Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

MÔ HÌNH BỆNH TAI mũi HỌNG và một số yếu tố LIÊN QUAN ở NGƯỜI đến KHÁM tại TRUNG tâm đào tạo và CHĂM sóc sức KHỎE CỘNG ĐỒNG BỆNH VIỆN đại học y hà nội năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN LẬP SƠN

MÔ HÌNH BỆNH TAI MŨI HỌNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM ĐÀO
TẠO VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG BỆNH
VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN LẬP SƠN

MÔ HÌNH BỆNH TAI MŨI HỌNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM ĐÀO
TẠO VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG BỆNH
VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2019


Chuyên ngành: Y học gia đình
Mã số: 8729001

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Huy Tần

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Tình trạng mắc các bệnh Tai Mũi Họng trên thế giới và ở Việt Nam....3
1.1.1. Tình trạng mắc các bệnh Tai Mũi Họng tại cộng đồng thế giới......3
1.1.2. Tình trạng mắc các bệnh Tai Mũi Họng tại cộng đồng ở Việt Nam. . .3
1.2. Một số điểm cơ bản về giải phẫu và sinh lý Tai Mũi Họng...................5
1.3. Các phương pháp thăm khám Tai Mũi Họng.........................................6
1.3.1. Phương pháp thăm khám thông thường Tai Mũi Họng...................6
1.3.2. hám nội soi Tai Mũi Họng...............................................................8
1.4. Một số bệnh Tai Mũi Họng thường gặp...............................................15
1.4.1. Bệnh lý tai.....................................................................................15
1.4.2. Bệnh lý mũi xoang........................................................................19
1.4.3. Bệnh lý vòm mũi họng..................................................................23
1.4.4. Bệnh lý họng – thanh quản............................................................24
1.5. Vài nét về Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng –
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.......................................................................31
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........33
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................33

2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................33
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................33
2.4. Chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................33
2.5. Các biến số nghiên cứu........................................................................33
2.6. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................35
2.7. Sai số và cách khống chế sai số...........................................................35
2.8. Xử lí và phân tích số liệu.....................................................................35


2.9. Vấn đề đạo dức trong nghiên cứu........................................................35
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................36
3.2. Thực trạng bệnh Tai Mũi Họng ở người đến khám tại Trung tâm Đào
tạo và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng viện Đại học Y Hà Nội năm 2019...37
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................40
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................41
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNC
SKCĐ
TMH
VMX
VNM
VTG
VTQ


Đối tượng nghiên cứu
Sức khỏe cộng đồng
Tai Mũi Họng
Viêm mũi xoang
Vách ngăn mũi
Viêm tai giữa
Viêm thanh quản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Các biến số dùng trong nghiên cứu...........................................33

Bảng 3.1.

Phân bố theo giới......................................................................36

Bảng 3.2.

Phân bố theo nhóm tuổi............................................................36

Bảng 3.3.

Phân bố theo nghề nghiệp.........................................................36

Bảng 3.4.

Phân bố theo thời gian đi khám................................................37


Bảng 3.5.

Tỉ lệ mắc bệnh TMH theo giới..................................................37

Bảng 3.7.

Tỉ lệ mắc bệnh TMH theo nghề nghiệp....................................38

Bảng 3.8.

Tỉ lệ mắc bệnh TMH theo thời gian trong năm........................38

Bảng 3.9.

Tình trạng mắc bệnh TMH........................................................38


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Thiết đồ cắt đứng dọc vòm mũi họng...........................................6

Hình 1.2.

Cách cầm camera và dây sáng......................................................9

Hình 13.

Lắp dây sáng vào optic...............................................................10


Hình 1.4.

Cách cầm camera........................................................................11

Hình 1.5.

Cách cầm camera........................................................................11

Hình 16.

Soi tai..........................................................................................12

Hình 1.7.

Soi tai..........................................................................................12

Hình 1.8.

Hình ảnh màng nhĩ bình thường.................................................12

Hình 1.9.

Soi mũi........................................................................................13

Hình 1.10. Hình ảnh nội soi mũi bình thường..............................................13
Hình 1.11. Soi họng miệng thanh quản.........................................................14
Hình 1.12. Họng bình thường.......................................................................14
Hình 1.13. Thanh quản bình thường.............................................................14
Hình 1.14. Viêm ống tai ngoài toàn bộ.........................................................15
Hình 1.15. Nấm Candida ống tai ngoài.........................................................15

Hình 1.16. Nấm Aspegilus ống tai ngoài......................................................16
Hình 1.17. VTG giai đoạn sung huyết..........................................................16
Hình 1.18. VTG giai đoạn ứ mủ...................................................................17
Hình 1.19. VTG có hình ảnh vú bò...............................................................17
Hình 1.20. VTG giai đoạn vỡ mủ có lỗ thủng..............................................17
Hình 1.21. VTG mạn có lỗ thủng.................................................................18
Hình 1.22. Cholesteatoma.............................................................................19
Hình 1.23. VTG ứ dịch.................................................................................19
Hình 1.24. Mũi phải......................................................................................20
Hình 1.25. Mũi phải......................................................................................21
Hình 1.26. Mũi trái........................................................................................21


Hình 1.27.

Lệch vách ngăn mũi trái.............................................................22

Hình 1.28.

Polyp mũi...................................................................................23

Hình 1.29.

U nang vòm họng.......................................................................23

Hình 1.30.

Ung thư vòm mũi họng..............................................................24

Hình 1.31. Viêm amiđan cấp mủ..................................................................25

Hình 1.32. Viêm amiđan mạn.......................................................................26
Hình 1.33. Viêm họng cấp............................................................................27
Hình 1.34. Viêm họng mạn...........................................................................27
Hình 1.35. VTQ cấp......................................................................................28
Hình 1.36. VTQ mạn....................................................................................29
Hình 1.37. Hạt xơ dây thanh.........................................................................30
Hình 1.38. U nang dây thanh........................................................................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Tai Mũi Họng (TMH) là bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở
nước ta do các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm,
do ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang
ngày càng gia tăng. Dù hiện nay, y học hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu
nổi bật, chuyên ngành TMH đang phát triển mạnh cả về lĩnh vực chẩn đoán
và điều trị nhưng bệnh TMH vẫn là gánh nặng cho xã hội. Các bệnh viêm mũi
xoang (VMX), viêm tai giữa (VTG), viêm họng mạn tính còn là nỗi ám ảnh
cho bệnh nhân và bác sĩ TMH bởi sự dai dẳng trong quá trình điều trị, ngay cả
với các nước phát triển có nền y học hiện đại [1]. Ý thức được sự nguy hiểm
của bệnh TMH có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng (SKCĐ) thì đã có
nhiều công trình nghiên cứu mô hình bệnh TMH trên nhiều đối tượng ở trên
thế giới cũng như ở nước ta. Cụ thể, ở Đức tỉ lệ viêm xoang mạn tính rất cao,
chiếm khoảng 5% cộng đồng dân cư, tần suất viêm mũi xoang mạn ở châu Âu
ước tính 5% và số lần khám bệnh do viêm xoang cấp tính gấp 2 lần viêm
xoang mạn tính. Tại Hàn Quốc, ở người trưởng thành có tỉ lệ mắc VTG mạn
tính là 3,8% [2]. Ở vùng nông thôn Ấn Độ, tỉ lệ mắc bệnh về TMH là 4,31%
[3]. Còn tại Việt Nam cũng có nhiều công trình như nghiên cứu của Trần Duy
Ninh (2001) tại vùng dân tộc miền núi 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam có kết quả tỉ

lệ mắc bệnh TMH là 63,61%, ở dân tộc Sán Dìu 73,81%, Mông 49,49%...[4].
Nghiên cứu của Phạm Thế Hiển (2004) chỉ ra có 34,4% người dân mắc bệnh
TMH tại cộng đồng dân cư tỉnh Cà Mau [5].
Các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình bệnh TMH bao gồm các yếu tố nghèo
nàn, lạc hậu, chậm phát triển, vệ sinh môi trường kém, nước thải, rác thải
không được thu gom xử lý. Ô nhiễm không khí trong nhà, lao động nặng nhọc
trong điều kiện tồi tàn, lạc hậu, ô nhiễm. Những thay đổi về khí hậu nơi ở, nơi


2

làm việc có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất lao động, gây các bệnh
theo mùa và thời tiết. Các nhóm đối tượng, cộng đồng sinh sống ở những khu
vực khác nhau sẽ có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, việc nghiên
cứu mô hình bệnh TMH trên các nhóm đối tượng khác nhau và tìm các yếu tố
ảnh hưởng tới bệnh TMH là rất cần thiết để có thể đề ra các giải pháp dự
phòng, điều trị bệnh TMH phù hợp với từng cộng đồng riêng biệt.
Bởi vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô hình bệnh Tai Mũi Họng và
một số yếu tố liên quan ở người đến khám tại Trung tâm Đào tạo và
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019”
với những mục tiêu sau:
1. Mô tả mô hình bệnh Tai Mũi Họng ở người đến khám sức khỏe tại
Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội năm 2019.
2. Nhận định một số yếu tố liên quan tới mô hình bệnh Tai Mũi Họng
ở người đến khám sức khỏe tại Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc sức khỏe
cộng đồng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình trạng mắc các bệnh Tai Mũi Họng trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình trạng mắc các bệnh Tai Mũi Họng tại cộng đồng thế giới
Theo nghiên cứu tại Hàn Quốc được công bố năm 2015 thì ở 16063 đối
tượng nghiên cứu (ĐTNC) trên 20 tuổi có tỉ lệ mắc VTG mạn tính là 3,8% (thủng
màng nhĩ 2,17%, cholesteatoma 1,82%, VTG ứ dịch 0,68%) và tỉ lệ bị VTG mạn
tính bên tai phải, trái và cả hai tai lần lượt là 1,5%, 1,4% và 0,9% [2].
Trong nghiên cứu của Hannaford PC, Simpson JA, Bisset AF, Davis A,
McKerrow W and Mills R (2005) tại Sclotland trên 15788 ĐTNC thì khoảng
1/5 số người được hỏi cho biết gặp khó khăn về thính giác, bao gồm khó khăn
khi theo dõi các cuộc hội thoại khi có tiếng ồn và các vấn đề về thính giác gây
lo lắng hoặc khó chịu, một số ít phải đeo máy trợ thính thường xuyên; 1/5 báo
cáo có ù tai kéo dài hơn năm phút. Trong đó, có từ 13 đến 18% số người được
hỏi báo cáo các triệu chứng về mũi hay viêm mũi xoang dị ứng dai dẳng, 7%
có hắt hơi hoặc các vấn đề về giọng nói và 31% có ít nhất một đợt đau họng
Ở vùng nông thôn Ấn Độ, tỉ lệ mắc bệnh về TMH là 4,31% (trong đó 36,6%
có vấn đề về tai, 23,57% có vấn đề về mũi, 16,58% có vấn đề về họng) [3].
1.1.2. Tình trạng mắc các bệnh Tai Mũi Họng tại cộng đồng ở Việt Nam


4

Trong “Nghiên cứu mô hình một số bệnh Tai Mũi Họng ở người lớn và
các yếu tố dịch tễ liên quan tại Cà Mau” của Phạm Thế Hiển, Nguyễn Hữu
Khôi, Huỳnh Khắc Cường (2004) thì tỉ lệ bệnh TMH mạn tính chung của tỉnh
Cà Mau là 34,4%, trong đó VTG mạn tính thủng nhỏ 1,6%, VMX mạn tính
11,8%, viêm amiđan mạn tính 8,4%, dò luân nhĩ 1,3% và dị hình vách ngăn
mũi (VNM) 12,1% [5].

Theo “Nhận xét sơ bộ về tình hình bệnh Tai Mũi Họng ở công nhân
trong một số xí nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” của Nguyễn
Văn Thanh (2004), do điều kiện làm việc đặc thù của nghành chế biến thủy
sản nên trên 668 ĐTNC là nữ công nhân thì tỉ lệ mắc bệnh TMH là rất cao
91%, tỉ lệ bệnh mũi xoang là 68%, viêm mũi teo là 5,4% [7].
Ở “Nghiên cứu mô hình và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Tai Mũi Họng
thông thường của dân tộc Ê - Đê, Tây Nguyên và đánh giá kết quả của một số
biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản” của Phùng Minh Lương
(2011) thì tỉ lệ mắc bệnh Tai Mũi Họng trong cộng cộng đồng dân tộc Ê Đê là
58,9% (nhóm bệnh Tai 31,92%; Mũi Xoang 25,11%; Họng 20,02%). Tỉ lệ
bệnh viêm tai giữa: VTG cấp tính 0,4%, VTG mạn tính thủng nhĩ 2,2%, VTG
mạn tính xâm lấn biểu bì 0,22%, VTG ứ dịch 29,1%. Tỉ lệ viêm mũi xoang:
viêm mũi cấp tính 2,4%, viêm mũi mạn tính 4,83%, viêm mũi dị ứng 12,9%,
viêm xoang cấp tính 0,2%, viêm xoang mạn tính 4,77%. Tỉ lệ các bệnh: viêm
họng cấp tính 0,7%, viêm họng mạn tính 3%, viêm amiđan cấp tính 0,1%,
viêm amiđan mạn tính 16,1%, viêm VA: nhà trẻ mẫu giáo 2,45%, tiểu học
0,15% [8].
Theo nghiên cứu “Thực trạng bệnh tai mũi họng thông thường của cựu
chiến binh phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2015” của nhóm


5

tác giả Nguyễn Tuấn Sơn, Đào Đình Thơi, Nguyễn Như Đua và cộng sự thì
trên 243 đối tượng nghiên cứu là cựu chiến binh phường Dịch Vọng, quận
Cầu Giấy, Hà Nội ta thấy: Tỷ lệ mắc các bệnh TMH thông thường là 40,5%
(Tai: 7,8%; Mũi - Xoang: 17,4%; Họng: 12,4%); trong đó, bệnh viêm tai giữa
mạn tính chiếm 4,9%, bệnh viêm mũi mạn tính và viêm mũi dị ứng chiếm lần
lượt 6,6% và 5,8%, bệnh viêm họng (viêm họng mạn tính + viêm họng mạn
tính đợt cấp) chiếm 9,5% là những bệnh hay gặp nhất [1].

1.2. Một số điểm cơ bản về giải phẫu và sinh lý Tai Mũi Họng
TMH là những hốc sâu nằm trong vùng đầu cổ. Các hốc này được bao
bọc ngoài bởi xương như các xoang mặt, mũi, tai và xương chũm, bởi sụn
như thanh quản, bởi cơ màng như họng. Bên trong được lót một lớp niêm
mạc, phần lớn là niêm mạc trụ có lông chuyển (niêm mạc đường hô hấp) như
mũi xoang, tai và các tế bào xương chũm, trừ họng và phần tiền đình thanh
quản là lát tầng. Lớp niêm mạc này được chi phối bởi hệ thống mạch máu
thần kinh rất phong phú, do đặc điểm cấu trúc như vậy nên bệnh lý của TMH
chủ yếu là bệnh lý của hệ niêm mạc. Đặc điểm bệnh lý của niêm mạc là dễ bị
tái phát, nhất là những cơ địa dị ứng, thể tạng bạch huyết, trẻ em,…
Các cơ quan TMH thông với nhau như các xoang thông với mũi, mũi
họng thông với tai, xương chũm qua vòi nhĩ và thông với thanh quản, qua đó
liên quan trực tiếp với khí, phế quản, phổi. Hạ họng nằm hai bên thanh quản
qua đó liên quan đến thực quản và đường tiêu hóa. Bởi vậy khi khám TMH
cần phải khám đầy đủ và phải tôn trọng mối liên quan này.
TMH đảm nhận những chức năng quan trọng của cơ thể như:
- Thở, ăn là những chức năng sống.


6

- Nghe, nói, ngửi, nếm, phản xạ, thăng bằng… đảm bảo chức năng giao
tiếp với bên ngoài xã hội.
Nếu các chức năng này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sự phát
triển trí tuệ, tâm lý và chất lượng cuộc sống nói chung [9].

Hình 1.1. Thiết đồ cắt đứng dọc vòm mũi họng [10]
1.3. Các phương pháp thăm khám Tai Mũi Họng
1.3.1. Phương pháp thăm khám thông thường Tai Mũi Họng
1.3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Nguồn sáng: đèn Clar và biến thế thay đổi hiệu điện thế từ 6-12V
- Dụng cụ khám mũi: banh mũi các cỡ, gương Glatzet


7

- Dụng cụ khám tai: Loa soi tai các cỡ
- Dụng cụ khám họng: Đè lưỡi thẳng và khuỷu
- Gương soi mũi sau, gương soi thanh quản
- Đèn soi tai (Otoscope)
- Kẹp khuỷu
- Que tăm bông
- Đèn cồn
- Bông gạc
- Khay thuốc: Coldi B (Otrivin), Lidocain 10%, cồn 90 độ
- Bàn, ghế khám, ghế bác sĩ [11].
1.3.1.2. Chuẩn bị bệnh nhân
- Bệnh nhân ngồi đối diện, ngang tầm mắt và cách một tầm tay so với
bác sĩ
- Bác sĩ khép chân để phía trong, bệnh nhân khép chân để phía ngoài
(thuận lợi cho bệnh nhân ra vào)
- Bàn khám bên tay phải bác sĩ
- Nếu khám trẻ em phải có người lớn bế: trẻ được cuốn trong chiếc khăn
to, tay trái người bế ôm ngang người trẻ, tay phải ôm ngang trán, chân cặp
chặt hai chân trẻ, đầu trẻ dựa vào vai phải người bế [11].
1.3.1.3. Các bước khám


8


- Khám tai:
+ Nhìn: những biến đổi, cấu trúc bất thường của vành tai, ống tai ngoài,
xương chũm (dị dạng vành tai, xương chũm nề đỏ,…)
+ Sờ: vành tai, mặt xương chũm, khi sờ phát hiện cảm giác đau
+ Soi tai: bằng đèn Clar quan sát ống tai ngoài và toàn bộ màng nhĩ (có mủ,
ráy tai không, màng nhĩ có thủng không, có dịch trong hòm nhĩ không,…)
- Khám mũi xoang:
+ Nhìn, sờ: phát hiện những biến đổi, bất thường vùng mặt, phát hiện
cảm giác đau
+ Soi mũi: bằng đèn Clar, dùng mở mũi để mở rộng tiền đình mũi, quan
sát kĩ sàn mũi, vách ngăn và vách mũi xoang.
- Khám họng:
+ Nhìn, sờ: phát hiện những biến đổi, bất thường vùng cổ, khám hạch
+ Soi họng: Người bệnh há miệng, dùng đè lưỡi đặt vào 2/3 trước lưỡi,
ấn nhẹ xuống để bộc lộ và quan sát màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau, 2
amiđan và thành sau họng với sự trợ giúp của đèn Clar hoặc đèn trán. Cũng
cần đánh giá sự vận động màn hầu, lưỡi gà, thành sau họng để phát hiện có
liệt các cơ vận động vùng này do tổn thương dây IX, X,…[11].
1.3.2. hám nội soi Tai Mũi Họng
- Nội soi TMH là kỹ thuật thăm khám phổ biến hiện nay theo đó bác sĩ
sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng đưa ánh sáng vào mọi ngóc ngách của
vùng TMH, giúp chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân
gây bệnh để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt, hình của nội


9

soi TMH có thể được ghi lại để tiện cho việc theo dõi bệnh về sau .
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Bàn để dụng cụ: 1 cái. Để bên tay phải bác sĩ. Phía trên bàn có các

dụng cụ và thuốc: cốc inox nhỏ đựng bông và xà phòng chống mờ, kẹp
khuỷu, đè lưỡi khuỷu bằng inox, speculum mở mũi, móc ráy, thìa lấy tai, tăm
bông, thuốc co mạch (Coldi B, Otrivin), thuốc gây tê tại chỗ (lidocain 10%),
bông, gạc nhỏ, Mèche mũi.
+ Ghế bệnh nhân ngồi: 1 cái. Đối diện bác sĩ.
+ Ghế bác sĩ ngồi.
-Một bộ nội soi gồm:
+ Giá để màn hình, bộ xử lý hình ảnh, nguồn sáng. Đặt ở bên trái sau
ghế bệnh nhân sao cho khi ghế khám ngả ra sau cũng không vướng vào giá để
màn hình
+ Dây dẫn sáng
+ Camera
+ Optic gồm 3 cái: 2.7mm dài 17.5cm, 4.0mm dài 17.5cm, 7mm dài
17.5cm
+ Máy in ảnh: 1 cái
+ Máy hút: 1 cái
+ Đèn Clar: 1 cái [12].
- Chuẩn bị bệnh nhân:


10

+ Bệnh nhân được giải thích kĩ trước khi khám
+ Đặt Mèche thấm Coldi B hoặc Otrivin vào mũi bệnh nhân trước khi
khám 5-10ph
+ Gây tê họng bằng Lidocain 10% nếu bệnh nhân quá kích thích khi khám
+ Bệnh nhân ngồi đối diện bác sĩ
+ Bác sĩ: Hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân để bệnh nhân phối hợp
khám bệnh.
- Các bước khám:

Bước 1: Chuẩn bị máy
Bật công tắc điện nguồn sáng
Bật công tắc điện nguồn bộ xử lý hình ảnh
Bật màn hình
Bước 2: Lắp dây sáng và optic vào camera
Cắm đầu dây dẫn sáng vào nguồn sáng
Tay trái: cầm cả camera và dây dẫn sáng vào trong lòng bàn tay


11

Hình 1.2. Cách cầm camera và dây sáng[12]
Tay phải cầm optic
Ngón trỏ và ngón cái tay trái cầm vào vòng khóa hãm (hoặc chốt) ở
camera xoay ngược chiều kim đồng hồ để mở khóa hãm của camera.
Tay phải cầm optic lắp vào camera, ngón trỏ và ngón cái tay trái bỏ khối
vòng khóa hãm, như vậy optic đã được lắp chặt vào camera.
Lắp dây dẫn sáng vào optic: tay trái ngón cái, ngón áp út và ngón út vẫn
cầm chắc camera, hai ngón trỏ và giữa kẹp vào optic sao cho phần optic để
lắp dây dẫn sáng song song với mặt phẳng nằm ngang. Tay phải cầm dây dẫn
sáng lắp vào optic và xoay vòng cố định bên ngoài theo chiều kim đồng hồ để
gắn chặt vào optic.


12

Hình 13. Lắp dây sáng vào optic[12]
Bước 3: cách cầm camera
Cách 1: để hoàn toàn camera nằm ở khoảng gian ngón cái và ngón trỏ
tay trái, ngón cái đặt lên vòng khóa để lắp optic của camera, ngón trỏ vòng

qua vòng khóa của camera và đặt ở trên optic sát phần lắp vào camera, 3 ngón
còn lại đặt ở phía dưới optic ôm lấy phần lắp dây dẫn sáng.

Hình 1.4. Cách cầm camera [12]
Cách 2: ngón cái tì vào vòng khóa camera để lắp optic, đặt ở phía dưới của
thân camera. Ngón trỏ tì vào phía trên của vòng khóa và phần trên của đầu optic
lắp camera, 3 ngón còn lại đặt chỗ phía trước lắp dây dẫn sáng vào optic.

Hình 1.5. Cách cầm camera [12]
Bước 4: Chỉnh camera. Loại camera Telecam chỉ có một vòng diều chỉnh


13

lấy tiêu cự trên camera, đặt một gạc trên bàn, sau đó cố định đầu optic một
khoảng cách nhất định điều chỉnh vòng tiêu cự sao cho nhìn thấy rõ từng ô
nhỏ của gạc là được.
Bước 5: Chống mờ. Dùng một bát inox trong đó đặt một miếng bông
kích thước 2x2 cm, đổ một ít nước muối sinh lý làm ướt hết bông, sau đó ta
cho xà phòng vô trùng vào miếng gạc. Trước khi soi phải chấm đầu optic vào
miếng bông xà phòng đó để hình ảnh không bị mờ.

Bước 6: Soi tai
Cách 1: khám tai phải thì 4 ngón tay phải của người khám để trước bình
tai bệnh nhân, ngón cái đỡ optic và đưa optic vào ống tai. Tương tự như đối
với bên tai trái nhưng 4 ngón tay của người khám đặt ở trên mặt xương chũm.

Hình 16. Soi tai [12]
Cách 2: ngón trỏ và ngón cái tay phải người khám cầm vành tai bệnh
nhân kéo lên trên và ra sau.



14

Hình 1.7. Soi tai [12]

Hình 1.8. Hình ảnh màng nhĩ bình thường[13]
Bước 7: Soi mũi
Tay phải của người khám để 4 đầu ngón vào rãnh mũi má trái của bệnh
nhân, ngón tay cái để trước cửa mũi đỡ lấy optic, sau đó dùng ngón cái đẩy
dần optic vào hốc mũi. Yêu cầu phải nhìn rõ cuốn giữa, khe giữa và phát hiện
các bất thường của khe và cuốn giữa, phải nhìn rõ bất thường của vách ngăn,
cuốn dưới và vòm mũi họng.

Hình 1.9. Soi mũi [12]


15

Hình 1.10. Hình ảnh nội soi mũi bình thường[12]
Bước 8: Soi họng – thanh quản
Họng miệng: tay phải cầm đè lưỡi khuỷu bằng inox, đặt vào lưỡi bệnh
nhân ở vị trí 2/3 trước và 1/3 sau của lưỡi, khi soi phải nhìn rõ khẩu cái cứng,
mềm, lưỡi gà, amiđan cực trên và cực dưới, trụ trước và trụ sau, thành sau
họng, niêm mạc miệng, luôn luôn phải kiểm tra răng của bệnh nhân.
Hạ họng và thanh quản: cầm gạc kéo đầu lưỡi của bệnh nhân ra phía ngoài,
đưa optic vào phải soi được đáy lưỡi, amiđan đáy lưỡi, hố lưỡi thanh thiệt, nẹp
họng và nẹp phễu thanh thiệt, xoang lê, sụn phễu, dây thanh và đánh giá mức độ
di động của dây thanh bằng cách bảo bệnh nhân phát âm và hít vào.


Hình 1.11. Soi họng miệng thanh quản [12]


16

Hình 1.12. Họng bình thường.
1. Lưỡi gà, 2. Trụ sau, 3. Trụ trước, 4. Amiđan khẩu cái, 5. Thành sau
họng, 6. Lưỡi [12]

Hình 1.13. Thanh quản bình thường.
1. Xoang lê, 2. Sụn phễu, 3. Nẹp phễu thanh thiệt, 4. Băng thanh thất, 5.
Dây thanh, 6. Miệng thực quản [12]
1.4. Một số bệnh Tai Mũi Họng thường gặp
1.4.1. Bệnh lý tai
1.4.1.1. Bệnh lý tai ngoài
- Viêm ống tai ngoài: Ống tai ngoài bị viêm đỏ một phần hay toàn bộ,
làm ống tai hẹp lại, tùy mức độ viêm mà ống tai hẹp nhiều hay ít, triệu chứng


×