Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 168 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VIẾT LONG

KIỂM SOÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU QUA BIÊN GIỚI
THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VIẾT LONG

KIỂM SOÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU QUA BIÊN GIỚI
THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9380107

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THƢƠNG HUYỀN


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các thông tin được trình bày trong luận án là công
trình của cá nhân tác giả. Thông tin, tài liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết luận khoa học về nội dung công trình chưa được công bố trên
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án

Trần Viết Long


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................ 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 8
1.2. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 18
1.3. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 21
1.4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 23
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
QUA BIÊN GIỚI THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN ........................................... 28
2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới ... 28
2.2. Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan ......... 41
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU QUA
BIÊN GIỚI THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY .......... 68
3.1. Thực trạng các quy định của pháp luật hải quan Việt Nam về kiểm soát
hàng hóa nhập khẩu qua biên giới ........................................................................ 68
3.2. Thực tiễn thực hiện nội dung kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới

theo pháp luật hải quan Việt Nam ........................................................................ 93
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và một số vấn đề đặt ra qua thực tiễn
kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan Việt Nam
hiện nay ............................................................................................................... 116
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU QUA BIÊN GIỚI THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN
VIỆT NAM ............................................................................................................ 125
4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới
ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 125
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới
theo pháp luật hải quan Việt Nam ...................................................................... 127
4.3. Một số giải pháp khác .................................................................................. 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
ĐƢỢC CÔNG BỐ ................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BTC

: Bộ tài chính

DN


: Doanh nghiệp

EU

: Liên minh Châu Âu

EVFTA

: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

GATT

: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GTGT

: Giá trị gia tăng

HS

: Mã số hàng hóa

KSRR

: Kiểm soát rủi ro

KTSTQ

: Kiểm tra sau thông quan


MFN

: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

NCS

: Nghiên cứu sinh

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NK

: Nhập khẩu

NQ

: Nghị quyết

NSNN

: Ngân sách nhà nước



: Quyết định

QLRR


: Quản lý rủi ro

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TRIPS

: Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền

sở hữu trí tuệ
TTHQĐT

: Thủ tục hải quan điện tử

TW

: Trung ương

USD

: Đô la Mỹ


VNACCS/VCIS


: Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa
quốc gia

VPCP

: Văn phòng chính phủ

WCO

: Tổ chức hải quan thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

XNK

: Xuất nhập khẩu

HQCK :

: Hải quan cửa khẩu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hóa, giao thương giữa các quốc gia trên thế giới đã được
thiết lập một cách mạnh mẽ thông qua việc gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế về
thương mại. Ở Việt Nam, hoạt động hợp tác thương mại đã mang lại nhiều lớn ích
to lớn cho sự phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt sau khi gia nhập WTO quan hệ

thương mại ghi nhận những “dấu mốc” ấn tượng, kinh tế có nhiều sự thay đổi vượt
bậc, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Để đạt được những
mục tiêu đó, nhà nước kịp thời đưa ra các chính sách, chủ trương nhất quán có tính
ổn định trong quản lý kinh tế. Các văn bản pháp lý làm cơ sở nền tảng cho việc định
hướng, thực thi pháp luật thương mại, hợp tác quốc tế được đưa ra phù hợp. Cụ thể,
ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập
kinh tế quốc tế [4]. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về yêu cầu hoàn thiện
pháp luật trong hội nhập kinh tế quốc tế; Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 về
việc đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 như yêu
cầu tăng cường việc hoàn thiện pháp luật phải hài hòa các lợi ích quốc gia, tăng
cường hài hòa hóa và nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Nghị quyết 22/NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế. Trong sự phát triển
mạnh mẽ về thương mại đó, hải quan đóng một vai trò quan trọng đối với việc thực
thi các chính sách, pháp luật xuất nhập khẩu qua biên giới. Chính phủ đã có những
hành động đột phá như đẩy mạnh cải cách hành chính hải quan, thiết lập mạng lưới
kết nối doanh nghiệp với cơ quan quản lý, xây dựng Chính phủ “kiến tạo”, với
phương châm lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người tiêu dùng làm mục tiêu hành
động; Lắng nghe, tiếp xúc và thực hiện chính sách, pháp luật về thuế, đầu tư và hải
quan kịp thời, phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế quốc gia và thế giới.
Trong lộ trình điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế quốc tế, ngày 28/12/2011,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 [18]
với mục tiêu cụ thể như: chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng

1


hóa, kiểm soát nhập khẩu; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của
hiệp hội ngành hàng.
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan đã được

hình thành từ lâu. Quá trình kiểm soát đã mang lại những mặt tích cực đối với nền
kinh tế, đáp ứng yêu cầu về hội nhập, hỗ trợ hiệu quả trong thực thi chính sách của
Đảng và nhà nước về hải quan, đảm bảo tính thiết thực đối với việc kiểm tra, giám
sát, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất nhập khẩu; Hạn chế các
hành vi gian lận thương mại, đầu tư, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, thực thi hiệu
quả các cam kết đối với thương mại, hải quan trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia, dần dần nâng cao mức sống và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng
nội địa. Quá trình cải cách hải quan cũng đã xây dựng lực lượng hải quan đạt trình
độ cao, chuyên nghiệp, chuyên sâu, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Tuy nhiên, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải
quan cũng tồn tại bất cập về góc độ pháp luật và tổ chức thực hiện. Vì vậy cần được
hoàn thiện, nâng cao hiệu quả là yêu cầu cấp thiết. Sự biến động, phức tạp của hoạt
động thương mại đã kéo theo những mặt trái trong quá trình quản lý và kiểm soát
hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan, đặc biệt ở các khu vực
cửa khẩu có dung lượng hàng hóa nhập khẩu lớn và thường xuyên. Hiện tượng vi
phạm pháp luật về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới đang báo động và
diễn biến phức tạp. Cụ thể “năm 2015, toàn ngành hải quan phát hiện và xử lý vi
phạm hành chính trên 18.500 vụ; khởi tố hình sự 130 vụ. Riêng thành phố Hồ Chí
Minh, từ đầu năm 2016 đến ngày 18/2, Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh phát
hiện 187 vụ vi phạm pháp luật hải quan, trị giá trên 57 tỷ đồng. Trong đó, có 5 vụ
buôn lậu, 29 vụ gian lận thương mại. Chỉ trong quý I năm 2016, lực lượng kiểm
soát hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn, tuần tra,
kiểm tra, kiểm soát, phát hiện 231 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 220 tỷ đồng; 22 vụ ma túy, tiền chất;
3.695 vụ vi phạm hành chính, 7 vụ vi phạm hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và

2


74 vụ vi phạm khác. Xử phạt vi phạm hành chính: Cảnh cáo 87 vụ; phạt tiền: 3.684

vụ; tịch thu tang vật 148 vụ; hình thức khác: 25 vụ; thu nộp ngân sách hơn 29 tỷ
đồng. Lực lượng hải quan khởi tố 12 vụ và chuyển cơ quan khác khởi tố 19 vụ”
[110]. Từ ngày 16-12-2017 tới ngày 15-12-2018, lực lượng kiểm soát Hải quan toàn
ngành đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.633 vụ việc vi phạm trong
lĩnh vực hải quan (tăng 9,54 %); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1.702 tỷ
đồng (tăng hơn 115,61 %); thu ngân sách đạt gần 351 tỷ đồng (tăng 4,83 %) so với
cùng kỳ năm 2017. Cơ quan Hải quan khởi tố 62 vụ án hình sự, chuyển cơ quan
khác kiến nghị khởi tố 133 vụ. Riêng về ma túy, toàn ngành hải quan đã chủ trì,
phối hợp phát hiện, bắt giữ 216 vụ vi phạm liên quan đến chất ma túy, thuốc gây
nghiện hướng thần và xuất nhập khẩu tiền chất (tăng 115 vụ, tương đương tăng
113,86% so với cùng kỳ năm 2017).
Trước thực trạng đó, yêu cầu đặt ra ở Việt Nam hiện nay là nghiên cứu những
vấn đề lý luận có khoa học, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng pháp luật và
tổ chức thực hiện để đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng
hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan có tính hệ thống, chuẩn mực và
tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế đáp ứng yêu cầu đặt ra trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay có ý nghĩa quan trọng. Từ những luận giải trên, tác giả chọn đề tài
“Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan ở Việt
Nam hiện nay” để làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kiểm
soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới, đưa ra các luận cứ khoa học pháp lý và thực
tiễn nhằm đánh giá khách quan thực trạng kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên
giới để đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng hóa nhập
khẩu theo pháp luật hải quan ở Việt Nam hiện nay.

3



2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua
biên giới;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua
biên giới theo pháp luật hải quan ở Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan ở Việt Nam
hiện nay và thời gian tới có tính khả thi và hiệu quả.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực trạng kiểm
soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới, các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu
quả kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan ở Việt
Nam. Luận án không nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự, hành chính,
hình sự về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới. Tuy nhiên, các quy định
pháp luật có liên quan về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu
qua biên giới sẽ được phân tích một số vấn đề cụ thể. Pháp luật nước ngoài trong
kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới được nghiên cứu và trình bày lồng
ghép có tính so sánh trong các nội dung có liên quan của luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu các nội dung về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên
giới theo pháp luật hải quan ở góc độ lý luận và thực tiễn. Luận án tập trung nghiên
cứu nội dung liên quan đến kiểm soát tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, chất
lượng, xuất xứ, trị giá hải quan và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan. Các vấn đề về nghiệp vụ chuyên
sâu luận án chỉ đề cập mức độ nhất định trong quá trình triển khai nội dung chủ yếu
mà luận án nghiên cứu đặt ra.
- Luận án tập trung nghiên cứu kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới
theo pháp luật hải quan ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay.


4


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm, thế giới quan của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về định hướng và giải pháp hoàn
thiện các quy định pháp luật về kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường, về hội nhập kinh tế, hợp tác quốc tế về hải quan trong xu thế toàn
cầu hóa, đa phương hóa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu các nội dung cụ thể, ngoài phương pháp truyền thống
là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội và khoa học pháp lý: phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp luật học so sánh,
phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin. Luận án được thực hiện theo
cách tiếp cận chuyên ngành pháp lý và hải quan, tiếp cận liên ngành, đa ngành trong
nghiên cứu khoa học. Cụ thể, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được
tác giả sử dụng xuyên suốt trong chương 1,2,3,4 của luận án. Phương pháp thống
kê, xử lý thông tin tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 4 của luận án.
Các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng trong từng chương tùy thuộc
vào góc độ nghiên cứu và phạm vi nội dung mà luận án đề cập đến.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án hệ thống và làm rõ thêm cơ sở khoa học của kiểm soát hàng
hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan qua các vấn đề cụ thể như làm
rõ nội hàm của kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật. Các vấn
đề cơ bản về tính tất yếu của kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới nhằm đưa ra
các tiêu chí kiểm soát hiệu quả đối với hàng hóa nhập khẩu; phân tích, làm rõ những
vấn đề lý luận về phạm vi, chủ thể, đối tượng nhằm đánh giá vai trò của kiểm soát hàng
hóa nhập khẩu qua biên giới. Đây là những đóng góp quan trọng đóng góp về mặt lý

luận và nâng cao hiệu quả đối với kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo
pháp luật hải quan.

5


Hai là, luận án đã làm rõ pháp luật về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua
biên giới theo pháp luật hải quan, đánh giá và phân tích thực trạng kiểm soát hàng
hóa nhập khẩu qua biên giới theo quy định của pháp luật hải quan ở Việt Nam hiện
nay một cách khá đầy đủ và hệ thống. Qua đó luận án khẳng định còn những tồn tại
nhất định về góc độ pháp luật và tổ chức thực hiện kiểm soát hàng hóa nhập khẩu
qua biên giới theo pháp luật hải quan ở Việt Nam hiện nay cần được nghiên cứu để
đề xuất các giải pháp phù hợp.
Ba là, luận án đã đưa ra quan điểm nhất quán, có hệ thống; đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới Việt Nam
hiện nay trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phù hợp
với chính sách quản lý ngoại thương. Những đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao
hiệu quả kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới mà luận án đưa ra chưa được
công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả công trình nghiên cứu trong luận án đã khẳng định vai trò quan trọng
của hoạt động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan.
Luận án bổ sung các luận cứ khoa học khi tiếp cận các vấn đề về nhập khẩu, chính
sách quản lý ngoại thương, chính sách hài hòa hóa pháp luật thương mại và các vấn
đề về tự do mua bán hàng hóa giữa thương nhân các quốc gia khu vực và thế giới.
Luận án đưa ra khái niệm, các vấn đề pháp lý khoa học, có thể gợi mở những
nội dung quan trọng đối với cơ quan có thẩm quyền khi kiểm soát hàng hóa nhập
khẩu qua biên giới trong hoạt động thương mại; Thực hiện chính sách về kinh tế,
tạo môi trường thương mại biên giới thông thoáng, thực hiện chính sách nhà nước
trong đầu tư, thu hút từ nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp

của Chính phủ “kiến tạo”, tôn trọng sự tự do kinh doanh của thương nhân.
Luận án gợi mở những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong bối cảnh nâng
cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tự do thương mại ở Việt Nam hiện nay đối với hàng
hóa nhập khẩu qua biên giới. Là tài liệu tham khảo hữu ích khi thực hiện các chính
sách, pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu qua biên giới.

6


Đối với cơ quan hải quan, lực lượng quan trọng, chủ chốt khi thực hiện pháp
luật về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới, luận án là tài liệu tham khảo có
giá trị về nhận thức và thực hiện hoạt động của mình, thúc đẩy sự quản lý tích cực
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Luận án cũng là tài liệu hữu ích, tư liệu bồi dưỡng trong các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ về hải quan, thương mại liên quan đến mua bán hàng hóa hoặc
chính sách quản lý đối với lĩnh vực có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được cấu trúc thành 4 chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề
tài luận án
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo
pháp luật hải quan
Chƣơng 3: Thực trạng kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp
luật hải quan Việt Nam hiện nay
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua
biên giới theo pháp luật hải quan Việt Nam

7



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua
biên giới
Hiện nay, nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua
biên giới ở Việt Nam có thể kể tên các công trình sau:
- Giáo trình Hải quan cơ bản của tác giả Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Thị
Thương Huyền [29] cung cấp các kiến thức cơ bản như lịch sử, chức năng, nhiệm
vụ, các hoạt động cơ bản của hải quan; thủ tục hải quan; khai hải quan và đăng ký
hồ sơ hải quan. Đặc biệt, Giáo trình đưa ra các nội dung lý luận liên quan đến đề tài
tác giả nghiên cứu về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, cụ thể: chương 4 nói về kiểm
tra hải quan. Trong chương này, tập thể tác giả đã đưa ra một số nhận thức cơ bản
về kiểm tra hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra
sau thông quan; về giám sát hải quan được đề cập tại chương 7 của Giáo trình gồm
một số nhận thức về giám sát hải quan, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát hải
quan, địa bàn, thời gian và các phương thức giám sát hải quan; về kiểm soát hải
quan, tài liệu cung cấp các nhận thức cơ bản về kiểm soát hải quan, tính chất,
nguyên tắc, nội dung, hình thức, biện pháp kiểm soát hải quan...
- Giáo trình Kiểm tra sau thông quan của tác giả Hoàng Trần Hậu và Nguyễn
Thị Kim Oanh [30] đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra
hàng hóa sau thông quan như định nghĩa, đặc điểm, nguyên tắc và vai trò của kiểm
tra sau thông quan; nội dung kiểm tra sau thông quan gồm kiểm tra sau thông quan
tại trụ sở cơ quan hải quan, tại trụ sở doanh nghiệp, xử lý kết quả kiểm tra sau thông
quan. Ngoài ra, giáo trình cũng đề cập đến phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ kiểm
tra sau thông quan; mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới...
- Giáo trình “Trị giá hải quan” do tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền [40]
làm chủ biên được ấn hành bởi Nhà xuất bản Tài chính. Giáo trình “Trị giá hải


8


quan” đã phân tích phương pháp luận cơ bản về xác định giá trị hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Hiệp định trị giá GATT (General Agreement
on Tariffs and Trade)/WTO (World Trade Organization) phục vụ cho quá trình quản
lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế thị trường, pháp luật về hải quan. Theo đó, giáo trình đã
thể hiện các nội dung cốt lõi về các hệ thống xác định trị giá hải quan, phương pháp trị
giá hàng hóa xuất nhập khẩu, phương pháp trị giá giao dịch hàng hóa nhập khẩu giống
hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự, kiểm tra thị trường giá hải quan gồm gian lận trị giá
hải quan, kiểm tra trị giá hải quan và tham vấn giá hải quan.
- Giáo trình “Luật hải quan Việt Nam và quốc tế” do tác giả Nguyễn Thừa Lộc
[43] làm chủ biên, xuất bản năm 2008. Giáo trình giới thiệu Luật hải quan của Việt Nam
và một số quốc gia trên thế giới có quan hệ thương mại, đầu tư lớn, thường xuyên với
Việt Nam về một số nội dung quy định cụ thể của pháp luật hải quan về: phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật; Tổ chức bộ máy của hải quan; nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan hải quan và công chức hải quan; Địa bàn hoạt động hải quan, lãnh thổ
hải quan; thủ tục khai báo hải quan; Kiểm tra tờ khai hải quan; kiểm tra thực tế hàng hóa;
tính và thu thuế; quy định về kiểm tra sau thông quan; Quy định về phòng chống buôn
lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại các
quyết định hành chính, hành vi hành chính về hải quan...
- Giáo trình“Kiểm soát hải quan” xuất bản năm 2015 do tác giả Nguyễn Thị
Thương Huyền và Lê Văn Tới [39] đồng chủ biên, được ấn hành bởi Nhà xuất bản
Tài chính. Giáo trình cung cấp những kiến thức nền tảng lý luận về kiểm soát hải
quan. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu nghiên cứu một số nghiệp vụ mà cơ quan Hải
quan phải thực hiện để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới cũng như phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải
quan của các tổ chức cá nhân trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, như: Nghiệp vụ
điều tra nghiên cứu nắm tình hình; Nghiệp vụ tình báo; Nghiệp vụ áp dụng các biện

pháp ngăn chặn trong hoạt động kiểm soát hải quan; Nghiệp vụ xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan; Nghiệp vụ khởi tố, điều tra vụ án hình sự trong lĩnh
vực hải quan.

9


- Đề tài khoa học cấp ngành hải quan: “Một số luận cứ khoa học để phục vụ
việc xây dựng các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật hải quan sửa đổi” do tác
giả Phùng Thị Bích Hường [42] làm chủ nhiệm. Đây là một công trình khoa học
nghiên cứu khá toàn diện, có hệ thống về những vấn đề lý luận của các chế định
pháp luật trong Luật hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005); đánh giá kết
quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại của Luật hải quan. Từ đó, đề xuất các
giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật hải quan cho phù hợp với yêu cầu
cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý nhà nước về hải quan, yêu cầu hội nhập
khu vực và quốc tế trong điều kiện mới. Đề tài đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện
Luật hải quan trong giai đoạn tới; trong đó có giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý để
tăng cường hiệu quả phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới.
- Cuốn sách “Tủ sách cẩm nang pháp luật của doanh nghiệp - Thủ tục hải
quan xuất, nhập khẩu” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc (chủ biên) và Nguyễn Bá
Bình [14]. Cuốn sách giới thiệu các vấn đề chung về thủ tục hải quan, chế độ kiểm
tra, giám sát hải quan; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các loại
hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo các loại hình khác; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại; thủ tục hải
quan đối với hàng hóa chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, quá cảnh; thủ tục hải quan
đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển, khu thương mại; quy định về
thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong các điều ước quốc tế về hải
quan mà Việt Nam là thành viên…

- Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế của tác giả Lê Như Quỳnh [63] với đề tài
“Những vấn đề pháp lý về kiểm tra hải quan nhằm đảm bảo thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Trong đề tài, tác giả đã
làm rõ một số vấn đề lý luận quan trọng về kiểm tra hải quan như địa vị pháp lý của
chủ thể, cơ sở phát sinh, chấm dứt tồn tại của quan hệ pháp luật về kiểm tra hải
quan, quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ thể, trình tự thực hiện kiểm tra hải quan và

10


thủ tục thu nộp thuế xuất nhập khẩu. Công trình cũng hệ thống hóa các quy định
pháp luật của kiểm tra hải quan, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn
chế trong điều chỉnh pháp luật về kiểm tra hải quan, đề xuất phương hướng và giải
pháp giúp cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra hải quan và
thuế xuất nhập khẩu trong xu thế hội nhập.
- Luận văn“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa
thông qua biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan hải quan” của tác giả Trần
Việt Hưng [36]. Trong nội dung luận văn, tác giả đã làm rõ các vấn đề về lý luận và
cơ chế thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới
thông qua việc áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan hải quan, các
thành tố đảm bảo hiệu quả áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới; mô hình, cơ chế
thực thi của cơ quan hải quan, sự phối hợp của cơ quan hải quan với các lực lượng
thực thi khác và chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa.
Luận văn cũng đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa của ngành hải quan từ 2008
đến 2012; Phân tích những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân liên quan đến việc xây
dựng, áp dụng pháp luật và cơ chế thực thi. Tác giả cũng đưa những phương hướng
và mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu hàng hóa thông qua biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan hải quan, nâng
cao nhận thức của doanh nghiệp ngăn chặn hàng giả mạo xâm nhập vào thị trường

Việt Nam.
Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài được liệt kê như sau:
- Tác phẩm „„International Exhaustion an Intellectual Property Rights: a
Welfare Analysis’’, The Journal of Industrial Economics (Tạm dịch: Cạn quyền
quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ: Một phân tích phúc lợi) của tác giả Tommaaso
V. Valletti và Stefan Szymanski, Parallel Trade [92]. Tài liệu nói về độc quyền phân
phối và quyền độc quyền nhập khẩu mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định nhằm
ngăn chặn tự do lưu chuyển hàng hóa, đặc biệt là việc phân phối hay bán sản
phẩm chứa đựng đối tượng sở hữu trí tuệ cũng như nhập khẩu song song sản

11


phẩm khi hoạt động phân phối hay nhập khẩu của một bên thứ ba mà không
được cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
- Cuốn sách “Luật hải quan một số nước” (bản dịch, 2003) do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia phát hành [53]. Cuốn sách chuyên khảo đã nêu các quy định pháp
luật của các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Philippines,
Indonesia, Trung Quốc và Ô-xtrây-lia.
- Bài viết “Managing Risk in the customs context’’ (Tạm dịch: Quản lý rủi ro
trong hoạt động hải quan) của tác giả David Widdonson, được đăng trong tuyển tập
“Customs modernization Handbook’’ [86] do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm
2005 tại Washington, D.C. Bài viết phân tích tầm quan trọng của việc quản lý hải
quan, công cụ điều hành bằng pháp luật hải quan, những kết quả đạt được trong việc
cân bằng quan hệ thương mại đối với hải quan, kiểm soát chất lượng hàng hóa, yêu
cầu công bố thông tin của sản phẩm, đưa ra một số minh chứng về kiểm soát thủ tục
hải quan.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cơ sở khoa học của điều chỉnh pháp luật đối
với hoạt động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới và thực trạng pháp
luật về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới

Một số công trình trong nước nghiên cứu cơ sở khoa học của điều chỉnh pháp
luật đối với hoạt động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới và thực trạng
pháp luật về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới được kể đến như sau:
- Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị của tác giả Lê Văn Tới [73] thực hiện đề
tài“Hải quan Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”. Luận
án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về hải quan Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị, làm rõ mối quan hệ
giữa hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế với hoạt động của hải quan cũng như vai trò
và sự tác động của công tác hải quan đối với hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Luận án đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của hải quan trong giai
đoạn hội nhập kinh tế của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính “Pháp luật về thủ tục hải quan

12


điện tử - thực trạng và giải pháp” do tác giả Phạm Đức Hạnh [27] làm Chủ nhiệm.
Đề tài đã phân tích được thực trạng, những khó khăn vướng mắc và giải pháp đặt ra
khi triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam; Trong đó đề xuất là
nhà nước cần thể chế hóa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan trong
quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại các văn bản quy phạm pháp luật,
nhất là trong việc hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hải quan.
- Luận án“Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Kim Long Biên [2] đã nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, thành tựu trong hải ngành hải quan; Luận
án làm rõ những hạn chế, tồn tại của hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và
trong thực tiễn áp dụng pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Phân tích các nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các yêu cầu, quan điểm, giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và yêu cầu hội nhập.
- Luận văn “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát
hàng hóa xuất nhập khẩu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005”[62] của tác giả Trương
Thế Khánh Quỳnh nêu ra những quy định của Luật sở hữu trí tuệ, các luật chuyên
ngành có liên quan về biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở
hữu trí tuệ tại biên giới để có cái nhìn tổng quát, toàn diện cơ sở pháp lý của việc áp
dụng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại biên giới.
Luận văn đề cập đến những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong việc áp
dụng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ. từ đó rút ra những đánh giá việc áp dụng pháp luật của cơ quan
quản lý về hàng hóa nhập khẩu qua biên giới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
- Luận văn “Biện pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối
với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay” của tác giả Trịnh
Văn Sử [65] tập trung làm rõ các vấn đề cụ thể như hệ thống hóa các văn bản pháp

13


quy có liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu; nghiên cứu quy trình, nghiệp vụ hải quan nhằm thực hiện tốt chức
năng của cơ quan hải quan; Phân tích thực trạng chung của công tác quản lý trong
ngành Hải quan hiện nay và đưa ra những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và công tác quản
lý của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan hải quan.
- Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
“Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới
của lực lượng hải quan Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Nghiên [51], làm rõ
quan điểm và những vấn đề về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng hải quan trong

giai đoạn hiện nay; Phân tích có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng hải quan Việt Nam; So sánh, đối
chiếu các quy định pháp luật đó với quy định pháp luật tương ứng của các nước
khác trên thế giới; Luận án chỉ ra những quan điểm mới, những nhận thức tiến bộ
của thế giới về vai trò, vị trí của lực lượng hải quan đối với công tác phòng, chống
buôn lậu qua biên giới; Đồng thời chỉ ra những điểm còn hạn chế của pháp luật Việt
Nam, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về phòng, chống
buôn lậu qua biên giới, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phòng, chống
buôn lậu qua biên giới của lực lượng hải quan.
Trong phạm vi tìm hiểu được của nghiên cứu sinh, một số công trình nghiên
cứu của các học giả nước ngoài mà tác giả có cơ hội tiếp cận, cụ thể:
- Cuốn sách “Customs law and related legal documents”(2005) (Tạm dịch:
Luật hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan) của tác giả Mark
Harrison [89]. Đây là công trình nghiên cứu quan trọng về pháp luật hải quan, cụ
thể kinh nghiệm về công tác quản lý hải quan của các mô hình trên thế giới, đồng
thời đưa ra các khuyến nghị đối với các nước về hoàn thiện pháp luật hải quan.
- Báo cáo “Review of the internal market: free movement of goods; including the
EU customs union and intellectual property rights: call for evidence Paper Great
Britain. Dept. for Business, Innovation and Skills; Great Britain.Intellectual

14


Property Office; BIS, 2013” [85]. Báo cáo nêu tác động của chính sách của EU về
các hoạt động tự do hàng hóa và về sở hữu trí tuệ bằng các chính sách kiểm soát
giữa Anh và EU. Bài viết khái quát sự dịch chuyển tự do của hàng hóa giữa các
nước EU bị ảnh hưởng bởi chính sách, đặc biệt, hải quan, thuế, quy định an toàn sản
phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng. Về sở hữu trí tuệ, gồm các mối quan hệ giữa các
chương trình quốc gia và toàn EU đối với nhãn hiệu thương mại và bảo vệ thiết kế,
hài hòa hóa luật bản quyền, bằng sáng chế đơn nhất châu Âu đề xuất và thực thi

quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới.
- Bài viết “Customs Valuation in developing countries and the world trade
organization valunation Rules” (Tạm dịch: Trị giá hải quan trong các quốc gia và
quy tắc đánh giá của tổ chức thương mại thế giới) của tác giả Adrien goorman và
Luc De Wulf [84] nói về ý nghĩa lịch sử của hải quan, định giá hải quan để đi tới
một định giá hải quan hiệu quả, quy định các trường hợp, lý do nghi ngờ, thách thức
về đánh giá hải quan trong việc phát triển của các quốc gia và các phụ lục định giá
hải quan.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về các giải pháp kiểm soát hàng hóa nhập
khẩu qua biên giới và hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về kiểm soát hàng
hóa nhập khẩu qua biên giới
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước được kể đến như sau:
- Đề tài khoa học cấp ngành hải quan: “Xây dựng chiến lược phát triển ngành
hải quan đến năm 2015, tầm nhìn tới năm 2020” do tác giả Hoàng Việt Cường [15]
làm chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hải quan trong
giai đoạn 1998 – 2007; phân tích thời cơ, thách thức, dự báo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 để thấy rõ yêu cầu khách quan cần thiết phải phát
triển, hiện đại hoá hải quan Việt Nam. Từ đó, đề ra các mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể
phát triển hải quan đến năm 2012, đưa ra các quan điểm và định hướng, đề xuất các
nhóm giải pháp và lộ trình phát triển hải quan Việt Nam đến năm 2020. Một trong
các giải pháp đó là: ngành hải quan phải thường xuyên rà soát, xây dựng và hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hải quan theo yêu cầu của đất nước và

15


hướng tới đạt các chuẩn mực của quốc tế, khu vực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá,
hội nhập; trong đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan là một nhiệm vụ quan trọng và cần phải ưu tiên thực
hiện trong giai đoạn này.

- Luận án“Đổi mới hoạt động hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế” của tác giả Nguyễn Phạm Hải [26]. Trong luận án này, ngoài hệ thống hóa quá
trình hình thành và phát triển, đặc điểm, nhiệm vụ của ngành hải quan Việt Nam tác
giả đã có những đánh giá khái quát hiện trạng hoạt động của hải quan Việt Nam qua
các thời kỳ. Trên cơ sở đó, luận án cũng đưa ra các quan điểm, mục tiêu, định
hướng đổi mới hoạt động cho ngành hải quan như phòng chống tham nhũng, xây
dựng liêm chính hải quan, chuyên môn hóa sâu sắc các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan,
sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình hải quan khu vực.
- Luận án “ Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thề giới và
khả năng áp dụng cho Việt Nam” của tác giả Trần Vũ Minh đã làm rõ các cơ sở
pháp lý khi áp dụng mô hình kiểm soát sau thông quan trong điều kiện hội nhập
kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Luận án cũng làm rõ một số nước áp dụng thành công
về kiểm soát sau thông quan như ở Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc. Luận án đề cập
đến những giải pháp về mặt lý luận và thực tiễn trong lộ trình hiện đại hóa hải quan
ở Việt Nam trong bối cảnh thực thi các hiệp định mà Việt Nam là thành viên. Tuy
nhiên, luận án chủ yếu thiên về góc độ nghiên cứu khoa học kinh tế nên quá trình
vận dụng còn ít đặt nặng các nội dung pháp lý về hải quan, kiểm soát hải quan…
- Đề tài khoa học cấp ngành hải quan “Nghiên cứu, xây dựng khung tiêu chuẩn
quản lý rủi ro của hải quan Việt Nam” do tác giả Quách Đăng Hòa [31] chủ nhiệm.
Đề tài đã đi sâu phân tích các vấn đề cơ bản về khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro
trong quản lý hải quan như nhận thức về khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro trong quản
lý hải quan; phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành khung tiêu chuẩn quản lý rủi
ro của hải quan Việt Nam. Đặc biệt tác giả và nhóm nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu
về khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro và đưa ra các đề xuất như hoàn thiện các quy
định của pháp luật về quản lý rủi ro, hoàn thiện các hệ thống quy trình, quy định,

16


hướng dẫn về quản lý rủi ro; Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy

thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý rủi ro; Biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý
rủi ro, áp dụng quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan; Các kiến nghị
về công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro và các cơ quan điều hành, thực hiện
quản lý rủi ro trong hải quan...
- Đề tài khoa học cấp ngành hải quan “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra sau
thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan điện tử” do tác
giả Văn Bá Tín [67] chủ nhiệm. Đề tài đã đề cập đến vấn đề trọng tâm về xây dựng
phương pháp kiểm tra sau thông quan trong thông quan điện tử và giải pháp thực
hiện như phương pháp thu thập thông tin, phân tích rủi ro, lựa chọn đối tượng,
phạm vi kiểm tra sau thông quan, xây dựng kịch bản kiểm tra, kiểm tra sau thông
quan tại chỗ, tại doanh nghiệp; Các giải pháp cụ thể như hoàn chỉnh pháp luật về
kiểm tra sau thông quan như cấp độ văn bản, sử dụng từ ngữ, những quy định còn
thiếu hoặc chưa tương thích với thông lệ quốc tế; Sửa đổi mẫu tờ khai hải quan theo
hướng chi tiết, quy trách nhiệm đối tượng kiểm tra; hoàn chỉnh cơ chế và tổ chức
thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý rủi ro.
- Bài báo “Bàn về cơ chế kiểm soát biên giới nhằm bảo hộ hiệu quả quyền sở
hữu trí tuệ” của tác giả Đặng Vũ Huân [33] đăng tại Tạp chí Khoa học Pháp lý.
Trong bài viết tác giả đã đưa ra một số thông tin về các biện pháp kiểm soát biên
giới theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS (Agreement On Trade-Related Aspects Of
Intellectual Property Rights), phân tích những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây
dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát biên giới nhằm bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu
trí tuệ, đưa ra những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế kiểm soát
biên giới nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, tác
giả đưa ra một số giải pháp góp phần tăng cường cơ chế kiểm soát biên giới nhằm
bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
Về công trình ở nước ngoài, có thể kể đến như:
- Cuốn sách “A Guide to Customs export Procedures” (Tạm dịch: Hướng dẫn
xuất khẩu hàng hóa) của tác giả Revennue [91], xuất bản tháng 5 năm 2016 nói về

17



mục đích, hướng dẫn xuất khẩu hàng hóa hải quan, định nghĩa về xuất khẩu, nói về
luật mà Chính phủ đưa ra trong hoạt động xuất khẩu hải quan. Tác giả cũng đề cập
đến luận điểm có nên khuyến khích hay cấm vấn đề trao đổi hàng hóa giữa các quốc
gia trên thế giới, có nên đặt ra các yêu cầu pháp lý trong quản lý xuất nhập khẩu
hàng hóa.
- Bài viết “The Role of customs in Cargo Security’’ (Tạm dịch: Vai trò hải
quan trong an ninh hàng hóa) của tác giả Luc De Wulf và Orner Matityahu [88],
được đăng trong tuyển tập Customs modernization Hanbook của Ngân hàng Thế
giới xuất bản năm 2005 tại Washington, D.C. Bài viết đề cập về các vấn đề chủ yếu
như sáng kiến cải thiện an ninh hải quan, các vấn đề quản lý hải quan trên thế giới,
phương tiện kỹ thuật hỗ trợ an ninh hải quan (kiểm tra) đưa ra các kết luận về rủi ro
các hoạt động trong hải quan; Thực hiện các hoạt động tăng cường hải quan và
phương tiện hỗ trợ tùy thuộc vào từng quốc gia. Bài viết nhấn mạnh, quốc gia và
các thỏa thuận hợp tác quốc tế về hải quan không phải là cơ quan duy nhất chịu
trách nhiệm cho an ninh mà nâng cao hiệu quả thì Chính phủ cần tăng cường mở
rộng các vấn đề kiểm soát, bảo vệ an ninh quốc gia ở nhiều khía cạnh.
1.2. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Hiện nay đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực
trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện đối với kiểm soát hàng hóa theo pháp luật hải
quan về xuất nhập khẩu hàng hóa như đổi mới hoạt động hải quan, kiểm tra hải
quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, pháp luật về kiểm tra sau thông quan,
quản lý nhà nước về hải quan, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động
hải quan hay kiểm tra sau thông quan... Tuy nhiên, các đề tài, công trình khoa học
đa số tập trung vào các hoạt động chủ yếu thiên về quản lý nhà nước, các biện pháp
nghiệp vụ về kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát thủ tục hành
chính hoặc nghiên cứu dưới góc độ kinh tế... Qua nghiên cứu các tài liệu, công trình
có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực hải quan từ trước đến nay, ở nước

ngoài cũng như ở Việt Nam, tác giả đưa ra một vài đánh giá chung sau đây:

18


1.2.1.Về lý luận
Các công trình tổng quan nêu trên có giá trị lý luận cao khi nghiên cứu những
vấn đề chung về hải quan, các yêu cầu cấp thiết quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải
quan, cơ quan chủ lực - vốn được xem là “người gác cổng kinh tế” quốc gia. Những
công trình này đã góp phần thể hiện tổng quan các chính sách, quan điểm của Đảng
và Nhà nước, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao nhận thức trong thực
hiện, quản lý theo pháp luật hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các
nội dung lý luận liên quan đến hoạt động quản lý chính sách, pháp luật về hải quan
đã chứng tỏ kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế. Các công trình nước ngoài đã được nghiên cứu, tìm hiểu giúp các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu và cung cấp kiến thức liên
quan đến hải quan, xuất nhập khẩu. Qua đó, các tác giả có cái nhìn tổng quát về hải
quan và các vấn đề pháp lý liên quan đến nghiệp vụ, chức năng, vai trò, hoạt động
giám sát, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan, kiểm tra sau thông quan, hải
quan điện tử trong nước và quốc tế... Trên cơ sở tiếp cận các vấn đề lý luận, đánh
giá, phân tích các nội dung trong các công trình trên, các tác giả đã có cách tiếp cận
đa chiều, theo từng lĩnh vực, theo phương thức cụ thể. Đây là những công trình có ý
nghĩa quan trọng về lý luận liên quan đến luận án mà nghiên cứu sinh đang thực
hiện. Các công trình trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan ở Việt Nam
hiện nay.
1.2.2. Về thực tiễn
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới là một hoạt động đặc thù có vai
trò quan trọng đối với nền kinh tế của quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá thực
tiễn kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới là nhiệm vụ cấp bách và đặt ra

những yêu cầu cấp thiết trong quản lý thương mại xuất nhập khẩu. Nhiều đề tài,
công trình khoa học đã được triển khai, thực tiễn thực hiện theo pháp luật hải quan,
đặc biệt là áp dụng hải quan điện tử, quản lí hải quan, quản trị rủi ro, các công trình
đã đánh giá những hoạt động cụ thể, đưa ra các vấn đề vướng mắc, hạn chế trong

19


×