Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thuyet minh viec lap ho so hoan thanh cong trinh ngay 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.33 KB, 7 trang )

DANH MỤC HỒ SƠ HOÁN THÀNH CÔNG TRÌNH
-----------------------------------------------------------------------

I. MỤC ĐÍCH
1. Giúp cho các Chủ đầu tư, Phòng, Ban nắm được trình tự quản lý dự án, giám sát thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Hồ sơ được cập nhật liên tục căn cứ thanh toán theo đợt, giai đoạn và khi hoàn thành công trình;
3. Phục vụ công tác bảo trì;
4. Phục vụ cho các đoàn thanh tra về xây dựng, môi trường;
5. Phục vụ cho các đợt kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng của nhà nước trước khi chủ đầu tư nghiệm thu giai đoạn và hoàn
thành công trình để đưa vào sử dụng.
II.YÊU CẦU
1. Các bộ phận có trách nhiệm giải quyết phải chủ động thực hiện. Kết quả thực hiện chính là các chứng từ mà trong danh mục đã nêu.
Trong thực tế, công trình chạy theo tiến độ nên chưa đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật xây dựng như: chưa có GPXD, thiết kế BVTC
chưa được phê duyệt, hợp đồng xây dựng chưa được ký… nhưng các bộ phận phải khẩn trương hoàn thành.
2. Các Ban QLDA và các Nhà thầu phải bố trí người để lập hồ sơ ngay từ khi mở móng;
3. Hồ sơ phải trung thực, không tẩy xóa
4. Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng
quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 26/2016/TT-BXD thì bản vẽ hoàn công chỉ lập đối bộ phận công trình, hạng mục công trình và
công trình xây dựng hoàn thành. Tuy nhiên các bộ phận bị che khuất của công trình phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định
kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Điều đó có nghĩa là khi nghiệm thu công việc là không có bản vẽ hoàn công trừ các
công việc bị công việc sau che khuất như: cốt thép, móng , các lớp đường , hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, báo cháy nổ, chữa cháy …
III.CƠ SỞ BIÊN SOẠN
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
2. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng


2

3. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
3. Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì


công trình xây dựng
4. Chỉ dẫn kỹ thuật của từng công trình;
5. Tiêu chuẩn thi công nghiệm thu các công việc xây dựng tương ứng.
IV. NỘI DUNG, CÁCH LẬP VÀ QUY CÁCH HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
1. Nội dung
Hồ sơ nghiệm thu được lập theo danh mục hồ sơ nghiệm thu quy định tại Phụ lục số III Thông tư số 26/2015/TT-BXD được quy định cụ
thể cho từng giai đoạn hoàn thành gồm 6 file:
- Phụ lục 1: Hồ sơ chuẩn bị đầu tư-Khảo sát-Thiết kế-Hợp đồng xây dựng-Điều kiện năng lực của các nhà thầu-Điều kiện khởi công
- Phụ lục 2- Hồ sơ thi công nghiệm thu giai đoạn san nền, gia cố nền
- Phụ lục 3- Hồ sơ thi công nghiệm thu giai đoạn cọc
- Phụ lục 4- Hồ sơ thi công nghiệm thu giai đoạn đài cọc, dầm giằng móng và kết cấu ngầm
- Phụ lục 5- Hồ sơ thi công nghiệm thu giai đoạn kết cấu thân
- Phụ lục 6- Hồ sơ thi công nghiệm thu giai đoạn cơ điện, hoàn thiện
2. Cách lập và sử dụng
a) Hồ sơ được lập cho từng công trình của gói thầu ( nhà A, nhà B...):
b) Hồ sơ chuẩn bị đầu tư-Khảo sát-Thiết kế-Hợp đồng xây dựng-Điều kiện năng lực của các nhà thầu-Điều kiện khởi công được soạn theo
trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng
c) Hồ sơ thi công, nghiệm thu được soạn theo trình tự thi công, giám sát và nghiệm thu. Thực chất đây không phải là danh mục các hồ sơ
mà là trình tự các bước thi công, giám sát và nghiệm thu. Kết quả của các công việc này là các tài liệu được ghi lại.
d) Hằng ngày, Ban quản lý dự án và Nhà thầu giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm:
- Thu thập tài liệu theo danh mục hồ sơ để vào cặp file có bì ngăn file có đánh số phù hợp với danh mục để dễ truy cập.


3

- Điền số, tên, nội dung của tài liệu vào danh mục ( bản chất là mục lục các cặp tài liệu).
Việc lập hồ sơ phải được thực hiện nghiêm túc, không nhập xong hồ sơ thì không được rời khỏi về công trường.
đ) Khi có đoàn kiểm tra thì cung cấp danh mục (list) và trình tài liệu cần thiết khi có yêu cầu.
3. Quy cách hồ sơ
a) Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin

liên quan tới nội dung hồ sơ lưu trữ trong hộp ( nếu hằng ngày mà scan được ngay là tốt nhất).
b) Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin
phù hợp.
IV. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ TÀI LIỆU CỦA HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
1. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình theo quy định tại Điều 12
Thông tư số 26/2016/TT-BXD
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình,
công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư 26/2016/TT-BXD . Các nhà thầu tham gia hoạt
động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản
chính hoặc bản sao hợp pháp.
b) Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5
năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
c) Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao
cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lữu trữ hồ sơ này
trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
d) Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn
thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
đ) Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Về quy định về bản gốc, bản chính và bản sao:


4

a) Theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định
09/2010/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP thì:
“Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có
thẩm quyền;
“Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành.
“Bản sao y bản chính” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính
phải được thực hiện từ bản chính.

b) Chủ đầu tư/ nhà thầu giám sát thi công xây dựng cần tập hợp đầy đủ chứng từ gốc ( chữ ký tươi xanh, dấu dỏ) và các bản chính ( chữ ký
phô tô, dấu đỏ) và các bản sao ( chữ ký, dấu đen có dấu chứng nhận copy của cơ quan phát hành văn bản hoặc của công chứng).
- Chứng chỉ chất lượng xuất xưởng (CQ), Chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn nếu không có bản gốc, bản chính thì ít nhất phải là bản sao có
công chứng
- Phiếu kết quả thí nghiệm phải là bản gốc và các bản chính.
- Biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn ( nếu có) phải là bản gốc và các bản chính.
3. Các bản vẽ hoàn công (BVHC) phải được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư số 26/2016/TT-BXD
Để chặt chẽ về pháp luật bản vẽ hoàn công được lập như sau:
a) BVHC được lập trên cơ sở của THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG được chủ đầu tư phê duyệt
b) Trường hợp thi công đúng thiết kế hoặc không vượt quá sai số cho phép so với kích thước thiết kế: photocop bản vẽ thiết kế cuối cùng ;
bổ sung các bản vẽ có điều chỉnh được Chủ đầu tư chấp thuận.
c) Trường hợp thi công không đúng thiết kế hoặc vượt quá sai số cho phép so với kích thước , thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê
duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích
thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này.
d) Trường hợp thay đổi, bổ sung chi tiết thì thể hiện các chi tiết này vào ngay bản vẽ thiết kế cuối cùng ( nếu còn khoảng trống trên bản vẽ) hoặc
thể hiện sang bản vẽ khác.


5

đ) Đối với nhà thầu liên danh thì việc đánh giá năng lực về tài chính và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của liên danh căn cứ theo
phần công việc từng thành viên đảm nhận trong liên danh; còn đối với năng lực về kỹ thuật thì xác định bằng tổng năng lực các nhà thầu liên
danh (không căn cứ theo tỷ lệ công việc phân chia trong liên danh).
Liên danh nhà thầu phải cử cá nhân đáp ứng điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường theo quy định, các thành viên liên danh cử
cá nhân là chỉ huy trưởng phần công việc của thành viên liên danh.
/>Vì lý do nêu trên, từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền
cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
Trường hợp liên danh nhà thầu thi công thì tên nhà thầu là nhà thầu liên danh nhưng ô chữ Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi
công xây dựng phải do chính Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thành viên thi công thực hiện ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu
pháp nhân của mình.

3. Đối với nhà thầu liên danh thì việc đánh giá năng lực về tài chính và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của liên danh căn cứ theo
phần công việc từng thành viên đảm nhận trong liên danh; còn đối với năng lực về kỹ thuật thì xác định bằng tổng năng lực các nhà thầu liên
danh (không căn cứ theo tỷ lệ công việc phân chia trong liên danh).
Liên danh nhà thầu phải cử cá nhân đáp ứng điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường theo quy định, các thành viên liên danh cử
cá nhân là chỉ huy trưởng phần công việc của thành viên liên danh.
/>e) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công với thông tin
tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư số 26/2016/TT-BXD.


6

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công khi không thực hiện tổng thầu

(Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.)
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày….. tháng….. năm…..
Người lập

Chỉ huy trưởng công trình

Tư vấn Giám sát trưởng

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ
ký)

(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký )


Mẫu dấu bản vẽ hoàn công khi áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng.
(Kích thước dấu tùy thuộc vào kích cỡ chữ.)

TÊN TỔNG THẦU THI CÔNG XÂT DỰNG ……………
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày….. tháng….. năm…..
Người lập
(Ghi rõ họ tên,
chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng của nhà
thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng của tổng thầu

Tư vấn giám sát trưởng

(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký )


7

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công khi áp dụng hình thức hợp đồng liên danh thầu thi công xây dựng
( Kích thước dấu tùy thuộc vào kích cỡ chữ.)

LIÊN DANH NHÀ THẦU A-B-C
BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày….. tháng….. năm…..
Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ
ký)

Chỉ huy trưởng nhà thầu
thành viên A/B/C
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký )



×