Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHUYÊN ĐỀ : THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.93 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ : THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT
( Kiến thức môn Công nghệ lớp 11/tiết 10, bài 8/ sách giáo khoa Công nghệ 11)
Tác giả chuyên đề:
Họ và tên: ............
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: ....................
Đối tượng học sinh
- Học sinh lớp 11.
- Thời lượng: 01 tiết.
I.ĐẶT VẤN ĐÊ
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển chương trình giáo
dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học , nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được
cái gì qua việc học . Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều ” sang
dạy cách học , cách vận dụng kiến thức , rèn luyện kĩ năng , hình thành năng lực
và phẩm chất , đồng thời phải chuyển cách đánh giá giáo dục từ nặng về kiểm
tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề
, coi trọng cả kiểm tra , đánh giá kết quả học tập với kiểm tra , đánh giá trong
quá trình học tập để có thể tác động kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng của các
hoạt động dạy học và giáo dục.
II . BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
* Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống
* Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
*Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
*Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ
dạy học
* Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
* Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
*Sử dụng các kỹ thuật dạy học .


* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
III . THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Về phía học sinh

1


Nhìn chung các em có ý thức học tập, nhưng nhiều em còn học theo cách ghi
nhớ các kiến thức một cách máy móc, chưa làm chủ được hệ thống kiến thức,
kỹ năng , thái độ, đặc biệt khả năng áp dụng các kiến thức để giải quyết những
vấn đề đặt ra cho các em trong thực tiễn cuộc sống.Trong quá trình học còn thụ
động tiếp thu kiến thức, chưa có sự tìm tòi, sáng tạo nên kết quả học tập chưa
cao.
2. Về phía giáo viên
Giáo viên luôn có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích
cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của học
sinh. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
3. Về cơ sở vật chất
Nhà trường luôn quan tâm trang bị các đồ dùng, phương tiện dạy học. Tuy
nhiên, việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học của giáo viên có khi chưa
khai thác và sử dụng triệt để.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Giải pháp chung
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học
sinh bằng cách tổ chức đa dạng, phong phú và linh hoạt các hình thức hoạt động
học tập nhằm tạo hứng thú cho các em, giúp học sinh say mê tìm tòi kiến thức
lịch sử một cách tự giác.
Tăng cường sử dụng các phương tiện, kĩ thuật dạy học mới đặc biệt lưu ý
phương pháp đồ dùng trực quan trong việc giảng dạy. Tăng cường tổ chức các

hoạt động học tập theo nhóm để giúp học sinh trao đổi, học hỏi lẫn nhau, thông
qua đó giúp các em cùng giải quyết có hiệu quả một nhiệm vụ học tập đề ra.
Đối với giáo viên:
Trước hết để dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh đòi hỏi
người giáo viên phải nắm vững các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới .Trên
cơ sở đó khi bắt tay vào soạn giảng một tiết học giáo viên cần xác định được
những đơn vị kiến thức cần truyền tải cho học sinh, xác định cần sử dụng
phương pháp, kĩ thuật dạy học gì để đạt được hiệu quả tốt nhất .Thông qua các
phương pháp, kĩ thuật dạy học đã sử dụng, giáo viên sẽ hình thành và phát triển
năng lực gì cho người học. Điều này giúp giáo viên vừa đảm bảo truyền tải đủ
các chuẩn kiến thức cần đạt, vừa hình thành và phát triển năng lực cho người
học.
Đảm bảo dạy học theo đúng đặc trưng bộ môn, cần tạo điều kiện thuận lợi cho
học sinh được tự học hỏi, tự thảo luận giải quyết vấn đề bài học.

2


Đối với học sinh:
Các em phải chủ động trong quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức, tích
cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học, tích cực tư duy, có khả năng suy
nghĩ độc lập cũng như làm việc theo nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập
đề ra. Học sinh phải biết tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình thông
qua mỗi giờ học,từ đó giúp bản thân cần tiếp tục tìm tòi và khám phá tri thức.
Sau đây, tôi xin báo cáo chuyên đề: “ Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật”, thuộc
chương trình Công nghệ 11.
V. BÀI HỌC NGHIÊN CỨU
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức

Các giai đoạn chính của quá trình thiết kế.
Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong quá trình thiết kế.
b. Kỹ năng
Làm việc theo quy trình công nghệ.
Có thể tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.
Học sinh rèn luyện đức tính tỉ mỉ, cẩn thận.
Thực hiện các thao tác thành thạo với những tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
c. Thái độ
Có ý thức tự học, yêu thích môn học
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực nhận thức thông qua việc tích cực, tự lực tìm hiểu, nghiên cứu về quá
trình thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, trao
đổi, thảo luận trong nhóm học tập.
B. CẤU TRÚC NỘI DUNG
Bài 8:” Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật” (Công nghệ 11) được phân phối thời lượng 1
tiết, gồm các nội dung sau:
I. Thiết kế
1 Khái niệm thiết kế
2 Các giai đoạn thiết kế
3 Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
II. Bản vẽ kĩ thuật
1 Khái niệm bản vẽ kĩ thuật
2 Các loại bản vẽ kĩ thuật
3 Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế.
C. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
3


1. Chuẩn bị nội dung

a. Đối với giáo viên
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 8 trang 42 sách giáo khoa Công nghệ 11.
- Đọc một số tài liệu lien quan tới bài 8.
- Xác định và giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh.
- Lập kế hoạc dạy học.
b. Đối với học sinh
- Nghiên cứu nội dung bài 8 sách giáo khoa, đọc và trả lời cáccâu hỏi trong bài 8
sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình 8.1; 8.3; 8.4 SGK.
- Sưu tầm một số bản vẽ thiết kế nhà, bản vẽ thiết kế cơ khí.
3. Phương pháp dạy học
Sử dụng tổng hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó chú
trọng tới hoạt động tự học của học sinh như học cá nhân, học nhóm.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
-Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
- Hình chiếu phối cảnh là gì? Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh?
- Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi nào?
3. Nội dung bài mớ
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó có những công trình kiến
trúc đã trở thành kiệt tác, những công trình thể hiện sự vĩ đại của con người, và
những máy móc,thiết bị, tiện nghi sang trọng, những công cụ hiện đại thay thế
sức lao động của con người, làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Vậy, trước khi xây dựng những công trình kiến trúc, chế tạo những máy móc,
thiết bị đó, người ta phải làm gì để xác định được hình dạng,kích thước, kết cấu
và chức năng của chúng?
-HS: suy nghĩ và trả lời.

- Sau khi HS trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận: trước khi thi công một công
trình xây dựng hay chế tạo một sản phẩm cơ khí,người ta phải tiến hành thiết kế.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ THIẾT KẾ
* Nghiên cứu khái niệm thiết kế
- GV: cho HS quan sát một bản thiết kế nhà hay bản thiết kế cơ khí đã chuẩn bị
trước. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
4


+ Theo em, thiết kế là gì?
+Ai là người thực hiện công việc thiết kế?
- HS: quan sát tranh, nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi.
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
”Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều
giai đoạn”.
* Nghiên cứu các giai đoạn thiết kế
- GV chia lớp thành một số nhóm, mỗi nhóm 3- 4 HS, các HS trong nhóm cùng
trao đổi,thảo luận để thực hiện yêu cầu của GV.
- GV: yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 8.1SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Quá trình thiết kế gồm những giai đoạn nào?
+ Để xác định được đề tài thiết kế, người thiết kế phải làm gì?
+ Người thiết kế có thể thu thập thông tin ở đâu ?
+ Sau khi thiết kế,có đưa vào thi công,chế tạo ngay hay không?
+ Tại sao phải thẩm định, đánh giá phương án thiết kế?
+ Hồ sơ kĩ thuật gồm có những gì?
- HS: trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
- Sau khi đai diện các nhóm HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Quá trình thiết kế thường trải qua các giai đoạn:
- Điều tra, nghiên cứu yêu cầu của thì trường, nguyện vọng của người tiêu
dùng,hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế.

- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của đề tài, thu thập thông tin, và tiến hành thiết
kế.
- Làm mô hình thử nghiêm, chế tạo thử.
- Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế, nếu cần sửa đổi,cải tiến để được
phương án thiết kế tốt nhất.
- Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất,tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật, gồm các
bản vẽ tổng thể và chi tiết sản phẩm, các bản thuyết minh, tính toán, các chỉ dẫn
về vận hành, sử dụng sản phẩm.
* Nghiên cứu cách thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 -4 HS,các HS trong nhóm cùng trao
đổi,thảo luận để thực hiện yêu cầu của GV.
- GV:Khi học tập ở nhà cần dùng sách vở, tài liệu, bút, thước,compa…Nếu tất cả
các đồ dùng này được bày trên bàn học thì vừa mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng đến
hiệu quả học tập. Vậy, cần phải thiết kế một chiếc hộp đựng đồ dùng học tập.
- GV: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau
+ Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập cần trải qua những bước nào?

5


+ Hộp đựng đồ dùng học tập phải đáp ứng yêu cầu nào?
+ Sau khi xác định được mục đích ta phải làm gì?
+ Có thể thu thập thông tin ở đâu để thiết kế?
+ Làm mô hình thử nghiệm xong cần đánh giá những gì?
- HS: trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
- Sau khi đại diện các nhóm HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Quá trình thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập gồm các bước:
- Hình thành ý tưởng:
Hộp dựng đồ dùng học tập : Gọn, tiện sử dụng phục vụ học tập
- Thu thập thông tin

Trên mạng, nhà bạn bè, sách báo...
- Làm mô hình chế tạo thử hộp đựng: Bằng bìa cứng, gỗ dán...
- Phân tích, đánh giá phương án thiết kế.
- Đưa ra phương án thiết kế tốt nhất và lập hồ sơ thiết kế.
HOẠT ĐỘNG 3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT
* Nghiên cứu về khái niệm bản vẽ kĩ thuật
- GV: Tất cả các bản thiết kế đều được thể hiện bằng bản vẽ, người ta phải căn
cứ vào các bản vẽ đó để chế tạo được sản phẩm đúng như thiết kế. Vậy, theo em,
bản vẽ kĩ thuật là gì?
- HS: suy nghĩ và trả lời.
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, và kết luận:
- Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo
các quy tắc thống nhất.
* Nghiên cứu các loại bản vẽ kĩ thuật
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 -4 HS,các HS trong nhóm cùng trao
đổi,thảo luận để thực hiện yêu cầu của GV.
- GV: Em hãy kể tên các loại bản vẽ kĩ thuật mà em biết?
- HS: trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
- Sau khi đại diện các nhóm HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Có 2 loại bản vẽ kĩ thuật:
- Bản vẽ cơ khí: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm
tra, sử dụng…các máy móc thiết bị.
- Bản vẽ xây dựng: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp,
kiểm tra, sử dụng…các công trình kiến trúc và xây dựng.
* Nghiên cứu vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế.
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 -4 HS,các HS trong nhóm cùng trao
đổi,thảo luận để thực hiện yêu cầu của GV.
6



- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với quá trình thiết kế?
+ Trong các giai đoạn thiết kế cần dùng bản vẽ kĩ thuật để làm gì?
- HS: trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
Sau khi đại diện các nhóm HS trả lời, GV nhận xét và kết luận:
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với thiết kế, trong quá trình
thiết kế, người thiết kế thường xuyên phải sử dung bản vẽ kĩ thuật như:
+ Đọc các bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.
+ Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế.
+ Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
+ Vẽ các bản vẽ chi tiết và tổng thể sản phẩm để chế tạo và kiểm tra sản phẩm.
+ Vẽ sơ đồ, bản vẽ để hướng dẫn, sử dụng sản phẩm.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ KIẾN THỨC
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi để củng cố bài:
+ Trình bày các nội dung cơ bản của công việc thiết kế?
+ Kể tên các loại bản vẽ kĩ thuật và vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với quá trình
thiết kế?
- HS: trả lời.
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá và chốt lại những nội dung chính của
bài.
HOẠT ĐỘNG 5: DẶN DÒ
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài 11 ”Bản vẽ cơ khí” trong sách giáo khoa.
- Tìm hiểu quá trình thiết kế một sản phẩm đơn giản được sản xuất ở địa
phương.

7




×