết bị và phát triển hạ tầng
19-Ngõ 15 – Tạ Quang Bửu- Bách Khoa – Hà Nội



×