Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN kinh nghiem doi moi quan ly ki tuc xa o truong dan toc noi tru

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng.
Chúng tôi gồm:
Số
TT

Họ và tên

1

Nguyễn Văn Nam

2

Triệu Thúy Hải

Ngày tháng
năm sinh

08/12/1983

21/10/1984

Nơi công
tác

Chức
danh



Trình
độ
chuyên
môn

Trường
GV –
Đại học
PT DTNT Giáo vụ
Thông
Nông
Trường
GV– Tổ
Cao
PT DTNT trưởng tổ đẳng
Thông
QLNT
Nông

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
việc tạo ra
sáng kiến(ghi
rõ đối với
từng đồng
tác giả, nếu
có)

50%


50%

I. Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Đổi mới quản lý ký túc
xá để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc trong trường PT DTNT
huyện Thông Nông ”.
II. Chủ đầu tƣ tạo ra sáng kiến:
1. Nguyễn Văn Nam - GV – Giáo vụ.
2. Triệu Thúy Hải - GV– Tổ trưởng tổ QLNT.
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý học sinh Nội trú.
IV. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu: Sáng kiến kinh nghiệm này được áp
dụng trong các năm học 2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018.
V. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Thực trạng trƣớc khi áp dụng sáng kiến:
Trường phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT) được Nhà nước thành lập
nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng dân tộc, miền núi. Trường PT
1


DTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú. Do
đó ngoài nhiệm vụ dạy học theo chương trình do bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành, quy định thì nhà trường còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý hoạt động đời sống
nội trú.
Trường PT DTNT Thông Nông được thành lập từ năm 1967, học sinh của
trường là con em của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn của huyện.
Những năm qua do cơ sở vật chất nhà trường đã xây lâu, nhà trường còn gặp nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất nên ngoài nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà
trường tập trung khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để thực hiện tốt các nhiệm
vụ của năm học. Từ năm học 2014 – 2015, Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
và các cấp lãnh đạo, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư xây dựng

lại khu kí túc xá, nhà bếp, nhà ăn, khu hiệu bộ trang bị khá đầy đủ, lúc này nhà
trường ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục còn tập trung vào nhiệm vụ
quản lý tốt học sinh nội trú. như thực hiện nội quy kí túc xá, hướng dẫn sử dụng và
bảo quản cơ sở vật chất, xây dựng môi trường ăn ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi
đảm bảo lành mạnh, an toàn, thân thiện đối với học sinh nội trú là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng có tính chất quyết định tới chất lượng chung của nhà trường,
song lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất lượng đội ngũ, tổ chức phân công
nhiệm vụ, đặc biệt là cách tổ chức chỉ đạo, thực hiện các hoạt động hỗ trợ học sinh
nội trú.
Trong những năm học trước nhà trường cũng đã thực hiện công tác quản lí
đời sống nội trú, Tuy nhiên, trong quá trình công tác tại trường, tôi nhận thấy việc
việc quản lý, triển khai chưa khoa học, đồng bộ và thường xuyên nên hiệu quả còn
thấp, Cụ thể là:
- Về phía cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
+ Nhà trường đã phân công giáo viên phụ trách phòng ở ký túc xá. Tuy
nhiên việc tổ chức sinh hoạt chung tất cả học sinh nội trú 1 lần/tháng chưa thực
hiện được; chưa xây dựng lịch hoạt động của học sinh khép kín trong ngày và theo
mùa, nên việc theo dõi học sinh thực hiện các hoạt động trong ngày gặp khó khăn;
chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho bảo vệ, quản sinh và y tế nhà trường đi kiểm tra
2


từng phòng ở học sinh, các khu vực vệ sinh, cơ sở vật chất nhà trường 1 lần/ ngày
nên việc theo dõi, đôn đốc học sinh thực hiện nền nếp ở ký túc xá và sử dụng hiệu
quả cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt, học tập chưa được thường xuyên.
+ Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách phòng ở chưa chủ động quan
tâm, theo sát các em để tư vấn, hỗ trợ kịp thời khi các em gặp khó khăn trong sinh
hoạt và học tập cũng như uốn nắn, giáo dục các em biết tự chăm sóc bản thân, hòa
nhã, đoàn kết với bạn bè nên học sinh chậm hòa nhập vào môi trường nội trú, thích
nghi với điều kiện sống, môi trường sinh hoạt tập thể.

+ Nhà trường chỉ tổ chức tư vấn, giáo dục truyền thông sức khoẻ, kỹ năng
sống lồng gép vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, do đó hình thức tổ
chức tư vấn, giáo dục truyền thông chưa phong phú, nên hiệu đạt được chưa cao.
+ Nhà trường đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh song
chưa được phong phú, chưa tạo ra được nhiều sân chơi để học sinh giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và khả năng sáng tạo của mình nên sinh hoạt văn hóa
tinh thần của học sinh có những hạn chế nhất định.
- Về phía học sinh:
+ Độ tuổi chênh lệch từ lớp 6 đến lớp 9, nên tâm lý lứa tuổi lệch nhau nhiều.
Do đó phải lựa chọn các tâm lý lứa tuổi chung nhất.
+ Nhiều dân tộc với các điều kiện sống, mức thu nhập, phong tục tập quán
khác nhau. Trong đó dân tộc H’Mông, Dao chiếm tỉ lệ lớn nên khó khăn cho việc
đảm bảo chất lượng sống chung nhất cho học sinh.
+ Việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh nội trú còn gặp phải những hạn
chế, chưa lôi cuốn được các em tham gia, đặc biệt đối với những học sinh cá biệt,
hay vi phạm nội quy, kỷ luật nhà trường như: Tự ý bỏ ra khỏi khu vực trường tham
gia các trò chơi điện tử; nhuộm tóc, hút thuốc lá...
Dưới tác động của kinh tế thị trường ngoài mặt tích cực, thì ảnh hưởng tiêu
cực cũng rất đáng lo ngại như hệ thống các giá trị có sự thay đổi, tính phức tạp của
cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường và xã hội như
bản sắc văn hóa bị đe dọa, hội nhập kinh tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi
trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm sói mòn giá trị đạo đức,
3


thuần phong mỹ tục dân tộc. Học sinh có biểu hiện sa sút về nhận thức, nhu cầu cá
nhân phát triển lệch lạc, dễ lôi cuốn vào những việc xấu….
Xuất phát từ thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục học sinh ở
trường PT DTNT Thông Nông, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra một
số giải pháp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là lý do chúng tôi chọn sáng

kiến: “ Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân
tộc trong trường PT DTNT huyện Thông Nông ”.
2. Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả:
2.1: Tính mới, tính sáng tạo:
Trường PT DTNT ngoài thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy
định tại Điều lệ trường trung học hiện hành còn cần thực hiện nhiệm vụ quản lí đời
sống học sinh. Thông tư 01/2016/ TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc
nội trú có quy định liên quan đến tổ chức quản lí đời sống cho học sinh nội trú như:
" Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh
PTDTNT" (Mục 3, Điều 3 Chương I).
Nhiệm vụ của học sinh: "...Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn
trọng văn hóa của các dân tộc khác..." "...Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú
và được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Nhà nước"(Mục 1,3
Điều 17 Chương III).
" Tổ chức, quản lý công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh nội trú gồm:
b Chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú và giáo dục học sinh biết tự chăm sóc
bản thân;
c) Tổ chức và quản lý học sinh trong khu nội trú của trường; tự học của học
sinh ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục học sinh
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ môi trường" (Mục 2 Điều 21 Chương IV).
"Hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao gồm:
a) Lao động công ích, tăng gia sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập
của học sinh;
4


b) Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể
thao, hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc; giao

lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo đức,
lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc
hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh" (Mục 3 Điều 21
Chương IV).
Trong Công văn số 951/SGD&ĐT- GDDT&HSSV, ngày 25 tháng 8 năm
2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2017-2018 đối với Giáo dục dân tộc, Giáo dục chính trị và Công tác học
sinh, sinh viên, cũng đã nêu rõ:
“- Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù gắn với yêu cầu giáo dục tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh:
+ Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về chủ trương,
đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.
+ Tổ chức và quản lí học sinh trong khu nội trú; hoạt động tự học của học
sinh ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục học sinh tinh
thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt; xây
dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; tổ chức bếp ăn tập
thể bảo đảm dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định; phối hợp
với các cơ sở y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, chủ động, tích
cực phòng chống dịch bệnh.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội
khác nhằm nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục toàn diện cho học sinh...”
Dựa vào các căn cứ ở trên và tình hình thực tế nhà trường, trong các năm
học 2015 - 2016; 2016 - 2017 và 2017 - 2018 . Bản thân tôi đã đề xuất với Ban
giám hiệu trường, với tổ quản lý học sinh Nội trú trong việc thực hiện một số giải
pháp đổi mới hoạt động quản lí đời sống học sinh nội trú như sau:

5



2.1.1. Đổi mới công tác tổ chức bộ máy:
Để quản lý, chỉ đạo, triển khai hoạt động quản lí đời sống nội trú có hiệu quả thì
ngay từ đầu các năm học 2015 – 2016; 2016-2017 nhà trường đã thành lập Tổ
Quản lý nội trú. Mỗi thành viên trong tổ luôn coi các em học sinh là con em của
mình, luôn làm việc với quan niệm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhờ đó, Nội trú
luôn được các em coi như ngôi nhà lớn, thầy cô là cha mẹ thứ hai của mình.
Nhiệm vụ của Tổ quản lý nội trú:
- Thể hiện và cụ thể hóa được định hướng của nhà trường về hoạt động đời
sống học sinh nội trú.
- Xây dựng nền nếp quy định ở ký túc xá.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ quản lý nội trú. Khi đã xây dựng
được kế hoạch hoạt động năm học, thông qua hội đồng sư phạm nhà trường và đưa
vào thực hiện. Hàng tháng rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và đề ra biện
pháp thực hiện cho tháng tiếp theo.
- Xây dựng quy định kiểm tra ký túc xá.
- Tham gia kiểm tra, đánh giá từng phòng trong từng ngày cụ thể và công
khai thông báo đến từng học sinh, giáo viên phụ trách phòng thông qua hệ thống
bảng tin nhà trường.
- Tổ quản lý nội trú sinh hoạt với toàn thể khu ký túc xá 01 lần/ tháng.
2.1.2. Đổi mới công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan:
Ngay từ đầu năm học Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ
quan có liên quan để giáo dục học sinh:
Cơ quan phối hợp

Nội dung phối hợp

Mục tiêu phối hợp

- HS được khám và phân

- Tổ chức khám sức khỏe loại sức khỏe để từ đó Y
xá của trường có biện
Trung tâm Y tế huyện định kì.
pháp hướng dẫn chăm
- Tuyên truyền, tư vấn sóc tiếp theo.
Thông Nông.
sức khỏe sinh sản vị
- 100% HS hiểu được
thành niên.
sức khỏe sinh sản vị
- Tuyên truyền phòng thành niên.
chống dịch bệnh theo
- 100% HS biết vệ sinh
6


mùa.

cá nhân, phòng chống
bệnh tật, thương tích.
- Không để dịch bệnh
bùng phát.

- Hướng dẫn HS đầu
Ban chỉ huy Quân sự năm: Cách gấp chăn - Rèn luyện tác phong.
màn; cách để đồ dùng cá
huyện Thông Nông.
- Nội vụ phòng ở nền nếp
nhân.....
quân đội.

- Tham gia ban giám
khảo chấm nội dung về
tác phong, nội vụ ăn ở
dịp 22/12.
- Công tác an ninh trật - Ký túc xá luôn an toàn
và trật tự.
Công An huyện Thông tự.
- Công tác tuyên truyền. - 100% HS được tuyên
Nông.
truyền về an toàn giao
thông, tệ nạn xã hội, mê
tín dị đoan....

2.1.3. Đổi mới tổ chức quản lý học sinh ở ký túc xá:
- Đó là có sự tham gia quản lý của chính học sinh thông qua đội cờ đỏ, đội
tự quản. Nhờ đó phát hiện ra những hiện tượng vi phạm từ đó chấn chỉnh được các
nề nếp, kỷ cương ký túc xá như: vệ sinh thân thể, vệ sinh phòng ở và môi trường
xung quanh sạch sẽ thường xuyên; sắp xếp phòng ở gọn gàng ngăn nắp; sinh hoạt
tập thể, ngủ nghỉ, thức dạy, tập thể dục buổi sáng đúng giờ quy định; biết giúp đỡ
nhau trong sinh hoạt hằng ngày...
- Giáo viên phụ trách phòng tổ chức sinh hoạt phòng 01 lần/ tuần vào chiều
thứ 6, các nội dung sinh hoạt, ý kiến của GV và HS trong tuần đều được ghi cụ thể
trong sổ ghi biên bản sinh hoạt phòng và kiểm tra phòng đột xuất 02 lần /tuần. các
nội dung cần nhắc nhở được ghi trong cuốn Sổ nhật kí của phòng.
- Trong tuần vào mỗi buổi sáng thứ 2 – 4 – 6, có bảo vệ, quản sinh và nhân
viên Y tế nhà trường đi kiểm tra từng phòng ở học sinh, các khu vực vệ sinh học
7


sinh phụ trách từ đó phản ánh với giáo viên phụ trách phòng, với Ban giám hiệu

những việc học sinh đã thực hiện tốt, chưa tốt để chỉ đạo học sinh khắc phục kịp
thời. Vào buổi tối trước khi ngủ, bảo vệ, quản sinh đi kiểm tra sĩ số từng phòng học
sinh để nắm rõ sĩ số học sinh từng phòng và nhắc nhở các em đóng cửa, bắt màn,
tắt điện trước khi ngủ...
Tất cả những việc làm đó đã góp phần hình thành nền nếp, ý thức tự giác,
tinh thần tự lực và chủ động trong các em.
2.1.4. Đổi mới các hoạt động trong khu kí túc xá:
Không chỉ có các hoạt động ngoại khóa thông qua các môn học khoa học Tự
nhiên hay Xã hội. Mà cần tổ chức đa dạng các hoạt động trong khu ký túc xá như:
a) Tổ chức giáo dục học sinh kỹ sống: Như kỹ năng tự chăm sóc bản thân
(Tắm, giặt, gấp chăn màn, quần áo...). Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, cách sử dụng các
trang thiết bị trong khu nội trú...
b) Tổ chức các hoạt động chào mừng những ngày lễ lớn: Giáo dục học
sinh kí túc xá tham gia các hoạt động cải thiện cảnh quan nhà trường thi đua chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2016 nhà trường phát động cuộc thi chậu hoa
cây cảnh đẹp để các lớp và các phòng khu KTX tham dự. Tổ chức hoạt động đến
ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn nhân ngày 22/12..

8


c) Tổ chức hoạt động văn hóa tinh thần cho học sinh:
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh nội trú với mục đích
mở rộng vốn hiểu biết bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam nói chung và văn
hóa các dân tộc trong huyện nói riêng, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tình
thần cho học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Việc thường xuyên
tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh cũng nhằm mục đích tạo
thêm sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em, giúp các em có cơ hội được trao đổi,
giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa học sinh các dân tộc trong nhà trường, đồng
thời nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc. Xác định

được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động này, nhà trường đã xây dựng
kế hoạch tổ chức “Hội Xuân” cho học sinh vào tháng giêng hằng năm với các trò
chơi dân gian như tung còn, kéo co, đẩy gậy, dẫn bóng vào gôn và các phần thi văn
nghệ, đan lồng gà, ẩm thực như đồ mèn mẽn, đồ xôi màu, làm nộm ngũ sắc, nấu
thắng cố..., cũng như tổ chức các chương trình văn nghệ kỷ niệm các ngày Lễ
trọng đại trong năm. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thành lập một số câu lạc bộ
như: câu lạc bộ dân ca; câu lạc bộ Báo sắc núi; câu lạc bộ thêu; câu lạc bộ thể thao,
thu hút các em có cùng năng khiếu, sở thích tham gia. Vào tối thứ 7 hằng tuần nhà
trường thường tổ chức sinh hoạt tập thể cho học sinh toàn trường. Các buổi sinh
hoạt được tổ chức với hình thức, nội dung phong phú như: Hát dân ca giao lưu
giữa các Chi đội; thuyết minh về một nét văn hóa đặc sắc hay một nghề truyền
thống của dân tộc mình; chơi các trò chơi dân gian; cho các em xem các thước
phim tư liệu nói về lịch sử chống giặt ngoại xâm của nhân dân ta, về gương người
tốt việc tốt, về phương pháp học tập để có kết quả tốt...

9


Tổ chức Hội xuân

2.1.5. Đổi mới trong công tác xã hội hóa nhằm nâng cao chất lƣợng đời
sống vật chất cho HS nội trú:
Mặc dù cơ sở vật chất nhà trường một số hạng mục đã xuống cấp và còn
thiếu nhiều hạng mục nhưng nhà trường đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có
và cải tạo, sửa chữa, lắp đặt bổ sung thêm các trang thiết bị tối thiểu phục vụ tốt
nhu cầu sinh hoạt của học sinh, cụ thể: Sau khi được sự thống nhất trong Hội đồng
nhà trường và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, Đồng thời dùng nguồn xã hội
hóa giáo dục để mua và lắp đặt ti vi trên lớp học; làm giá để giày dép cho học sinh
và giá sách làm góc thư viện thân thiện trên lớp, khu sào phơi quần áo bằng ống
kẽm......Việc bổ sung thêm một số các trang thiết bị cơ sở vật chất như trên đã góp

phần giảm bớt những khó khăn trước mắt, tạo ra môi trường sinh hoạt thuận lợi
hơn cho học sinh, từng bước cải thiện cuộc sống của các em, giúp các em tự tin, có
được cảm giác ở trường cũng như ở nhà.

10


2.1.6. Đổi mới Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch thông qua việc
ứng dụng công nghệ thông tin:
Việc ứng dụng CNTT trong quản lí kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch
luôn được trú trọng, nhằm đo lường kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra; xác
định và dự đoán được những chiều hướng thay đổi, các yếu tố ảnh hưởng đến việc
tổ chức thực hiện các công việc; phát hiện những vấn đề sai sót trong tổ chức thực
hiện để khắc phục, sửa sai như: Tổ Quản lí đời sống nội trú sẽ thống kê, tổng hợp
lỗi các phòng thực hiện chưa tốt, xếp cờ thi đua của từng phòng theo tuần, việc
kiểm tra của giáo viên phụ trách phòng hàng tuần sẽ được đưa lên hòm thư chung
của trường bằng cách chia sẻ ứng dụng phần mềm Google Drive để giáo viên phụ
trách phòng nắm được tình tình thực hiện nội quy của phòng mình phụ trách và sẽ
nhắc nhở, uốn nắn kịp thời học sinh.

11


Thống kê lỗi các phòng theo tuần

Thống kê số
lần kiểm tra
phòng ở của
giáo viên phụ
trách phòng


Bảng theo
dõi xếp cờ
các phòng
theo tuần

2. Hiệu quả:
Việc vận dụng đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng cho học
sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú nhằm thực hiện thành công
nghị quyết số 29-NQ/TƯ nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Qua các năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 thực hiện việc đổi mới đồng bộ,
sáng tạo và linh hoạt trong kí túc xá học sinh nội trú theo cách trên, trường PT
DTNT Thông Nông đã thu được những kết quả sau:
2.1. Đối với học sinh:
- Biết các đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
12


- Có ý thức hơn trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức và học tập.
- Thực hiện tốt nội quy kí túc xá. Biết cách tự chăm sóc sức khoẻ bản thân,
vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở , khu vực luôn sạch gọn, ngăn nắp.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, đặc biệt là các chơi
các trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoại khóa và ngoài giờ lên lớp.
- Học sinh hiểu biết hơn về phong tục tập quán các dân tộc. Chia sẻ, giúp đỡ
nhau trong cuộc sống. Có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc.
2.2. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Ngoài việc tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán

bộ, nhân viên cũng tích cực trong việc tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc, Hiểu
hơn về tâm lí học sinh dân tộc, lối sống sinh hoạt của học sinh, tham gia tích cực
các hoạt động, các trò trơi dân gian tạo nên tình cảm thân thiện gần gũi hơn giữa
thầy và trò.
2.3. Đối với nhà trƣờng:
Kết quả hai mặt giáo dục trong những năm áp dụng sáng kiến so với những
năm chưa áp dụng:
Chƣa áp dụng
Năm học

TS
HS

Hạnh kiểm

Áp dụng
Năm học

Học lực

Tốt Khá TB yếu Giỏi Khá TB yếu Kém

TS
HS

Hạnh kiểm

Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém


2012-2013 249 194 44 11

0

32 104 108

5

2015-2016 246 221

22

3

0

52

117 72

5

2013-2014 249 195 35 15

4

39

96


96

18

2016-2017 245 211

27

5

2

71

107 62

5

2014-2015 247 202 34

4

41

96

92

18


7

Như vậy việc “ Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng học tập
cho học sinh dân tộc trong trường PT DTNT huyện Thông Nông ”, phù hợp với
câu châm ngôn của ông cha ta là “ An cư lạc nghiệp’’ . Chính vì vậy đã mang lại
hiệu quả thiết thực, tạo ra môi trường thuận lợi cho học sinh ăn ở, sinh hoạt, học
tập, vui chơi, tham gia các hoạt động tập thể, là cơ sở hình thành nền nếp, kỹ năng
sống tốt cho các em, giúp các em tự tin hòa nhập và học tập đạt kết quả tốt. Từ đó
học sinh đã luôn coi ngôi trường là mái nhà chung, mái nhà văn hóa và yêu thương
để luôn ra sức học tập, phấn đấu trưởng thành toàn diện hơn.

13


3. Những thông tin cần đƣợc bảo mật (nếu có): Sáng kiến không có thông
tin cần được bảo mật.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
4.1: Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để việc đổi mới quản lý ký túc xá có hiệu quả thì các trường phổ thông dân
tộc nội trú (hoặc các trường phổ thông dân tộc bán trú) cần đảm bảo các điều kiện
cơ bản như:
Một là: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, Thường trực
huyện uỷ, HĐND, ủy ban nhân dân huyện, Phòng GD&ĐT và sự phối kết hợp của
các Ban, Ngành, Đoàn thể địa phương, của Hội phụ huynh học sinh nhà trường;
Hai là: Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định đối với trường phổ thông dân
tộc nội trú; được bố trí đủ số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
Ba là: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phải thực sự nêu cao
tinh thần trách nhiệm trong công tác, chủ động, đổi mới, sáng tạo, trong công việc
và tận tâm với học sinh;

Bốn là: Biết phát huy tốt mọi nguồn lực hiện có của nhà trường và tận dụng
sự đóng góp, ủng hộ của phụ huynh học sinh, của các nhà hảo tâm cho việc xây
dựng và phát triển nhà trường;
Năm là: Nắm rõ tâm lý lứa tuổi, tâm lý học sinh dân tộc, phong tục, tập
quán theo vùng miền để có các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ học sinh kịp thời.
4.2. Kết luận:
Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin được chia sẻ một số giải pháp“ Đổi
mới quản lí ký túc xá để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc trong
trường PT DTNT huyện Thông Nông”. Thông qua các hoạt động trên, tôi hy
vọng sẽ tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi hơn cho học sinh, góp phần cải
thiện cuộc sống và giảm bớt những khó khăn cho học sinh trong sinh hoạt, học
tập tại trường.
Do kinh nghiệm còn hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo để sáng kiến hoàn thiện hơn.

14


VI. Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến này có thể áp dụng vào công tác quản lý học sinh trong các trường
phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Để sử dụng hiệu
quả sáng kiến vào công tác quản lý học sinh, các trường có thể tham khảo, vận
dụng linh hoạt, hợp lý tùy theo điều kiện thực tế của từng trường để việc tổ chức
các hoạt động hỗ trợ học sinh nội trú đạt hiệu quả như mong muốn.
VII. Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng
sáng kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả
áp dụng thử (nếu có): Với những đổi mới trong công tác quản lý ký túc xá của
nhà trường thực hiện đã đem lại hiệu quả rõ rệt góp phần thực hiện tốt các cuộc
vân động và phong trào thi đua mà toàn ngành giáo dục đang thực hiện. Nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện, phù hợp với thực tiễn giáo dục đặc thù trong trường
PTDT Nội trú và trường PTDT Bán trú.
VIII. Danh sách những ngƣời đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
- Cán bộ, giáo viên và nhân viên trường đã tham gia áp dụng sáng kiến:
Số
TT

1

2

3

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh

Nông Mã Trãi

07/01/1980

Hoàng Quốc Long

Triệu Thúy Hải

17/07/1984


21/10/1984

Nơi
công
tác

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Trường
DTNT
Thông
Nông

Hiệu
trưởng.

Trường
DTNT
Thông
Nông

Phó hiệu
trưởng
Đại học
phụ trách

đời sống
Nội trú.

Trường
DTNT
Thông
Nông
15

Đại học

Tổ
Cao đẳng
trưởng tổ
QLNT

Nội dung công việc
hỗ trợ

Chỉ đạo chung

Trực tiếp quản lý, chỉ
đạo, triển khai hoạt
động đời sống nội
trú.
Trực tiếp giám sát
GV phụ trách phòng
và HS thực hiện các
hoạt động đời sống
nội trú. Đề xuất,

tham mưu với BGH
những điều chỉnh


hợp lí để hoạt động
của học sinh tại khu
kí túc xá được thuận
lợi nhất.

4

5

6

Lê Thị Ngọc Thúy

Nguyễn Văn Nam

Hầu Thị Kia

03/10/1984

Trường
DTNT
Thông
Nông

GV
tổng phụ Đại học

trách
đội.

Trực tiếp quản lí các
câu lạc bộ, tổ chức
thực hiện hoạt động
văn hoá dân tộc.

08/12/1983

Trường
DTNT
Thông
Nông

GV

phụ trách Đại học
giáo vụ.

Phân công lịch trực
và thực hiện các
nhiệm vụ khác.

Trường
DTNT
Thông
Nông

Y tá


- Chăm sóc sức khỏe,
tuyên truyền, tư vấn
sức khỏe sinh sản vị
thành niên cho HS.

11/11/1966

Trung cấp

- Tham mưu trong
công tác phối hợp
cho BGH.

7

Tô Vũ Cƣờng

30/06/1968

Trường
DTNT
Thông
Nông

Bảo vệ Quản
sinh.
12/12

- Kiểm tra và theo

dõi các hoạt động
của HS ngoài giờ lên
lớp.
- Đề xuất, tham mưu,
khắc phục cơ sở vật
chất ở kí túc xá.

8

Lê Thị Thấm

01/09/1964

Trường
DTNT
Thông
Nông

Bộ phận
nuôi
dưỡng.

Sơ cấp nấu Nuôi dưỡng học sinh
ăn

- Học sinh trường PT DTNT huyện Thông Nông:
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN


NGƢỜI ĐỀ NGHỊ/YÊU CẦU

(ký, ghi rõ họ và tên)

(ký, ghi rõ họ và tên)

1. Nguyễn Văn Nam:
Nông Thị Huế

2. Triệu Thúy Hải:

16


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

17



×