Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG, VI KHUẨN học và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ BỆNH VIÊM sụn VÀNH TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.21 KB, 60 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN KHC TRNG

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN L
ÂM SàNG,
VI KHUẩN HọC Và ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU
TRị
BệNH VIÊM SụN VàNH TAI

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI 2017
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN KHC TRNG

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN L
ÂM SàNG,
VI KHUẩN HọC Và ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU
TRị
BệNH VIÊM SụN VàNH TAI


Chuyờn ngnh: Tai Mi Hng
Mó s: 60720155

CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Phm Trn Anh


HÀ NỘI – 2017
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AXSVT
BN
KS
KSĐ
P. aeruginosa
S (Sensitivity)
I (Intermediate)
R (Resistance)
TKMX
VK
VKAK
VKKK
VSVT

Áp xe sụn vành tai
Bệnh nhân
Kháng sinh
Kháng sinh đồ
Pseudomonas aeruginosa

Nhạy cảm
Trung gian
Đề kháng
Trực khuẩn mủ xanh
Vi khuẩn
Vi khuẩn ái khí
Vi khuẩn kị khí
Viêm sụn vành tai


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU................................................3
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Việt Nam
3

3

1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀNH TAI....................................................4
1.2.1. Giải phẫu vành tai
1.2.2. Vị trí của vành tai

4
9


1.3. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA VÀNH TAI........................................10
1.4. BỆNH HỌC VIÊM SỤN VÀNH TAI..................................................11
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.
1.4.6.
1.4.7.

Phân loại
11
Nguyên nhân 11
Triệu chứng 11
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán phân biệt
Điều trị
13
Biến chứng
14

12
12

1.5. VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG VIÊM SỤN VÀ MÀNG SỤN
VÀNH TAI..........................................................................................15
1.5.1.
1.5.2.
1.5.3.

1.5.4.
1.5.5.

Pseudomonas aeruginosa 15
Tụ cầu 15
Phế cầu 16
Liên cầu
16
Proteus 17

1.6. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG
SINH...................................................................................................18
1.6.1.
1.6.2.
1.6.3.
CHƯƠNG

Sơ lược về kháng sinh
18
Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn
19
Tiêu chí lựa chọn kháng sinh
20
2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

21
21
21

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................21
2.2.1.

Thiết kế nghiên cứu

21


2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 22
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 22
2.2.4. Các bước tiến hành
24

2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..................................................................28
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................28
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................28
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

29

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VIÊM SỤN VÀ MÀNG SỤN VÀNH
TAI....................................................................................................29
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 29

3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
29
3.1.3. Thời gian mắc bệnh và dùng KS của bệnh nhân trước
khi đến viện
30
3.1.4. Tình trạng mắc bệnh và giai đoạn bệnh 30

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM SỤN VÀNH TAI...................30
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.

Triệu chứng toàn thân 30
Triệu chứng cơ năng của viêm quanh sụn vành tai 31
Triệu chứng thực thể của viêm sụn vành tai
31
Vị trí giải phẫu của ổ viêm 32
Kích thước ổ viêm 32

3.3. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM TRONG VIÊM SỤN VÀNH TAI...............33
3.3.1. Xét nghiệm công thức máu
33
3.3.2. Xét nghiệm vi khuẩn
33
3.3.3. Tỷ lệ chủng vi khuẩn trong viêm sụn vành tai
33
3.3.4. Độ nhạy cảm với kháng sinh của P. aeruginosa
34

3.3.5. Độ nhạy cảm với kháng sinh của Tụ cầu 35
3.3.6. Độ nhạy cảm với kháng sinh của Proteus
36
3.3.7. Độ nhạy cảm với kháng sinh của Phế cầu
37
3.3.8. Độ nhạy cảm với kháng sinh của Liên cầu
38
3.3.9. Đặc điểm dịch trong viêm sụn và màng sun vành tai
39

3.4. MỘT SỐ YỂU TỐ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM SỤN VÀNH TAI.40
3.4.1. Các yếu tố toàn thân
40
3.4.2. Các yếu tố tại chỗ gây bệnh viêm sụn vành tai

40

3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...........................................................................41
3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.

Phương thức điều trị
41
Cách thức sử dụng kháng sinh
Thời gian điều trị khỏi
42
Biến chứng
42


41


3.5.5. Tái phát sau điều trị
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN
DỰ KIẾN KẾT LUẬN

42
43

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới.......................29

Bảng 3.2.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp......................29

Bảng 3.3.

Thời gian mắc bệnh và dùng KS của bệnh nhân trước khi đến
viện............................................................................................30


Bảng 3.4.

Tình trạng mắc bệnh và giai đoạn bệnh....................................30

Bảng 3.5.

Triệu chứng toàn thân...............................................................30

Bảng 3.6.

Triệu chứng cơ năng của viêm quanh sụn vành tai...................31

Bảng 3.7.

Triệu chứng thực thể của viêm sụn vành tai............................31

Bảng 3.8.

Vị trí theo cấu trúc giải phẫu.....................................................32

Bảng 3.9.

Kích thước ổ viêm.....................................................................32

Bảng 3.10.

XN Công thức máu...................................................................33

Bảng 3.11.


Kết quả nuôi cấy vi khuẩn.........................................................33

Bảng 3.12.

Tỷ lệ chủng vi khuẩn trong viêm sụn vành tai.........................33

Bảng 3.13.

Độ nhạy cảm với kháng sinh của p. aeruginosa........................34

Bảng 3.14.

Độ nhạy cảm với kháng sinh của Tụ cầu.................................35

Bảng 3.15.

Độ nhạy cảm với kháng sinh của Proteus.................................36

Bảng 3.16.

Độ nhạy cảm với kháng sinh của Phế cầu.................................37

Bảng 3.17.

Độ nhạy cảm với kháng sinh của Liên cầu .............................38

Bảng 3.18.

Đặc điểm dịch trong viêm sụn vành tai....................................39


Bảng 3.19.

Đối chiếu tính chât dịch với từng loại vi khuẩn........................39

Bảng 3.20.

Các yếu tố toàn thân..................................................................40


Bảng 3.21.

Các yếu tố tại chỗ......................................................................40

Bảng 3.22.

Phương thức điều trị..................................................................41

Bảng 3.23.

Cách thức sử dụng kháng sinh..................................................41

Bảng 3.24.

Thời gian điều trị khỏi...............................................................42

Bảng 3.25.

Biến chứng................................................................................42

Bảng 3.26.


Tái phát sau điều trị...................................................................42


DANH MỤC HÌNH

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

1.1:
Loa tai
4
1.2: Sụn loa tai
5
1.3:
Sụn loa tai
6
1.4:
Các cơ của vành tai 7
1.5:
Mạch máu, thần kinh của vành tai
8
1.6:
Vị trí hướng và kích thước của vành tai 9

1.7:
Co rúm vành tai sau VSVT 14
2.1: Máy định danh và làm kháng sinh đồ tự động VITEK 2
COMPACT
26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm sụn vành tai khá thường gặp trong bệnh lý tai ngoài. Bệnh do
nhiều nguyên nhân nhưng căn nguyên chính là chấn thương va đập vào vành
tai gây tổn thương lớp màng sụn ở vành tai làm cản trở dòng máu tới nuôi
dưỡng sụn làm xuất tiết dịch, lớp dịch này khu trú giữa màng sụn và sụn ngăn
cản sự nuôi dưỡng tới sụn, tiếp đó là sự nhiễm trùng thứ phát, nếu không
được điều trị tốt vành tai có thể bị viêm hoại tử [15], [22].
Viêm sụn vành tai khá phức tạp trong tai mũi họng bởi nếu bệnh phát
hiện sớm và điều trị đúng cách thì kết quả điều trị tốt , ngược lại nếu điều trị
muộn hoặc không đúng gây nên áp xe hoại tử sụn vành tai điều này làm quá
trình điều trị khó khăn và hậu quả cuối là biến dạng sụn vành tai.
Viêm sụn vành tai diễn biến qua các giai đoạn tụ dịch, viêm tấy và cuối
cùng là áp xe và hoại tử sụn, khi diễn biến giai đoạn hoại tử, chỉ định can
thiệp nạo vét sụn hoại tử là bắt buộc, chính điều đó dẫn tới sự biến dạng về
vành tai, điều này tuy không đe dọa tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới tâm lý
và thẩm mỹ cho bệnh nhân như biến dạng tai kiểu súp lơ hoặc thậm chí mất
hẳn vành tai [24].
Vi khuẩn gây bệnh trong viêm sụn vành tai có thể có nhiều loại
khác nhau. Chúng ta đều biết rằng vi khuẩn luôn thay đổi sự nhạy cảm
của chúng với thuốc kháng sinh cũng như vai trò gây bệnh. Đặc biệt với
sự ra đời và việc sử dụng kháng sinh hiện nay thì tỉ lệ vi khuẩn kháng

thuốc đang ngày một gia tăng làm cho quá trình điều trị trở nên khó
khăn thậm chí thất bại vì vậy việc chấn đoán đúng vi khuấn và điều trị
theo đúng phác đồ góp phần lớn để bệnh nhân rút ngắn được thời gian
điều trị và đưa lại được kết quả tốt hơn.
Nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả điều trị giảm biến chứng


2

đặc biệt về thẩm mỹ trong viêm sụn vành tai chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn và kết quả điều trị
bệnh viêm sụn vành tai” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học của
bệnh viêm sụn vành tai.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm sụn vành tai.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
- Năm 1910, Davis HJ báo cáo một trường hợp viêm quanh sụn vành tai
sau phẫu thuật tiệt căn xương chũm [27].
- Năm 1976, Baltimore RS, Moloy PJ báo cáo 1 trường hợp viêm quanh
sụn vành tai do châm cứu, tác giả đã phân lập được vi khuẩn tụ cầu vàng từ
tổn thương [28].
- Năm 1981, Bassiouny A đã báo cáo 191 trường hợp viêm sụn quanh
vành tai trong đó có 15 trường hợp nhiễm pseudomonas và proteus [13].

- Năm 2006 Felipe Montes Pena và cộng sự mô tả một trường hợp
biến chứng viêm quanh sụn vành tai do trực khuẩn mủ xanh sau bấm
khuyên tai xuyên sụn vành tai [18].
- Năm 2007, Prasad HK và cộng sự đã nghiên cứu 61 trường hợp
viêm
quanh sụn vành tai thấy rằng chấn thương là nguyên nhân thường gặp,
vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là trực khuẩn mủ xanh [19].
- Năm 2009, Savastano M, Ferraro SM, Marioni G đưa ra phương
pháp điều trị tại chỗ viêm quanh sụn vành tai bằng phương pháp tiêm
cocticoid và kháng sinh [21].
1.1.2. Việt Nam
- Năm 1974, Võ Tấn đã viết về bệnh lý của viêm quanh sụn vành tai [4].
- Năm 2005, Nguyễn Như Lâm và cộng sự đã đánh giá tác dụng của
phương tiện tự tạo trong dự phòng viêm quanh sụn vành tai sau bỏng [10].
- Năm 2012, Lê Thị Hồng Hải và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và vi khuẩn học của bệnh viêm quanh sụn vành tai [8].
- Năm 2012, Đỗ Thái Sơn đã nghiên cứu hình thái lâm sàng và xét


4

nghiệm để chẩn đoán viêm sụn và màng sụn vành tai [11]
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀNH TAI [1], [2], [17]
1.2.1. Giải phẫu vành tai
1.2.1.1. Hình thể ngoài
Vành tai hình một vành loa có những chỗ lồi lõm giúp ta thu nhận âm
thanh từ mọi phía, mà không cần cử động tai hoặc xoay đầu về phía tiếng
động như ở động vật.
Loa tai có hai mặt:
a. Mặt ngoài: Lõm không đều, hướng nhẹ ra trước và có nhiều chỗ lồi, chỗ

lõm. (Hình 1.1).
Ở giữa là một hố lõm sâu hình vỏ ốc, gọi là xoăn tai hay vỏ ốc tai.
Xoăn tai được chia làm hai phần ngăn cách nhau bởi một gờ nhỏ (là trụ
của gờ luân). Phần trên gờ là hõm xoăn, và phần dưói gờ là ổ xoăn tai
1. Gờ luân
2. Các

10. Củ tai
đối 11. Hõm thuyền

trụ

luân

12.

3. Hố tam giác
4. Thuyền

Gờ

đối

luân

xoăn 13. Xoăn tai

tai
5. Trụ gờ luân


14. Rãnh
loa tai

6. Khuyết trưóc 15. Đối
7. Bình tai

sau
bình

tai

xoăn
8. Lỗ tai ngoài 16. Ổ
tai
9. Khuyết
gian
17. Dái tai
bình

Hình 1.1: Loa tai (mặt ngoài)
Chung quanh có 4 gờ:
- Gờ luân: Là gờ chạy theo bờ chu vi của loa tai, đầu trước của gờ bắt


5

đầu từ xoăn tai, gọi là trụ gờ luân. Nơi gờ luân đổi hưóng để chạy xuống dưới
có một cục nhỏ nhô lên gọi là gai luân, di tích của đỉnh loa tai ở động vật.
Phần dưới của gờ luân gọi là đuôi gờ luân.
- Gờ đối luân: Là gờ chạy song song ở phía trước và ở trong gờ luân. Phần

trên gờ đối luân chia thành hai trụ đối luân, giữa hai trụ là hố tam giác.
Hõm ở giữa gờ luân và gờ đối luân gọi là hõm thuyền.
- Bình tai: Là một gờ nhỏ, chắn ở phía trước xoăn tai.
- Gờ đối bình: Là một gờ nhỏ nằm đối diện với bình tai và cách bình tai
bởi khuyết gian bình.
- Ở dưới tất cả là dái tai: Là một nếp mô liên kết và mỡ được phủ bởi da.
b. Mặt trong:
Là mặt áp vào sọ và hướng ra sau, có các vết lồi lõm ngược với mặt
ngoài như lồi xoăn tai, lồi thuyền, lồi hố tam giác, hố đối luân, khe đối bình
luân, rãnh trụ luân.
Mặt trong tai giới hạn với mặt bên của sọ bởi một rãnh gọi là rãnh tai sau.


6

1

2

3

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.
11.
12.
13.
14.

Gò luân
Các trụ đối luân
Hố tam giác
Xương thái dương
Gai luân
Mảnh bình tai
Củ tai
Hõm thuyền
Gờ đối luân
Xoăn tai
Khe đối bình luân
Đuôi gờ luân
Khuyết gian bình
Sụn ống tai ngoài
15. Mỏm chũm
Hình 1.2. Sụn loa tai (mặt trước ngoài)


7

1.
2.

Hố đối luân

Lồi thuyền

3.

Rãnh
luân

4.

Đuôi gờ luân

5.

Khe đối bình luân

6.

Lồi hố tam giác

7.

Gai luân

8.

Lồi xoăn tai

9.

Rãnh trụ luân


ngang

của

đối

10. Mảnh bình tai
11. Sụn ống tai ngoài

12. Eo của sụn tai
Hình 1.3. Sụn loa tai (mặt trong)
1.2.1.2. Cấu tạo: Vành tai đưọc cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và cơ.
a. Da:
Da phủ vành tai mỏng, dính chặt vào mặt ngoài của sụn hơn là mặt trong
Có nhiều tuyến bã, nhiều nhất ở xoăn tai và hõm thuyền.
Da của loa tai liên tiếp với da phủ ống tai ngoài.
b. Sụn tai (Hình 1.2, 1.3):
Sụn tai là một mảnh sụn sợi đàn hồi, tạo nên những chỗ lồi, chỗ lõm ở loa
tai, ở dái tai không có sụn, chỉ có mô sợi và mô mỡ. Sụn ở bình tai liên tiếp với
sụn của ống tai ngoài. Sụn tai có tác dụng tạo và giữ hình dáng của vành tai.
c. Các dây chằng của vành tai: Gồm hai loại:
- Các dây chằng ngoại lai: Cố định loa tai vào mặt bên của đầu. Gồm 3
dây chằng:
+ Dây chằng tai trưóc: Đi từ bình tai và gờ luân tới rễ của mỏm gò má
xương thái dương.
+ Dây chằng tai sau: Đi từ mặt sau xoăn tai tới mặt ngoài mỏm chũm.
+ Dây chằng tai trên .



8

-Các dây chằng nội tại: Là những dải sợi đi từ gờ luân tới bình tai, và
những dải sợi căng giữa đuôi của gờ luân tối gờ đối luân.
d. Cơ của vành tai (hình 1.4): Gồm 2 loại
- Cơ ngoại lai đi từ xương sọ và da đầu đến vành tai thành 1 khối.
- Cơ nội tại đi từ phần này đến phần khác của vành tai.
Cơ ngoại lai gồm cơ tai trước, tai sau và tai trên. Cơ tai trước là cơ nhỏ
nhất trong 3 cơ, mỏng hình nan quạt và có sợi nhạt màu không rõ ràng. Nó
chạy từ góc bên của cân trên sọ rồi các sợi của nó hội tụ lại để chui vào 1 chỗ
nhô ra trước gờ luân. Cơ tai trên, là cơ lớn nhất, mỏng, hình nan quạt, chạy từ
cân trên sọ rồi hội tụ thành một mảnh cân mỏng, dẹt chui vào phân trên của
mặt sau vành tai. Cơ tai sau gồm 2 hay 3 bó cơ chạy từ phần chũm xương thái
dương từ sợi cân cơ rồi chạy đến phần dưới của mặt sau loa tai [17].
Tác dụng: Ở loài người các cơ này thực hiện rất ít động tác: Cơ tai trước
kéo vành tai ra trước và lên trên, cơ tai trên kéo nhẹ vành tai lên trên, và cơ tai
sau kéo về phía sau [1], [17].
1. Cơ tai trên
2. Cơ tai sau
1

3. Cơ tai trước
4. Cơ gờ luân lớn
5. Cơ gờ luân nhỏ
6. Cơ bình tai
7. Cơ đối bình

3

22


44
54
765
4

654


9

Hình 1.4: Các cơ của vành tai
Các cơ nội tại gồm có:
Cơ gờ luân lớn
Cơ gờ luân nhỏ
Cơ bình tai

Cơ đối bình


ngang

tai

Cơ chéo tai
Cơ gờ luân lớn là dải sợi mảnh nằm trên rìa trước gờ luân. Nó chạy
xuống dưới từ gai gờ luân rồi chui vào bờ trước gờ luân, ngay chỗ gờ luân
uốn cong về phía sau.
Cơ gờ luân nhỏ là một dải sợi chéo bao phủ trụ gờ luân.
Cờ bình tai là một dải sợi nằm thẳng đứng, ngắn, phẳng ở phía bên bình

tai.
Cơ đối bình tai chạy từ phần ngoài của đối bình tai đến gắn vào đuôi gờ
luân và gờ đối luân.
Cơ ngang tai nằm ở mặt sau vành tai. Nó bao gồm các sợi nằm rải rác,
1 phần là cân, 1 phần là cơ, chạy từ gờ loa tai đến gờ tương ứng ở hố thuyền.
Cơ chéo vành tai cũng nằm ở mặt sau vành tai, gồm một vài sợi chạy từ
phần trên sau của loa tai đến phần lồi ngay trên đó.
Nhìn chung các cơ tai kém phát triển , nên loa tai không cử động được.
e. Thần kinh và mạch máu. (Hình 1.5)


10

Hình 1.5: Mạch máu, thần kinh của vành tai
A. Động mạch thái dương nông A (a). Động mạch tai sau
B. Động mạch tai sau

B (b). Dây thần kinh mặt

C. Nhánh tai - thái dương
D. Nhánh thần kinh tai sau
Cơ tai trước, tai trên và các cơ nội tại ở mặt ngoài vành tai được
chi phối bởi nhánh thái dương của thần kinh mặt.
Cơ tai sau và cơ nội tại ở mặt sau vành tai chi phối bởi nhánh tai
sau của thần kinh cùng tên.
Động mạch cấp máu cho vành tai là động mạch tai sau, xuất phát từ
động mạch cảnh ngoài. Động mạch tai trước từ động mạch thái dương
nông, và một nhánh từ động mạch chẩm [2], [4], [17].
Tĩnh mạch đi kèm với động mạch tương ứng.
- Các dây thần kinh chi phối cho vành tai gồm 2 loại: Vận động và cảm

giác. Cảm giác của vành tai là do những nhánh trước và sau của dây
thần kinh tai lớn chi phối, được tăng cường thêm bởi dây thần kinh tai - thái
dương. Các nhánh thần kinh vận động xuất phát từ dây thần kinh mặt, chi
phối cho các cơ trong vành tai.
1.2.2. Vị trí của vành tai [1], [6], [11]


11

Hình 1.6: Vị trí hướng và kích thước của vành tai
- Vành tai nằm ngay sau khớp thái dương hàm và vùng tuyến mang tai,
phía trước xương chũm, phía dưới vùng thái dương.
- Vành tai trung bình dài 6,5cm và rộng 3,5cm, chiều rộng chiếm 55 60% chiều dài, hay ở nam ~ 63,5 mm và ở nữ ~ 59 mm. Theo Lê Gia Vịnh và
cộng sự thì ở Việt Nam, chiều dài trung bình 6,2 ± 0,6 cm, rộng 3,3 ± 0,3 cm
ở nam và ở nữ dàỉ 5,7 ± 0,5 cm, rộng 3,1 ± 0,3 cm. Còn chiều dài của dái tai ở
nam 1,7 ± 0,2 cm, ở nữ 1,6 ± 0,2 cm.
- Vành tai là một mảnh mỏng đính với thành bên của đầu. Phần tự do của
vành tai mở ra phía sau, chéo với bề mặt xương sọ thành một góc 20° - 30°
[14] hoặc 20-30° [12].
- Vành tai được giới hạn bởi:[12], [14]
+ Bờ trên: Nằm dưới đường thẳng kẻ ngang qua bờ trên hốc mắt.
+ Bờ dưới: Nằm trên đường thẳng kẻ qua gai mũi.
+ Trục dọc của vành tai là đường thắng qua đỉnh cao nhất của vành tai
và điểm thấp nhất của dái tai, song song với sống mũi.
+ Trục phía trước của vành tai trùng với bờ sau của ngành lên xương


12

hàm dưới.

1.3. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA VÀNH TAI
Vành tai với vị trí và cấu trúc đặc biệt có tác dụng thu và định hướng
sóng âm từ các hướng vào ống tai ngoài.
Tai ngoài còn giúp chúng ta định hướng tiếng âm, ví dụ như phân biệt
được tiếng động ở bên phải hoặc bên trái, ở phía trước hoặc phía sau.
Ngoài ra vành tai còn có chức năng thấm mỹ tạo sự cân đối cho khuôn mặt.
Các chức năng này đều quan trọng nên khi xử trí cần đảm bảo cả về giải
phẫu, chức năng và thấm mỹ [3].
1.4. BỆNH HỌC VIÊM SỤN VÀNH TAI
- Sụn được nuôi dưỡng bởi sự thẩm thấu của màng sụn, tuần hoàn vi
mạch tại đây rất kém phát triển nên khi có bất cứ tổn thương nào tại màng
sụn, sự đe dọa nuôi dưỡng tới sụn xảy ra là rất sớm.
- Bệnh khởi đầu bởi tình trạng tụ dịch ở dưới màng sụn làm cản trở sự
nuôi dưỡng tới sụn vành tai dẫn đến viêm hoại tử.
1.4.1. Phân loại: Chia làm 2 loại:
 Viêm sụn vô khuẩn (thanh dịch)
 Viêm sụn do vi khuẩn
1.4.2. Nguyên nhân: [16],[19]
a. Thể viêm thanh dịch:
- Chưa rõ nguyên nhân.
- Sau các dụng đập nhỏ, kín đáo, do cọ xát vành tai, nằm đè lên vành tai.
b. Thể viêm sụn do vi khuẩn:
- Nguyên phát: Hiếm gặp.


13

- Thứ phát:
 Các chấn thương: Vết thương, bỏng, tụ máu, châm cứu đặc biệt bấm
tai xuyên sụn [26].

 Sau viêm tai ngoài
 Sau phẫu thuật : Vành tai, vá nhĩ [25].
 Dị ứng
1.4.3. Triệu chứng
a. Thể viêm sụn do vi khuẩn
* Toàn thân: Nghèo nàn có thể có biểu hiện sốt, người mệt mỏi hiếm khi có
triệu chứng nhiễm trùng toàn thân.
* Triệu chứng cơ năng:
- Khởi phát có thể là tình trạng ngứa ở vành tai hay ống tai
- Nóng rát như bỏng vành tai
- Đau tai: Là triệu chứng hay gặp nhất. Đau tăng lên khi đụng, kéo vành
tai. Đau lan xuống vùng thái dương, lan xuống cổ [4], cơn đau vành tai ngày
một tăng
- Có thể có nghe kém và ù tai
* Triệu chứng thực thể
- Vành tai sưng nóng đỏ đau của một ổ viêm điển hình.
- Có túi sưng phồng ở vành tai, bên trong bập bềnh có dịch, vành tai bị
mất các nếp, gờ, rãnh, nó thường bắt đầu ở gờ luân và gờ đối luân nhưng nếu
không điều trị nó có thể lan ra toàn bộ vành tai như bỏng tai.
- Tiến triển tiếp theo là hình thành áp xe, phá vỡ lớp màng sụn ra khỏi
sụn, kết quả là hoại tử sụn và biến dạng như “tai súp lơ” [16] [24].
b. Thể thanh dịch:
- Gần như không đau, ấn có tức nhẹ.
- Màu sắc vành tai ít thay đổi
- Thường bỉểu hiện ở mặt ngoài vành tai có 1 túi chứa dịch, ấn căng


14

giống tụ máu vành tai [4].

1.4.4. Chẩn đoán xác định


Chủ yến dựa vào triệu chứng lâm sàng đã nói ở trên



Xét nghiệm máu có thể gặp bạch cầu, máu lắng tăng.



Xét nghiệm dịch viêm định danh vi khuẩn



Đối với thể thanh dịch, dịch viêm có màu vàng, trong và không có mùi.

1.4.5. Chẩn đoán phân biệt
Viêm sụn vành tai chuẩn đoán phân biệt với những viêm nhiễm vành
tai nhưng không có viêm sụn vành tai [20].
a. Zona t a i :
- Đau tai: Đau rất nhiều, bệnh nhân có cảm giác bỏng rát và nhức tai, đau
có thể lan ra thái dương, ra gáy. Đau từng cơn kéo dài nhiều ngày, đau làm
cho bệnh nhân khó nuốt.
- Ngoài ra nó còn kết hợp với ù tai, nghe kém, chóng mặt, méo
miệng xảy ra cùng bên. Mụn nước không nhiều lắm to bằng đầu đinh
ghim, chứa nhiều dịch vàng chanh hoặc nâu, nằm rải rác ở vùng
Ramsay-Hunt, da ở xung quanh mụn nước nề đỏ và đau, đặc điểm của
mụn nước là kín đáo mọc theo đường đi của dây thần kinh và chóng
tan, sau vài hôm mụn nước sẽ biến mất và để lại vảy lốm đốm trắng [4].

- Soi tai: Khó khăn vì da của ống tai thường phù nề và đau, màng
nhĩ xung huyết đỏ và đôi khi có cả mụn nước.
- Liệt mặt: Xuất hiện sau khi mụn nước đã hình thành, liệt mặt
theo kiểu liệt mặt ngoại biên, không có sự liên quan giữa mức độ liệt và
mụn nước.
- Ngoài ra còn có các triệu chứng khác: Rối loạn vị giác ở 2/3
trước lưỡi, mụn nước ở trụ trước Amidan, hạch trước gờ bình tai hoặc
xung quanh tai.
b. Chàm vành tai: Triệu chứng chính là ngứa, đau không rõ ràng. Da ở vành


15

tai và ống tai dày, đỏ, bong, rỉ nước và keo. Nước này khô lại biến thành vảy
vàng như cám [4].
c. Viêm mô tế bào tai: Thường có biểu hiện là tai sưng, có ban đỏ, nóng và nhạy
cảm đau. Nhất là dái tai sưng nề và đỏ có thể lan sang cả vùng kế cận [20].
1.4.6. Điều trị [11]
a. Thể viêm mủ:
*Toàn thân:
- Kháng sinh: Tùy theo mức độ viêm và toàn trạng bệnh nhân để có thái
độ sử dụng kháng sinh phù hợp. Đối với viêm sụn hoại tử cần dùng kháng
sinh phối hợp và liều cao, lưu ý cho kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí.
- Kháng viêm: Corticoid, Anphachymotripsin.
- Giảm đau: Paracetamol.
*Tại chỗ:
- Khi mới viêm tấy da vành tai: Chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, sát
khuẩn vết xước bằng Betadine.
- Khi đã viêm mủ, hoại tử sụn: Phải trích rạch rộng tháo mủ, nạo bỏ hết
các mảnh sụn hoại tử.

- Băng ép chặt vành tai để tránh tái phát.
- Để chống viêm hoại tử sụn có thế chấm nitrat bạc, acid boric, đặt bấc
vàng clorofom hoặc tiêm vitamin C hay kháng sinh tại chỗ.
Cần phải theo dõi sát diễn biến của bệnh, dùng kháng sinh đầy đủ, tránh
hoại tử sụn gây hẹp co rúm vành tai [4].
b. Thể thanh dịch:
- Trong giai đoạn đầu, nếu là ổ viêm nhỏ chúng ta có thể băng chặt để ép
nó lại, nếu ổ viêm to chúng ta nên chọc dò hút hết dịch, xong rồi băng ép
chặt lại, nếu cần có thể đặt thêm 1 dẫn lưu kín
- Nếu các biện pháp đều thất bại, chúng ta phải rạch rộng ổ viêm, nạo ổ
viêm ở trong và khâu da lại, cuối cùng phải băng ép chặt lại.


16

- Trong trường hợp bị bội nhiễm chuyển sang viêm sụn thể viêm mủ,
chúng ta phải điều trị như với thể viêm mủ [4]. Vì vậy thể thanh dịch có thể
coi là giai đoạn đầu của thể viêm mủ.
1.4.7. Biến chứng
Hoại tử sụn gây co rúm vành tai không hồi phục.

Hình 1.7. Co rúm vành tai sau VSVT
1.5. VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG VIÊM SỤN VÀ MÀNG SỤN
VÀNH TAI [5], [7]
1.5.1. Pseudomonas aeruginosa (P.aeruginosa)
- TKMX tồn tại trong đất, nước cả trên cơ thể người và động vật. Ngày
nay, TKMX là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bệnh
viện. Ngoài ra, chúng còn thường xuyên gây ra các nhiễm trùng cơ hội rất khó
điều trị vì chúng kháng nhiều loại KS.
- Là trực khuẩn Gram âm, các pili của TKMX dài khoảng 6nm là

nơi tiếp nhận nhiều loại phage và giúp cho VK gắn vào bề mặt của tế bào
vật chủ.
- Mọc dễ trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Tính chất đặc trưng
của TKMX là sinh sắc tố và chất thơm. Chết nhanh chóng ở nhiệt độ 100°C.
- TKMX là loại gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị suy giảm miễn


17

dịch, bị mắc những bệnh ác tính hay mạn tính, dùng lâu dài corticoid, KS
hoặc các chất chống ung thư thì dễ mắc bệnh nhiễm trùng nội sinh hay
ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh.
- Người ta đã tìm thấy trực khuẩn mủ xanh ở khắp nơi trong bệnh
viện, đầu các ống thông, máy khí dung, máy hô hấp nhân tạo, máy hút
ẩm, thậm chí trong cả một số dung dịch vẫn dùng để rửa vết thương do
pha chế và bảo quản không tốt.
1.5.2. Tụ cầu (Staphylococcus)
- Tụ cầu là những cầu khuẩn đường kính từ 0,8 - 1và đứng thành
từng chùm nhỏ, bắt màu Gram dương, không có lông, không có nha bào.
Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy.
- Tụ cầu vàng cư trú không thường xuyên ở mũi họng và ở da, với
nhiều yếu tố độc lực chúng có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như
nhiễm khuẩn máu (đinh râu, hậu bối, nhiễm khuẩn huyết…), đặc biệt
trong nhiễm khuẩn bệnh viện, các chủng tụ cầu vàng có khả năng kháng
thuốc rất mạnh.
- Tụ cầu có hệ thống enzyme phong phú, những enzyme được dùng
trong chẩn đoán là: catalase (phân biệt với liên cầu), S. Aureus có
coagulase (tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu
khác). Tụ cầu lên men chậm nhiều loại đường, tạo axít nhưng không sinh
hơi. Tụ cầu tương đối chịu nhiệt và thuốc sát khuẩn hơn những vi khuẩn

khác, chịu độ khô và có thể sống ở môi trường nồng độ NaCl cao (9%),
nhạy cảm thay đối với kháng sinh, nhiều chủng đề kháng với penicillin và
các kháng sinh khác
1.5.3. Phế cầu (Streptococus pneumoniae)
- Phế cầu là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, thường được xếp
thành đôi, ít khi đứng riêng lẻ, đường kính khoảng 0,5-1,25 . Trong môi


×