Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIẢI PHÁP GIÚP HS LỚP 12 TIẾP THU TỐT TÁC PHẨM ĐÀN GHITA CỦA LORCA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.95 KB, 6 trang )

GIÚP HỌC SINH 12 TIẾP CẬN TÁC PHẨM ĐÀN GHI TA CỦA
LOR-CA – THANH THẢO
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông nói chung, chương trình Ngữ văn lớp 12 nói
riêng có một số bài khó gây không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc tiếp cận,
thậm chí có lúc làm cho ta cảm thấy bất lực trước những thi phẩm “dù hay thì thật là hay
nhưng đem ra giảng dạy thì thật khó vô cùng”. Khó khăn gay cấn đến tưởng như bất lực
nhưng ý thức nghề nghiệp không cho phép giáo viên chúng ta được phép buông xuôi. Chính
vì vậy mà mỗi GV chúng ta bằng kinh nghiêm và hiểu biết của mình, cùng nhau suy nghĩ,
tìm tòi, khám phá mong tìm được phương án tối ưu trong việc giải quyết “những tác phẩm
được coi là khó nuốt” này .
Trong số những tác phẩm khó ấy, thì tác phẩm “Đàn ghita của Lor-ca” của tác giả Thanh
Thảo trong chương trình ngữ văn 12 (tập 1) là một tác phẩm tiêu biểu nhất.
Việc tìm ra một phương pháp tiếp cận tốt nhất đối với tác phẩm là một vấn đề không dễ
đối với cả thầy và trò.
II- NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHẮC PHỤC:
Qua 4 năm được phân công giảng dạy chương trình ngữ văn 12, tôi đã tìm ra một số
nguyên nhân sau đã khiến học sinh thậm chí giáo viên cảm thấy khó truyền đạt, tiếp
thu tác phẩm.
1. Nguyên nhân:
Tác phẩm quá mới lạ (về hình thức và nội dung) đối với học sinh.
Với “Đàn ghi ta của Lor-ca” quả là một “bài toán” khó, cực khó bởi “bài toán bằng
thơ” này có nhiều điểm mới lạ.
- Cái mới lạ thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử dạy học môn văn (đọc văn) ở trường
THPT, bài thơ mới được đưa vào SGK Ngữ văn 12. Ngay nhà thơ Thanh Thảo khá nổi
tiếng ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược và giai đoạn đổi
mới sau này, nhiều GV ở phổ thông kể cả đại học ( trừ số GV dạy môn Văn học Việt Nam
hiện đại) cũng không biết hoặc chỉ biết thoáng qua.
- Cái mới lạ thứ hai là đối tượng thẩm mĩ liên quan trực tiếp đến đề tài của bài thơ.
Trong bài thơ này, Thanh Thảo viết về nhà thơ vĩ đại nhất của Tây Ban Nha ở thế kỉ XX. Đó
là một hiện tượng đặc biệt, một ngôi sao sáng trong văn học nghệ thuật Tây Ban Nha. Hầu


hết các GV có lẽ lần đầu tiên mới biết đến Gar-xi-a Lor-ca, một tài năng trên nhiều lĩnh vực :
thơ ca, âm nhạc, hội họa, sân khấu của Tây Ban Nha.Vì vậy, đối tượng thẩm mĩ trong bài thơ
này cũng rất xa lạ đối với nhiều GV.
- Cái mới lạ thứ ba là thể thơ, tư duy thơ và những sáng tạo rất độc đáo của nhà thơ
Thanh Thảo. Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám
1945, nếu như thơ Hàn Mạc Tử, thơ Chế Lan Viên và chừng nào đó ở Xuân Diệu ít nhiều
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực thì ở “Đàn ghi ta của Lor- ca” lại rất đậm màu sắc
của chủ nghĩa siêu thực. Có thể nói cho đến hiện nay, Thanh Thảo là nhà thơ số một của Việt
Nam bày tỏ được lòng ngưỡng mộ, sự tri ân và tri âm sâu sắc nhất đối với tài năng và nhân
cách của Lor- ca thông qua “tiếng thơ vang động đất trời”. Đó còn là sự đồng điệu trong tâm
hồn nghệ sĩ của nhà thơ Thanh Thảo Việt Nam với thi hào Gar-xi-a Lor-ca của Tây Ban Nha.
Do vậy, ở đây không chỉ có tình nghệ sĩ mà còn có tình quốc tế cao cả.
Trong ba cái mới lạ trên, thì cái mới lạ thứ nhất và thứ hai là do tâm lí nên dần dần sẽ
khắc phục được theo qui luật trước lạ sau quen. Còn cái lạ thứ ba mới là cái khó cần phải có
cách xử lí để giải mã hình tượng thơ. Bài thơ không còn là cái hiện thực của “bức ảnh chủ
quan của thế giới khách quan” (Lê nin : “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê


phán”) nữa mà là cái phi hiện thực (siêu thực) của “bức ảnh chủ quan của thế giới khách
quan”
Yếu tố thời gian trong bài thơ không theo một trình tự nhất định mà từ quá khứ đến
hiện tại, rồi quá khứ đến hiện tại. Cứ như thế gần như quá khứ đến hiện tại chồng lên nhau.
Yếu tố thời gian như vậy cũng là một trong những biểu hiện của siêu thực.
2. Định hướng khắc phục:
2.1 Việc chuẩn bị của giáo viên:
Để giúp thẩm định tốt nhất “Đàn ghi ta của lor-ca” mỗi GV cần :
-Tìm hiểu, nắm vững cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lor-ca (xem phần tiểu dẫn
trong SGK) Phần chú thích trong các tài liệu sau : SGK Ngữ văn 12 tập 1 (bộ CB và bộ
NC), sách văn học lớp 8 tập II-NXBGD,1998 ; một số thông tin trên mạng Internet.
Qua việc khai thác, sưu tập, tìm hiểu này, ta có thể nhận biết : Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a

Lor-ca (1898-1936) là một tài năng đích thực chói sáng của văn học hiện đại Tây Ban Nha.
Ông là một tài năng trên nhiều lĩnh vực : Thơ ca, âm nhạc, hội họa, sân khấu. Ông đi
nhiều viết nhiều (để lại 8 tập thơ, 12 kịch bản sân khấu). Thơ ông đã được dịch ra nhiều thứ
tiếng trên thế giới trong đó có Việt Nam qua bản dịch của Hoàng Hưng, Nguyễn Viết Thắng,
Thanh Tịnh, Tế Hanh, Bằng Việt… với một số bài thơ tiêu biểu như Bài hát (Tế Hanh phỏng
dịch), Không đề và Từ biệt (Bằng Việt dịch). Ông là một nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống và
yêu nhân dân tha thiết. Thơ ông giàu màu sắc, giàu nhạc điệu, mang đậm hơi thở của cuộc
sống, vừa đậm chất dân ca vừa đậm chất tượng trưng, siêu thực. Ông còn là một nhà tư
tưởng, nhà cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Tên tuổi và sự nghiệp của Lor-ca đã có ảnh
hưởng lớn không chỉ ở đất nước Tây Ban Nha mà còn lan rộng sang nhiều nước Tây Âu.
Ông đã bị bè lũ Phrăng-cô giết hại năm 1936 lúc 38 tuổi. Tên tuổi của Lor-ca đã trở thành
một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu
chống chủ nghĩa phát xít bảo vệ giá trị văn hóa văn minh tiến bộ trên thế giới.
- Tìm hiểu về tác giả Đàn ghi ta của Lor-ca ( Phần tiểu dẫn trong SGK) cần nắm được
một số nét chính :
+ Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Đặc điểm thơ Thanh Thảo: Giàu suy tư, suy tưởng mãnh liệt, phóng túng trong xúc
cảm. Thơ ông mang tính chất triết luận sâu sắc, thơ xúc cảm, trí tuệ,
+ Thanh Thảo tiếp nhận ,vận dụng tốt tính chất thơ tượng trưng, siêu thực ngay chính
nhà thơ Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca. Thi liệu anh viết về Lor-ca có khá nhiều thi ảnh trong
thế giới nghệ thuật của Lor-ca như : đàn ghi ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng
đỏ, kị sĩ đơn độc, áo choàng, đấu sĩ, cô gái Di gan, lá bùa hô mệnh...
- Cần nắm được quan niệm mĩ học của chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa tượng
trưng.
Chủ nghĩa siêu thực đề ra một hệ thống quan điểm mĩ học gồm :
+ Đề cao và chú trọng khai thác cái ngẫu hứng, cái bất ngờ trong thế giới vô thức, thế
giới hạ ý thức.
+ Đề cao vai trò của cái hỗn độn, phi logic, phi luận lí. Họ vứt bỏ mọi phân tích lo gic,
mọi suy luận lí tính. Do đề cao ngẫu hứng, các nhà siêu thực cho rằng thơ ca là sự tự động
tuôn trào của mạch cảm xúc theo “chủ nghĩa tự động tâm linh”. Vì vậy về phương pháp

sáng tác các nhà siêu thực không ngần ngại gạt bỏ mọi qui tắc ngữ pháp, cú pháp, không sử
dụng các dấu chấm câu, gạt bỏ qui tắc logic của lí tính. Họ đề cao sự liên tưởng cá nhân độc
đáo, liên tưởng tự do.
+ Các nhà siêu thực chủ trương phá vỡ sự ngăn cách giữa khách thể và chủ thể. Đây là
điểm tạo sự bí hiểm, khó hiểu của thơ ca siêu thực. Ngay thuật ngữ siêu thực cũng nhằm
phân biệt với chủ nghĩa hiện thực.


Chủ nghĩa tượng trưng. Chủ nghĩa tượng trưng đối lập với chủ nghĩa tự nhiên và chủ
nghĩa hiện thực trong văn học. Đối lập với chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa duy vật trong
triết học .
+ Thơ ca tượng trưng hướng tới không công nhận sự mô tả khách quan. Hình tượng
trong thơ tượng trưng mang tính chất đa nghĩa, bất định. Thơ tượng trưng yêu cầu trước hết
“thơ phải có nhạc tính” .
+ Lối sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng- với lối liên tưởng, lối nói bóng gió với vai
trò đặc biệt của văn cảnh đã góp phần cách tân và mở rộng công thức nghệ thuật.
+ Về cấu trúc : Thơ tượng trưng hay thơ siêu thực đều không sử dụng hình thức tuyến
tính mà chuyển sang hình thức bề nổi, có thể cảm nhận bằng hình thức kĩ thuật in ấn hay
hình thức âm thanh, Đi vào cấu trúc không gian với cách thức biểu hiện là không vần và
cách thức đảo lộn ngữ pháp cổ điển, cắt rời câu chữ để tạo ra một trật tự mới, tạo ra loại ngôn
ngữ mang màu sắc mới trên cơ sở các ngữ căn có sẵn.
- Tìm hiểu phim tư liệu “Học cùng nhà thơ Thanh Thảo ”
Qua “Trò chuyện với tác giả Đàn ghi ta của Lor-ca” (trên internet) giúp ta biết được
nhiều điều bổ ích như :
Biết được hoàn cảnh ra đời, sự hấp dẫn của Lor-ca và thơ Lor-ca đối với Thanh Thảo,
cách xây dựng những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ, sự “gặp gỡ” của những tư tưởng có
cùng khát vọng tìm kiếm cái mới cái đẹp trong thế giới vô cùng, vô tận của Chân, Thiện, Mĩ
sẽ tạo ra thứ văn chương muôn đời trở thành chân lí nghệ thuật” (3). Đây là sự cộng hưởng,
sự đồng cảm, đồng điệu, đồng tình, đồng chí, một sự tri âm sâu sắc giữa hai nhà thơ.
Từ đó, ta cũng có thể nắm được cảm hứng chủ đạo của bài thơ là xuất phát từ lòng

ngưỡng mộ sâu sắc về tài năng và nhân cách cao đẹp của Lor-ca, từ sự đồng cảm và nỗi đau
vô hạn trước số phận bi thảm và niềm tin mãnh liệt về sự bất tử của sự nghiệp mà Gar-xi-a
Lor-ca để lại Ở đây có sự giao hòa, giao cảm giữa tâm hồn hai nghệ sĩ.Từ việc nhận biết cảm
hứng chủ đạo đó giúp ta nắm được mạch cảm xúc bài thơ để có phương hướng tiếp cận.
Tóm lại,với những bài mới, khó việc tìm hiểu tài liệu từ internet mở rộng thêm sự hiểu
biết là điều cần thiết. Tham khảo được càng nhiều tài liệu liên quan đến bài dạy là điều kiện
tốt để tiếp giúp chúng ta tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là căn cứ vào sự
tồn tại đích thực của hình tượng thơ trong chính văn bản để phân tích, giải mã.
2.2 Việc chuẩn bị của học sinh:
- GV nên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc trước bài thơ từ 3 đến 4 lần.
- Đọc kỹ phần tiểu dẫn, phần chú thích ở SGK.
- Tìm và gạch chân những từ, hình ảnh, cách diễn đạt mà các em cho là khó hiểu.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
2.3. Giúp học sinh hiểu nội dung thông qua hệ thống hình ảnh tượng trưng, siêu
thực:
Đây là một tác phẩm được xây dựng bằng bút pháp tượng trưng, siêu thực. Thông qua
hệ thống hình ảnh, âm thanh mà nội dung của bài thơ được bộc lộ. Chính vì vậy mà một
trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của bài giảng là việc
người giáo viên phải nắm rõ hệ thống hình ảnh trong bài thơ với những ý nghĩa của chúng.
Người giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh minh hoạ, gợi không khí để học sinh có thể suy
nghĩ và cảm nhận để tìm ra ẩn số đằng sau hệ thống hình ảnh. Cụ thể như :
2.3.1 Khi phân tích kết cấu bài thơ :
Âm thanh tiếng đàn Li-la li-la li-la ở câu 3 khổ đầu bài thơ được nhắc lại trọn vẹn ở
cuối bài thơ tạo nên kết cấu đầu và cuối tương ứng với nhau. Âm hưởng tiếng đàn vang lên
từ đầu chí cuối bài thơ. Kết cấu đầu, cuối tương ứng tạo nên 2 hiệu quả thẩm mĩ :


- Diễn tả được sự trọn đời với nghệ thuật của thi hào Gar-xi-a Lor-ca.
- Thể hiện được tiếng đàn của Lor-ca sống mãi với thời gian. Tiếng đàn ấy trở nên bất
tử, bất diệt, vượt lên mọi giới hạn của không gian, thời gian.

2.3.2 Khi Phân tích Hình tượng Lor-ca (6 câu thơ đầu ) :
- Tập trung phân tích các hình ảnh :
+ Tiếng đàn bọt nước (biện pháp so sánh theo lối ẩn dụ bổ sung, chuyển đổi cảm giác) sự
nghiệp của Lor - ca phập phồng, dễ vỡ tan, gợi sự mong manh, thổn thức.
+ Hình ảnh:
 Áo choàng đỏ gắt  hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót - một loại hình sinh hoạt
văn hóa Tây Ban Nha. Gam màu nóng đặt trong mối liên hệ với cụm từ Tây Ban Nha phía
trước sẽ hiện lên một Tây Ban Nha đang rất nóng bới tình hình chính trị bất ổn với những
cuộc đàn áp đẫm máu của bọn phản động Phrăng-cô. Cả Tây Ban Nha đang trở thành một
đấu trường khốc liệt không còn là giữa người với bò mà là giữa người với người, giữa những
người dân chủ, tự to và chủ nghĩa phát xít và H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân
chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ.
Lang thang về miền đơn độc  Sự tự do, nhưng lẻ loi, đơn độc.
 Vầng trăng chếnh choáng  Ngất ngây, say mê trước cái đẹp.
 Yên ngựa mỏi mòn  Gợi cuộc hành trình, mòn mỏi đi tìm cái đẹp.
Lor- ca đang rong ruổi giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông rộng lớn của đất trời Tây
Ban Nha, thể hiện niềm say mê nghệ thuật của một nghệ sĩ mang tinh thần tự do, dân
chủ, tiên phong vì sự nghiệp cao cả
 Hình ảnh Lor-ca : Xuất hiện trên nền văn hóa TBN, gười nghệ sĩ tự do, mạnh mẽ, kiếp
sống cô đơn trên hành trình đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn, trước thời cuộc chính
trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi.
2.3.3 Khi Phân tích Cái chết oan khuất của Lor-ca (12 câu thơ tiếp ) :
- “Tây Ban Nha”  Lor-ca
- “Hát nghiêu ngao”:  vẫn với tiếng hát tự do yêu đời của người nghệ sĩ, say mê đi tìm cái
đẹp.
Nhưng:
- “bỗng kinh hoàng”  Gợi lên sự Đột ngột, khủng khiếp.
- áo choàng bê bết đỏ  Vừa là hình ảnh thực vừa là hoán dụ màu đỏ của máu, nói đến cái
chết đến với Lor-ca, Lor – ca bị điệu về bãi bắn”
Làm bật nổi cái chết bi thảm của thi hào Lor- ca, qua đó cũng cho thấy được tính chất

điên cuồng và tội ác man rợ của bọn phát xít Phrăng-cô đối với người nghệ sĩ thiên tài.
- Thái độ của Lor- ca trước cái chết:
+ “Chàng đi như người mộng du”  Không nghĩ tới sự nguy hiểm trước mặt, người nghệ
sĩ vẫn mải mê với khát vọng sáng tạo nghệ thuật, chàng đi vào cõi chết với những bước đi
chập chờn như đang trong giấc mộng.
- Tiếng đàn là linh hồn của người nghệ sĩ với những cung bậc vở òa thành những màu sắc,
hình khối:
+ Sắc màu:
 Tiếng ghi ta nâu: màu của vỏ đàn, màu dân tộcTình yêu nghệ thuật, yêu dân tộc.
 Tiếng ghi ta lá xanh: Màu của sự sống, của hi vọng về khát vọng cách tân nghệ thuật.
+ Hình khối:


 Tiếng ghi ta tròn bọt nước vở tan  Đời người nghệ sĩ mong manh, chưa trọn ước
nguyện
 Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy  gợi sự đau đớn, tức tưởi, nghẹn ngào
Tình yêu và khát vọng>Cái đẹp và bạo tàn.
 Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng, tác
giả tái hiện cái chết oan khuất, bi thảm của Lor-ca nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn
người nghệ sĩ vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy là nỗi đau và tình yêu cái chết và sự bất tử
hòa quyện vào nhau.
2.3.4 Suy nghĩ về Lor-ca - cái chết và sự bất tử:
Trước lúc qua đời Lor-ca với tâm nguyện được thể hiện trong câu thơ đề từ:
- Lời Lor-ca (đề từ): “Khi tôi chết hãy chôn tôi tôi với cây đàn .”
Có ý nghĩa:
+ Sự gắn bó khăng khít như hình với bóng giữa Lor- ca với cây đàn ghi ta. Đàn ghi ta trở
thành biểu tượng của nghệ thuật đó là niềm đam mê, tình yêu nghệ thuật, đất nước.
+ Mong muốn người sau hãy biết quên nghệ thuật của ông để tìm hướng đi mới phù hợp với
xã hội sau.

Dù thế nhưng:
- “Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” (So sánh chuyển đổi)
 Sự lan tỏa, sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca, nó quá đẹp, quá mới, quá tiến bộ
ne6nv không ai dám vượt qua cái cũ – tư tương nghệ thuật Lor-ca tìm ra, vì đó là cái đẹp
muôn đời, luôn có giá trị.
- “Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng”
-> so sánh vầng trăng như giọt nước mắt “long lanh trong đáy giếng”, mãi soi vào đáy
giếng nỗi tiếc thương vô hạn của bao người trên thế giới trước cái chết của thi hào Gár-xi-a
Lor-ca. Cái đẹp đã tìm được sự đồng cảm.
 Dù ông chết nhưng không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật
của ông
- Đường chỉ tay đã đứt: tượng trưng cho sự đứt đoạn của số mệnh, số phận nghiệt ngã và
ngắn ngủi. Câu thơ chứa đựng cả nỗi tiếc thương vô hạn của Thanh Thảo.
- Dòng sông rộng vô cùng: là dòng sông cuộc đời và cũng là dòng sông nghệ thuật Ở
đây có sự đối lập giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của trời đất, của cuộc sống..
- Lor- ca...ghi ta bạc: Lor- ca đi vào cõi vĩnh hằng với tâm hồn thanh thản
- Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho sự giải thoát, giã từ
những ràng buộc trần gian.
- Điệp khúc: Li la li la li la-> Khép lại thi phẩm nhưng đồng thời cũng là sự mở ra là chuỗi
âm thanh : li-la li-la li-la…sau đó với dấu ba chấm như sự kéo dài của chuỗi âm thanh vô
tận trong tiếng đàn ghi ta của Lor-ca đang ngân vang, ngân vang mãi trong không gian và
thời gian vĩnh hằng. Cuộc đời, sự nghiệp của Lor-ca vang vọng mãi ngàn đời trong sự tiếc
thương hòa lẫn mến mộ, cảm phục, đồng cảm và tri âm của nhà thơ. Đó là sức sống bất diệt
của Lor-ca.


KCC




×