Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tổng quan về tác động của vi sinh vật đường ruột và probiotic lên hệ miễn dịch của người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 54 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HOA

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VI
SINH VẬT ĐƢỜNG RUỘT VÀ PROBIOTIC
LÊN HỆ MIỄN DỊCH CỦA NGƢỜI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HOA
MÃ SINH VIÊN: 1401234

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VI
SINH VẬT ĐƢỜNG RUỘT VÀ PROBIOTIC
LÊN HỆ MIỄN DỊCH CỦA NGƢỜI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Đỗ Ngọc Quang
Nơi thực hiện:
Bộ môn Vi sinh - Sinh học

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian làm đề tài tại bộ môn Vi sinh - Sinh học, em đã có cơ hội
đƣợc học tập cũng nhƣ rút ra rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm mà em chƣa đƣợc biết.
Để có kiến thức và kết quả làm đề tài ngày hôm nay, trƣớc hết em xin chân
thành cảm ơn thầy Đỗ Ngọc Quang - Giảng viên của trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã
tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn em làm đề tài.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn
Vi sinh - Sinh học đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt đề tài.
Trong quá trình làm đề tài và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kiến thức và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em mong đƣợc các thầy cô chỉ bảo thêm
để em có thể hiểu hơn nữa về đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Trần Thị Hoa


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ VI SINH VẬT ĐƢỜNG RUỘT ................................. 2
1.1. Quá trình hình thành hệ vi sinh vật đƣờng ruột........................................................ 2
1.1.1. Trong quá trình mang thai .................................................................................... 3
1.1.2. Trong quá trình sinh .............................................................................................. 3
1.1.3. Sau khi sinh ............................................................................................................ 4
1.2. Phân bố của hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở ngƣời trƣởng thành .................................. 5
1.3.1. Điều kiện sinh ........................................................................................................ 7
1.3.2. Tuổi ........................................................................................................................ 8
1.3.3. Chế độ dinh dưỡng ................................................................................................ 8
1.3.4. Sử dụng thuốc ........................................................................................................ 9

1.3.5. Các yếu tố khác ................................................................................................... 10
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ VI SINH VẬT ĐƢỜNG RUỘT ĐẾN HỆ
MIỄN DỊCH ĐƢỜNG RUỘT....................................................................................... 12
2.1. Hệ miễn dịch đƣờng ruột nói chung ....................................................................... 12
2.2. Cơ chế phân tử của hệ miễn dịch đƣờng ruột đáp ứng với vi khuẩn xâm nhập ..... 17
2.3. Ảnh hƣởng của hệ vi sinh đƣờng ruột đến hệ miễn dịch đƣờng ruột ..................... 21
2.3.1. Hệ vi sinh vật đường ruột là hàng rào bảo vệ của cơ thể ................................... 21
2.3.2. Ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đường ruột đến hệ miễn dịch đường ruột ............ 23
2.3.3.

Ảnh hưởng đến một số bệnh tự miễn dịch ........................................................ 25

CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA PROBIOTIC ĐẾN HỆ MIỄN DỊCH ĐƢỜNG
RUỘT…………………………………………………………………………………
27
3.1. Định nghĩa .............................................................................................................. 27
3.2. Tác dụng của probiotic ........................................................................................... 28
3.3.1. Ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh đường ruột .......................................................... 31
3.3.2. Tăng cường chức năng của hàng rào biểu mô .................................................... 32


3.3.3. Điều chỉnh hệ thống miễn dịch ............................................................................ 33
3.4. Tiêu chí lựa chọn probiotic ..................................................................................... 36
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. .................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt


Tên tiếng anh

Tên tiếng việt

HMO

Human milk oligosaccaride

Oligosaccarid

PPI

Proton pump inhibitors

Thuốc ức chế bơm proton

PC

Phospholipid

Phospholipd phosphatidylcholin

phosphatidylcholin
TLR

Toll like receptor

Thụ thể hình chuông

PRR


Pattern recognition receptor

Các thụ thể nhận dạng mẫu

PAMPs

Pathogen associated

Các mẫu phân tử liên quan đến vi sinh

molecular pattern

vật

AMPs

Antimicrobial peptides

Các peptid kháng khuẩn

DC

Dendritic cells

Tế bào đuôi gai

M

Microfold


Tế bào vi mô

IgA

Immunoglobulin A

Immunoglobulin A

IFN

Interferon

Interferon

APC

Antigen presenting cell

Các tế bào trình diện kháng nguyên

Th1

Type 1 T helper

Tế bào lympho T typ1

Th2

Type 2 T helper


Tế bào lympho T typ2

TNFα

Tumour necrosis factor alpha

Cytokin

MHC II

Major histocompatibility

Phức hợp hoạt hóa mô

cmplex class II
Treg

Regulatory T cells

Tế bào T điều tiết

ARN

Ribosomal ribonucleic acid

Acid ribonucleic

DNA


Deoxyribonucleic acid

Acid deoxyribonucleic

STAT

Signal transducer and
activator of transcription

Yếu tố phiên mã

protein family
IL10, 17,

Interleukin

Các Interleukin

ILC

Innate lymphocytes

Tế bào bạch huyết bẩm sinh

NK

Natural killer cell

Tế bào diệt tự nhiên


12, 22, 15


SLE

Systemic lupus ery

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

thematosus
RA

Rheumatoid arthritis

Bệnh viêm khớp dạng thấp

GALTs

Gut associated lymphoid tisue

Các mô lympho gắn với ruột

IEC

Intestinal epithelial cells

Tế bào biểu mô ruột

CLR


Calcitonin like receptor

Thụ thể giống calcitonin


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các sản phẩm của tế bào goblet ......................................................................... 13
Bảng 3.1: Các vi sinh vật dùng làm probiotic .................................................................... 27


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của hệ vi sinh vật đƣờng ruột của trẻ
từ sơ sinh đến ba tuổi . .......................................................................................................... 2
Hình 1.2: Phân bố của hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở ngƣời trƣởng thành ............................. 6
Hình 2.1: Sơ đồ minh họa hàng rào ruột . .......................................................................... 12
Hình 2.2: Hai lớp chất nhầy của biểu mô . ......................................................................... 14
Hình 2.3: Điều hòa biểu hiện protein kháng khuẩn . .......................................................... 15
Hình 2.4: Cơ chế cảm nhận vi khuẩn ở bề mặt niêm mạc ruột . ........................................ 18
Hình 2.5: Đáp ứng miễn dịch chống lại vi khuẩn xâm nhập ............................................. 19
Hình 2.6: Sơ đồ biểu diễn các tƣơng tác của hệ vi sinh vật trong ruột khỏe và ruột bị
viêm . .................................................................................................................................. 22
Hình 3.1: Ba mức độ tác dụng của probiotic . .................................................................... 28
Hình 3.2: Cơ chế tác dụng của probiotic . .......................................................................... 30
Hình 3.3: Tác dụng prebiotic và probiotic trên các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và
thích nghi . .......................................................................................................................... 35


ĐẶT VẤN ĐỀ

Cơ thể con ngƣời là vật chủ của nhiều vi sinh vật sống trên da, miệng, đƣờng

tiêu hóa, đƣờng sinh dục …. [39]. Trong đó các vi sinh vật sống trong đƣờng tiêu hóa
với hai nghành chủ yếu là Firmicutes và Bacteroides là đa dạng, phong phú và đƣợc
hiểu rõ nhất [20]. Hệ vi sinh vật đƣờng ruột có vai trò quan trọng trong sự phát triển và
chức năng của hệ thống miễn dịch đƣờng ruột. Mối quan hệ này đƣợc duy trì cân bằng
ở những ngƣời khỏe mạnh nhƣng với những ngƣời có hệ vi sinh vật đƣờng ruột bị suy
giảm hoặc rối loạn có thể dẫn đến các bệnh nhƣ: viêm ruột, rối loạn đƣờng ruột, béo
phì, tiểu đƣờng, bệnh chuyển hóa [29].
Probiotic là các vi sinh vật sống mà khi cung cấp với số lƣợng thích hợp sẽ
mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ, giúp phục hồi lại số vi khuẩn có lợi sống trong
ruột, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, kích thích chức năng miễn dịch
đƣờng ruột chống lại các nhiễm khuẩn đƣờng ruột [8].
Để có một cái nhìn chi tiết về vai trò của vi sinh vật đƣờng ruột và probiotic lên
hệ miễn dịch chúng tôi quyết định thực hiện đề tài ‟ Tổng quan về tác động của vi sinh
vật đƣờng ruột và probiotic lên hệ miễn dịch của ngƣời ” với mục tiêu hệ thống lại các
nghiên cứu về: (i) đặc điểm của vi sinh vật đƣờng tiêu hóa, (ii) vai trò của vi sinh vật
đƣờng tiêu hóa lên hệ miễn dịch đƣờng ruột, (iii) ảnh hƣởng của probiotic lên hệ miễn
dịch đƣờng ruột.

1


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ VI SINH VẬT ĐƢỜNG RUỘT
Cơ thể con ngƣời là vật chủ của nhiều loài vi sinh vật sống ở trên da, miệng, …
đặc biệt các vi sinh vật sống trong ruột là đa dạng, phong phú và đƣợc tìm hiểu rõ
nhất. Các vi sinh vật này tác động lên cơ thể con ngƣời trong suốt cuộc sống [39].
1.1. Quá trình hình thành hệ vi sinh vật đƣờng ruột
Vi sinh vật đƣờng ruột đƣợc hình thành trong quá trình mang thai, khi chào đời,
và tiếp tục phát triển trong vòng hai đến ba năm đầu đời của trẻ [14]. Trong ba năm
đầu đời, sự phát triển của hệ vi sinh đƣờng ruột bị ảnh hƣởng bởi trục đƣờng ruột, phơi
nhiễm của mẹ và trẻ sơ sinh bao gồm: phƣơng thức sinh, phơi nhiễm kháng sinh và các

hình thức cho ăn [70]. Quá trình hình thành hệ vi sinh vật đƣờng ruột trong giai đoạn
đầu ảnh hƣởng đến sự phát triển đƣờng tiêu hóa, miễn dịch, thần kinh, và giảm sự đa
dạng vi sinh vật hoặc rối loạn sinh lý trong giai đoạn đầu có liên quan đến rối loạn ở
trẻ nhỏ và sau này [14][56].
Phƣơng thức sinh: tự
nhiên/phẫu thuật

Cai sữa và bổ sung
thức ăn rắn

Mô hình cho ăn (bú sữa mẹ, sữa công
thức, bổ sung), tiếp xúc với kháng
sinh, phơi nhiễm môi trƣờng

Hệ vi sinh
đƣờng ruột ổn
định

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của hệ vi sinh vật đƣờng ruột của trẻ
từ sơ sinh đến ba tuổi [70]

2


1.1.1. Trong quá trình mang thai
Hệ vi sinh vật của thai nhi có thể đƣợc hình thành ngay từ trong quá trình mang
thai thông qua hàng rào nhau thai. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự có mặt của các
loài Enterococcus, Lactobacillus, … trong máu rốn, nƣớc ối, nhau thai và màng bào
thai của thai nhi [64]. Sự chuyển tiếp giữa cuộc sống trƣớc và sau sinh là một cửa sổ
quan trọng để can thiệp vào chế độ ăn uống của mẹ, đảm bảo sự phát triển bình thƣờng

của hệ vi sinh vật của trẻ sơ sinh với những tác động đối với sức khỏe trong cuộc sống
trƣởng thành [64].
1.1.2. Trong quá trình sinh
Trong quá trình sinh, các vi sinh vật trong âm đạo của ngƣời mẹ sẽ góp phần
hình thành hệ vi sinh vật của trẻ. Các yếu tố nhƣ sinh thƣờng, sinh mổ, sinh non đều
ảnh hƣởng đến hệ vi sinh vật của trẻ [68].
Trẻ sơ sinh sinh ra tự nhiên có hệ vi sinh vật đƣờng ruột giống với hệ vi sinh
vật âm đạo của mẹ [70]. Các vi sinh vật thƣờng gặp gồm có: Lactobacillus, Prevotella,
dần có sự phân bố lớn hơn của Bifidobacterium và Bacteroides [27][19].
Trẻ sinh mổ có hệ vi sinh đƣờng ruột tƣơng đồng với hệ vi sinh vật trên da của
ngƣời

mẹ.

Thành

phần

chính

gồm:

Staphylococcus,

Corynebacteria,

Propionibacterium spp và tỷ lệ Bifidobacteria, Bacteroides spp thấp hơn so với trẻ
sinh tự nhiên [70]. Trẻ sinh mổ tiếp cận với kháng sinh dự phòng trong tử cung dẫn
đến thay đổi hệ vi sinh vật đƣờng ruột [27]. Trẻ sinh mổ có hệ vi sinh vật kém đa dạng
hơn trẻ sinh thƣờng [70]. Sự kém đa dạng này dẫn đến làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh

nhƣ: viêm ruột hoại tử, bệnh chàm, bệnh suyễn, hội chứng ruột kích thích, béo phì,
bệnh tiểu đƣờng [14]. Những khác biệt này trong hệ vi sinh vật đƣờng ruột có ảnh
hƣởng quan trọng đến sức khỏe vì các chi Bifidobacterium và Lactobacillus đƣợc coi
là có lợi cho sức khỏe, trong khi một số Staphylococcus spp và Clostridium spp có
tiềm năng gây bệnh [27].
Việc phơi nhiễm kháng sinh sẽ làm giảm tạm thời sự đa dạng về vi sinh vật
đƣờng ruột, dẫn đến làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ
nhiễm Clostridium difficile là một điển hình về việc giảm đa dạng sinh học cho phép
3


sự phát triển của mầm bệnh trong ruột [68]. Kháng sinh làm thay đổi các quá trình trao
đổi chất của trẻ nhƣ ảnh hƣởng đến chuyển hóa cholesterol và lipid, tăng tính nhạy
cảm với chế độ ăn nhiều chất béo [19]. Việc sử dụng kháng sinh có thể phá vỡ sự phát
triển bình thƣờng của hệ vi sinh vật đƣờng ruột, hệ thống miễn dịch và mất nhiều thời
gian để phục hồi hệ vi sinh vật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhƣ béo phì, tiểu
đƣờng, dị ứng, hen suyễn và bệnh viêm ruột [68]. Trẻ sinh non tháng hoặc nhẹ cân có
nguy cơ mắc các rối loạn liên quan đến kháng sinh cao nhất [19]. Điều trị bằng nhiều
loại kháng sinh nhƣ: penicillin, ampicillin, cephalexin … , làm tăng tỷ lệ vi sinh vật có
khả năng gây bệnh, giảm tỷ lệ vi sinh vật có lợi nhƣ Bifidobacteriaceae và
Lactobacillus spp [14]. Ví dụ điều trị bằng kháng sinh ở trẻ sinh non bị viêm ruột làm
tăng γ-Proteobacteria [68].
1.1.3. Sau khi sinh
Sự phát triển của hệ vi sinh vật đƣờng ruột sau khi sinh chịu ảnh hƣởng nhiều
của chế độ ăn của trẻ [14].
Hệ vi sinh vật đƣờng ruột của trẻ bú sữa mẹ chứa nhiều Bifidobacterium, ngoài
ra còn có Bacteroides, Streptococcus, và Lactobacillus [70][68]. Các loài
Bifidobacterium và Lactobacillus đƣợc coi là có lợi cho sức khỏe của trẻ. Sữa mẹ có
khả năng điều chỉnh sự xâm nhập của vi sinh vật trong ruột trẻ sơ sinh với các thành
phần riêng biệt không có trong sữa công thức: hệ vi sinh vật sữa mẹ, các yếu tố kích

thích sự phát triển của vi sinh vật và các yếu tố ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
[68].
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng và sinh lý của trẻ sơ sinh, sữa mẹ
chứa một số thành phần đặc trƣng nhƣ oligosaccharides giúp tăng trƣởng chọn lọc một
số loại vi sinh vật trong đƣờng ruột: Bifidobacterium sp - B. infantis, B. bifidum, B.
breve và B. longum [14]. HMO kích thích tăng trƣởng Bifidobacterium sp do HMO dễ
bị phân hủy bởi Bifidobacterium sp và cung cấp dinh dƣỡng cho các vi sinh vật này
[70]. Các vi sinh vật này có vai trò lên men oligosaccharides trong chế độ ăn uống,
giúp tăng cƣờng sức khỏe, điều chỉnh hệ thống miễn dịch của trẻ và có thể giúp ngăn
ngừa các bệnh nhƣ eczema và hen suyễn [12][27]. Có thể dự đoán tỷ lệ vi sinh vật
đƣờng ruột qua tỷ lệ HMO do mối liên hệ tích cực và tiêu cực giữa HMO và sự phong
4


phú tƣơng đối của các chi vi sinh vật [14]. Hệ vi sinh vật của trẻ bú sữa mẹ có chức
năng tổng hợp vitamin B mạnh. Bú sữa mẹ giúp cân bằng thành phần của hệ vi sinh
đƣờng ruột của trẻ do các vấn đề bất lợi trong cuộc sống [14].
Khi chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn các thức ăn rắn, hệ vi sinh vật của trẻ thay đổi
và tƣơng đồng với ngƣời trƣởng thành. Sự có mặt của của các loài Bacteroides spp,
Clostridium và Streptococcus kỵ khí phổ biến hơn [70]. Nghiên cứu cho thấy những
thay đổi này liên quan đến ngừng dùng sữa mẹ hơn là chuyển sang các loại thức ăn rắn
[14]. Dùng sữa mẹ làm chậm sự trƣởng thành của hệ vi sinh vật đƣờng ruột [39].
Trẻ bú sữa công thức có hệ vi sinh vật đƣờng ruột khác với trẻ bú sữa mẹ với sự
hiện diện của Staphylococcus, Streptococcus và Clostridium đa dạng hơn [68]. Trẻ bị
nhiễm Clostridium có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng cao hơn nhƣ eczema, thở khò khè
tái phát, và viêm da dị ứng [70]. Giống nhƣ trẻ dùng thức ăn rắn, trẻ bú sữa công thức
có hệ vi sinh vật tƣơng đồng với ngƣời trƣởng thành [14]. Do vậy việc chuyển đổi từ
giai đoạn bú sữa công thức sang giai đoạn ăn thức ăn rắn không làm thay đổi nhiều
thành phần của hệ vi sinh vật đƣờng ruột [14]. Hệ vi sinh vật ở trẻ bú sữa công thức có
các chức năng đặc trƣng của một hệ vi sinh vật trƣởng thành: tổng hợp acid mật, tham

gia vào các quá trình chuyển hóa [70].
1.2. Phân bố của hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở ngƣời trƣởng thành
Ƣớc tính rằng hệ vi sinh đƣờng ruột của ngƣời trƣởng thành chứa khoảng 100
nghìn tỷ vi sinh vật thuộc 1.800 chi và 15.000 - 36.000 loài [17]. Ngành chiếm ƣu thế
là Firmicutes 53,9%, Bacteroides 35,3%, chiếm tỉ lệ thấp hơn là Proteobacteria 4,5%
và các ngành Verrucomicrobia, Actinobacteria, Tenericutes mỗi ngành 2% và 1%
[20].
Ngành Firmicutes gồm 4 lớp: lớp Clostridia 95%, Mollicutes 4.5%, Bacilli
0.2%, lớp khác 0.3%. Phần lớn các vi sinh vật thuộc lớp Clostridia thuộc nhóm XIV
(XIVa và XIVb), bao gồm các chi nhƣ Eubacterium, Ruminococcus. Nhiều vi sinh vật
sản xuất butyrate thuộc nhóm Clostridia XIVa nhƣ E. hallii giúp ngăn ngừa sự tích lũy
lactate trong ruột kết của ngƣời [27].

5


Ngành Bacteroides gồm các lớp: B. vulgatus chiếm 31%, Prevotellaceae chiếm
23%, B. thetaiotaomicron chiếm 13%, còn lại là các lớp khác [40].
Ngành Proteobacteria gồm 5 lớp: alpha, beta, gamma, delta, epsilon
Proteobacteria [15]. Mật độ vi sinh vật thay đổi theo vị trí từ thực quản đến đại tràng,
thực quản chứa 10 ˆ11 tế bào/ml, đại tràng chứa 10 ˆ12 tế bào/ml [40][27].
Thực quản pH < 4.0: Bacteroides,
Gemella, Megasphaera, Pseudomonas,
Prevotella, Rothia sps, Streptococcus,
Veillonella
Đại tràng pH 5 - 5.7:
Bacteroides, Clostridium,
Prevotella, Porphyromonas,
Eubacterium, Ruminococcus,
Streptococcus,

Enterobacterium,
Enterococcus, Lactobacillus,
Peptostreptococcus,
Fusobacteria.
Manh tràng pH 5.7: Lachnospira,
Roseburia, Butyrivibrio,
Ruminococcus, Fecalibacteriu,
Fusobacteria.

Dạ dày pH 2: Streptococcus,
Lactobacillus, Prevotella,
Enterococcus, Helicobacter
pylori.

Ruột non pH 5 - 7:
Bacteroides, Clostridium,
Streptococcus,
Lactobacillus, γProteobacteria,
Enterococcus.

Hình 1.2: Phân bố của hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở ngƣời trƣởng thành [27]
Các vi sinh vật trong trong thực quản bao gồm Bacteroides, Pseudomonas,
Prevotella, Rothia sp, Streptococcus, trong đó chiếm đa số là Streptococcus. Môi
trƣờng thực quản pH < 4.0, tƣơng đối ổn định để vi sinh vật có thể cƣ trú. Môi trƣờng
thực quản có thể bị thay đổi do yếu tố bệnh nhƣ trào ngƣợc thực quản, làm cho các
loài mới xuất hiện. Xác định các quần thể vi sinh vật phức tạp trong thực quản để hiểu
vai trò của vi sinh vật nhƣ là dấu hiệu hoặc các yếu tố gây bệnh trong các bệnh thực
quản nhƣ viêm thực quản không rõ nguyên nhân, thực quản barrett và ung thƣ tuyến
thực quản. Các H. pylori có trong dạ dày cũng có thể làm thay đổi hệ sinh vật thực
quản do ảnh hƣởng đến độ axit dạ dày và trào ngƣợc của nó [55].

Các vi sinh vật phổ biến nhất trong dạ dày là Helicobacter pylori, tiếp đó đến
Streptococcus và Prevotella, ngoài ra còn một số vi sinh vật nhƣ Lactobacillus,
Enterococcus. Helicobacter pylori có thể gây bệnh viêm dạ dày, bệnh loét dạ dày tá
6


tràng và ung thƣ biểu mô [7]. Dạ dày có môi trƣờng pH 2.0, môi trƣờng axit của dạ
dày là không thích hợp với hầu hết các vi sinh vật ngoại trừ các loài Helicobacter,
ngoài Helicobacter thì các vi sinh vật trong dạ dày khác phổ biến hơn chỉ ở những
bệnh nhân bị giảm axit nhƣ viêm dạ dày teo tiến triển [55].
Thành phần vi sinh vật trong ruột non chủ yếu là Bacteroides, Clostridium,
Streptococcus, Lactobacillus, Enterococcus, γ-Proteobacteria. Trong đó vi khuẩn
Bacillus thuộc ngành Firmicutes chiếm số lƣợng đáng kể [17]. Có sự khác biệt về phân
bố vi sinh vật giữa các vị trí khác nhau trong ruột non. Các chi Bifidobacterium,
Streptococcus, Clostridium, Lactobacillus và Ruminococcus chiếm ƣu thế trong lòng
ruột; các chi Clostridium, Lactobacillus, Enterococcus, Akkermansia có trong lớp nhầy
và bề mặt ruột non [27].
Ruột già và đại tràng chứa hơn 70% lƣợng vi sinh vật đƣờng ruột, nhiều nhất là
hai ngành Firmicutes và Bacteroidetes, ngoài ra còn có các loài khác nhƣ
Campylobacter, Salmonella, Vibrio cholera và E. coli với số lƣợng ít hơn [27]. Vi
sinh vật kỵ khí nhiều gấp 10 lần vi sinh vật hiếu khí [44]. Vi sinh vật ở đại tràng có số
lƣợng và thành phần phong phú bao gồm: Bacteroides, Prevotella, Clostridium,
Porphyromonas,

Eubacterium,

Ruminococcus,

Streptococcus,


Enterococcus,

Lactobacillus, Peptostreptococcus, Fusobacteria, Enterobacterium [27]. Các loài
Prevotella và Clostridium chiếm ƣu thế. Các vi sinh vật đại tràng có vai trò quan trọng
đối với điều hòa miễn dịch, các rối loạn góp phần gây ra các bệnh nhƣ bệnh crohn và
viêm loét đại tràng [44]. Manh tràng chủ yếu gồm các loài: Lachnospira, Roseburia,
Butyrivibrio, Ruminococcus, Fecalibacterium, Fusobacteria [27].
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa
1.3.1. Điều kiện sinh
Trẻ sinh đủ tháng đƣợc sinh tự nhiên tại nhà có hệ vi sinh vật đƣờng ruột có lợi
nhất: số lƣợng Bifidobacteria cao nhất, số lƣợng C. difficile và E. coli thấp nhất [56].
Trẻ sinh đủ tháng nhƣng sinh mổ tại bệnh viện có số lƣợng vi khuẩn C. difficile và E.
coli cao hơn. Trẻ sinh non tại bệnh viện có số lƣợng vi khuẩn C. difficile cao nhất. Một
số nghiên cứu cho thấy 64% trẻ sinh non (thai ít hơn 37 tuần tuổi) bị mắc các bệnh do
7


vi khuẩn gây ra. Điều này dẫn đến việc phải sử dụng kháng sinh và làm thay đổi hệ vi
sinh vật đƣờng ruột ở trẻ sinh non [56].
1.3.2. Tuổi
Thành phần vi sinh vật đƣờng tiêu hóa thay đổi theo tuổi. Tỷ lệ các vi khuẩn
Lachnospiraceae, Bifidobacteriaceae, Peptostreptococcaceae có xu hƣớng tăng theo
tuổi

trong

khi

các


vi

khuẩn

Enterobacteriaceae,

Staphylococcaceae



Streptococcaceae lại có xu hƣớng giảm [39]. Các kết quả này cho thấy sự chuyển đổi
từ hệ vi sinh vật vi hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện ở đƣờng tiêu hóa của ngƣời trẻ tuổi
sang hệ vi sinh vật kỵ khí nghiêm ngặt ở ngƣời lớn tuổi hơn [39].
1.3.3. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dƣỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi về
tính đa dạng trong hệ vi sinh vật đƣờng ruột [27]. Chế độ ăn giàu trái cây, rau và chất
xơ dẫn đến đƣờng tiêu hóa chứa nhiều vi sinh vật chuyển hóa carbohydrate không hòa
tan nhƣ Ruminococcus bromii, Roseburia và Eubacterium rectale [27]. Chế độ ăn giàu
protein động vật, đƣờng, tinh bột và kém chất xơ dẫn đến tăng số lƣợng Firmicutes
[70]. Hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở trẻ em tiêu thụ chế độ ăn giàu chất xơ có nhiều vi
khuẩn Prevotella và Xylanibacter. Hai loài này có enzyme cần thiết cho quá trình thủy
phân của tinh bột. Quá trình lên men của các loại tinh bột này tạo ra một lƣợng lớn các
axit béo mạch ngắn đã đƣợc chứng minh trong các nghiên cứu tiền lâm sàng là rất
quan trọng đối với điều hòa miễn dịch [70]. Acid béo chuỗi ngắn cũng có vai trò ngoài
ruột và có thể cải thiện nguy cơ mắc các bệnh và rối loạn hệ thống miễn dịch, chuyển
hóa nhƣ viêm xƣơng khớp, béo phì, tiểu đƣờng type 2 và bệnh tim mạch [12]. Các
nghiên cứu dịch tễ học và thực nghiệm cho thấy chất xơ vừa phòng ngừa vừa điều trị
cho nhiều rối loạn đƣờng ruột và các bệnh khác, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đƣờng
type 2 và béo phì [12].
Protein trong thức ăn là nguồn nitơ chủ yếu của vi sinh vật đƣờng tiêu hóa. Quá

trình lên men protein ở vi sinh vật có thể tạo ra các sản phẩm có hại cho ngƣời. Ví dụ
chuyển hóa l-peritine, có nhiều trong thị đỏ, tạo ra trimethylamine-N-oxide có thể làm
tăng nguy cơ xơ vữa động mạch [12]. Một số thực phẩm khi tiêu thụ nhiều có thể làm
8


giảm sự đa dạng của vi sinh vật đƣờng ruột nhƣ sữa có nhiều chất béo, đồ uống có
đƣờng [15].
Chế độ dinh dƣỡng giàu lipid làm giảm thành phần các vi sinh vật đƣờng ruột
thuộc bộ Bacteroidales và họ Clostridiaceae [27]. Các vi sinh vật này tham gia vào
quá trình chuyển hóa acid béo chuỗi ngắn, góp phần tạo cân bằng năng lƣợng cho cơ
thể ngƣời, bảo vệ chống lại hội chứng chuyển hóa, đái tháo đƣờng type 2, và xơ vữa
động mạch [18].
Chế độ ăn giàu calo, nhiều chất béo, lối sống ít vận động có thể dẫn đến béo phì
và gây ra sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đƣờng ruột [12]. Ở những ngƣời béo phì có
sự gia tăng vi khuẩn ngành Firmicutes, giảm ngành Bacteroidetes và gia tăng các vi
khuẩn có thể gây bệnh nhƣ Staphylococcus, E. coli, Enterobacteriaceae. Chế độ ăn
giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng số lƣợng vi khuẩn gây viêm do kích thích sự
hình thành các axit mật liên hợp giúp thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân gây bệnh
này [12].
Chế độ ăn có các sản phẩm nhƣ sữa chua, sữa … có chứa các chất cần thiết cho
quá trình lên men nhƣ Lactococcus lactis làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đƣờng
ruột [71].
1.3.4. Sử dụng thuốc
Thuốc ức chế bơm proton nằm trong số mƣời loại thuốc đƣợc sử dụng rộng rãi
nhất trên thế giới [26]. Việc sử dụng PPI đi kèm với những thay đổi sâu sắc trong hệ vi
sinh vật đƣờng ruột, những thay đổi này nổi bật hơn so với những thay đổi liên quan
đến kháng sinh hoặc các loại thuốc thƣờng đƣợc sử dụng khác [26]. Các thuốc PPI làm
giảm độ acid của dạ dày, dẫn đến tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật có thể sinh
trƣởng đƣợc [71]. Vi khuẩn đƣờng miệng và vi khuẩn gây bệnh tăng lên trong hệ vi

sinh vật đƣờng ruột của ngƣời dùng PPI. Ở ngƣời sử dụng PPI, quan sát thấy có sự gia
tăng đáng kể của vi khuẩn thuộc các chi: Enterococcus, Streptococcus, Staphylococcus
[26]. Việc sử dụng PPI làm tăng nguy cơ nhiễm C. difficile, Salmonella spp, Shigella
spp, Campylobacter spp, và nhiễm trùng đƣờng ruột khác, đặc biệt là tăng nguy cơ
nhiễm Clostridium difficile đến 65% [26].
9


Việc sử dụng kháng sinh gây tác động ngắn hạn và dài hạn đến hệ vi sinh vật
đƣờng ruột. Sau khi sử dụng kháng sinh, hệ vi sinh đƣờng ruột bị mất cân bằng, dễ dẫn
đến sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nhƣ Salmonella typhimurium, Clostridium
difficile [71]. Việc điều trị H. pylori bằng clarithromycin có thể dẫn đến giảm đáng kể
lƣợng vi khuẩn Actinobacteria [71]. Trẻ sơ sinh sử dụng kháng sinh, chủ yếu là
amoxicillin trong một tháng đầu đời có thể dẫn đến giảm số lƣợng Bifidobacteria [56].
Trong một số trƣờng hợp việc hồi phục hoàn toàn hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa sau khi
điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài đến hai năm. Ngoài việc làm thay đổi thành
phần hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa, kháng sinh còn gia tăng lƣợng vi khuẩn kháng
thuốc trong cơ thể [71].
Metformin là thuốc điều trị tiểu đƣờng có thể làm giảm các con đƣờng chuyển
hóa D- glucarate, D-galactarate và pyruvat trong khi làm tăng chuyển hóa acid béo
chuỗi ngắn của vi sinh vật đƣờng ruột [71].
1.3.5. Các yếu tố khác
Trẻ sơ sinh của các bà mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai hoặc hiện đang
hút thuốc có sự gia tăng về thành phần Bacteroides và Staphylococcus [39]. Ở ngƣời
trƣởng thành, hút thuốc lá làm tăng lƣợng vi khuẩn Prevotella spp [12]. Hút thuốc và
thiếu tập thể dục có tác động đáng kể đến ruột già vì chúng là yếu tố nguy cơ đối với
ung thƣ đại trực tràng. Các hạt độc hại trong khói thuốc có thể tiếp cận với ruột già
thông qua giải phóng từ phổi và tăng ô nhiễm môi trƣờng góp phần làm tăng các
trƣờng hợp viêm ruột [12].
Nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội, là yếu tố quyết định quan

trọng đối với sức khỏe con ngƣời và có thể gián tiếp tác động đến hệ vi sinh vật đƣờng
ruột qua nhiều cơ chế, bao gồm phơi nhiễm môi trƣờng (điều kiện nhà ở, ô nhiễm, vv),
căng thẳng mãn tính, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất [39]. Một yếu tố lối sống
nhƣ căng thẳng có tác động đến hoạt động của đại tràng làm thay đổi cấu trúc hệ vi
sinh đƣờng ruột, làm giảm số lƣợng Lactobacillus. Căng thẳng có thể góp phần vào
hội chứng ruột kích thích, một trong những rối loạn chức năng đƣờng ruột phổ biến
nhất và những thay đổi liên quan trong quần thể vi sinh vật thông qua hệ thống thần
kinh trung ƣơng [12].
10


Các yếu tố môi trƣờng khác cũng có thể ảnh hƣởng đến sức khỏe thông qua hệ
vi sinh vật đƣờng ruột. Phơi nhiễm với vật nuôi có thể làm tăng Clostridium spp [39].
Du lịch, đặc biệt là đến các nƣớc ngoài, làm tăng nguy lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Tình trạng vệ sinh kém ở các nƣớc đang phát triển và vệ sinh cá nhân kém, có thể tạo
thuận lợi cho sự lây lan của các tác nhân lây nhiễm, công việc thay đổi hoặc các lý do
khác, cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe đƣờng ruột và làm thay đổi quần thể vi khuẩn
đƣờng ruột [12].

11


CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ VI SINH VẬT ĐƢỜNG RUỘT ĐẾN HỆ
MIỄN DỊCH ĐƢỜNG RUỘT
2.1. Hệ miễn dịch đƣờng ruột nói chung
Hàng rào ruột là một cấu trúc phức tạp ngăn cách môi trƣờng bên trong với môi
trƣờng bên ngoài, bao gồm ba thành phần chức năng chính:
- Hệ vi sinh vật sống hội sinh trong ruột [48].
- Biểu mô với các tế bào đảm nhận chức năng khác nhau (tế bào goblet - sản xuất chất
nhầy, tế bào paneth - sản xuất các chất kháng khuẩn, tế bào ruột, tế bào nội tiết)

[13][48].
- Mô bạch huyết bao gồm các tế bào miễn dịch khác nhau (các tế bào tiết IgA, tế bào
đuôi gai, các tế bào tiếp xúc trực tiếp với các kháng nguyên ở ruột, tế bào lympho)
[13].
Vi sinh
vật hội
sinh

Peptid
kháng
khuẩn

Ruột
trong
IgA

Chất nhầy
Biểu


Tế bào
ruột

Tế bào
Goblet

Tế bào
Paneth
Tế bào đuôi gai


Hình 2.1: Sơ đồ minh họa hàng rào ruột [13].
Biểu mô ruột bao gồm bốn loại tế bào chuyên biệt: tế bào ruột (cấu thành
khoảng 80%); tế bào goblet; tế bào paneth tổng hợp chất kháng khuẩn và các chất
chống vi trùng khác, các tế bào paneth là các tế bào sống lâu và thƣờng phân bố ở ruột
non [1]; tế bào nội tiết tiết ra các hormone peptide có liên quan đến quá trình sửa chữa
mô, tạo mạch, phân biệt tế bào, chịu trách nhiệm cho sự cân bằng và tái tạo tế bào biểu
mô [1][13].
12


Bảng 2.1: Các sản phẩm của tế bào goblet [13].
Tên

Chức năng

Mucin 2

Thành phần chính của các lớp chất nhầy. Liên kết và nguồn dinh
dƣỡng của vi khuẩn.

Mucin 1, 3, Hàng rào bảo vệ bề mặt tế bào, có hoạt tính sinh học để phục hồi biểu
17

mô.

TFF3

Phục hồi biểu mô và chữa lành vết thƣơng. Tạo điều kiện di chuyển tế
bào. Tăng độ nhớt của chất nhầy và tính toàn vẹn cấu trúc của các lớp
chất nhầy.


FcGbp

Liên kết kháng thể IgG. Ổn định và liên kết với các mạng lƣới chất
nhầy mucin 2 của lớp chất nhầy bên trong.

Ngoài ra biểu mô ruột chứa các tế bào vi mô có chức năng vận chuyển vi khuẩn
và kháng nguyên đến các tế bào miễn dịch [1]. Biểu mô ruột là một hàng rào thấm
chọn lọc vì nó cho nƣớc, chất điện giải và các chất dinh dƣỡng trong chế độ ăn uống đi
qua nhƣng ngăn chặn sự xâm nhập bất lợi của các kháng nguyên, vi sinh vật và độc tố
của chúng. Để thực hiện chức năng này, các tế bào biểu mô ruột đƣợc liên kết chặt chẽ
với nhau bởi các phức hợp protein khác nhau bao gồm các mối nối chặt chẽ, các mối
nối kết nối [13].
Bề mặt tế bào biểu mô ruột đƣợc bao phủ bởi hai lớp chất nhầy. Lớp chất nhầy
bên ngoài có vi sinh vật hội sinh, đƣợc tiết ra bởi các tế bào goblet là hàng rào đầu tiên
chống lại tổn thƣơng vật lý và hóa học do thức ăn, vi khuẩn và các sản phẩm do vi
khuẩn gây ra [32]; lớp chất nhầy bên trong không có vi sinh vật, có chức năng nhƣ một
hàng rào bảo vệ quan trọng chống lại sự bám dính của vi khuẩn và xâm lấn các tế bào
bên dƣới biểu mô [32].
Cần thiết cho sự hình thành của một lớp chất nhầy nguyên vẹn và ổn định là các
glycoprotein trong đó mucin chiếm ƣu thế trong đƣờng ruột [1]. Ngoài mucin, chất
nhầy gồm: protein liên kết Fc-gamma, protein, carbohydrate, lipid và chứa một lƣợng
13


nƣớc cao [1]. Phospholipid phosphatidylcholine là một thành phần chất nhầy quan
trọng, trong đó các chuỗi axit béo của PC đƣợc định hƣớng đến lòng ruột tạo ra một bề
mặt kỵ nƣớc bảo vệ trên đỉnh của lớp chất nhầy. Bên cạnh các protein kháng khuẩn,
chất nhầy cũng chứa IgA với số lƣợng lớn và giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi
sinh vật [1]. Chất nhầy cung dinh dƣỡng cho vi sinh vật, ngăn chặn sự tiếp xúc của vi

sinh vật đƣờng ruột và bề mặt biểu mô [60]. Ngoài chức năng bảo vệ, chất nhầy còn có
khả năng bôi trơn và rất quan trọng để giữ cho bề mặt niêm mạc ngậm nƣớc [1].

Lớp chất
nhầy bên
ngoài

Lớp chất
nhầy bên
trong
Glycocalyx
Tế bào
biểu mô
(20µm)

Chất kháng khuẩn do tế bào
Paneth sản xuất
Chất kháng khuẩn do tế bào
Goblet sản xuất

Tế bào đuôi
gai và tế
bào lympho

Vi khuẩn
IgA do tế bào ruột tiết ra

Hình 2.2: Hai lớp chất nhầy của biểu mô [32].
Tế bào Paneth là tế bào bài tiết các hạt chứa nhiều loại protein. Các protein
phong phú nhất trong các hạt là: defensins, lysozym [6]. Hai loại protein kháng khuẩn

đặc trƣng là defensin và cathelicidin. Defensins là axit amin dài gồm hai nhóm chính
là α‑defensins và β‑defensins [6]. Hai loại có tầm quan trọng ở ruột non là defensin 5
và defensin 6, trong đƣờng ruột chúng đƣợc tổng hợp với số lƣợng lớn bởi các tế bào
14


Paneth trong ruột non. Ngoài ra α-defensin còn đƣợc biểu hiện trong bạch cầu hạt
trung tính [1].
Cả α‑defensin và β‑defensin đều có tác dụng kháng khuẩn, có hoạt tính chống
lại vi khuẩn gram âm và gram dƣơng. Ngoài defensin thì RegIIIγ là một chất kháng
khuẩn rất cần thiết cho việc duy trì vùng vô trùng có độ dày khoảng 50 mm trên bề
mặt ruột non [1]. Một số protein kháng khuẩn bao gồm hầu hết các α-defensin, đƣợc
biểu hiện và không yêu cầu tín hiệu vi sinh vật cho biểu hiện của chúng. Sự biểu hiện
của một số protein (REG3γ) đƣợc điều khiển bởi các mẫu phân tử liên quan đến vi
sinh vật kích hoạt các thụ thể TLR [24].
Biểu hiện phụ
thuộc TLR
2

Biểu hiện phụ
thuộc NOD2
3

1,4. Các mẫu phân tử
liên quan đến vi khuẩn

REG3γ

α-defensin


1

4

2. Vi khuẩn
3. Vi khuẩn bị tiêu diệt
+ α-defensin, REG3γ:
các chất kháng khuẩn

Tế bào
ruột

Tế bào
paneth

+ TLR, NOD2: các thụ
thể nhận dạng mẫu

Hình 2.3: Điều hòa biểu hiện protein kháng khuẩn [24].
Biểu mô niêm mạc ruột có khả năng dung nạp vi sinh vật đƣờng ruột vì khả
năng phân biệt vi sinh vật hội sinh với vi sinh vật gây bệnh bằng các mẫu phân tử của
chúng, nhƣ các mẫu phân tử liên quan đến vi khuẩn và các mẫu phân tử liên quan đến
mầm bệnh, thông qua các thụ thể nhận dạng mẫu. Hai họ PRR nhiều nhất là các thụ
thể oligome hóa liên kết với nucleotide nội bào và các thụ thể hình chuông [32]. PRR
phát hiện vi sinh vật bằng các cấu trúc đặc trƣng cho chúng, ví dụ nhƣ lipopolysacarit,
peptidoglycan, DNA của vi khuẩn, flagellin [1].
TLR có vai trò nhận dạng qua trung gian của các thành phần có nguồn gốc từ
các mầm bệnh và có vai trò trong việc bắt đầu phản ứng miễn dịch bẩm sinh. Mỗi TLR
15



phát hiện các mẫu phân tử liên quan đến vi sinh vật khác nhau có nguồn gốc từ virus,
vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. PAMPs nhƣ lipoprotein - đƣợc phát hiện bởi TLR1,
TLR2 và TLR6, ARN chuỗi kép - đƣợc phát hiện bởi TLR3, lipopolysacarit - đƣợc
phát hiện bởi TLR4, flagellin - TLR5, ARN chuỗi đơn và DNA - TLR9 [31]. Các loại
tế bào quan trọng nhất biểu hiện TLR bao gồm đại thực bào, tế bào đuôi gai và tế bào
lympho B. Các đại thực bào đƣờng ruột biểu hiện hầu hết các TLR [72]. Tƣơng tác
PRR - PAMPs rất quan trọng trong việc duy trì chức năng hàng rào niêm mạc, điều
chỉnh việc sản xuất chất nhầy, peptid kháng khuẩn, IgA [9].
Lớp bên dƣới biểu mô ruột phát hiện và hạn chế vi khuẩn gây bệnh thông qua
sự hiện diện của các tế bào đuôi gai, đại thực bào, các tế bào bạch huyết [48].
Các đại thực bào có ở niêm mạc trong toàn bộ đƣờng tiêu hóa và chủ yếu nằm
dƣới lớp biểu mô, do đó có vị trí lý tƣởng để bắt và phá hủy bất kỳ vật liệu nào vi
phạm hàng rào biểu mô [3][50]. Một số đại thực bào có mặt trong các lớp cơ trơn của
thành ruột, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhu động ruột. Đại thực bào
đƣờng ruột thể hiện mức độ cao của các thụ thể MCH lớp II. Với biểu hiện cao của
MHCII và khả năng tiếp nhận kháng nguyên, đại thực bào ruột cũng đóng vai trò là tế
bào trình diện kháng nguyên, tƣơng tác và ảnh hƣởng đến sự biệt hóa của tế bào
TCD4+. Chúng cũng thể hiện mức độ cao của thụ thể thực bào TREM2, giúp tăng
cƣờng khả năng thực bào vi khuẩn gây bệnh [3]. Đại thực bào ruột sản xuất nhiều loại
cytokine và các yếu tố hòa tan khác giúp duy trì cân bằng nội môi. Ví dụ PGE2, kích
thích sự tăng sinh của các tế bào biểu mô trong đƣờng ruột qua đó điều chỉnh tính toàn
vẹn của hàng rào biểu mô. Đại thực bào sản xuất một lƣợng đáng kể IL10, cũng nhƣ
một mức độ nhất định TNFα. TNFα có thể điều chỉnh sự tăng trƣởng của tế bào ruột
và thay đổi tính thấm của hàng rào biểu mô, kích thích sản xuất các enzyme tái tạo mô
để điều chỉnh chức năng tế bào biểu mô [3].
Tế bào đuôi gai và các tế bào khác: các tế bào đuôi gai lấy mẫu vi khuẩn bằng
cách kéo dài sợi nhánh vào trong lòng ruột hoặc lấy mẫu kháng nguyên đƣợc vận
chuyển đến bởi các tế bào vi mô [60]. Các tế bào đuôi gai tƣơng tác với các tế bào
lympho B và T để tạo ra IgA. IgA đƣợc tiết ra vận chuyển qua lớp tế bào biểu mô và


16


×