Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại bảo việt thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.16 KB, 74 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn

1
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC VIẾT TẮT

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

v



DANH MỤC CÁC HÌNH

v

LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI

4

1.1 Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

4

1.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm hoạt động của xe cơ giới

4

1.1.2 Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới

5

1.2 Nội dung cơ bản nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

9


1.2.1 Đối tượng bảo hiểm

9

1.2.3 Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm

11

1.2.4 Phí bảo hiểm

13

1.2.5 Giám định và bồi thường

16

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai bảo hiểm xe cơ giới của
doanh nghiệp bảo hiểm

18

1.3.1 Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp

19

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

21


CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT
HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PHÒNG BẢO VIỆT THANH HOÁ

23

2.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo Việt Thanh Hoá

23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức.

26
2

Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty.

28

2.2 Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại
Bảo Việt Thanh Hoá.


31

2.2.1 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hai vật chất xe cơ giới
tại Việt Nam.

31

2.2.2 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo
Việt Thanh Hoá

33

2.2.3 Đánh giá chung về tình hình triển khai nghiệp vụ BH vật chất xe cơ giới
tại Bảo Việt Thanh Hoá

47

2.3.2 Những mặt hạn chế

50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO
VIỆT THANH HOÁ.

53

3.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ
giới ở Bảo Việt Thanh Hoá.


53

3.1.1 Thuận lợi.

53

3.1.2 Khó khăn:

55

3.2 Phương hướng, mục tiêu của Bảo việt Thanh hoá.

57

3.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ
giới ở Bảo Việt Thanh Hoá.

58

3.3.1 Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp, hiệu quả.

58

3.3.2 Công tác khai thác.

61

3.3.3 Công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên;
giải pháp về khen thưởng, thi đua


62

3.3.4 Một số công tác khác.

63

3.4.1 Với Nhà nước.

64

3.4.2 Với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.

65

3.4.3 Với công ty Bảo việt Thanh hoá.

66

KẾT LUẬN

67
3

Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính


DANH MỤC VIẾT TẮT
AVI

:

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

DNBH

:

Doanh nghiệp Bảo hiểm

MIC

:

Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội

PJICO

:

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

PVI

:


Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam

VAMA

:

Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam

SVIC

:

Công ty cổ phần bảo hiểm SHB - VINACOMIN

4
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tình hình tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Bảng 2.1: Tổng doanh thu và doanh thu phí bảo hiểm gốc
Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh bảo tại Bảo hiểm Bảo việt Thanh hoá giai
đoạn 2013-2015
Bảng 2.3: Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe tại Bảo Việt Thanh Hoá giai
đoạn 2013-2015
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới trên

tổng doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Thanh Hoá giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.6: Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.7: Chi phí giám định bảo hiểm vật chất xe giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.8: Tình hình bồi thường bảo hiểm vật chất xe giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.9: Kết quả hoạt độngkinh doanh bảo hiểm VCXCG tại Bảo Việt
Thanh Hoá
Bảng 3.: Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2010-2015

5
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

6
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào
các ngành dịch vụ. Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn
diện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động.

Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn
góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ
chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì
nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn
thiện. Bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu, trong đó có bảo
hiểm vật chất xe cơ giới. Vì việc vận chuyển bằng xe cơ giới rất thuận tiện:
tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, giá cả hợp lý, phù hợp với điều
kiện địa lý…nên được hầu hết mọi người sử dụng. Nhưng bên cạnh đó thì vận
chuyển bằng xe cơ giới lại rất dễ gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ không lường
trước được. Những rủi ro này khi xảy ra ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài
sản của người tham gia lưu hành trên đường và của cả những người dân.
Chính vì thế khi triển khai loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới nó đã chứng
minh vai trò tích cực của mình là tài trợ, chia sẻ rủi ro với chủ xe, lái xe mỗi
khi lưu hành trên đường gặp rủi ro.
Giống như hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm vật chất xe cơ
giới cũng là một ngành dịch vụ, sản phẩm của loại hình bảo hiểm này là lời
cam kết đảm bảo của công ty bảo hiểm về việc khắc phục hậu quả, đền bù
thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm. Là sản phẩm của loại hình dịch vụ nên
nếu muốn thu hút và có được khách hàng, tạo lập một vị thế riêng cho mình
trên thị trường thì buộc các công ty bảo hiểm phải quan tâm đến khâu khai
thác là khâu đầu tiên trong kinh doanh bảo hiểm. Nhận biết được điều đó
7
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính-Kế toán thuộc Công ty Bảo Việt

Thanh Hoá, em đã chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển

nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Thanh Hoá ”
cho luận văn tốt nghiệp cho mình..
2.Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Làm rõ tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tài
Bảo hiểm Bảo Việt Thanh Hoá.
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới tại Bảo hiểm Bảo Việt Thanh Hoá.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo hiểm
Bảo Việt Thanh Hoá.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo việt Thanh
Hoá giai đoạn 2013 – 2015.
4.Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu để làm rõ tình hình triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo hiểm Bảo Việt Thanh
Hoá.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của đề tài gồm 3 chương và được sắp xếp như sau:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Chương 2: Tình hình kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ
giới tại Bảo hiểm Bảo việt Thanh hoá
8
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02



Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ
bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo hiểm Bảo việt Thanh hoá
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ts Trịnh Hữu Hạnh và ban
giám đốc cùng các anh, chị trong công ty Bảo Việt Thanh Hoá đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên luận văn tốt
nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các anh, chị trong công ty Bảo việt
Thanh hoá để luận văn có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thuý Hằng.

9
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ
GIỚI
1.1 Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
1.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm hoạt động của xe cơ giới

1.1.1.1 Một số khái niệm về xe cơ giới
- Xe cơ giới: là xe chạy trên đường bộ bằng động cơ của chính nó và có
ít nhất một chỗ ngồi. Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công,
xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào
mục đích an ninh, quốc phòng, xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy và các
loại xe cơ giới tương tự có tham gia giao thông.
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới: là loại hình Bảo hiểm tài sản và
nó được thể hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện có đối tượng bảo hiểm là
bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe
nhằm mục đích được bồi thường cho những thiệt hại vật chất đối với xe của
mình do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên. Vì vậy, để có thể trở thành
đối tượng được bảo hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo các điều kiện về mặt kĩ
thuật và pháp lý cho sự lưu hành, đó là: được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
đăng ký, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi
trường, giấy phép lưu hành xe.
- Loại hình bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới:
+ Phân loại theo đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm vật chất xe cơ giới bảo
hiểm cho xe ô tô, xe mô tô ( xe máy ) cả 2 bánh và 3 bánh
+ Phân loại theo bộ phận trên xe


Bảo hiểm vật chất toàn bộ xe: là bảo hiểm thiệt hại vật chất cho

toàn bộ tổng thành cấu tạo nên xe cơ giới và các trang thiết bị them so với
chiếc xe nguyên bản sau khi xuất xưởng.
10
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02



Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính


Bảo hiểm vật chất thân vỏ xe: là bảo hiểm thiệt hại vật chất của

các bộ phận cấu tạo nên tổng thành thân vỏ của xe cơ giới.
1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động của xe cơ giới
- Số lượng đầu xe tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng.
- Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt dã tốt và nó tham gia triệt để
vào quá trình vận chuyển vì vậy xác suất rủi ro là rất lớn
- Xe cơ giới tham gia vào giao thông phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ
tầng, thời tiết, khí hậu, địa hình…
- Xe cơ giới tham gia giao thông chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia
1.1.2 Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe
cơ giới
1.1.2.1 Sự cần thiết khách quan
Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và vị trí quan trọng trong ngành Giao
thông vận tải, giúp cho mọi hoạt động trở nên thuận tiện góp phần vào sự phát
triển chung của xã hội.
Ngày nay, ở Việt Nam, khi điều kiện kinh tế của người dân ngày càng
được nâng cao thì lượng xe cơ giới được sử dụng ngày một tăng lên trong khi
điều kiện cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp. Do đó, rủi ro tai nạn đối với các
chủ phương tiện khi tham gia giao thông luôn tiềm ẩn xảy ra bất cứ lúc nào.
Hơn nữa, xe cơ giới là xe có động cơ khỏe, tốc độ cao nên khả năng gây tai
nạn là rất cao.

11
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02



Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Bảng 1.1.Tình hình tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Chỉ tiêu

Số vụ tai nạn
Số vụ Tốc độ

Số người chết
Số người
Tốc độ

Số người bị thương
Số người
Tốc độ

( vụ)

tăng(%)

(người)

tăng(%)

(người)

tăng(%)


2012
2013
2014

36376
29385
25322

-19,2
-13,8

9838
9369
8.996

-4,7
-4

38060
29500
24417

-22,5
-17,2

2015

22827

-9,8


8727

-3

21069

-13,7

Năm

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia)
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn gồm:


Lái xe phóng nhanh, vượt ẩu, say rượu, xử lý kém…



Xe hư hỏng, chưa sửa chữa mà vẫn lưu hành.



Đường xá quanh co, lắm đèo nhiều dốc và không đảm bảo an





toàn.

Qua số liệu thống kê từ các báo thu thập được ở Cục cảnh sát giao thông
đường bộ, đường sắt rồi đến uỷ ban an toàn giao thông quốc gia… thì cho
thấy tình hình các vụ tai nạn giao thông có xu hướng giảm. Nhưng những vụ
tai nạn đã xảy ra đều là những vụ hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề tới
người và phương tiện tham gia giao thông. Theo Ngân hàng phát triển Châu á
ước tính mỗi năm thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra tại Việt Nam chừng
885 triệu USD. Như vậy mỗi năm chúng ta tự làm mất đi khoảng 1 tỷ đô la,
trong khi nhà nước ta còn nghèo và phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước
láng giềng nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu của những vụ tai nạn trên là do chính những người tham
gia giao thông: vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đạo đức của lái xe chưa
cao làm người tham gia giao thông khác phải chịu hậu quả…Bên cạnh đó còn
có một số nguyên nhân bên ngoài như chất lượng xe tham gia giao thông kém
12
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
và cũ, đường xá chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn, nhiều nơi còn không có biển
báo hay đèn tín hiệu giao thông…Trong những nguyên nhân trên thì lỗi của
người điều khiển giao thông chiếm 79,4%.
Thiệt hại về xe cơ giới gây ra là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến chủ phương tiện tham gia giao thông mà ảnh hưởng đến toàn xã hội. Làm
cho chủ xe bị chết, bị thương tật có thể là vĩnh viễn hay tạm thời, ảnh hưởng
lớn đến tình hình tài chính cũng như làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh
doanh của họ, tiếp theo đó là cuộc sống của cả gia đình, người thân, con cái
của họ cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra
đời như là một tất yếu khách quan đáp ứng được nhu cầu của chủ xe cũng

như nhu cầu của toàn xã hội.
1.1.2.2 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời đáp ứng nhu cầu của các chủ xe về
việc thành lập một quỹ bảo hiểm để chi trả cho những tổn thất xảy ra trong tai
nạn và lợi ích của nó đem lại cho xã hội là rất lớn, đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống bảo hiểm của mỗi quốc gia.
- Đầu tiên và cơ bản nhất Bảo hiểm vật chất xe cơ giới hỗ trợ trực tiếp
về mặt tải chính cho các chủ phương tiện không may gặp rủi ro tai nạn. Cụ
thể như việc các công ty bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình
sử dụng quỹ bảo hiểm đề chi trả bồi thường cho chủ phương tiện tạo điều kiện
cho họ sớm khắc phục hậu quả tai nạn và những khó khăn phát sinh, các
khoản chi phí bất thường. Nhờ vậy giúp các chủ xe ổn định về mặt tài chính,
hoạt động kinh doanh, đời sống sinh hoạt dân cư không bị gián đoạn. Vì vậy
tạo sự yên tâm làm việc cho các cá nhân, tổ chức góp phần bảo đảm an sinh
xã hội.
- Tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn góp phần nâng cao ý thức
tham gia giao thông của các chủ xe và lái xe. Việc gắn quyền lợi với trách
13
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
nhiệm cho mỗi chủ phương tiện buộc họ phải tham gia tích cực vào việc ngăn
ngừa, đề phòng tai nạn giao thông để bảo vệ tính mạng và tài sản của mình.
- Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, với mục đích là giảm những
thiệt hại cho chủ xe tham gia bảo hiểm góp phần giảm chi phí bồi thường, đòi
hỏi các công ty bảo hiểm phải có những biện pháp cần thiết đề đề phòng, hạn
chế rủi ro tai nạn xảy ra trên các tuyến đường giao thông bằng việc sử dụng

nguồn phí thu được đầu tư vào nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông tạo
sự an toàn chung trong lưu thông phương tiện giảm bớt áp lực chi tiêu cho
ngân sách Nhà nước, hoặc cũng có thể sử dụng nguồn phí để tuyên truyền,
quảng bá, tư vấn về an toàn giao thông...
- Mặt khác qua công tác thống kê rủi ro, xác định nguyên nhân tai nạn,
giám định tổn thất đối với các vụ tai nạn giao thông thuộc trách nhiệm của các
công ty bảo hiểm sẽ giúp các cơ quan chức năng đánh giá rủi ro, tìm ra những
nguyên nhân phố biến gây tai nạn từ đó đưa ra các biện pháp thiết thức để
phòng tránh tai nạn giao thông, xây dựng hoàn thiện khung pháp lý về trật tự
an toàn giao thông.
- Ngoài ra, Bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn góp phần tăng thu cho
ngân sách nhà nước. Khoàn thuế nộp vào ngân sách nhà nước hàng năm được
trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm trong
đó có bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nguồn thu quan trọng, đóng góp không
nhỏ và nguồn ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông cũng như các
lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân.

14
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
1.2 Nội dung cơ bản nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là toàn bộ các loại xe cơ
giới có giá trị, có đủ điều kiện về kỹ thuật và pháp lý cho việc lưu hành xe, có
giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam. Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng

ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và môi
trường.
Trong thực tế vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉ
khai thác bảo hiểm vật chất đối với xe ô tô mà hạn chế đối với xe mô tô.
Xét trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, khách hàng có thể tham gia bảo
hiểm toàn bộ vật chất thân xe hoặc từng bộ phận của xe.
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro khi xảy ra gây tổn
thất cho xe cơ giới sẽ được người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường.
1.2.2.1 Rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới, chủ xe cơ giới được bồi thường
cho những tổn thất gây ra bởi:
- Những tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong
những trường hợp: Đâm va; lật, đổ, rơi; hỏa hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể
khác rơi, va chạm vào.
- Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét
đánh, động đất, mưa đá, sóng thần.
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên
- Ngoài ra, bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn bảo hiểm cho các chi phí:
+ Chi phí ngăn ngừa tổn thất xảy ra thêm.
15
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
+ Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
+ Chi phí giám định thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.

1.2.2.2 Rủi ro loại trừ
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe.
- Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ ( áp dụng khi xe đang tham
gia giao thông ).
- Lái xe không có giấy phép lái xe ( hoặc giấy phép điều khiển xe ) hợp
lệ.
- Đua xe ( hợp pháp hoặc trái phép ).
- Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại,
ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Chiến tranh.
- Hao mòn, hỏng hóc do sử dụng, lão hóa, mất giá, hỏng hóc do khuyết
tật hoặc tổn thất thêm do sửa chữa, trong quá trình sửa chữa ( gồm cả chạy
thử ).
- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận thiết bị, máy móc mà không phải do
tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng bị ngập
nước.
- Tổn thất đối với săm lốp trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng
nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai
nạn.
- Mất cắp bộ phận xe.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe
16
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02



Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực đối với chủ xe mới. Tuy nhiên,
nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty
bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu
họ có yêu cầu.

17
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
1.2.3 Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
1.2.3.1 Giá trị bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe
tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
- Quy trình đánh giá giá trị bảo hiểm:
+ Chủ xe khai báo giá trị xe yêu cầu được bảo hiểm tại thời điểm tham
gia bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xác
nhận tình trạng của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, xem chiếc xe này
trong tình trạng như thế nào.
- Đối với những xe mới, bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trị
của chúng không quá phức tạp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào một
trong những giấy tờ sau để xác định giá trị bảo hiểm:
+ Giấy tờ, hóa đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối với
người mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài và người nhập khẩu.
+ Hóa đơn thu thuế trước bạ.

- Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau:
GTBH = CIF x (100% + T1) x (100% + T2)
Trong đó: T1 là thuế suất thuế nhập khẩu.
T2 là thuế suất tiêu thụ đặc biệt.
- Đối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm đòi
hỏi nhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới. Việc xác định giá trị xe
được căn cứ theo các yếu tố sau:
+ Giá mua xe ban đầu.
+ Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có
chất lượng tương đương.
+ Tình trạng hao mòn thực tế của xe. Sự hao mòn của xe được tính toán
18
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
dựa trên cơ sở sau: số km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sử
dụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thường
xuyên hoạt động…
+ Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế.
1.2.3.2 Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảo hiểm
hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người
bảo hiểm trong việc bồi thường.
Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia xe cơ giới thành
các tổng thành. Dựa vào cơ sở phân chia đó, công ty bảo hiểm có thể bảo
hiểm cho toàn bộ giá trị chiếc xe, bảo hiểm cho một phần giá trị của xe hoặc
bảo hiểm bộ phận cho chiếc xe được bảo hiểm.

Khi tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thì số tiền bảo hiểm đước xác định
căn cứ vào giá trị thực tế của xe vào thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là trường
hợp bảo hiểm đúng giá trị.
Trường hợp chủ xe muốn tham gia bảo hiểm dưới giá trị cũng được
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận, tuy nhiên thường kèm theo quy định về tỷ
lệ tối thiểu giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Đối với xe tham gia bảo
hiểm dưới giá trị, trừ khi có thỏa thuận khác, nếu thiệt hại xảy ra thì quy tắc tỷ
lệ sẽ được áp dụng để xác định số tiền bồi thường.
Ngoài việc bảo hiểm cho phần thiệt hại vật chất xảy ra đối với xe được
bảo hiểm, người bảo hiểm còn có thể đảm bảo cho một số chi phí liên quan
như chi phí hạn chế tổn thất, chi phí cẩu xe, kéo xe từ nơi bị tai nạn đến nơi
sửa chữa, chi phí giám định tổn thất.

19
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
1.2.4 Phí bảo hiểm
- Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà người tham
gia bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm sau khi kí kết hợp đồng bảo
hiểm. Các công ty bảo hiểm xác định mức phí bằng cách vận dụng linh hoạt
các quy định của Bộ Tài Chính.
Phí bảo hiểm là một tiêu chí ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Việc xác định hợp lý sẽ giúp mỗi công ty bảo
hiểm tạo nên sức hút đối với khách hàng. Khi xác định phí bảo hiểm các công
ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:



Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau,

mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho
từng loại xe. Thông thường, các công ty bảo sẽ đưa ra những biểu phí xác
định phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc
phân loại xe thành các nhóm dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc,
chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối
các xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chờ hàng nặng do
có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được công thêm một tỉ lệ nhất
định dựa trên mức phí cơ bản. Cũng giống như phương pháp tính phí của bảo
hiểm nói chung thì phí bảo hiểm đóng cho mỗi đầu xe với mỗi loại xe được
dựa trên công thức:
P=f+d
Với: P – phí thu mỗi đầu xe
d – phụ phí
f – phí thuần
Theo công thức trên, việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân
tố:


Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó. Căn cứ
20

Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần “f”
cho mỗi đầu xe như sau:
● Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó. Căn cứ vào số
liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần “f” cho mỗi
đầu xe như sau:

F
Với i = 1,2, ….
Trong đó:

Si – Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i
Ti – Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci – Số hoạt động thực tế trong năm thứ i
n – Thứ tự các năm lấy số liệu tính phí



Các chi phí khác, hay là phần phụ phí d, bao gồm các chi phí như

chỉ đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý … Phần phụ phí này thường được
tính bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường.


Khu vực giữ xe và để xe: Đây là yếu tố mà chỉ một số công ty

bảo hiểm quan tâm.


Mục đích sử dụng xe: Đây là yếu tố rất quan trọng trong xác


định phí bảo hiểm, là cơ sở để công ty bảo hiểm ước chừng được mức độ rủi
ro có thể xảy ra.


Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và

những người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm: Đây là yếu tố
mà công ty bảo hiểm dựa trên độ tuổi của người lái xe để áp dụng mức phí
bảo hiểm riêng bởi thực tế cho thấy rằng những người lái xe ít tuổi, ít kinh
nghiệm, hay những người quá lớn tuổi sẽ không có khả năng gặp rủi ro tai nạn
cao hơn. Các công ty thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần
21
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
tổn thất xảy ra với xe, đối với những người lái xe còn trẻ tuổi, mức miễn
thường sẽ cao hơn so với những lái xe lớn tuổi hơn.


Giảm phí bảo hiểm: Đây là một yêu tố mà công ty bảo hiểm áp

dụng nhằm khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm tại
công ty mình cùng với các chính sách giảm phí dựa theo số lượng xe. Đặc biệt
với một số xe hoạt động mang tính chất mùa vụ thì chủ xe chỉ phải đóng phí
cho những ngày hoạt động đó theo công thức:
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm * Số tháng xe hoạt động trong năm /12



Biểu phí đặc biệt: Đây là yếu tố mà công ty bảo hiểm áp dụng

riêng cho khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều việc tính toán
cũng tương tự như công thức trên tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng dựa trên:
+ Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm
+ Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở
những năm trước đó
+ Tỉ lệ phụ phí theo quy định của công ty
Trong trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung,
công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt
được tính được là cao hơn (hoặc bằng) mức phí chung thì công ty bảo hiểm sẽ
áp dụng mức phí chung.


Hoàn phí bảo hiểm: Đây là yếu tố mà công ty bảo hiểm sẽ áp

dụng cho những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, những
trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó.
Số phí hoàn sẽ được tính như sau:
Phí hoàn lại = Phí cả năm * số tháng xe không hoạt động * Tỉ lệ hoàn
22
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
lại phí /12
Thông thường tỉ lệ này sẽ là 80%, tùy theo công ty bảo hiểm mà tỉ lệ sẽ

khác nhau. Trong trường hợp chủ xe muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm khi
chưa hết hạn thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm
cho thời gian còn lại như công thức trên với điều kiện chủ xe chưa có lần nào
được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
1.2.5 Giám định và bồi thường
1.2.5.1 Nguyên tắc giám định
+ Phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn
( theo quy định chung là 5 ngày ). Nếu không tiến hành sớm được thì lý do
chậm trễ phải được thẻ hiện trong biên bản giám định.
+ Tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm về vật chất, tài sản đều
phải tiến hành giám định.
+ Trong trường hợp đặc biệt nếu bên bảo hiểm không thực hiện được
việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan chức
năng, chụp ảnh, hiện vật thu được, khai báo của chủ xe và kết quả điều tra.
+ Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của chủ xe, chủ tài
sản bị thiệt hại hoặc người có trách nhiệm được ủy quyền quản lý, sử dụng.
+ Mục đích giám định: xác định nguyên nhân tai nạn từ đó xác định
trách nhiệm của bảo hiểm, đánh giá, xác định thiệt hại cho việc bồi thường
được nhanh chóng, giúp việc tổng hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông để
có biện pháp phòng ngừa.
+ Yêu cầu của biên bản giám định phải khách quan, tỷ mỷ thể hiện đầy
đủ chi tiết những thiệt hại do tai nạn đồng thời đề xuất phương án khắc phục
thiệt hại một cách hợp lý và kinh tế nhất.

23
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
1.2.5.2 Nguyên tắc bồi thường
Giống như khâu giám định, bồi thường cũng là một khâu ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty bảo hiểm. Việc bồi thường chính
xác sẽ làm tăng sức hấp dẫn của công ty bảo hiểm với khách hàng, tạo nên uy
tín, tăng tính cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác.
Công tác bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc:


Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế

Công thức được dùng:
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế * STBH/GTBH



Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế

Theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, để trách việc trục lợi, công ty
bảo hiểm sẽ chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Hợp đồng bảo
hiểm sẽ không có hiệu lực khi người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với
STBH lớn hơn GTBH. Với các trường hợp vô ý, công ty bảo hiểm sẽ thực
hiện việc bồi thường đúng theo nguyên tắc STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và
luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.


Trường hợp tổn thất bộ phận

Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường dựa trên một trong 2 nguyên tắc trên,
cùng với đó giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng tỉ lệ giá trị

tổng thành xe.


Trường hợp tổn thất toàn bộ

Khi xe bị mất cắp, mất tích hoặc thiệt hại nặng đến mức không thể sửa
chữa phục hồi hoặc chi phí phục hồi lớn hơn giá trị thực tế của xe, công ty
bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe với STBT lớn nhất bằng STBH và trừ
khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với
giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.
24
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm còn phải áp dụng các nguyên tắc sau:


Khi bồi thường cho tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổng

thành thì phải trừ khấu hao đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với
giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn. Nếu tổn thất
xảy ra trước ngày 16 của tháng, tháng đó không phải tính khấu hao. Còn nếu
tổn thất xảy ra từ ngày 16 trở đi thì tính khấu hao cho tháng đó. Công ty bảo
hiểm có trách nhiệm thu hồi những bộ phận được thay thế hoặc đã được bồi
thường toàn bộ giá trị.



Khi bồi thường cho chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận

hoặc tổng thành xe, số tiền bồi thường được dựa trên thiệt hại của bộ phận
hay tổng thành đó, phải được giới hạn bằng tỉ lệ giá trị tổng thành xe của bộ
phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm.


Khi bồi thường cho trường hợp xảy ra có liên quan đến trách

nhiệm của người thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ sẽ phải yêu cầu chủ xe bảo lưu
quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm
theo toàn bộ hồ sơn, chứng từ có liên quan.


Bảo hiểm trùng. Với trường hợp này, công ty bảo hiểm giới hạn

trách nhiệm bồi thường của mình theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong
giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng của những số tiền
bảo hiểm ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai bảo hiểm xe cơ giới
của doanh nghiệp bảo hiểm
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển của loại hình
bảo hiểm xe cơ giới. Xét theo nguồn gốc, các yếu tố này có thể chia ra thành:
các yếu tố bên trong của bản thân từng doanh nghiệp bảo hiểm và các yếu tố
tác động bên ngoài.

25
Sv: Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp:CQ50/03.02



×