Header Page 1 of 126.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
Nguyễn Minh Hằng
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KIT REALTIME PCR ĐA MỒI
SEPTIFAST TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG HUYẾT Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2016
Footer Page 1 of 126.
Header Page 2 of 126.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
Nguyễn Minh Hằng
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KIT REALTIME PCR ĐA MỒI
SEPTIFAST TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG HUYẾT Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60420107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
PGS.TS BÙI THỊ VIỆT HÀ
Hà Nội - 2016
Footer Page 2 of 126.
Header Page 3 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
TS. Phùng Thị Bích Thủy – Trưởng khoa Nghiên cứu Sinh học phân tử các
bệnh Truyền nhiễm – Bệnh viện Nhi Trung Ương.
PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà– Chủ nhiệm bộ môn Vi sinh vật học – Trường Đại
học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung
Ương, phòng Tổ chức cán bộ, tập thể khoa Vi sinh, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp Khoa Nghiên cứu Sinh học phân tử các bệnh Truyền nhiễm - những người
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại
học, các thầy, cô giáo khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học
Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo Bộ môn Vi sinh vật học đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp đã cho tôi những ý kiến quý báu, giúp đỡ để tôi có thể bảo vệ
thành công đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã tạo
cho tôi điều kiện tốt nhất để hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 01 tháng11 năm 2016
Học viên
Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 3 of 126.
Header Page 4 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Tổng quan về nhiễm trùng huyết .................................................................4
1.2. Dịch tễ học bệnh nhiễm trùng huyết ...........................................................5
1.2.1 Trên thế giới................................................................................................5
1.2.2. Tình hình nhiễm trùng huyết tại Việt Nam..............................................7
1.3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em............................................8
1.4. Cơ chế gây bệnh nhiễm trùng huyết ............................................................9
1.5. Các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết................................................10
1.5.1. Vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng huyết ...........................................11
1.5.2. Vi khuẩn Gram dương gây nhiễm trùng huyết ......................................19
1.5.3. Nấm gây nhiễm trùng huyết ...................................................................29
1.6. Phƣơng pháp sinh học phân tử realtime PCR đa mồi Septifast trong
chẩn đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ em .............................................................34
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark n
2.1 Địa điểm nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Thời gian nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn .................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu...................................... Error! Bookmark not defined.
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 4 of 126.
Header Page 5 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
2.4.2 Phương pháp lấy mẫu .................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Sơ đồ nghiên cứu .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.5 Phƣơng pháp cấy máu truyền thống ............... Error! Bookmark not defined.
2.6 Phƣơng pháp realtime PCR đa mồi Septifast trong chẩn đoán nhiễm
trùng huyết ở trẻ em ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.1 Thiết bị, sinh phẩm và hóa chất................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2 Bảo quản và lưu trữ ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.3 Bệnh phẩm thu nhận.................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.4 Quy trình thực hiện ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...... Error! Bookmark not defined.
3.1. Tỷ lệ dƣơng tính với nhiễm trùng huyết bằng kỹ thuật realtime PCR đa
mồi Septifast ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Tỷ lệ các tác nhân gây nhiễm trùng huyết bằng kỹ thuật realtime PCR
đa mồi Septifast ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. So sánh tỷ lệ phát hiện các tác nhân nhiễm trùng huyếtbằng 2 phƣơng
pháp cấy máu truyền thống và realtime PCR đa mồi Septifast ............... Error!
Bookmark not defined.
3.4. Tỷ lệ trẻ nhiễm trùng huyết theo giới tính .... Error! Bookmark not defined.
3.5. Đặc điểm nhiễm trùng huyết theo mùa.......... Error! Bookmark not defined.
3.6. Phân bố nhiễm trùng huyết theo nhóm tuổi .. Error! Bookmark not defined.
3.7. Mối liên quan giữa nhiễm trùng huyết với các chỉ số huyết học ....... Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
KIẾN NGHỊ ....................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 42
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 5 of 126.
Header Page 6 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1 Các vi sinh vật được nêu trong danh sách xét nghiệm SeptiFast .... 38
Bảng 1.2 Các loài đại diện cho Nhóm CoNS và Streptococcusspp. .............. 38
Bảng 2.1 Giá trị baseline của mỗi bước sóng ..... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2 Giá trị Tm bar của mỗi bước sóng ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1 Các tác nhân nhiễm trùng huyết được phát hiện bằng kỹ thuật cấy
máu ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2 So sánh các tác nhân nhiễm trùng huyết phát hiện bằng 2 phương
pháp ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 Tác nhân nhiễm trùng huyết có kết quả âm tính với cấy máu được
phát hiện bằng kỹ thuật realtime PCR đa mồi SeptifastError! Bookmark not defined.
Bảng 3.4 Phân bố nhiễm trùng huyết theo nhóm tuổi với bệnh nhi được phát
hiện dương tính ................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5Liên quan giữa nhiễm trùng huyết và các chỉ số huyết họcError! Bookmark not
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 6 of 126.
Header Page 7 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa SIRS, Nhiễm trùng huyết và nguồn gốc của
nhiễm trùng huyết vật chủ (Bone et al.1992) .................................................... 4
Hình 1.2 Real-time PCR với các đầu dò lai ghép gen. A: Bước biến tính, B:
Bước ủ (đo lường huỳnh quang), C: Bước kéo dài, D: Kết thúc .................... 35
Hình 1.3 Kênh bước sóng của vi khuẩn Gram dương .................................... 36
Hình 1.4 Kênh bước sóng của vi khuẩn Gram âm ......................................... 36
Hình 1.5 Kênh bước sóng của Nấm ............................................................... 37
Hình 1.6 Chu trình nhiệt phản ứng realtime PCR đa mồi Septifast .............. 39
Hình 2.1 SeptiFastLys kit Mgrade ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2 Hệ thống đồng nhất mẫu MagNa LyserError! Bookmark not defined.
Hình 2.3 SeptiFastPrep kit Mgrade ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4 Septifast Cooling block ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.5 Hệ thống LightCycler 2.0 .................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.6 Tm bar đặt đúng ở đỉnh được xác định Error! Bookmark not defined.
Hình 2.7 Dữ liệu kết quả của realtime PCR đa mồi SeptifastError! Bookmark not defined
Hình 3.1 Tỷ lệ dương tính nhiễm trùng huyết bằng kỹ thuật SeptifastError! Bookmark no
Hình 3.2 Tỷ lệ các tác nhân gây nhiễm trùng huyết bằng kỹ thuật SeptifastError! Bookm
Hình 3.3 Tỷ lệ phát hiện các tác nhân nhiễm trùng huyết bằng hai phương
pháp cấy máu truyền thống và Septifast ............. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4 Tỷ lệ trẻ nhiễm trùng huyết theo giới tínhError! Bookmark not defined.
Hình 3.5 Đặc điểm nhiễm trùng huyết theo mùa Error! Bookmark not defined.
Hình 3.6 Liên quan giữa nhiễm trùng huyết và các chỉ số huyết họcError! Bookmark not
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 7 of 126.
Header Page 8 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NTH: Nhiễm trùng huyết
ADN: Axit Deoxyribonucleic
ARN: Axit ribonucleic
PCR: Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)
ACCP: American College of Chest Physicians
SCCM: Society of Critical Care Medicine
SIRS: Systemic Inflammatory Response Syndrome
(Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống)
LPS: Lypopolysaccarit
ITS: Internal transcribed spacer
(Vùng không gian phiên mã)
IC: Internal control (Nội kiểm chứng)
dsADN: double-strand ADN (ADN sợi kép)
CFU/ml: Colony Forming Units/ml
(Số đơn vị khuẩn lạc trên 1ml mẫu)
EDTA: Ethylen Diamin Tetra Acetat (Chất chống đông)
TM: Thạch máu
CHO: Thạch chocolate
KSĐ: Kháng sinh đồ
BET: Blood Extraction Tubes
A.baumannii: Acinetobacter baumannii
E.coli: Escherichia coli
K.pneumoniae: Klebsiella pneumoniae
CoNS: Coagulase negative Staphylococci
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 8 of 126.
Header Page 9 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
MỞ ĐẦU
Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng huyết và hội chứng rối loạn chức năng đa
cơ quan là những tập hợp bệnh lý rất thường gặp trong lâm sàng và đặc biệt nhất là
trong các đơn vị hồi sức. Nhiễm trùng huyết là nguyên nhân gây tử vong cao ở bệnh
nhân, theo số liệu công bố tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết là 5,9 trong tổng số
100.000 trẻ, trong số đó tỷ lệ tử vong ở trẻ từ 1-4 tuổi là 0,6/100.000 và 0,2/100.000
ở trẻ từ 5-14 tuổi [43]. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ thì mỗi năm có khoảng 750.000 ca bệnh
trong số đó 215.000 trường hợp tử vong, chiếm 9,3% tổng số ca tử vong tại đất
nước này [15]. Như vậy, đứng về số lượng thì tử vong do nhiễm trùng huyết tương
đương với tử vong do nhồi máu cơ tim và cao hơn nhiều so với AIDS và ung thư
vú. Thời gian nằm viện trung bình là 19,6 ngày và chi phí điều trị cho mỗi trường
hợp là 22.100 USD tức là khoảng 16,7 tỷ USD nếu tính trên toàn Hoa Kỳ [15,42].
Mặc dù có nhiều tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết cơ chế sinh lý bệnh của nhiễm
trùng huyết cũng như sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán điều trị song tỷ
lệ bệnh nhân mắc và tử vong vì nhiễm trùng huyết trên thế giới vẫn không ngừng
gia tăng và chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Tại Việt Nam, nhiễm trùng huyết là tình trạng nhiễm khuẩn nặng và gây tử vong
rất cao đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng huyết cũng là nguyên nhân gây bệnh
cảnh lâm sàng nặng nề cho bệnh nhân, làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian
nằm viện đồng thời làm xuất hiện những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh trong
bệnh viện. Nhiễm trùng huyết ở trẻ em trong giai đoạn sớm có triệu chứng không rõ
ràng nhưng bệnh tiến triển rất nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc
nhiễm trùng, rối loạn chức năng đa cơ quan để lại di chứng nặng nề và dẫn tới gây
tử vong cho bệnh nhân [38]. Ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề
kháng yếu, trẻ không thể uống thuốc theo đường miệng, khi điều trị trẻ phải chịu
nhiều các thủ thuật xâm lấn như tiêm, truyền. Vì vậy việc xác định nhiễm trùng
huyết sớm sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong cho các bệnh nhân. Hiện tại phương pháp chẩn
đoán nhiễm trùng huyết tại hầu hết các bệnh viện trong nước kể cả tại bệnh viện
Nhi trung ương chủ yếu dựa vào cấy máu truyền thống.
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 9 of 126.
1
Header Page 10 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
Cấy máu là phương pháp phổ biến và được coi là tiêu chuẩn vàng “gold
standard” trong chẩn đoán và xác định các căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng huyết.
Thông thường cấy máu được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh. Tuy
nhiên phương pháp cấy máu thường có độ nhạy thấp đối với các bệnh nhân trước đó
đã sử dụng thuốc kháng sinh hoặc đối với những loại vi khuẩn phát triển chậm hoặc
có sự tạp nhiễm.
Việc điều trị kháng sinh sớm cho thấy hiệu quả lớn tới kết quả điều trị đầu ra của
bệnh nhân. Người ta tính rằng với mỗi 1 giờ chậm điều trị kháng sinh thì trung bình
giảm 8% khả năng sống sót của các bệnh nhân [23]. Khi mà các vi sinh vật sinh
trưởng chậm được nghi ngờ, quá trình điều trị được tiến hành trước khi có kết quả
cấy máu, vì vậy việc phát hiện nhanh các tác nhân gây nhiễm trùng huyết sẽ cho
phép điều trị kháng sinh đúng, nhanh dẫn tới làm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân
[23].
Hiện nay, bên cạnh phương pháp cấy máu truyền thống, một kỹ thuật mới đang
được các nước trên thế giới ứng dụng để sàng lọc các căn nguyên sớm bắt đầu được
triển khai rộng rãi – kỹ thuật realtime PCR đa mồi (Septifast) để chẩn đoán các tác
nhân gây nhiễm trùng huyết. Đây là xét nghiệm sinh học phân tử dựa trên việc phát
hiện ADN của vi sinh vật trong máu bệnh nhân. Kỹ thuật realtime PCR đa mồi có
độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn và thời gian cho kết quả ngắn hơn (chỉ trong 5h),
đồng thời có khả năng phát hiện cùng lúc 25 loại căn nguyên gây bệnh phổ biến
trong nhiễm trùng huyết bao gồm vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli, Klebsiella
(pneumonia/oxytoca), Serratia marcescens, Enterobacter (cloacae/aerogenes),
Proteus
mirabilis,
Pseudomonas
aeruginosa,
Acinetobacter
baumannii,
Stenotrophomonas maltophilia; vi khuẩn Gram (+): Staphylococcus aureus, CoNS
(Coagulase negative Staphylococci(-S.epidermiils, S.haemolyticus), Streptococcus
pneumonia, Streptococcus spp. (S.pyogenes, S.agalactiae, S.mitis), Enterococcus
faecium, Enterococcus faecalis) và các chủng nấm: Candida albicans, Candida
tropicalis, Candida parapsilosis, Candida krusei, Candida glabrata, Aspergillus
fumigates. Sử dụng kỹ thuật realtime PCR đa mồi được xem là phương pháp ưu việt
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 10 of 126.
2
Header Page 11 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
vì có thể chẩn đoán các vi sinh vật gây bệnh mà phương pháp cấy máu cho kết quả
âm tính do bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước khi cấy máu.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu khả năng ứng dụng kit realtime
PCR đa mồi Septifast trong chẩn đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ em tại bệnh
viện Nhi Trung Ƣơng” với mục tiêu như sau:
-
Xác định tỷ lệ và các căn nguyên gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em bằng
phƣơng pháp realtime PCR đa mồi (Septifast) tại bệnh viện Nhi Trung
ƣơng.
-
Tìm hiểu tính ƣu việt của kỹ thuật Septifast so với phƣơng pháp cấy
máu truyền thống trong chẩn đoán căn nguyên nhiễm trùng huyết ở trẻ
em tại bệnh viện Nhi Trung Ƣơng.
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 11 of 126.
3
Header Page 12 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nhiễm trùng huyết
Thuật ngữ nhiễm trùng huyết được giới thiệu lần đầu tiên bởi Hippocrates vào
năm 660-370 BC. Năm 1865 Ignaz Semmelweis là nhà nghiên cứu đầu tiên có một
cái nhìn tổng thể về bệnh này. Đến năm 1895 nhà hóa học người Pháp Louis
Pasteur đã khám phá ra các vi khuẩn trong máu là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm
trùng huyết [6].
Năm 1914, định nghĩa hiện đại đầu tiên về nhiễm trùng huyết được phát biểu
bởi nhà vi trùng học người Đức Hugo Schottmuller (1867-1936): “Nhiễm trùng
huyết xuất hiện khi có một ổ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra hình thành và phát
triển trong cơ thể, sau đó các nhân tố vi khuẩn này xâm nhập vào máu và gây nên
các triệu chứng của bệnh” [51]. Từ đó về sau, định nghĩa nhiễm trùng huyết đã trải
qua một quá trình phát triển và hoàn thiện đáng kể. Các tiêu chí chẩn đoán nhiễm
trùng huyết được sử dụng nhiều nhất được phát triển bởi Bone và cộng sự [16]
Năm 1991, hiệp hội ACCP (American College of Chest Physicians) và hiệp hội
SCCM (Society of Critical Care Medicine) đã triệu tập một “Hội nghị đồng thuận”
với mục đích cung cấp, công bố các định nghĩa về nhiễm trùng huyết và các hội
chứng liên quan. Định nghĩa này được trình bày sơ lược như sau [16]
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa SIRS, Nhiễm trùng huyết và nguồn gốc của nhiễm trùng
huyết vật chủ (Bone et al.1992)
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 12 of 126.
4
Header Page 13 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
Nhiễm trùng(Infection): Phản ứng viêm của tổ chức với sự hiện diện của vi sinh
vật hoặc sự xâm nhập của vi sinh vật vào các tổ chức bình thường vốn vô trùng.
Vãng khuẩn huyết(Bacteremia): Có sự hiện diện của các vi khuẩn sống trong máu.
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống(Systemic Inflammatory Response Syndrome –
SIRS): Đáp ứng viêm hệ thống của cơ thể với các tác nhân lâm sàng nặng nề khác
nhau, đặc trưng bởi sự hiện diện của ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau:
-
Nhiệt độ cơ thể >380C hoặc < 360C
-
Tần số tim > 90 lần/phút
-
Tần số thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg
-
Số lượng bạch cầu máu ngoại biên > 12000 BC/mm3 hoặc < 4000 BC/mm3
Nhiễm trùng huyết(Sepsis): Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân được gây nên do
nguyên nhân vi khuẩn, siêu vi hoặc nấm.
Nhiễm trùng huyết nặng(Severe sepsis): Nhiễm trùng huyết kèm với rối loạn chức
năng cơ quan, giảm tưới máu. Giảm tưới máu và bất thường tưới máu có thể bao
gồm hạ huyết áp, rối loạn phân bố máu, hoặc thay đổi đột ngột tình trạng ý thức
nhưng không chỉ giới hạn ở các biểu hiện này.
Sốc nhiễm trùng huyết (Septic shocks): Gây ra do nhiễm trùng huyết biểu hiện
bằng hạ huyết áp, không đáp ứng với liệu trình bù dịch, đi kèm với những rối loạn
về phân bố lưu lượng máu hoặc biến đổi tình trạng thần kinh cấp tính.
1.2. Dịch tễ học bệnh nhiễm trùng huyết
1.2.1 Trên thế giới
Nhiễm trùng huyết là một trong những căn nguyên chủ yếu gây bệnh nặng và tử
vong cho người bệnh. Một khảo sát tiến cứu dựa theo mức độ của SIRS và nhiễm
trùng huyết đã cho thấy rằng tỉ lệ tử vong tăng lên khi bệnh nhân có nhiều tiêu
chuẩn của SIRS hoặc có nhiều biểu hiện của nhiễm trùng huyết. Tỉ lệ tử vong cao
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 13 of 126.
5
Header Page 14 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
3% ở những bệnh nhân không có tiêu chuẩn chẩn đoán SIRS, 7% khi có hai tiêu
chuẩn SIRS, 10% khi có 3 tiêu chuẩn SIRS, 17% khi có 4 tiêu chuẩn SIRS, 16% khi
có biểu hiện nhiễm trùng huyết, 20% trong nhiễm trùng huyết nặng và 46% trong
sốc nhiễm trùng huyết [52].
Theo thống kê cho thấy, chi phí phát sinh do nhiễm trùng huyết bệnh viện là 34508
đến 56000 USD ở Hoa Kỳ. Một nghiên cứu dịch tễ học khác cho thấy ở Bắc Mỹ tỉ
lệ nhiễm trùng huyết là khoảng 3 trường hợp trên 1000 dân. Tỉ lệ tử vong chung vào
khoảng 30%, tăng đến 40% ở người già và lên đến 50% hoặc cao hơn ở bệnh nhân
có hội chứng nhiễm trùng huyết nặng, mặc dù vậy những con số này chỉ mới phản
ánh những bệnh nhân được nhập viện vào các đơn vị chăm sóc tích cực và có đầy
đủ các phương tiện hồi sức [53]. Tại Pháp, tỷ lệ nhiễm trùng huyết chiếm 13,7%,
còn ở Ấn Độ các nhà nghiên cứu đã thống kê được tỷ lệ nhiễm trùng huyết nặng là
16,5%, tỷ lệ tử vong sau nhập viện và tử vong sau 28 ngày do nhiễm trùng huyết
nặng tương ứng là 65,2% và 64,6% [44]. Tại Anh, theo nghiên cứu của tác giả
Harrison và cộng sự năm 2006 trên 92673 bệnh nhân nhập viện cho thấy tình trạng
nhiễm trùng huyết nặng xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu tăng từ 23,5% (1996) lên
đến 28,7% (2004) và số ca tử vong tăng từ 9000 ca (48,3%) năm 1996 lên đến
14000 ca (44,7%) năm 2004 [24]. Theo nghiên cứu của Jason và cộng sự năm 2011
tại 150 khoa hồi sức tích cực của 16 quốc gia trong khu vực châu Á, tỷ lệ nhiễm
trùng huyết dao động từ 5% đến 53% tùy theo từng quốc gia [25]. Ngoài ra, ở thị
trấn Ile-Ife (Nigeria), nghiên cứu của 2 tác giả Komolate và Adegoke năm 2008, tỷ
lệ nhiễm trùng huyết là 15 đến 20% [26].
Mặc dù có sự khác biệt về con số cụ thể của nhiễm trùng huyết theo các nghiên cứu
khác nhau, nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là tỉ lệ mắc ngày càng tăng rõ
rệt. Tỉ lệ mắc mới (incidence) tăng khoảng 1,06 lần trên 1000 bệnh nhân/ngày đến
16 đến 260 lần trên 1000 bệnh nhân/ngày. Có nhiều yếu tố khác nhau chịu trách
nhiệm cho việc tăng cao tỉ lệ mới mắc này. Yếu tố quan trọng nhất có lẽ là sự tăng
cao tỉ lệ hiện mắc (prevalence) các bệnh lý liên quan đến tình trạng suy giảm miễn
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 14 of 126.
6
Header Page 15 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
dịch, các thuốc ức chế miễn dịch hay độc tế bào, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, bệnh
lý ác tính, suy thận, đái tháo đường, và tăng số lượng các trường hợp bệnh
nhân ghép tạng. Các yếu tố khác có thể là việc sử dụng các dụng cụ y khoa dài ngày
vào cơ thể (catheter tĩnh mạch, các dụng cụ chỉnh hình…), và đặc biệt các vi sinh
vật đề kháng xuất hiện ngày càng gia tăng.
1.2.2. Tình hình nhiễm trùng huyết tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Kính và cộng sự năm 2008, khi
phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng
huyết nói chung là 8% [5]. Mới đây, nghiên cứu của Vũ Đình Phú và cộng sự năm
2013, ở các khoa hồi sức tích cực của 15 bệnh viện toàn quốc, nhiễm trùng huyết
chiếm tỷ lệ 10,4% [8].
Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008 của tác giả Đoàn Mai
Phương và cộng sự đã phân lập các tác nhân gây nhiễm trùng huyết cho thấy tỷ lệ
dương tính là 8,1%, trong đó vi khuẩn Gram âm chiếm 71,9%, vi khuẩn Gram
dương chiếm 23,4% và nấm chiếm 4,7% [9]. Tại bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ
nhiễm trùng huyết do E.coli chiếm 35,1%, K.pneumonie chiếm 14,9% [1]. Năm
2010, tác giả Phạm Thị Ngọc Thảo và cộng sự đã tổng hợp các tác nhân gây nhiễm
trùng huyết thường gặp nhất bệnh viện Chợ Rẫy là Acinerobacter baumanii và
Pseudomonas aeruginosa, chiếm 40,5% các trường hợp mắc bệnh [10]. Cũng theo
một nghiên cứu cắt ngang tại đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh phân tích 130 trẻ
sơ sinh dưới 1 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 với chẩn đoán nhiễm trùng
huyết sơ sinh dựa trên kết quả cấy máu dương tính cho thấytác nhân gây bệnh nhiễm
thường gặp nhất là Klebsiella sp. (36,9%), tiếp đến là Staphylococcus sp.(26,9%) và
Acinetobacter sp. (10,8%) [3]. Một nghiên cứu khác tại Bệnh Viện Nhi Trung ương
tiến hành trên 303 bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm trùng huyết cho thấy các tác nhân
chiếm tỷ lệ cao nhất làKlebsiellasp. (25,7%), Pseudomonas(14,3%) và Staphylococcus
(14,3%) tiếp theo là E.coli (11,4%Acinetobacter (8,6%) [7].
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 15 of 126.
7
Header Page 16 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
1.3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em
Nhiễm trùng huyết có thể tiến triển như một biến chứng của nhiễm trùng tại chỗ
hoặc có thể sau cư trú và xâm nhập niêm mạc bởi các vi khuẩn gây độc. Các trường
hợp có nguy cơ nhiễm trùng toàn thân là trẻ có thương tích nghiêm trọng, trẻ đang
dùng liệu pháp kháng sinh dài ngày, trẻ suy dinh dưỡng. Ngoài ra, trẻ suy giảm
miễn dịch (dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid, trẻ suy giảm miễn dịch
bẩm sinh hay mắc phải) cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm nhiễm khuẩn
toàn thân và sốc nhiễm khuẩn.
Tác nhân nhiễm trùng liên quan đến nhiễm khuẩn toàn thân thay đổi theo tuổi và
tình trạng miễn dịch của trẻ.
Những trường hợp nhiễm trùng huyết trước khi sinh thường là do trong thời gian
mang thai, mẹ bầu mắc các tác nhân vi sinh vật như rubella, toxoplasmosis,
cytomegalovirus, herpes simplex virus, nhiễm trùng đường tiết niệu… Những tác
nhân gây bệnh này sẽ thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu
của trẻ.
Nhiễm trùng khi sinh: thời gian sinh nở kéo dài, màng thai vỡ sớm… vi khuẩn xâm
nhập vào khoang màng ối qua đường sản đạo, thai nhi có thể hít phải hoặc nuốt
nước ối bẩn vào trong bụng gây viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm
trùng máu, cũng có thể do khử trùng không tốt, khiến vi khuẩn trực tiếp xâm nhập
vào máu từ những chỗ bị thương trên niêm mạc da. Trẻ thường mắc bệnh khi người
mẹ mang thai nhiễm trùng trước khi sinh và lúc sắp sinh, sinh nở bất thường, viêm
rốn, tổn thương niêm mạc da và từng bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng sau khi sinh: vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu qua các con
đường như niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, rốn cũng
là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 16 of 126.
8
Header Page 17 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
Ở trẻ sơ sinh thường do Streptococcus nhóm B, E.coli, Klebsiella, Enterococcus,
Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae,
Anaerobe clostridium, Staphylococcus aureus.
Ở trẻ ngoài sơ sinh, hay gặp do Staphylococcus aureus, Streptococcus nhóm A và B,
Streptococcus pneumoniae, Meningococcus, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Klebsiella, Hemophilus influenzae. Ngoài ra có thể do Candida
albicans.
Đối với trẻ suy giảm miễn dịch cũng có tác nhân gây bệnh giống như trẻ bình
thường, tuy nhiên tùy tình trạng chúng có thể nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn
thêm vào. Bệnh nhi giảm bạch cầu có nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm
(Pseudomonas aeruginosa)và cytomegalovirus. Bệnh nhi suy giảm miễn dịch mắc
phải (AIDS) có nguy cơ cao của nhiễm trùng huyết do Streptococcus pneumoniae,
P.aeruginosa, S.aureus và Hemophilusinfluenza type B.
Bên cạnh đó, nhiễm trùng bệnh viện cũng là một nguy cơ cao với bệnh nhi suy giảm
miễn dịch. Catheter động mạch và tĩnh mạch, catheter tiết niệu, và ống nội khí quản
là những đường vào gây nhiễm trùng bệnh viện. Nhiễm trùng vi khuẩn Gram âm
(Pseudomonas, Acinetobacter, Klebsiella, Serratia, Enterobacter, E.coli..) và nấm
(Candida, Aspegillus) thường gặp ở bệnh nhi suy giảm miễn dịch và nằm viện dài
ngày. Nhiễm khuẩn toàn thân đa chủng xảy ra ở những trường hợp trẻ có nguy cơ
cao và có liên quan đến catheter, bệnh tiêu hóa, giảm bạch cầu và bệnh ác tính.
1.4. Cơ chế gây bệnh nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là một quá trình phức tạp. Quá trình này được bắt đầu bởi sự
hiện diện của vi khuẩn trong máu, đáp ứng đầu tiên của cơ thể là huy động những tế
bào viêm, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào đến vị trí nhiễm
khuẩn. Những tế bào viêm này phóng thích những chất gây viêm vào tuần hoàn,
quan trọng nhất là các cytokines, kích hoạt những hóa chất trung gian khác gây nên
đáp ứng toàn thân. Sự tổng hợp hóa chất trung gian ngày càng nhiều và nếu không
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 17 of 126.
9
Header Page 18 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
được kiểm soát, nhiễm trùng huyết sẽ xảy ra. Độc tố được phóng thích kéo dài, đáp
ứng viêm cũng sẽ kéo dài cùng với sự hoạt hóa chất trung gian gây tổn thương mô,
sốc, suy đa cơ quan hoặc nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong..
Nhiễm trùng huyết là quá trình diễn ra trong nội mạch. Khi mô bị tổn thương hay bị
viêm, các cytokines tiền viêm hay kháng viêm sẽ được phóng thích. Hậu quả quan
trọng của phản ứng viêm là tổn thương nội mạch, rối loạn chức năng vi tuần hoàn,
giảm tình trạng cung cấp oxy cho mô và tổn thương cơ quan. Hậu quả của quá trình
kháng viêm là tình trạng giảm năng lượng và ức chế miễn dịch. Song song với đó,
quá trình tiền viêm và kháng viêm cũng tương tác với nhau tạo nên rối loạn miễn
dịch.
Những cytokines kích thích phản ứng viêm gọi là cytokines tiền viêm. Bao gồm:
Interleukin-1 và TNF-α, interleukin-12 và IFN-gamma, đây là những cytokines có
vai trò quan trọng trong nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm khuẩn. Ức chế các
cytokines này cũng là ức chế được nhiễm trùng huyết.
Các cytokines kháng viêm: là các phân tử điều hòa hoạt động của cytokines tiền
viêm, chúng hoạt động thông qua các thụ thể, bao gồm: IL-4, IL-6, IL-10, IL-11,
IL-13.
Các cytokines quan trọng nhất trong nhiễm trùng huyết bao gồm: TNF-α, IL-1, IL6, IL-8 và IL-10.
1.5. Các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết
Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc
từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương,
khớp, hô hấp, tiêu hóa... Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng huyết gồm vi
khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương. Vi khuẩn Gram âm chủ yếu là vi khuẩn
đường ruột họ Enterobacteriacae như:Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các
vi khuẩn Enterobacter...; ngoài ra còn có Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 18 of 126.
10
Header Page 19 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
pseudomallei. Vi khuẩn Gram dương thường gặp là Streptococcus pneumoniae,
Staphylococcus aureus, Streptococcus suis... Ngoài ra một trong những tác nhân
không thể thiếu là Nấm : Aspergillus fumigatus, Candidaalbicans, Candida
tropicalis, Candida parapsilosis, Candida glabrata, Candida krusei.
1.5.1. Vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng huyết
Vi khuẩn Gram âm là một nhóm các loại vi khuẩn không giữ được tinh thể tím khi
cho phản ứng với hoá chất thử nghiệm theo tiêu chuẩn nhuộm Gram.
Có màng ngoài
Có lớp peptidoglican mỏng,ít lớp
Không có axit teicoit
Có khoang chu chất
Ít mẫn cảm với lizôxôm
Không bắt màu với thuốc nhuộm gram
Có lớp Lipopolysaccarit
Con đường lây nhiễm: do ổ nhiễm trùng nội tạng như đường mật, tiết niệu, ổ bụng,
đường ruột, tử cung, nhiễm trùng bệnh viện: sau mở khí quản, đặt nội khí quản, thở
máy, catheter tĩnh mạch.
Klebsiella pneumonia
- Giới thiệu: Klebsiealla pneumoniae thường gây bệnh nhiễm đường hô hấp, một
loại vi khuẩn phát triển rất tốt trong đường hô hấp của người, tác nhân tạo nên
“bệnh cơ hội”. Hầu hết các cơ quan đều có thể bị nhiễm trùng do Klebsiella. Nó có
khả năng gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm
khuẩn đường tiết niệu, áp xe gan...
- Đặc điểm sinh học:
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 19 of 126.
11
Header Page 20 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
+ Hình thái: Trực khuẩn ngắn, gram âm, bắt màu đậm ở hai cực,vi khuẩn có nhiều
hình thể, có khi như cầu khuẩn, có khi lại hình dài, có vỏ, không di động, không
sinh nha bào.
+ Tính chất nuôi cấy: Dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường như thạch
dinh dưỡng hay thạch máu, khuẩn lạc lầy nhầy, màu xám. Trong canh thang, vi
khuẩn mọc nhanh, đục đều hoặc lắng cặn ở đáy ống nghiệm.
+ Cấu trúc kháng nguyên: kháng nguyên O - 5 type; kháng nguyên vỏ K - bản chất
là polysaccharide, mang tính chất đặc hiệu, có 72 type, trong đó type 1 và 2 phổ
biến nhất.
Serratia marcescens
- Giới thiệu: Trực khuẩn hình que Gram âm, kỵ khí tùy nghi, thuộc họ
Enterobacteriaceae. Loài vi khuẩn này thường được tìm thấy trong đất, nước, thực
vật và động vật. Phương thức lây truyền của vi khuẩn này bằng cách trực tiếp hoặc
bằng ống thông. Serratia marcescens có thể gây nên bệnh viêm phổi, nhiễm trùng
huyết, viêm màng não và áp xe não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng mắt.
Chúng xâm nhập vào thức ăn từ môi trường không khí, nước.
- Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái: trực khuẩn Gram âm, di động, khuẩn lạc có sắc tố đỏ gạch,kỵ khí tùy
tiện, sinh bào tử.
+ Tính chất nuôi cấy: phát triển ở nhiệt độ 5-40ºC,tối ưu ở 37ºC, pH:5-9.
+Yếu tố độc lực gồm các loại enzyme sau: enzyme Catalase, enzyme Gelatinease,
enzyme DNase, enzyme Esculiase.
Pseudomonas aeruginosa
- Giới thiệu: Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh) là vi
khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trong đất,
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 20 of 126.
12
Header Page 21 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn
không chỉ phát triển trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống
trong môi trường có ít khí ôxy, và do đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự
nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này dinh dưỡng bằng rất nhiều các hợp chất hữu cơ.
Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm
trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể
như phổi, đường tiết niệuvà thận, sẽ gây ra những hậu quả chết người; vì vi khuẩn
này phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể. Vi khuẩn cũng được phát hiện
trên các dụng cụ y khoa bao gồm catheter, gây ra nhiễm trùng bệnh viện.
- Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái: Trực khuẩn Gram âm, nhỏ, đứng riêng lẻ, thành đôi, có khi xếp thành
chuỗi, di động nhờ một lông duy nhất ở một cực, có pili, không có bào tử.
+ Tính chất nuôi cấy: Ưa khí tuyệt đối, phát triển dễ trên các môi trường thông
thường, nhiệt độ 30 – 37oC, có thể mọc ở 42oC, pH: 7,0 - 7,2.
-Cấu trúc kháng nguyên:
+ Kháng nguyên H không nhiệt, là các protein đặc hiệu nằm trong lông của vi
khuẩn.
+ Kháng nguyên O là kháng nguyên chịu nhiệt, bản chất là lipopolysaccharide
(LPS) - protein. LPS là nội độc tố của vi khuẩn. LPS của P. aeruginosa gồm 3
phần: phần lõi (core), chuỗi bên đặc hiệu O (mang tính kháng nguyên đặc hiệu type)
và lipit A chịu trách nhiệm độc tính. Kháng nguyên O được nghiên cứu nhiều và
được sử dụng kích thích miễn dịch bảo vệ chống P. aeruginosa.
+ Protein màng ngoài: các protein ở màng ngoài tế bào có thể kết hợp với LPS tạo
thành những thụ thể đặc hiệu của trực khuẩn mủ xanh.
+ Polysaccharide ngoại tiết: có 2 loại polysaccarit được tạo ra bởi những chủng P.
aeruginosa có khuẩn lạc dạng M và dạng R.
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 21 of 126.
13
Header Page 22 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
+ Các kháng nguyên ngoại bào: vi khuẩn tiết ra rất nhiều chất chuyển hoá trong môi
trường (protease, elastase, exotoxin A, glycocalx, hemolysine, ...) là những yếu tố
độc lực của vi khuẩn đồng thời còn là những kháng nguyên được nghiên cứu để sử
dụng chế tạo vaccine gây miễn dịch.
+ Yếu tố độc lực: P. aeruginosa là loài vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Độc tố của P.
aeruginosa chỉ có tác động gây tử vong khi chúng được tạo ra với số lượng lớn. Tuy
nhiên, loài vi khuẩn này có nhiều yếu tố độc lực tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn xâm nhập, lan truyền và gây bệnh.
- Nội độc tố (endotoxin): là thành phần của vách tế bào vi khuẩn. Nội độc tố bao
gồm chủ yếu là lipopolysaccarit và một lượng nhỏ protein. Hoạt tính sinh học của
nội độc tố chủ yếu do phức hợp lipopolysaccarit đảm nhiệm. Lipopolysaccarit có
vai trò quan trọng trong bệnh sinh nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng huyết.
- Ngoại độc tố (exotoxin A): bản chất là protein có trọng lượng phân tử 66,6 kDa.
Exotoxin A hoạt động tượng tự như cơ chế hoạt động của độc tố vi khuẩn bạch hầu.
Với khả năng khuếch tán và ức chế sự tổng hợp protein của tế bào, exotoxin A là
một độc tố mạnh nhất của P. aeruginosa. Exotoxin A gây rối loạn chức năng huyết
động trung tâm, thay đổi chức năng đông máu, rối loạn chuyển hoá lipit, gây tổn
thương nhiều cơ quan, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất là tổn thương gan. 90% số
chủng P. aeruginosa sản xuất exotoxin A nhưng đặc tính của độc tố này rất khác
nhau tuỳ từng chủng.
- Các enzyme ngoại tiết: vi khuẩn có khả năng sinh nhiều enzyme ngoại tiết, các
enzyme này đóng vai trò quan trọng trong quá trình xâm nhập, gây bệnh tại chỗ:
+ Protease: gần 90% các chủng P. aeruginosa có khả năng phân giải protein. P.
aeruginosa tiết ra 2 loại protease quan trọng là alcaline và elastase. Nhiều chủng tiết
ra collagenase. Các protease này thường có tác dụng hiệp đồng. Elastase có thể phá
hủy lớp chun keo thành mạch máu gây tổn thương xuất huyết, tạo nên những ổ hoại
tử trong thành mạch máu. Enzyme này còn gây ức chế hiện tượng opsonin hoá, làm
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 22 of 126.
14
Header Page 23 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
giảm khả năng thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính. Ngoài tác động trực tiếp,
các protease còn có khả năng làm thay đổi sức đề kháng của vật chủ thông qua việc
bất hoạt bổ thể, phá hủy cấu trúc của các globulin miễn dịch.
+ Hemolysine có 2 loại: Hemolysine chịu nhiệt: không có tính enzyme, không có
tính kháng nguyên và ít độc. Glycolipide đóng vai trò như một chất tẩy hoà tan các
lipid là những chất cần cho hoạt động của phospholipase C.Phospholipase C
(hemolysine không chịu nhiệt): là một enzyme tan máu nằm trong một polypeptid
đơn. Phospholipase C thường tác động hiệp đồng với glycolipide và protease
alcaline gây xuất huyết, hoại tử tại chỗ tổn thương.
+ Cytotoxine (leucocidin): là một protein rất độc với bạch cầu đa nhân trung tính và
các tế bào lympho.
+ Exoenzyme S: là một protein, có thể có 2 dạng: dạng không hoạt động và không
có tính enzyme và dạng hoạt động, có tính enzyme.
+ Enterotoxin và yếu tố thấm qua thành mạch: các độc tố này còn ít được biết đến.
Một số nghiên cứu đã chứng minh, trong thực nghiệm enterotoxin gây nên tình
trạng ứ dịch trong đường ruột; độc tố này có thể là một trong những nguyên nhân
gây viêm ruột non. Khi gây nhiễm qua da, yếu tố này có thể thấm vào trong lòng
mạch, gây ban đỏ kèm theo xuất huyết ra ngoài lòng mạch.
+ Glycocalyx - capsule: ngoài chức năng bảo vệ vi khuẩn chống các yếu tố có hại
cho chúng từ vật chủ như thực bào, kháng thể, bổ thể, kháng sinh, giúp cho quá
trình nhân lên của vi khuẩn trong các mô còn thực hiện chức năng bám vào tế bào.
+ Lông (flagella): vai trò của flagella trong sinh bệnh học nhiễm P. aeruginosa còn
chưa rõ ràng.
+ Pili: giúp cho vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô của vật chủ.
+ Khả năng gây bệnh
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 23 of 126.
15
Header Page 24 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
P. aeruginosa thường tồn tại nhiều và dai dẳng trong môi trường bệnh viện. Chúng
có mặt ở nền nhà, giường, chăn, đệm, lavabo, tay nhân viên y tế, dụng cụ y tế…Từ
đó, vi khuẩn dễ lây lan, xâm nhập vào bệnh nhân và gây bệnh. P. aeruginosa là vi
khuẩn gây bệnh cơ hội nên trong những điều kiện nhất định chúng có thể xâm nhập
vào cơ thể và gây bệnh. Nhiễm khuẩn do P. aeruginosa thường gặp nhiều ở các
khoa Hồi sức cấp cứu, khoa bỏng, khoa Tiết niệu, khoa chăm sóc bệnh nhân sau
phẫu thuật. P. aeruginosa thường gây nhiễm khuẩn có mủ ở vết thương, vết mổ,
vết bỏng. Từ vết thương, vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Stenotrophomonas maltophilia
- Giới thiệu : Vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, là loài vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết
khó điều trị.
- Đặc điểm sinh học
+ Hình thái: hơi nhỏ (0,7-1,8 x 0,4-0,7 mm) so với các thành viên khác của chi, di
động, di chuyển bằng cực roi.
+ Tính chất nuôi cấy: sống phổ biến trong môi trường dung dịch nước, đất và cây
trồng.
S.maltophilia thường xuyên có mặt trong điều kiện môi trường có bề mặt ẩm như
ống sử dụng trong hệ thống thông gió, ống thông niệu cũng như các thiết bị y tế như
ống nội soi. Ở người có hệ miễn dịch suy yếu, S.maltophilia cũng là một trong
những nguyên nhân gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng
huyết.
Escherichia coli
- Giới thiệu: Vi khuẩn ký sinh, có ở ruột là tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập
qua đường máu, cơ quan niệu.
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 24 of 126.
16
Header Page 25 of 126.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nguyễn Minh Hằng
- Là trực khuẩn đường ruột gây bệnh Colenterit ở trẻ em và bệnh lỵ Disenterie ở
người lớn. Có khả năng sinh chất kháng sinh như Colicin làm chết các vi khuẩn gây
bệnh khác. Khi dùng chất kháng sinh để diệt trực khuẩn đường ruột thì sẽ kích thích
vi khuẩn thối rữa và những vi khuẩn gây bệnh khác.
- Nhóm trực khuẩn đường ruột đặt biệt rất nguy hiểm ở chỗ chúng rất dễ thích nghi
với cơ thể người. Chúng bền vững cả với dịch vị của người. Trong điều kiện tự
nhiên như nước, đất, kể cả thực phẩm, ở da, chúng có thể tồn tại hàng tuần thậm chí
hàng tháng. Tuy nhiên khi đun sôi hay sử dụngcác dung dịch chất kháng sinh 3-5%
(như dung dịch Chioramin, phenol, formalin) trong vòng 10-15 phút có thể tiêu diệt
được chúng.
- Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái : Là trực khuẩn Gram âm, di động do có lông quanh thân, một số chủng
có vỏ polysaccarit, không sinh nha bào
+ Tính chất nuôi cấy: Vi khuẩn hiếu khí hay kị khí không bắt buộc, phát triển dễ
dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, một số phát triển trong môi trường
đơn giản, nhiệt độ 37oC, pH: 7-7.2
+ Kháng nguyên: kháng nguyên thân O gồm 150 yếu tố khác nhau về mặt huyết
thanh; kháng nguyên vỏ K chia thành nhiều loại bao gồm L, A, B tuỳ theo sức đề
kháng đối với nhiệt (khoảng 100 kháng nguyên K khác nhau); kháng nguyên lông H
gồm 50 yếu tố H .
Proteus mirabilis
-Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái: trực khuẩn Gram âm, di động rất tốt, hình thể có nhiều dạng thay đổi
khác nhau trên từng môi trường, từ dạng trực khuẩn đến dạng sợi dài.
Khóa 2014 - 2016
Footer Page 25 of 126.
17