Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG “LƯỜI HỎI VÀ PHÁT BIỂU” CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.81 KB, 60 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO BÀI 70%

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRONG KINH DOANH
(Tên đề tài)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG “LƯỜI HỎI VÀ
PHÁT BIỂU” CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TÔN ĐỨC THẮNG
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lê Ngọc Ny

71505043

Quan Hiền Quyên

71505029

Dương Thị Thủy Tiên

71505001

Lê Trần Phương Uyên

71505050


TP HCM, THÁNG 05 NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ CƯƠNG (70%)
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

Chủ đề báo cáo:.................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Nhóm thực hiện: ………………………. Lớp: thứ…………ca học:…………….
GVHD:......................................................................................................................
Đánh giá:
ST
T

1
2

TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM

THA
NG
ĐIỂ
M

Nộp đủ các file Word, Power Point, SPSS, Output
SPSS
Trình bày nghiên cứu
Cấu trúc bài nghiên cứu đạt yêu cầu

Format bài nghiên cứu đạt yêu cầu (canh đều, font chữ, dàn
trang)
Tài liệu tham khảo đạt yêu cầu

3

0.2
0.3
0.5
0.5
0.2
0.5
0.3
0.5
0.5
0.5

Xử lý & Phân tích dữ liệu đạt yêu cầu
Kỹ thuật phân tích thông tin phù hợp
Kỹ thuật phân tích được thực hiện đúng đắn
Kết quả phân tích được trình bày rõ ràng

7

0.5

Bảng Câu Hỏi đạt yêu cầu
Thang đo có nguồn gốc và giải thích rõ
Trình bày bảng câu hỏi đúng format


6

1.0

Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu định tính đạt yêu cầu
Thiết kế nghiên cứu định lượng đạt yêu cầu
Số lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu đạt yêu cầu
Xác định dữ liệu nghiên cứu đạt yêu cầu

5

GHI
CHÚ

Vấn đề nghiên cứu
Cách đặt vấn đề và chọn hướng nghiên cứu phù hợp, mới, mang
tính sáng tạo
Mục tiêu nghiên cứu đạt yêu cầu

4

CH
ẤM
ĐIỂ
M

0.5
1.0
0.5


Kỹ năng thuyết trình (Phần này do giảng viên phụ trách lớp chấm)
Báo cáo trình bày rõ ràng, nhóm thể hiện được khả năng biết
thực hiện nghiên cứu và trình bày

2

1.5


File Power Point thể hiện được nội dung nghiên cứu
Kết luận được trình bày rõ ràng, thông tin xác nhận kết luận
Hạn chế của nghiên cứu được phát biểu rõ ràng
Phối hợp các thành viên trong nhóm (phân công nhiệm vụ)
Công tác chuẩn bị
Đảm bảo thời gian (đúng tiến độ)
TỔNG CỘNG

3

0.5
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
10


LỜI CẢM TẠ

Trong lời đầu tiên của bài báo cáo Nghiên cứu thực trạng “lười hỏi và phát biểu” của
sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhóm chúng em muốn gửi những lời cảm ơn và
biết ơn chân thành nhất tới cô Phạm Phương Loan, người đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng em về
kiến thức cũng như tinh thần trong quá trình thực hiện bài báo cáo này. Trong suốt quá trình
học môn “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh”, cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em
qua từng buổi học cũng như những buổi thảo luận về các vấn đề nghiên cứu khoa học để
nhóm có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã nhận được sự
giúp đỡ và cung cấp rất nhiều thông tin từ phía các bạn sinh viên đến từ các khoa nói riêng
và trường Đại học Tôn Đức Thắng nói chung.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Bên cạnh đó,
do mới làm quen với công tác nghiên cứu khảo sát, tiếp cận với thực tế cũng như hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót không đáng có hoặc các
lỗi nhỏ làm ảnh hưởng đến tổng thể. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy cô để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, nhóm em xin chúc quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh và cô Phạm Phương
Loan nhiều sức khỏe và luôn thành công trên con đường giảng dạy.
Trân trọng cảm ơn!

4


TÓM TẮT
Giáo dục một trong những quốc sách hàng đầu để làm thay đổi, cải tiến đất nước.
Mặc dù trong thời đại ngày nay giáo dục đã được đầu tư rất nhiều nhưng hiện tại giới trẻ
không hiểu hết được vai trò của việc học. Thực trạng ngày nay đa số các học sinh, sinh viên
không còn chú tâm vào việc học, họ bị chi phối bởi nhiều lý do, nhiều nhân tố tác động. Đặt
biệt là đối với sinh viên hiện nay tình trạng dễ nhận thấy là việc lười phát biểu và ngại đặt
câu hỏi trong lớp học. Do đó nhóm đã nhận thấy được tính cấp bách của vấn đề nên đã thực
hiện nghiên cứu trong sinh viên để nắm rõ hơn về thực trạng này. Với tên đề tài là “Nghiên
cứu thực trạng lười hỏi và phát biểu của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng”.

Với mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc học,
cũng như là lười phát biểu đến sinh viên hiện nay, từ đó đề xuất ra một số giải pháp để có
thể hạn chế vấn nạn này, cải thiện nền giáo dục Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu này được thực
hiện dựa trên mẫu khảo sát gồm khoảng 140 sinh viên đang theo học tại trường ĐH Tôn Đức
Thắng. Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc chọn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa và
làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Trình
tự thực hiện: nghiên cứu định tính, định lượng, thống kê mô tả, phân tích xử lý số liệu cùng
với xây dựng thang đo. Nhằm giải thích được các câu hỏi: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến
việc phát biểu và đặt câu hỏi của sinh viên? Ngành giáo dục cần đưa ra các biện pháp gì để
cải thiện nền giáo dục Việt Nam? Người giảng dạy và người học cần thay đổi bản thân mình
như thế nào trong việc dạy và học? Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát biểu và đặt câu
hỏi của sinh viên dựa vào các yếu tố: Môi trường học tập, giảng viên đứng lớp, trình độ
học vấn, thói quen, tính cách, tư duy và nhận thức.
Đây là kết quả khá quan trọng trong việc giúp sinh viên có thể nhận thức được việc
học của mình, từ đó thay đổi cách học sao cho hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân đối với
gia đình nói chung và đất nước nói riêng. Từ đó đóng góp cho ngành giáo dục một tài liệu
tham khảo để có thể dựa vào mà tổ chức cách giảng dạy.

5


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................ 9
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. 10
DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................................11
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................... 12
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU.......................................................................................12
1.1

Giới thiệu tổng quát về nghiên cứu..........................................................................12


1.2

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................13

1.3

Tổng quát về phương pháp......................................................................................13

1.4

Đối tượng................................................................................................................. 13

1.5

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................13

1.6

Ý nghĩa nghiên cứu..................................................................................................14

1.7

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu...............................................................................14

CHƯƠNG 2.......................................................................................................................... 16
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................16
2.1

Các lý thuyết liên quan đề tài...................................................................................16


2.2 Các mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết và giả thuyết khoa học.........................16
2.3

Các luận văn có liên quan........................................................................................18

2.4

Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết...........................................................20

2.4.1

Mô hình nghiên cứu..........................................................................................20

2.4.2

Giả thuyết..........................................................................................................21

CHƯƠNG 3.......................................................................................................................... 23
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................23
3.1

Quy trình nghiên cứu...............................................................................................23

3.2

Nguồn dữ liệu..........................................................................................................24

3.2.1


Quy mô mẫu......................................................................................................24

3.2.2

Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................24

3.3

Phương pháp phân tích............................................................................................26

3.3.1

Phương pháp định tính......................................................................................26

3.3.2

Phương pháp định lượng...................................................................................26

3.3.3

Thống kê mô tả.................................................................................................27

6


3.3.4

Phương pháp thu thập dữ liệu...........................................................................27

3.3.5


Kiểm định Cronbach Alpha...............................................................................27

3.3.6

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)....................................................................27

3.4

Xây dựng thang đo...................................................................................................27

CHƯƠNG 4.......................................................................................................................... 31
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................................................31
4.1

Tổng quan kết quả điều tra mẫu phân tích...............................................................31

4.1.1

Đặc điểm các mẫu nghiên cứu..........................................................................31

4.1.2

Thống kê các nhân tố trong mô hình nghiên cứu:.............................................34

4.2

Kết quả kiểm định thang đo.....................................................................................35

4.3


Phân tích các nhân tố khám phá (EFA)....................................................................39

4.3.1

Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập........................................40

4.3.2

Phân tích EFA cho nhân tố những ảnh hường từ thái độ học tập thụ động........41

4.4

Phân tích ANOVA....................................................................................................41

4.4.1

Phân tích ANOVA dựa trên biến giới tính.........................................................41

4.4.2

Phân tích ANOVA dựa trên biến cơ số năm học................................................42

CHƯƠNG 5.......................................................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................................43
5.1

Nhận định từ kết quả nghiên cứu:............................................................................43

5.2


Các đề xuất về giải pháp..........................................................................................43

5.2.1

Giải pháp tham khảo.........................................................................................43

5.2.2

Giải pháp đề xuất..............................................................................................44

5.3

Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.............................44

PHỤ LỤC............................................................................................................................. 46
1. PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI..................................................................................46
2. PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU SPSS.....................................................................................51
3. PHỤ LỤC 3: OUTPUT SPSS.....................................................................................52
3.1

THỐNG KÊ MÔ TẢ............................................................................................52

3.2

PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY.................................................................................55

3.3

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ................................................................55


3.4

PHÂN TÍCH ANOVA..........................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................60

7


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc thái độ
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu động lực học tập
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc “lười hỏi và phát biểu” của sinh
viên
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu
Hình 4.1 Chuyên ngành của các sinh viên đang theo học trong mẫu nghiên cứu

8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thiết kế nghiên cứu
Bảng 4.1 Mô tả một số đặc điểm của đối tượng mẫu khảo sát
Bảng 4.2 Mô tả các biến nghiên cứu
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến A
Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố độc lập
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố phụ thuộc
Bảng 4.7 Kết quả phân tích ANOVA trên biến giới tính

Bảng 4.8 Kết quả phân tích ANOVA trên biến cơ số năm học

9


DANH MỤC VIẾT TẮT
SV: sinh viên
ĐH TDT: Đại học Tôn Đức Thắng
QĐ: Quyết định
EFA: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu tổng quát về nghiên cứu
Giáo dục là một vấn đề quan trọng trong việc xây dựng, đổi mới và cải tiến đất nước.
Đặc biệt trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với tốc độ chóng mặt. Vì
thế việc giáo dục, đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước ngày càng cấp bách hơn. Trong đó
sinh viên Việt Nam là một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, là lực lượng
chủ chốt, quan trọng của xã hội, đặc biệt là với Việt Nam. Họ nắm trong tay tri thức của thời
đại, họ là chìa khóa mở ra cánh cửa tiến bộ của xã hội nói chung và sự phát triển đất nước
nói riêng. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất về mặt thể chất và
tinh thần.
Bên cạnh đó, thực trạng của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ nền
kinh tế Việt Nam. Tính không hiệu quả của giáo dục hiện nay không chỉ là học sinh tiểu học
hay trung học mà còn cả ở đại học. Nguyên nhân một phần là do thái độ học tập của sinh
viên trong việc học của mình. Là sinh viên ai cũng có khoảng thời gian vừa học vừa làm.

Sinh viên hiện nay hầu hết ít chú trọng vào việc học, họ phụ thuộc nhiều vào mạng xã hội và
hững điều này biểu hiện ngay trên lớp học. Vào lớp họ ít chú ý đến giảng viên và bài học, họ
lười đặt câu hỏi và thậm chí khi giảng viên hỏi họ cũng chẳng thèm quan tâm. Hơn thế nữa
tình hình học tập ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thành tích học tập của họ.
Theo [ CITATION QUỲ12 \l 1033 ], lợi ích của việc hăng hái hỏi, thảo luận và phát
biểu thì ắt hẳn ai cũng hiểu và biết đến. Và môi trường đại học là môi trường tuyệt vời dành
cho những ai biết tự ý thức, nỗ lực và khẳng định bản thân mình. Chính vì thế, việc khảo sát
các nhân tố ảnh hưởng đến việc học thụ động của sinh viên trong vấn đề “lười hỏi và phát
biểu” là rất cần thiết. Từ đó, sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn tình hình học tập trong lớp học
của sinh viên, đồng thời đưa ra những giải pháp thỏa đáng nhằm giúp sinh viên khắc phục
trở ngại trên. Nhận thấy được vấn đề trên nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài Thực
trạng “lười hỏi và phát biểu” của sinh viên tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.

11


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đối với nghiên cứu này, nhóm chúng em muốn làm rõ các vấn đề sau:


Tìm hiểu phương thức học tập hiện nay của các bạn sinh viên và đánh giá tính hiệu
quả của những phương thức đó.



Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố dẫn đến việc “lười hỏi và phát
biểu” của sinh viên.




Đưa ra các minh chứng về tầm quan trọng của việc tự tin phát biểu và đặt câu hỏi cho
giảng viên.



Đề ra các giải pháp giúp sinh viên giảm thiểu thực trạng thụ động trong lớp học, thực
trạng “lười hỏi và phát biểu”.

1.3 Tổng quát về phương pháp
1.3.2 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính trên cơ sở các vấn đề cơ bản về các yếu tố ngại đặt câu hỏi và
lười phát biểu sẽ tác động như thế nào đến SV. Từ đó, nhóm sẽ xây dựng bảng hỏi, xác định
các thông tin cần thiết. Phương pháp sẽ giúp nhóm có thể khảo sát ý kiến của các SV về việc
ngại đặt câu hỏi và lười phát biểu.
1.3.3 Nghiên cứu định lượng
Về phương pháp này nhóm có thể xác định các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng.
Rồi chọn mẫu định lượng, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát. Xử lý kết quả điều tra được thực
hiện bằng phần mềm Excel, SPSS 20.0 với các công cụ thống kê mô tả, phân tích dữ liệu để
kiểm tra độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu.

1.4 Đối tượng


Đối tượng nghiên cứu: Các biểu hiện trong quá trình học tập của sinh viên và các yếu
tố ảnh hưởng đến việc sinh viên ngại đặt câu hỏi và lười phát biểu.



Đối tượng khảo sát: sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng.


1.5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát ngẫu nhiên 140 bạn sinh viên trong khoảng 20.000 sinh viên học tại
trường Đại học Tôn Đức Thắng Q.7, TP. HCM.

12


1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
 Về mặt lý thuyết: xác định được đâu là nguyên nhân dẫn tới việc lười phát biểu và
ngại đặt câu hỏi trên lớp của sinh viên. Dựa vào các kết quả khảo sát được để đưa ra
các giải pháp khắc phục thực trạng trên. Kết quả của nghiên cứu này sẽ xoay quanh
đến tầm quan trọng khi sinh viên chủ động đứng nói chuyện trước đám đông.
 Về mặt thực tiễn: Đề tài này góp phần hoàn thành mô hình thực trạng lười phát biểu
và đặt câu hỏi của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng. Qua đề tài này, nhóm muốn làm
rõ việc thụ động trên lớp học sẽ có những hạn chế như thế nào.
 Từ nghiên cứu nêu ra các kiến nghị cho các bạn sinh viên biết nói trước đám đông
như thế nào cho đúng, việc giơ tay phát biểu sẽ hữu ích cho sinh viên như thế nào
trong việc học. Những kinh nghiệm rút ra trong nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho sự
phát triển và hoàn thiện cho các đề tài nghiên cứu liên quan sau này.

1.7 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1- Tổng quan về nghiên cứu
Giới thiệu tổng quát về nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu.
Chương 2- Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Đưa ra các khái niệm, lý thuyết cơ bản, các đặc điểm của sinh viên Tôn Đức Thắng
khi lười phát biểu và ngại đặt câu hỏi; xây dựng các mô hình nghiên cứu.
Chương 3- Phương pháp nghiên cứu.
Mô tả chi tiết phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định

lượng; Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp; Quy trình
nghiên cứu. Từ đó đánh giá độ tin cậy của thang đo và đưa ra các phương pháp chọn
mẫu.
Chương 4- Kết quả và thảo luận
Thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu, so sánh với các kết quả nghiên cứu trước
đây so với lý thuyết.

13


Chương 5- Kết luận và đề nghị
Tổng kết tóm tắt, nêu lại các kết quả của đề tài, đưa ra những đóng góp của đề tài, đề
xuất giải pháp, những kiến nghị và mặt hạn chế của đề tài để kiến nghị các nghiên
cứu tiếp theo.

14


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các lý thuyết liên quan đề tài
2.1.1

Các khái niệm

 Ngại đặt câu hỏi là gì?
Là trong quá trình học tập trên lớp, trong lúc giảng bài hay kết thúc một bài giảng thì hầu
hết sinh viên không một ai phản biện hay đặt một câu hỏi nào đó cho giảng viên của mình,
mặc dù giảng viên đã yêu cầu. Và họ chỉ biết im lặng mặc cho giảng viên đang giảng gì.
 Lười phát biểu là gì?

Lười phát biểu là không muốn hoạt động, không muốn đứng lên trả lời những câu hỏi do
giảng viên đặt ra. Hiện tượng lười phát biểu thể hiện tâm lý thụ động trong giờ học của sinh
viên, học sinh. Điều đó thể hiện việc thiếu rèn luyện khả năng giao tiếp và kỹ năng ứng xử;
không dám khẳng định mình, không dám mạnh dạn phản biện hay phát biểu ý kiến
[ CITATION LêT \l 1033 ].
2.1.2

Các khái niệm liên quan

Thụ động trong học tập là luôn trông chờ, phó mặc mọi công việc cho người khác, dù
công việc đó đáng lẽ là của mình và trong khả năng bản thân có thể thực hiện được. Người
sống ỷ lại, thụ động trong học tập và rèn luyện là người luôn “há miệng chờ sung”, ù lì trong
mọi công việc, không có tinh thần trách nhiệm trong học tập và cuộc sống.

2.2 Các mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết và giả thuyết khoa học
Nhân thưc

Hành vi

Xúc cảm – Tình cảm

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc thái độ

15


Theo bài niên luận “Thái độ học tập của sinh viên” của trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, tác giả đã nhấn mạnh đến 3 thành phần về thái độ học tập của sinh viên.
[ CITATION Quy08 \l 1033 ] trước hết là xét về nhận thức (hiểu biết) về đối tượng nhằm tìm
tòi, khám phá bản chất của đối tượng. Nhận thức cũng là cơ sở định hướng làm xuất hiện

những xúc cảm- tình cảm đối với đối tượng (yêu –ghét, thích –không thích…). Cuối cùng,
với nhận thức và tình cảm nhất định với đối tượng, cá nhân sẽ có những hành vi cụ thể với
đối tượng đó.
Tác giả nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên trên cơ sở: tích cực và tiêu cực. Liên
hệ với bài nghiên cứu của nhóm về đề tài thái độ thụ động trong học tập của sinh viên có thể
thấy đề tài của nhóm hướng đến mặt tiêu cực. Như vậy, sơ đồ cấu trúc thái độ chính là nền
tảng để có thể định hướng mô hình nghiên cứu của nhóm.
Biến kiểm soát
Giới tính
Hô khâu
Số năm theo học (Khóa)
Ngành đào tạo

Môi trương học tâp
Điêu kiên học tâp

Đông lưc học tâp cua sinh
viên: đông lưc hoàn thiên tri
thưc và đông lưc quan hê xa
hôi

Chất lượng giảng viên
Chương trình đào tạo
Công tác quản lý đào tạo
Công tác sinh viên
Hoạt đông phong trào

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu động lực học tập

16



Với đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế
trường Đại học Cần Thơ”. [ CITATION Hoa16 \l 1033 ] phân tích động lực học tập thành hai
loại là động lực học tập mang tính xã hội và động lực mang tính nhận thức.
Động lực mang tính nhận thức là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say
mê với việc học tập, giúp người học luôn nổ lực tư duy, hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm
tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập. Động lực
quan hệ xã hội là học bởi sự hấp dẫn của các yếu tố khác, là đáp ứng mong đợi của cha mẹ,
cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai,… thể hiện rõ ở các đối tượng học.
Mô hình nêu ra 7 nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên. Nếu các yếu tố đó
tác động một cách tiêu cực thì sẽ là những yếu tố tác động chủ yếu đến hành vi thụ động
trong học tập của sinh viên. Giữa động lực học tập và thái độ học tập của sinh viên có mối
quan hệ với nhau; khi sinh viên thụ động, không tích cực học hỏi sẽ dẫn đến động lực học
tập bị thuyên giảm.

2.3 Các luận văn có liên quan
Để phục vụ cho luận văn của nhóm có kết quả chính xác và từ đó rút ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy cho các hoạt động nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu thực trạng thụ động trong
lớp học của sinh viên, nhằm mục đích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thụ động
của sinh viên chủ yếu là ngại phát biểu và đặt câu hỏi. Từ đó, nhóm đã tìm hiểu các luận văn
trong và ngoài nước có sự tương đồng hoặc các mô hình lý thuyết có liên quan nhằm làm rõ
nội dung nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu như:
[ CITATION Abd11 \l 1033 ] “The dynamics of student participation in

classroom: observation on level and forms of participation.” Đã nghiên cứu
học tập là một quá trình tương tác liên quan đến sự tham gia tích cực của cả
giảng viên và học sinh trong lớp học. Không những thế còn nói lên sự hiểu biết
về hành vi của học sinh trong lớp học sẽ giúp các giảng viên xác định các sinh
viên thụ động và lên kế hoạch để khuyến khích họ tham gia tích cực vào lớp

học. Bằng cách sử dụng phương pháp thiết kế nghiên cứu, phương pháp quan
sát và dùng các mô hình nghiên cứu như tham gia tích cực, phương pháp giảng
dạy tương tác…

17


[CITATION

Dav10

\l

1033

]

“Community Engagement and the

International Student Experience: A Definition”. Tác giả nghiên cứu bài này
có mục đích là để định nghĩa và bối cảnh sự tham gia của cộng đồng từ quan
điểm của sinh viên quốc tế. Không những thế, bài báo này còn thúc đẩy lĩnh
vực tiếp thị giáo dục quốc tế, phát triển khái niệm của một dự án rộng lớn hơn
khám phá cách các trường đại học có thể tạo ra cơ hội tham gia cho sinh viên
quốc tế. Để có thể nghiên cứu tác giả đã dùng phương pháp khảo sát và
phương pháp điều tra để có được một bài nghiên cứu hoàn chỉnh như thế.
[ CITATION Quy08 \l 1033 ] “Thái độ học tập của sinh viên”. Bài viết này,

tác giả Quỳnh Anh đã cho ra một kết luận: Dù sinh viên đã tham gia các hoạt
động tình nguyện với cộng đồng cùng với tinh thần tự nguyện, động cơ trong

sáng nhưng việc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực ở sinh viên chỉ dừng
lại ở việc nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân chứ chưa có nhiều hành động có tác
động thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. Để đưa ra được kết luận như vậy,
tác giả đã dùng mô hình hóa cấu trúc của thái độ: nhận thức, xúc cảm – tình
cảm và hành vi để đưa ra bài nghiên cứu.
[ CITATION Dun10 \l 1033 ] “Thực trạng việc phát biểu ý kiến trong giờ

học của sinh viên”. Tác giả Huỳnh Cát Dung đã đưa ra một kết luận: Khi giao
tiếp với giảng viên, sinh viên gặp rất nhiều trở ngại về mặt tâm lý, biểu hiện
của các trở ngại này rất đa dạng gây ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập
của sinh viên, làm giảm hiệu quả của chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, tác giả
còn cho ta biết thêm việc: Những trở ngại tâm lý mà sinh viên thường gặp khi
giao tiếp với giảng viên trong giờ học là: lo lắng giảng viên đặt câu hỏi cho
mình, sợ bị trừ điểm, khó trao đổi ý kiến với giảng viên, sợ làm không hài lòng
giảng viên, sợ bị la, không có hứng thú giao tiếp với giảng viên, sợ bị giảng
viên trù dập. Để có thể nghiên cứu được việc này là một điều không dễ dàng,
do đó, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, tác giả đã dùng nhiều phương pháp như:
quan sát, đàm thoại, điều tra… để có được bài nghiên cứu này.

18


2.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết
2.4.1

Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, nhóm đã đề xuất mô hình nghiên cứu về
những yếu tố tác động đến việc “lười hỏi và phát biểu”. Từ những yếu tố đó sẽ tác động đến
việc học thụ động của sinh viên. Nhóm đã xây dựng các thang đo dựa vào mô hình nghiên

cứu này để tiến hành nghiên cứu và khảo sát.
Mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố đó là: (1) Môi trường học tập, (2) Giảng viên đứng lớp,
(3) Trình độ học vấn, (4) Thói quen, (5) Tính cách, (6) Tư duy và nhận thức.

19


H1(+)

Môi
trương
học tâp

H3(+)

Trình đô
học vấn

H4(+)

Thói
quen
Tinh
cách

Lươi phát biểu

Viêc thu đông trong giơ hoc cua sinh
viên


Ngại đăt câu hoi

H2(+)

Giảng
viên đưng
lớp

H5(+)
H6(+)

Tư duy
và nhân
thưc

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc “lười hỏi và phát biểu” của
sinh viên
Mô hình này sẽ thực hiện 6 giả thuyết chính:


H1: có mối tương quan đồng biến giữa môi trường học tập với sự thụ động trong học tập của
sinh viên.



H2: có mối tương quan đồng biến giữa giảng viên đứng lớp với sự thụ động trong học tập
của sinh viên.

20





H3: có mối tương quan đồng biến giữa trình độ học vấn với sự thụ động trong học tập của
sinh viên.



H4: có mối tương quan đồng biến giữa thói quen với sự thụ động trong học tập của sinh
viên.



H5: có mối tương quan đồng biến giữa tính cách với sự thụ động trong học tập của sinh
viên.



H6: có mối tương quan đồng biến tư duy và nhận thức với sự thụ động trong học tập của sinh
viên.

2.4.2

Giả thuyết

Vấn đề thụ động trong học tập của sinh viên là một vấn đề khá phổ biến trong học đường.
Việc thụ động đó được thể hiện ở nhiều mặt khác nhau [CITATION Sin05 \l 1033 ] nhưng
vấn đề cốt lỗi của bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc thụ động của sinh viên trong giờ
học. Các hành vi thụ động phổ biến nhất của sinh viên ở trên lớp cũng sẽ được thu hẹp lại
bởi 2 yếu tố quan trọng, đó chính là 2 biến kiểm soát: ngại đặt câu hỏi (Theo James Rhodes,

giảng viên khoa tiếng Anh – Học viện Báo chí & Tuyên truyền) và lười phát biểu
[CITATION Văn09 \l 1033 ]. Để làm rõ cho các biến kiểm soát, nhóm đã đề xuất mô hình
nghiên cứu gồm 6 nhân tố có tác động chủ yếu đến thái độ học tập thụ động của sinh viên.
Các nhân tố được đúc kết từ các kết quả của những bài nghiên cứu trước cùng việc khảo sát
sơ bộ trong quá trình tham gia học tập trên lớp cùng các bạn sinh viên tại trường ĐH Tôn
Đức Thắng.
Theo Nguyễn Phượng Hải –Khoa kinh tế, ĐHQG TPHCM việc ngại phát biểu và lười
đặt câu hỏi trong sinh viên không phải chỉ xuất hiện ở giảng đường đại học, mà ngay tại các
trường cấp II, cấp III đều này cũng đã khá quen thuộc. Nhưng ở cấp I thì lại khác, các em
phát biểu khá hồn nhiên và luôn đặt các câu hỏi khi chưa hiểu vấn đề. Vậy tại sao lại xảy ra
hiện tượng thụ động khá phổ biến ở các bạn học sinh, sinh viên hiện nay? Tác giả thừa nhận
rằng đức tính đó tồn tại phần nào trong con người tôi – tác giả trình bày [ CITATION
Ngu15 \l 1033 ].
Từ kết luận trên có thể thấy, tính cách con người và môi trường học tập tác động khá
mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của phần lớn sinh viên. Nắm bắt được điều đó, nhóm

21


đã đề ra các nhân tố tác động đến thái độ học tập bao gồm: môi trường học tập, thói quen,
tính cách, tư duy và nhận thức. Còn những nhân tố: giảng viên đứng lớp, trình độ học vấn;
nhóm đã căn cứ dựa trên bộ sưu tập hình ảnh về triệu chứng ngại đặt câu hỏi trên lớp
[ CITATION Sag16 \l 1033 ] do Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam –phó chủ tịch HĐQT ĐH FPT,
nhà sáng lập ĐH trực tuyến FUNIX lấy cảm hứng từ status “Hỏi ngu” đang gây nhiều tranh
luận trên mạng xã hội.

22


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu
Vấn đê nghiên cưu,
mục đich nghiên cưu

Mục tiêu nghiên cưu

Cơ sở lý thuyết

Định lượng chinh thưc (n =140)

Thống kê mô tả

Kiểm định thang đo

Đưa ra kết quả, xác
định mưc đô ảnh
hưởng cua các yếu
tố

Viết báo cáo

Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong mô hình, mở đầu bằng đặt vấn đề nghiên
cứu và xác định mục tiêu. Bài nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp chính trong quy trình này
gồm: nghiên cứu định tính để khám phá và điều chỉnh các thang đo, nghiên cứu định lượng
để kiểm định thang đo và kết luận về các giả thuyết đã đặt ra. Từ những dữ liệu thông tin thu
thập được, nhóm tiến hành phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu.

23



3.2 Nguồn dữ liệu
3.2.1 Quy mô mẫu


Sử dụng phần mềm khảo sát online bằng bảng câu hỏi chi tiết với đối tượng là SV
trường ĐH Tôn Đức Thắng, Q7, Thành phố Hồ Chí Minh.



Mẫu được chọn theo hai phương pháp chính:

 Kết hợp ngẫu nhiên: Chọn ngẫu nghiên 140 sinh viên từ 20.000 sinh viên học tại
trường Đại học Tôn Đức Thắng


Phân tầng theo tỷ lệ: Chia tổng thể sinh viên thành các nhóm dựa vào cơ số năm học
(năm 1 đến năm 5) và theo các khoa của trường.



Mẫu được chọn lựa đa dạng như thế một phần để thể hiện tính đặc thù đa ngành của
Trường Tôn Đức Thắng, phần khác để tìm kiếm mối tương quan giữa sự đa dạng của
các yếu tố tác tác động.
3.2.2 Thiết kế nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu, nhóm đã thảo luận và tham khảo các nguồn tài liệu nghiên
cứu nhằm đề xuất ra yếu tố tác động đến thái độ học tập thụ động của sinh viên, cụ thể là
việc “lười hỏi và phát biểu” trong quá trình học tập trên lớp. Đây cũng là nền tảng để xây

dựng thang đo khảo sát cho các biến độc lập.
Thang đo
1. Môi
trường học
tập

Câu hỏi

Nguồn gốc

1. Không khí lớp học
không sôi nổi, vui vẻ

[ CITATION
QUỲ12 \l 1033 ]

2. Ca học vào những giờ
khó tiếp thu bài giảng

Ý kiến thảo luận

(VD: ca 1, ca 3)
3. Lớp học quá đông
sinh viên nên khó trao Ý kiến thảo luận
đổi với giảng viên

24

Ghi chú



4. Lớp học có nhiều sinh
viên thụ động
2. Giảng viên
đứng lớp

1. Phương thức truyền
đạt không sinh động,

Ý kiến thảo luận
[CITATION DÂN11 \l
1033 ]

khó hiểu
2. Giảng viên thiếu sự
gần gũi với sinh viên
3. Giảng viên không
khuyến khích điểm

Ý kiến thảo luận
[ CITATION
QUỲ12 \l 1033 ]

cộng
3. Trình độ
học vấn

1. Câu hỏi quá khó so
với kiến thức hiểu biết
2. Câu hỏi đặt ra quá dễ,


3. Không nắm vững kiến
thức về môn học đó
1. Chỉ thích ngồi nghe
giảng và chép bài
2. Luôn cho rằng sẽ có
người khác hỏi hoặc
phát biểu thay mình
3. Không tập trung nghe
giảng (ngủ, nói

5. Tính cách

1033 ]

[ CITATION Pha11 \l
1033 ]

gây nhàm chán

4. Thói quen

[ CITATION Pha11 \l

Ý kiến thảo luận
[CITATION QUỲ12 \l
1033 ]

[CITATION
Placeholder1 \l 1033 ]

[ CITATION
QUỲ12 \l 1033 ]

chuyện,…)
1. Thiếu tự tin, ngại phát [CITATION
biểu trước đám đông
2. Là người trầm tính, ít
nói

25

Placeholder1 \l 1033 ]

Ý kiến thảo luận


×