Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.57 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG QUANG SANG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG QUANG SANG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Ngành: Chính sách công
Mã số: 60.38.04.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BẠCH HỒNG VIỆT

Hà Nội, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”là công
trình nghiên cứu của bản thân tôi, với sự hướng dẫn của tận tình của TS. Bạch
Hồng Việt. Những số liệu sử dụng trong đề tài được cung cấp bởi cơ quan có
thẩm quyền và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực, khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên./.

Học viên

Đặng Quang Sang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
....................................................................................................................................... 9
1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững ....................................................................... 9
1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói và nguyên nhân của nghèo đói .................... 9
1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo bền vững ......................................................... 12
1.1.3. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo.............................. 13
1.1.4. Các yếu tố tác động đến giảm nghèo bền vững ........................................ 16
1.1.5. Vai trò của giảm nghèo bền vững đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .. 17
1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ................................................... 18
1.2.1. Các chính sách giảm nghèo bền vững....................................................... 18
1.2.2. Các bên tham gia chính sách giảm nghèo bền vững ................................ 21
1.2.3. Các bước thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ............................. 22
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại một số địa
phương trong cả nước .............................................................................................. 25

1.3.1. Bà Rịa – Vũng Tàu – Nỗ lực thực hiện giảm nghèo bền vững ................. 25
1.3.2. Bình Dương - Đột phá trong công tác giảm nghèo .................................. 27
Chương 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH
VỀGIẢM

NGHÈO

BỀN

VỮNG

TRÊN

ĐỊA

BÀN

HUYỆN

HÓC

MÔN,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 30
2.1. Tổng quan về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn . 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 30
2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội ......................................................................... 31
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................... 31
2.1.4. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện .................................................... 32
2.1.5. Bộ máy quản lý nhà nước thực hiện chính sách Giảm nghèo bền vững .. 35
2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn ... 35
2.2.1. Hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch về giảm nghèo bền vững 35



2.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững ......................... 37
2.2.3. Phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững..................... 42
2.2.4. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện .................................. 42
2.2.5. Huy động nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững ........ 47
2.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát ....................................................................... 49
2.3. Những thành tựu đạt được và hạn chế cần khắc phục trong triển khai thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn trong thời
gian qua .................................................................................................................... 49
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân ............................................................. 49
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 53
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN ĐẾN
NĂM 2025 ................................................................................................................. 56
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 56
3.1.1. Những quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng và chính sách của
Nhà nước về giảm nghèo bền vững ..................................................................... 56
3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu của Thành phố Hồ Chí Minh về giảm nghèo bền vững
.............................................................................................................................. 57
3.1.3. Mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Môn đến năm 2025 .............................................. 58
3.2. Giải pháp cụ thể trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Hóc Môn đến năm 2025 ........................................................................ 64
3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền
vững ...................................................................................................................... 64
3.2.2. Tổ chức lồng ghép thực hiện chính sách giảm nghèo............................... 65
3.2.3. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước về
giảm nghèo bền vững ........................................................................................... 67



3.2.4. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan liên
quan trong thực thi chính sách giảm nghèo bền vững ........................................ 68
3.2.5. Xã hội hóa huy động các nguồn lực chăm lo hộ nghèo, hộ cận nghèo về
mọi mặt ................................................................................................................. 69
3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát .................................... 70
3.2.7. Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ................................ 71
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo qua 03 giai đoạn .............. 35
Bảng 2.2. Kết quả hỗ trợ vay vốn từ các nguồn quỹ giai đoạn 2009 – 2015 . 38
Bảng 2.3. Kết quả hỗ trợ vay vốn từ các nguồn quỹ giai đoạn 2016 – 2020 . 39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hóc Môn là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá
trình đô thị hóa nhanh, người dân nhập cư đông, có diện tích tự nhiên là 10.943,4 ha
gồm 11 xã, 01 thị trấn với 87 ấp - khu phố, 1.430 tổ nhân dân - tổ dân phố. Tình
hình kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn những năm qua vẫn còn nhiều khó khăn,tình
hình tội phạm, tệ nạn xã hội, dịch bệnh diễn biến phức tạp… đã tác động phần nào
đến đời sống người dân.
Cùng với cả nước và thành phố, những năm qua chính sách giảm nghèo bền
vững luôn được cả hệ thống chính trị huyện Hóc Môn quan tâm.Theo số liệu tổng
hợp báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội – Cơ quan Thường trực
ban giảm nghèo bền vững huyện, số hộ nghèo đầu năm 2014 (theo tiêu chí hộ

nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2014 – 2015) toàn huyện là 5.476 hộ với 24.348
nhân khẩu, tỷ lệ 6,24% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Trong đó: số hộ có
thu nhập bình quân từ 08 triệu đồngđến 12 triệu đồng/người/năm là 1.115 hộ; số hộ
có thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng/người/năm là 4.361 hộ.
Tổng số hộ cận nghèo (có thu nhập bình quân từ 16 đến 21 triệu đồng/người/năm)
là 2.169 hộ với 11.680 nhân khẩu, chiếm 2,98% so với tổng hộ dân.Đến năm cuối
2016 (hộ nghèo, hộ cận nghèo tính theo tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020), toàn huyện
còn 2.288 hộ nghèo (tỷ lệ 2,64%), hộ cận nghèo còn 1.475 hộ (tỷ lệ 1,70%) so tổng
hộ dân. Tính từ đầu năm 2014 đến cuối năm 2016, hộ nghèo trên địa bàn huyện Hóc
Môn giảm 3,6%, hộ cận nghèo giảm 1,28%. Tuy số hộ nghèo, hộ cận nghèo có
giảm nhưng trong công tác triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại
cần khắc phục như: công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu đầy đủ về các chủ
trương, chính sách giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả; giải pháp trong đào tạo nghề
và giải quyết việc làm cho lao động nghèo tuy được nhà nước ưu tiên đầu tư từ ngân
sách nhưng lao động nghèo tham gia đào tạo còn hạn chế; công tác tư vấn, hỗ trợ
đưa lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài tuy có quan tâm hỗ trợ nhưng số

1


người được giới thiệu chưa nhiều; chưa có nhiều mô hình, giảm pháp giảm nghèo
hiệu quả được nhân rộng…
Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn luôn xác định công tác giảm
nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện,
nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống
của người nghèo, giảm số hộ nghèo và tăng dần số hộ khá bền vững, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho người dân, đảm bảo
cho người nghèo được hỗ trợ các nhu cầu tối thiểu, được chăm sóc sức khỏe, có cơ
hội được học tập, có thể tự vươn lên trong cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Thông qua việc triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước đối với

công tác giảm nghèo; từ năm 1992 đến cuối năm 2017, huyện Hóc Môn đã thực
hiện 05 giai đoạn giảm nghèo theo các tiêu chí do Thành phố quy định, đã hỗ trợ
hơn 28.000 lượt hộ vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ cho hộ nghèo có điều kiện tiếp cận
tốt hơn các nguồn vốn vay, đất đai, công nghệ, thị trường… và các dịch vụ xã hội
cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở…). Qua đó, góp phần giảm dần chênh lệch về mức
sống giữa các nhóm dân cư, đời sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ
nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, có việc làm ổn định, tăng thu nhập,
có tích lũy và vượt được chuẩn nghèo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội và thực hiện công bằng xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện còn một số hạn chế; chính sách hỗ trợ hộgia đình khi thoát
nghèocòn mang tính tình thế nên chưa giải quyết căn nguyên của tình trạng nghèo
tại địa phương; một số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập chưa cao dẫn đến tái
nghèo; công tác tuyên truyền vận động hộ cận nghèo tham gia mua thẻ bảo hiểm y
tế còn hạn chế; tỷ lệ lao động của hộ nghèo tham gia học nghề còn thấp; một bộ
phận người nghèo còn có tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát
nghèo, còn trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng,... Đây là những
vấn đề khó khăn, thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc tiếp tục

2


triển khai thực hiện các chính sách liên quan về công tác giảm nghèo bền vững
trong thời gian tới.
Giảm nghèo bền vững là chương trình công tác cần được thực hiện kiên trì,
thường xuyên, liên tục và tổ chức thực hiện phải phân kỳ theo lộ trình và giải pháp
phù hợp. Để thực hiện được điều này cần phải phân tích, đánh giá một cách nghiêm
túc các chính sách đã và đang thực hiện đối với công tác giảm nghèo bền vững để
đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy tác động tích cực của các
chính sách giảm nghèo bền vững đang triển khai thực hiện. Đó cũng là lý do tôi

chọn đề tài: “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn Thạc s
Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu liên quan đến chính sách xóa
đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
là nội dung được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Một số công trình, đề tài của
các tác giả nghiên cứu có liên quan như sau:
Đề tài luận văn thạc s chuyên ngành chính sách công “Thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh” của Phan
Thị Kim Phúc (2016): đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận về thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả vận dụng
lý luận chung về khoa học chính sách công, nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề
lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam để có cơ sở khoa
học phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại
quận Tân Phú. Đánh giá kết quả thực hiện, những hạn chế bất cập và nguyên nhân
của hạn chế trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ đó đề xuất giải
pháp tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay.
Đề tài luận văn thạc s chuyên ngành chính sách công “Chính sách giảm
nghèo bền vững từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thành Nhân
(2016): đề tài nghiên cứu thực trạng chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn

3


thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua việc phân tích đặc điểm, những thành tựu nổi
bật cũng như những hạn chế, bất cập trong thực hiện các chính sách giảm nghèo tại
thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. Luận văn tập
trung phân tích chính sách hiện hành về giảm nghèo để làm rõ vấn đề chính sách,
giải pháp và công cụ chính sách, chủ thể, thể chế và các yếu tố tác động đến chính

sách giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp
hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Việt Nam nói chung và tại thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
PGS.TS Lê Quốc Lý (chủ biên), Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng
và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2012. Nhóm tác giả đã
làm rõ thực trạng nghèo đói ở Việt Nam, những chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới chống đói nghèo, những thành tựu và
hạn chế trong quá trình thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác
giả hướng tới việc đề xuất giải pháp để xóa đói giảm nghèo ở nước ta cho giai đoạn
phát triển trong thời gian tới. Cuốn sách được đánh giá là một công trình khoa học
công phu và nghiêm túc, có giá trị tham khảo tốt cho các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu chính sách và hoạch định chính sách ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bản tin xuân Mậu Tuất 2018 của Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền
vững thành phố Hồ Chí Minh. Bản tin đăng nhiều bài viết (bài “Xây dựng nông
thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững” của tác giả Minh Phước; bài “Cần lắm
những giải pháp giảm nghèo cụ thể hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo
bền vững” của Phòng Phát triển cộng đồng; bài “Phường 15 là đơn vị đầu tiên của
Thành phố Hồ Chí Minh không còn hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020” của Ban
Giảm nghèo bền vững Quận 11; bài “Nghị lực vươn lên thoát nghèo” của Ban Giảm
nghèo bền vững phường Thới An Quận 12,…) của các phòng thuộc Ban Chỉ đạo
chương trình giảm nghèo bền vững thành phố Hồ Chí Minh và Ban giảm nghèo bền
vững các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai thực hiện công tác giảm

4


nghèo bền vững cũng như các mô hình – gương điển hình giảm nghèo hiệu quả tại
các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Sửu (2010): Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích toàn

diện về phát triển và giảm nghèo, Tạp chí Dân tộc học Số 2/2010. Bài viết giới thiệu
và thảo luận về khung phân tích sinh kế bền vững do Bộ phát triển Quốc tế Anh
(Department for International Development – DFID) thúc đẩy được các học giả và
các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Đồng thời, bài viết cũng giới thiệu các nội
dung cơ bản của khung phân tích này và phân tích tầm quan trọng của các loại vốn
trong việc hình thành sinh kế bền vững của nông dân, qua đó hy vọng góp phần
thúc đẩy các nghiên cứu phát triển vì sinh kế và giảm nghèo ở Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện
nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 181,
trang 19 - 26. Bài viết đưa ra những quan niệm về nghèo và chính sách giảm nghèo;
Đề cập đến chính sách giảm nghèo ở Việt Nam; Thực trạng nghèo và kết quả của
các chính sách giảm nghèo và định hướng chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong
thời kỳ tới.
Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về
mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý nhà nước, chính sách, nâng cao hiệu quả
xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Mỗi công trình khai thác ở những khía
cạnh khác nhau, đối tượng khác nhau, địa bàn khác nhau,… Tuy nhiên, chưa có đề
tài nào đi sâu nghiên cứu về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn,
thành phố Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu khách quan của quá trình phát triển và từ
thực tiễn của một huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng nông
thôn mới và xây dựng xã – thị trấn văn minh đô thị, cần nghiên cứu một cách toàn
diện về chính sách của nhà nước về giảm nghèo bền vững tại địa bàn huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của của sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện Hóc Môn, thành phố Hồ
Chí Minh.

5



3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích những nội dung các chính sách
giảm nghèo bền vững đã và đang được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh; luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, góp phần kéo giảm
hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số chính sách giảm nghèo bền vững triển
khai thực hiện tại địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số chính sách đã và đang
được triển khai thực hiện như:
Chính sách hỗ trợ vốn (Quỹ ”Xóa đói giảm nghèo” (Quỹ 140), Quỹ “Quốc
gia về việc làm” (Quỹ 71); Quỹ “Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có
đất bị thu hồi” (Quỹ 156); Chương trình cho hộ nghèo vay vốn (Quỹ 316); các
nguồn Quỹ Tín dụng nhỏ của các đoàn thể...
- Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo
- Chính sách hỗ trợ y tế
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở
- Chính sách hỗ trợ giáo dục
- Chính sách trợ giúp pháp lý
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,…dựa trên các tài liệu thu thập
được từ các báo cáo tổng kết, chương trình, kế hoạch, các nghiên cứu đã có, các tài
liệu liên quan đến giảm nghèo bền vững để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ ngh a
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt


6


Nam, pháp luật của Nhà nước ta về quản lý nhà nước và những quy phạm chính
sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh
giá chính sách liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Nghiên cứu chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh được tiếp cận dưới nhiều góc độ của các ngành khoa
học khác nhau, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là tiếp cận dưới góc độ phân tích
chính sách công, vì vậy luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực
trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mang lại từ việc triển khai
thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát
triển huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Về thực ti n
Qua phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, luận văn sẽ tổng kết thực tiễn và chỉ ra
những vấn đề bất cập, hạn chế cũng như nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
trong việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm; đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo
cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Lao động - Thương binh vàXã hội
huyện Hóc Môn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững

7


Chương 2:Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3:Một số đề xuất, kiến nghị thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói và nguyên nhân của nghèo đói
1.1.1.1. Quan niệm về nghèo đói
Đói, nghèo là một hiện tượng xã hội.Từ trước đến nay có nhiều quốc gia,
nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan niệm về nghèo đói, các quan niệm
này phản ánh mục tiêu nghiên cứu, cũng như tình trạng nghèo của các nước trên thế
giới. Có thể đưa ra một số quan niệm về nghèo sau đây:
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để
tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có ngh a là không có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng
trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận các
nguồn vay. Nghèo cũng có ngh a là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ,
dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch
và công trình vệ sinh” (Tuyên bố của Liên hợp quốc tháng 6/2008,được lãnh đạo
của tất cả các tổ chức UN thông qua).

Tại Hội nghị bàn về nghèo đói ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Ủy
ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9
năm 1993 tại Thái Lan đã đưa ra định ngh a về nghèo đói: “Nghèo đói là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
phong tục tập quán của các địa phương”.
Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế
năm 1998): để tồn tại con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối
thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có
thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo

9


các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa
phương và theo thời gian.
Qua các định ngh a trên, ta thấy khái niệm nghèo đói được thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau và không có một khái niệm duy nhất về nghèo; tuy nhiên, có
thể nhận thấy điểm chung từ các khái niệm là Nghèo là sự thiếu hụt hoặc không
được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
Nhận thức về giảm nghèo của Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 đến nay cũng
phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Trong công tác giảm nghèo, Việt Nam
thường đi chậm hơn một nhịp so với các nước trên thế giới, giảm nghèo đa chiều
theo quan niệm của Việt Nam có sự khác biệt so với quốc tế. Nếu như trước đây
cách đo lường và đánh giá nghèo ở Việt Nam chủ yếu thông qua thu nhập thì hiện
nay chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng sử
dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản [13].
1.1.1.2. Nguyên nhân của nghèo đói

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói tại một số quốc gia trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản
sau đây:
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt:Mức độ nghèo đói thường có quan hệ mật
thiết với điều kiện tự nhiên,vị trí địa lý, do có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh
hoạt của người dân. Đa số các quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương có điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt thì đời sống của người dân thường thấp kém so với những vùng
có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi. Như ở vùng miền
núi Tây Bắc Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là
khu vực có hộ nghèo cao nhất cả nước. Nguyên nhân, đây là khu vực có diện tích
đất rừng và rừng lớn nhất cả nước; tuy nhiên, rừng bị khai thác cạn kiệt, tỷ lệ đồi
trọc cao nên thường gây ra lũ lụt, lũ quét làm ảnh hưởng đến đời sống, tài sản của
người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

10


Trình độ học vấn thấp, khó có việc làm: Đa số người nghèo là những người
có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu
nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, do vậy họ không có
điều kiện để học tập nâng cao trình độ; do đó họ rất khó để có việc làm, cải thiện
cuộc sống nhằm thoát khỏi cảnh nghèo khó. Do trình độ học vấn thấp nên nhận thức
về vai trò, ý ngh a của vấn đề giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... cũng còn hạn
chế.
Việc tiếp cận các nguồn lực hạn chế:Người nghèo thường bị hạn chế tiếp cận
với các nguồn lực xã hội. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể
đầu tư và họ thiếu nguồn vốn để sản xuất kinh doanh cải thiện cuộc sống của họ. Đa
số hộ nghèo có ít đất đai và hộ nghèo không có đất đang có xu hướng tăng lên.
Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo
cũng như khả năng đa dạng hóa sản phẩm, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng

với giá trị cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp;
họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực
hiện các phương án sản xuất mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vậy, giá trị sản phẩm
và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường;
từ đó, đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Bên cạnh đó, người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Sự
hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới
sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới... Người nghèo không có đủ điều
kiện tiếp cận với giáo dục, y tế, pháp luật nên họ chưa được bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp đầy đủ. Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự
giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật.
Các nguyên nhân về nhân khẩu học: Quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng đến
mức thu nhập bình quân của thành viên trong hộ. Đa số người nghèo thường thuộc
gia đình đông con, đây là một trong những áp lực lớn đối với họ, bắt buộc phải tập
trung giải quyết các vấn đề ăn, ở, đi lại, học hành.

11


1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo bền vững
Vấn đề giảm nghèo bền vững luôn được đề cập khi nói đến phát triển bền
vững và giảm nghèo bền vững, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự
phát triển bền vững. Qua nghiên cứu một số tài liệu có thể quan niệm giảm nghèo
và giảm nghèo bền vững như sau:
Giảm nghèobiểu hiện ở tỷ lệ phầm trăm và số lượng người nghèo giảm
xuống (tính theo địa bàn dân cư). Nói cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ
phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn, vượt ngưỡng nghèo.
Ở góc độ người nghèo: giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người
nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ

sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn tốt hơn trong quá trình phát triển và từng bước
thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Ở góc độ vùng nghèo: Giảm nghèo là quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế,
chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội của vùng miền đó cho phù hợp
với điều kiện sang trình độ sản xuất mới cao hơn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng
đồng dân cư.
Giảm nghèo bền vững là tình trạng đạt được mức độ thỏa mãn những nhu
cầu cơ bảnvề mức sống, mức thu nhập cao hơn mức chuẩn và duy trì được nó ngay
cả khi gặp sự cố hay rủi ro.
Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu
thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập dưới mức
chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Về bản chất, đói nghèo đồng
ngh a với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội
chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng
tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận các dịch vụ
cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Sau 30 đổi mới, Việt Nam đã chuyển từquốc gia
thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá
nghèo đơn chiều theo thu nhập không còn phù hợp [1].

12


1.1.3. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác định ai là người nghèo
(hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước;
nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo. Trên thế giới
hiện đang áp dụng các hình thức chuẩn nghèo như sau:
Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hay chi tiêu, được quy đổi thành tiền, xuất
phát từ quan niệm là để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản tối thiểu, mỗi người cần phải

có một khoản thu nhập/chi tiêu ở mức độ tối thiểu để thỏa mãn các nhu cầu đó.
Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập/chi tiêu được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có
Việt Nam, nhằm làm cơ sở xác định đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp của
nhà nước.
Chuẩn nghèo quy ra 1USD hoặc 2 USD (theo sức mua tương đương) là cách
Ngân hàng thế giới đưa ra nhằm để so sánh mức độ nghèo đói giữa các quốc gia. Ví
dụ: giai đoạn 2001-2005, chuẩn nghèo của một số nước tính theo thu nhập bình
quân đầu người/ngày, nhưng quy theo sức mua tương đương. Trung Quốc và
Philippin tương ứng 2 USD; Thái Lan và Malaysia trên 3 USD; Lào, Campuchia và
Mông Cổ trên 1 USD; các nước Châu Mỹ La tinh trên 2 USD; các nước Châu Âu
trên 4 USD; các nước công nghiệp phát triển 14 USD và Mỹ 16 USD.
Chuẩn nghèo đa chiều là tiêu chí đo lường sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản
của mỗi con người, phụ thuộc vào điều kiện phát triển cụ thể của mỗi quốc gia,
trong từng gia đình.
Ở Việt Nam, căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển
kinh tế - xã hội, từ năm 1993 đến năm 2016, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
đã 07 lần công bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo, như sau:
Giai đoạn 1993 - 1995: hộ nghèo đói trong cả nước chia thành 02 loại: hộ
đói và hộ nghèo, trên hai vùng nông thôn và thành thị, được tính dựa vào thu nhập
bình quân theo lương thực quy đổi: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu
người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg đối với thành thị, dưới 15 kg đối với khu vực
nông thôn.

13


Giai đoạn 1996 - 2000: hộ nghèo đói trong cả nước được chia thành hai loại
hộ đói và hộ nghèo trên ba vùng nông thôn miền núi, hải đảo; nông thôn đồng bằng
trung du và thành thị. Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người trong một
tháng quy ra gạo (từ 13 – 25 kg đến) hoặc tiền (từ 45.000 – 90.000 đồng) để xác

định diện hộ đói, hộ nghèo.
Giai đoạn 2001 - 2005:chuẩn nghèo trong giai đoạn này được điều chỉnh và
áp dụng theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2000
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:
Khu vực nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng tương đương
960.000 đồng/năm trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/tháng, tương đương 1.200.000
đồng/năm trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: 150.000 đồng/tháng, tương đương 1.800.000 đồng/năm
trở xuống là hộ nghèo.
Giai đoạn 2006 - 2010:chuẩn nghèo được áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như
sau:
Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Giai đoạn 2011 - 2015:chuẩn nghèo được áp dụng theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như
sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

14


Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng.

Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2016 - 2020: xây dựngchuẩn nghèo mới theo phương pháp mới,
tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội
cơ bản. Theo đó, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựng
theo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiêu chí đo lường nghèo dựa trên cơ sở các tiêu chí
về thu nhập, bao gồm chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu
nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập; tiêu chí đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 5 chỉ số: (tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở,
nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
Chuẩn nghèo được áp dụng cụ thể (theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2005 của Thủ tướng chính phủ):
Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có
thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập
bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ
03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu
nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình
quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ cận nghèo khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

15



Việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam chính là một phương thức để
hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, là bước tiến quan trọng mới trong
việc ban hành các chính sách hiệu quả về giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.
1.1.4. Các yếu tố tác động đến giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm
các yếu tố thuộc về chủ quan và khách quan, những nhân tố thuộc về phía cơ quan
quản lý thực thi chính sách, chương trình giảm nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội, về
phía người nghèo và nhiều nhân tố khác, trong đó có một số nhân tố cơ bản quan
trọng, cụ thể:
* Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương
Nhân tố này có tác động lớn đến mục tiêu giảm nghèo, khi điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn thì dù cho Nhà nước đầu tư nhiều nguồn
lực cho giảm nghèo cũng rất khó đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
* Ýthức của người nghèo, hộ nghèo
Việc người nghèo ý thức được đói nghèo là vấn đề được xã hội quan tâm; từ
đó, cố gắng nỗ lực để vươn lên thoát nghèo, quyết tâm vượt qua hoàn cảnh để nâng
dần chất lượng cuộc sống của gia đình, bản thân và cho dù Nhà nước hỗ trợ bằng
nhiều giải pháp cũng không hiệu quả bằng việc chính bản thân từng hộ nghèo,
người nghèo tự ý thức vươn lên thoát nghèo.
* Nhận thức của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động quản lý nhà nước về
giảm nghèo bền vững
Quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc ban
hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch, quyết định lãnh đạo, chỉ đạo về giảm
nghèo bền vững đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể, có lộ trình, bước đi
phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, vùng miền. Tuy nhiên, giảm
nghèo bền vững là vấn đề phức tạp, chỉ có những nhận thức đúng đắn, thống nhất
của các chủ thể hoạch định, ban hành và thực thi chính sách mới tạo cơ sở cho việc
thực hiện có hiệu quả chính sách trong thực tiễn. Nhận thức không thống nhất về

16



giảm nghèo bền vững dẫn đến cơ chế quản lý, thực thi và mức độ quan tâm, ưu tiên
cũng khác nhau.
* Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo
Hiệu quả triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước về giảm nghèo
bền vững ngoài sự phụ thuộc vào nguồn lực, phương pháp giảm nghèo… còn phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực cán bộ giảm nghèo ở các cấp, cũng như vai trò của Ban
Chỉ đạo giảm nghèo. Vì thế, những vấn đề liên quan tới năng lực của cán bộ phụ
trách giảm nghèo đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững. Họ là đội ngũ những người trực tiếp tham gia hoạch định
chính sách giảm nghèo, triển khai thực thi các chính sách giảm nghèo đối với hộ
nghèo, hộ cận nghèo.
1.1.5. Vai trò của giảm nghèo bền vững đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Giảm nghèo bền vững có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cơ sở cho sự phát
triển xã hội, là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con người,
nhất là nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tự vươn lên thoát nghèo và tham gia
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Thứ nhất, giúp họ được tiếp cận các dịch vụ cơ bản như học hành, khám
chữa bệnh miễn phí, tiếp cận với thông tin khoa học, góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Thứ hai, góp phần giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư
của cả nước nói chung và huyện Hóc Môn nói riêng, mức chuẩn nghèo được nâng
lên theo từng giai đoạn, tiếp cận với chuẩn nghèo của khu vực và quốc tế; mức thụ
hưởng các nhu cầu cơ bản thiết yếu của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng
từng bước được cải thiện do các chính sách giảm nghèo được Nhà nước ban hành
đã thực sự tác động và bao phủ gần như hầu hết các l nh vực của đời sống.
Thứ ba, vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước
và bảo vệ Tổ quốc; vừa giữ vững ổn định chính trị - xã hội; giảm bớt chênh lệch thu
nhập giữa các nhóm dân cư.


17


Thứ tư, giảm nghèo bền vững là nội dung xuyên suốt trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nhằm
tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng.
1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
1.2.1. Các chính sách giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội là một chủ trương lớn, nhất
quán của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, hệ thống chính sách giảm
nghèo và an sinh xã hội ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn,
người nghèo tiếp cận đầy đủ các chính sách hỗ trợ của nhà Nước; một số chính sách
đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, được người dân đồng tình ủng hộ, như
chính sách hỗ trợ người nghèo về thông tin, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ
sinh, chính sách vay tín dụng ưu đãi,… Các chính sách này được đề ra trong Nghị
quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ Về định hướng giảm nghèo bền
vững thời kỳ 2011 - 2020:
1.2.1.1. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung
Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung được thể hiện qua 6 nội dung, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
nghèo:
Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với
việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao
động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo
viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện

áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.
Thứ hai, hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:

18


×