Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

CÁC cấp cứu THƯỜNG gặp TRONG UNG THƯ TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.79 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÌNH

CÁC CẤP CỨU THƯỜNG GẶP
TRONG UNG THƯ TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÌNH

CÁC CẤP CỨU THƯỜNG GẶP
TRONG UNG THƯ TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số


: 8720106

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI NGỌC LAN

HÀ NỘI – 2019


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALL:
AML:

Acute lympho leukemia – Bạch cầu cấp dòng Lympho
Acute myelo leukemia – Bạch cầu cấp dòng tủy

CML:
CLVT
DNT
MRI:
PICU:
SVCS:
TALNS
TKTW
TLS:
TM
SCC
BC
NHL
HL


Chronic myolocyte leukemia – bạch cầu cấp mạn dòng tủy
Cắt lớp vi tính
Dịch não tuỷ
Magnetic resonance imaging - Chụp cộng hưởng từ
Pediatric intensive care unit - Khoa điều trị tích cực
Superior vena cava syndrome - Hội chứng tĩnh mạch chủ trên
Tăng áp lực nội sọ
Thần kinh trung ương
Tumor lysic syndrome - Hội chứng ly giải u
Tĩnh mạch
Spinal cord compression – Chèn ép tủy sống
Bạch cầu
Non Hodgkin Lymphoma – U Lympho không Hodgkin
Hodgkin Lymphoma – U Lympho Hodgkin


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Dịch tễ học về ung thư trẻ em.................................................................3
1.2. Những dấu hiệu ung thư ở trẻ em............................................................3
1.3. Mô hình ung thư trẻ em...........................................................................4
1.3.1.Bệnh bạch cầu cấp..............................................................................5
1.3.2. Khối u hệ thần kinh trung ương.......................................................5
1.3.3. U nguyên bào thần kinh....................................................................6
1.3.4. U lympho Hodgkin và không Hodgkin.............................................6
1.3.5. Ung thư thận......................................................................................6
1.3.6. Sarcoma cơ vân.................................................................................7
1.3.7. Ung thư xương..................................................................................7

1.3.8. Ung thư gan.......................................................................................7
1.4. Các loại cấp cứu ung thư thường gặp ở trẻ em.......................................8
1.4.1. Cấp cứu do tổn thương chèn ép........................................................9
1.4.2. Cấp cứu thường gặp về huyết học...................................................15
1.4.3. Cấp cứu về chuyển hóa...................................................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........21
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:.....................................................24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................25
2.6. Các biến nghiên cứu..............................................................................25


2.7. Sai số của nghiên cứu............................................................................26
2.8. Nhập và phân tích số liệu......................................................................26
2.8.1. Nhập số liệu....................................................................................26
2.8.2. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................26
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................26
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................28
3.1. Xác định mô hình bệnh ung thư trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương....28
3.2. Nhận xét một số cấp cứu thường gặp liên quan đến bệnh ung thư trẻ em....29
3.2.1. Nhận xét về tỷ lệ.............................................................................29
3.2.2. Nhận xét về nguyên nhân................................................................29
CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN...........................................................33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................33
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................33
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU........................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại các hội chứng cấp cứu ung thư thường gặp theo nhóm
nguyên nhân..................................................................................9

Bảng 2.1.

Bảng biến số xác định mô hình bệnh ung thư trẻ em..................25

Bảng 2.2.

Bảng biến số xác định tỷ lệ và nguyên nhân các cấp cứu thường
gặp ung thư trẻ em......................................................................25

Bảng 3.1.

Mô hình bệnh ung thư trẻ em......................................................28

Bảng 3.2 . Tỷ lệ các cấp cấp cứu trong nhóm cấp cứu ung thư thường gặp29
Bảng 3.3.

Tần suất xuất hiện hội chứng cấp cứu thường gặp xẩy ra trong
quá trình điều trị..........................................................................29



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Mô hình ung thư trẻ em và thanh thiếu niên.................................4

Hình 1.2.

Hình ảnh u não............................................................................14

Hình 1.3.

Phù gai thị...................................................................................14

Hình 1.4.

Hình ảnh tổn thương thâm nhiễm lan tỏa khoảng kẽ..................16

Hình 1.5.

Hình ảnh khối u trung thất trên phim X-quang...........................19

Hình 1.6.

Hình ảnh tràn dịch màng ngoài tim trên siêu âm........................20


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là quá trình bệnh lý trong đó một số tế bào thoát ra khỏi sự

kiểm soát, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân lên. Những tế bào
này có khả năng xâm lấn và phá hủy các tổ chức xung quanh. Đồng thời di
trú và đến phát triển ở nhiều cơ quan khác nhau và hình thành nên di căn,
cuối cùng ung thư gây tử vong. Ung thư đã và đang trở thành gánh nặng lớn
tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo, nước đang phát
triển.
Theo số liệu ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018
Việt Nam số ca ung thư mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,6 triệu dân,
trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca, trong đó có
1,5% là trẻ em.
Khoảng 12.000 ca ung thư mới được chẩn đoán hằng năm ở Mỹ. Ung
thư chỉ đứng thứ hai sau chấn thương là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ trên 3
tháng tuổi và các trường hợp cấp cứu liên quan đến ung thư đang ngày một
tăng làm cho tỷ lệ tử vong cũng tăng lên đáng kể [1]. Mặc dù vậy, tiên lượng
chung cho hầu hết các bệnh ung thư ở trẻ em là tốt .Tỷ lệ tử vong do ung thư ở
trẻ em giờ đây chỉ bằng gần 50% so với năm 1975 và tỷ lệ sống của nhiều
bệnh ác tính tiếp tục được cải thiện [2].
Trong thời gian 2006 đến 2010, một nghiên cứu ở Mỹ cho thẩy có 294.289
trẻ bị ung thư nhập khoa cấp cứu, trong độ tuổi 0-19, chiếm 0,2% trong tổng số trẻ
nhập khoa Cấp cứu nhi khoa trên toàn quốc trong giai đoạn 5 năm. Theo điều tra
này, bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho chiếm 25,9%, tiếp theo là khối u hệ thống
thần kinh trung ương chiếm 8,1%, khối u xương chiếm 3,9%, u nguyên bào thần
kinh chiếm 2,6%. Trong đó lý do hàng đầu làm cho trẻ bị ung thư nhập khoa Cấp
cứu cho thấy, chiếm 82,3% là sốt cao và giảm bạch cầu hạt, viêm phổi 67,6%, suy
hô hấp cấp chiếm 21,5% và có khoảng 0,1% trẻ bị ung thư đã tử vong tại khoa cấp


2

cứu [3].

Các hội chứng cấp cứu ung thư nhi khoa rất đa dạng và có thể xảy ra
bất cứ giai đoạn nào từ những triệu chứng ban đầu nhập viện, trong quá trình
điều trị cũng như giai đoạn cuối cùng của bệnh, việc nhận biết và xử trí kịp
thời các hội chứng cấp cứu giúp điều trị ổn định chức năng sống của bệnh
nhân, giúp quyết định liệu pháp điều trị tiếp theo và góp phần cải thiện chất
lượng sống của bệnh nhân ung thư
Dựa vào tình hình thực tiễn bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Nhi TW
ngày một tăng lên đồng nghĩa với sự gia tăng các hội chứng cấp cứu trong
ung thư, cũng như việc cần thiết phải xác định mô hình bệnh ung thư trẻ em
trong giai đoạn này và hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này
nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Các cấp cứu thường gặp trong
ung thư trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Với 2 mục tiêu:
1. Xác định mô hình bệnh ung thư trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
2. Nhận xét một số cấp cứu thường gặp liên quan đến bệnh ung thư trẻ em.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học về ung thư trẻ em
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 10.450 trường hợp
mới và 1.350 trường hợp tử vong do ung thư xảy ra ở trẻ em (những người
trong độ tuổi 14 tuổi) vào năm 2014 và có khoảng 5330 trường hợp mới và
610 ca tử vong do ung thư ở thanh thiếu niên (những người trong độ tuổi 1519). Những bệnh ung thư này chiếm 1% trong số tất cả các loại ung thư mới
được chẩn đoán tại Hoa Kỳ. Các bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và
thanh thiếu niên thay đổi theo độ tuổi. Một đứa trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ có
0,24% khả năng phát triển ung thư trước 15 tuổi và 0,35% khả năng phát
triển ung thư trước 20 tuổi; con số này tương đương với trung bình 1 trên
416 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trước 15 tuổi và 1 trong 285

trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trước 20 tuổi [4].
Mỗi năm, ở châu Âu và châu Mỹ cứ 1 triệu trẻ dưới 15 tuổi có 130 trẻ
bị ung thư, ở Việt Nam, 1 triệu trẻ dưới 15 tuổi có 108 trẻ bị ung thư [5].
1.2. Những dấu hiệu ung thư ở trẻ em
Các triệu chứng và biểu hiện của trẻ bị ung thư có thể được miêu tả bởi
cụm từ “CHILD CANCER”, đó là [6].
- Continued – Liên tục giảm cân mà không rõ nguyên nhân.
- Headaches – Thường xuyên đau đầu và nôn mửa vào buổi sáng sớm.
- Increased swelling - Tình trạng viêm mạn tính hay đau dai dẳng ở vị
trí các khớp xương vùng lưng hoặc chân.
- Lump – U bướu xuất hiện, đặc biệt ở vùng bụng, cổ, ngực, xương chậu hay
nách.
- Development – Sự phát triển của nhiều vết thâm tím, chảy máu hoặc phát


4

ban.
- Constant – Nhiễm trùng liên tục, thường xuyên, hoặc dai dẳng.
- A whitish color – Có màu trắng ở sau đồng tử của mắt.
- Nausea – Tình trạng nôn, buồn nôn dai dẳng.
- Constant – Trạng thái mệt mỏi, xanh xao.
- Eye – Thị lực thay đổi đột ngột thường xuyên và dai dẳng.
- Recurring or persistent – Sốt dai dẳng và định kỳ mà không rõ nguyên nhâ
1.3. Mô hình ung thư trẻ em
Một nghiên cứu của Ward E và cộng sự năm 2014 của Hiệp hội ung
thư Hoa Kỳ đã có kết quản thống kê toàn diện nhất về mô hình ung thư trẻ
em và thanh thiếu niên, kết quả cho thấy các bệnh ung thư phổ biến nhất ở
trẻ em và thanh thiếu niên thay đổi theo độ tuổi như sau:



5

Hình 1.1. Mô hình ung thư trẻ em và thanh thiếu niên [4]

1.3.1.Bệnh bạch cầu cấp
Chiếm khoảng một phần ba trong số các bệnh ung thư ở trẻ em, bệnh
bạch cầu cấp tính là loại ung thư nhi phổ biến nhất. Bạch cầu cấp dòng
Lympho(ALL) chiếm 75% bệnh bạch cầu ở trẻ em, bệnh bạch cầu cấp dòng
tủy (AML) chiếm 20% và các loại bệnh bạch cầu mãn tính khác. ALL
thường xảy ra ở trẻ em với tỷ lệ mắc cao nhất ở độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi.
- Triệu chứng lâm sàng
+ Hội chứng thiếu máu .


6

+ Hội chứng xuất huyết
+ Sốt tái diễn
+ Nhiễm trùng tái phát
+ Hội chứng thâm nhiễm: Gan, lách, hạch to
- Chẩn đoán xác định bệnh bạch cầu cấp
Có >= 25% tế bào non trong tủy xương và kết quả miễn dịch tế bào để
chẩn đoán phân loại
1.3.2. Khối u hệ thần kinh trung ương( CNS)
Khối u hệ thần kinh trung ương( CNS) là loại ung thư trẻ em thường
gặp thứ hai sau bạch cầu cấp, chiếm 21% trong tất cả các loại ung thư ở trẻ
em, đỉnh chẩn đoán ở độ tuổi từ 2 đến 10.
Triệu chứng lâm sàng đa dạng tùy thuộc vị trí khối u và lứa tuổi bệnh
nhân: khoảng 50% số trẻ bị u não có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ

Chụp cắt lớp vi tính (CTVT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử
dụng để xác định khối u não và tủy sống.
Chẩn đoán xác định : dựa vào kết quả giải phẩu bệnh và hóa mô miễn
dịch..
1.3.3. U nguyên bào thần kinh
U nguyên bào thần kinh chiếm 6% trong số tất cả các bệnh ung thư ở
trẻ em. U nguyên bào thần kinh chỉ được tìm thấy ở trẻ em, thường ở những
trẻ dưới 5 tuổi, độ tuổi trung bình khi chẩn đoán là 2 năm.
- Triệu chứng lâm sàng:
Các dấu hiệu và triệu chứng của u nguyên bào thần kinh khác nhau tùy
thuộc vào nơi phát sinh khối u, hầu hết bệnh nhân có khối u ở bụng. Bên
cạnh một khối sờ thấy ở bụng, xương chậu hoặc cổ , các dấu hiệu và triệu


7

chứng của u nguyên bào thần kinh có thể bao gồm đau bụng, táo bón, tiên
lượng, rối loạn tiền đình, rối loạn chức năng bàng quang, tăng huyết áp, thiếu
máu, đau xương và giảm cân.
-

Chẩn đoán xác định dựa vào: giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch.

1.3.4. U lympho Hodgkin và không Hodgkin
U lympho là bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở trẻ em và thanh thiếu
niên. Gồm 2 loại u lympho không Hodgkin( NHL) và u lympho
Hodgkin( HL), chiếm lần lượt 6% và 4% ung thư ở trẻ em. NHL xảy ra
thường xuyên nhất ở trẻ nhỏ, trong khi HL phát triển thường xuyên hơn ở
thanh thiếu niên. NHL cũng phổ biến ở bé trai hơn bé gái.
- Triệu chứng lâm sàng:

Thường gặp hạch cổ, thượng đòn, chắc, dính, không đau
Hội chứng B: sốt, vã mồ hôi, sụt cân
Khối u các vị trí khác nhau gây nên các biểu hiện lâm sàng khác nhau
- Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh
1.3.5. Ung thư thận
Ung thư thận là nhóm bệnh ác tính bao gồm nhiều loại ung thư khác
nhau trong đó chiếm 85- 95% là u nguyên bào thận
- Triệu chứng lâm sàng:
Khối ở bụng gây tăng kích thước bụng, đau bụng, khó chịu, tăng huyết
áp và tiểu máu vi thể.
- Chần đoán xác định: dựa vào kết quả giải phẫu bệnh
1.3.6. Sarcoma cơ vân


8

Sarcoma cơ vân có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhưng nó
thường được tìm thấy ở đầu, cổ, các chi và đường sinh dục. Chiếm khoảng
3% các khối u ác tính ở trẻ em .
- Triệu chứng lâm sàng: tùy thuộc vị trí khối u
- Chẩn đoán xác định: dựa vào kết quả giải phẫu bệnh
1.3.7. Ung thư xương
U xương ác tính nguyên phát ở trẻ em là loại u ác tính phổ biến thứ 6 ở
trẻ em, chiếm khoảng 4% các bệnh ác tính ở trẻ em, 2 loại u xương thường
gặp là sarcom xương và sarcom Ewing
- Triệu chứng lâm sàng:
Thường biểu hiện đau xương kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi,
sụt cân
- Chẩn đoán xác định : dựa vào kết quả giải phẫu bệnh
1.3.8. Ung thư gan

Ung thư gan chiếm 1-1,5% các ung thư trẻ em ở các nước đã phát triển,
2 loại ung thư gan thường gặp là u nguyên bào gan và ung thư biểu mô gan.
- Triệu chứng lâm sàng:
Sờ thấy khối ở hạ sườn phải, đau bụng, gan to, mệt mỏi, sụt cân
- Chẩn đoán xác định: dựa vào định lượng Alpha-phetoprotein(AFP) và kết
quả giải phẫu bệnh.

1.4. Các loại cấp cứu ung thư thường gặp ở trẻ em
Mô hình bệnh ung thư trẻ em có liên quan chặt chẽ với các hội chứng
cấp cứu trong bệnh lý ung thư, qua đó có thể chia mức độ thường gặp các hội
chứng cấp cứu trong ung thư trẻ em như sau:


9

- Hội chứng tăng bạch cầu
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ
- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên và hội chứng trung thất trên
- Hội chứng chèn ép tủy sống
- Sốt giảm bạch cầu hạt
- Hội chứng ly giải u.
Trong đó sốt giảm bạch cầu hạt và hội chứng ly giải u thường xẩy ra
trong quá trình điều trị ung thư. 4 hội chứng còn lại gồm hội chứng tăng bạch
cầu, hội chứng tăng áp lực nội sọ, hội chứng chèn ép tủy sống, hội chứng
chèn ép tĩnh mạch chủ trên và hội chứng trung thất trên thường xẩy ra tại
thời điểm vào viện.
Có thể phân loại các hội chứng cấp cứu ung thư thường gặp theo
nhóm nguyên nhân [7]:
Bảng 1.1. Phân loại các hội chứng cấp cứu ung thư thường gặp theo nhóm
nguyên nhân

Phân loại nguyên nhân
Các hội chứng cấp cứu ung thư
Cấp cứu do tổn thương chèn ép 1. Hội chứng tĩnh mạch chủ trên
2. Hội chứng trung thất trên
3. Chèn ép tủy sống
4. Tăng áp lực nội sọ
Nhóm cấp cứu về huyết học1. Tăng bạch cầu
2. Sốt giảm bạch cầu hạt
Nhóm cấp cứu về chuyển hóa
1. Hội chứng ly giải u
Nhóm cấp cứu khác

1.4.1. Cấp cứu do tổn thương chèn ép
1.4.1.1. Hội chứng tĩnh mạch chủ trên và hội chứng trung thất trên


10

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên (SVCS: superior vena cava syndrom) chỉ
các dấu hiệu và triệu chứng do chèn ép hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên
(TMCT), 2 hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên và hội chứng trung thât trên
đc coi là đồng nghĩa trong thực hành nhi khoa. Hội chứng trung thất trước
phối hợp SVCS và chèn ép khí quản dẫn đến các triệu chứng ho, khó thở, thở
nhanh sâu và khò khè, khí quản trẻ em hẹp và mềm hơn người lớn nên khi có
sự chèn ép sẽ gây khó thở nhanh chóng.
- Nguyên nhân: Các khối u trung thất ác tính là nguyên nhân chính gây
ra SVCS. Bệnh thường gặp là u lympho không Hodgkin (NHL), bệnh
Hodgkin, bệnh bạch cầu thể nguyên bào lympho cấp (T-ALL), u quái ác tính,
u tuyến ức, u nguyên bào thần kinh, sarcom cơ vân hoặc sarcom ewing.
- Tỷ lệ : SVCS chiếm 12% ở bệnh nhi có khối u trung thất ác tính,

nguyên nhân ác tính thường gặp nhất là u Lympho không hogdkin( chiếm
70% trường hợp khối u trung thất ác tính) [8]
- Triệu chứng lâm sàng
+ SVCS ít gây ra đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng nếu tắc nghẽn
đột chứng lâm sàng thường gặp: Phù áo khoác, giãn tĩnh mạch cảnh, khó
nuốt, khàn tiếng, đau ngực, khò khè, khó thở, tràn dịch màng phổi, tràn dịch
màng tim, biểu hiện ứ đọng ngột thì gây ra tăng áp lực nội sọ nhanh chóng và
dẫn đến phù não.
+ Các triệu CO2 như lo lắng, lú lẫn, mệt lả, đau đầu, nhìn mờ, ngất, xanh
tím. Thay đổi tư thế có thể thay đổi huyết áp, da xanh tái và thậm chí có thể
ngừng tim [9].
- Cận lâm sàng
+ Chụp X-quang ngực (thẳng và nghiêng) phát hiện khối u trung thất
trong 97% các trường hợp.
+ Chụp tĩnh mạch chọn lọc, cắt lớp vi tính, MRI là tiêu chuẩn để chẩn


11

đoán SVCS, giúp cho đánh giá mức độ tắc nghẽn của tĩnh mạch chủ trên,
đánh giá khối u trong lồng ngực [10].
+ Làm tủy đồ, nếu có di căn tủy xương thì có thể đưa ra chẩn đoán mà
không cần phải làm sinh thiết khối u.
+ Kiểm tra dịch màng phổi/dịch màng ngoài tim/dịch cổ chướng: dẫn
lưu dịch làm giảm áp lực, xét nghiệm tế bào học có thể giúp chẩn đoán xác
định, nhất là trong trường hợp NHL.
+ Siêu âm tim kiểm tra tràn dịch màng ngoài tim và chèn ép tim và để
đánh giá chức năng cơ tim.
+ Xét nghiệm β-HCG và AFP (a- fetoprotein) giúp chẩn đoán khối u tế bào
mầm ác tính ở trung thất, nhưng các xét nghiệm này thường không có kết quả

nhanh.
- Chẩn đoán xác định: dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp
CLVT và MRI.
1.4.1.2. Chén ép tủy sống (SCC: Spinal cord compression)
Nguyên nhân: Chèn ép tủy sống có thể từ bên ngoài hoặc bên trong.
Chèn ép bên ngoài: khối u phát triển từ bên ngoài cột sống, qua lô gian đốt
sống vào khoang ngoài màng cứng làm phù tủy, xuất huyết tĩnh mạch, bệnh
tủy sống và thiếu máu cục bộ [11]. Các u thường gây chèn ép tuỷ sống là u
nguyên bào thần kinh, sarcom Ewing, NHL, bệnh Hodgkin [7]. Chèn ép từ
bên trong thường là u tế bào hình sao và u tế bào màng, ống nội tủy.
- Tỷ lệ: Chèn ép tủy sống xẩy ra khoảng 7% trong số trẻ có khối u ác
tính [12]
- Triệu chứng lâm sàng
+ Đau lưng khu trú hoặc đau lan xuống chân xẩy ra với 80% số trẻ bị
chèn ép tủy, đau thường là triệu chứng đầu tiên [13].


12

+ Đau kiểu rễ thần kinh.
+ Yếu, thay đổi cảm giác và liệt.
+ Bí trung đại tiện.
- Cận lâm sàng
+ MRI có độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 97% và độ chính xác chẩn đoán là
95% trong chẩn đoán chèn ép tủy sống [14].
+ Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ít nhạy cảm hơn trong việc xác định
mức độ lan rộng của khối u vào ống sống, CLVT xác định vị trí, kích thước
khối u bên cạnh cột sống.
+ Kiểm tra dịch não tủy hiếm khi hữu ích và chức năng hệ thần kinh
trung ương của bệnh nhân có thể xấu đi nhanh sau khi chọc dịch não tủy (tụt

kẹt).
- Chẩn đán xác định:
Dựa vào kết quả chụp MRI có chèn ép tủy
1.4.1.3. Tăng áp lực nội sọ và thoát vị não
- Đại cương
+ Khối u hệ thống thần kinh trung ương là nguyên nhân chính gây nên
tăng áp lực nội sọ [15]
U não là u đặc phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm 20% ung thư trẻ em và đứng
hàng thứ 2 sau u tạo huyết [16], khoảng 50% bệnh nhân u não có tăng áp lực nội sọ.
Theo thống kê từ bệnh viện nhi trung ương u não chiếm 1/4 tổng số các bệnh lý ung
thư ở trẻ em và phần lớn bệnh nhân u não có các dấu hiệu và các triệu chứng tăng
áp lực nội sọ (TALNS).
+ Ở trẻ em TALNS là tình trạng khẩn cấp, áp lực nội sọ đo được > 20 mmHg
(27 cmH2O) thường được coi là ngưỡng điều trị.
- Triệu chứng lâm sàng


13

Bệnh nhân thường đến khoa cấp cứu vì các biểu hiện sau:
+ Triệu chứng đau đầu: Đau đầu là triệu chứng thường gặp và khi trẻ có
thể mô tả được thì rất đa dạng. Hay gặp đau đầu nửa đêm về sáng. Đau đầu
lan tỏa hoặc khu trú, ở vùng trán, vùng thái dương, vùng chẩm, vị trí đau đầu
mang tính chất chủ quan không phải là yếu tố có giá trị để chẩn đoán vị trí
khối u. Đau đầu thường tăng lên khi gắng sức, ở tư thế đầu dốc, các thuốc
giảm đau thông thường ít có tác dụng. Trẻ nhỏ thường biểu hiện cơn đau
bằng quấy khóc; trẻ lớn thường ôm lấy đầu và che mắt. Các cơn đau đầu
thường hiếm khi điển hình. Đau đầu thường kèm theo buồn nôn, nôn và giảm
đau sau khi nôn. Theo sự tiến triển của u, dần dần cơn đau tăng về cường độ
và thời gian, đau sẽ trở thành liên tục và chỉ giảm khi dùng thuốc chống phù

não.
+ Triệu chứng nôn: Cùng với đau đầu, nôn là một trong những triệu
chứng chính của hội chứng TALNS. Hiếm khi chỉ có nôn đơn thuần mà
thường kết hợp với các cơn đau đầu, điển hình là dễ nôn và nôn vọt, xuất
hiện nhiều vào buổi sáng và ngày càng thường xuyên hơn. Thực tế có ít
trường hợp điển hình, ở trẻ em có khi nôn đi kèm bữa ăn nên có thể nhầm
với các bệnh về tiêu hóa hoặc nôn sinh lý do cấu tạo của dạ dày.
Các triệu chứng thần kinh khác:
+ Tổn thương các dây thần kinh sọ não.
+ Rối loạn tâm thần: có thể là hậu quả của tổn thương trực tiếp hệ thần
kinh trung ương hoặc do TALNS. Trẻ có biểu hiện kích thích, bồn chồn hoặc
thờ ơ, bỏ bú, ít hoạt động, chậm phát triển tâm thần vận động, học kém…
+ Thay đổi về đầu của bệnh nhân: thường là tăng kích thước vòng đầu
và giãn khớp sọ, thóp phồng. Các tĩnh mạch da đầu nổi rõ, da bóng và căng.
Ở nhũ nhi giãn khớp sọ khiến hộp sọ to ra, đó thường là biểu hiện đầu tiên và
đôi khi là biểu hiện duy nhất của TALNS.


14

+ Tam chứng Cushing: tăng huyết áp, mạch chậm, rối loạn nhịp thở do
phù não thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh và đây là dấu hiệu đe dọa tụt
kẹt hạnh nhân tiểu não.


15

- Cận lâm sàng
+ Chụp CT sọ não cấp cứu không thuốc cản quang xác định được hình
ảnh khối u não, phù não, tràn dịch não 1 cách hiệu quả.


Hình 1.2. Hình ảnh u não
+ Soi đáy mắt: TALNS gây phù nề, ứ phù gai thị nhưng không làm
giảm thị lực, thường xuất hiện ở trẻ trên 2 tuổi từ tuần thứ 2,3. Nếu không
phát hiện sớm sẽ dẫn tới nguy cơ teo gai thị thứ phát giảm thị lực, mù hoàn
toàn vì vậy soi đáy mắt rất quan trọng trong TALNS.


16

Hình 1.3. Phù gai thị
- Chẩn đoán
Đo trực tiếp áp lực nội sọ tăng >20 mmHg (27cmH 2O) bằng cách sử
dụng dẫn lưu não thất bên ngoài hoặc theo dõi áp lực nội sọ là cách chính
xác nhất để chẩn đoán. Tuy nhiên, đo áp lực nội sọ xâm lấn ở trẻ em có nhiều
biến chứng [17], vì thế có thể chẩn đoán TALNS trên lâm sàng dựa vào:
+ Có triệu chứng lâm sàng của hội chứng tăng áp lực nội sọ.
+ Hình ảnh chẩn đoán vùng đầu cho hình ảnh của TALNS như khối u
não, hình ảnh phù não, đường giữa bị đẩy lệch, tràn dịch não.
1.4.2. Cấp cứu thường gặp về huyết học
1.4.2.1. Tăng bạch cầu
Tăng bạch cầu máu là 1 trong các cấp cứu trong ung thư trẻ em được xác định
khi bạch cầu trong máu ngoại biên > 100 000/mm3 [18].
Tỷ lệ [7]:
- Trong Bạch cầu cấp dòng lympho (ALL - acute lympho leukemia), tăng


17

bạch cầu máu chiếm khoảng 15% và hay gặp nhất là thể ALL tế bào T.

- Trong Bạch cầu cấp dòng tủy (AML - acute myelo leukemia), tăng bạch cầu
máu chiếm khoảng 22%
- Hầu hết các trường hợp leukemia thể tủy mạn tính đều có tăng bạch cầu
ngay khi được chẩn đoán bệnh.
- Triệu chứng lâm sàng:
Hầu hết các biến chứng của tăng bạch cầu máu thường xảy ra tại phổi và hệ
thần kinh trung ương [19].
- Tại phổi: Khó thở, thở nhanh, oxy máu thấp, toan máu và suy tim phải.

Hình 1.4. Hình ảnh tổn thương thâm nhiễm lan tỏa khoảng kẽ
- Hệ thần kinh trung ương:
Đau đầu, co giật, thay đổi ý thức, hôn mê.
- Cận lâm sàng
Xquang phổi: thâm nhiễm lan tỏa khoảng kẽ.


18

Soi đáy mắt có thể thấy phù gai thị và giãn các mạch máu ở võng mạc. Đo
SpO2 có thể giảm.
Có thể có các triệu chứng của chảy máu nội sọ, đặc biệt ở bệnh nhân AML.
Chẩn đoán:
Dựa vào tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có bạch cầu > 100 000/mm3
1.4.2.2. Sốt giảm bạch cầu hạt
Trẻ em bị các bệnh ung thư được điều trị bằng các chế độ tăng cường
(hoá trị liệu liều cao, tia xạ, ghép tuỷ xương) thường bị suy giảm miễn dịch
và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở trẻ em bị ung thư. Sốt giảm bạch cầu hạt là một cấp cứu. Việc áp
dụng ngay tức thì liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm cho bệnh nhân sốt giảm
bạch cầu hạt đã giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn Gram âm từ 80% xuống

còn 10%. Vì vậy việc đánh giá và điều trị kịp thời bệnh nhi ung thư có sốt là
vô cùng quan trọng [20].
Tỷ lệ: khoảng 50% bệnh nhân ung thư hóa trị liệu có biến chứng sốt
giảm bạch cầu hạt
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Theo Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA)
[21]
- Sốt: Nhiệt độ cơ thể trên 38,3 0C hoặc trên 380C kéo dài trên 1 giờ
hoặc 2 lần cách nhau ít nhất 12 giờ và:
- Giảm bạch cầu hạt: Bạch cầu hạt < 500/mm 3 hoặc < 1000/mm3 nhưng
dự đoán sẽ giảm tiếp trong 2 ngày tiếp theo < 500/mm3.
- Giảm bạch cầu hạt nặng: Bạch cầu hạt < 100/mm3.
1.4.3. Cấp cứu về chuyển hóa
Hội chứng ly giải u
- Định nghĩa


×