Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề cương sinh thái rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.37 KB, 19 trang )

Họ Và Tên:
Lớp:
MSSV:
GVGD:

ĐỀ CƯƠNG SINH THÁI RỪNG
Câu 1: Cho biết khái niệm vể sinh thái học và nhiệm vụ của nó; sinh thái rừng
và nhiệm vụ của nó?
Sinh thái học là một môn học của khoa học sinh vật, nghiên cứu sự phân bố,
mật độ, chức năng của các sinh vật, sự tương tác qua lại giữa các sinh vật với
nhau và giữa các sinh vật với môi trường vô cơ của chúng.
Nhiệm vụ của sinh thái học là nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa các sinh vật
và giữa chúng với môi trường vô cơ.
Sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh
vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và
môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất).
Nhiệm vụ của sinh thái rừng: Nghiên cứu quy luật sống của rừng, quy luật
hình thành và phát triển của rừng, sự tương tác giữa rừng với môi trường vật lý.
Câu 2: Cho biết khái niệm về rừng và các thành phần của rừng?
Rừng là một quần xã cây gỗ, trong đó chúng biểu hiện ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau, làm nảy sinh các hiện tượng mới mà không đặc trưng cho những cây mọc
lẻ. Trong rừng không những chỉ có các quan hệ qua lại giữa các cây rừng với nhau
mà còn có ảnh hưởng qua lại giữa cây rừng với đất và môi trường không khí; rừng
có khả năng tự phục hồi.


Các thành phần của rừng: Một khu rừng thuần nhất về thành phần cây gỗ, cây
bụi và thảm cỏ sống trên một khoảnh đất nhất định được gọi là lâm phần.
-Quần thụ.
-Lớp cây tái sinh.
-Cây tầng thấp hay cây tầng dưới.


-Lớp thảm tươi.
-Sàn rừng.
-Đất: Là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, có liên hệ hữu cơ
với rừng. Đất là thành phần không thể phân chia của hệ sinh thái rừng. Việc
nghiên cứu đất là nhiệm vụ của thổ nhưỡng học.
Câu 3: Thế nào là nhân tố sinh thái, nhân tố sinh tồn, nhân tố sinh thái chủ
đạo, nhân tố sinh thái độc lập, nhân tố sinh thái phụ thuộc?
Nhân tố sinh thái là những thành phần bất kì nào của môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của các sinh vật, hoặc đến đặc tính của mối
quan hệ giữa các sinh vật.
Nhân tố sinh tồn là những nhân tố sinh thái tối cần thiết cho sự tồn tại của sinh
vật.
Nhân tố sinh thái chủ đạo là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đối với đời
sống sinh vật, hoặc sự biến đổi của nó kéo theo sự biến đổi của các nhân tố khác.
Nhân tố sinh thái độc lập là nhân tố mà đặc tính và sự biến đổi của nó là độc lập
với quần xã sinh vật.
Nhân tố sinh thái phụ thuộc là nhân tố mà đặc tính và sự biến đổi của nó là phụ
thuộc vào (hoặc bị kiểm soát bởi) quần xã sinh vật.
Câu 4: Phát biểu những “quy luật” tác động của các nhân tố sinh thái
đến đời sống sinh vật rừng?
-Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Sự tác động của các nhân
tố sinh thái lên đời sống sinh vật là đồng thời và tổng hợp.


-Theo E. Rubel (1935), mỗi nhân tố sinh thái chỉ thể hiện rõ vai trò của mình khi
các nhân tố sinh thái khác không ở mức giới hạn.
-Theo V.Viliams, bốn nhân tố sinh tồn – ánh sáng, nhiệt, nước và muối khoáng, có
vai trò ngang nhau đối với thực vật và không thể thay thế lẫn nhau.
-Khi nghiên cứu về các nhân tố giới hạn, Liebig (1840) đưa ra nguyên tắc: “Chất
có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng suất, xác định đại lượng và tính ổn định

của mùa màng theo thời gian”.
-Định luật giới hạn sinh thái của Shelford (1913), sự tác động của các nhân tố sinh
thái lên cơ thể không chỉ phụ thuộc vào tính chất của nhân tố mà còn phụ thuộc
vào cường độ (lượng) của nhân tố đó. Sự giảm hay tăng cường độ tác động của
nhân tố vượt ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể thì làm giảm khả năng sống
của cơ thể; còn khi cường độ lên đến ngưỡng cao nhất hoặc xuống tới ngưỡng
thấp nhất đối với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật sẽ không thể tồn tại.
Câu 5: Định nghĩa: Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? Vì sao nhà lâm học phải
quan tâm đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với
nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt
xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng
bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ.
Trong tự nhiên, mỗi loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức
ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều
mắt xích tạo thành một lưới thức ăn. Lưới thức ăn là sự liên kết của các chuỗi thức ăn
trong hệ sinh thái.
Nhà lâm học phải quan tâm đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Tại vì: thực
vật là mắt xích đầu tiên và có tác động mạnh đến chuỗi thức ăn, khi ta tác động vào


thực vật thì chuỗi thức ăn sẽ thay đổi hay nói cách khác tập tính sinh hoạt của động
vật sẽ thay đổi và nó sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của rừng

Câu 6: Phân biệt sản lượng thu hoạch với sản lượng cây đứng và sản
lượng của QXTV; năng suất thu hoạch với năng suất của QXTV; sản lượng
của QXTV với năng suất của QXTV?
Sản lượng thu hoạch

Sản lượng cây đứng


-Biểu thị tổng khối lượng hoặc
trọng lượng vật chất có thể thu
được từ 1 diện tích nào đó sau
1 thời gian nào đó.

-Biểu thị toàn bộ trọng
lượng hoặc khối lượng
vật chất hữu cơ của cơ
thể sống có thể thu được
bằng 1 phương pháp
hay kỹ thuật nào đó
trong 1 khoảng thời
gian nào đó.

-Quy mô của sản lượng thu
hoạch chỉ biểu thị phần vật
chất được đưa ra khỏi hệ sinh
thái, do đó nó phụ thuộc vào
bộ phận của cây được thu
hoạch hoặc tỷ lệ thu hoạch (hệ
số thu hoạch). Nếu hệ số thu
hoạch lớn (bao gồm cả thân
cây, cành cây, lá cây…) thì sản
lượng thu hoạch sẽ lớn; ngược
lại, quy mô thu hoạch chỉ bao
gồm phần thân cây có giá trị
hàng hóa thì sản lượng thu
hoạch sẽ nhỏ.


Sản lượng QXTV

Sản lượng của
QXTV

-Biểu thị tổng trọng
lượng (tổng sinh
khối) hoặc số lượng
vật chất hữu cơ mà
quần xã sinh vật sản
xuất ra trên một
diện tích nhất định
và sau một thời gian
-Sản lượng thu hoạch và nào đó.
sản lượng cây đứng -Dùng để phản ánh
giống nhau về thời gian số lượng vật chất
thu hoạch; nhưng khác hữu cơ của 1 quần
với sản lượng thu thể, hoặc 1 mức
hoạch, quy mô của sản dinh dưỡng nhất
lượng cây đứng (phần định, nhưng cũng có
chưa được thu hoạch) thể dùng cho quần
phụ thuộc vào phương xã và hệ sinh thái.
pháp thu hoạch.

Năng suất QXTV


-Biểu thị tổng trọng lượng (tổng sinh
khối) hoặc số lượng vật chất hữu cơ
mà quần xã sinh vật sản xuất ra trên

một diện tích nhất định và sau một
thời gian nào đó.
-Dùng để phản ánh số lượng vật chất
hữu cơ của 1 quần thể, hoặc 1 mức
dinh dưỡng nhất định, nhưng cũng
có thể dùng cho quần xã và hệ sinh
thái.

-Là tốc độ chất hữu cơ được quần xã tạo
ra trên 1 đơn vị diện tích và trong 1 đơn
vị thời gian.
-Nó cũng được tính bằng trị số trung
bình của sản lượng trên 1 đơn vị diện
tích và trong 1 đơn vị thời gian.

Câu 7: Cho biết chu trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái rừng? Vai
trò của thực vật trong chu trình chuyển hóa năng lượng của hệ sinh thái rừng?
Chu trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái rừng:
-Một bộ phận năng lượng từ thực vật truyền qua 1 loạt sinh vật khác lập
thành các chuỗi thức ăn của hst.
-Một loạt các sinh vật liên kết với nhau thành 1 chuỗi, trong đó sinh vật
đứng sau sử dụng sinh vật đứng trước là nguồn thức ăn.
-Một chuỗi thức ăn thường bao gồm những mắc sinh, trong đó tv (svsx)
là bậc đầu tiên, sinh vật ăn thực vật là bậc 2.
-Động vật ăn thịt động vật ăn cỏ.
-Trong chuỗi dòng năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng, ở mỗi
bậc bị hao hụt khoảng 80-90%, hay chỉ 10-20% năng lượng dược truyền cho bậc
cao.
-Từ sơ đồ, ta thấy có 2 con đường cơ bản sử dụng năng lượng:
+T1: Năng lượng có thể được các động vật ăn cỏ sử dụng trực tiếp các

tổ chức sống của thực vật -> Chuỗi thức ăn: Chăn nuôi.
+T2: Các sinh vật hoại sinh sử dụng năng lượng ở dạng tổ chức đã chết
-> Chuỗi thức ăn: Phế thải.


-Sự liên kết các chuỗi thức ăn trong hst hợp thành lưới thức ăn.
-Sự sắp xếp số lượng theo các cấp bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao thì
bao giờ cũng sắp xếp theo dạng tháp: Tháp sinh thái học.
Vai trò của thực vật trong chu trình chuyển hóa năng lượng của hệ sinh thái
rừng:
-Thực vật là mắc xích đầu tiên trong 1 chuỗi thức ăn là sinh vật sản xuất
sơ cấp: Tv sử dụng 0,1% năng lượng môi trường để quang hợp -> tạo ra năng
lượng hữu cơ để nuôi sống toàn bộ sinh vật thuộc chuỗi chăn nuôi và phế thải (dị
dưỡng).
-Thực vật đóng vai trò quan trọng nhất và không thể thiếu trong chu
trình chuyển hóa năng lượng của hệ sinh thái rừng bởi vì năng lượng đầu tiên
được sinh ra để truyền qua các cấp khác trong hệ sinh thái rừng là từ tv (chất vô
cơ – hữu cơ). => Nếu trong chu trình chuyển hóa năng lượng hst rừng thiếu thực
vật thì chu trình chuyển hóa năng lượng không tồn tại.
Câu 8: Trình bày chu trình sinh địa hóa? Những con đường hoàn trả lại vật
chất cho hệ sinh thái rừng?
Tru trình sinh địa hóa là sự trao đổi theo chu kì liên tục của các nguyên tố hóa
học giữa sinh vật và môi trường vô cơ trong 1 hệ sinh thái. Chu trình sinh địa hóa
là chu trình dinh dưỡng xảy ra trong 1 hệ sinh thái. Vì các chất khoáng trong chu
trình sinh địa hóa vận động theo chu kì liên tục, nên chúng ta có thể xem xét
chúng ở bất kì điểm nào. Tuy vậy, trước hết chúng ta bắt đầu từ việc nghiên cứu
thực vật hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất.
Những con đường hoàn trả lại vật chất cho hệ sinh thái rừng:
-Sự hấp thụ các chất khoáng bởi thực vật: Thực vật thỏa mãn các nhu cầu dinh
dưỡng của chúng bằng cách hấp thụ trực tiếp các chất khoáng từ dung dich đất.



+Sự hấp thụ chất khoáng từ dung dịch đất: Những thay đổi về đặc tính vật lý
và hóa học của đất có ảnh hưởng đến nồng độ dung dịch đất và sự hấp thu chất
khoáng từ dung dịch đất bởi thực vật (3 yếu tố: Tốc độ khuếch tán của các chất
khoáng bao xung quanh hạt đất đến rễ cây, tốc độ di chuyển của nước chứa chất
khoáng bao xung quanh hạt đất đến rễ cây, tốc độ sinh trưởng của hệ rễ cây trong
vùng đất chứa nhiều chất khoáng).
+Dinh dưỡng rễ nấm:…
Câu 9: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng đối với rừng? Cho biết những biện
pháp lâm sinh mà các nhà lâm học đã sử dụng để đáp ứng nhu cầu ánh sáng
của các loài cây gỗ (trong gieo ươm, dưới tán rừng?
Ảnh hưởng của ánh sáng đối với rừng:
-Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa
các bộ phận của cây gỗ.
-Hình thái cây gỗ trong quần thụ có mối liên hệ chặt chẽ với ánh sáng.
-Sự sống sót của cây non trong hoàn cảnh mới tùy thuộc vào việc điều chỉnh
ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm và dưới tán rừng (ánh sáng có vai trò điều khiển
quá trình tái sinh tự nhiên của rừng).
-Chu kỳ ánh sáng có vai trò lớn trong đời sống của thực vật và động vật rừng.
-Tính chịu bóng của các loài cây biến đổi theo tuổi.
-Sản lượng của quần thụ có mối liên hệ chặt chẽ với sinh khối lá hoặc chỉ số
diện tích lá.
-Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở cây rừng.
-Ánh sáng là một trong những nhân tố kiểm soát quá trình diễn thế rừng.


-Tiết kiệm ánh sáng là một trong những biện pháp nâng cao năng suất và tính
ổn định của rừng.
-Điều chỉnh chế độ ánh sáng cho các lâm phần thông qua những biện pháp kỹ

thuật lâm sinh có ý nghĩa hết sức quan trong.
Những biện pháp lâm sinh mà các nhà lâm học đã sử dụng để đáp ứng nhu cầu
ánh sáng của các loài cây gỗ (trong gieo ươm, dưới tán rừng):
-Trồng rừng với mật độ thích hợp và thực hiện chặt nuôi dưỡng (tỉa thưa) định
kỳ ở những lâm phần dày rậm.
-Điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho các lâm phần.
-Điều chỉnh tán rừng thông qua các phương pháp khai thác.
-Nhận rõ vai trò của chu kỳ ánh sáng cùng với những biến đổi vật lý.
-Tỉa thưa mạnh vào thời kỳ rừng khép tán kín và ở tuổi gần thành thục.
-Phải điều chỉnh chỉ số diện tích lá thích hợp thông qua điều chỉnh kết cấu và
cấu trúc rừng.
-Trồng loài cây chịu bóng dưới các tán rừng ưa sáng.
Câu 10: Cho biết quan hệ của rừng và nước? Vẽ sơ đồ cân bằng nước? Nêu
những tác hại khi mất rừng?
Quan hệ của rừng và nước:
-Rừng tạo điều kiện thuận lợi ngăn cản các dòng lưu thông không khí ẩm, đảm
bảo cho sông hồ luôn đủ nước, rừng có tác dụng chuyển bề mặt dòng chảy thành
dòng chảy ngầm, sự khô của miền không sông hồ là chứng minh cho sự quan hệ của
rừng và nước.


Nước là nền tảng của sự sống, tất cả sự trao đổi chất của sinh vật đều cần phải
có nước, bởi cây hút chất dinh dưỡng từ đất chủ yếu ở dạng dung dịch, nước bao bọc
phần rễ cuối của rễ cây 0,5mm, nước cần thiết để chi phí cho quá trình trao đổi chất
và cung cấp theo quá trình thoát hơi nước nhằm hạ nhiệt độ của lá cây. Ví dụ điển
hình là vai trò của nước trong sự nảy mầm của hạt giống, vỏ hạt không thể nảy mầm
được nếu thiếu nước, khi đó nước sẽ kích hoạt hệ thống enzyme trong hạt tạo ra sự
cân bằng nước, tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy cây phát triển.
Sơ đồ cân bằng nước:


Những tác hại khi mất rừng:
-Thiên tai đến nhanh do không có gì ngăn cản.
-Dễ bị ô nhiễm môi trường
-Cây xanh góp phần điều hòa khí hậu nên sẽ làm cho khí hậu bất thường.
-Ô nhiễm nguồn nước và đất.


-Làm nhiều động vật bị mất chỗ ở.
-Mất thức ăn và ôxi cho động vật.
Câu 11: Cho biết ảnh hưởng qua lại của gió và rừng?
Gió ảnh hưởng đến rừng:
-Gió có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và sinh lý của thực vật: Gió giúp cây
thụ phấn, phát tán hạt giống đi xa..
-Gió lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình thái và cấu trúc tán là và thân cây gỗ:
Gió làm cong thân cây, làm lệch tán cây. Gió làm giảm sự phát triển chiều cao nhưng
làm tăng sự phát triển đường kính thân cây.
-Gió có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng: Gió có thể đưa mầm bệnh và côn
trùng cũng như không khí bị nhiễm bẩn từ nơi khác xâm nhập vào hệ sinh thái.
-Gió có ảnh hưởng đến sự hình thành tiểu địa hình: Trên những vùng, đất cát
và đất có thành phần cơ giới nhẹ. Đến lượt mình, tiểu địa hình có thể làm đất khô và
nóng hơn.
-Gió có ảnh hưởng đến cháy rừng: Tốc độ gió làm tăng cường quá trình cháy
rừng, gió mạnh có thể chuyển cháy tầng thấp thành cháy tầng cao.
Rừng ảnh hưởng đến gió: Một dòng không khí đang di chuyển, nếu gặp đai
rừng (hoặc chướng ngại vật) thì tốc độ và hướng di chuyển của nó sẽ thay đổi theo
chiều thẳng đứng. Đồng thời phía đai rừng sẽ hình thành một vùng khí áp cao, còn
phía sau đai rừng áp suất không khí giảm. Sự giảm thấp tốc độ gió trong rừng, trước
và sau đai rừng phụ thuộc vào mật độ, chiều cao và sự phân bố cao thấp của các tán
cây, nghĩa là phụ thuộc vào độ thấm gió của lâm phần.
Câu 12: Vì sao thực vật phân bố khác nhau theo độ cao?



Vì địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa hay nguyên nhân
gây ra sự tiếp nhận gió khác nhau ở các sườn dốc, ở các vị trí địa lí khác nhau, sự
tổng hợp của các nhân tố khác nhau, mỗi loài thực vật chỉ thích nghi với một môi
trường sống nhất định. Mỗi kiểu khí hậu có một kiểu thảm thực vật, do điều kiện khí
hậu (chế độ nhiệt), do chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ nên hình thành nhiều kiểu
khí hậu khác nhau, dẫn đến các thảm thực vật cũng thay đổi theo .  nên thực vật sẽ
phân bố khác nhau theo độ cao.
Câu 13: Trình bày quan hệ của rừng và động vật?
-Rừng là môi trường sống của động vật, và là nơi cung cấp thức ăn, nơi ở cho
động vật tồn tại.
-Động vật giúp rừng ổn định, giúp thực vật thụ phấn, khi chết đi là một nguồn
dinh dưỡng khoáng trong đất.
Câu 14: Khi nghiên cứu cấu trúc của thảm thực vật rừng, nhà lâm học cần
quan tâm đến những nội dung nào? Vì sao?
Nghiên cứu cấu trúc của thảm thực vật rừng, nhà lâm học cần quan tâm đến
những nội dung sau:
-Thành phần hệ thực vật.
-Mật độ quần xã thực vật.
-Tương quan số lượng các loài và nhóm loài.
-Tình trạng cá thể của các loài cây.
-Sự sắp xếp các thành phần QXTV theo không gian và thời gian.
Nhà lâm học quan tâm đến các nội dụng trên, vì: những nội dung trên quyết
định đến cấu trúc của thảm thực vật như thế nào, khi nghiên cứu các nội dung trên
các nhà lâm học có thể đưa ra các biện pháp làm thay đổi cấu trúc của thảm thực vật
phù hợp nhất.


Câu 15: Cho biết những đặc trưng cơ bản của quần thể thực vật rừng, quần

xã thực vật rừng?
Những đặc trưng cơ bản của QTTV rừng:
-Những đặc trưng có liên quan đến tương quan số lượng và cấu trúc.
-Những đặc trưng biểu thị thuộc tính di truyền của quần thể như: Mật độ, sinh
sản và tử vong; thành phần tuổi, sự phân bố trong không gian và kiểu sinh trưởng; sự
dao động số lượng cá thể.
Những đặc trưng cơ bản của QXTV rừng:
-Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: Loài ưu thế, loài thứ yếu, loài
ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng.
-Sự phân bố các loài trong không gian: Phân bố theo chiều thẳng đứng và theo
chiều ngang.
-Quan hệ dinh dưỡng: Nhóm sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải.
Câu 16: Cho biết thế nào là dao động của quần xã thực vật, nguyên nhân
dẫn đến sự dao động của quần xã thực vật?
Dao động của QXTV là những biến đổi vô hướng, thành phần hệ thực vật là
ổn định, những biến đổi kéo dài không lâu, các quần xã quay trở về trạng thái ban
đầu khi ngưng tác động.
Nguyên nhân dẫn đến sự dao động của quần xã thực vật:
- Sự tác động thời tiết và chế độ thủy văn theo thời kì nhiều năm.
- Sự tác động của con người và động vật đến QTTV và động vật theo định kì
hàng năm.


- Kết quả của những thay đổi về khí hậu và hoạt động của con người không chỉ
dẫn đến sự thay đổi mật độ, khả năng sinh sản, tốc độ sinh trưởng và phát triển của
hệ động vật và thực vật, mà còn làm thay đổi các yếu tố khác của môi trường. Tổng
hợp những thay đổi này lại gây ra những thay đổi của quần thể sinh vật nào đó.
Câu 17: Phân biệt sự dao động và diễn thế của quần xã thực vật, cho ví dụ?
Dao động của QXTV


Diễn thế của QXTV

-Những biến đổi vô hướng.

-Các QXTV thay thế lẫn nhau.

-Thành phần hệ thực vật là ổn định.

-Môi trường thay thế lẫn nhau.

-Những biến đổi kéo dài không lâu.

-Những biến đổi kéo nhiều năm.

-Các quần xã quay về trạng thái ban -Các QXTV và môi trường không quay trở
đầu khi ngưng tác động.
về trạng thái ban đầu khi ngừng tác động.
- Môi trường bị biến đổi sâu sắc.

-Ví dụ:
+Dao động QXTV: Khi 1 QXTV vào mùa mưa thì sẽ xuất hiện những cây cỏ
dại nhiều và chúng sinh trưởng phát triển rất tốt nhưng khi tới mùa khô thì chúng sẽ
mất đi và làm cho QXTV bị biến đổi nhưng khi mùa mưa trở lại thì QX sẽ quay trở
lại trạng thái ban đầu.
+Diễn thế QXTV: Khi con người tác động vào 1 rừng gỗ lớn quá mạnh, làm
cho cây gỗ lớn bị mất đi và xuất hiện những trảng cỏ hay cây bụi, khi đó quần xã cũ
bị mất đi và thay vào đó là 1 quần xã mới khác hoàn toàn.
Câu 18: Trình bày diễn thế của quần xã thực vật rừng, các loại diễn thế,
nguyên nhân diễn thế và ý nghĩa nghiên cứu diễn thế rừng?
2 kiểu diễn thế:



-Diễn thế nguyên sinh: Diễn thế nguyên sinh bắt đầu xảy ra khi quần xã sinh
vật phát sinh trên các giá thể trước kia chưa từng có quần xã sinh vật nào định cư.
-Diễn thế thứ sinh: Xảy ra ở những nơi mà quần xã sinh vật trước đó bị hủy
hoại do tác động của các nhân tố bên ngoài và nơi ấy phát sinh quần xã sinh vật mới.
Nguyên nhân diễn thế:
- Diễn thế tự sinh hay nội sinh là quá trình thay thế quần xã sinh vật này bằng
quần xã sinh vật khác dưới ảnh hưởng của sự biến đổi môi trường vật lý được tạo ra
bởi chính các sinh vật định cư trước đó.
-Diễn thế ngoại sinh là quá trình thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã
sinh vật khác dưới ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài thay đổi.
- Diễn thế sinh học là quá trình thay thế quần xã sinh vật bằng một quần xã
sinh vật khác dưới ảnh hưởng bất ngờ của nhiều sinh vật khác nhau phối hợp cùng
với diễn thế tự sinh và ngoại sinh trở thành tác nhân của diễn thế.
Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế:
-Về ý nghĩa sinh học, diễn thế các loài cây là có lợi, bởi vì đó là quy luật tiến
hóa của thảm thực vật. Việc gây trồng 1 loài cây trên 1 lập địa nhất định dẫn đến
giảm năng suất, giống cây bị thoái hóa, cấp đất giảm… =>Sự luân canh các loài cây
cho phép khắc phục được nhược điểm trên.
-Về ý nghĩa kinh tế, diễn thế có lợi đồng thời cũng đem lại bất lợi. Có lợi khi
xảy ra trong trường hợp 1 thảm thực vật kém giá trị, năng suất thấp, tính ổn định kém
được thay thế bằng thảm thực vật khác có nhiều giá trị, năng suất cao và ổn định. Các
diễn thế đi ngược lại mục tiêu kinh tế của con người đều được coi như không có lợi.
Câu 19: Tái sinh rừng là gì? Các hình thức tái sinh rừng ? Nhân tố ảnh hưởng


đến tái sinh rừng? Tại sao khi nghiên cứu tái sinh rừng nhà lâm học cần phải
phân chia quá trình tái sinh của cây rừng thành nhiều giai đoạn?
Tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng như thảm cây

gỗ và các thành phần khác của lâm phần, là hoạt động thay thế những thế hệ cây già
bằng con đường tự nhiên hay nhân tạo.
Các hình thức tái sinh rừng:
-Trong kinh doanh rừng ng ta phân biệt thành tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân
tạo, tái sinh phối hợp.
-Theo nguồn gốc tái sinh, người ta phân biệt tái sinh hạt - cây con hình thành
từ nguồn hạt giống và phát triển thành rừng hạt và tái sinh chồi - cây con phát sinh từ
các chồi sẵn có trên gốc cây mẹ, trên rễ, trên thân, trên cành và hình thành rừng chồi.
Nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng:
-Khả năng tái sinh chồi phụ thuộc vào loài cây, tuổi cây và mùa trong năm.
-Phụ thuộc vào chiều cao gốc chặt.
-Phụ thuộc vào hệ rễ cây mẹ và tình trạng của gốc chặt.
Khi nghiên cứu tái sinh rừng nhà lâm học cần phải phân chia quá trình tái
sinh của cây rừng thành nhiều giai đoạn, vì: Khi chia quá trình thành nhiều giai đoạn
thì các nhà lâm học sẽ dễ theo dõi và nắm bắt hơn trong từng giai đoạn, từ đó có thể
nghiên cứu rõ hơn về quá trình tái sinh của rừng, mặt khác khi chia ra nhiều giai đoạn
thì sẽ có nhiệm vụ của từng giai đoạn, từ đó đưa ra các cách thức tác động trong quá
trình tái sinh giúp rừng sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Câu 20: Khi đánh giá kết quả tái sinh rừng, nhà lâm học quan tâm đến chỉ
tiêu nào? Tại sao?
Khi đánh giá kết quả tái sinh rừng, nhà lâm học quan tâm đến các chỉ tiêu sau:


-Mật độ cây tái sinh.
-Thành phần loài cây và tỉ trọng của chúng.
-Sinh trưởng của cây tái sinh.
-Trạng thái sức sống và chất lượng cây tái sinh.
-Phân bố cây tái sinh trong không gian và theo thời gian.
-Dự báo triển vọng và xác lập các biện pháp tái sinh rừng.
Vì: Khi quan tâm đến các vấn đề trên thì các nhà lâm học có thể nắm bắt được các

yếu tố để rừng tái sinh tốt nhất, từ đó đưa ra các biện pháp tác động để giúp rừng phát triển.
Câu 21: Tại sao nói ánh sáng, nhiệt độ, gió, mưa, đất và địa hình có ý nghĩa
quyết định việc chọn lựa các phương thức lâm sinh (khai thác - tái sinh rừng (tự
nhiên và nhân tạo)), nuôi dưỡng rừng?
Vì:
-Ánh sáng khi xâm nhập vào QXTV sẽ tác động hoặt động sinh lí và hình thái
của nó của các cây dưới tán rừng, dễ bị thay đổi thành phần loài và độ khép tán tuổi
và trạng thái của cây rừng bằng các phương thức lâm sinh, khai thác trắng chọn dần
(tỉa thưa cây kém phẩm chất, chặt bỏ cây bụi, dây leo...).
-Nhiệt độ ảnh hưởng đến phân bố địa lí của các thảm thực vật đóng vai trò chủ
yếu trong ấn định hình thái đặc tính của thực vật, mỗi sinh vật đều có giới hạn nhiệt
độ nhất định. Vì vậy, có thể sử dụng các biện pháp thay đổi tiểu khí hậu bằng cách xử
lí thảm thực vật rừng.
-Ảnh hưởng của gió đến kết cấu và hình thái của 1 số kiểu rừng, nó quyết định
đến lượng phát tán hạt giống của cây rừng hay tái sinh rừng cũng có thể tác động phá
hoại cấu trúc của rừng, vì thế có ý nghĩa ấn định phương thức lâm sinh.


-Nước là 1 nhân tố sinh thái nhấn định sự phân bố năng suất và đặc tính các
loài trên trái đất cũng như tương tác với nhân tố chất khoáng, vì vậy nó có ảnh hưởng
lớn đến đời sống sinh vật hay phá hoại cấu trúc rừng, vì vậy, nó ấn định phương thức
địa hình chi phối các hoạt động lâm sinh, nó có tác dụng cải biến khí hậu cũng như
phát triển rừng hay các phương thức lâm sinh, phải thay đổi theo từng địa hình (khó
khăn vùng đồi dốc...), hay có tác động trực tiếp đến quá trình phá hủy của các nhân tố
gió và nước.
Đất tốt hay xấu quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng nếu đất
xấu thì cây trồng sẽ kém phát triển tại nơi đó vì đất bị thoái hóa bạc màu khó sinh
trưởng và phát triển nhất là nơi có độ dốc lớn, vì vậy cần cải thiện thảm thực vật cách
tốt hợp lí hơn và nhân tố quan trọng trong lâm sinh vì nó quyết định thành bại hay sự
phát triển của khu rừng đó.

Câu 22: Tại sao trong trồng rừng, trước khi đưa cây từ vườn ươm ra đất trống,
nhà lâm học phải thực hiện một số biện pháp như: Đảo bầu, tưới nước giảm
dần và ngừng tưới nước ít nhất 1 - 2 tuần, không bón thêm phân cho cây, hạ
dần độ tàn che cho đến khi mở trống hoàn toàn (nếu cây cần che bóng trong
khi gieo ươm)?
Vì:
-Đảo bầu là mục đích đem bầu có kích thước lớn phù hợp với bộ rễ mới giúp
cây đứng vững và phát triển tốt.
-Tưới nước giảm dần là vì đem ra ngoài rừng môi trưởng thiếu nước giúp cây
có thể thích ngi với môi trường sống mà không bị sốc nước.
-Ngưng bón phân ban đầu giúp cây có thể tự vận động hút chất dinh dưỡng từ
đất để tự nuôi dưỡng nó phù hợp với điều kiện rừng là không được bón phân như ở
vườn ươm.


-Ra ngoài vườn, rừng không có tàn che ánh sáng cho cây nên phải hạ tàn che
dần dần cho cây có thể hấp thụ được ánh sáng dần từ ít cho đến ra ngoài điều kiện
ánh sáng hoàn toàn (ngoài thực địa).




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×