Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay tại trung tâm y tế huyện mai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.52 KB, 49 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay chứa đựng nhiều mô có cấu trúc tinh vi, phức tạp như gân, cơ,
xương, khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh, bao hoạt dịch. Các cấu trúc
này được che phủ bởi da và lớp mô dưới da mỏng. Bàn tay có chức năng rất
quan trọng với hoạt động sống của con người qua các động tác: gấp, duỗi,
sấp, ngửa, đối chiếu, cầm nắm, ngoài ra bàn tay còn có chức năng sờ mó,
nhận biết.
Vết thương bàn tay là một tổn thương thường gặp. Nguyên nhân do bàn
tay là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong mọi hoạt động lao động và sinh
hoạt hàng ngày. Hàng năm tại Mỹ có trên một triệu ca cấp cứu vêt thương bàn
tay do tai nạn lao động. Ở Pháp có năm trăm nghìn ca cấp cứu vết thương bàn
tay. Bệnh viện Việt Đức vết thương bàn tay chiếm khoảng 17 % tổng số vết
thương các loại [5].
Hình thái vết thương bàn tay rất đa dạng. Những vết thương bàn tay do
tai nạn sinh hoạt thường sắc gọn, đơn giản dễ xử trí. Ngược lại vết thương bàn
tay do tai nạn lao động thường nặng nề, phức tạp. Có thể gặp tổn thương dập
nát bàn tay, cụt một đến nhiều ngón tay, mất toàn bộ da bàn tay vv... dẫn đến
các di chứng hết sức nặng nề về chức năng và thẩm mỹ. Bệnh nhân có thể bị
giảm hay mất khả năng lao động trở nên tàn phế. Vì bàn tay có chức năng rất
quan trọng như ông cha ta thường nói “giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” nên
việc điều trị vết thương bàn tay rất cần được chú ý và quan tâm đầy đủ.
Về nguyên tắc chung của việc điều trị vết thương bàn tay là giải quyết ba
vấn đề: chữa lành vết thương; phục hồi chức năng; phục hồi thẩm mỹ.
Tại bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu, nay là Trung tâm y tế huyện
Mai Châu đã điều trị viết thương bàn tay nhiều năm nay, việc cấp cứu, điều


2
trị, phục hồi chức năng cho người bệnh vết thương bàn tay hiệu quả là rất


quan trọng. Để làm rõ thêm kết quả sử lý vết thương bàn tay chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị
vết thương bàn tay tại Trung tâm Y tế huyện Mai Châu" với mục tiêu:
1. Đặc điểm thương tổn vết thương bàn tay tại Trung tâm Y tế huyện
Mai Châu.
2. Đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay tại Trung tâm Y tế huyện
Mai Châu.


3
Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu ứng dụng bàn tay
Bàn tay chứa đựng nhiều mô có cấu trúc tinh vi, phức tạp như gân, cơ,
xương, khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh, bao hoạt dịch. Các mô quan
trọng này chỉ được che phủ bởi da và mô dưới da mỏng.
1.1.1.

Các xương bàn tay.

Với 27 xương và hệ thống dây chằng bao khớp đảm bảo cho mọi hoạt
động tinh vi phức tạp của bàn tay và được chia thành 3 nhóm [8],[11]:
- 8 xương cổ tay
- 5 xương bàn tay
- 14 xương ngón tay hay đốt ngón tay.

Hình1.1 Xương bàn tay [12]



4
1.1.2. Vùng gan bàn tay
1.1.2.1. Da tổ chức dưới da
Da ở gan tay dày, chắc, không có lông, gần như dính liền với mạc gan
tay trừ ở vùng mô cái.
Da gan tay ít đàn hồi, bám chặt vào những cấu trúc ở bên dưới để trong
quá trình cầm nắm, các ngón tay sẽ không bị trượt hoặc di động quá mức.
1.1.2.2. Gân, cơ vùng gan tay
Bao gồm hai hệ thống là hệ thống gân cơ dài ngoại vùng (từ cẳng tay)
và hệ thống cơ ngắn nội vùng (tại bàn tay) bao gồm hàng chục cơ khác nhau.
Ở vùng gan tay, các gân gấp ngón dài nằm trong ô giữa, ở sau lớp mạch thần kinh [8].

Hình 1.2 Các ô gan tay [12]


5
1.1.3. Vùng mu bàn tay
1.1.3.1. Da tổ chức dưới da
Da mặt mu bàn ngón tay mỏng, mềm, di động, đàn hồi tốt, có lông, cấu
lên thành lớp dễ dàng. Tính chất chun giãn của vùng mu bàn tay cho phép tạo
ra các vạt có cuống che phủ tổn khuyết mặt gan ngón tay.
Dưới tổ chức dưới da là các gân duỗi ngón tay với đặc điểm khác biệt
là bao gân duỗi rất mỏng nhưng có nhiều mạch máu bao quanh, nhờ đó ta có
thể ghép da trực tiếp lên trên, rất ít khả năng gây dính gân [2].

Hình 1.3 Phẫu tích nông mặt mu tay [12]
1.1.3.2. Gân duỗi
Gân duỗi dưới mạc chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm ngoài chạy vào ngón cái
+ Nhóm trong chạy vào ngón út

+ Nhóm giữa chạy vào các ngón khác


6
1.1.4. Vùng ngón tay
1.1.4.1. Da tổ chức dưới da
Da mặt gan ngón tay dày, tổ chức mỡ dưới da đặc biệt ở đầu búp ngón tay
là các cụm mỡ chắc được phân lập thành từng ô nhỏ do các vách xơ sợi đi từ lớp
da của đầu búp ngón đến tận màng xương, do đó khi viêm nhiễm thường biến
chứng gây viêm gân xương.

Hình 1.4 Cấu trúc giải phẫu của ngón tay [12]
1.1.4.2. Gân vùng ngón tay
Hai gân gấp ngón nông và sâu nằm trong bao hoạt dịch chui qua ống gân
trật hẹp tạo bởi các dây chằng tạo nên dễ dính gân sau khâu nối [1],[15],[17].

Hình 1.5 Gân gấp ngón tay, dây chằng, bao hoạt dịch vùng ngón tay [12]
1.1.5. Mạch máu bàn tay


7
1.1.5.1. Động mạch
Mỗi ngón tay được cung cấp máu chính qua 2 ĐM gan ngón tay nối với
nhau bằng các vòng nối quanh các khớp gian đốt và khớp bàn ngón, do đó chỉ
cần 1 ĐM hoạt động tốt là đủ nuôi sống ngón tay [5],[8],[11].
1.1.5.2. Tĩnh mạch
Tĩnh mạch bàn tay được chia thành 2 nhóm: tĩnh mạch sâu đi kèm
cung ĐM cùng tên và tĩnh mạch nông dưới da.
1.1.6. Thần kinh bàn tay
Vận động và cảm giác ở bàn ngón tay là do ba dây thần kinh giữa,

quay, trụ chi phối [8],[11].
1.1.6.1. Thần kinh quay
Nhánh nông TK quay là nhánh cảm giác đơn thuần đi từ cẳng tay
xuống mu bàn tay.
1.1.6.2. Thần kinh trụ
- Vận động cơ mô út, bó sâu cơ gấp ngắn ngón cái, cơ ghép ngón cái,
cơ gan tay ngắn, các cơ gian cốt, cơ giun 1,2.
- Cảm giác cho nửa trong măt gan và mu tay, mặt gan và mu 1 ngón
rưỡi ở phía trong kể từ ngón út.


8

Hình 1.6. ĐM và TK bàn tay [12]
1.2. Phân loại vết thương bàn tay
1.2.1 Phân loại theo vị trí và mức độ phức tạp của thương tổn
Theo tác giả Chammas, VTBT được chia thành 4 nhóm:
- Các vết thương đứt rời;
- Vết thương mặt gan bàn - ngón tay;
- Vết thương mặt mu bàn - ngón tay;
- Vết thương bàn tay phối hợp và phức tạp.
1.2.1.1. Vết thương đứt rời
Đứt rời được chia ra làm 2 loại là đứt rời hoàn toàn và đứt rời gần hoàn toàn.
- Đứt rời hoàn toàn: Là tổn thương mà đầu xa của chi thể đứt rời không
còn dính vào đầu gần bởi bất cứ cấu trúc nào.


9
- Đứt rời gần hoàn toàn: Là tổn thương mà đầu xa còn dính vào đầu gần
nhưng có đặc điểm là các cấu trúc quan trọng như mạch máu bị cắt đứt hoàn

toàn và phần xa không được tuần hoàn nuôi dưỡng
1.2.1.2. Vết thương mặt gan bàn - ngón tay
Ở trên ống cổ tay:
- Thần kinh giữa và trụ
- Động mạch quay và trụ
- Gân gấp cổ tay: gấp cổ tay quay, gan tay dài, gấp cổ tay trụ
- Gân gấp ngón tay: gấp dài ngón cái, 4 gân gấp nông, 4 gân gấp sâu
các ngón.
Ở trong ống cổ tay:
- Thần kinh giữa
- Gân gấp các ngón tay: gấp dài ngón cái, 4 gân gấp nông, 4 gân gấp
sâu các ngón.
Ở dưới ống cổ tay:
- Nhánh của thần kinh giữa và trụ
- Nhánh của ĐM quay và trụ
- Gân gấp các ngón tay: gấp dài ngón cái, 4 gân gấp nông, 4 gân gấp
sâu các ngón.
1.2.1.3. Vết thương mặt mu bàn - ngón tay
- Đứt các gân duỗi
- Vết thương khớp
- Đứt nhánh mu tay của thần kinh quay hoặc trụ.
1.2.1.4. Vết thương bàn tay phức tạp
Vết thương bàn tay được coi là phức tạp khi có sự phối hợp của hai
hoặc nhiều tổn thương nặng của da hoặc xương, gân hoặc thần kinh-mạch
máu, đe dọa đến tiên lượng “sống” hoặc chức năng của bàn tay.


10
1.2.2. Phân loại theo yếu tố tổ chức của bàn tay bị tổn thương
1.2.2.1. Tổn thương khuyết phần mềm (PM)

Vị trí khuyết PM
+ Khuyết PM búp ngón (đốt 3)
+ Khuyết PM đốt 2
+ Khuyết PM đốt 1
+ Khuyết phần mềm bàn tay
Mức độ khuyết phần mềm [6]
+Khuyết một đốt : búp ngón, gan một đốt ,mu một đốt ,cả gan và mu
một đốt.
+Khuyết hai đốt: gan 2 đốt, mu 2 đốt, cả gan và mu 2 đốt.
+Khuyết toàn bộ mặt gan ngón tay( khuyết gan 3 đốt).
+Khuyết toàn bộ mặt mu ngón tay( khuyết mu 3 đốt).
+ Khuyết phần mềm toàn bộ ngón tay(khuyết chu vi ngón tay).
+ Khuyết phần mềm một ngón tay hay nhiều ngón tay.
1.2.2.2. Tổn thương gân
- Gân gấp
Gân gấp được chia thành 5 vùng [1],[11],[14],[15],[24]
- Vùng 1:
Được tính từ đầu tận cùng gân gấp sâu cho tới chỗ bám của gân gấp
chung nông, đối chiếu từ nền đốt 3 đến nền đốt 2 của ngón tay.
- Vùng 2:
Còn gọi là vùng "No man's land" của Bunnell và Boyes, tính từ nền đốt
2 đến khớp bàn ngón. Nơi đây cả hai gân gấp đến nằm trong 1 đường hầm là
bao hoạt dịch và các loại ròng rọc, vì thế rất dễ dính gân về sau.


11
- Vùng 3:
Nằm gọn trong lòng bàn tay, được tính từ bờ dưới của ống cổ tay cho
tới chỗ các gân gấp chui vào ống ngón tay.
- Vùng 4:

Là vùng ống cổ tay, tất cả các gân và thần kinh giữa đều chui qua ống
cổ tay để vào bàn tay.
- Vùng 5:
Tính từ chỗ tiếp giáp giữa gân cơ cho tới bờ trên của dây chằng
vòng cổ tay.

Hình 1.7 Phân vùng gân gấp [11]
- Gân duỗi
Gân duỗi được chia làm 7 vùng ở các ngón dài và 5 vùng ở ngón cái
[1],[3], [24],[22].
- Định khu cho các ngón dài (7 vùng) :
+ Vùng 1 : Tính từ đầu tận cùng gân duỗi đến cổ đốt 2 ngón tay, đây là
nơi bám tận của gân duỗi.
+ Vùng 2 : Tính từ cổ đốt 2 đến nền đốt 2 ngón tay.
+ Vùng 3 : Tính từ nền đốt 2 đến cổ đốt 1 ngón tay.


12
+ Vùng 4 : Tính từ cổ đốt 1 đến nền đốt 1 ngón tay.
+ Vùng 5 : Tính từ nền đốt 1 ngón tay đến cổ xương bàn tay.
+ Vùng 6 : Tính từ cổ xương bàn tay đến bờ xa dây chằng vòng cổ tay.
+ Vùng 7 : Là vùng cổ tay, các gân duỗi nằm trong các ống xương sợi
được bao phủ bằng dây chằng vòng cổ tay có tác dụng ngăn không cho
gân duỗi trật khi co cơ.
- Định khu cho ngón cái (5 vùng) :
+ Vùng 1 : Đi từ đầu tận cùng gân duỗi đến cổ đốt 1 ngón cái.
+ Vùng 2 : Tính từ cổ đốt 1 đến nền đốt 1 ngón cái.
+ Vùng 3 : Tính từ nền đốt 1 đến cổ xương bàn ngón 1.
+ Vùng 4 : Tính từ cổ xương bàn ngón 1 đến bờ xa dây chằng vòng cổ tay.
+ Vùng 5 : Vùng dây chằng vòng cổ tay .


Hình 1.8 Phân vùng gân duỗi [11]


13
1.2.2.3 Tổn thương xương
Trong vết thương bàn tay, gãy xương hở có thể gặp xương ngón tay,
xương bàn, xương cổ tay. Gãy xương có thể 1 xương hay nhiều xương.
Vị trí gãy có thể là ở đầu xương, thân xương hoặc nền xương.
Đường gãy có thể là gãy ngang, gãy chéo vát, gãy xoắn vặn hoặc gãy
có nhiều mảnh rời.
1.3. Xử trí vết thương bàn tay
1.3.1. Nguyên tắc điều trị vết thương bàn tay
- Tái lập tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch
- Đảm bảo vững chắc hệ thống xương
- Nối lại gân và thần kinh
- Che phủ khuyết da bằng ghép da dầy, các vạt tại chỗ hay vạt lân cận hoặc
dùng các vạt tự do.
1.3.2. Cắt lọc vết thương
1.3.2.1. Nguyên tắc cắt lọc vết thương
Chỉ có thể cắt lọc và khâu kín vết thương nếu vết thương đến sớm trước
6 - 12 giờ và chưa bị nhiễm khuẩn. Đối với các vết thương gọn sạch và trước
đó được dùng kháng sinh liều cao dự phòng nhiễm khuẩn thì thời gian này có
thể kéo dài tới 18 hoặc 24 giờ.
Đối với các vết thương bầm dập hoặc nhiễm khuẩn và đến muộn thì
không được phép khâu kín da kỳ đầu mà chỉ nên cắt lọc và để ngỏ vết thương.
Đối với các vết thương đến muộn đã hình thành ổ viêm mủ tại chỗ thì
cần tiến hành rạch rộng dẫn lưu mủ và để hở vết thương.
- Đối với các vết thương đến muộn đã gây hoại tử các đốt ngón tay,
ngón tay hoặc bàn tay do thiểu dưỡng thì cần phải tháo bỏ sớm.



14
1.3.2.2. Kỹ thuật cắt lọc
- Cắt lọc da
Cắt lọc nhẹ nhàng, tránh dập nát, hết sức bảo vệ tổ chức lành để tránh
phù nề, xơ hóa.
Đường gạch da theo nguyên tắc:
+ Ở ngón tay: tránh các đường rạch dọc dài ở mặt trước ngón, nhất là
đường cắt ngang các nếp liên đốt.
+ Ở bàn tay: tránh đường rạch dọc dài ở gan tay, tránh đường cắt ngang
các nếp gấp gan tay.
+ Vết rạch không quá rộng, muốn mở rộng thì kéo dài hai đầu, không cắt
ngang ở giữa theo hình chữ T, ở ngón tay nên đưa các đường rạch sang 2 bên.
+ Tránh gây sẹo ở các vùng dùng làm điểm tỳ hay cầm nắm.

Hình 1.9. Nguyên tắc rạch da trích theo [11]
- Cắt lọc cơ: rạch mở rộng cơ theo đường rạch da


15
1.3.3. Kết hợp xương
Với các vết thương đến sớm tiến hành cố định ổ gãy bằng ghim đinh
Kirschner nội tuỷ hoặc xuyên chéo kết hợp với buộc vòng chỉ thép, hoặc bằng
nẹp vít
Vết thương gãy xương đến muộn đang có nguy cơ nhiễm trùng ổ gãy
thì cần dùng kháng sinh liều cao kết hợp với mở rộng và dẫn lưu ổ viêm, cố
định ổ gãy xương bằng khung cố định ngoài.
1.3.4. Xử trí vết thương khớp
Khi xử trí các vết thương này, cần chú ý cắt lọc hết tổ chức dập nát, lấy

bỏ hết các dị vật trong khớp và rửa sạch khớp bằng oxi già và thanh huyết
mặn 0,9%,[1],[14].
1.3.5. Nối gân
- Nối gân gấp: Có rất nhiều cách khâu nối gân, thông thường hay sử
dụng phương pháp nối gân của Kessler, Kessler cải tiến hay Kessler Tajima.
Chỉ thường dùng là Prolene từ 3/0- 4/0 có thể tăng cường thêm bằng mũi khâu
vắt chỉ 5/0.
- Nối gân duỗi: Về phía trên khớp bàn ngón nên nối gân bằng phương
pháp kessler cải tiến với chỉ Prolene từ 3/0 – 4/0 có thể tăng cường thêm bằng
mũi khâu vắt chỉ 5/0. Nối gân bằng mũi chữ chữ U hay khâu vắt với chỉ
prolene 4/0 – 5/0 cho các tổn thương gân duỗi ở phía dưới khớp bàn ngón [3],
[22].

Hình 1.10. Một số kỹ thuật khâu nối gân [14], [22]
A: Bunnell; B: Kessler kinh điển; C, D: Kessler cải tiến


16
1.3.6. Xử trí tổn thương mạch máu
Đầu búp ngón tay vẫn hồng hào, hồi lưu mao mạch rõ và có máu đỏ
tưới chảy ra khi dùng kim tiêm châm thử qua da thì cho phép khẳng định rằng
ngón tay vẫn đang được nuôi dưỡng tốt. Việc can thiệp khâu nối các mạch
máu nhỏ của ngón bị đứt không phải là một yêu cầu bắt buộc.
Vết thương ở vùng cổ tay có đứt động mạch quay hoặc động mạch trụ
với hồi lưu mao mạch ở các đầu các ngón tay vẫn tốt thì có thể thắt hoặc nối
lại các động mạch.
Khi đứt cả động mạch quay và động mạch trụ đồng thời thì cho dù hồi lưu
mao mạch ở đầu các ngón tay vẫn còn thì chỉ định khâu nối mạch máu để phục
hồi lại lưu thông của động mạch quay và động mạch trụ là bắt buộc [5],[13].
1.3.7. Các phương pháp che phủ khuyết da bàn tay

1.3.7.1. Mất da và phần mềm ở đầu búp ngón tay
Từ đơn giản đến phức tạp, những phương pháp sau đây có thể được sử
dụng trong điều trị lâm sàng:
+ Ghép lại mảnh phần mềm bị đứt rời: Sau khi cắt lọc vết thương,
mảnh phần mềm không có xương kèm theo được khâu trở lại vị trí cũ giống
như ghép một mảnh ghép phức hợp [6],[18].
+Ghép da dày che phủ mất da đầu mút ngón tay: Lấy một mảnh da dày
(từ nếp gấp ở cổ tay, vùng bẹn hoặc từ phần da bị lột ra...) để ghép vào khuyết
da ở đầu mút ngón tay [6],[18].
+Các vạt chuyển, trượt tại chỗ [6],[19]
-Dịch chuyển vạt tại chỗ để tạo hình kiểu V-Y một bên (vạt Atasoy):
Chỉ định khi mất da và phần mềm chéo vát một bên ở phía bờ quay hoặc bờ
trụ. Để thực hiện kỹ thuật này, cần cắt ngắn bớt đầu xương đốt 3 và một phần
móng tay để vạt có thể trùm lên toàn bộ đầu mút ngón tay.


17

Hình 1.11. Vạt Atasoy [18]
- Tạo hình kiểu V-Y hai bên (Vạt Kutler): Chỉ định cho cắt cụt ngang
qua đầu mút ngón tay. Phương pháp này hiện ít được sử dụng vì kỹ thuật khó
khăn và tạo nên nhiều đường sẹo ở đầu ngón tay.

Hình 1.12. Vạt Kutler [18]
- Vạt Venkataswami (Vạt da tam giác chéo ngón): Vạt da hình tam giác
ở mặt gan ngón tay, đáy là mặt khuyết, hai cạnh bên một cạnh dài hơn cạnh
kia, cạnh thẳng đứng dọc theo đường giữa bên của ngón tay. Vạt được
chuyển, trượt lên đầu búp ngón che phủ khuyết, áp dụng trong các trường hợp
khuyết phần mềm chéo búp ngón tay.



18

Hình 1.13. Vạt Venkataswami [18]
+Vạt đảo da có cuống ĐM ngón tay lấy từ cạnh bên ngón tay [18].

Hình 1.14. Vạt đảo da búp ngón cuống ĐM ngón tay[18]
+ Vạt diều bay [18] thiết kế ở mu đốt 1 ngón II và khớp bàn ngón II với
sự cấp máu của ĐM liên cốt mu xương bàn thứ nhất tách ra ở động mạch
quay ở hố lào. Áp dụng che phủ khuyết ngón cái


19

Hỡnh 1.15. Vt diu bay[18]
1.3.7.2. Mt da v phn mm t 1,2 ngún tay
+ Vạt da xoay đợc lấy từ lng đốt 1: với điểm xoay là gốc
kẽ liên ngón. Có thể xoay 3600: che phủ tổn thơng mất da ở lng đốt 1 ngón kế cận, mặt lòng đốt 1 cùng ngón - ngón kế,
mặt lng và gan bàn tay [6].
+ Vt chộo mu ngún tay l vt da ngu nhiờn ly t vựng cnh bờn mu
ngún tay, vt c chuyn lờn mt gan bỳp ngún che ph tn khuyt.
+ Vt o da cú cung M ngún tay ly t cnh bờn ngún tay [18]

Hỡnh 1.16. Vt cung M ngún tay [18]


20
+ Cỏc vạt liên cốt bàn, mu kẽ ngón là các đảo da có cuống
đầu xa [18]
1.3.7.3. Mt da v phn mm vựng gan tay v mu tay

+ Ghộp da dy [18]
+ Vt ti ch ngu nhiờn [18]: Vt trt (vt 2 cung), vt qu trỏm...

Hỡnh 1.17 Vt 2 cung [18]

Hỡnh 1.18 Vt qu trỏm [18]


21
+ Các vạt da mỡ từ xa lấy ở vùng bụng,thành ngực, cánh tay,cẳng tay,
mặt ngoài đùi...


22
1.4. Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ
Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ là rất quan trọng có tác dụng
kích thích hệ tuần hoàn ở vùng bàn tay và tăng cường dẫn lưu máu về tĩnh
mạch, qua đó có tác dụng chống phù nề, giúp cho quá trình liền sẹo vết
thương được thuận lợi.
Nguyên tắc là tập luyện sớm sau mổ, chương trình luyện tập phù hợp
với thương tổn. Mục đích của luyện tập nhằm phục hồi tối đa lại chức năng
bàn tay, đưa người bệnh sớm trở lại hoạt động sống.


23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm tất cả các BN chẩn đoán vết thương bàn tay được phẫu thuật tại

Trung tâm Y tế huyện Mai Châu từ tháng 9/2004 đến tháng 9/2018.
Tất cả đều có đầy đủ hồ sơ, bệnh án với các tiêu chuẩn đầy đủ:
- Thủ tục hành chính.
- Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
- Cách thức phẫu thuật.
- Tình trạng sau mổ, tình trạng ra viện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu được
chia thành 2 nhóm:
- Nhóm hồi cứu: Các bệnh nhân từ tháng 9/2004 đến tháng 3/2018
+ Nghiên cứu hồ sơ
+ Phân loại thương tổn theo dữ liệu có trong bệnh án
+ Mời bệnh nhân tái khám để đánh giá kết quả điều trị.
- Nhóm tiến cứu: Các bệnh nhân từ tháng 4/2018 đến tháng 9/2018
Thăm khám bệnh nhân, chẩn đoán, phương pháp điều trị, phát hiện xử
trí các biến chứng, kiểm tra kết quả điều trị sau phẫu thuật và tái khám.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi
- Giới
- Nghề nghiệp
- Nguyên nhân gây tổn thương


24
2.3.2. Tiêu chí nghiên cứu vết thương
2.3.2.1. Lâm sàng
- Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật
- Hình thái và tính chất tổn thương:
+ Vị trí: tay tổn thương, mặt tổn thương

+ Mức độ tổn thương
+ Tình trạng nền tổn khuyết (nhiễm khuẩn; lộ gân, xương, khớp)
+ Tổn thương gân gấp, gân duỗi, xương bàn - ngón tay, mạch máu thần kinh ...
- Phân loại VTBT chúng tôi chia làm 4 nhóm (dựa theo cách phân loại
của Büchler và Hasting [20] có tham khảo Chammas):
+ VT rách da đơn thuần
+ VT đơn giản (đứt gân, vết thương khớp, gãy xương hở độ I, khuyết
phần mềm đơn giản)
+ VT phức tạp
+ VT đứt dời
2.3.2.2. Cận lâm sàng
- XQ bàn tay
- Các xét nghiệm cơ bản
2.3.3. Phương pháp điều trị
Tùy theo loại tổn thương mà có xử trí phù hợp:
- Nối gân: gấp, duỗi
- Kết hợp xương
- Sử dụng các phương pháp tạo hình che phủ khuyết da
2.3.3. Diễn biến quá trình điều trị
- Diễn biến sau mổ
- Biến chứng


25
2.3.4. Kết quả điều trị
- Liền vết thương
- Chức năng bàn tay
- Thẩm mỹ
2.4. Đánh giá kết quả
Vết thương bàn tay là lĩnh vực nghiên cứu rộng, đề tài nghiên cứu của

chúng tôi có tính chất tổng hợp nên chúng tôi chỉ đánh giá kết quả điều trị trên
ba tiêu chuẩn:
- Liền vết thương
- Thẩm mỹ
- Kết quả điều trị tổng hợp
Các đánh giá riêng rẽ từng loại tổn thương sẽ không áp dụng cho
nghiên cứu này.
2.4.1. Liền vết thương
Kết quả liền vết thương được chia làm ba mức độ:
- Liền vết thương kỳ đầu
- Liền vết thương kỳ hai
- Liền vết thương do can thiệp bổ xung
- Liền vết thương kỳ đầu
Khi vết thương gọn sạch, được xử trí sớm và đúng nguyên tắc, đúng kỹ
thuật, được khâu kín kỳ đầu, hai bờ miệng vết thương áp sát vào nhau, không
bị viêm nhiễm, không có hoại tử tổ chức.
Quá trình mô hoá ở lớp biểu bì hoàn thành trong 6 đến 8 ngày, như vậy
vết thương liền ngay ở kỳ đầu. Mức độ liền chắc của 2 mép và vết thương
cũng đạt kết quả cao ở ngày thứ 5, thứ 7.


×