Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm, chỉ định truyền máu lâm sàng và việc thực hiện các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu tại bệnh viện việt đức 62015 52016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.63 KB, 46 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền máu là một phương pháp điều trị hiệu quả, góp phần cứu sống
người bệnh ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Trên thế giới, truyền máu đã
được áp dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng phải đến năm 1901,
khi Karl Landsteiner tìm ra hệ nhóm máu ABO, thì ngành truyền máu mới bắt
đầu phát triển một cách rực rỡ. Hàng loạt phát minh ra đời đã làm thay đổi
diện mạo của ngành truyền máu: sự phát hiện ra các hệ nhóm máu hồng cầu
như hệ Rh, Kidd, Duffy..., lấy máu vào túi dẻo trong hệ thống kín, phát minh
ra các chất bảo quản máu, các phương pháp tách các thành phần máu dùng
cho điều trị, góp phần cứu sống cho rất nhiều bệnh nhân. Đặc biệt vấn đề đảm
bảo an toàn truyền máu cũng có những bước tiến mới: Truyền máu từng phần,
truyền máu tự thân, lọc bạch cầu trước bảo quản, sàng lọc kháng thể bất
thường…, sàng lọc các bệnh nhiễm trùng bằng các kỹ thuật như miễn dịch,
sinh học phân tử PCR để rút ngắn thời gian cửa sổ của các bệnh…
Ở miền bắc Việt Nam, sau hòa bình năm 1954, trung tâm truyền máu
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập tại viện 108,
đến năm 1984, viện Huyết học – Truyền máu bệnh viện Bạch Mai được thành
lập. Mặc dù còn nhiều khó khăn, số lượng và chất lượng máu chưa đáp ứng
đủ nhu cầu điều trị, song cũng từng bước được cải thiện. Đặc biệt từ năm
2001 khi thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình An toàn Truyền máu thì
ngành truyền máu có điều kiện phát triển hơn. Truyền máu từng phần được áp
dụng ở Viện Huyết học - Truyền máu TW và các bệnh viện thuộc ngân hàng
máu Hà Nội đã đạt 100%, hiện đang phát triển tới các tỉnh và thành phố khác
trong toàn quốc.
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa tuyến trung ương, hàng
năm thực hiện tới 38.000 ca mổ lớn và trung bình, đã sử dụng tới trên 31.000
đơn vị máu và chế phẩm cho cấp cứu và điều trị, nhu cầu về máu rất lớn và
ngày càng tăng.



2

Truyền máu là đưa thành phần sống của cơ thể này vào cơ thể khác, do
vậy phải đảm bảo thành phần được truyền có thể tồn tại trong cơ thể người nhận
và không gây ra phản ứng miễn dịch. Truyền máu cũng có thể là nguyên nhân
lây lan bệnh nhiễm trùng cho người bệnh, vì vậy bác sỹ lâm sàng phải hiểu rõ lợi
ích, bất lợi của truyền máu cho từng trường hợp cụ thể để có chỉ định truyền máu
hợp lý: truyền đúng, đủ, cần gì truyền nấy, không cần không truyền.
Đã có một số tác giả nghiên cứu về tình hình sử dụng máu và chế phẩm
máu tại viện huyết học truyền máu trung Ương, bệnh viện Bạch Mai... Tại
bệnh viện Việt Đức, rất cần có bức tranh tổng thể mô tả tình hình sử dụng, chỉ
định máu và chế phẩm trên lâm sàng, làm cơ sở cho việc dự trù máu và các
chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm, chỉ định truyền máu lâm
sàng và việc thực hiện các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu tại
bệnh viện Việt Đức 6/2015-5/2016” nhằm 2 mục tiêu:
1.

Mô tả tình hình sử dụng máu, chế phẩm tại bệnh viện Việt Đức
6/2015-5/2016

2.

Nhận xét về chỉ định, sử dụng máu, chế phẩm và việc thực hiện các
xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu tại bệnh viện Việt Đức
6/2015-5/2016


3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.Lịch sử truyền máu trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. sử phát triển truyền máu trên thế giới
Năm 1628, William Harvey (Anh) phát hiện ra bộ máy tuần hoàn của
cơ thể con người. Nhờ vậy có thể lấy máu ra khỏi cơ thể và cũng có thể đưa
máu vào hệ tuần hoàn qua hệ thống mạch máu [16].
Sang thế kỷ XIX: Năm 1818, Blundell đã thực hiện thành công khi
truyền máu từ người sang người. Tất cả Bludell đã truyền máu của người cho
cho 10 người khác bằng xylanh, 5 người sống, 5 người tử vong. Ông đã kết
luận rằng, truyền máu động vật cho người là không được, truyền máu người
cho người có kết quả ở một số bệnh nhân. Kết quả này phụ thuộc vào nhiều
yếu tố trong đó có yếu tố kỹ thuật, máu đông, bơm tiêm truyền máu và sự
khác nhau giữa các cá thể trong cùng một loài...Đây là kết luận rất quan trọng
cho những nghiên cứu tiếp theo [16].
Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát minh ra hệ
thống nhóm máu ABO và các đặc tính của nó. Một năm sau, các học trò của
ông là Decastello và Sturly phát hiện ra nhóm máu AB. Đây là công trình
khoa học có giá trị nhất, lợi ích nhất, đã mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành
truyền máu[16].
Năm 1911 Lewisonin (Bỉ) sử dụng chất chống đông natri citrat trong
truyền máu. Phương pháp này đã chấm dứt việc truyền máu trực tiếp từ người
sang người [10].
Năm 1913 Reuben Otenberg (1882-1959) nêu lên vấn đề xét nghiệm nhóm


4

máu trước khi truyền máu và đưa ra sơ đồ truyền máu mang tên ông [18].


Sơ đồ truyền máu phù hợp hệ nhóm máu ABO của Otenberg
Năm 1936-1939, ngân hàng máu đầu tiên được xây dựng tại một bệnh
viện ở Chicago. Cùng năm đó, ở Nga cũng có ngân hàng máu. Do Nhu cầu
truyền máu ngày càng tăng, nhiều bệnh viện đã tổ chức thu gom và bảo quản
máu, các dụng cụ thu gom máu cũng phát triển nhanh chóng. [10]
Năm 1940, Karl Landsteiner và Wiener phát minh ra nhóm máu Rh,
nhờ đó đã lý giả được một số phản ứng truyền máu, đồng thời chứng minh
được nguyên nhân của bệnh vàng da, tan máu ở trẻ sơ sinh là do bất đồng
nhóm máu mẹ, con. Tiếp sau đó nhiều hệ nhóm máu khác được phát hiện như
Kell, Kidd, Duffy [2, 41, 43].
Năm 1952 Walter và Murphy mô tả kĩ thuật lấy máu trong hệ thống kín
vào túi nhựa polyvinyl thay cho chai thủy tinh. Cùng năm đó Gibson và cộng
sự đã chứng minh túi dẻo plastics tốt hơn, dễ dàng tách huyết tương sau khi
để lắng hoặc ly tâm và có thể bảo quản đông lạnh, quá trình lấy máu được
thực hiện trong hệ thống kín, đảm bảo vô trùng. Năm 1957 Gibson và cộng sự
đã tìm ra chất chống đông Citrat-Phosphat-Dextrose (CPD), sau đó phát hiện
thêm Adenin(CPD-A1, A2) [20, 36, 42].


5


6

Năm 1958, Jane Dausset (Pháp) phát hiện ra hệ thống kháng nguyên
bạch cầu (HLA) và đã giải thích được các phản ứng ở bệnh nhân truyền máu
toàn phần [9].
Bắt đầu từ những năm 1970, việc sản xuất các thành phần máu ngày
càng phát triển, thúc đẩy việc truyền máu từng phần, nâng cao hiệu quả điều
trị bằng truyền máu.

Ngày nay quan điểm về truyền máu hiện đại là: Truyền máu từng phần,
cần gì truyền nấy, không cần, không truyền. Truyền máu phải đảm bảo an
toàn, tiết kiệm [27, 28].
1.1.2. Lịch sử phát triển truyền máu tại Việt Nam
Trước năm 1954, trung tâm truyền máu thuộc quyền quản lý của quân
đội Pháp. Sau hòa bình (1954), Trung tâm truyền máu đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ở tại viện 108. Năm 1956, bệnh viện Việt Đức mở
Khoa Lấy máu và Truyền máu, rồi Bệnh viện Bạch Mai GS. Bạch Quốc
Tuyên cũng đã thành lập “Khoa Lấy máu” vào năm 1970. Truyền máu của ta
lúc này chủ yếu phục vụ cho chiến tranh, phục vụ cho quân đội, chủ yếu là
truyền máu toàn phần, lấy máu bằng chai thủy tinh và truyền trong ngày.
Chưa có phương tiện bảo quản và tách các thành phần máu [16].
Từ năm 1975 - 1992: Nhu cầu máu gia tăng, nguồn máu thu được chủ
yếu là từ người bán máu (> 90%). Phương tiện thu gom máu bằng chai (chu
trình hở), an toàn truyền máu chủ yếu là làm phản ứng chéo và định nhóm,
tìm đơn vị máu tương đồng. Bệnh nhiễm trùng chỉ sàng lọc: sốt rét, giang
mai, một vài cơ sở sàng lọc HBV. Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh
viện trung ương và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chiếm 100%, chưa
có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu [16].
Từ năm 1993-2005: Truyền máu Việt Nam phát triển toàn diện theo
hướng phát triển của truyền máu hiện đại của khu vực và thế giới. Vận động


7

cho máu tình nguyện trên quy mô toàn quốc được bắt đầu khởi động từ
24/1/1994. Đổi mới các trang bị thu gom và bảo quản máu: Thay chai bằng
túi chất dẻo, thay giường bằng ghế lấy máu, tủ lạnh bảo quản máu và huyết
tương. Sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng theo yêu cầu của Tổ chức y tế thế giới
trên phạm vi toàn quốc: HIV, giang mai, sốt rét, HBV, HCV [16].

Sản xuất và chuẩn hoá các chế phẩm máu bao gồm: Khối hồng cầu nghèo
bạch cầu, khối tiểu cầu pool, tiểu cầu từ một cá thể, huyết tương tươi, huyết
tương tươi đông lạnh. Tủa lạnh yếu tố VIII, khối bạch cầu hạt trung tính.
Phát triển truyền máu lâm sàng: chỉ định và sử dụng hợp lý máu và cácsản phẩm máu. 100% truyền máu từng phần được thực hiện ở Viện Huyết học Truyền máu TW và các bệnh viện phụ thuộc ngân hàng máu Hà Nội, hiện đang
phát triển tới các tỉnh và thành phố khác trong toàn quốc. Đây là một thay đổi
lớn về nhận thức và thói quen truyền máu toàn phần ở các bệnh viện. Truyền
máu từng phần giúp tránh được những tác dụng phụ của truyền máu toàn phần
như phản ứng tan máu, sốt, dị ứng, tắc mạch do khí, tăng sắt huyết thanh, các
biến chứng chuyển hóa, nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời sử
dụng hiệu quả nguồn máu quý giá, tránh lãng phí do một đơn vị máu có thể tách
ra các thành phần máu khác nhau, truyền cho nhiều bệnh nhân.
1.2. Thành phần và chức năng của máu
Máu là một tổ chức lỏng lẻo lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, bao
gồm các thành phần tế bào và thành phần huyết tương [15].
1.2.1.Thành phần tế bào
Thành phần tế bào chiếm khoảng 40% thể tích máu toàn phần gồm:
Hồng cầu với đời sống khoảng 120 ngày. Là những tế bào có mức độ biệt
hóa rất cao (không có nhân, rất ít bào quan), có hình thái đặc biệt tăng khả năng
tiếp xúc giữa bên trong với môi trường bên ngoài tế bào. Hồng cầu có chứa
huyết sắc tố và một hệ thống men giúp cho quá trình chuyển hóa mạnh mẽ của
mình để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển O2 và đào thải khí CO2. [15].


8

Bạch cầu với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập
bằng hình thức thực bào hoặc sinh kháng thể đặc hiệu. Bạch cầu có hệ thống
men đầy đủ nhất trong các tế bào sống, biệt hóa cao độ thành nhiều loại với
chức năng riêng khác nhau[15] .
Tiểu cầu: Tham gia vào cơ chế cầm máu và đông máu, ngoài ra còn tham

gia cơ chế tăng thấm mạch bởi các chất có hoạt tính sinh lý của chúng [15].
1.2.2.Thành phần huyết tương:
Gồm các protein, đường, mỡ, muối khoáng, các men, nội tiết tố, các yếu
tố đông máu, globulin miễn dịch, các chất dinh dưỡng cho cơ thể tạo dịch
trung tính có tỉ trọng 1,051 và pH từ 7,3-7,4.
Vì vậy máu rất cần thiết cho sự sống của cơ thể. Khi mất trên 25% khối
lượng tuần hoàn, cơ thể bắt đầu có các rối loạn về chức năng: thần kinh, tim
mạch, hô hấp, tiết niệu... [15]. Khi thay đổi các thành phần pH và huyết tương
gây rối loạn hoạt động chung của cơ thể [13,15].
1.3. Đặc điểm của hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ nhóm máu khác
1.3.1. Hệ nhóm máu ABO:
Đây là hệ nhóm máu có ý nghĩa quan trọng nhất trong truyền máu lâm
sàng. Gen quy định của hệ nhóm máu này chứa 3 allen: A, B và O. Allen A và
B có tác dụng tổng hợp các men đặc hiệu để gắn các gốc carbohydrat đặc
trưng cho từng nhóm máu vào chất cơ bản H. Allen O không làm thay đổi
chất H nói trên. Nhóm A có hai dưới nhóm là Al và A2 được xác định bằng
kháng thể đặc hiệu anti-Al. Kháng thể của hệ ABO là kháng thể tự nhiên.
Kháng nguyên hệ ABO có trên bề mặt hồng cầu và các tế bào khác trong cơ
thể (bao gồm bạch cầu và tiểu cầu cũng như trong các dịch cơ thể) [18].


9

Bảng 1.1 Hệ nhóm máu ABO
Kiểu gen

Kiểu hình

Kháng nguyên


Kháng thể tự nhiên

O

OO

O

Anti-A, anti-B

A

AA hoặc AO

A

Anti-B

B

BB hoặc BO

B

Anti-A

AB

AB


AB

Không có

1.3.2. Hệ nhóm máu Rh
Hệ nhóm máu Rh do các cặp gen allen Ce, Ee và D quy định (hiện
chưa thấy có allen d nên không có, tạm gọi là d). Kháng thể của hệ Rh
thường là kháng thể miễn dịch thu được sau khi truyền máu hoặc có thai
lần trước mẹ có nhóm máu Rh (-) có thai mang nhóm Rh(+). Anti-D có ý
nghĩa lâm sàng quan trọng nhất vì gây ra hầu hết phản ứng tan máu do bất
đồng hệ nhóm máu Rh [18].
1.3.3. Các hệ nhóm máu khác
Hiện nay có rất nhiều hệ nhóm máu được phát hiện: Hệ nhóm máu MNS
gồm kháng nguyên M và N do cặp gen cùng trội (MN) qui định, hệ Kidd (Jk a,
Jkb), hệ Lewis, hệ Kell (K và k). Các hệ này thường do cặp gen cùng trội qui
định. Kháng thể miễn dịch xuất hiện ở người tiếp xúc với kháng nguyên mà
mình vắng mặt (sau truyền máu, chửa đẻ) [21].


10

1.4. Các chế phẩm máu và chỉ định truyền máu

Hình 1.1. Máu và chế phẩm máu
1.4.1. Máu toàn phần
Là máu lấy từ tĩnh mạch của người cho máu khỏe mạnh. Tuy có đầy
đủ các thành phần máu nhưng hầu hết bạch cầu và tiểu cầu sẽ mất chức
năng sau vài ngày lưu trữ. Một đơn vị máu toàn phần có thể là 250 ml
(trong đó gồm 200ml máu và 50ml dung dịch chông đông ACD, CPD) có
hematocrit từ 0,35 -0,44. Máu toàn phần được bảo quản ở 4oC (2-6oC)

trong thời gian từ 35-42 ngày [10].
Chỉ định: Đây là chế phẩm cần chỉ định hạn chế, chủ yếu sử dụng khi
mất trên 30% thể tích máu. Có thể sử dụng điều trị mất máu cấp, thay máu,
tuần hoàn ngoài cơ thể.
Chống chỉ định: Trong các trường hợp thiếu máu không giảm thể tích
tuần hoàn, suy tim, không dung nạp thành phần huyết tương với bạch cầu
[7,18].

1.4.2. Khối hồng cầu đậm đặc


11

Toàn bộ phần hồng cầu sau khi tách một phần huyết tương khỏi máu
toàn phần. Có chứa phần lớn bạch cầu, tiểu cầu từ máu toàn phần ban đầu.Thể
tích mỗi đơn vị từ 150-200 ml, hematocrit < 80%.
Chỉ định: Truyền khối hồng cầu nhằm làm tăng khả năng vận chuyển
O2 của máu tức là làm tăng lượng hemoglobin (mỗi đơn vị KHC có thể làm
tăng lên 10g/l hoặc Hct lên 3%).
Chống chỉ định: Không nên chỉ định truyền KHC khi Hb trên 100g/l và
với mục đích làm tăng thể tích hoặc tăng áp lực thẩm thấu tuần hoàn.
Thận trọng: Không dùng cho bệnh nhân không dung nạp thành phần
huyết tương hoặc với bạch cầu [7,18].
1.4.3. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản
Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản là phần còn lại của máu toàn
phần đã loại bỏ huyết tương, một phần bạch cầu, tiểu cầu sau khi ly tâm hoặc
để lắng và có bổ sung dung dịch bảo quản hồng cầu nhằm cải thiện chất lượng
hồng cầu. Hematocrit khoảng 0.50-0.60 1/1.
Chỉ định: Bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính, có dấu hiệu, triệu chứng
giảm vận chuyển oxy chứ không cần tăng thể tích tuần hoàn truyền khi Hb <

7g/dl [46].
Bệnh nhân trước phẫu thuật hoặc phẫu thuật có liên quan đến mất máu
khối lượng lớn truyền khi 7 < Hb < 8g/dl [46].
Ở những bệnh nhân đang điều trị phác đồ truyền máu mãn tính hoặc
điều trị ức chế tủy truyền khi Hb < 9g/dl [46].
Bệnh nhân bị mất máu nặng, mất khoảng 30-40% thể tích máu truyền
khi Hb < 10g/dl [46].
Thận trọng: Không dùng cho bệnh nhân không dung nạp với huyết tương.


12

1.4.4. Khối hồng cầu nghèo bạch cầu
Các khối hồng cầu được loại bỏ > 70% bạch cầu, tiểu cầu bằng kĩ thuật
ly tâm (Còn < 8.108BC/đơn vị), được bảo quản trong dung dịch bảo quản
hồng cầu.
Chỉ định: Các tình trạng thiếu hồng cầu, đặc biệt ở các bệnh nhân
truyền máu nhiều lần có biểu hiện không dung nạp với bạch cầu.
1.4.5. Khối hồng cầu lọc bạch cầu
Khối hồng cầu loại bỏ > 98% bạch cầu bằng bộ lọc bạch cầu (còn
1.108BC/đơn vị) và được bảo quản trong dung dịch bảo quản hồng cầu.
Chỉ định: Các tình trạng thiếu hồng cầu mạn tính cần dự phòng tình
trạng đồng miễn dịch bạch cầu ở bệnh nhân ghép cơ quan, tổ chức, các tình
trạng suy giảm miễn dịch tế bào, phòng ngừa lây truyền CMV, phòng GHVD.
1.4.6. Khối hồng cầu rửa
Là khối hồng cầu loại huyết tương bằng cách rửa nhiều lần với nước
muối 0,9%. Bảo quản ở 2-6oC trong 24 giờ.
Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân bị thiếu máu tan máu miễn dịch có
kháng thể chống protein huyết tương (đặc biệt có kháng thể kháng IgA ở các
bệnh nhânthiếu hụt IgA nguyên phát) và những bệnh nhân có phản ứng dị ứng

nặng khi truyền các chế phẩm huyết tương.
Thận trọng: Có nguy cơ nhiễm trùng do điều chế trong hệ thống hở.
Cần sử dụng sớm ngay sau khi điều chế [7, 18].
1.4.7. Khối hồng cầu chiếu xạ gamma[26]
Khối hồng cầu được tia xạ gamma với liều 2500 rad
Chỉ định: Có thể sử dụng thích hợp trong điều trị các tình trạng thiếu
máu mạn tính cần dự phòng tình trạng ghép chống chủ ở bệnh nhân ghép cơ
quan, tổ chức, các tình trạng suy giảm miễn dịch tế bào.
Thận trọng: Không sử dụng sau khi chiếu xạ 28 ngày


13

1.4.8. Huyết tương giàu tiểu cầu
Là huyết tương tách đơn giản từ máu toàn phần mới lấy, có các thành
phần: tiểu cầu và còn bạch cầu, các yếu tố huyết tương. Bảo quản ở 22 oC
trong 24 giờ, lắc liên tục.
Chỉ định: Thiếu tiểu cầu, thiếu huyết tương (sốt xuất huyết).
1.4.9. Huyết tương tươi đông lạnh
Huyết tương tươi đông lạnh (FFP) được điều chế từ máu toàn phần tươi
(trong vòng 6 giờ sau khi lấy máu). Lượng yếu tố đông máu V, VIII trong
huyết tương ở mức bình thường của người cho máu. Thể tích 250 ± 20 ml,
lượng yếu tố VII > 0.7IU, protein toàn phần > 50 gr, lượng hemoglobin < 0.05
g/l. Bảo quản ở nhiệt độ -30oC trong 2 năm.
Chỉ định: Bệnh nhân rối loạn đông máu có PT và/ hoặc APTT cao gấp
1,5 lần so với ngưỡng bình thường [46]. Bệnh nhân hemophilia chưa rõ A hay
B, hoặc phối hợp với khối hồng cầu truyền cho bệnh nhân mất nhiều máu.
1.4.10. Huyết tương tươi đông lạnh bỏ tủa
Là huyết tương còn lại sau lấy tủa VIII, Fibrinogen. Thành phần gồm
yếu tố IX, protein, khoáng, một số yếu tố đông máu khác.Bảo quản 2 năm ở

<-30oC.
Chỉ định: Hemophili B, suy gan, bỏng, bù protein và áp lực keo, phối
hợp với khối hồng cầu khi mất máu nhiều.
1.4.11. Khối tiểu cầu(KTC)
KTC đơn: được điều chế từ huyết tương giàu tiểu cầu sau khi loại bỏ
phần lớn hồng cầu, bạch cầu, huyết tương. Mỗi túi chứa ít nhất 5,5x10 9 trong
50-70 ml huyết tương.
KTC pool: Được điều chế từ 2-4 KTC đơn.
KTC máy: Được sản xuất từ một người cho, lấy bằng máy tách tiểu cầu
(30x1010 TC).


14

Chỉ định: Khối tiểu cầu được chỉ định cho các bệnh nhân giảm tiểu cầu
nặng có biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng hoặc để điều trị dự phòng chảy máu
do giảm tiểu cầu. Cần truyền tiểu cầu trong giảm tiểu cầu có số lượng tiểu cầu
dưới 10 - 20G/1 và/hoặc có biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng có thể đe dọa tính
mạng bệnh nhân. Tiểu cầu có thể truyền cho các bệnh nhân có suy nhược chức
năng tiểu cầu, trong trường hợp truyền máu khối lượng lớn để đề phòng biến
chứng chảy máu do pha loãng. Trong các can thiệp phẫu thuật trên bệnh nhân có
giảm tiểu cầu cần truyền tiểu cầu dự phòng để duy trì số lượng tiểu cầu bệnh
nhân ít nhất trên 50G/1 [18].

1.4.12. Tủa lạnh yếu tố VIII
Là phần tủa của huyết tương tươi đông lạnh chứa nồng độ cao yếu tố
VIII, Fibrinogen. Bảo quản trong 2 năm ở < -300C
Chỉ định: Hemophilia A, Von Willebrand, thiếu hụt fibrinogen, yếu tố XIII
1.4.13. Khối bạch cầu hạt
Chế phẩm giàu bạch cầu hạt được tách từ nhiều đơn vị máu toàn

phần.Thể tích 250±50 ml với số lượng bạch cầu hạt trung tính > 0,6 x10 10BC.
Tuy nhiên tốt nhất nên sử dụng các khối BC được gạn từ một người cho, như
vậy sẽ an toàn hơn về miễn dịch và có số lượng bạch cầu cao hơn (>
2x1010BC/đơn vị). Các đơn vị KBC được bảo quản < 12 giờ.
Chỉ định: Các bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính quá thấp (dưới
0,5G/1) và có tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
1.4.14. Albumin người (4,5 hoặc 20%) và Immunoglobulin
Albumin được chỉ định như một dung dịch bù thể tích hoặc cho các
bệnh nhân có giảm nặng albumin máu như trong bệnh xơ gan.
Immunoglobulin được sử dụng cho các bệnh nhân có giảm
immunoglobulin máu nặng để chống nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hoặc trong
các bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch...


15

1.5. Bảo đảm an toàn trong cấp phát máu và truyền máu lâm sàng

Hình 1.2.Truyền máu lâm sàng
1.5.1. An toàn trong cấp phát máu
1.5.1.1. Có phòng phát máu đạt chuẩn
1.5.1.2. Lĩnh máu
Nhân viên y tế mang ống máu của bệnh nhân đến phòng phát máu cùng
với chỉ định của bác sỹ lâm sàng. Sau đó lĩnh máu, chế phẩm, mang về khoa
điều trị cho bệnh nhân.
1.5.1.3. Quy trình phát máu
a. Kiểm tra thủ tục hành chính
Khi nhận được phiếu dự trù và mẫu máu người bệnh, nhân viên đơn vị
phát máu phải thực hiện: Kiểm tra, đối chiếu thông tin mẫu máu với phiếu dự
trù. Trường hợp thông tin không trùng khớp, thì mẫu máu đó không được

dùng để định nhóm máu và xét nghiệm hòa hợp.
b. Quy trình định nhóm máu [26]
- Định nhóm máu hệ ABO mẫu máu người bệnh và đơn vị máu:
+ Định nhóm máu hệ ABO theo kỹ thuật trong ống nghiệm hoặc các kỹ
thuật khác có độ nhạy cao hơn;
+ Thực hiện định nhóm máu đồng thời bằng hai phương pháp huyết


16

thanh mẫu và hồng cầu mẫu cho mẫu máu người bệnh, đơn vị máu toàn phần
và khối bạch cầu hạt. Định nhóm máu bằng phương pháp huyết thanh mẫu
cho các chế phẩm hồng cầu. Định nhóm máu bằng phương pháp hồng cầu
mẫu cho các chế phẩm huyết tương, tủa lạnh và tiểu cầu;
+ Việc định nhóm máu người bệnh được thực hiện hai lần trên cùng
mẫu máu hoặc hai mẫu máu của cùng một người bệnh. Trường hợp các kết
quả của hai phương pháp định nhóm máu hệ ABO trong cùng một lần hoặc
của các lần định nhóm máu không phù hợp với nhau, phải thực hiện các xét
nghiệm bổ sung để khẳng định kết quả định nhóm máu;
+ Định nhóm máu ABO của trẻ sơ sinh và thai nhi: Chỉ thực hiện định
nhóm máu bằng phương pháp huyết thanh mẫu; không định nhóm máu bằng
phương pháp hồng cầu mẫu. Trong trường hợp kết quả định nhóm máu không
rõ ràng, có thể sử dụng các xét nghiệm bổ sung khác để khẳng định.
- Định nhóm máu hệ Rh(D) mẫu máu người bệnh:
+ Khi có chỉ định truyền đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, khối
tiểu cầu và khối bạch cầu;
+ Thực hiện định nhóm máu hệ Rh(D) bằng kỹ thuật trong ống nghiệm
hoặc các kỹ thuật khác có độ nhạy cao hơn.
c. Sàng lọc kháng thể bất thường cho những người bệnh:
+ Có tiền sử truyền máu.

+ Phụ nữ có tiền sử chửa, đẻ, xảy thai nhiều lần;
- Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh cần truyền máu nhiều lần,
nhiều ngày phải làm lại xét nghiệm này định kỳ không quá 7 ngày một lần.
- Trường hợp xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường cho kết quả
dương tính, cần chỉ định làm xét nghiệm định danh kháng thể bất thường.
- Trường hợp người bệnh có kháng thể bất thường đã được định danh,
cần chỉ định lựa chọn đơn vị máu phù hợp, không có các kháng nguyên tương


17

ứng với các kháng thể đã có trong huyết thanh của người bệnh;
- Trường hợp không thể định danh kháng thể bất thường hoặc không
tìm được đơn vị máu phù hợp, bác sỹ điều trị phải phối hợp với đơn vị cấp
phát máu để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp điều trị thích hợp
d. Thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu
- Thực hiện xét nghiệm hoà hợp miễn dịch trong ống nghiệm hoặc bằng
các kỹ thuật có độ nhạy cao hơn trong những trường hợp sau:
- Truyền máu toàn phần, khối hồng cầu còn nhiều huyết tương, khối
bạch cầu:
+Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt
độ phòng xét nghiệm 20oC đến 24oC gồm:
 Ống 1: Gồm hồng cầu của đơn vị máu, chế phẩm máu với huyết
thanh người nhận;
 Ống 2: Gồm huyết tương của đơn vị máu, chế phẩm máu với
hồng cầu người nhận.
Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở nhiệt độ 37 oC và có sử dụng huyết
thanh kháng globulin (nghiệm pháp Coombs gián tiếp):
- Thực hiện xét nghiệm hoà hợp giữa hồng cầu của đơn vị máu, khối
hồng cầu, khối bạch cầu với huyết thanh của người nhận bằng phương pháp

ống nghiệm ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin hoặc
kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.
- Truyền các loại khối hồng cầu còn ít hoặc không còn huyết tương:
+ Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt
độ phòng từ 20oC đến 24oC giữa hồng cầu của đơn vị máu với huyết thanh
người nhận (ống 1);
+ Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở nhiệt độ 37 oC và có sử dụng huyết
thanh kháng globulin (nghiệm pháp Coombs gián tiếp): thực hiện xét nghiệm
hoà hợp giữa hồng cầu của đơn vị máu, khối hồng cầu, khối bạch cầu với
huyết thanh của người nhận bằng phương pháp ống nghiệm ở nhiệt độ 37 oC


18

và có sử dụng huyết thanh kháng globulin hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.
- Truyền chế phẩm tiểu cầu, huyết tương: thực hiện xét nghiệm hoà hợp
giữa huyết tương của đơn vị chế phẩm máu với hồng cầu người nhận trong
ống nghiệm (ống 2) ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng từ20 oC
đến 24oC hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn;
- Kết quả xét nghiệm hòa hợp được coi là âm tính khi không có hiện
tượng ngưng kết, tan máu. Chỉ cấp phát đơn vị máu khi kết quả xét nghiệm
hòa hợp là âm tính, trừ trường hợp truyền tủa lạnh.
- Khi kết quả các xét nghiệm hoà hợp có hiện tượng ngưng kết hoặc tan
máu cần kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, các thông tin có liên quan và phối hợp với
bác sỹ điều trị chỉ định xét nghiệm.
e. Phát máu
Kiểm tra lại lần cuối các thủ tục hành chính và đối chiếu cho phù hợp
tất cả các nội dung (họ tên bệnh nhân, nhãn bịch máu, phiếu lĩnh máu) phải
phù hợp, lưu vào sổ. Phát máu cho phòng bệnh.
1.5.2. Quy trình truyền máu lâm sàng tại khoa lâm sàng

a. Chỉ định truyền máu và giải thích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về
mục đích truyền máu;
b. Dự trù máu, lấy mẫu máu và gửi phiếu dự trù máu, mẫu máu đến trung tâm
truyền máu để xét nghiệm hoà hợp và thực hiện phát chế phẩm máu;
c. Lĩnh máu từ trung tâm truyền máu về bệnh phòng;
d. Kiểm tra đối chiếu các thông tin về bệnh nhân, chế phẩm máu, hồ sơ bệnh
án trước truyền máu;
e. Thiết lập đường truyền và định nhóm tại giường bệnh;
f. Thực hiện việc truyền máu, ghi bệnh án và phiếu theo dõi truyền máu;
g. Theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau khi truyền máu, phát hiện, xử lý các
phản ứng truyền máu (nếu có);


19

h. Hoàn thiện hồ sơ và báo cáo kết quả truyền máu;
1.6. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm
1.6.1. Tình hình sử dụng máu trên thế giới
Tổ chức y tế thế giới đã đặt ra mục tiêu là mỗi quốc gia trên thế giới
cần phải tự cung tự cấp càng an toàn càng tốt máu và chế phẩm máu với mức
chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu mỗi quốc gia [27].
Hầu hết các nước châu Âu, Mỹ, Á đều có chương trình quốc gia về
truyền máu và an toàn máu, có ngân hàng máu thực sự đủ máu để cung cấp
cho nhu cầu điều trị và cấp cứu người bệnh. Các kỹ thuật mới về ATTM được
áp dụng một cách hệ thống: Truyền máu từng phần, tự thân, lọc bạch cầu
trước bảo quản, sàng lọc kháng thể bất thường,...Việc sàng lọc các bệnh
nhiễm trùng bằng các kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật miễn dịch, kỹ thuật phân
tử PCR,... giúp rút ngắn giai đoạn cửa sổ, nâng cao chất lượng sàng lọc. Nhờ
vậy ATTM ở các nước trên đã đạt đến mức cao [13].
Năm 1999, tại Wild Kreuth (Đức), cộng đồng châu Âu đã thực hiện một

bước mới, lập ra hướng dẫn kỹ lưỡng về quy trình TMLS và sự cần thiết phải
truyền máu đúng và đủ. Đặc biệt không nên lạm dụng truyền máu để tránh các
hậu quả về nhiễm trùng các bệnh lây qua đường truyền máu, gây ra các bệnh
tự miễn, nhiễm sắt, đái đường, lãng phí kinh tế của bênh nhân, lãng phí nguồn
máu hiếm. Tuy nhiên cần phải nhận định rõ những trường hợp cấp cứu cần
truyền máu cứu người bệnh. Vì vậy cần thiết phải có ngân hàng máu có chất
lượng, an toàn, hiệu quả [37, 45].
1.6.2. Tại Việt Nam
Việc sử dụng máu và chế phẩm vẫn đóng vai trò chính trong điều trị
các bệnh về máu, ngoại khoa, sản khoa và một số bệnh thuộc nhiều chuyên
khoa khác. Nhu cầu máu ngày càng tăng, trong khi đó, chưa có đủ máu cho
nhu cầu điều trị.


20


21

Theo WHO, số lượng đơn vị máu cần cho một quốc gia bằng 2% dân
số. Việt Nam với số dân trên 80 triệu người vào năm 1999 cần khoảng
1.600.000 đơn vị máu tương đương với 400.000Lmáu/năm (1đv= 250ml),
nhưng trên thực tế lượng máu thu gom mới đạt 20% nhu cầu tức là khoảng
62.000L/năm [13].
Công tác truyền máu và ATTM còn nhiều khó khăn, thiếu nguồn người
hiến máu, thiếu trang thiết bị, chưa phát triển được các kỹ thuật mới và hiện đại.
Phong trào hiến máu nhân đạo tuy đã có những tiến bộ đáng kể nhưng
còn chưa phát triển một cách sâu rộng, nhận thức của người dân về hiến máu
nhân đạo còn thấp.
Tỉ lệ bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu, tai biến miễn dịch còn cao.

Kiến thức về truyền máu lâm sàng của các bác sỹ còn hạn chế. Theo
nghiên cứu của tác giả Đỗ Trung Phấn, David W.Deleacy và cộng sự (2001)
tại 6 bệnh viện tuyến TW và tuyến tỉnh, tuyến huyện cho thấy:
- Phần lớn bệnh viện chưa có văn bản thành lập ban ATTM bệnh viện
hoạt động theo định kỳ và đúng chức năng. [14]
- 36% các bác sỹ chỉ định truyền máu dựa và Hb, số còn lại dựa vào
lâm sàng, hematocrit, số lượng hồng cầu. [14]
Vì vậy cần thiết phải lập kế hoạch đào tạo và thống nhất nội dung đào
tạo về truyền máu lâm sàng trong cả nước.Thành lập ban giám sát ATTM tại
các bệnh viện, báo cáo đầy đủ, thường xuyên về tình hình truyền máu, đặc
biệt là các tai biến truyền máu.
1.6.3. Tại bệnh viện Việt Đức
Là trung tâm ngoại khoa lớn nhất của miền bắc, là bệnh viện hạng đặc
biệt, có viện chấn thương chỉnh hình, có các trung tâm phẫu thuật, trung tâm
ghép tạng hàng năm thực hiện tới 38.000 ca mổ lớn và trung bình, đã sử dụng
tới trên 31.000 đơn vị máu và chế phẩm [12]. Truyền máu từng phần đã được


22

bệnh viện áp dụng từ năm 1996 với số lượng ban đầu rất ít nhưng hiện nay đã
thực hiện 100% các trường hợp truyền máu [11]. Quy mô phát triển ngày càng
mở rộng, tiến tới thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm với khu vực và
trên thế giới, thì nhu cầu về máu và chế phẩm của bệnh viện sẽ ngày càng lớn
và không ngừng tăng lên. Để góp phần đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu
về máu và chế phẩm cho bệnh viện và không ngừng nâng cao chất lượng an
toàn truyền máu, phải có những chiến lược, kế hoạch dự trù máu và chế phẩm
cụ thể, thực hiện tốt các xét nghiệm đảm bảo ATTM như định nhóm máu hệ
ABO cho bệnh nhân và đơn vị máu bằng 2 phương pháp, định nhóm máu Rh,
làm phản ứng hòa hợp ở 3 điều kiện, định nhóm máu tại giường tại các khoa

lâm sàng trước truyền máu, phổ cập các kiến thức về chỉ định truyền máu và
ATTM cho các bác sỹ lâm sàng.


23

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nằm viện điều trị tại bệnh viện Việt Đức, có chỉ định truyền
máu và/hoặc chế phẩm máu từ 6/ 2015-5/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu kết hợp với can thiệp lâm sàng, trong đó:
- Tháng 06/2015 - 09/2015: Hồi cứu
- Tháng 10/2015 - 05/2016: Tiến cứu
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và hồ sơ cấp phát máu để thu
thập thông tin:
 Mô tả tình hình sử dụng máu, chế phẩm tại bệnh viện Việt Đức 6/20155/2016 gồm:
- Đặc điểm chung của bệnh nhân: Tuổi, giới.
- Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu
+ Tình hình sử dụng chung
+ Sử dụng theo nhóm máu


24


+ Loại chế phẩm máu sử dụng, số lượng
+ Sử dụng theo khoa, đơn vị truyền máu
+ Sử dụng theo cấp cứu hay có kế hoạch
+ Sử dụng theo chẩn đoán
+ Sử dụng theo tháng, quý trong năm
+ Số đơn vị máu truyền trung bình cho một bệnh nhân, cho một lần truyền
 Nhận xét về chỉ định truyền máu, chế phẩm máu và việc thực hiện các
xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu tại bệnh viện Việt Đức 6/20155/2016
- Chỉ định truyền máu
+ Chỉ định truyền KHC, KTC, HTTĐL
+ Dấu hiệu lâm sàng của mất máu: Mạch, huyết áp, da và niêm mạc,
tình trạng chảy máu.
+ Chỉ số xét nghiệm: các chỉ số tế bào máu ngoại vi đo trên máy
Celldyn (HC, Hb, Hematocrit, TC), các chỉ số đông máu (PT, APTT,
Fibrinogen) đo trước và sau lần truyền máu đầu tiên tại bệnh viện Việt Đức.
- Thực hiện các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu
+ Trước truyền: . Định nhóm máu hệ ABO, Rh
. Phản ứng hòa hợp ở 3 điều kiện (22oC, 37oC, AHG)
. Định nhóm máu tại giường
+ Truyền máu LS: . Theo dõi tình trạng lâm sàng, phản ứng truyền máu
. Theo dõi xét nghiệm


25

Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu
Khảo sát hồi cứu và tiến cứu:
Hồ sơ bệnh án của BN được truyền máu 2015-2016
Hồ sơ cấp phát máu


Khảo sát tình hình sử dụng máu,
chế phẩm tại BV VĐ
Tình hình sử dụng chung
Sử dụng theo nhóm máu
Sử dụng theo cấp cứu-kế hoạch
Sử dụng theo chẩn đoán
Sử dụng theo khoa điều trị

Khảo sát chỉ định truyền máu:
-Chỉ định truyền KHC
- Chỉ định truyền KTC
-Chỉ định truyền HTTĐL
Việc thực hiện các XN về ATTM:
Định nhóm máu hệ ABO, Rh,
định nhóm máu tại giường…
-

Mục tiêu 1: Mô tả tình hình sử
dụng máu, chế phẩm

Mục tiêu 2: Nhận xét về chỉ định
truyền máu và việc thực hiện các
xét nghiệm đảm bảo ATTM

2.3. Xử lý số liệu
- Mô tả kết quả:
+ Các biến định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn (±SD).
+ Các biến số định tính được trình bày theo tỉ lệ %



×