1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA VẬT LÝ
BỘ MÔN HẢI DƢƠNG-KHÍ TƢỢNG-THỦY VĂN
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ
HỆ SINH THÁI
RỪNG NGẬP MẶN
GVHD: THS. NGUYỄN VĨNH XUÂN TIÊN
SVTH: (Nhóm 5)
NGUYỄN TRƢƠNG THANH HỘI
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
HOÀNG THỊ THANH THỦY
LÊ TRỌNG HUY
TÔ DUY THÁI
Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 08/2008
2
Chương 1
RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM
1.1 Định nghĩa:
Rừng ngập mặn là rừng của các loài cây nhiệt đới và cây bụi có rễ mọc từ các trầm tích nƣớc mặn nằm
giữa khu vực giữa bờ biển và biển.
1.2 Phân bố:
RNM tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bán đảo Cà Mau và hai tỉnh phía Bắc là
Nam Định và Thái Bình.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích RNM chƣa đến 100.000 ha tập trung ở các tỉnh
Cà Mau 62.554ha, Bạc Liêu 4.142 ha, Sóc Trăng 2.943 ha, Trà Vinh 8.582 ha, Bến Tre 7.153 ha, Kiên
Giang 322 ha, Long An 400 ha…
Rừng ngập mặn Cồn Chim, đầm Thị Nại tỉnh Bình Định có tổng diện tích 5.060 ha đang đƣợc khôi
phục.
RNM Cần Giờ hay rừng Sác có diện tích rừng và đất rừng là 38.664 ha (trƣớc kia là 40.000ha).
Theo số liệu Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho thấy, năm 1943 diện tích rừng ngập mặn
(RNM) Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 vào năm 2006.
RNM nguyên sinh tự nhiên hiện nay hầu nhƣ không còn. Đa số RNM hiện nay là rừng trồng (62%) còn lại
là rừng thứ sinh nghèo hoặc rừng mới tái sinh trên bãi bồi.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Theo Phan
Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố RNM Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định
điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu:
- Khu vực I: ven biển Đông Bắc. Khu vực này đƣợc chia làm 3 tiểu khu:
o Tiểu khu (TK) 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông, bờ biển dài khoảng 55 km. TK này gồm lƣu vực
cửa sông Kalong, lƣu vực vịnh Tiên Yên – Hà Cối và vùng ven bờ cửa sông Tiên Yên – Ba
Chẽ.T
o TK2: từ Cửa Ông đến Cửa Lục, bờ biển dài khoảng 40km.
o TK3: Từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn, bờ biển dài khoảng 55 km.
- Khu vực II: ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Khu vực này đƣợc chia làm 2 TK
o TK1: từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc.
o TK2: từ cửa sông Văn Úc đến cửa Lạch Trƣờng thuộc khu vực bồi tụ của hệ thống sông Hồng.
- Khu vực III ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trƣờng đến mũi Vũng Tàu. Đƣợc chia làm 3 tiểu khu.
o TK1: từ Lạch Trƣờng đến mũi Ròn.
o TK2: Từ Mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân
o TK3: từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu
- Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ. Khu vực này đƣợc chia lam 4 TK.
o TK1: từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ).
o TK2: từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển ĐBSCL).
o TK3: từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (ven Biển Tây Nam bán đảo Cà Mau).
o TK4: từ cửa sông Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nãi, Hà Tiên (ven biển phía tây bán đảo Cà
Mau).
3
1.3 Môi
trường sống:
Mỗi loại cây RNM đều có yêu cầu điều kiện môi trƣờng, sinh thái khác nhau nhƣng chúng vẫn có những
đặc điểm chung nhƣ:
- Sống ở trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, xích đạo.
- Ven biển khu nƣớc lợ, lƣu vực của cửa sông thông ra biển, các đầm trũng nội địa.
- Có ảnh hƣởng của triều lên xuống.
- Vùng không có sóng lớn.
- Độ ẩm cao.
Ngoài ra chúng còn chịu những tác động khác nhƣ loại đất và chế độ ngập triều dựa vào sơ đồ sau ta thấy
sự phân bố của các loại cây trong rừng ngập mặn:
Hình 1.1: Bản đồ các khu vực rừng ngập mặn Việt Nam
4
Hình 1.2: Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thể nền và phân bố loại cây
Mực thuỷ triều
4m Chà là
4m - 3,5m Giá
3,5 m Cóc đỏ
3 m Vẹt Dù
2,5 m Xu
2 m Đƣớc Đôi
2m – 1,5m Mấm Trắng
1,5m Bần Đắng
Hình 1.3: Sơ đồ phân bố các hội đoàn rừng sác vùng Duyên hải Tp. HCM
(theo Vũ Văn Cƣơng-1964)
1.4 Hệ sinh thái:
Thể
nền
Đất
chặt
cứng
Đất
chặt
Đất ổn
định ít
Đất mềm
đã ổn định
Bùn mềm
Thực
vật tự
nhiên
chủ
yếu
Chà là,
rang,
giá, lức
Cóc,
dà, giá,
xu,
rang,
chà là,
tra
Vẹt,
dà,
mấm,
cóc,
đƣớc
Đƣớc,
mấm,
đƣng
Mấm,
bần
Thực
vật
gây
trồng
Bạch
đàn,
dừa, keo
Đƣớc, dà, mấm
quăn
Đƣớc, đƣng
Vùng bị ngập bởi triều bất thƣờng
Vùng bị ngập bởi triều cao
bị ngập bởi triều trung bình
Bị ngập bởi triều thấp
Biển
5
- Thực vật: Khu hệ thực vật RNM Việt Nam bao gồm 47 họ thực vật. Số lƣợng biến đổi theo từng vùng
khác nhau: vùng ven biển Bắc Bộ có 52 loài, vùng ven biển Trung Bộ có 69 loài, vùng ven biển Nam
Bộ có 100 loài. Vùng ven biển Cà Mau có hệ sinh thái RNM phong phú nhất về thành loài cây, sinh
trƣởng phát triển tốt nhất và đạt kích thƣớc lớn nhất. Nơi đây gần với trung tâm hình thành và phân bố
RNM ở Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia.
- Động vật: Hiện nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu tổng hợp về khu hệ động vật của RNM Việt
Nam. Nghiên cứu về động vật RNM mới chỉ dừng lại ở từng hệ sinh thái địa phƣơng.
Thí dụ: kết quả nghiên cứu ở RNM Cần Giờ (Tp. HCM) chỉ cho thấy có 22 loài động vật sống nổi trên
mặt nƣớc; 114 loài động vật đáy bao gồm 34 loại giun, 51 loại giáp sát, 29 loại thân mền; 137 loài cá, 9
lo ài lƣỡng cƣ, 31 loài bò sát, 130 loài chim, 19 loài động vật có vú (theo Vũ Trung Tạn, 1994; Phạm Đình
Trọng, 1995; Lê Đức Tuấn, 1997). Ở khu rừng cấm Năm Căn (Cà Mau) phát hiện có 15 loài động vật có
vú, trong đó có những loài thú lớn nhƣ lợn rừng, vƣợn, hổ, nai, báo gấm, khỉ đuôi dài… (Lê Diên Dực,
1986). Số loài chim biến động từ 121- 147 loài hình thành nên những sân chim nhƣ Ngọc Hiển, Bà Lạt,
Cù Lao Đất, đặc biệt là sân chim Tân Khánh rộng 130 ha với vạn cá thể, đƣợc xem là sân chim lớn nhất
Đông Nam Á. Ở đây có nhiều loài chim quý hiếm của thế giới nhƣ già đẫy, hạc cổ trắng, cò thìa, sếu cổ đỏ
ở Tam Nông (Đồng Tháp)…Ngoài ra tôm còn là loài có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ với RNM. Thể hiện
qua câu tục ngữ “Cây đƣớc rƣớc con tôm, con tôm ôm cây đƣớc”.
Theo số liệu lâm nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có 98 loại cây RNM trong đó có 32 loài thực thụ
và 66 loài tham gia vào hệ sinh thái rùng ngập mặn ở đây. Bên cạnh đó còn có 36 loài thú,182 loài
chim,34 loài bò sát và 6 loài lƣỡng cƣ, đồng thời vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản.
Tại vùng Cồn Chim hiện nay có khoảng 64 loài động vật phù du, 76 loài cá thuộc 40 họ (cá đối, cá bống,
cá liệt, cá móm, cá giò, cá chua và cá mú, cá hồng…), 35 loài giáp xác, 31 loài thân mềm và một loài da
gai và 33 loài chim trong đó có 23 loài chim nƣớc và 10 loại chim rừng…
Thực vật ở RNM Việt Nam và ở rừng Sác Cần Gìơ trƣớc kia có trên 24 loài,36 chi thuộc 24 họ. Các loại
cây phổ biến nhƣ Mấm, Bần, Đƣớc, Dà, Vẹt, Xu, Cóc, Giá, Chà là,Tra,Ráng…đây là những loài cây thích
hợp với điều kiện môi trƣờng sinh thái ở RNM.
1.5 Vai trò rừng ngập mặn
- Là “lá phổi xanh” rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, nó giúp tiêu thụ một
lƣợng đáng kể các khí thải độc hại và làm tăng lƣợng Oxi cho chúng ta. Nhằm giúp giảm bớt hiện
tƣợng nóng lên của trái đất và ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nƣớc biển gây ảnh hƣởng đến đời
sống của những ngƣời dân cƣ ven biển. Theo báo cáo của Ủy ban Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên
hợp quốc sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm băng tan nhanh, dẫn đến hiện tƣợng biển có thể
lấy mất tới 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe doạ nơi sinh sống của 17 triệu ngƣời vào cuối thể kỷ
XXI.
- Có vai trò quan trọng nhƣ việc lọc sinh học trong việc xử lý chất thải. Ngoài ra nó còn có tác dụng xử
lý chất dinh dƣỡng từ đất liền và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm đồng thời lọc
thức ăn cho các loài động vật biển có vú.
- Giúp bảo vệ động vật khi nƣớc triều lên cao và sóng lớn nhƣ: nhiều loài động vật sống trong hang
hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nƣớc triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng
nhƣ cá Lác, các loại Còng, Cáy, Ốc. Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tƣơng đối
ổn định.
- Là nơi có hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ nhất nhƣ nó là vùng nuôi dƣỡng các loài cá con trong rạn
san hô, theo thống kê có 164 loài cá sống tại RNM và các rạn san hô.
- Nó cũng là nơi có lợi nhuận về kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản phong phú để sử dụng trong
nƣớc và xuất khẩu. Ngoài ra, ta có thể thu nhập từ các nguồn khác nhƣ: nuôi ong lấy mật, bán cây
giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lƣợng lớn than củi…Trong số 51
lo ại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung câp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm
6
phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21loài có thể dùng nuôi ongvà 1 loài có thể
dùng làm đƣòng, sáp (Hồng, 1999).
- Nhờ hệ thống rễ dày đặc của các loài cây RNM có tác dụng bảo vệ đới bờ và cửa sông tránh tình trạng
xói lở và tác hại của bão, sóng đối với hệ thống đê biển. Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan
Nguyên Hồng ( Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái RNM, ĐH Sƣ Phạm Hà Nội) cho thấy độ cao sóng
biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75% đến 85% từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m.
Tƣơng tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26-12-2004 hơn 2 triệu ngƣời ở 13 quốc gia Châu Á và
Châu Phi bị thiệt mạng, môi trƣờng bị tàn phá nặng nề, nhƣng kết quả khảo sát của IUCN ( Hiệp hội
Bảo tồn thiên nhiên thế giới) và UNEP ( Chƣơng trình Môi trƣờng thế giới) cùng các nhà khoa học
cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tƣờng xanh” RNM với băng rừng rộng gần nhƣ còn nguyên
vẹn vì năng lƣợng sóng đã đƣợc giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về ngƣời rất thấp hoặc không bị
tổn thất…RNM ở Ấn Độ, khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1km so với nơi không có rừng thiệt hại giảm
50%-80%. Ngoài ra, nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên
mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dƣỡng cho đất.
- RNM cũng góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm. Theo số liệu của Chi cục bảo vệ đê điều và
phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, trƣớc đây chi phí tu bổ đê điều trung bình hằng năm là 5
triệu đồng/ mét dài nhƣng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo vệ phía ngoài đê chi phí này đã giảm xuống
còn 1,2 triệu đồng/mét dài.
- RNM cũng là nơi tốt để tổ chức du lịch sinh thái, huấn luyện, nghiên cứu và giảng dạy.
Chương 2
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
2.1 Giới thiệu:
Rừng ngập mặn Cần Giờ đƣợc phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi tụ phù sa từ sông Sài Gòn, hạ lƣu là
sông Lòng Tàu, Ngã Bảy, sông Đồng Tranh và Soài Rạp, nằm ở cửa ngõ Đông Nam của thành phố Hồ
Chí Minh.
Hình 2.1: Bản đồ sinh quyển Cần Giờ
7
Trƣớc đây rừng ngập mặn Cần Giờ đƣợc xem là khu đa dạng sinh học. Trong chiến tranh chống đế quốc
Mỹ, Cần Giờ đƣợc xem là đƣờng giao thông huyết mạch, cửa ngõ chủ yếu vào Sài Gòn. Vì vậy mà Mỹ đã
biến nơi đây thành “vùng đất chết” bằng bom đạn và chất độc hoá học. Đến nỗi nhiều nhà khoa học khi
chứng kiến đã thốt lên rằng “phải hằng trăm năm sau rừng mới có thể phục hồi lại đƣợc”. Năm 1978,
UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trƣờng Duyên
hải với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 30 năm vƣợt qua mọi thử thách và khó khăn,
phải đổi bằng nhiều mồ hôi và nƣớc mắt của những ngƣời đi trƣớc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã trải một
màu xanh đầy sức sống. Có tổng diện tích: 37.162,53 ha (rừng trồng: 19.448,36 ha; rừng tự nhiên:
11.043,11 ha; còn lại là diện tích đất khác).
Hình 2.2: Máy bay rải chất độc Hình 2.3: “Vùng đất chết” Cần Giờ
Hình 2.3: Trồng lại rừng Cần Giờ Hình 2.4: Rừng sau phục hồi
Là một hệ sinh thái trung gian giữa nƣớc mặn và nƣớc ngọt, dƣới sự ảnh hƣởng của biển, thuỷ triều đã
hình thành hệ thực vật phong phú, là nơi cung cấp thức ăn, nuôi dƣỡng, là nơi cƣ trú của các loài thuỷ sinh
và động vật. Đặc biệt, hệ thực vật rừng ngập mặn có nguồn gốc phát tán từ Indonesia và Malaysia.
Ngày 21/01/2000 tổ chức UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là “ Khu dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ”. Đây là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đƣợc phục hồi sau chiến tranh hóa
học đầu tiên trên thế giới và cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, đƣợc xem là khu rừng
đƣợc khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý thuộc vào loại tốt nhất ở Việt Nam và thế giới. Ngày nay,
“vùng đất chết” đã biến thành “lá phổi xanh” thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Đặc điểm tự nhiên:
2.2.1 Vị trí địa lý:
- Cách trung tâm thành phố khoảng 50 km, chiều dài từ Bắc đến Nam là 35km, Đông sang Tây là 30km.
- Vĩ độ Bắc: 10° 22'14'' - 10° 37'39''
- Kinh độ Đông: 106°46'12'' – 107°00'59''
- Ranh giới:
o Bắc giáp huyện Nhà Bè.
8
o Nam giáp biển Đông.
o Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa, Vũng Tàu.
o Tây giáp Long An và Tiền Giang.
Hình 2.5: Bản đồ tự nhiên Cần Giờ
2.2.1 Khí hậu: có hai mùa, mùa mƣa từ tháng 5-10, mùa khô từ tháng 11-4. Nhiệt độ trung bình 25.8
0
C.
Lƣợng mƣa thấp, từ 1.300-1.400mm/năm
2.2.2 Địa hình: tƣơng đối bằng phẳng, cao trung bình từ 0.0-1.5m.
2.2.3 Thổ nhƣỡng: đất ở đây chủ yếu có pha bùn, có 4 loại: đất mặn, đất mặn phèn ít, đất mặn phèn
nhiều, đất cát mịn có pha ít bùn ven biển.
2.2.4 Chế độ thuỷ triều: có chế độ bán nhật triều không đều, mực triều trung bình 2m, khi triều cao có
thể dâng đến 4m.
2.2.5 Độ mặn:
Độ mặn lớn nhất khi triều cƣờng và nhỏ nhất khi triều kém.
Vào khoảng tháng 4 nƣớc biển chiếm ƣu thế hơn trong mối tƣơng tác sông – biển, nƣớc mặn xâm nhập
sâu hơn vào trong vùng đất liền.
2.2.7. Mạng lƣới sông rạch: chằng chịt
Hình 2.6: Bản đồ sông rạch Cần Giờ
9
2.3 Đặc điểm sinh thái:
Có đặc trƣng của vùng rừng ngập mặn cửa sông ven biển, ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loài
và số lƣợng. Theo thống kê của các nhà khoa học, thành phần các loài động thực vật nhƣ sau:
- 157 loài thực vật thuộc 76 họ, trong đó có 35 loài cây rừng ngập mặn thuộc 36 chi, 24 họ.
- Khu hệ động vật không xƣơng sống, thuỷ sinh: có 70 loài thuộc 44 họ: cua biển, tôm sú, sò huyết,…
- Khu hệ cá: 137 loài thuộc 39 họ: cá ngát, bông lau, dứa,…
- Khu hệ lƣỡng thê, bò sát: 9 loài lƣỡng thê, 31 loài bò sát: kỳ đà nƣớc, cá sấu hoa cà, trăn gấm,…
- Khu hệ chim: 130 loài, 47 họ, 17 bộ: già đẫy java, bồ nông chân xám, vạc,…
- Khu hệ thú: 19 loài, 13 họ, 7 bộ nhƣ mèo rừng, khỉ đuôi dài, nhím,…
Xem thêm phần phụ lục Một số loài động thực vật khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Trong đó, nhóm thực vật chiếm ƣu thế cả về số lƣợng và giá trị kinh tế là hai loại cây mấm và đƣớc. Ở đây
chỉ xin nêu môt số đặc điểm của hai loại cây này.
2.3.1 Cây đƣớc đôi_Rhizophora apiculata BI.:
2.3.1.1 Đặc điểm:
- Cây thân gỗ cao 25-30m, đƣờng kính 60-70cm, gỗ có lõi màu hồng sậm, dác màu hồng nhạt. Cây sống
ở vùng đất mềm đã ổn định, mực triều 2.5m.
- Bộ rễ chân nôm rất phát triển, và cao 1-2m giúp cây dễ thở trong môi trƣờng rừng ngập mặn. Có bộ
lọc muối ở mặt lá và các mắc ở thân và rễ cây.
- Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm và láng bóng, dài 10-16cm, rộng 3-6cm,
màu hồng hay đỏ nhạt.
- Cụm hoa xim có 2 hoa trên cuống ngắn 0.5-1cm, mập, đài hợp xẻ 4 thuỳ hình tam giác dày dài 1-
14cm, rộng 6-8mm, ở lại cùng với quả, tràng 4 cánh, mỏng trắng.
- Quả màu nâu với trụ mầm dài 20-30cm, xanh sẫm.
Hình 2.7: Sơ đồ phân bố hội đoàn đƣớc đôi
Hình 2.8: Trái đƣớc đôi Hình 2.9: Hoa đƣớc
10
2.3.1.2 Vai trò:
- Có giá trị kinh tế cao, gỗ cứng, khá bền, đƣợc dùng làm cừ, cột, đóng bàn ghế,… than đƣớc cho nhiệt
lƣợng cao, ít khói đƣợc ƣa chuộng. Lá làm phân xanh, hoa nuôi ong.
- Ngoài ra đƣớc còn là loài cây có vai trò quan trọng trong việc chắn sóng, bảo vệ vùng ven biển, giảm
thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra. Là nơi nuôi dƣỡng và cung cấp thức ăn cho các loài hải sản có giá
trị cao.
2.3.2 Cây mấm trắng_Avicennia alba BI.:
2.3.2.1 Đặc điểm:
- Cây thân gỗ cao khoảng 10-15m, đƣờng kính đến 0.7m, sống chủ yếu ở vùng đất bồi, mềm, lún nhƣ
vùng cửa sông, ven bờ, đầm lầy. Với mực triều thích hợp là 2m. Đƣợc xem là dấu hiệu nhận biết vùng
đất bồi.
- Có bộ rễ chùm, thở nhiều, thon ở phía đầu, dựng đứng từ dƣới bùn lên, cao đến 30cm. Rễ thân rỗng,
có khả năng phục hồi khi bị giẫm đạp. Diện tích bộ rễ lớn từ 2-6m
2
, giúp cây thở và trao đổi chất tốt
hơn. Cây có bộ lọc muối ở mặt lá, và các mắc ở thân, rễ cây.
- Lá đơn, mọc đối, hình mũi mác, đầu nhọn, mặt dƣới phủ lông màu trắng bạc.
- Hoa đơn thành gié, nhỏ, màu vàng, đƣờng kình cỡ 5mm.
- Quả nang hơi cong, dài khoảng 4cm, màu xanh hơi xám, đầu thon nhọn, tự khai thành 2 mảnh, hạt nảy
mầm trên cây trƣớc khi quả rụng.
Hình 2.10: Sơ đồ phân bố hội đoàn mấm trắng
Hình 2.11: Hoa mấm Hình 2.12: Trái mấm
2.3.2.2 Vai trò:
- Đƣợc dùng trong xây dựng, làm củi, các dụng cụ nhỏ, trái làm thức ăn cho cá.
11
2.3.3 Một số loài động vật :
Rái cá thường
Cá sấu hoa cà
Kỳ đà nước
Khỉ đuôi dài
Rắn cạp nong
Rắn hổ mang
12
Hầu cửa sông
Tôm tích
Mực tua
Cua bùn
Cua biển
Tôm bạc thẻ đỏ đuôi
Cá măng sữa
Cá đối mục
13
Rắn hổ chúa
rắn lục xanh
Mèo cá
Lợn rừng
Kỳ đà nước
Rái cá
14
2.4 Vai trò:
Rừng ngập mặn Cần Giờ có vai trò hết sức to lớn đối với việc phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trƣờng
nhƣ:
2.4.1 Mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xói lở:
Tác dụng của các dải rừng ngập mặn vùng ven biển, cửa sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và dòng triều vùng có đê
ven biển và trong cửa sông. Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc
có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ
biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Mặt khác rừng ngập mặn có tác dụng hạn
chế xói lở các quá trình xâm thực bờ biển.
2.4.2 Hạn chế xâm nhập mặn:
Rừng ngập mặn làm quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nƣớc lan tỏa
vào trong những khu rừng rộng lớn, hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều,
tán cây hạn chế tốc độ gió.
2.4.3 Kinh tế:
Ngoài ra, môi trƣờng rừng ngập mặn còn là nơi ngƣời dân có thể hƣởng lợi từ các hoạt động kinh tế nhƣ
nuôi trồng thủy sản (tôm, cá….), theo quan điểm sinh thái-kinh tế sẽ đảm bảo duy trì cân bằng về môi
trƣờng, khai thác nguồn lợi tự nhiên. Cảnh quan đƣợc hình thành trong quá trình thực hiện dự án sẽ tạo
điều kiện phát triển du lịch, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, mà còn cho
Già đẫy
Cu gáy
Le nâu
Bồ nông chân xám
15
cộng đồng địa phƣơng với những hoạt động dịch vụ đi kèm. các loài thủy sinh vật và chim đƣợc bảo tồn
để có điều kiện ngày càng phát triển dồi dào hơn, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong nuôi trồng và
khai thác thủy sản.
Tóm lại rừng ngập mặn đã mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, vừa bảo tồn và phát triển đƣợc những tài
nguyên quý mà thiên nhiên đã ban tặng. Tùy theo vị trí và địa hình, tính chất của đất mà trồng diện tích
dải rừng cây ngập mặn phù hợp.
2.5 Thực trạng:
Rừng Cần Giờ với loài cây chính là đƣớc, chiếm đến 75% diện tích, thƣờng ở tuổi 22, nên nguy cơ rừng
“già yếu” là chuyện xảy ra trong tƣơng lai gần. Ngoài ra còn có sâu bệnh, xói mòn, và việc mở đƣờng, xây
dựng các khu du lịch, nuôi tôm, làm diện tích ngày càng thu hẹp. Theo báo cáo của Tiến sĩ Viên Ngọc
Nam thuộc Chi cục phát triển lâm nghiệp năm 2004 diện tích rừng bị mất 25ha. Cũng theo Tiến sĩ, mật độ
cây ngày càng dày, trong khi thành phố cấm tỉa thƣa từ 1999, khiến chiều cao và đƣờng kính cây không
cân xứng, tán cây nhỏ không đủ quang hợp, ánh sáng mặt trời không lọt xuống bên dƣới nên cây tăng
trƣởng chậm.
Một vấn đề cũng đáng lƣu ý là rừng ngập mặn đang đứng trƣớc nguy cơ bị khai thác quá mức để phát triển
kinh tế xã hội, dẫn tới bị tàn phá nặng nề.
2.6 Các biện pháp bảo vệ:
Để bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ, Tiến sĩ Phạm Thế Dũng
thuộc Phân viện Nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Nam bộ đã đƣa ra ba biện pháp để bảo vệ và chống suy
thoái rừng:
- Mô hình rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hƣớng nuôi tôm sinh thái có sự tham gia của
ngƣời dân.
- Mô hình tối ƣu hóa không gian dinh dƣỡng của các loài thông qua các kỹ thuật lâm sinh nhƣ: tỉa thƣa,
dọn vệ sinh rừng và nuôi dƣỡng hợp lí.
- Mô hình đa dạng hóa loài cây trồng theo phƣơng thức trồng hỗn giao theo hàng, cụm và đám.
2.7 Hướng mở rộng:
- Chăn nuôi thủy sản:
Trƣớc tình hình khai phá đất đai để làm các khu nuôi tôm, đánh bắt bừa bãi, chúng ta cần có một hệ thống
hƣớng dẫn và quản lý nhân dân trong việc nuôi trồng, khai thác các nguồn lợi thuỷ sản, để đạt hiệu quả
cao mà vẫn bảo vệ đƣợc môi trƣờng, hệ sinh thái RNM.
- So sánh rừng ngập mặn và bờ kè:
RNM và bờ kè đều có cùng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói lở, làm tăng diện tích đất bồi.
Nhƣng với mỗi vùng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện môi trƣờng, đất đai, và tuỳ mục đích mà từng nơi
khác nhau sẽ xây dựng bờ kè hay RNM. Đƣơng nhiên, mỗi cái đều có ƣu khuyết điểm riêng.
- Hàng rào phòng chống bão lụt cho Tp. HCM:
16
Trong tình hình báo động về sự biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay, việc tăng mực nƣớc biển là một vấn đề
đƣợc quan tâm hàng đầu. Theo dự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2020, mực nƣớc biển tăng thêm
10cm, tức là có 16% diện tích bị mất đi. Năm 2050 con số đó không phải 10cm nữa mà là 1m, và sẽ có
46% diện tích đất bị chìm trong nƣớc biển. Việt Nam cũng không thoát khỏi tình trạng báo động này.
RNM Cần Giờ đƣợc xem là hàng rào phòng chống bão lụt cho Tp. HCM. Vì vậy cần đƣợc bảo vệ nhiều
hơn nữa.
Một số hình ảnh về cơn bão Durian
17
Phụ lục 1: Một số loài thực vật trong khu dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ
STT
TÊN KHOA HỌC
TÊN VIỆT NAM
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Acanthaceae
Acanthus ebracteatus Vahl
Acanthus ilicifolius L.
Aizoaceae
Sesuvium portulacastrum L.
Arecaceae
Nypa fruticans Wurmb
Phoenix Paludosa Roxb
Avicenniaceae
Avicennia alba BL.
Avicennia officinalis L.
Avicennia lanata Ridley
Bignoniaceae
Dolichandrone spathacea (l.f) K. Schum.
Combretaceae
Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.
Lumnitzera racemosa Willd.
Euphorbiaceae
Excoecaria agallocha L.
Meliaceae
Xylocarpus granatum Koen.
Xylocarpus moluccennsis (Lam.) Roem
Myrsinaceae
Aegyceras corniculatum (L.)blanco
Aegyceras floridum R.& Sch.
Pteridaceae
Acrostichum aureum L.
Rhizophoraceae
Bruguiera cylindrical (L.) Blume
Bruguiea gymnorrhiza (L.) Lamk.
Bruguieca parviflora (Roxb) W. & Arn. Ex Griff
Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. In Lamk.
Ceriops decandra (Griff) Ding Hou
Ceriops tagal (Perr) C.B. Rob.
Kandelia (L.) Druce.
Rhizophora apiculata Bl.
Rhizophora mucronata Poir. In Lamk.
Rhizophora stylosa Griff.
Rubiaceae
Scyphiphora hydrophyllacea Gertn.f.
Họ ô rô
Ô rô trắng
Ô rô
Họ rau đắng đất
Sam biển ,hải châu
Họ cau dừa
Dừa nƣớc, dừa lá
Chà là biển
Họ mấm
Mấm trắng
Mấm đen
Mấmquăn
Họ đinh
Quao nƣớc
Họ bàng
Cóc đỏ
Cóc vàng, cóc trắng
Họ ba mảnh vỏ
Giá
Họ xoan
Xu ổi
Xu sung
Họ đơn nem
Sú
Sú
Họ ráng
Ráng đại
Họ đước
Vẹt trụ, vẹt khang
Vẹt dù, vẹt rễ lồi
Vẹt tách
Vẹt đen
Dà quánh, dà đen
Dà vôi, dà đỏ
Trang
Đƣớc đôi
Đƣng, đƣớc xanh
Đƣớc chằng, đƣớc voì
Họ cà phê
Côi
18
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
Sonneraticeae
Sonneratia alba Bl. J. E. Smith
Sonneratia caseolaris (L.) Engler.
Soneratia ovata Bak.
Sterculiaceae
Heritiera littoralis Dryand
Annonaceae
Annona glabra L.
Asclepiadaceae
Finlaysonia obovata Wall.
Gymnanthera nitida R. Br.
Asteraceae
Pluchea indica (L.) Lees.
Wedelia biflora (L.) DC.
Boruginaceae
Cordia cochinchinensis Gagn.
Caesalpiniaceae
Intsia bifuga (Colebr.) O. Ktze
Convolvulaceae
Ipomoea pes-caprae (L.) SW. subsp. Brasiliense
(L.) Ooststr.
Fabaceae
Canavalia cathartica Du Petit-Thouars
Derris trifoliate Lour.
Flagellariceae
Flagellaria indica L.
Alvaceae
Hibiscus tiliaceus L.
Thespesia populnea (L.) Soland. Ex. Correa
Rubiaceae
Psychotria Serpens L.
Salvadoraceae
Azima sarmentosa (Bl.) Benth. & Hook.
Verbenaceae
Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.
Premna serratifolia L.
Họ bần
Bần trắng
Bần chua
Bần ổi
Họ trôm
Cui biển
Họ na
Bình bát
Họ thiên lý
Dây mủ
Loả hung, thiên lý dại
Họ cúc
Lức, cúc tần
Sơn cúc hai hoa
Họ vòi voi
Tâm mộc nam bộ
Họ vang
Gõ biển, gõ nƣớc
Họ bìm bìm
Muốn biển
Họ đậu
Đậu cọ biển
Cóc kèn
Họ mây nước
Mây nƣớc
Họ bông
Tra bụp
Tra lâm vồ
Họ cà phê
Lìm kìm
Họ gai me
Chùm lé
Họ cỏ roi ngựa
Ngọc nữ biển
Cách, vọng cách
19
Phụ lục 2: Một số loài động vật trong khu dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ
STT
TÊN KHOA HỌC
TÊN VIỆT NAM
Squillidae
Squilla mantis (oratoria)
Portindae
Scylla serrata
Penaeidae
Penaeus indicus
Penaeus merguiensis
Penaeus monodon
Xiphosuran
Limulus polyphemus
Acetes sinensis
Ostreidae
Ostrea rivularis
Arcacea
Arca granosa
Corbiculidae
Cyrena sumatrensis
Veneridae
Meretrix lyrata (sowerby)
Portamididae
Cerithidea cingulata Gmelin
Octopodidae
Octopus sp
Englaulidae
Coilia macrognathus Bleeker
Plotosidae
Plotosus anguillaris (Bloch)
Schilbeidae
Pangasius polyuranodon Bleeker
Sygnathidae
Sygnathus schlegelu Bleeker
Mugilidae
Mugil cephalus Linnaeus
Centropomidae
Lates calcarifer (Bloch)
Serranidae
Epinephelus arcolatus (Forskal)
Periophthalmidae
Periopthalmus schlosseri (Pallas)
Apocrypteidae
Boleophthalmus boddarti (Pallas)
Varanidae
Tôm tích, tôm bọ ngựa
Cua biển
Họ tôm he
Tôm bạc thẻ đỏ đuôi
Tôm bạc thẻ
Tôm sú
Bộ đuôi kiếm
Đuôi kiếm, sam biển
Tôm moi, ruốc
Hầu cửa sông, hàu
Sò huyết
Vọp
Họ ngao
Nghêu
Ốc leng, ốc mút
Họ bạch tuộc
Mực tua
Họ cá trỏng
Cá mề gà, cá mồng gà
Họ cá ngát
Cá ngát
Họ cá tra
Cá dứa
Họ cá chìa vôi
Cá chià vôi thấp
Họ cá đối
Cá đối mục
Họ cá sơn biển
Cá chẽm
Họ cá mú
Cá mú chấm
Họ cá thòi lòi
Cá thòi lòi
Họ cá bống kèo
Cá bống sao
Họ kỳ đà
20
Varanus salvator (laurenti, 1786)
Boidae
Python molurus (Linnaeus, 1758)
Python reticulates (Schneider, 1801)
Elapidae
Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)
Naja naja (Linnaeus, 1758)
Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)
Viperidae
Trimeresurus popeorum Smith, 1937
Crocodylidae
Crocodylus porosus Schneider, 1801
Pelcanidae
Pelecanus philippensis (Gmelin)
Ardedae
Ardea cinerea (Gould)
Egretta garzetta (Linnaeus)
Nycticorax nycticorax (Linnaeus)
Ciconiidae
Leptoptilos javanica
Mycteria leucocephala
Anatidae
Dendrocygna javanica (Horsfield)
Rallidae
Amaurornis phoenicurus
Columbidae
Streptopelia chinensis (Temminck)
Cuculidae
Centropus sinensis (Hume)
Vespertilionnidae
Scotophilus heathii (Horsfield, 1831)
Cercopithecidae
Macaca fascicularis (Wroughton, 1815)
Mustelidae
Lutra lutra (Linnaeus, 1758)
Felidae
Felis bengalensis Kerr, 1972
Felis viverrina (Bennett, 1833)
Suidae
Sus scrofa (Linnaeus, 1758)
Kỳ đà nƣớc
Họ trăn
Trăn đất, trăn mốc
Trăn gấm
Họ rắn hổ
Rắn cạp nong
Rắn hổ mang
Rắn hổ chúa
Họ rắn lục
Rắn lục đầu vồ,rắn lục xanh
Họ cá sâú
Cá sấu hoa cà
Họ bồ nông
Bồ nông chân xám
Họ diệc
Diệc xám
Cò trắng, cò cá
Vạc
Họ hạc
Già đẫy
Cò lạo Ấn Độ,Giang sen
Họ vịt
Le nâu, le le
Họ gà nước
Cuốc ngực trắng, quốc
Họ bồ câu
Cu gáy, cu cƣờm, cu đất
Họ cu cu
Bìm bịp lớn
Họ dơi muỗi
Dơi nghệ
Họ khỉ
Khỉ đuôi dài
Họ chồn
Rái cá thƣờng
Họ mèo
Mèo rừng
Mèo cá
Họ lợn
Lợn rừng