Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

chuyên đề: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.72 KB, 12 trang )

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
Tác giả chuyên đề:
Họ và tên:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:
Tên chuyên đề: “Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố sinh vật
( môn địa lí lớp 10/tiết 21-bài 18- chương trình cơ bản)”
Đối tượng học sinh
- Học sinh lớp 10.
- Thời lượng: 01 tiết.
A. ĐẶT VẤN ĐÊ
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển chương trình giáo
dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều ” sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá giáo dục từ nặng về kiểm tra trí
nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi
trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình
học tập để có thể tác động kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động
dạy học và giáo dục.
1


B. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA


HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học và trung
tâm giáo dục thường xuyên, tập trung vào việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. Giúp cho cán bộ quản lí, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung
để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích
hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo của
học sinh; Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến
trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
3. Thống nhất phương thức tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của
trường trung học tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương
trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
C. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I. Thực trạng trước khi thực hiện chuyên chuyên
1.Về phía học sinh
Nhìn chung các em có ý thức học tập, nhưng nhiều e còn học theo cách ghi
nhớ các kiến thức một cách máy móc, chưa làm chủ được hệ thống kiến thức, kỹ
năng , thái độ, đặc biệt khả năng áp dụng các kiến thức để giải quyết những vấn
đề đặt ra cho các em trong thực tiễn cuộc sống.Trong quá trình học còn thụ động
tiếp thu kiến thức, chưa có sự tìm tòi, sáng tạo nên kết quả học tập chưa cao.
2.Về phía giáo viên
Giáo viên luôn có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Tuy
nhiên việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn hạn
chế , hiệu quả chưa cao.
2


3.Về cơ sở vật chất
Nhà trường luôn quan tâm trang bị các đồ dùng, phương tiện dạy học. Tuy

nhiên việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng nhiều khi giáo viên còn lạm dụng
hoặc có khi chưa khai thác và sử dụng triệt để.
II. Biện pháp thực hiện.
- Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ
dạy học
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác theo nhóm.
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học .
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
D. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
( Kiến thức địa lí lớp 10/tiết 21- bài 18/ sách giáo khoa địa lí 10, ban cơ bản )
I. Mục tiêu của chuyên đề
Sau bài học học sinh có thế giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được khái niệm sinh quyển
- Xác định được giới hạn và vai trò của sinh quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
3


- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét các hình vẽ, bản đồ để rút ra những kết luận
cần thiết.
- Tích hợp giáo dục môi trường: Các yếu tố khác của môi trường tác động tới sinh

quyển; Con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phân bố sinh vật, sự
tồn tại và phát triển của sinh vật, làm cho môi trường tự nhiên thay đổi.
3. Thái độ
- Xác lập được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con người đối với sinh
vật.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, hình ảnh, sơ đồ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ phân bố sinh vật và các nhóm đất chính trên trái đất.
- Hình 18 sách giáo khoa ( phóng to)
- Tranh ảnh về tác động của con người đến sự phân bố và phát triển của sinh vật.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh:
- Thực hiện các nhiệm vụ được phân công và thảo luận, báo cáo.
III. Hướng dẫn hoạt động học tập.
1. Hướng dẫn chung
* Chủ đề này cần thực hiện trong thời gian 1 tiết ở trên lớp (theo quy định) bao
gồm thời gian chuẩn bị trên lớp và ngoài giờ.

4


- Thời gian chuẩn bị ngoài giờ: Cuối tiết học trước hướng dẫn học sinh về nhà tìm
hiểu khái niệm sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
sinh vật.
- Thời gian trên lớp ( 01 tiết):
+ Tổ chức nghiên cứu kiến thức của bài và luyện tập.

+Tổ chức báo cáo sản phẩm các nhóm.
* Có thể mô tả hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các

Hoạt

bước

động

Thời
Tên hoạt động

lượng dự
kiến

Khởi

Hoạt

Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về sinh quyển

động

động 1

và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh quyển

5 phút
Làm việc


Hoạt
Hình

động 2

Tìm hiểu khái niệm và giới hạn của sinh quyển

báo cáo
5 phút

thành
kiến thức

theo cặp,

Làm việc
Hoạt

Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát nhóm và

động 3

triển và phân bố sinh vật

báo cáo 20
phút

Luyện tập


Hoạt
động 4

Hoạt động
Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập

cá nhân
10 phút

Giáo viên hướng dẫn HS đặt vấn đề liên hệ hoặc
Tìm tòi

Hoạt

vận dụng

mở rộng

động 5

( Nếu hết thời gian giáo viên yêu cầu HS hoạt

5 phút

động ở nhà và nộp báo cáo)
5


2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Đặt vấn đề


a) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trên bảng và trả lời câu hỏi:
Sinh quyển là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
của sinh vật? Tại sao?
b) Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) Giáo viên gọi 1 học sinh báo cáo, các học sinh khác trao đổi bổ sung thêm.
d) Giáo viên sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và
dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh quyển
1. Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm sinh quyển và chiều dày của sinh quyển tùy thuộc giới hạn
phân bố của sinh vật.
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết chiều dày sinh quyển.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh.
- Làm việc theo cặp.
3. Tổ chức hoạt động
Giáo viên tách thành hai hoạt động nhỏ:
2.1.Tìm hiểu khái niệm sinh quyển.
2.2. Tìm hiểu giới hạn của sinh quyển.
a) giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Đọc nội dung sách giáo khoa trang 66 và trả lời các câu hỏi:
- Nêu khái niệm sinh quyển.
6


- Xác định giới hạn của sinh quyển.
b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện theo cặp ( 2 học sinh một
cặp), sau đó chuẩn bị báo cáo với giáo viên, trao đổi với cả lớp về kết quả thực
hiện.

Trong quá trình thực hiện giáo viên quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập
cho phù hợp với đối tượng học sinh.
c) Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
1 học sinh đại diện báo cáo kết quả.
d) Giáo viên chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả của học sinh.
Giáo viên phát vấn gợi mở đối với học sinh:
- Sinh vật tập trung nhất ở nơi có thực vật phát triển mạnh, dày khoảng vài trục
mét ở phía trên và phía dưới bề mặt đất.
- Sinh vật cư trú ở những nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố của sinh vật
1. Mục tiêu
- Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Sử dụng bản đồ phân bố các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất
để thấy rõ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đối với sự phát triển và phân bố sinh
vật.
- Sử dụng hình 18 các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An Pơ (châu Âu) để
phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Tích hợp giáo dục môi trường: Các yếu tố khác của môi trường tác động tới sinh
quyển; Con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phân bố sinh vật, sự
tồn tại và phát triển của sinh vật, làm cho môi trường tự nhiên thay đổi.
2. Phương thức
7


- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ và hình vẽ.
- Làm việc theo nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
a) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa trang 66, 67 và
68/sách giáo khoa địa lí 10 ( cơ bản).

Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1, 2: Nghiên cứu về nhân tố khí hậu, đất.
- Nhóm 3, 4: Nghiên cứu về địa hình, sinh vật, con người.
Giáo viên hướng dẫn thêm nhóm 1,2: Dựa vào bản đồ phân bố các thảm thực
vật chính trên thế giới, kể tên các thảm thực vật chính ở các đới khí hậu khác
nhau để thấy được ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đối với sinh vật.
Giáo viên hướng dẫn thêm nhóm 3,4: Dựa vào hình 18, đọc tên các vành đai
thực vật theo độ cao ở núi An – pơ ( Châu Âu) để thấy rõ ảnh hưởng của địa hình
đến sinh vật.
b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm, sau đó trao đổi với
các thành viên trong nhóm và chuẩn bị báo cáo giáo viên, trao đổi với cả lớp về
kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp giáo viên quan sát và điều chỉnh
nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh.
c) Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
1 học sinh đại diện báo cáo kết
d) Giáo viên chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả của học sinh.
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường:
Giáo viên phát vấn gợi mở đối với học sinh:
- Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh
vật ở địa phương em.
8


- Nêu một số hoạt động trồng rừng ở Việt Nam.
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kỹ năng bài học góp phần hình
thành.
2. Phương thức

- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu hỏi tự luận.
- GV cho 11 thảm thực vật khác nhau ở đới nóng Châu Phi, yêu cầu Hs tự sắp xếp
sự thay đổi của thảm thực vật từ Xích Đạo về chí tuyến ở Bắc Phi.
- Yếu tố khí hậu đã làm cho thực vật thay đổi như thế nào?
Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và
phân bố của sinh vật?
A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hóa, độ phì của đất.
C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt ẩm.
D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
Câu 2. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật

A. nhiệt độ.

B. độ ẩm.

C. thức ăn.

D. nơi sống

Câu 3.Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố của sinh vật?
A. Độ cao và hướng nghiêng.

B. Hướng nghiêng và độ dốc.
9



C. Độ dốc và hướng sườn.

D. Hướng sườn và độ cao.

Câu 4. Yếu tố nào sau đây tạo thành các vành đai phân bố thực vật?
A. Độ cao.

B. Hướng nghiêng.

C. Hướng sườn.

D. Độ dốc.

Câu 5. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực
vật trên Trái Đất?
A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Thổ nhưỡng.

D. Sinh vật.

Câu 6. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới nóng?
A. Hoang mạc và bán hoang mạc.
C. Rừng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn

hợp.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát
triển và phân bố sinh vật?
A. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.
B. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở.
C. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm.
D. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.
Câu 8. Các vành đai thực vật ở núi An – pơ lần lượt từ thấp lên cao là
A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim.
B. Rừng lá kim, rừng hỗn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.
C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.
D. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.
Câu 9. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên
loại đất nào ?
A. Đất phù sa ngọt. B. Đất feralit đồi núi

C. Đất chua phen

D. Đất ngập

mặn.
10


Câu 10. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật,
chủ yếu thông qua các yếu tố
A. gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.


B. nhiệt độ, nước, độ ẩm không

khí, ánh sáng.
C. khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

D. khí áp, gió, nhiệt độ, nước,

ánh sáng.
b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian giáo viên hướng
dẫn học sinh hoạt động ở nhà.
c) Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng
mắc của học sinh trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của
thực tiễn về sự phát triển và phân bố của sinh vật của Việt Nam.
2. Nội dung
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để liên hệ:
Tìm những ví dụ ở Việt Nam chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên
đối với sự phân bố của sinh vật.
-Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
3. Đánh giá: Giáo viên khuyến khích, động viên học sinh làm bài và nhận xét sản
phẩm.
E. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Việc đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh
đòi hỏi mỗi giáo viên cần chuẩn bị tốt trước khi lên lớp nhằm xác định các đơn vị
kiến thức từ đó đưa ra các phương pháp và hình thức tơ chức dạy học linh hoạt
11



nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Tích cực sử dụng các
phương tiện và đồ dùng trực quan trong môn học, chú ý khi tổ chức các hoạt động
học tập phải xác định rõ vai trò lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện giúp đỡ
các em được tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.
2. Kiến nghị.
- Giáo viên cần tích cực phát triển năng lực năng lực học sinh thông qua sử dụng
da dạng, phong phú các phương pháp kĩ thuật dạy học.
- Giáo viên cần khai thác triệt để các phương pháp dạy học, không ngừng học tập
nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực cần được các tổ chuyên môn thường xuyên thực hiện, góp ý, trao đổi, rút kinh
nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Nhà trường cần bổ sung thêm thiết bị dạy học, bản đồ, tranh ảnh cần thiết để
giáo viên thực hiện hoạt động dạy học được thuận lợi hơn.

12



×